TNTThan 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.       Tư duy

A. Là một quá trình tâm lý được quy định bời từng nơ ron một.

@B. Là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức, chỉ có ở con người.

C. Được biểu lộ ra ngoài bằng hành vi của con người.

D. Là một hoạt động tâm thần chỉ có thể đánh giá được bằng các test tâm lý.

E. Tất cả các câu trên đều đúng.

2.       Các hình thức biểu lộ của tư duy thông thường trên lâm sàng là.

A. Tranh vẽ.

B. Âm nhạc.

C. Hành vi, thái độ.

@D. Lời nói, chữ viết.

E. Tất cả các câu trên đều đúng.

3.       Những ý tưởng sai lầm không phù hợp với thực tế, bệnh nhân biết là sai nhưng không đấu tranh được đó là

@A. Hoang tưởng.

B. Ý tưởng ám ảnh.

C. Ý tưởng nghi bệnh.

D. Nghi thức ám ảnh.

E. Suy luận bệnh lý.

4.       Để điều chỉnh những logic lệch lạc do hoang tưởng gây ra, ta phải áp dụng phương pháp

A. Giải thích hợp lý.

@B. Thuốc an thần kinh.

C. Thuốc bình thần.

D. Choáng điện.

E. Thư giãn luyện tập.

5.       Trong các hoang tưởng sau, các hoang tưởng nào có giá trị để chẩn đoán tâm thần phân liệt (theo ICD-10) ?

@A. Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối, bị điều khiển.

B. Hoang tưởng được yêu, hoang tưởng nhận nhầm.

C. Hoang tưởng kiện cáo, hoang tưởng bị thiệt hại.

D. Hoang tưởng nghi bệnh,hoang tưởng phát minh.

E. Hoang tưởng cải cách, hoang tưởng theo dõi, hoang tưởng bị đầu độc

6.       Trong số các triệu chứng sau, triệu chứng nào là biểu hiện cơ bản của hội chứng tâm thần tự động ?

A. Ảo khứu, ảo thanh giả.

B. Động tác định hình, xung động.

@C. Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị lấy cắp, tư duy bị bộc lộ.

D. Hành vi xung động, tư duy thần bí.

E. Rối loạn ý thức hoàng hôn.

7.       Những ý tưởng, phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế, bệnh nhân biết là sai nhưng không đấu tranh được, đó là.

@A. Hoang tưởng.

B. Ảo giác.

C. Ám ảnh.

D. Ý tưởng nổi bật.

E. Tư duy tự kỷ.

8.       Trong các rối loạn tư duy sau đây, rối loạn nào chi phối cảm xúc và hành vi của bệnh nhân nhiều nhất ?

@A. Hoang tưởng paranoia.

B. Lo sợ ám ảnh.

C. Suy luận bệnh lý.

D. Hội chứng tâm thần tự động.

E. Hoang tưởng paranoide.

9.       Để đấu tranh với ám ảnh, bệnh nhân phải dùng đến một vũ khí tự vệ, đó là.

A. Tự ám thị.

B. Thuốc bình thần.

@C. Các nghi thức.

D. Các phương tiện giải trí.

E. Thuốc an thần kinhû.

10.  Trong hội chứng hưng cảm, các rối loạn tư duy thường gặp là.

A. Tư duy dồn dập.

B. Xung động lời nói.

C. Nói hồ lốn.

D. Nhại lời.

@E. Tư duy phi tán.

11.  Bệnh nhân đang nói về một chủ đề nào đó, dòng tư duy bỗng nhiên bị cắt đứt, không tiếp tục được đó là triệu chứng.

A. Tư duy ức chế.

B. Không nói.

C. Không nói chủ động.

D. Tư duy lịm dần.

@E. Tư duy ngắt quãng.

12.  Ngôn ngữ của bệnh nhân giảm nhanh về cả số lượng từ lẫn sự súc tích trong lời nói, bệnh nhân nói chậm, thưa rồi gián đoạn hoàn toàn, một lúc sau mới nói lại, đó là triệu chứng.

A. Sa sút trí tuệ.

B. Tư duy bị ức chế do trầm cảm.

@C. Tư duy lịm dần.

D. Bán bất động căng trương lực.

E. Tư duy ngắt quãng.

13.  Trong các triệu chứng rối loạn tư duy sau, những triệu chứng nào có thể do tổn thương thực thể gây ra.

A. Nói một mình, trả lời bên cạnh.

@B. Nhại lời, không nói, nói hổ lốn.

C. Bịa từ mới,nói hổ lốn, tư duy phi tán.

D. Tư duy ngắt quãng, xung động lời nói, hoang tưởng.

E. Tư duy vang thành tiếng, ngôn ngữ định hình

14.  Các triệu chứng rối loạn tư duy nào, thường gặp trong tâm thần phân liệt.

A. Bịa từ mới.

B. Ngôn ngữ hỗn độn.

C. Loạn ngữ pháp.

D. Ngôn ngữ phân liệt.

@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

15.  Hoang tưởng được hình thành từ.

@A. Sự suy đoán, do trực giác, do hoang tưởng, do tưởng tượng, do ảo giác

B. Do trực giác, do rối loạn cảm xúc, do tưởng tượng.

C. Do tưởng tượng, do trình độ văn hoá thấp, do căng thẳng.

D. Do ảo giác, do mất trí, do loạn thần, do suy nhược thần kinh.

E. Tất cả các câu trên đều sai.

16.  Hoang tưởng thường gặp nhất trong tâm thần phân liệt là.

A. Hoang tưởng tự cao.

B. Hoang tưởng tự buộc tội.

@C. Hoang tưởng paranoide.

D. Hoang tưởng paranoia.

E. Hoang tưởng bị đầu độc.

17.  Hoang tưởng là triệu chứng của.

A. Bệnh lý loạn thần kinh chức năng.

@B. Loạn thần.

C. Tâm thần phân liệt.

D. Tâm căn ám ảnh.

E. Do bệnh ở thực thể ở não gây ra.

18.  Để phát hiện các rối loạn tư duy của bệnh nhân ta phải.

@A. Tiếp xúc hỏi chuyện với bệnh nhân.

B. Nghiên cứu thư từ, bài viết của bệnh nhân, trắc nghiệm tâm lý.

C. Phải làm trắc nghiệm tâm lý, khám kỹ thần kinh.

D. Hỏi chuyện, nghiên cứu thư từ,và bài viết của bệnh nhân.

E. Cho bệnh nhân nói tự do.

19.  Bệnh nhân luôn bị cưỡng bức nhớ lại những tình huống hoặc đồ vật làm cho bệnh nhân sợ hãi đó là triệu chứng.

A. Lo âu.

B. Hoảng sợ.

C. Lo sợ.

D. Hoang tưởng.

@E. Sợ ám ảnh.

20.  Nghi thức ám ảnh là.

A. Một hành vi mà bệnh nhân luôn phải làm đi làm lại, không cưỡng được

@B. Một hành vi để tự trấn an mình để chống lại lo sợ do hội chứng ám ảnh

C. Một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.

D. Một triệu chứng của mất ngủ kéo dài.

E. Các câu trên đều sai.

21.  Hình thức cao nhất của quá trình nhận thức được gọi là.

A. Trí tuệ

B. Trí năng

@C. Tư duy

D. Hoạt động có ý chí

E. Tri giác

22.  Để nắm bắt được quy luật phát triển của sự vật và hiện tượng, con người cần đến.

A. Trí tuệ

B. Trí năng

@C. Tư duy

D. Hoạt động có ý chí

E. Tri giác

23.  Một hoạt động tư duy được xem là bình thường khi.

A. Nhịp tư duy vừa phải

B. Hình thức không bị rối loạn

C. Không có hoang tưởng

@D. Phù hợp với văn hoá của cộng đồng

E. Không có cảm xúc chi phối

24.  Nội dung tư duy được biểu lộ ra ngoài bằng.

A. Điệu bộ và hành vi

@B. Lời nói và chữ viết

C. Nhật ký, đơn từ bệnh nhân viết ra

D. Hoang tưởng

E. Định kiến, ám ảnh

25.  Tư duy.

A. Là một hoạt động tâm thần độc lập

B. Số lượng của neuron quy định

C. Chủ yếu được hình thành nhờ giáo dục

@D. Là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức

E. Bị sa sút trong hội chứng paranoide

26.  Bệnh nhân liên tưởng mau lẹ từ việc này sang việc khác, chủ đề luôn thay đổi, không mạch lạc. Đây là triệu chứng.

A. Hưng cảm

B. Kích động

C. Hoang tưởng tự cao

@D. Tư duy phi tán

E. Ngôn ngữ định hình

27.  Các rối loạn hình thức tư duy nào biểu hiện cho tính phân ly của TTPL

A. Tư duy phi tán, tư duy dồn dập, trả lời bên cạnh, tư duy lịm dần

B. Tư duy ngắt quãng, tư duy phi tán, đáp lập lại, không nói

C. Trả lời bên cạnh, tư duy lịm dần, đối thoại tưởng tượng, không nói

D. Xung động lời nói, trả lời bên cạnh, không nói, tư duy phi tán

@E. Tư duy ngắt quãng, xung động lời nói, đáp lập lại, ngôn ngữ định hình, tư duy lịm dần

28.  Nhiều ý tưởng xuất hiện liên tục trong đầu bệnh nhân, bệnh nhân không cưỡng lại được. Đây là.

@A. Tư duy dồn dập

B. Tư duy phi tán

C. Nói hỗ lốn

D. Ngôn ngữ định hình

E. Loạn ngữ pháp

29.  Bệnh nhân liên tưởng khó khăn, ý tưởng nghèo nàn, tiếp xúc chậm chạp. Đó là triệu chứng.

A. Mất trí

@B. Nói chậm

C. Thiếu hoà hợp

D. Căng trương lực

E. Bất động

30.  Hỏi câu sau nhưng bệnh nhân vẫn trả lời theo câu trước. Đó là triệu chứng.

A. Ngôn ngữ định hình.

B. Căng trương lực.

C. Kích động ngôn ngữ

D. Nhại lời.

@E. Đáp lập lại.

31.  Tư duy ngắt quãng, tư duy lịm dần, đáp lập lại có chung đặc điểm là.

@A. Rối loạn sự liên tục dòng tư duy.

B. Triệu chứng của trầm cảm

C. Triệu chứng của căng trương lực.

D. Tư duy tự kỹ.

E. Ngôn ngữ phân liệt.

32.  Đột nhiên bệnh nhân nói một tràng dài rồi im bặt, đó là triệu chứng.

A. Kích động căng trương lực.

@B. Xung động lời nói.

C. Tic phát âm.

D. Tâm thần phân liệt

E. Triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt

33.  Bệnh nhân nói chuyện một mình như nói với người vô hình. Đó là triệu chứng

A. Nói một mình.

B. Xung động lời nói.

@C. Đối thoại tưởng tượng.

D. Trả lời bên cạnh.

E. Đáp lập lại.

34.  Trong số các triệu chứng sau đây, triệu chứng nào có nhiều nguyên nhân nhất, gặp trong nhiều bệnh lý nhất.

A. Tư duy lịm dần.

B. Trả lời bên cạnh

C. Tư duy ngắt quãng.

D. Xung động lời nói.

@E. Không nói.

35.  Trong số các triệu chứng sau đây, những triệu chứng nào đặc trưng cho tâm thần phân liệt nhất.

@A. Tư duy lịm dần, tư duy ngắt quãng, bịa từ mới, ngôn ngữ hỗn độn.

B. Tư duy phi tán, tư duy dồn dập, liên tưởng khó khăn, nhại lời.

C. Kích động, căng trương lực, trầm cảm, hoang tưởng

D. Hoang tưởng, ảo giác, tư duy ngắt quãng, tư duy lịm dần.

E. Bịa từ mới, hoang tưởng , kích động, tư duy phi tán.

36.  Bệnh nhân cứ nói lập lại một cách tự động từ cuối hoặc câu cuối khi ta hỏi bệnh, đó là.

A. Đáp lập lại.

@B. Nhại lời.

C. Hội chứng tâm thần tự động.

D. Giải thể nhân cách.

E. Tri giác sai thực tại.

37.  Sự khác nhau giữa ám ảnh và hoang tưởng là

A. Những ý tưởng, phán đoán không phù hợp với thực tế.

@B. Bệnh nhân biết sai trong ám ảnh.

C. Bệnh nhân biết đấu tranh trong hoang tưởng.

D. Cả hai là triệu chứng loạn thần.

E. Đều đáp ứng tốt với các thuốc an thần kinh.

38.  Bệnh nhân ra khỏi nhà lại cho rằng mình chưa khoá cửa phải quay về kiểm tra. Đó là triệu chứng.

@A. Ý tưởng ám ảnh.

B. Giảm nhớ.

C. Tính hai chiều.

D. Hoang tưởng suy đoán.

E. Tâm thần phân liệt

39.  Triệu chứng rối loạn tư duy nào sau đây có nội dung phong phú nhất.

A. Bất động căng trương lực.

B. Không nói.

@C. Sợ ám ảnh.

D. Tính thụ động

E. Giảm khí sắc.

40.  Triệu chứng nào làm cho bệnh nhân phải nghiền ngẫm bất tận?

A. Hoang tưởng suy đoán.    

B. Định kiến

C. Hoang tưởng có hệ thống.

D. Hoang tưởng không hệ thống.

@E. Ý tưởng ám ảnh.

41.  Tư duy tự kỷ là loại tư duy xa rời thực tế bên ngoài và quay vào cuộc sống nội tâm bên trong mà thường hay gặp nhất trong rối loạn phân ly.

@A. Đúng

B. Sai.

42.  Khi phân loại hoang tưởng theo cấu trúc thì hoang tưởng được chia thành hoang tưởng............................. và................................

43.  Rối loạn tư duy toàn bộ bao gồm các triệu chứng. tư duy phi thực tế, tư duy tự kỷ, tư duy thần bí, tư duy phi logic, lý luận bệnh lý và..........................................

44.  Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối là loại hoang tưởng đặc trưng của tâm thần phân liệt.

@A. Đúng

B. Sai.

45.  Các triệu chứng tư duy vang thành tiếng, tư duy bị đánh cắp, bị áp đặt là các triệu chứng của hội chứng tâm thần tự động.

@A. Đúng

B. Sai.

RỐI LOẠN CẢM XÚC

1.       Cảm xúc là

@A. Biểu hiện thái độ của con người đối với chung quanh và đối với bản thân.

B. Biểu hiện của khí sắc.

C. Do sự phát triển của tư duy mà hình thành.

D. Trạng thái vui buồn của con người.

E. Tất cả các câu trên đều đúng.

2.       Các biến đổi cảm xúc thường gây ra

A. Những biến đổi về tư duy.

B. Những biến đổi về hành vi tác phong.

C. Những biến đổi về nội tiết.

D. Những biến đổi về sinh hoá não;

@E. Tất cả những biến đổi trên.

3.       Loại cảm xúc có tác dụng xấu đối với sức khoẻ tâm thần con người là

A. Tức giận

B. Cảm xúc hằn học.

C. Đau buồn.                       

@D. Cảm xúc âm tính

E. Tất cả các loại cảm xúc trên

4.       Để đánh giá cường độ của cảm xúc trong một thời điểm nhất định, ta dựa vào.

A. Mức độ hưng phấn vận động

B. Mức độ hưng phấn của tư duy

@C. Khí sắc của bệnh nhân

D. Nhịp độ của ngôn ngữ

E. Ý tưởng tự cao

5.       Bệnh nhân mất phản ứng cảm xúc, không biểu lộ cảm xúc ra nét mặt, đó là triệu chứng.

A. Giảm khí sắc.

@B. Cảm xúc bàng quan.

C. Cảm xúc tàn lụi.

D. Trầm cảm.

E. Mất trí.

6.   Những rối loạn cảm xúc nào sau đây là thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt?

A. Hưng cảm, trầm cảm, cảm xúc hai chiều, hoảng sợ

B. Xung cảm, cảm xúc bàng quan, lo âu, hưng cảm

@C. Cảm xúc tự động, hai chiều, trái ngược, xung cảm, bàng quan

D. Lo âu, hoảng sợ, cảm xúc hai chiều, trái ngược

E. Tất cả các câu trên đều sai

7.       Lo sợ có đặc điểm.

@A. Lo sợ có nhiều rối loạn cơ thể chức năng.

B. Lo sợ xuất hiện mà không có một mối đe doạ cụ thể nào.

C. Lo sợ chỉ đáp ứng với thuốc chống trầm cảm.

D. Lo sợ chỉ xuất hiện trong các trạng thái loạn thần.

E. Lo sợ chỉ là một rối loạn tâm căn mà thôi.

8.       Ý tưởng và hành vi toan tự sát thường xẩy ra trong trạng thái cảm xúc sau.

A. Lo sợ.

B. Hoảng sợ.

@C. Trầm cảm.

D. Xung cảm.

E. Lo âu mạn tính.

9.       Các triệu chứng cơ thể nào gợi ý cho cho một hội chứng trầm cảm ?

A. Tim đập nhanh, khó thở, toát mồ hôi, rét run, ỉa chảy.

B. Mạch nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, nôn mửa.

C. Ho khan, tiểu nhiều, khó ngủ, ác mộng, táo bón.

@D. Hồi hộp, mạch nhanh, đau đầu, táo bón,chán ăn, mất ngủ cuối giấc.

E. Tất cả các triệu chứng trên đều đúng.

10.  Một hội chứng hưng cảm bao gồm.

A. Tư duy, cảm xúc, trí nhớ đều hưng phấn.

B. Vận động, cảm xúc, quá trình liên tưởng đều hưng phấn.

@C. Tư duy, cảm xúc, vận động đều hưng phấn.

D. Cảm xúc, sự chú ý, trí nhớ đều hưng phấn.

E. Cảm xúc, trí nhớ, vận động đều hưng phấn.

11.  Rối loạn cảm xúc nào sau đây thường gặp trong TTPL

A. Hưng cảm, trầm cảm, hoảng sợ

B. Cảm xúc hai chiều, lo sợ, cảm xúc âm tín

C. Cảm xúc dương tính, kích động cảm xúc,

@D. Cảm xúc hai chiều, tự động, trái ngược

E. Lo âu, lo sợ, hoảng sợ

12.  Bệnh nhân mất khả năng biểu lộ vui buồn, trở nên hoàn toàn thụ động, lờ đờ. Trạng thái này gọi là.

A. Giảm khí sắc

B. Lo âu

@C. Cảm xúc tàn lụi

D. Cảm xúc tự động

E. Lo sợ

13.  Đối với một đối tượng đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau như vừa yêu lại vừa ghét, vừa thích vừa không thích gọi là.

@A. Cảm xúc hai chiều

B. Cảm xúc trái ngược

C. Cảm xúc tự động

D. Cảm xúc bàng quan

E. Cảm xúc ức chế

14.  Hình thức biểu hiện thái độ của con người đối với những kích thích từ bên ngoài cũng như từ bên trong cơ thể, gọi là.

A. Tri giác

@B. Cảm xúc

C. Tư duy

D. Trí tuệ

E. Hành vi

15.  Biểu hiện sự không thoả mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực gặp trong.

A. Cảm xúc bàng quan

B. Cảm xúc thấp

C. Cảm xúc cao

D. Cảm xúc dương tính

@E. Cảm xúc âm tính

16.  Bệnh nhân vui, buồn, cười khóc, giận dữ vô cớ không do một kích thích thích hợp bên ngoài gây ra gọi là.

A. Cảm xúc hai chiều

B. Cảm xúc trái ngược

@C. Cảm xúc tự động

D. Cảm xúc âm tính

E. Cảm xúc dương tính

17.  Một trạng thái thờ ơ của bệnh nhân TTPL đang điều trị thuốc an thần kinh làm ta dễ nhầm lẫn với.

@A. Trầm cảm, vô cảm xúc

B. Sa sút, tư duy nghèo nàn

C. Cảm xúc tàn lụi

D. Cảm xúc âm tính

E. Bất động căng trương lực

18.  Hoạt động nào trong điều kiện bình thường thì luôn bị ức chế

A. Cảm xúc dương tính

B. Xung động

C. Ý thức

@D. Cảm xúc thấp

E. Cảm xúc cao

19.  Triệu chứng cơ bản của hội chứng trầm cảm là

A. Cơn kích động

B. Triệu chứng bất động tâm thần vận động

C. Đau đầu mất ngủ

@D. Khí sắc giảm

E. Hoang tưởng bị hại

20.  Ở trẻ con, cơn xung cảm có thể biểu hiện bằng.

A. Cơn kích động

B. Cơn co giật

C. Cơn la hét

@D. Cơn ngất xỉu

E. Các loại tic

21.  Các triệu chứng nào sau đây là biểu hiện của hội chứng trầm cảm

A. Giảm khí sắc, cảm xúc tàn lụi, ngôn ngữ phân liệt, hoang tưởng bị chi phối

@B. Giảm hoạt động, giảm khí sắc, tư duy chậm, ý tưởng toan tự sát

C. Giảm hoạt động, ý chí suy đồi, tự sát, bất động căng trương lực, ảo thanh chê bai

D. Sững sờ, xung cảm, cảm xúc tàn lụi, tính phân ly, tính hai chiều

E. Tư duy bị bộc lộ, tư duy bị áp đặt, hoang tưởng bị điều khiển, hoang tưởng bị chi phối

22.  Sự sắp xếp nào sau đây thể hiện mức độ trầm trọng tăng dần của cảm xúc

A. Cảm xúc âm tính, cảm xúc dương tính, xung cảm

B. Xung cảm, ham thích, khí sắc

@C. Lo âu, lo sợ, hoảng sợ

D. Khí sắc tăng, khoái cảm, xung cảm

E. Cảm xúc bàng quan, cảm xúc dương tính, xung cảm

23.  Một hội chứng trầm cảm điển hình gồm có những thành phần cảm xúc, tư duy và...................................

24.  Cảm xúc hai chiều là tình trạng bệnh nhân cười, khóc giận dữ một cách vô cớ không do một kích thích thích hợp bên ngoài gây ra.

A. Đúng

@B. Sai

25.  Trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hai hội chứng rối loạn cảm xúc thường gặp là hưng cảm và...............

RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CÓ Ý CHÍ

1.       Hoạt động có ý chí.

@A. Có tính chất bản năng nhằm duy trì đời sống sinh vật.

B. Là thống nhất với bản năng.

C. Có một mục đích xã hội nhất định và đối lập với bản năng.

D. Là tổng số của các động tác.

E. Không phải là một quá trình hoạt động tâm thần.

2.       Hoạt động bản năng.

A. Là có tính chủ đạo trong đời sống hằng ngày của con người.

@B. Luôn liên kết với các hoạt động của cảm xúc thấp.

C. Là những hoạt động mà con người không thể kiểm soát được.

D. Là những hoạt động có mục đích xã hội nhất định, có tính chất bẩm sinh.

E. Tất cả các câu trên đều sai.

3.       Các rối loạn vận động gồm có các triệu chứng sau.

A. Vận động chậm, tăng vận động, giảm vận động, kích động.

@B. Vận động chậm, giảm vận động, vô động, tăng vận động, loạn động.

C. Giảm hoạt động, tăng hoạt động, vô động, loạn động.

D. Kích động, bất động, loạn động, vô động.

E. Tic, kích động, bất động, vận động chậm, loạn động.

4.       Bệnh nhân thực hiện các động tác một cách từ tốn, chậm rãi, ít nói, nói chậm, vẻ mặt ít biểu cảm, đó là triệu chứng.

A. Trầm cảm.

B. Vô động.

C. Giảm hoạt động.

@D. Vận động chậm.

E. Căng trương lực.

5.       Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau đây là do thuốc an thần kinh gây ra.

A. Giảm hoạt động.

B. Căng trương lực.

C. Tăng vận động.

@D. Loạn động.

E. Tất cả các triệu chứng trên.

6.       Bệnh nhân kích động đột ngột, vô nghĩa, định hình, không nhằm mục đích nào cả, đó là kích động.

A. Kích động hưng cảm.

B. Kích động do bệnh tâm thần phân liệt.

@C. Kích động căng trương lực.

D. Kích động phản ứng.

E. Kích động Hystérie.

7.       Mức độ ức chế vận động nào là nặng nề nhất ?

@A. Sững sờ.

B. Bất động căng trương lực.

C. Vận động chậm.

D. Không nói.

E. Trạng thái phủ định.

8.       Ta nói to thì bệnh nhân không trả lời, trái lại hỏi nhỏ thì trả lời đó là triệu chứng.

A. Thiếu hoà hợp.

B. Tư duy tự động.

C. Phủ định.

@D. Triệu chứng Páp lốp.

E. Tính thụ động.

9.       Trong các số triệu chứng sau đây, những triệu chứng nào là của hội chứng căng trương lực.

A. Kích động, tic, vô động , gối không khí, chống đối.

@B. Gối không khí, uốn sáp, nhại lời, nhại động tác.

C. Nhại vẽ mặt, triệu chứng Páp lốp, gỉam động tác, tăng trương lực cơ.

D. Tăng trương lực cơ, xung động, động tác định hình, sững sờ.

E. Tất cả các triệu chứng trên.

10.  Tic là.

A. Những hành vi không tự ý, xuất hiện đột ngột , lập đi lập lại, bệnh nhân không cưỡng lại được.

B. Là những cử động đột ngột, ngoài ý muốn của bệnh nhân, lập đi lập lại, bệnh chỉ có thể cưỡng lại được trong một thời gian ngắn.

@C. Những động tác không tự ý, xuất hiện đột ngột, nhanh, lập đi lập lại, bệnh nhân chỉ có thể cưỡng lại được trong một thời gian ngắn.

D. Những thói quen lâu ngày, lập đi lập lại một cách vô ý thức, bệnh nhân không phê phán được.

E. Những động tác không tự ý, xuất hiện đột ngột, bệnh nhân biết là không cần thiết và có thể tự kiềm chế được với một cảm xúc rất căng thẳng.

11.  Bản năng là.

A. Những hành vi xấu xa của con người

B. Do thiếu rèn luyện, thiếu giáo dục mà hình thành

C. Những ham muốn gây hại cho người khác

D. Những hành vi tình dục thiếu kiềm chế

@E. Những phản xạ không điều kiện bẩm sinh

12.  Ở người bình thường

@A. Các hoạt động bản năng bị kìm chế

B. Tiềm thức chi phối hoạt động của con người

C. Có thể có những hành vi bộc phát gọi là xung động

D. Luôn chỉ có cảm xúc dương tính

E. Cũng có thể có ảo giác nhất thời

13.  Thể dục thể thao là.

A. Thể hiện xung động của con người

@B. Một hoạt động có ý chí

C. Một biểu hiện của sự thù hằn bản năng chết

D. Nhằm giải toả những ức chế về mặt cảm xúc

E. Tổng hợp của nhiều động tác

14.  Triệu chứng nào có thể quan sát được ở bệnh nhân trầm cảm.

A. Vận động chậm

B. Giảm vận động

C. Vô động

D. Khí sắc trầm

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

15.  Khi bệnh nhân hoàn toàn không vận động, đó là triệu chứng................

16.  Trong hội chứng hưng cảm, bệnh nhân thường nằm hoặc ngồi yên một chỗ.

A. Đúng

@B. Sai

17.  Khi giảm vận động bệnh nhân cũng bị mất động tác.

A. Đúng

@B. Sai

18.  Thời gian của cơn kích động............ hơn trạng thái kích động.

19.  Trong hội chứng căng trương lực, triệu chứng giữ nguyên tư thế còn gọi là triệu chứng......................

20.  Trầm cảm nặng kết hợp với trạng thái sững sờ gọi là sững sờ.....................

21.  Một bệnh nhân trầm cảm bất động được gọi là.

@A. Sững sờ sầu uất

B. Căng trương lực mê mộng

C. Căng trương lực tỉnh táo

D. Bất động căng trương lực

E. Vô động

22.  Bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng      

@A. Giảm vận động

B. Tăng khí sắc

C. Kích động căng trương lực

D. Động tác định hình

E. Ngoại tháp

23.  Tác dụng phụ thường gặp về mặt vận động do thuốc an thần kinh gây ra

A. Tăng vận động

B. Căng trương lực

@C. Loạn động cấp

D. Bệnh Parkinson

E. Hạ huyết áp khi đứng

24.  Triệu chứng nào sau đây là của hội chứng trầm cảm?

A. Giảm vận động, tăng hoạt động

B. Tăng vận động, giảm động tác

C. Giảm động tác, căng trương lực

@D. Giảm động tác, giảm vận động

E. Giảm vận động, loạn động

25.  Khi bệnh nhân có nhiều động tác thừa, thì đó là một biểu hiện của các triệu chứng.................

26.  Trái với bản năng, hoạt động có ý chí là một quá trình hoạt động tâm thần có...........

27.  Hoạt động bản năng luôn luôn chi phối hành vi của con người

A. Đúng

@B. Sai

28.  Giảm vận động tức là vận động chậm

A. Đúng

@B. Sai

29.  Triệu chứng vô động thường gặp trong

@A. Trầm cảm, bất động căng trương lực, các trạng thái phản ứng

B. Lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt

C. Loạn thần thực tổn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực

D. Mất trí tuổi già, Trầm cảm

E. Lo âu, sững sờ, rối loạn phân ly

30.  Tăng vận động

A. Thường gặp trong trạng thái loạn thần

@B. Là trạng thái trái ngược của giảm vận động

C. Là hậu quả do dùng thuốc an thần kinh

D. Do rối loạn chuyển hoá serotonin

E. Thường gặp ở giai đoạn đầu của loạn thần phản ứng

31.  Loạn động cấp là hậu quả của tăng vận động

A. Đúng

@B. Sai

32.  Bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên

A. Thường gặp trong trạng thái lo sợ cấp

B. Là triệu chứng rối loạn cảm xúc nặng

@C. Là biểu hiện của loạn động cấp

D. Có thể được điều trị bằng an thần kinh liều cao

E. Chỉ đáp ứng với thuốc chống trầm cảm

33.  Triệu chứng nào có nguyên nhân nội phát

A. Nói nhiều, nhanh

B.Không nói

C. Định kiến

@D. Trạng thái kích động

E. Quên ngược chiều

34.  Kích động đột ngột, vô nghĩa, định hình. Đó là đặc điểm của

A. Nhân cách bùng nổ

B. Loạn thần do rượu

@C. Kích động căng trương lực

D. Trạng thái phản ứng

E. Tất cả các câu trên đều đúng

35.  Từ trạng thái bán bất động đến bất động hoàn toàn là đặc điểm của

A. Trạng thái mất trí từ từ

B. Hoang tưởng mạn tính

C. Triệu chứng âm tính

D. Trạng thái sững sờ xúc cảm

@E. Bất động căng trương lực

36.  Bất động là trạng thái ức chế tâm thần vận động...................

37.  Triệu chứng Pavlov trong bất động căng trương lực làm cho bệnh nhân có triệu chứng uốn sáp

A. Đúng

@B. Sai

38.  Bảo bệnh nhân mở mắt ra thì bệnh nhân nhắm mắt lại. Đó là triệu chứng của trạng thái..................

39.  Các triệu chứng : nhại lời, nhại động tác, nhại vẻ mặt thể hiện trạng thái phủ định của bất động căng trương lực

A. Đúng

@B. Sai

40.  Tic là những động tác xuất hiện đột ngột, nhanh, lặp đi lặp lại và mang tính chất không..............

KÍCH ĐỘNG

1.       Tính chất nguy hiểm của kích động là do

A. Cơn kích động

B. Hưng cảm

C. Trạng thái kích động

D. Trầm cảm kết hợp với lo âu

@E. Hoang tưởng ảo giác chi phối

2.       Kích động là

A. Một trạng thái phản ứng quá mức chịu đựng của người chung quanh, có tính chất phá hoại nguy hiểm

@B. Một trạng thái hưng phấn tâm thần vận động do bệnh tâm thần gây ra có tính chất phá hoại nguy hiểm

C. Một phản ứng tự bảo vệ

D. Một hành vi phạm pháp

E. Do thiếu kìm chế

3.       Tính chất kích động trong các bệnh lý loạn thần nội phát là

@A. Kích động kéo dài, cường độ thay đổi tuỳ theo bệnh nguyên

B. Cơn kích động ngắn, cường độ mãnh liệt, luôn gây nguy hiểm cho người chung quanh

C. Kích động đột ngột, định hình, vô nghĩa

D. Có tính chất xung động, tấn công nguy hiểm

E. Kích động nặng vào buổi chiều tối

4.       Bệnh nhân la hét, đập phá đồ đạc trong gia đình vì gia đình ngăn cản không cho mình phá đồ cũ để thay bàn ghế mới, bệnh nhân muốn trang trí nội thất thật sang trọng để tương xứng với con người danh giá của mình. Đó là.

A. Hoang tưởng phát minh kỳ quái

@B. Kích động hưng cảm

C. Do hoang tưởng và ảo giác chi phối

D. Đặc điểm của tâm thần phân liệt

E. Một chỉ định hàng đầu của sốc điện

5.       Bệnh nhân luôn nghe tiếng nói trong đầu đe doạ, vây bắt, giết mình, bệnh nhân tin là có kẻ xấu đặt máy nghe lén trong nhà nên bệnh nhân tức giận đập phá bàn ghế, giường, tủ để tìm máy nghe lén. Đó là

A. Loạn thần phản ứng

B. Xung động cảm xúc

C. Kích động phản ứng

D. Hoang tưởng kỳ quái

@E. Kích động do hoang tưởng - ảo giác chi phối

6.       Hội chứng căng trương lực gồm có.

A. Bất động, hội chứng tâm thần tự động

B. Kích động và vô cảm

@C. Bất động, kích động

D. Bất động, ảo giác căng trương lực

E. Tất cả các câu trên đều sai

7.       Bệnh nhân tâm thần phân liệt bỗng nhiên dùng hai tay đánh vào mặt bàn liên tục. Đó là

A. Hoạt động không mục đích

B. Bệnh nhân muốn yêu sách một điều gì đó

@C. Kích động căng trương lực

D. Hành vi vô nghĩa trong thể thanh xuân

E. Tăng động tác

8.       Loại kích động nào gây nguy hiểm cho cộng đồng nhất

@A. Kích động do tâm thần phân liệt

B. Kích động do phản ứng

C. Kích động do sang chấn tâm lý

D. Kích động do bệnh thực thể

E. Kích động do trầm cảm

9.       Choáng điện được chỉ định trong trường hợp nào?

A. Loạn khí sắc

B. Trầm cảm phản ứng

@C. Kích động căng trương lực

D. Kích động do tâm thần phân liệt

E. Giảm động tác

10.  Bệnh nhân có nhân cách kịch tính, chậm phát triển trí tuệ, bị động kinh thường có đặc điểm

A. Hay bị rối loạn phân ly

B. Mất trí dần dần

@C. Cơn kích động phản ứng

D. Tư duy trở nên lai nhai, bịa chuyện

E. Không có khả năng tiếp thu, học tập được

11.  Một phụ nữ do mâu thuẫn gây gổ với chồng xong lên cơn thở dồn dập. Đó là

A. Do bệnh lý suy hô hấp cấp.

@B. Cơn kích động.

C. Cơn lo sợ cấp.

D. Cơn phản ứng.

E. Cơn hoảng sợ.

12.  Bệnh nhân nữ 18 tuổi do gây gổ với anh trai, bệnh nhân tức giận lên cơn đập phá rất ồn ào, la hét, khóc lóc vật vã, tuy không thiệt hại gì nhiều nhưng bố mẹ bệnh nhân rất lo lắng. Đó là.

@A. Kích động hysterie.

B. Do sự giáo dục không đúng mức.

C. Do bố mẹ thiếu quan tâm

D. Bệnh nhân giả vờ để gây áp lực với gia đình.

E. Loạn vận động.

13.  Một bệnh nhân tâm thần phân liệt cứ đến mùa hè là lên cơn kích động. Đó là

A. Kích động theo mùa.

B. Kích động chu kỳ.

C. Tâm thần phân liệt chu kỳ

D. Loạn thần hưng trầm cảm.

@E. Tất cả các câu trên đều sai.

14.  Bệnh nhân nằm yên, ta để tay bệnh nhân ở tư thế nào thì bệnh nhân để yên ở tư thế đó. Đó là

A. Giảm động tác.

@B. Một triệu chứng của hội chứng căng trương lực.

C. Biểu hiện trầm cảm nặng.

D. Triệu chứng loạn trương lực cơ.

E. Tăng trương lực.

15.  Triệu chứng nào sau đây được gọi là triệu chứng Páp lốp

A. Phản xạ có điều kiện.

B. Quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh.

C. Giữ nguyên dáng.

D. Để tay chân ở tư thế nào thì bệnh nhân giữ nguyên tư thế ấy.

@E. Đưa thức ăn thì không cầm, lấy đi thì giật laị.

16.  Bệnh nhân kích động căng trương lực, cần được điều trị bằng.

A. Liệu pháp tâm lý.

B. Thuốc bình thần

@C. An thần kinh và choáng điện.

D. Liệu pháp tâm lý và thuốc bình thần

E. Kháng sinh và chống trầm cảm

17.  Bệnh nhân hoàn toàn không hợp tác với thầy thuốc là do.

A. Hoang tưởng chi phối.

B. Ảo giác chi phối

@C. Trạng thái phủ định

D. Trạng thái trầm cảm nặng

E. Tất cả các câu trên đều đúng.

18.  Điều trị kích động phản ứng, liệu pháp nào sau đây là thích hợp nhất.

A. Sốc điện

@B. Tâm lý liệu pháp.

C. An thần kinh liều cao.

D. An thần kinh kết hợp bình thần

E. Giải lo âu-bình thần.

19.  Sững sờ là.

A. Do khí sắc giảm quá mức.

@B. Do ức chế tất cả các hoạt động tâm thần vận động ở mức tối đa

C. Ức chế vận động tối đa nhưng ta vẫn tiếp xúc với bệnh nhân đuợc

D. Bệnh nhân trầm cảm kết hợp với ức chế vận động nặng nề.

E. Trạng thái mà ta quan sát được các triệu chứng. uốn sáp, gối không khí, không chịu ăn uống.

20.  Khi phát hiện bệnh nhân có hội chứng căng trương lực ta phải

A. Chỉ định choáng điện

@B. Tìm nguyên nhân thực tổn

C. Cố định bệnh nhân.

D. Theo dõi 24/24 giờ

E. Chống loét, chống nhiễm trùng.

21.  Trầm cảm nặng, vận động bị ức chế nặng nề được goi  là.

A. Trầm cảm thoái triển

B. Sửng sờ căng trương lực

@C. Sửng sờ sầu uất.

D. Vô động trầm cảm.

E. Trầm muộn.

22.  Chán ăn tâm thần là bệnh lý

A. Do trầm cảm nặng

B. Thường gặp ở nam giới.

C Thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

D. Do sửng sờ gây ra

@E. Do rối loạn bản năng.

23.  Bệnh nhân kích động cần được bố trí ở phòng đông người.

A. Đúng

@B. Sai

24.  Thời gian quản lý bệnh nhân kích động tại phòng cách ly càng............càng tốt.

25.  Choáng điện là chỉ định bắt buộc cho mọi trường hợp kích động

A. Đúng

B. Sai

CÁC RỐI LOẠN TRÍ TUỆ

1.       Năng lực sử dụng tối đa vốn trí thức và kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được để hình thành nhận thức mới, phán đóan mới, giúp con người hoạt động có hiệu quả nhất trong thực tế cuộc sống, đó là định nghĩa của.

@A. Tư duy.

B. Trí tuệ.

C. Cảm xúc

D. Ý thức.

E. Ý chí.

2.       Các hình thức rối loạn trí tuệ thường được phân loại theo.

@A. Trí tuệ chậm phát triễn và trí tuệ sa sút.

B. Yếu tố di truyền.

C. Khả năng đáp ứng với điều trị

D. Thời gian bị bệnh

E. Kết quả của test tâm lý.

3.       Các bệnh lý nào sau đây thường gây sa sút trí tuệ.

A.Tâm thần phân liệt, động kinh.

B. Tuổi già, Tâm thần phân liệt.

@C. Hai câu trên đều đúng.

D. Viêm màng não, loạn thần cấp.     

E. Chấn thương sọ não, hôn mê kéo dài.

4.       Hậu quả nghiêm trọng nhất do bệnh tâm thần phân gây ra cho bệnh nhân bị bệnh mạn tính là.

A. Hoang tưởng dai dẳng.

B. Biến đổi nhân cách.

@C. Sa sút trí tuệ.

D. Bị ảo giác chi phối.

E. Giảm trí nhớ.

5.       Trí tuệ chậm phát triển thường

A. Có tính chất bẩm sinh

B. Di truyền

C. Bị mắc phải sau khi sinh

@D. Thưòng có tính chất bẩm sinh hoặc mắc ngay từ những năm đầu sau khi sinh

E. Thường do không có điều kiện để học tập

6.       Người có trí tuệ chậm phát triển ở mức độ không có nhận thức hoặc nhận thức rất yếu, thường gặp trong.

A. Chậm phát triển tâm thần vừa

B. Chậm phát triển tâm thần nhẹ

C. Chậm phát triển tâm thần nặng

@D. Cả 3 mức độ chậm phát triển trên

E. Trí tuệ sa sút

7.       Ở những người chậm phát triển trí tuệ thường kèm theo dị tật bẩm sinh về cơ thể.

A. Trí tuệ chậm phát triển nặng

B. Trí tuệ chậm phát triển vừa

C. Trí tuệ chậm phát triển nhẹ

D. Trí tuệ thiểu nặng, vừa và nhẹ

@E. Trí tuệ thiểu nặng cả 3 mức đô

8.       Những mức độ chậm phát triển trí tuệ nào sau đây, ta có thể chữa khỏi được.

A. Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ

B. Chậm phát triển ở mức độ vừa

C. Chậm phát triển ở mức độ nhẹ và vừa

@D. Không chữa khỏi được, mà những trường hợp nhẹ thông qua huấn luyện ta có khả năng cải thiện được phần nào nhận thức     

E. Hoàn toàn ta không thể chữa khỏi được

9.       Trong chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nào người bệnh có thể học tập được song khả năng tiếp thu chậm

A. Mức độ vừa

@B. Mức độ nhẹ

C. Mức độ vừa và nhẹ

D. Không thể học tập được

E. Không học tập được mà chỉ bắt chước người khác trong một số công việc

10.  Biểu hiện hành vi cơ bản của người chậm phát triển trí tuệ

A. Hành vi phản ảnh nhu cầu bản năng

B. Hành vi mang tính xung động

@C. Hành vi thiếu sự kiềm chê,ú mang tính chất thô bạo nguy hiểm

D. Hành vi đơn điệu riêng biệt rời rạc

E. Bao gồm những hoạt động đơn giản

11.  Trí tuệ là.

A. Khả năng suy nghĩ của con người để tìm ra quy luật

B. Năng lực nhận thức một cách trừu tượng để nhận thức sự vật và hiện tượng một cách khái quát

@C. Khả năng vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn để hình thành nhận thức, phán đoán mới

D. Năng lực hình thành qua quá trình đào tạo

E. Một trạng thái tâm lý nhất thời, biểu hiện năng lực của con người trong một thời gian nhất định

12.  Để rèn luyện trí tuệ

@A. Có một cơ thể, một bộ óc lành mạnh, được rèn luyện qua học tập và lao động tạI Nhà trường và thục tiễn.

B. Dùng các thuốc dưỡng não làm tăng cường hoạt động các chất trung gian hoá học

C. Thì các hoạt động tâm thần tham gia vào quá trình ghi nhận phải hưng phấn đúng mức

D. Các phương pháp thư giãn, dưỡng sinh, thái cực quyền.... có tác dụngtốt

E. Các câu trên đều đúng.

13.  Các bệnh lý của trí tuệ bao gồm.

A. Hưng phấn và ức chế

B. Mất trí và sa sút trí tuệ

C. Sa sút trí tuệ thuận chiều và ngược chiều

D. Trí tuệ tăng hoạt động

@E. Chậm phát triển và sa sút trí tuệ

14.  Bệnh lý nào sau đây, thường do quá trình thoái hoá ở người lớn tuổi

@A. Sa sút trí tuệ

B. Trầm cảm

C. Tâm thần phân liệt

D. Rối loạn phân ly

E. Hội chứng ngoại tháp

15.  Các nguyên nhân thường gặp của chậm phát triển trí tuệ.

@A. Bẩm sinh, TTPL, động kinh, bệnh chuyển hoá - nội tiết, chấn thương sọ não, di chứng nhiễm trùng thần kinh, thiếu kích thích văn hoá

B. Di truyền, thất học, TTPL, động kinh, bệnh chuyển hoá - nội tiết, chấn thương sọ não, di chứng nhiễm trùng thần kinh, trầm cảm trẻ em

C. TTPL, động kinh, nhiễm trùng thần kinh, trầm cảm trẻ em, bệnh chuyển hoá - nội tiết, nghiện độc chất, loạn động muộn, thất học, di truyền

D. TTPL, động kinh, di chứng nhiễm trùng thần kinh, do dùng corticoid kéo dài, bệnh chuyển hoá - nội tiết, thất học, nghiện độc chất, di truyền

E. Bẩm sinh, thất học, nhiễm trùng thần kinh, chấn thương sọ não, trầm cảm mạn tính, nghiện độc chất, di truyền

16.  Sự phát triển trí tuệ có liên quan đến

A. Vòng đầu khi trẻ mới sinh, nhóm máu, dinh dưỡng, giáo dục

@B. Giáo dục, bệnh lý cơ thể và tâm thần, di truyền

C. Mức sống, khối lượng của não, nghề nghiệp của bố mẹ

D. Tình trạng sức khoẻ của bố mẹ, tuổi sinh con của mẹ, chế độ ăn nhiều đạm, giáo dục

E. Số lượng anh chị em, giáo dục, trình độ của bố mẹ, dinh dưỡng

17.  Khả năng xử lý một tình huống tối ưu được gọi là.

A. Năng lực phán đoán

B. Tư duy

C. Quá trình phân tích

@D. Trí tuệ

E. Phản xạ có điều kiện

18.  Phương pháp điều trị nào sau đây được dùng trong chậm phát triển trí tuệ.

A. Thuốc an thần kinh - bình thần

B. Vật lý trị liệu

C. Các thuốc dưỡng não

D. Chất dinh dưỡng có DHA

@E. Các câu trên đều sai

19.  Bệnh Down là.

A. Một bệnh loạn thần

B. Do rối loạn chuyển hoá

C. Một bệnh điều trị khỏi

@D. Một bệnh lý chậm phát triển trí tuệ

E. Một bệnh làm ức chế hoạt động tư duy

20.  Hậu quả nặng nề nhất của tâm thần phân liệt.

A. Gây rối loạn sinh hoạt gia đình và xã hội

B. Tốn kém do điều trị nội trú dài ngày

@C. Sa sút trí tuệ

D. Có những cơn xung động nguy hiểm

E. Kháng với điều trị

21.  Học tập, rèn luyện qua lao động là các yếu tố đủ để hình thành trí tuệ

A. Đúng

@B. Sai

22.  Trí tuệ chậm phát triển có............ mức độ

23.  Alzheimer là bệnh mất trí bẩm sinh

A. Đúng

@B. Sai

24.  Bệnh nhân chậm phát triển trí tuệ bao giờ cũng kèm theo mất cảm xúc

A. Đúng

@B. Sai

25.  Chậm phát triển trí tuệ mức độ............ có thể huấn luyện làm một số công việc lao động chân tay

RỐI LOẠN TRI GIÁC

1.       Tri giác.

@A. Là tổng hợp tất cả các cảm giác, giúp ta nhận thức được sự vật một cách toàn bộ.

B. Là mức độ nhận thức thấp hơn cảm giác.

C. Chỉ có thể được khi phải có sự vật trước mắt, nếu không thì ta không thể tri giác được

D. Có thể thực hiện được chỉ cần nhờ đến các giác quan.

E. Bị chi phối bởi các hoạt động nội tiết.

2.       Ảo giác là triệu chứng.

A. Thường gặp khi quá trình tri giác bị trở ngại.

B. Ít có giá trị trong lâm sàng khoa tâm thần.

C. Không thể điều trị được.

@D. Cơ bản của các trạng thái loạn thần.

E. Của các bệnh tâm căn.

3.       Rối loạn tri giác nào thường gặp trong hội chứng trầm cảm ?

A. Ảo tưởng.

@B. Loạn cảm giác bản thể.

C. Tăng cảm giác.

D. Ảo khứu.

E. Ảo vị.

4.       Trong trường hợp bệnh nhân nghe tiếng người nói trong đầu mình phát ra, đó là triệu chứng

A. Ảo giác đặc biệt.

B. Ảo tưởng lời nói.

@C. Ảo thanh giả.

D. Ảo thanh thật.

E. Hoang tưởng bị theo dõi.

5.       Rối loạn tri giác nào là thành phần quan trọng của hội chứng tâm thần tự động ?

A. Ảo tưởng lời nói.

B. Giảm cảm giác.

@C. Ảo thanh giả.

D. Ảo giác thật.   

E.  Ảo giác xúc giác.

6.       Trong số các triệu chứng sau đây, triệu chứng nào có thể gặp ở người không bị loạn thần ?

A. Ảo thanh.

B. Ảo thị.

@C. Ảo tưởng.

D. Ảo vị.

E. Ảo khứu.

7.       Trong bệnh động kinh thùy thái dương, các triệu chứng rối loạn tri giác thường gặp là.

A. Ảo khứu, giải thể nhân cách.

B. Ảo thị ghê rợn, tăng cảm giác.

C. Ảo giác giả, tăng cảm giác.

@D. Ảo vị, ảo khứu.

E. Ảo thanh thô sơ, ảo khứu.

8.       Ảo giác là.

@A. Tri giác không có đối tượng.

B. Tri giác sai toàn bộ các thuộc tính của sự vật.

C. Do hoang tưởng mà hình thành.

D. Do các bệnh lý của giác quan gây ra.     

E. Mất ngủ kéo dài gây ra

9.       Ảo giác giả là.

A. Không có thật trong thực tế khách quan.

B. Do bệnh nhân tưởng tượng.

C. Do bệnh nhân tiếp nhận được qua giác quan.

D. Rất hiếm gặp trong các bệnh lý loạn thần.

@E. Đáp ứng với điều trị bằng các thuốc an thần kinh.

10.  Ảo giác được phân loại dựa trên.

A. Hình tượng, kết cấu, nội dung.

B. Sự chi phối của ảo giác, giác quan, kết cấu.

@C. Hình tượng, kết cấu, theo giác quan và thái độ của bệnh nhân.

D. Thái độ và ý muốn của bệnh nhân.

E. Tất cả các câu trên đều đúng.

11.  Khả năng tập hợp các đặc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng để nhận thức một cách toàn bộ là.

A. Tư duy.

B. Cảm xúc.

@C. Tri giác.

D. Cảm giác.

E. Nhận thức.

12.  Quá trình nhận thức từ thấp đến cao là.

A. Cảm giác, cảm xúc, tư duy, trí tuệ.

@B. Cảm giác, tri giác, tư duy.

C. Cảm giác, tư duy, trí tuệ.

D. Cảm giác, tri giác, biểu tượng.

E. Cảm giác, tri giác, tổng hợp.

13.  Loại rối loạn cảm giác nào không phải là triệu chứng loạn thần?

A. Ảo tưởng, ảo giác, loạn cảm giác bản thể, tăng cảm giác.

B. Ảo tưởng, ảo giác, dị cảm, tăng cảm giác.

@C. Tăng cảm giác, giảm cảm giác, loạn cảm giác bản thể.

D. Ảo tưởng, ảo giác, tăng cảm giác, giảm cảm giác.

E. Ảo tưởng, tăng cảm giác, loạn cảm giác bản thể, ảo giác.

14.  Khi ngưỡng kích thích giảm thì có triệu chứng.

@A. Tăng cảm giác.

B. Giảm cảm giác.

C. Loạn cảm giác bản thể.

D. Ảo giác.

E. Ảo tưởng.

15.  Những cảm giác khó chịu trong cơ thể, trong nội tạng là.

A. Tăng cảm giác.

B. Trầm cảm.

C. Nghi bệnh.

@D. Loạn cảm giác bản thể.

E. Hoang tưởng

16.  Quá trình tri giác bị sai lạc do điều kiện vật lý tạo ra là.

A. Ảo ảnh.

B. Ảo giác.

@C. Ảo tưởng.

D. Tri giác sai thực tại.

E. Giải thể nhân cách.

17.  Ảo thanh bình phẩm là triệu chứng đặc trưng của

A. Loạn thần phản ứng.

B. Rối loạn stress sau sang chấn.

C. Loạn thần do nhiễm trùng.

@D. Tâm thần phân liệt

E. Loạn thần nội sinh.

18.  Ảo giác là triệu chứng.

@A. Bệnh nhân không kiểm soát được.

B. Xuất hiện khi điều kiện tri giác không thuận lợi.

C. Của loạn thần nội sinh.

D. Ít gặp trên lâm sàng khoa tâm thần.

E. Khó điều trị.

19.  Thuốc nào sau đây có tác dụng chống ảo giác tốt?

A. Seduxen

B. Aminazin

C. Tisercin

@D. Haloperidol

E. Meprobamate.

20.  Gọi là ảo giác giả vì.

A. Là ảo giác không có thật.

@B. Không tiếp nhận thông qua các giác quan.

C. Bệnh nhân giả vờ.

D. Không chứng minh được.

E. Bệnh nhân tri giác được những sự vậtk không có thật.

21.  Tri giác là mức độ nhận thức cao hơn..................

22.  Tăng cảm giác do ngưỡng kích thích............

23.  Người bình thường trong một số điều kiện đặc biệt cũng có ảo tưởng

@A. Đúng

B. Sai

24.  Ảo tưởng đáp ứng tốt với điều trị băng thuốc an thần kinh

A. Đúng

@B. Sai

25.  Ảo thị là triêu chứng quan trọng để chẩn đoán tâm thần phân liệt

A. Đúng

@B. Sai

TRẦM CẢM

1.       Triệu chứng nào trong các triệu chứng sau là triệu chứng cơ bản của một giai đoạn trầm cảm.

A. Ngủ nhiều

@B. Tăng mệt mỏi, giảm hoạt động

C. Kích thích tình dục

D. Hoang tưởng bị truy hại

E. Sững sờ bất động

2.       Triệu chứng phổ biến của một giai đoạn trầm cảm.

A. Tăng sự tập trung chú ý

B. Ý tưởng tự cao

@C. Rối loạn giấc ngủ

D. Tăng tính tự tin     

E. Ăn ngon miệng

3.       Triệu chứng nào không gặp trong trầm cảm.

A. Rối loạn giác ngủ

@B. Mất định hướng không gian, thời gian

C. Mất các thích thú

D. Ý tưởng tự sát

E. Ăn mất ngon, sút cân

4.       Trong trầm cảm nội sinh không gặp trong.

A. Trầm cảm phân liệt - cảm xúc

B. Sụt cân

@C. Hoang tưởng tự cao

D. Mất ngủ cuối đêm     

E. Trầm cảm lưỡng cực

5.       Hoang tưởng thường gặp nhất trong trầm cảm là.

A. Hoang tưởng tự cao

B. Hoang tưởng bị chi phối

@C. Hoang tưởng bị hại

D. Hoang tưởng ghen tuông

E. Hoang tưởng được yêu

6.       Trong thể trầm cảm điển hình, rối loạn khí sắc được biểu hiện.

@A. Tình trạng buồn chán bệnh lý

B. Dễ hưng phấn

C. Cảm xúc khoái cảm

D. Hay xúc động

E. Tự tin chính mình

7.       Trong trầm cảm điển hình, rối loạn nội dung tư duy được biểu hiện.

A. Cảm giác tự tin

B. Thương hại người khác

@C. Người bệnh than phiền không ai hiểu mình

D. Lạc quan

E. Thấy có nhiều người giúp đỡ mình

8.       Dấu hiệu sớm nhất trong trầm cảm điển hình về tâm lý - vận động.

A. Tăng nghị lực

B. Cảm giác sung sức

@C. Thiếu quyết định

D. Khởi động nói nhanh

E. Âm điệu cao, dứt khoát rõ ràng

9.       Trong trầm cảm điển hình triệu chứng ngưng trệ thể chất được biểu hiện.

A. Mất ngủ đầu giấc

B. Ham thích tình dục tăng

C. Huyết áp tăng

D. Các triệu chứng tiến triển không thay đổi trong ngày

@E. Chán ăn giảm cân

10.  Bệnh nhân trầm cảm không có biểu lộ rối loạn khí sắc mà chỉ than phiền về các triệu chứng cơ thể, được chẩn đoán là

@A. Trầm cảm cơ thể

B. Trầm cảm cơ thể hoá

C. Trầm cảm không biệt định

D. Trầm cảm nội sinh

E. Tương đương trầm cảm

11.  Một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm nội sinh là.

A. Tính chất liên tục của các triệu chứng

B. Có phản ứng trực tiếp với stress

C. Tính chất đơn cực của các triệu chứng

@D. Nhân tố di truyền     

E. Không có tiền sử gia đình (trầm cảm hoặc hưng cảm)

12.  Thời kỳ hay tự sát nhất của trầm cảm nội sinh là.

A. Tự sát lúc nửa đêm

@B. Tự sát vào thời kỳ đang lại sức

C. Tự sát lúc sáng sớm

D. Tự sát khi bắt đầu điều trị

E. Tự sát vào buổi chiều

13.  Triệu chứng đặc biệt của cơn trầm cảm tâm sinh.

@A. Buồn thường có mức độ giao động

B. Không cần tình thương của ai

C. Có các hoang tưởng

D. Không lo âu

E. Thuyên giảm vào buổi chiều

14.  Chọn một loại điều trị chủ yếu nhất cho trầm cảm tâm sinh.

A. Amitriptyline

B. Desipramine

@C. Liệu pháp tâm lý

D. Anafranil

E. Sốc điện

15.  Bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện lo âu, bồn chồn, mất ngủ. Chọn một thuốc chống trầm cảm thích hợp nhất.

A. Tofranil     

B. Desipramine

@C. Amitriptyline

D. Prozac

E. Imipramine

16.  Triệu chứng nào trong các triệu chứng sau là triệu chứng cơ bản của một giai đoạn trầm cảm

A. Mất ngủ đầu giấc

@B. Khí sắc trầm

C. Giảm tập trung chú ý

D. Không sút cân

E. Giảm tự tin

17.  Triệu chứng phổ biến của một giai đoạn trầm cảm.

@A. Giảm sự chú ý

B. Ý tưởng tự cao

C. Quan tâm đến mọi người

D. Giảm vận động

E. Tin tưởng vào tương lai

18.  Phân loại trầm cảm theo nguyên nhân (Kielhopz) gồm.

A. 1 Loại

B. 2 Loại

@C. 3 Loại

D. 4 Loại

E. 5 Loại

19.  Các thể lâm sàng của trầm cảm gồm.

A. 1 thể

B. 2 thể

@C. 3 thể

D. 4 thể

E. 5 thể

20.  Một trong các thể của trầm cảm tâm sinh là.

A. Trầm cảm đơn cực

@B. Trầm cảm phản ứng

C. Trầm cảm thoái triển

D. Trầm cảm triệu chứng

E. Trầm cảm thực tổn

21.  Một trong các thể của trầm cảm nội sinh là.

A. Trầm cảm thực tổn

@B. Trầm cảm thoái triển

C. Trầm cảm phản ứng

D. Trầm cảm triệu chứng

E. Trầm cảm tâm căn

22.  Trầm cảm do bệnh thực tổn gây ra gọi là.

@A. Trầm cảm triệu chứng

B. Trầm cảm lưỡng cực

C. Trầm cảm suy kiệt

D. Trầm cảm phản ứng

E. Trầm cảm thoái triển

23.  Hội chứng trầm cảm có bao nhiêu loại triệu chứng.

            A. 1 loại

B. 2 loại

C. 3 loại

@D. 4 loại

E. 5 loại

24.  Trong các thể trầm cảm điển hình, luôn có triệu chứng.

A. Suy nhược

B. Chán ăn

C. Buồn chán bệnh lý

D. Rối loạn tính tình dể hưng cảm

E. Tăng tính xúc động

25.  Trong rối loạn nội dung tư duy của hội chứng trầm cảm điển hình, một trong các triệu chứng thể hiện sự phủ định thế giới bên ngoài là.

A. Nhiều người giúp đỡ mình

B. Nhiều người hiểu mình

@C. Tự thương hại mình

D. Hoang tưởng phát minh

E. Hoang tưởng nghi bệnh    

26.  Một trong các biểu hiện của sự ức chế tâm lý - vận động là.

A. Sự tăng hoạt động vận động

@B. Bệnh nhân chậm chạp

C. Tăng khả năng lựa chọn

D. Khó mệt mỏi

E. Cảm giác thời gian đi qua nhanh

27.  Đặc điểm rối loạn giấc ngủ trong trầm cảm điển hình là.

A. Tăng ham thích tình dục

@B. Mất ngủ cuối giấc

C. Ăn nhiều

D. Mất ngủ đầu giấc

E. Ngủ nhiều

28.  Trầm cảm ẩn còn được gọi là.

A. Trầm cảm không điển hình

@B. Trầm cảm cơ thể

C. Trầm cảm lưỡng cực

D. Trầm cảm tâm sinh

E. Trầm cảm thực tổn

29.  Một trong những lý do để có thể chẩn đoán trầm cảm ẩn là.

A. Không có nguyên nhân thực thể

@B. Không thấy rõ các dấu hiệu trầm cảm về mặt tâm thần

C. Sự tiến triển liên tục

D. Có hiệu quả với điều trị các triệu chứng

E. Không hiệu qủa với điều trị các thuốc chống trầm cảm

30.  Một bệnh nhân trầm cảm cần được chẩn đoán phân biệt với lo âu nhờ các triệu chứng sau.

            A. Lo sợ sự bất hạnh sẽ xãy đến ( kèm theo cáu gắt )

B. Hoạt động thần kinh thực vật quá mức

@C. Cảm xúc nền tảng là buồn

D. Cảm xúc nền tảng là sợ

E. Căng thẳng vận động ( bồn chồn, run )

31.  Trong lâm sàng chẩn đoán phân biệt giữa lo âu và trầm cảm gặp khó khăn do.

A. Trong trầm cảm có hoảng sợ

@B. Trong trầm cảm có lo âu nhẹ

C. Trong lo âu có trầm cảm nặng

D. Trong trầm cảm có ý tưởng tự ti, tự buộc tội

E. Trong thực tế lo âu và trầm cảm kết hợp với nhau, lo âu chiếm ưu thế

32.  Một trong những triệu chứng có ý nghĩa để chẩn đoán trầm cảm là.

A. Sự lo âu mất ngủ đầu giác

@B. Sự tiến triển tốt hơn về buổi chiều

C. Còn các hứng thú

D. Còn tin tưởng chính mình

E. Hồi hộp, đau nhức trước tim, ngột ngạt....

33.  Một trong những triệu chứng thể chất gặp trong hội chứng trầm cảm là.

A. Đau bụng

B. Nôn mửa

@C. Táo bón

D. Rát miệng

E. Đắng miệng

34.  Một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm nội sinh là.

@A. Tính chất chu kỳ các triệu chứng

B. Không có tiền sử gia đình

C. Có yếu tố phản ứng trực tiếp với stress

D. Tính chất nặng về buổi chiều

E. Không có sự đau khổ tâm thần

35.  Một trong những loại trầm cảm được xếp vào trầm cảm nội sinh là.

A. Trầm cảm ẩn

B. Trầm cảm tương đương

C. Trầm cảm không trầm cảm

@D. Trầm cảm thoái triển

E. Trầm cảm kích động

36.  Nhiều tác giả đề nghị các chuyên khoa khác gởi đến chuyên khoa tâm thần những bệnh nhân có đặc điểm sau.

A. Bệnh nhân cho mình rối loạn tâm thần

B. Mức độ trầm trọng của các triệu chứng có thể do bệnh nhân gây ra phù hợp vớithăm khám lâm sàng và xét nghiệm

@C. Chưa khám chuyên khoa tâm thần lần nào

D. Điều trị nội khoa có kết quả

E. Điều trị các thuốc an thần kinh không có kết quả

37.  Chọn thuốc chống trầm cảm nào khi bệnh nhân bị ức chế tâm thần vận động

A. Amitriptyline

@B. Desipramine

C. Laroxyl

D. Stablon

E. Surmontil

38.  Liều trung bình cho người lớn của amitriptyline là.

A. 50mg - 90mg

B. 25mg - 45mg

@C. 100mg - 200mg

D. 200mg - 250mg

E. 225mg - 275mg

39.  Một trong những triệu chứng tác dụng không mong muốn của thuốc chống trầm cảm 3 vòng là.

@A. Táo bón

B. Đi lỏng

C. Mạch chậm

D. Chảy nước bọt

E. Đái rắt, đái buốt

40.  Khi nào 1 bệnh nhân trầm cảm phải đưa vào viện điều trị nội trú.

A. Ăn uống kém

B. Giảm các thích thú

@C. Ý tưởng không xứng đáng, có nhiều tội lỗi

D. Sững sờ

E. Lo lắng, bồn chồn

41.  Theo tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ rối loạn trầm cảm trong dân số thế giới là.

A.1 %

B. 2 %

C. 3 %

D. 4 %

@E. 5 %

42.  Theo Rouillon nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm là.

A. 5% - 9%

@B. 10% - 20%

C. 21% - 29%

D. 30% - 39%

E. 40% - 50%

43.  Các triệu chứng cơ bản của một giai đoạn trầm cảm gồm.

A. 2 triệu chứng

@B. 3 triệu chứng

C. 4 triệu chứng

D. 5 triệu chứng

E. 6 triệu chứng

44.  Một trong 8 triệu chứng phổ biến của trầm cảm là.

@A. Giảm tự tin

B. Ý tưởng tự cao

C. Ăn ngon miệng

D. Tăng cân

E. Ngủ bình thường

45.  Phân loại trầm cảm theo nguyên nhân gồm: Trầm cảm nội sinh, trầm cảm tâm sinh, và.................

46.  Giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực là trầm cảm tâm sinh

A. Đúng

B. Sai

47.  Trong lâm sàng, chẩn đoán phân biệt giữa trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa ta dựa vào triệu chứng là trong lo âu không có các triệu chứng mất mọi quan tâm, thích thú và mất sáng kiến.

@A. Đúng

B. Sai

48.  Trên lâm sàng, nếu bệnh nhân có lo âu và trầm cảm kết hợp và ở mức độ bằng nhau hay đều ở mức độ nhẹ thì chẩn đoán thích hợp trên bệnh nhân này là....................

49.  Trên lâm sàng, chẩn đoán phân biệt giữa lo âu và trầm cảm đôi lúc gặp khó khăn là do cả hai đều có triệu chứng mất ngủ vào lúc gần sáng.

A. Đúng

@B. Sai

50.  Trong rối loạn lo âu, cảm xúc nền tảng của lo âu là........................., còn cảm xúc nền tảng trong trầm cảm là........................

51.  Trong suy nhược thần kinh, triệu chứng nổi bật trên bệnh cảnh lâm sàng là hoang tưởng tự ti, tự buộc tội, mất mọi quan tâm thích thú.

A. Đúng

@B. Sai

52.  Các bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nhất là trầm cảm cơ thể thường hay đến khám tại các phòng khám đa khoa và các cơ sở không phải chuyên khoa tâm thần vì rối loạn biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng cơ thể.

@A. Đúng

B. Sai

53.  Rối loạn nào sau đây có bệnh cảnh lâm sàng gần giống với trầm cảm cơ thể nhất.

A. Tâm thần phân liệt

@B. Rối loạn lo âu lan tỏa

C. Giai đoạn hưng cảm

D. Hội chứng căng trương lực

E. Tất cả các câu trên đều sai

LẠM DỤNG RƯỢU VÀ NGHIỆN RƯỢU

1.        Lạm dụng rượu là.

            A. Uống nhiều rượu, càng ngày phải uống càng nhiều.

            B. Khi ngừng uống thì bệnh nhân vật vã, thèm rượu.

            @C. Uống nhiều rượu, gây nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội.

            D. Một định nghĩa không bao gồm việc uống bia.

            E. Một bệnh lý tâm thần.

2.       Nghiện rượu.

            A. Là tình trạng say rượu kéo dài.

            @B. Làm cho bệnh phân phải uống rượu cho bằng được và dần dần bỏ bê công việc.

            C. Chủ yếu có nguyên nhân xã hội.

            D. Là một bệnh lý chỉ gặp ở nam giới.

E. Làm cho bệnh nhân phải uống một lượng rượu lớn.

3.       Các yếu tố gây nghiện rượu.

            @A. Do di truyền, tập tính, tâm lý xã hội.

            B. Do nguyên nhân văn hoá giao tiếp.

            C. Do bệnh lý nhân cách.

            D. Có yếu tố gia đình.

            E. Các câu trên đều sai.

4.       Nghiện rượu

            A. Không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính.

            @B. Thường kết hợp với trầm cảm

            C. Tăng dần theo thu nhập của người dân.

            D. Là bệnh lý thường gặp ở xứ lạnh.

            E. Chỉ có thể ngăn chặn bằng biện pháp giáo dục.

5.       Nghiện rượu

            A. Thường có liên quan đến hành vi phạm pháp.

            B. Là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

C. Là một trong những nguyên nhân gây ra bạo hành trong gia đình.

D. Gây ra một số bệnh lý thực thể nặng nề.

@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

6.       Lệ thuộc rượu.

A. Còn gọi là lạm dụng rượu.

B. Xuất hiện ngay sau lần uống rượu lần đầu tiên.

C. Không xảy ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khoẻ.

@D. Gây ra những cơn thèm rượu mãnh liệt.

E. Chỉ xuất hiện ở những người có yếu tố di truyền.

7.       Khi nồng độ rượu ở trong máu từ 100-150mg/l thì

            A. Người uống cảm thấy thoải mái, êm dịu dễ chịu.

            B. Hôn mê.

            @C. Mất phối hợp động tác và dễ bị kích thích.

            D. Nói không rõ, thất điều.

            E. Mê sảng, kích động.

8.       Để phát hiện sớm người nghiện rượu.

            A. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng là chính.

            B. Phải đo nồng độ của rượu trong máu.

            @C. Thu thập thông tin từ người thân hoặc bạn bè.

            D. Khám thực thể để phát hiện các bệnh lý do rượu gây ra.

            E. Căn cứ vào số lượng rượu bệnh nhân uống hằng ngày.

9.       Lâm sàng của một bệnh cảnh nghiện rượu.

            @A. Đa dạng.

            B. Biểu hiện bằng những rối loạn tác phong nhất định.

            C. Chủ yếu là sự sa sút dần về trí tuệ.

            D. Thể hiện qua những hành vi phạm pháp.

            E. Hội chứng Kóc sa cốp.

10.  Những triệu chứng lâm sàng đầu tiên về mặt cơ thể của người nghiện rượu.

            @A. Trứng cá đỏ ở mặt, mũi to và đỏ, hồng ban ở lòng bàn tay, gan lớn, thâm nhiễm mỡ.

            B. Xơ gan, vàng da, teo tinh hoàn, vú to.

            C. Run tay, rụng tóc, da khô, gan lớn.

            E. Mũi to, hồng ban ở lòng bàn tay, hội chứng Kóc sa cốp.

11.  Phụ nữ nghiện rượu có thai

A. Sinh con nhẹ cân.

B. Chuyển dạ kéo dài.

@C. Thai có vòng đầu nhỏ, mặt bẹt, chậm trí (0,01-0,02%0)

D. Dễ bị xuất huyết.

E. Có nhiều triệu chứng ốm nghén, tăng thèm rượu.

12.   Hội chứng Wernick ở bệnh nhân nghiện rượu gồm các triệu chứng.

            @A. Rung giật nhãn cầu, thất điều, lú lẫn.

            B. Thất điều, run tay, giảm trí nhớ.

            C. Co giật, bịa chuyện, run tay.

            D. Bịa chuyện, viêm nhiều dây thần kinh.

            E. Quên, bịa chuyện, viêm nhiều dây thần kinh, xơ gan.

13.  Các tổn thương hệ thần kinh do rượu là

            A. Hội chứng Kóc sa cốp.

            B. Gồm có quên, bịa chuyện, viêm nhiều dây thần kinh.

            C. Teo não, loạn vận ngôn, thất điều.

            @D. Được điều trị bằng vitamin B1 liều cao.

            E. Các câu trên đều đúng.

14.  Tổn thương gan đầu tiên của người nghiện rượu.

            A. Xơ gan.

            B. Viêm gan.

            @C. Gan lớn, thâm nhiễm mỡ.

            D. Giảm chức năng gan.

            E. Gan bị sung huyết.

15.  Chỉ điểm cận lâm sàng để phát hiện nghiện rượu sớm là.

            A. Giảm hồng cầu và tiểu cầu.

            B. Men gan tăng.

            C. Tăng bạch cầu

            @D. Men b - glutamyl transferase tăng

            E. Tất cả các câu trên đều sai.

16.  Những hậu quả về mặt sức khoẻ của người nghiện rượu là

            A. Xơ gan, vàng da, ung thư miệng, lưỡi dạ dày.

            B. Teo tinh hoàn, Hội chứng Kóc sa cốp, teo não.

            C. Run tay, giảm trí nhớ, dễ bị chấn thương.

            D. Gia đình tan vỡ, mất việc làm.

            @E. Tâït cả các câu trên đều đúng.

17.  Hội chứng Kóc sa cốp.

            @A. Được điều trị bằng vitamin B1 liều cao.

            B. Xuất hiện ngay sau một thời gian ngắn uống rượu.

            C. Chỉ xuất hiện ở nam giới.

            D. Điều trị khỏi hoàn toàn ở tất cả người nghiện rượu

            E. Thường gặp ở bệnh nhân nghiện rượu lớn tuổi.

18.  Bệnh nhân nghiện rượu nêu ngưng uống thì

            A. Sẽ xuất hiện hội chứng cai.

B.        Có thể lên cơn co giật.

C. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện sảng rượu.

D. Phải đề phòng hội chứng cai bằng cách điều trị bằng các thuốc benzodiazepines và vitamin nhóm B

@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

19.  Mức độ trầm trọng được sắp xếp theo.

A. Lệ thuộc rượu - nghiện rượu

B. Lạm dụng rượu - Sử dụng rượu có hại

C. Lệ thuộc rượu - sử dụng rượu có hại

@D. Lạm dụng rượu - lệ thuộc rượu

E. Nghiện rượu - lệ thuộc rượu

20.  Hiện nay, tại nước ta hành vi sử dụng rượu phổ biến là.

@A. Lạm dụng rượu

B. Nghiện rượu

C. Lệ thuộc rượu

D. Ngộ độc rượu

E. Loạn thần Kóc xa cốp

21.  Hậu quả nào là không đúng trong trường hợp lạm dụng rượu

A. Tai nạn giao thông

B. Năng suất lao động giảm

@C. Hội chứng Kóc xa cốp

D. Xung đột gia đình

E. Bị bắt giữ

22.  Tỷ lệ uống rượu của con cái khi bố mẹ đều nghiện rượu

A. 20%

@B. 25%

C. 30%

D. 35%

E. 40%

23.  Rối loạn tâm thần do rượu thường gặp là.

A. Hội chứng paranoid.

B. Hoang tưởng kỳ quái

C. Định kiến kéo dài

@D. Trầm cảm thứ phát

E. Ảo thính

24.  Nồng độ rượu trong máu đủ để người uống mất phối hợp động tác và dể bị kích thích là.

A. <100mg/dl

@B. 100-150mg/dl

C. 150-200mg/dl

D. 200-250mg/dl

E. >250mg/dl

25.  Bệnh cảnh lâm sàng của một bệnh nhân nghiện rượu ở giai đoạn đầu

A. Rất điển hình

B. Đa dạng

C. Triệu chứng tâm thần xuất hiện đầu tiên

D. Rất dễ phát hiện

@E. Rất khó phát hiện

26.  Xơ gan trên bệnh nhân lệ thuộc rượu

A. Là hậu quả đầu tiên của nghiện rượu

B. Do người nghiện rượu ăn ít chất đạm

C. Do người nghiện rượu bị viêm gan siêu vi

@D. Xuất hiện ở giai đoạn muộn của nghiện rượu

E. Là hậu quả tất yếu của nghiện rượu.

27.  Trong cơ thể người nghiện rượu, bộ máy bị ảnh hưởng đầu tiên là.

A. Thần kinh

B. Hô hấp

@C. Tiêu hoá

D. Tuần hoàn

E. Tiết niệu

28.  Hệ quả đối với hệ thần kinh trong nghiện rượu là.

@A. Do thiếu vitamin nhóm B

B. Do nồng độ cồn quy định

C. Có thể tránh được nếu uống từng lượng nhỏ

D. Do tạp chất trong rượu gây ra

E. Tất cả các câu trên đều sai

29.  Bệnh nhân nghiện rượu bị thất điều là do.

A. Rối loạn tiền đình

B. Nhược cơ

C. Rối loạn định hướng không gian

D. Rối loạn thị giác

@E. Tổn thương tiểu não

30.  Tổn thương nào sẽ xuất hiện lần lượt ở bệnh nhân nghiện rượu

A. Thất điều - lú lẫn

@B. Hội chứng Wernick - Hội chứng Kóc xa cốp

C. Thiếu máu - Viêm dây thần kinh

D. Loét dạ dày - hồng ban ở lòng bàn tay

E. Loét dạ dày - viêm dây thần kinh

31.  Tổn thương nào do rượu gây ra là không phục hồi được dù điều trị bằng vitamin nhóm B liều cao

A. Viêm đa dây thần kinh

B. Run tay

C. Tê bì

@D. Teo não

E. Tất cả các câu trên đều đúng

32.  Điều trị cai nghiện rượu nhằm các mục đích sau.

@A. Điều trị hội chứng cai, rối loạn tâm thần, tái phục hồi chức năng

B. Phòng ngừa xơ gan, phục hồi chức năng tại cộng đồng, phòng ngừa tái nghiện

C. Điều trị hội chứng Kóc xa cốp, nâng cao thể trạng, phục hồi chức năng

D. Điều trị hội chứng cai, nâng cao thể trạng, phòng ngừa tái nghiện

E. Điều trị hội chứng Kóc xa cốp, phục hồi chức năng tại cộng đồng, phòng ngừa tái nghiện

33.  Phác đồ điều trị sảng rượu.

@A. Librium, vitamin C, choáng điện

B. Tisercin, vitamin B1, choáng điện

C. Librium, acid Folic, Vitamin B1

D. Haldol, vitamin C, Acid Folic

E. Tất cả các câu trên đều đúng

34.  Liều vitamin B1 trong điều trị sảng rượu là.............mg/ngày

35.  Liều Librium trong điều trị sảng rượu trong ngày đầu tiên là 50mg/4 giờ

@A. Đúng

B. Sai

36.  Tái phục hồi chức năng tại cộng đồng nhằm mục đích. duy trì tình trạng cai rượu cho bệnh nhân, điều trị và phục hồi các bệnh lý kết hợp để bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.

@A. Đúng

B. Sai

37.  Nguyên nhân nghiện rượu.

A. Do di truyền

B. Do yếu tố văn hóa

C. Do áp lực bạn bè

D. Do yếu tố tâm lý

@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

38.  Liều disulfiram được sử dụng trong phòng ngừa tái nghiện là

A. 50 mg/ngày

B. 100mg/ngày

C. 200mg/ngày

@D. 250mg/ngày

E. 300mg/ngày

39.  Đối phó với nạn nghiện rượu, đó chỉ là trách nhiệm của ngành y tế

A. Đúng

@B. Sai

40.  Một bệnh nhân nghiện rượu, khi ngừng uống thì xuất hiện các triệu chứng. run rẩy, toát mồ hôi và nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác, chẩn đoán thích hợp nhất là.

A. Lạm dụng rượu

B. Nghiện rượu

@C. Hội chứng cai

D. Sảng rượu

E. Tất cả các câu trên đều đúng

41.  Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng của nghiện rượu.

A. Thèm muốn rượu mãnh liệt, khi ngưng sử dụng có hội chứng cai

B. Thèm muốn rượu mãnh liệt, phải tăng liều dần mới đạt được khoái cảm

@C. Khi ngừng sử dụng có hội chứng cai, có thể làm chủ được bản thân

D. Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù đã có những hậu quả về mặt cơ thể

E. Phải tăng liều dần mới đạt được khoái cảm

42.  Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng nào của bệnh nhân nghiện rượu cho kết quả giảm....................

43.  Khi nào tái phục hồi chức năng cho bệnh nhân nghiện rượu thành công thì mới xem việc điều trị cho bệnh nhân nghiện rượu mới có kết quả

@A. Đúng

B. Sai

44.  Tổ chức những sinh hoạt tập thể cho bệnh nhân cai rượu để sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm điều trị, động viên nhau là rất hữu ích

A. Đúng

B. Sai

45.  Để phòng ngừa tái nghiện rượu ta có thể sử dụng thuốc nào sau đây?

@A. Disulfiram

B. Vitamin B1 liều cao

C. Vitamin A

D. Acide Folic

E. Tất cả các câu trên đều sai

46.  Sự phối kết hợp giữa ngành y tế và các ban ngành đoàn thể là rât cần thiết cho việc tuyên truyền giáo dục chống nạn nghiện rượu

@A. Đúng

B. Sai

47.  Ở nước ta đã bắt đầu phạt những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong cao vượt mức cho phép.

@A. Đúng

B. Sai

48.  Để giảm sự tiêu thụ rượu bia, ta có thể áp dụng các biện pháp sau.

            A. Cấm quảng cáo rượu bia

            B. Không bán cho trẻ em.

            C. Không được uống rượu bia nơi công cộng

            D. Hạn chế giờ bán bia rượu.

            @E. Tất cả các biện pháp trên đều đúng

49.  .........................vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghiện rượu.

50.  Uống rượu do bạn bè lôi kéo, do bắt chước đó là nguyên nhân....................

NGHIỆN MA TÚY

1.       Ma tuý ngày nay đuợc dùng để gọi các chất gây nghiện như.

@A. Morphin, heroin, cần sa, các thuốc ngủ barbiturat, các thuốc bình thần họ benzodiazepine, các chất gây loạn thần, rượu, thuốc lá.

B. Morphin, heroin, cần sa, các thuốc ngủ barbiturat, Diazepam, gardenal, LSD-25, Rượu, thuốc lá.

C. Morphin, heroin, cần sa, các thuốc ngủ barbiturat, Aminazin, Seduxen, Amphetamine, rượu, thuốc lá.

D. Morphin, heroin, cần sa, các thuốc nhuận trường, giảm đau, các thuốc ngủ barbiturat, rượu, thuốc lá.

E. Morphin, heroin, cần sa, các thuốc ngủ barbiturat, Diazepam, LSD-25, Amphetamine.

2.       Sự sử dụng đều đặn một sản phẩm gây ra sự thèm muốn sử dụng lại, không cần phải tăng liều và chỉ kèm theo sự phụ thuộc về tâm lý , đó là.

A. Do tác dụng phụ gây ra.

B. Sự nghiện thuốc.

@C. Sự quen thuốc.

D. Do hội chứng cai gây ra.

E. Tất cả các câu trên đều sai.

3.       Sự sử dụng lập đi lập lại một chất do thèm muốn bắt buộc phải sử dụng tiếp, phải tăng liều dần, nếu ngừng thì sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng cơ thể, gọi là

A. Do tác dụng phụ gây ra.

@B. Sự nghiện độc chất.

C. Sự quen thuốc.

D. Do hội chứng cai ma túy gây ra.

E. Tất cả các câu trên đều sai.

4.       Đối tượng bắt đầu nghiện ma tuý thường là.

A. Tuổi trung niên.

@B. Thanh thiếu niên.

C. Do nhiều tiền của.

D. Do học vấn thấp.

E. Do bệnh tật.

5.       Một trong những yếu tố làm cho vấn đề nghiện ma tuý trở nên dai dẵng là.

A. Hội chứng cai.

B. Trầm cảm.

@C. Áp lực của nhóm nghiện.

D. Chống ma tuý chưa triệt đế.

E. Tác dụng gây khoái cảm của ma tuý.

6.       Các nguyên nhân tâm lý của nghiện ma tuý là do.

@A. Tò mò, bắt chước, do stress, bị lôi kéo, trạng thái tâm lý nhất thời.

B. Muốn tìm đến khoái cảm, thiếu hiểu biết, dễ tiếp cận đến chất ma tuý.

C. Công tác quản lý thanh thiếu niên chưa chặt chẽ, tiếp cận với văn hoá phẩm độc hại.

D. Thiếu giáo dục, muông chiều, gia đình mất hạnh phúc.

E. Tất cả các câu trên đều đúng.

7.       Tất cả các chất Opioid khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành.

A. Heroin.

B. Amphetamine

C. Ectasy.

D. Methadone

@E. Mocphin

8.       Hội chứng cai ma túy thường xuất hiện sau khi ngừng thuốc kỳ cuối

A. Xuất hiện ngay sau ngừng thuốc

B. Xuất hiện sau vài giờ

C. Xuất hiện sau 24 giờ

@D. Xuất hiện sau khi ngày thuốc kỳ cuối 8 - 16 giờ

E. Xuất hiện sau 72 giờ

9.       Tình trạng sụt cân trong thời kỳ cai nghiện ma túy

A. Những ngày cuối khi hội chứng cai hết

B. Những ngày đầu khi cai

@C. Một tuần sau khi cai

D. Không sụt cân thời kỳ cai

E. Lên cân trong thời gian cai

10.  Triệu chứng làm bệnh nhân khó vượt qua trong những kỳ cai nghiện ma túy là.

A. Chảy nước mắt nước mũi.

B. Toát mồ hôi, ớn lạnh.

C. Đau mỏi cơ bắp.

@D. Thèm muốn châït ma túy.

E. Buồn nôn.

11.  Đối với hội chứng cai ma túy, nếu không điều trị thì.

@A. Hội chứng cai sẽ tự hết trong vòng 3-4 ngày.

B. Hội chứng cai kéo dài gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

C. Hội chứng cai sẽ tự hết sau 2 tuần.

D. Hội chứng cai sẽ gây nhiều biến chứng tâm thần.

E. Hội chứng cai sẽ tái phát sau 3-4 ngày.

12.  Nguyên tắc cơ bản sử dụng thuốc hướng thần để cắt cơn nghiện ma túy

A. Thuốc hướng thần phải dùng ngay từ đầu.

B. Thuốc phải dùng liều cao.

C. Thuốc phải dùng là thuốc đa tác dụng.

D. Phải sử dụng thuốc an thần kinh hiệu lực cao.

@E. Dùng thuốc hướng thần phải căn cứ vào triệu chứng hoặc hội chứng nổi bật trên lâm sàng để chọn nhóm thuốc cho phù hợp

13.  Tiêu chuẩn xác định bệnh nhân nghiện ma túy

A. Bệnh nhân đang sử dụng chất ma túy.

B. Tiền sử có sử dụng chất ma túy.

C. Xét nhiệm nước tiểu có chất ma túy.

@D. Xét nghiệm nước tiểu có chất ma túy và khi ngưng sử dụng thì 6- 16 giờ xuất hiện hội chứng cai.

E. Mới tiêm chất ma túy nhưng lâm sàng không có hội chứng cai.

14.  Để cai nghiện ma túy có hiệu quả, ta nên:

A. Tổ chức cai nghiện bắt buộc.

B. Tăng cường công tác giáo dục tại cộng đồng.

@C. Tổ chức cai nghiện tập trung.

D. Tổ chức cai nghiện tại gia đình.

E. Cho bệnh nhân được cai nghiện tại bệnh viện đa khoa đêí tránh mặc cảm.

15.  Sử dụng Methadone để điều trị cai nghiện ma túy.

A. Là phương pháp hàng đầu trên thế giới.

B. Chỉ sử dụng cho bệnh nhân trẻ tuổi.

C. Đang được sử dụng hạn chế để thử nghiệm.

D. Do Methadone cũng là một opiat tranh chấp với mocphin ở thụ thể nên có thể gây nghiện.

@E. Câu C, D đúng.

16.  Liệu pháp tâm lý trong điều trị cai nghiện ma túy chủ yếu được áp dụng ở thời điểm

A. Bước đầu khi người bệnh đến cai

B. Trong thời gian cai

@C. Quá trình điều trị tại cơ sở, tại gia đình cũng như tại cộng đồng

D. Sau thời gian cai nghiện trở về cộng đồng

E. Chỉ có người thầy thuốc mới thực hiện liệu pháp này

17.  Những liệu pháp tốt nhất trong điều trị cai ma túy

A. Liệu pháp giải thích hợp lý

B. Liệu pháp ám thị

C. Liệu pháp thôi miên

D. Liệu pháp thư giản luyện tập

@E. Phối hợp nhiều liệu pháp trong suốt quá trình cai nghiện và để phòng tái nghiện

18.  Thái độ của cộng đồng đối với người nghiện ma túy

A. Cho họ là phạm nhân.

B. Là nạn nhân của xã hội.

C. Cần xa lánh người nghiện, cách ly họ.

D. Không cho họ tiếp tục công tác.

@E. Cần tôn trọng nhân phẩm của người mghiện.Không khinh bỉ xa lánh, thành kiến. Cần yêu thương, dung nạp họ, tạo điều kiện để họ cai nghiện thành công và họ có quyền như những người bình thường khác trong xã hội.

19.  Hiện nay ở nước ta, phương pháp cai nghiện ma túy chính thức được Bộ Y tế công nhận là.

@A. Liệu pháp an thần kinh.

B. Các bài thuốc Y học dân tộc.

C. Châm cứu.

D. Cai nghiện bắt buộc.

E. Cai nghiện tại cộng đồng.

20.  Các thuốc an thần kinh nào được sử dụng trong phác đồ điều trị cai ma tuý

A. Haloperidol.

B. Risperdal

C. Aminazin

@D. Tisercin

E. Thioridazine

21.  Hình thức cai nghiện ma túy nào sau đây ở nước ta là có hiệu quả nhất

A. Sử dụng tâm lý liệu pháp

B. Cai nghiện tại gia đình

C. Cai nghiện tập trung

D. Châm cứu

E. Quản lý tại phòng cách ly

22.  Hút thuốc lá có thể gây ra.

A. Nghiện

B. Lệ thuộc

@C. Ngộ độc

D. Quen thuốc

E. Các câu trên đều sai

23.  Nicotin là một độc chất gây nghiện

@A. Đúng

B. Sai

24.  Tỷ lệ nghiện ma tuý ở nước ta tại các thành phố lớn là.

A. 0,1%

B. 1,2%

@C. 0,6%

D. 1,6%

E. 1%

25.  Nguyên nhân thường đưa đến tệ nạn nghiện ma tuý là.

@A. Tâm lý, gia đình, xã hội, di truyền

B. Giáo dục, quản lý, lôi kéo, sinh học

C. Tâm lý, quản lý, xã hội, sinh học

D. Bố mẹ ly dị, xã hội ruồng bỏ, không có người chăm sóc

E. Giáo dục, di truyền, quản lý

26.  Tỷ lệ đào thải morphin ra khỏi cơ thể sau 24h là.

A. 9%

@B. 90%

C. 6%

D. 60%

E. 40%

27.  Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng cai ma túy.

A. Tiêu chảy

B. Đau cơ

C. Nôn mữa

D. Dị cảm

@E. Rung cơ

28.  Hội chứng cai ma túy gồm có.

@A. 12 triệu chứng

B. Các triệu chứng rối loạn tâm thần là chủ yếu

C. Các triệu chứng do suy chức năng gan tạo ra

D. Những triệu chứng nhiễm độc thần kinh

E. Những triệu chứng rối loạn vận động

29.  Tính chất nào làm cho bệnh nhân phải sử dụng chất ma tuý cho bằng được

A. Ngáp

B. Chảy nước mắt, nước mũi

C. Tiêu chảy

@D. Thèm chất ma tuý

E. Truỵ tim mạch

30.  Tính chất nào phù hợp với triệu chứng cai ma túy.

A. Bệnh nhân có thể tự khắc phục được các triệu chứng

@B. Các triệu chứng xuất hiện theo trình tự

C. Bệnh nhân lên cơn kích động nguy hiểm

D. Các triệu chứng loạn thần xuất hiện sớm

E. Các triệu chứng loạn thần xuất hiện muộn

31.  Người nghiện ma tuý là.

A. Tội phạm

@B. Bệnh nhân

C. Do trí tuệ kém phát triển

D. Một đối tượng cần cải tạo

E. Một đối tượng cần phải cách ly xã hội

32.  Phương pháp cai nghiện ma túy hiệu quả nhất là.

A. Methadone

B. Y học cổ truyền/ các bài thuốc

@C. Thuốc an thần kinh

D. Cải tạo lao động

E. Thuốc bình thần

33.  Methadone là.

@A. Một opiat

B. Thuốc an thần kinh

C. Thuốc có tác dụng ngắn

D. Hoàn toàn không gây độc tính

E. Các câu trên đều sai

34.  Levomepromazin

A. Là thuốc bình thần

B. Là thuốc an thần kinh không điển hình

C. Gây ra hội chứng ngoại tháp mạnh

@D. Được sử dụng để cai ma tuý

E. Là thuốc chỉnh khí sắc

35.  Một trong những khó khăn sau khi cai nghiện ma túy

A. Khó phục hồi sức khoẻ

@B. Tái nghiện

C. Để lại di chứng

D. Loạn thần di chứng

E. Trầm cảm muộn

36.  Cai nghiện ma tuý cần đến phương pháp

@A. Tổng hợp

B. Can thiệp y khoa đơn thuần

C. Cách ly bệnh nhân

D. Giáo dục là chủ yếu

E. Ngăn ngừa

37.  Amphetamine đang bị người nghiện ma túy sử dụng dưới dạng

A. Dexamphetamine

B. Xirô

@C. Metamphetamine

D. Hít

E. Tiêm chích

38.  Cần sa

@A. Được sử dụng dưới dạng hút

B. Là loại ma tuý tinh chất

C. Được người nghiện trẻ ưa dùng vì dể sử dụng

D. Được trồng hợp pháp

E. Có tác dụng gây khoái cảm mạnh nhất

39.  Chất ma tuý nào sau đây gây nhiều ảo giác

A. Heroin

B. Morphin

@C. LSD - 25

D. Cần sa

E. Cocain

40.  Nghiện ma túy là kết quả hội tụ của 3 yếu tố. Sản phẩm ma túy, môi trường gia đình xã hội và...................

41.  Nguyên nhân nghiện ma túy là.

A. Sản phẩm ma túy có sẵn, dễ kiếm

B. Môi trường gia đình không hòa thuận

C. Thiếu sự giáo dục của gia đình xã hội

D. Do đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên tò mò bắt chước và thích cảm giác lạ

@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

42.  Nghiện ma túy là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng quan trọng do.

@A. Ngày càng có nhiều chất ma túy tổng hợp, số lượng người nghiện ngày càng tăng.

B. Nghiện ma túy hay gặp ở lứa tuổi trung niên

C. Hay gặp ở người già và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS.

D. Ít gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

E. Nghiện ma túy đồng nghĩa với tội phạm                                 

43.  Việc điều trị phục hồi chức năng cho những người nghiện ma túy.

A. Chỉ được thực hiện ở các trung tâm cai nghiện và phải duy trì lâu dài

@B. Vai trò của gia đình xã hội và cộng đồng là hết sức quan trọng

C. Chỉ cần vai trò của gia đình và xã hội

D. Không bao gồm nhiệm vụ phát hiện sớm người nghiện và người tái nghiện

E. Tất cả các câu trên đều đúng

44.  Nhiệm vụ của cán bộ y tế trong phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy là.

@A. Nâng cao kiến thức chuyên môn về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người nghiện.

B. Triệt phá các ổ tiêm chích ma túy

C. Bắt buộc các đối tượng nghiện ma túy có hành vi phạm pháp vào điều trị

D. Sắp xếp tạo điều kiện cho người nghiện có việc làm

E. Tất cả các câu trên đều đúng

45.  Vai trò của gia đình trong phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy bao gồm

A. Chăm sóc giúp đỡ người nghiện, tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm

B. Giải quyết tốt những xung đột nội bộ trong gia đình

C. Có thái độ thông cảm, thương yêu người nghiện

D. Cần phải phát hiện sớm những biểu hiện tái nghiện để kịp thời giúp đỡ họ

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

46.  Phòng ngừa nghiện ma túy, biện pháp hiệu quả nhất là

A. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về tác hại của ma túy đối với sức khỏe

B. Tiến hành điều trị bắt buộc đối với những người nghiện ma túy có hành vi phạm pháp.

@C. Triệt phá được các nguồn cung ứng ma túy

D. Phát hiện sớm người nghiện ma túy và gửi đến trung tâm cai nghiện

E. Giải quyết được các bất hòa trong gia đình và nâng cao vai trò của cán bộ y tế trong điều trị cai nghiện

47.  Phòng ngừa nghiện ma túy là nhiệm vụ vô cùng phức tạp cần phải có sự kết hợp của nhiều ngành như y tế, pháp luật, công an v.v..

@A. Đúng

B. Sai

48.  Để phòng ngừa tái nghiện ma túy bệnh nhân nên được điều trị cai nghiện tại gia đình

A. Đúng

@B. Sai

49.  Cần phải tuyên truyền giáo dục người dân, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên về.........................của ma tuý nhằm bài trừ tệ nạn này.

50.  Công tác tuyên truyền giáo dục nhằm loại bỏ ma tuý ra khỏi cộng đồng, cần có sự tham gia không chỉ của............... , mà còn của cả cộng đồng và cả xã hội.

TỰ SÁT

1.       Toan tự sát là một bệnh lý.

            A. Gây tử vong hàng đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên.

            B. Cấp cứu trong lâm sàng khoa tâm thần.

            C. Do trầm cảm gây ra.

            D. Do hoang tưởng, ảo giác chi phối.

            @E. Tất cả các câu trên đều đúng.

2.       Các nguyên nhân thường gặp của tự sát thường gặp là.

            A. Khủng hoảng kinh tế, tác động của thời tiết, do trầm cảm, loạn thần, do đe doạ tự sát, do bị bệnh cơ thể nặng không chữa khỏi.

            B. Do phản ứng, thất vọng quá mức, bị hàm oan, tâm thần phân liệt, loạn thần phản ứng, rối loạn cảm xúc nặng, do nhiễm HIV.

            C. Do phản ứng, tín ngưỡng, truyền thống văn hoá, do trầm cảm, doạ tự sát.

            D. Sa sút trí tuệ, do sang chấn tâm lý, trầm cảm nặng, hoang tưởng ảo giác chi phối, do mặc cảm tự ti.

            @E. Do căn nguyên tâm lý, trầm cảm, hoang tưởng - ảo giác chi phối, do đe doạ tự sát, do bị bệnh nan y.

3.       Tự sát.

            A. Có yếu tố di truyền.

            B. Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước.

            C. Có 90% các trường hợp là do rối loạn tâm thần gây ra.

            D. Do sự thay đổi hoạt động của hệ dopamin.

            @E. Có bất thường trên điện não đồ

4.       Hình thức toan tự sát khó phòng ngừa nhất.

            A. Uống thuốc rầy.

            @B. Cắn lưỡi.

            C. Thắt cổ.

            D. Nhảy sông.

            E. Các câu trên đều đúng.

5.       Các hình thức tương đương với tự sát.

            A. Nghiện ma tuý.

            @B. Nghiện độc chất.

            C. Nghiện thuốc lá.

            D. Nghiện rượu.

            E. Tất cả các câu trên đều đúng.

6.       Tự sát có chủ ý là.

            A. Bệnh nhân tự kết liễu đời mình.

            B. Dùng hung khí để tự sát.

            C. Do trầm cảm nặng.

            @D. Tự chuẩn bị việc tự sát một cách chi tiết.

            E. Tất cả các câu trên đều đúng.

7.       Hình thức bệnh nhân tự sát bằng cách nhảy lầu, cắn lưỡi, lao đầu vào ô tô... là

            A. Do mất trí.

            B. Tự sát có chủ ý.

            @C. Xung động tự sát.

            D. Tự sát có căn nguyên tâm lý.

            E. Do cơn kích động gây ra.

8.       Tự sát do dự.

            @A. Thường gặp ở những người có cảm xúc không ổn định.

            B. Không phải là trường hợp cấp cứu.

            C. Thường gây tử vong cao.

            D. Do yếu tố tôn giáo, văn hoá chi phối.

            E. Có yếu tố sinh học.

9.       Lúc phát hiện thấy bệnh nhân có ý tưởng toan tự sát ta phải.

            A. Kê đơn thuốc chống trầm cảm.

            B. Cho bệnh nhân nghỉ công tác để ở nhà và yêu cầu người thân theo dõi sát.

            @C. Cho bệnh nhân vào viện.

            D. Chỉ định choáng điện ngay theo chế độ ngoại trú.

            E. Tìm hiễu kỹ nguyên nhân.

10.  Điều trị ý tưởng toan tự sát.

            @A. Tại khoa tâm thần.

            B. Tại khoa hồi sức.

            C. Bằng thuốc chống hoang tưởng.

            D. Bằng tâm lý liệu pháp.

            E. Lao động liệu pháp là thích hợp nhất.

11.  Choáng điện.

            @A. Là liệu pháp chỉ định cho mọi trường hợp có ý tưởng toan tự sát.

            B. Chỉ định cho trường hợp xung động tự sát.

            C. Là liệu pháp duy nhất có hiệu quả cho bệnh nhân có ý tưởng toan tự sát

            D. Câu A và C đúng.

            E. Chỉ có tác dụng cho trường hợp tự sát do trầm cảm nặng.

12.  Bệnh nhân có hành vi toan tự sát là.

A. Bệnh nhân vẫn còn sống.

B. Bệnh nhân cần phải được cấp cứu ngay.

C. Thường do bệnh lý tâm thần gây ra.

D. Bắt buộc phải nhập viện.

@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

13.  Người có nhân cách kịch tính.

            A. Thường dễ bị loạn thần.

            B. Khó hoà hợp với sinh hoạt của tập thể.

            C. Hay do dự , hoài nghi bất tận.

            @D. Dễ tự sát do dự khi gặp sang chấn tâm lý mạnh.

            E. Dễ bùng nổ, gây xung đột với người chung quanh.

14.  Ở nước ta bệnh nhân trầm cảm thường có nguy cơ.

            @A. Bị bỏ qua.

            B. Không được điều trị đúng.

            C. Tự sát bằng thuốc rầy.

            D. Không biểu lộ các triệu chứng.

            E. Có tỷ lệ thấp.

15.  Ở nước ta theo quy định, bệnh nhân

            A. Bị trầm cảm được điều trị miễn phí.

            B. Bị bệnh mạn tính không chữa được, thầy thuốc có thể giúp bệnh nhân tự kết liễu cuộc sống của mình.

            @C. Bị bệnh tâm thần đều được cho vào viện để được chăm sóc theo chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

            D. Tâm thần phân liệt chỉ phải trả tiền giường khi phải vào điều trị nội trú.

            E. Tất cả các câu trên đều sai.

16.  Loại tự sát nào là nguy hiểm nhất.

            @A. Xung động tự sát.

            B. Tự sát do trầm cảm..

            C. Tự sát do sang chấn tâm lý mạnh.

            D. Uống thuốc rầy.

            E. Tất cả các câu trên đều đúng.

17.  Tại khoa Tâm thần, một bệnh phòng không có vách ngăn, thông thoáng.

            @A. Thuận lợi cho viêc theo dõi bệnh nhân toan tự sát.

            B. Thuận lợi cho các bệnh nhân bị bệnh tâm căn.

            C. Giúp ích cho liệu pháp tâm lý.

            D. Tạo không khí vui vẻ để giảm các triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt.

            E. Làm cho bệnh nhân hay gây gổ xung đột.

18.  Tại khoa tâm thần , bệnh nhân nào cần được ưu tiên nhập viện.

            A. Tâm thần phân liệt mạn.

            B. Kích động hưng cảm.

            @C. Trầm cảm có ý tưởng toan tự sát.

            D. Rối loạn stress sau sang chấn.

            E. Có hội chứng paranoid.

19.  Khi bệnh nhân mới được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

            A. Hội chứng trầm cảm thuyên giảm ngay.

            B. Làm giảm tác dụng của thuốc an thần kinh.

            C. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm chưa xuất hiện.

            D. Làm hoạt hoá lo âu.

            @E. Làm hoạt hoá ý tưởng toan tự sát thành hành vi toan tự sát.

20.  Kết hợp thuốc chống trầm cảm 3 vòng với IMAO.

            A. Làm tăng tác dụng chống trầm cảm.

            B. Giảm được tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 3 vòng một cách đáng kể.

            @C. Tuyệt đối chống chỉ định.

            D. Là giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

            E. Tất cả các câu trên đều sai.

21.  Tự sát là một trong những nguyên nhân gây tử vong..............ở độ tuổi thanh thiếu niên.

22.  Nghiện độc chất nặng, lo sợ bị bệnh nặng, từ chối sự chăm sóc của thầy thuốc là những hình thức tương đương với tự sát.

            A. Đúng

            @B. Sai

23.  Xung động tự sát thường có nguyên nhân là lo sợ cấp

            A. Đúng

            @B. Sai

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro