TMDT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung các bước triển khai dự án TMĐT

1. Phát triển sản phẩm

Internet là một siêu thị toàn cầu. Phát triển sản phẩm có khả năng đáp ứng một thị trường đa dạng về mặt địa lý là mục tiêu nên hướng tới. Một sản phẩm đích thực phải thỏa mãn một nhu cầu hoặc một khát vọng nhất định và mang lại cho người sử dụng sự hài lòng ngay lập tức. Trước khi phát triển sản phẩm, bạn nên làm một cuộc nghiên cứu xem chính xác khách hàng muốn gì và phát triển sản phẩm theo hướng đó. Yếu tố quan trọng nhất khi bạn phát triển một sản phẩm chính là chất lượng. Sản phẩm của bạn sẽ tuyệt vời hơn nếu không chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện những gì bạn đã cam kết với khách hàng mà còn mang lại cho khách hàng những lợi ích khác, hơn cả những gì họ mong đợi khi sử dụng.

2. Xây dựng chiến lược maketing

Chiến lược marketing bao gồm cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo bạn sẽ đi đến thành công. Các chiến lược ngắn hạn hợp lý sẽ góp phần tăng vọt doanh số bán trong những thời điểm nhất định. Mặc dù các chiến lược ngắn hạn là vô cùng quan trọng trong toàn bộ kế hoạch của bạn nhưng đó chỉ là những quyết định mang tính đột biến và hoàn toàn chỉ nên coi chúng là những giải pháp tình thế mà thôi. Các công cụ để thực hiện chiến lược marketing ngắn hạn gồm: Quảng cáo bán hàng, thông báo của công ty và các công cụ tìm kiếm. Để xây dựng chiến lược dài hạn, cần phải thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm và khách hàng, phân loại khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn những chính sách bán hàng phù hợp với những đối tượng khách hàng và từng khu vực thị trường. Chiến lược marketing dài hạn sẽ giúp đạt được những mục tiêu lâu dài, tiến tới những khách hàng ổn định và thị phần ổn định. Bằng cách thiết kế và thực hiện một chiến lược marketing hài hoà giữa ngắn hạn và dài hạn, website se thu hút thêm nhiều khách hàng ghé thăm và mua hàng

3. Thiết kế web:

- Tốc độ: hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc giúp đỡ kh và đối tác trong việc đến và lấy đi nhanh chóng những gì họ muốn

- Chi phí: kd thông qua tmdt phải thấp hơn

- Giúp khách hàng vào, ra của khách hàng

- Xử lý đơn hàng

- Coi trọng công tác an ninh thông tin

 - Xd trang blog hay trang diễn đàn: kh bình luận, chọn sp…(xd csdl)

4. Kế hoạch về nhân sự:

Thương mại điện tử yêu cầu một sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trên cả phương diện chiến lược kinh doanh. Do  đó vai trò của mỗi một cá nhân trong tổ chức có thể thay  đổi và bộ phân nhân sự sẽ có nhiệm vụ mới trong việc phát triển môi trường thương mại điện tử. Các nhiệm vụ đó bao gồm:

• Thiết lập các chính sách hoạt động trong môi trường Internet

• Xây dựng hệ thống thẻ số cho các nhân viên

• Xây dựng các định nghĩa mới về công việc

5. Kế hoạch tài chính:

Xây dựng kế hoạch tài chính là nền móng quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh trực tuyến nói riêng. Kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn doanh nghiệp của mình đạt được vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Danh sách nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể nhờ đến sự cố vấn của chuyên gia tài chính kết hợp với những nguyên tắc sau:

Nghiên cứu

Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính

Xác định nhu cầu tài chính

Xác định những nhu cầu tài chính bằng cách trả lời những câu hỏi như:  mục tiêu đầu tư là gì? Sẽ đầu tư bao nhiêu tiền? Đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? Mong đợi quyền lợi gì từ sự đầu tư của mình?

Thu thập dữ liệu tài chính

Lập ra một bảng tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt bạn định đầu tư và trách nhiệm pháp lý. Trong bước này có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch tài chính

Phát triển kế hoạch tài chính

Phát triển kế hoạch tài chính bắt đầu từ việc người lập ra kế hoạch đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước.

Triển khai kế hoạch tài chính

Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, đến bảo hiểm…cần được quan tâm nhiều nhất có thể.

Giám sát kế hoạch tài chính

Sau khi triển khai, cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận, tránh các rủi ro có thể xảy ra.

6. Tính toán các rủi ro:

Trong mọi dự án thương mại điện tử, chung quy lại, các yếu tố rủi ro bao gồm: chiến lược cạnh tranh, chiến lược tổ chức và các nhân tố ngẫu nhiên. Rủi ro trong chiến lược cạnh tranh bao gồm các rủi ro khi thực hiện liên doanh, liên minh hay các thay đổi về nhân sự. Hầu như tất cả mọi việc chúng ta đang làm nhằm mục đích kinh doanh đều liên quan đến một loạt rủi ro nào đó, sau đây là các rủi ro có thể xảy ra:

Con người: Những tác động từ cá nhân hay tổ chức như đau bệnh, tử vong...

Tác nghiệp: Những sự kiện dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động, mất tài sản quan trọng, xáo trộn trong hệ thống phân phối.

Uy tín: Mất các đối tác kinh doanh, lòng tin của nhân viên sụt giảm, người tiêu dùng hay khách hàng không còn trung thành.

Quy trình: Những sai lầm, thất bại trong hệ thống tổ chức của nội bộ, cách phân chia trách nhiệm và quyền hạn, các quy trình, thủ tục xử lý công việc.

Tài chính: Thua lỗ trong kinh doanh, thị trường chứng khoán biến động, lãi suất tăng, tình trạng thất nghiệp.

Công nghệ: Công nghệ đang sử dụng trở nên lạc hậu, lỗi thời hay thường xuyên bị các lỗi kỹ thuật.

Môi trường tự nhiên: Những mối đe doạ do thiên tai, thời tiết xấu, bệnh dịch...

Chính trị: Những thay đổi trong các chính sách của chính phủ, sự ảnh hưởng của nước ngoài.

Những rủi ro khác: Cạnh tranh trong nội bộ ngành, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, thay đổi nhu cầu khách hàng, khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.

7. Kiến thức về mạng máy tính:

Câu 1: Các định nghĩa về Internet

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.

Khái niệm Tin học: Internet là mạng toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet bắt đầu như là một phương tiện để các nhà nghiên cứu và khoa học ở các cơ sở khác nhau và các nước khác nhau có thể chia sẻ thông tin.

Nói một cách đơn giản, Internet hay thuờng gọi là Net là một mạng lưới của những mạng lưới vi tính (Network). Một Net work là một nhóm máy tính nối kết nhau. Vậy Internet trở thành một nạng của các mạng.

Khuyến mại: Phân biệt internet và Internet: Cả internet và Internet đều là viết tắt từ internetworking nhưng Internet chính là mạng Internet chúng ta thường hay nói tới, là mạng của tất cả các mạng hoạt động dựa trên bộ giao thức TCP/IP(TCP/IP suite), còn internet cũng là mạng của tất cả các mạng nhưng giao thức sử dụng không hẳn là TCP/IP-> khả năng tương tác và mở rộng của internet ko cao.

Câu 2: Các thế hệ của website

Các website thế hệ 1, 2, 3 và 4 là gì?

- Khi sử dụng Internet tăng lên, các web site sẽ phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu mới. Những thay đổi trên Internet có thể phân loại thành các thế hệ của các Web site.

- Thế hệ 1: lúc đầu các công ty tạo ra các web site dưới dạng các catalog trực tuyến của công ty.

- Thế hệ 2: khi Internet trở nên tinh vi hơn, nhiều công ty ý thức được tiềm năng của nó. Các nhà quản lý thiết lập các web site phản ánh các vấn đề của công ty: quan hệ với các nhà đầu tư, sứ mệnh của công ty và các thông điệp của chủ tịch công ty.

- Thế hệ 3: khi các công ty bắt đầu hiểu được tiềm năng của Internet thúc đẩy các giao dịch giữa bản thân các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với khách hàng thì các web site trở nên đơn giản hơn, nhanh hơn và tập trung hơn vào các nhu cầu cụ thể của những cá nhân tham quan các site.

- Thế hệ 4: tương lai của Internet là các web site thế hệ 4. Các web site thế hệ 4 về mặt hình thức cũng giống như các web site thế hệ 3. Sự khác nhau giữa các web site thế hệ 3 và 4 chủ yếu là góc độ cộng nghệ phía sau. Các site thế hệ 4 được tạo ra một cách động và được tích hợp chặt chẽ vào các hoạt động của công ty.

Câu 3: TCP/IP nghĩa là gì? Giao thức hay 1 bộ giao thức? Hoạt động như thế nào?

Bộ giao thức TCP/IP, ngắn gọn là TCP/IP (tiếng Anh: Internet protocol suite hoặc IP suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng), là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP (Giao thức Điều khiển Giao vận) và IP (Giao thức Liên mạng). Chúng cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa.

Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ liệu, và cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ ràng dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt lôgic, các tầng trên gần với người dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối cùng có thể được truyền đi một cách vật lý.

Mô hình OSI miêu tả một tập cố định gồm 7 tầng mà một số nhà sản xuất lựa chọn và nó có thể được so sánh tương đối với bộ giao thức TCP/IP. Sự so sánh này có thể gây nhầm lẫn hoặc mang lại sự hiểu biết sâu hơn về bộ giao thức TCP/IP.

Câu 4: Các trình duyệt web? Search? Engine?

Trình duyệt web (hay Trình duyệt mạng) là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng truy cập, xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, video, nhạc và các thông tin khác thường là ở trên một trang web của một website trên mạng toàn cầu hoặc mạng cục bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa liên kết tới các trang web khác của cùng website hoặc website khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web sử dụng định dạng HTML để hiển thị, do vậy các trang web có thể hiển thị khác nhau với các trình duyệt khác nhau.

Một vài trình duyệt thông dụng dành cho máy tính cá nhân bao gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Opera và Netscape (xếp theo mức giảm dần của độ thông dụng (số liệu tháng 8 năm 2006)). Mặc dù các trình duyệt web thường dùng để truy cập trên mạng toàn cầu, nhưng chúng còn được dùng để truy cập vào các thông tin được cung cấp bởi các máy chủ web của các mạng riêng tư hoặc nội dung các file hệ thống.

Search : đây là chức năng hay nhất trong trình duyệt. Bạn đánh vào từ cần tìm vào và OK. Trình duyệt sẽ tự động tìm cho bạn mà không cần phải thông qua trang chủ của các bộ máy tìm kiếm.

Tùy biến engine – Sử dụng engine tìm kiếm ưa thích của bạn trong hộp tìm kiếm.

Câu 5: Thương mại điện tử là gì? Định nghĩa như thế nào? (Xét dưới 4 quan điểm: Trao đổi thông tin, Kinh doanh, Các khía cạnh dịch vụ, Khía cạnh về trực tuyến)

Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng.

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.

Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".

Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.

Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".

Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)

Câu 6: Các tác nhân hình thành Hệ thống thươmg mại điện tử:

-          Môi trường kinh doanh

-          Áp lực kinh doanh

-          Các sự tích luỹ của các tổ chức tồn tại sơ đồ khối về hệ thống thương mại điện tử dưới dạng chợ ảo (trong chợ ảo tổ chức? quản lý? Khai thác?)

Câu 7: Phân loại thương mại điện tử theo bản chất giao dịch

Người tiêu dùng

C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng: Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau là hình thức đã đang xuất hiện và ngày càng phổ biến rộn grãi như các web site đấu giá, mua bán,rao vặt, hiệp hội các khách hàng mua sỉ để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà sản xuất

C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp

C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ

Doanh nghiệp

B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng: Loại thương mại điện tử thứ hai này tương đương với hình thức bán hàng qua mạng. Cùng với sự phát triển của mạng www, thương mại điện tử giữa các công ty và khách hàng cũng đạt được nhiều bước tiến. Hiện nay trên mạng Interrnet có rất nhiều các trang bán hàng với đủ mọi loại mặt hàng tiêu dùng từ bánh kẹo, rượu bia cho đến máy tính, xe hơi.

B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp: Trong loại này, các công ty sử dụng mạng để đặt hàng từ phía người cung cấp, nhận các hoá đơn và thanh toán. Loại hình này đã hoạt động rất tốt trong mấy năm gần đây, đặc biệt là trong việc sử dụng EDI trong mạng cá nhân hoặc mạng giá trị gia tăng WAN.

B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ

B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên

Chính phủ

G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng

G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp

G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ

Câu 8  An toàn và bảo mật trong hệ thống Thương mại điện tử.

Trên mạng máy tính internet hiện nay hàng ngày có nhiều ấn đề tội phạm tin học đã và đang xảy ra. Có một số loại tội phạm chính sau:

Gian lận trên mạng là hành vi gian lận, làm giả để thu nhập bất chính. Ví dụ sử dụng số thẻ VISA giả để mua bán trên mạng.

Tấn công Cyber là một cuộc tấn công điện tử để xâm nhập trái phép trên internet vào mạng mục tiêu để làm hỏng dữ liệu, chương trình và các phần cứng của các website hoặc máy trạm.

Hackers (tin tặc): Hackers nguyên thuỷ là tiện ích trong hệ điều hành Unix giúp xây dựng Usenet, và World Wide Web… Nhưng dần dần thuật ngữ hacker để chỉ người lập trình tìm cách xâm nhập trái phép vào các máy tính và mạng máy tính.

Crackers: Là người tìm cách bẻ khoá để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các chương trình

Các loại tấn công trên mạng:

1.      Tấn công kỹ thuật là tấn công bằng phần mềm do các chuyên gia có kiến thức hệ thống giỏi thực hiện.

2.      Tấn công không kỹ thuật là việc tìm cách lừa để lấy được thông tin nhạy cảm

3.      Tấn công làm từ chối phục vụ (Denial-of-service (DoS) attack) là sử dụng phần mềm đặc biệt liên tục gửi đến máy tính mục tiêu làm nó bị quá tải, không thể phục vụ được

4.       Phân tán cuộc tấn công làm từ chối phục vụ (Distributed denial of service (DDoS) attack) là sự tấn công làm từ chối phục vụ trong đó kẻ tấn công có quyền truy cập bất hợp pháp vào nhiều máy trên mạng để gửi số liệu giả đến mục tiêu

5.      Virus là đoạn mã chương trình chèn vào máy chủ sau đó lây lan. Nó không chạy độc lập

6.       Sâu Worm là một chương trình chạy độc lập. Sử dụng tài nguyên của máy chủ để làm truyền thong tin đi các máy khác

Các cuộc tấn công tin tặc trên mạng ngày càng tăng trên mạng Internet và ngày càng đa dạng vi trên mạng hiện giờ là thông tin và tiền. Các nhân tố tác động đến sự gia tăng tin tặc là sự phát triển mạnh của TMĐT và nhiểu lỗ hổng công nghệ của các website

các vấn đề an toàn bảo mật cơ bản đặt ra trong TMĐT

 Từ góc độ người sử dụng: làm sao biết được Web server được sở hữu bởi một doanh nghiệp hợp pháp? Làm sao biết được trang web này không chứa đựng những nội dung hay mã chương trình nguy hiểm? Làm sao biết được Web server không lấy thông tin của mình cung cấp cho bên thứ 3

Từ góc độ doanh nghiệp: Làm sao biết được người sử dụng không có ý định phá hoại hoặc làm thay đổi nội dung của trang web hoặc website? Làm sao biết được làm gián

doạn hoạt động của server.

Từ cả hai phía: Làm sao biết được không bị nghe trộm trên mạng? Làm sao biết được thông tin từ máy chủ đến user không bị thay đổi?

Một số khái niệm về an toàn bảo mật hay dùng trong TMĐT

Quyền được phép (Authorization): Quá trình đảm cho người có quyền này được truy cập vào một số tài nguyên của mạng

Xác thực(Authentication): Quá trình xác thưc một thực thể xem họ khai báo với cơ quan xác thực họ là ai

Câu 9 Kiểm soát truy nhập trong TMĐT:

Kiểm soát việc truy nhập nghĩa là kiểm soát người và những gì truy cập vào trong server thương mại. Như bạn dã biết thì việc chứng minh tính chân thực của thực thể muốn truy cập máy tính chủ yếu thông qua giấy chứng nhận số. Chỉ khi người dùng có thể xác minh server với người mà họ đang tham gia hoạt động, server có thể xác minh được từng cá nhân sử dụng. Khi server yêu xác nhận của máy khách và người sử dụng của minh thì server đó yêu cầu client đó phải gửi giấy chứng nhận và server có thể xác minh người sử dụng bằng nhiều cách. Đầu tiên, giấy chứng nhận đưa ra sự bảo đảm đã được chấp nhận của người sử dụng. Nếu server không thể giải mã chữ ký số của người sử dụng trong giấy chứng nhận bằng việc sử dụng chìa khoá cá nhân của người sử dụng, thì giấy chứng nhận không phải đến từ người sở hữu thực. Ngược lại, thì server có thể xác định được chắc chắn rằng giấy chứng nhận đến từ người sở hữu. Thủ tục này ngăn chặn được những giấy chứng nhận có gian lận được nhập vào server bảo mật. Thứ hai, server kiểm tra dấu thời gian của giấy chứng nhận để đảm bảo rằng giấy chứng nhận không quá hạn. Server sẽ không nhận một giấy chứng nhận đã hết hạn và sẽ ngừng cung cấp dịch vụ. Ngày giấy chứng nhận còn hiệu lực cho phép cơ quan chứng nhận phát hành giấy chứng nhận không vượt quá niềm tin củachủ sở hữu giấy chứng nhận đó. . Thứ ba, một server có thể sử dụng hệ thống gọi là"callback"(hệ thống gọi lại) trong đó tên và địa chỉ máy tính khách hàng của người dùng được kiểm tra với danh sách tên người dùng và địa chỉ máy tính khách hàng đã được ấn định.

Giấy chứng nhận đưa ra thuộc tính, bằng chứng không thể phủ nhận nếu xảy ra hiện tượng vi phạm bảo mật.

Tên người dùng và mật khẩu đã được sử dụng từ thập kỷ trước để đưa ra một số yếu tố bảo vệ cho server thông qua bằng chứng và sự nhận diện gần như là an toàn.  Đối với những người sử dụng hợp pháp dùng tên và mật khẩu, server phải thu được và lưu trữ cơ sở dữ liệu của người sử dụng đúng gồm tên và mật khẩu của họ. Hệ thống này thường cho phép người dùng được nhập vào hoặc bị loại, và nó đưa ra một phương tiện dễ dàng để thay đổi mật khẩu

Câu 10 Các hình thức thanh toán:

Hình thức thanh toán là tổng thể các quy định về một cách thức trả tiền, là sự liên kết các yếu tố của quá trình thanh toán. Các hình thức cụ thể:

Ủy nhiệm chi: là một hình thức thanh toán khá phổ biến trong môi trường kinh tế các nước khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Việc chuyển nợ có uỷ quyền như các doanh nghiệp nhờ Ngân hàng trả lương vào Tài khoản của công nhân, việc nộp các loại phí bảo hiểm... cũng là một dịch vụ thanh toán mới tương tự như ủy nhiệm nhưng hình thức luân chuyển thông tin có thể là đĩa hoặc băng từ hay qua mạng viễn thông.

Ủy nhiệm thu: ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao hay dịch vụ đã cung ứng, thông thường là các dịch vụ điện, nước, điện thoại.

Các loại séc chuyển khoản, bảo chi, định mức, chuyển tiền do người mua phát hành để trả tiền hàng hoá, dịch vụ.

Ngân phiếu thanh toán: Thực chất là một lệnh trả tiền đặc biệt của chủ sở hữu nào đó, việc trả tiền thực hiện theo đúng chứng từ thanh toán có tên Ngân phiếu thanh toán.

Thư tín dụng: đối với thanh toán trong nước được sử dụng ít, chủ yếu được sử dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Các loại thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác, rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy rút tiền tự động.

Để khắc phục nhược điểm của séc, cùng với phát triển của máy tính điện tử và hệ thống viễn thông, trong mấy thập kỷ qua hệ thống thanh toán được cải tiến và hoàn thiện, chuyển sang một hệ thống mới với các khái niệm mới: “Tiền điện tử”, “Ví điện tử”, “Thẻ thanh toán”, "Hệ thống chuyển khoản điện tử". Ngoài ra, ở nhiều nước đã tổ chức hệ thống chuyển tiền liên Ngân hàng (thanh toán bù trừ liên Ngân hàng), được dùng để thanh toán liên Ngân hàng trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Việc thanh toán cũng được thực hiện không chỉ tại các Chi nhánh Ngân hàng mà hàng loạt kênh giao dịch mới ra đời: ATM, KIOSK, PC, Telephone, Mobile phone.

Khi Internet ra đời, việc giao lưu kinh tế được thuận lợi hơn bao giờ hết, nó không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhờ đó, các giao dịch mua bán hàng hóa (vật chất hoặc nội dung hoặc các dịch vụ) được thực hiện gần như tức thời. Vấn đề nảy sinh cần được nghiên cứu và giải quyết là: xác nhận về người mua người bán, xác nhận về giao dịch, các quy định về thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu/vấn đề bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa (nếu có), cơ sở để xử lý tranh chấp vv… và đặc biệt là vấn đề thanh toán. Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử là vấn đề rất phức tạp, đa dạng liên quan đến pháp lý, kinh tế, tiền tệ và kỹ thuật trong việc đạt được mục tiêu “Nhanh chóng – Chính xác – An toàn”.

Câu 11 Công nghệ thanh toán:

Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử ( electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng, v..v..thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. ngày nay với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

a. Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.

b. Tiền lẻ điện tử ( Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành ( ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hoá” . nó có các ưu điểm nổi bật sau:

+ Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua báo ( vì phí giao dịch và chuyển tiền rất thấp)

+ Có thể tiền hàng giữa 2 con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh;

+ Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền mặt, tránh được tiền giả.

c. Ví điện tử: là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh ( smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền ( stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có mọt bộ nhớ để lưu trữ tiền số hoá, tiền ấy chỉ được “ chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu được xác nhận là “đúng”.

d. Giao dịch điện tử của ngân hàng ( digital banking). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:

Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiốt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…

Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán ( nhà hàng, siêu thị…)

Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng

thạnh toán liên ngân hàng.

Câu 12 Các chuẩn mã hoá trong công nghệ thanh toán:

1. Cơ chế bảo mật SSL ( Secure Socket Layer)

Để bảo mật 1 doanh nghiệp phải mua một khoá riêng tư. Sau khi máy chủ nhận được một khoá mã bảo mật, việc tiếp nhận một đơn đặt hàng trở nên đơn giản. “ Điểm nổi bật của SSL là ta có thể ngay lập tức tạo một trang html, với các biểu mẫu để khách hàng cung cấp thông tin về họ trong lúc giao dịch, và đảm bảo rằng các thông tin này được bảo mật và mã hoá khi được gửi đi trên Internet”.

Sau khi thông tin mà khách hàng nhập vào các biểu mẫu trên trang WEB hiển thị trên trình duyệt của họ được mã hoá với SSL nó được gửi đi trên Internet một cách an toàn. Trong thực tế khi người sử dụng truy nhập vào các trang WEB được hỗ trợ bởi SSL, học sẽ thấy một biểu tượng như một chiếc khoá ở thanh công cụ bên dưới chương trình.

2. Cơ chế bảo mật SET

Tiêu chuẩn bảo mật mới nhất trong TMĐT là SET viết tắt cảu Secure Electronic Transaction – Giao dịch điện tử an toàn, được phát triển bởi một tập đoàn các công ty thẻ tín dụng lớn như Visa, MasterCard và American Express, cũng như các nhà băng, các công ty bán hàng trên mạng và các công ty thương mại khác. SET có liên quan với SSL do nó cũng sử dụng các khoá công cộng và khoá riêng với khoá riêng được giữ bởi một cơ quan chứng nhận thẩm quyền. Không giống như SSL, SET đặt các khoá riêng trong tay cả người mua và người bán trong một giao dịch. Điều đó có nghĩa là một người sử dụng thông thường cần các khoá riêng của họ à cần phải đăng ký các khoá này cũng giống như các máy chủ phải làm. dưới đây là cách mà hệ thống nàylàm việc. Khi một giao dịch SET được xác nhận quyền sử dụng, để chứng minh cho người bán về tính xác thực của yêu cầu giao dịch từ phía người mua và các mạng thanh toán công cộng. trong thực tế nó giống như là việc ký vào tờ giấy thanh toán trong nhà hàng. chữ ký số chứng minh là ta đã ăn thịt trong món chính và chấp nhận hoá đơn. Do người mua không thể thoát ra khỏi một giao dịch SET, để khiếu nại về việc họ không mua hàng nên các giao dịch SET theo lý thuyết sẽ chạy qua các hệ thống thanh toán giống như ta mua hàng ở thiêt bị đầu cuối tại các cửa hàng bách hoá thực.

Câu 14 Quy trình lập kế hoạch hoạt động cho 1 TMĐT:

1: Khởi đầu và lên một kế hoạch.

Chọn nhà cung cấp dịch vụ với tiêu chuẩn phải đảm bảo độ an toàn.

-          Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, mỗi nhà cung cấp có 1 ưu thế riêng.

-          Giải quyết được các vấn đề bảo mật.

-          tự động hoá Website.

Bước tiến hành thực hiện.

- thiết lập một địa chỉ trên Internet. Trong bước này kết hợp

+ Đăng kí tên miền: gồm 3 bước trong qui trình.

+ Nghiên cứu nghệ thuật tạo tên miền: Tên dễ nhớ, dễ hiểu, không được dùng “_”

+ Đăng kí nhiều phiên bản khác nhau cho tên miền

+ Lựa chọn phần mở rộng cho tên miền ( .net, .com, .vn…)

Thiết kế Website:

- Làm thế nào để tăng lượng người truy nhập website?

            +  Không sử dụng chương trình riêng

            + Không quá cầu kỳ

            + Không có quá nhiều đường link nhỏ

            + Đồ hoạ màu sắc hợp lý.

            + Thời gian truy nhập nhanh

            + Thường xuyên thay đổi trình duyệt web.

            + Cập nhật và kiểm tra.

 Thuê máy chủ

-          có khả năng cugn cấp thẻ tín dụng. Nơi cho thuê máy chủ được đảm bảo khả năng thanh toán bằng thẻ tín dụng.

-          Cách kết nối vào mạng

-          Sử dụng phần cứng và phần mềm ở máy chủ nào

-          Dung lượng của ổ cứng

-          Khả năng hỗ trợ phần mềm cho giai đoạn TMĐT online.

-          Tạo ra sự an toàn cho trang web

-          Chi phí

Quảng bá website:

-          Các phương tiện maketing online sử dụng như thế nào? – quảng cáo online, or by TV…

-          Vận hành và triển khai:

+ Luôn bám sát KH

+ Đặt quyền lợi KH

+ Dùng hình thức khuyến mại

+ Lắng nghe ý kiến.

+ Bảo mật thông tin riêng của KH

+ Sử dụng hộp thư trả lời tự độg

+ Bảo vệ tên miền.

Câu 15 : Thiết kế website

1. Đăng kí tên miền (domain name)

tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.

+ Quy định khi đặt tên miền:

Tên miền (Domain name) không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org 

Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.

Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).

Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hoặc http://www. Đây là các thành phần chung áp dụng cho tất cả các tên miền.

+ Quy trình đăng kí tên miền

Quy trình đăng kí tên miền là tập hợp các hoạt động và quy định trong hoạt động đăng kí tên miền với các nội dung sau:

-          Kiểm tra sự tồn tại của tên miền

-          Đặt hàng

-          Tư vấn giải pháp

-          Đăng kí cấp phát các domain quốc tế (.com, .net, .org, .mobi, .biz…) và domain việt nam (.vn, .com.vn, .net.vn, .biz.vn…)

-          Nhận bàn giao tài khoản quản lý tên miền

+ quy tắc để có một tên miền tốt nhất 

Càng ngắn càng tốt

Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo... Mặc dù hiện nay, một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký.

Dễ nhớ

Những tên miền mà khi phát âm có giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,...).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong đầu của khách hàng.

Không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Các tên miền bắt đầu bằng các từ như i, e, the hay có dấu - ( gạch ngang) trong tên thường dễ gây nhầm lẫn khi đọc.

Khó viết sai

Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ, để chỉ đến một website khác.

Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền như tên doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính của doanh nghiệp bạn. Hãy tìm tên mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn, hay mô tả những xúc cảm, cảm nghĩ của khách hàng về doanh nghiệp của bạn.

Tên miền phải xác lập dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay: .vn, .cc, .ws, .tv, và .to ( thật ra đó là tên miền của những quốc gia là Vietnam, Cocos ,Western Samoa, Tuvalu, và Tonga). Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ hãnh diện có một tên miền quốc gia, đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

2. WEBSITE

Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần).

Website là một tập hợp một hay nhiều trang web. Nếu nói “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng trang web” là không chính xác về từ ngữ, mà phải nói là “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng một website” . Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin).

 + Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in...) và không giới hạn phạm vi địa lý.

Sau khi website được xây dựng xong và đưa vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải marketing, cập nhật thông tin, thêm thông tin, thay đổi nhỏ... để tránh nhàm chán và thu hút người xem.

Các bước xây dựng website:

-

Xác định tên miền và mua tên miền

-

Xác định sitemap: như mục lục một quyển sách, gồm các phần 1., 1.1., 1.1.1., Ví dụ:

Trang chủ

      Giới thiệu Công ty

      Sản phẩm

               Dòng sản phẩm 1

               Dòng sản phẩm 2

               ...

     Dịch vụ

     Chính sách bán hàng

     Liên hệ

-

Xác định cấu trúc kỹ thuật của từng phần trong sitemap, ví dụ trang giới thiệu thông tin là trang web tĩnh (static page), trang giới thiệu sản phẩm là cơ sở dữ liệu (database), trang chủ bố trí như thế nào, các hiệu ứng hình ảnh trên trang chủ... Chọn các kỹ thuật, ngôn ngữ để xây dựng website.

-

Thiết kế đồ họa

-

Lập trình những phần cần lập trình

-

Nhập liệu vào cơ sở dữ liệu, làm các trang web tĩnh

-

Chọn host (lưu trữ) cho website. Host phải hỗ trợ các ngôn ngữ dùng để xây dựng website.

-

Tải toàn bộ nội dung website lên host

-

Kiểm tra toàn bộ website trước khi chính thức đưa vào hoạt động.

Những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website:

-

Website không nên có quá nhiều hình ảnh động, hiệu ứng hình ảnh, nội dung quá nhiều trên một trang vì sẽ làm người xem bị rối và trang web sẽ nặng, hiển thị chậm làm người xem mất kiên nhẫn.

-

Website không nên có quá nhiều nội dung trên một trang vì sẽ làm người xem lúng túng không biết phải làm thế nào để tìm được thông tin họ cần.

-

Website phải được thiết kế đồng nhất về thẩm mỹ, dùng thống nhất vài gam màu nhất định, font chữ, cỡ chữ thống nhất trên các trang.

-

Tên miền không nên quá dài hay có ký tự gạch nối (-). Tên miền nên gợi nhớ được mục đích của website.

-

Website nên có công cụ cập nhật thông tin sao cho người không hiểu biết về thiết kế lập trình web cũng có thể dễ dàng nhập liệu cho website.

-

Chất lượng host phải tốt để hạn chế khả năng website bị “chết” (ngưng hoạt động) hoặc bị hacker đánh phá.

Dưới đây là 10 lỗi thiết kế trang web thường gặp nhất và một số lời khuyên giúp bạn tránh xa chúng:

- Quá nhiều hình ảnh động, đồ họa phức tạp và lòe loẹt: Các cuộc nghiên cứu cho thấy, dù các hình ảnh động  gây được sự chú ý nhất định, thì tác động chính của chúng vẫn sẽ là đẩy mọi người ra khỏi trang web này để đến với những trang web khác đơn giản hơn.

- Quảng cáo đập ngay vào mắt : Khách ghé thăm trang web rất ghét điều này, và phần lớn trong số họ sẽ rời trang web của bạn chỉ sau vài giây, thay vì ngồi đợi để quảng cáo tự động biến mất sau đó.

-  Những “cơn ác mộng” trong điều hướng duyệt web: Nếu người dùng web của bạn không thể đến được những nơi họ mong muốn trong một hoặc hai lần nhấp chuột, thì chắc chắn nhiều người sẽ rời bỏ trang web. Những lỗi trong điều hướng duyệt web như có quá nhiều sự lựa chọn, không có bản đồ trang web, nút “trở về” không đưa người dùng về đúng trang cuối cùng mà họ ghé thăm… sẽ khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.

-  Không thể tiếp cận: Bằng việc cung cấp các địa chỉ email và số điện thoại của nhân viên có thẩm quyền, bạn có thể phần nào giải tỏa những lo ngại này của khách hàng.

-  Không có chỗ cho các câu hỏi, bình luận và phản hồi từ phía khách hang: Các khách hàng của trang web sẽ vô cùng phấn khởi nếu họ nhận thấy những phản hồi của họ được bạn đánh giá cao, vì thế, bạn hãy tích hợp hệ thống phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn.

-  Tràn ngập thông tin và hình ảnh: Nội dung trang web của bạn có thể được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”, nhưng nếu chúng chìm nghỉm trong một biển từ ngữ hay hình ảnh, thì có lẽ mọi người sẽ bỏ qua chúng mà thôi

-  Sự vui nhộn quá mức: Những trang web B2B và trang web công nghệ cao (high-tech) thường để lộ một sai lầm tồi tệ là tích hợp hệ thống âm nhạc và hình ảnh vui nhộn vào nội dung trang web. Khi viết ra bất kỳ mục nào cho trang web của bạn, hãy nghĩ tới những người dùng web – họ có thể không cần biết tất cả các bí quyết kinh doanh của bạn, và đơn giản chỉ cần tìm những thông tin trung thực về hoạt động kinh doanh của bạn cũng như về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp.

-  Đồ họa kém cỏi và hình ảnh nhàm chán: Đồ họa tồi sẽ khiến trang web của bạn trông rất nghiệp dư

- “Tra tấn” khách hàng tiềm năng: Khi khách hàng điền vào mẫu đơn đặt hàng trực tuyến và cần thay đổi một thông tin nào đó hay điền thêm vào những mục họ còn để trống, họ nên được phép quay trở lại và tiến hành thay đổi thông tin một cách dễ dàng nhất. Đừng để khách hàng phải bắt đầu tất cả lại từ đầu. Nhiều người sẽ rời bỏ trang web của bạn thay vì kiên nhẫn điền lại toàn bộ các thông tin của họ.

-  Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo một cách duy nhất: Bạn nên tạo ra một vài phương pháp khác nhau để khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ có thể tìm kiếm dễ dàng..

Thuê máy chủ (webhosting)

Web hosting: là không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp, www, nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (địa chỉ IP), còn nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.

VDC và FPT là hai công ty tin học hàng đầu VN có dịch vụ lưu trữ web chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, những công ty nhỏ và các nhà phát triển web độc lập thường phải cân nhắc khá lâu nếu muốn thuê host của họ.

       VDC đưa ra mức giá nhiều nấc theo kiểu càng dùng nhiều càng rẻ: nếu khách hàng muốn thuê chỗ đặt trang web có dung lượng 50 MB sẽ phải trả mức phí hằng tháng như sau: 35.000đ x 10 MB đầu + 30.000đ x 20 MB tiếp theo + 25.000đ x 20 MB tiếp theo. Trong khi đó, FPT tính giá theo các gói dịch vụ, và để thuê một host dung lượng 50 MB người dùng phải trả 649.000đ/tháng.

       Cả hai công ty đều không tính phí trên lượng dữ liệu truyền, nhưng thật ra với những host nhỏ như thế này thông số ấy là không đáng kể. Còn về giá cả, với các thông số kỹ thuật tương đương, giá cho thuê host của FPT đắt gấp 10 lần và giá của VDC đắt gấp 15 lần so với những công ty hosting nước ngoài được đánh giá cao trên website công nghệ thông tin có uy tín www.cnet.com.

Các yêu cầu tính năng của webhosting?

    *  Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của Website

    *  Cập nhật website bằng giao thức FTP vào bất cứ thời điểm nào

    *  Phải có Bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website  diễn ra nhanh chóng.

    *  Hỗ trợ các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web,...

    *  Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail tạo, sửa, xoá các account email với tính năng  POP3 E-mail, E-mail Forwarding, Webmail...

    *  Hỗ trợ các công cụ thống kê tình hình truy cập trang web

    *  Chủ động tạo các subdomain.

    *  Không bị chèn các banner quảng cáo của đơn vị khác

4. Quảng bá website

Để bán được hàng, bạn cần có những chiến lược quảng bá thích hợp. Và 20 mật pháp dưới đây sẽ giúp bạn xúc tiến quảng bá hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả nhất:

Xúc tiến e-business ngoại tuyến.

1.                Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.

2.                Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.

3.                Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá.... Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.

4.                Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.

5.                Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên.

6.                Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.

7.                Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn.

Xúc tiến e-bussiness trực tuyến.

8.                Tận dụng và tối ưu hoá lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm thể hiện một cách tốt nhất hình ảnh trang web của bạn.

9.                Nếu bạn muốn quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, bạn có thể khai thác hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, nơi bạn sẽ trả tiền để có một đoạn quảng cáo nhỏ xuất hiện khi ai đó tìm kiếm thông tin qua các từ khoá nhất định.

10.            Tổ chức cuộc chơi để cho bất cứ ai đăng ký vào trang web của bạn hay đăng ký nhận các bản tin trong một thời gian nhất định sẽ có cơ hội giành được một vài món quà miễn phí.

11.            Hàng tuần gửi đi các bản tin qua e-mail cho các thành viên đăng ký trang web của bạn, với nội dung là những lời khuyên và thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay công ty của họ. Bạn hãy nhớ để cho các đường dẫn quay về trang web của bạn.

12.            Cung cấp một số nội dung miễn phí cho các trang web khác. Đây là hành động có lợi cho cả hai bên: Các trang khác sẽ có được những bài viết miễn phí để quảng bá hình ảnh, trong khi bạn sẽ có thêm nhiều người ghé thăm trang web từ đường link mà bạn cung cấp, đồng thời tạo ra hình ảnh một chuyên gia thực thụ.

13.            Gửi qua e-mail các bản tin xúc tiến kinh doanh được soạn thảo chuyên nghiệp và có trọng tâm hướng đến khách hàng. Hãy dành thời gian quan tâm tới nội dung và hình thức của e-mail: Bạn cần thông qua e-mail để đem lại một giá trị nào đó cho khách hàng, đồng thời không để nó trở thành thư rác.

14.            Đề nghị các trang web khác (không phải các trang web cạnh tranh) đặt đường link của họ trong trang web của bạn và, ngược lại, bạn cũng đặt đường link của bạn trên web của họ.

15.            Liên kết chặt chẽ với cộng đồng web để hàng trăm trang web có đường dẫn tới trang web của công ty bạn. Việc đó sẽ thu hút thêm người truy cập từ những trang web khác nhau có các nội dung liên quan.

16.            Chủ động tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận trực tuyến, và luôn ghi địa chỉ web trong phần chữ ký ở bên dưới. (Mặc dù vậy, đừng gắng sức quảng bá để bán hàng. Đa số các nhóm thảo luận đều không tán thành những hành vi như vậy và sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền cả nhóm).

17.            Bất cứ khi nào một ai đó đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn trên trang web, hãy gửi kèm cho họ một bộ catalogue hoàn chỉnh để họ quay trở lại với trang web trong các lần tiếp theo.

18.            Động viên những người ghé thăm trang web của bạn cho biết ý kiến về các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, qua đó giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến.

19.            Bạn không biết chắc các khách hàng muốn gì? Hãy thử một vài cuộc thăm dò trực tuyến nhằm tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và quan điểm đánh giá của họ về trang web của bạn.

20.            Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng yếu tố sáng tạo nào để mọi người nhắp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.

5. Vận hành và phát triển kinh doanh

Khâu này được thực hiện khi đã hoàn thiện phần thiết kế website, đưa website lên mạng để khách hàng có thể truy nhập xem thông tin và mua hàng trực tuyến.

Phải luôn bám sát và cần có hệ thống tiếp thu ý kiến nhận xét của khách hàng. Sử dụng hòm thư trả lời tự động. ….

      6. Bảo về tên miền

Với chức năng định danh địa chỉ trên Internet, tên miền được sử dụng như một chỉ dẫn thương mại để quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin... và cũng là tiền đề cho việc xây dựng phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc đăng ký, chiếm dụng tên miền trùng hoặc tương tự với các DN đang được bảo hộ.

Để bảo vệ tên miền thì DN phải đăng kí mua nhiều tên miền gần giống với tên miền của trang web của mình….

Câu 16  TMĐT ở Việt Nam và trên thế giới?

Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới

Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm.

Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai.

Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.

            Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Hiện nay, tuy vẫn ở nhóm thấp trên thế giới, song trong năm qua, tỷ lệ sử dụng internet/100 dân đạt ngưỡng trung bình của châu Á; 40% doanh nghiệp tại Việt Nam có website riêng....  Và với tốc độ tăng trưởng kinh tếnhư hiện nay, TMĐT của ViệtNamsẽ vươn lên ngưỡng trung bình thấp của thế giới vào năm 2010.

Theo kết quả điều tra của Vụ Thương mại điện tử, có 92% doanh nghiệp Việt Nam đã kết nối internet, trong đó tỷ lệ kết nối băng thông rộng ADSL đạt 81%. Số doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử B2B (giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) của ViệtNamcũng như của nước ngoài tăng rất nhanh.

Dưới mắt bạn bè thế giới, ViệtNamđang được đánh giá là nơi có tiềm năng cho phát triển TMĐT. Tốc độ tăng trưởng sử dụng Intetnet cao nhất trong khu vực ASEAN là: 128,4% và trên 1,9 triệu thuê bao Intetnet là thuận lợi cho sự phát triển TMĐT. Tập đoàn IDG đánh giá về tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam đến năm 2008 đạt mức chi tiêu nằm trong topten các nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%.

Câu 17 Thương mại điện tử ở Việt Nam

1.      Nguồn nhân lực

Thương mại điện tử là một công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế ViệtNamđã hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn ứng dụng có hiệu quả thương mại điện tử thì nguồn nhânn lực đóng vai trò then chốt. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử là một nhu cầu cấo bách trong giai đoạn hiện nay. Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp đã chủ động nâng cao nhận thức và đào tạo cho nhân viên dưới các hình thức khác nhau. Nguồn đạo tạo nhân lực ở Việt Nam theo thống kê năm 2006  có khoa kinh tế, quản trị ở miềm Bắc cho thấy 75% số trường có môn học về thương mại điện tử với ít nhất là 3 học phần.Kết quả cũng chỉ ra khối trường kinh tế, đặc biệt là các khoa kinh doanh rất quan tâm đến hệ đào tạo thương mại điện tử. Nhiều khoa quản trị kinh doanh đã có kế hoạch bổ sung môn thương mại điện tử vào chương trình chính thức.

Ở ViệtNamnguồn nhân lực cho TMĐT hầu hết là lực lượng kỹ sư, kỹ thuật viên CNTT. Với gần 600  doanh nghiệnp CNTT đang hoạt động thành phố HCM chiếm 50% tổng thị trường CNTT quốc gia. Mỗi năm, Tp HCM đóng góp khoảng 20000 chuyên viên cho ngành CNTT. Theo khảo sát mới đây các trường và các trung tâm dạy nghề ở Tp HCM có thể cung cấp đến 14000 cử nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên CNTT, gấp khoảng 4 lần nhu cầu

Công tác đào tạo hiện nay chưa kể yên tâm về chất lượng, đặc biệt chưa thể đáp ứng nhu cầu làm việc ngay tại các doanh nghiệp phần lớn có các dự án gia công phần mềm hoặc xuất khầu. Đào tạo còn tản mạn, chưa tập trung đến những nhu cầu cấp thiết của xã hội, của thị trường và chưa tập trung đến những nhu cầu cấp thiết của xã hội, của thị trường và chưa theo sát nhu cầu cấp thiết của xã hội, của thị trường và chưa theo sát nhu cầu thực tế, giáo trình chưa cập nhật tốt. Và chưa có chính sách thực sự có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.Tình trạng khan hiếm nhân lực CNTT nói chung và trong lĩnh vực phần mềm nói riêng đã là vấn đề đã được đề cập khá nhiều. Nhưng biết mà chưa có cách gì khắc phục được, trong khi cái mốc một vài năm tới sẽ xảy ra khủng hoảng về nhân lực đã cận kề. Hiện nay, Việt Nam đã liên kết với phía Hàn Quốc thành lập trường Cao đẳng CNTT Việt - Hàn với mục tiêu mỗi khóa sẽ đào tạo từ 800 đến 1.000 sinh viên CNTT từ năm 2007. Những khóa đào tạo nhân lực CNTT theo nguồn vốn ODA trong thời gian tới do các tổ chức nước ngoài tài trợ cũng sẽ góp phần giảm bớt sự khủng hoảng về nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tình trạng trên cũng chưa thể khắc phục ngay được trong một sớm một chiều mà cũng cần phải có thời gian.

2.Các nhân thức về thương mại điện tử:

Theo kết quả điều tra của bộ thương mại vớ 1077 doanh nghiệp trên toàn quốc, nhận thức xã hội về thương mại điện tử hiện đang được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại hàng đầu cho sự phát triển của thương mại điện tử tại VN. Đánh giá này cũng cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của nhân tố con người và xã hội khi bắt tay vào triển khai thương mại điện tử. Tuy nhiên, thay đổi nhận thức về một xã hội về một phương thức sản xuất kinh doanh mới là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần từ các cơ quan nhà nước, phương tiện truyền thông, tổ chức xã hội cho đến bản thân doanh nghiệp và người tiêu dùng.

-                      Người dùng : Trong năm 2006, cùng với việc các ngân hàng đẩy mạnh triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện nước, điện thoại, dịch vụ vận chuyển bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán điện tử, thì nhận thức của người tiêu dùng về loại hình thanh toán này cũng ngày càng được nâng cao. Thói quen sử dụng thẻ thanh toán của người tiêu dùng ở các đô thị lớn bắt đầu được hình thành. Bên cạnh chuyển biến về thói quen dùng tiền mặt, tập quán tiêu dùng tronmg xã hội cũng đang có những bước thay đổi lớn cùng với sự tăng trưởng nhanh của hàm lượng thông tin trong nền kinh tế. Người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ với thu nhập ngày càng cao, ngày càng hiểu biết và được tiếp cận nhiều thông tin hơn, do đó nhu cầu tiêu cùng cũng trở nên tinh tế hơn. Trong bối cảnh đó, TMĐT đem lại một giải pháp lý tưởng để người tiêu dùng tìm hiểu thông tin và mở rộng phạm vi lựa chọn hàng hoá dịch vụ. Một tỷ lệ ngày càng cao người dung Internet VN đang bắt đầu tham gia vào TMĐT, từ những bước đơn giản ban đầu như tra cứu thông tin sản phẩm, tìm hiểu về dịch vụ, cho đến tiêu thụ dịch vụ trực tiếp trên Inernet(như chơi trực tuyến, tải nhạc,tải phần mềm….)

-                      Doanh nghiệp : Năm 2006 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Các dịch vụ kinh doanh trực tuyên đều thuộc ngành Công nghiệp nội dung số, ngành có tổng doanh thu toàn cầu dự kiến đạt khoảng 430 tỷ USD trong năm 2006 với tốc độc tăng trưởng bình quân 30% năm. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU đã xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến. KHông năm ngoài xu hướng phát triển đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến tại VN cũng đã hình thành và bắt đầu phát triển. Tổng doanh số các hoạt động phát triển cho dữ liệu số, phim số và đa phương tiện số trong 2005 đạt khoảng 76 triệu USD. Tuy con số này còn nhiều khiêm tốn trên bình diện cạnh tranh quốc tế nhưng được đánh giá sự khởi đầu tốt đẹp cho ngành kinh doanh dịch vụ trực tuyến tại VN

Đa dạng về cách  thức của doanh nghiệp

Một số ít các doanh nghiệp đang trong tiến trình thử nghịêm miễn phí, nhiều doanh nghịêp khác đã coi đây là hướng kinh doanh đầu tư đem lại lợi nhuận

Chính phủ:

Nhà nước quan tâm đến việc phát triển Internet và các ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT. Một số chính sách của nhà nước tập trung vàp các vấn đề sau :

-    Phát triển CS hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng Internet trong nhà trường các vùng nông thôn, trong thanh niên.

-    Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin ở các mức độ khác nhau.

-    Xây dựng chiính phủ điện tử, cải cách hành chính trên từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân.

-    Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT

-    Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ

-    Xây dựng các dự án điểm, các cổng thông tin để các doanh nghiệp từng bước tiếp cận đến TMĐT

-    Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá và dịch vụ  

3.      Hạ tầng cs pháp lý ở Việt Nam:

Trên thực tế, hệ thống khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động TMĐT ở nước ta còn rất sơ khai, mới chỉ có một số quy định liên quan đến máy tính, tin học rải rác trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành khac nhau như :

- Một số diều khoản của Bộ Luật hình sự năm 1999 đề cập đến các loại tội phạm về tin học, tội phạm về tuyên truyền trên mạng vi tính;

- Điều 49 Luật thương mại mới quy định điện báo, telex,fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản;

- Nghị định 44/NĐ-CP ngày 21/03/2002 của Chính phủ thừa nhận hiệu lực pháp lý của chữ ký và chứng từ điện tử trong ngân hàng.

Tuy nhiên, các quy định này chưa tạo thành một khuôn khổ pháp lý đầy đủ để hoạt động TMĐT ở nước ta có thể tnhân rộng và pháp triển.

Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tập trung xây dựng văn bản luật để tạo dựng một khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động TMĐT.

Đến tháng 1 năm 2005 đã hoàn thành dự thảo 5 gồm 9 chương 60 điều quy định các vấn đề pháp lý về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, chững thực điện tử, hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước, bảo mật, an ninh, an toàn trong giao dich điện tử, sở hữu trí tuệ giao dịch. Tinh thần chung của giao dịch điện tử là thừa nhận pháp lý của thông điệp dữ liệu, giao dịch điện tử. Các tổ chức, cá nhân tự nguyện sử dụng và không có sự ép buộc và không có một công nghệ nào được coi là duy nhất trong giao dich điện tử. VN đã có quy định về chữ ký điện tử : có tính xác thực, tính bảo mật, tính toàn vẹn dữ liệu, tính không chối bỏ . Về môi trường pháp lý: Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử trong xã hội. Phát triển pháp luật về thương mại điện tử, điều chỉnh nhiều lĩnh vực liên quan như chữ ký điện tử, văn bản điện tử, bằng chứng điện tử, chứng thực điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, giao dịch điện tử, kế toán/thanh toán điện tử, tội phạm trên Internet…

4.      Hạ tầng Cs bảo mật về thông tin:

Về cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia: Có khả năng cung cấp nhiều ứng dụng và dịch vụ để thu hút người sử dụng. Độ rộng băng thông và dung lượng lớn để hỗ trợ truyền thông phương tiện và dịch vụ thương mại điện tử. Độ tin cậy và bảo mật cao để hình thành và duy trì sự tin tưởng của cả người sử dụng và bên cung cấp. Cước dịch vụ ở mức chấp nhận được để đa số người dân có thể tiếp cận mà không gặp bất cứ rào cản nào. Có khả năng tương thích và hoạt động tốt với cơ sở hạ tầng thông tin của các nền kinh tế khác để đảm bảo rằng người sử dụng có thể tiếp cận với các dịch vụ và ứng dụng do các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài cung cấp.Tuy vậy so với cước dịch vụ ở VN so với Quốc tế còn đắt

5.                  Hạ tầng cs công nghệ  : Viễn thông: giá cước đắt so với nước ngoài, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo, thiết bị chủ yếu nhập khẩu. Hạ tầng viễn thông VN phát triển nhanh chóng trong mấy năm gần đây, mạng lưới viễn thông được kết nối qua vệ tinh và cáp quang. Số lượng thuê bao đạt gần 10 triệu, với nhiều loại hình dịch vụ viễn thông, hình thức cung cấp dịch vụ cũng đa dạng hơn, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tham gia và các thị trường viễn thông, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, như chi phí cước điện thoại liên tục giảm, chất lượng dịch vụ ngày cang tốt hơn, công nghệ đa dạng.. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, Internet đóng vao trò quan trọng và là nền tảng cơ bản cho việc phát triển TMĐT

Về thị trường  CNTT : tốc độ tăng trưởng thị trường CNTT ở VN 2003  là 28.8% đạt 515 USD(trong đó có 410 triệu USD là phần cứng, và 105 triệu USD phần mềm dịch vụ)

Ở Điện tử tin học(CNTT) tập trung ở khâu lắp ráp. Thiết bị phần cứng, phần mềm phần lớn là nhập khẩu, đội ngũ phần mềm chưa thực sự lành nghề

6.                  Hạ tầng cs về thanh toán ở Việt Nam : Chủ yếu là tiền mặt: thói quen dùng thanh toán tiền mặt các hệ thống thanh toán liên ngân hàng chưa có. Năm 2002, hệ thống thanh toán điện tử  liên ngân hàng đã được đưa vào hoạt động. Ngân hàng và tài chính được coi là dẫn đầu VN trong ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng của VN còn quá thấp và hoạt động nghiệp vụ ngân hàng vẫn còn lạc hậu. Hầu hết hệ thống thanh toán VN là các ngân hàng hoạt động phân tán, dẫn đến khó thực hiện giao dịch tại các địa bàn khác nhau và thậm chí gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch tại các chi nhánh khác nhau của một ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ thanh toán điện tử ở một số tổ chức tín dụng không đựơc triển khai được tốt như việc dùng chung mã khoá bảo mật đã cấp riêng cho người sử dụng…. Một số ngân hàng chấp nhận thanh toán tự động ở VN như : Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân Hàng Á Châu,

7.      Hệ thống trợ giúp TMĐT :

-          Thanh toán: đã có một số ngân hàng chấp nhận thanh toán băng thẻ.

-          An ninh: Nhà nước đã quan tâm hơn đến bảo mật trên mang

-          Pháp lý: Nhà nước đang từng bước hoàn thành các bộ luật liên quan đến TMĐT

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro