TNTThan2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.       Các yếu tố kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng cũng có ảnh hưởng đến hành vi toan tự sát

            @A. Đúng

            B.Sai

2.       Khi bệnh nhân có ý tưởng hoặc hành vi toan tự sát, thì đó là một trường hợp............ trong lâm sàng khoa tâm thần.

LOẠN THẦN THỰC TỔN

1.       Loạn thần do tổn thương não gây ra gọi là.

A. Loạn thần triệu chứng.

@B. Loạn thần thực tổn.

C. Loạn thần chức năng.

D. Loạn thần di chứng.

E. Loạn thần nội phát.

2.             Loạn thần triệu chứng.

            A. Do bệnh lý nhiễm trùng của hệ thần kinh.

            @B. Do bệnh lý ngoài não.

            C. Do sang chấn tâm lý gây ra.

            D. Gây di chứng nặng nề về mặt tâm thần.

E. Còn gọi là loạn thần phản ứng.

3.       Loạn thần thực tổn.

            A. Phải được điều trị tại khoa tâm thần.

            @B. Được điều trị tại chuyên khoa có liên quan có kết hợp với chuyên khoa tâm thần.

            C. Thường được biểu hiện bằng tính phân ly.

            D. Bệnh cảnh có nhiều ảo thanh bình phẩm.

            E. Có quá trình phục hồi chức năng lâu dài.

4.       Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần 10 (ICD10), rối loạn tâm thần thực tổn còn bao gồm cả.

            A. Các tổn thương não gây mất trí.

            B. Các hội chứng quên thực tổn do rượu và các chất gây nghiện.

            C. Sảng không do rượu và các chất tác động tâm thần khác.

            D. Các rối loạn tâm thần do tổn thương và rối loạn chức năng não do bệnh lý cơ thể và các rối loạn hành vi, nhân cách do tổn thương não.

            @E. Tất cả các câu trên đều đúng.

5.       Ở nước ta, các nguyên nhân gây rối loạn tâm thần thực tổn thường gặp nhất là.

            A. Các bệnh lý tim mạch như. hở hẹp van hai lá, tăng huyết áp, suy tim...

            B. Các bệnh nhiễm trùng thần kinh. viêm não, viêm màng não...

            @C. Do ngộ độc rượu, ma tuý, sốt rét, bệnh nhiễm trùng, chấn thương sọ não.

            D. Bệnh nội tiết. đái tháo đường, bướu giáp.

            E. Sang chấn tâm lý trường diễn.

6.       Rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não.

            A. Tự hồi phục sau một thời gian ngắn.

            B. Không để lại di chứng nặng nề.

            C. Là yếu tố khởi phát của một bệnh loạn thần nội sinh.

            @D. Điều trị khó hồi phục, thường tiến triển thành loạn thần thực thể kéo dài.

            E. Có tỷ lệ tử vong cao.

7.       Triệu chứng rối loạn tâm thần đặc biệt là rối loạn ý thức thường nặng lên về đêm, đó là đặc điểm của.

A. Tâm thần phân liệt.

@B. Loạn thần thực tổn cấp.

C. Trầm cảm.

D. Căng trương lực.

E. Rối loạn lo âu.

8.       Các thể lâm sàng của loạn thần thực tổn kéo dài

            A. Thể paranoid, thể căng trương lực, thể đơn thuần, thể thanh xuân, thể di chứng.

            B. Thể hưng cảm, thể trầm cảm, thể rối loạn nhận thức nhẹ, thể phân ly, thể lo âu, thể hoang tưởng, thể ảo giác.

            @C. Thể ảo giác, thể căng trương lực, thể hoang tưởng, thể rối loạn cảm xúc, thể lo âu, thể phân ly, thể suy nhược, thể rối loạn nhận thức nhẹ.

            D. Thể paranoid, thể căng trương lực, thể hưng cảm, thể trầm cảm, thể lo âu.

            E. Thể ảo giác paranoid, thể hoang tưởng, thể kích động, thể di chứng.

9.       Một bệnh cảnh lâm sàng đặc trưng bởi.

- Rối loạn ý thức mê sảng, lú lẫn, nặng, cấp, nặng về đêm.

       - Kích động đột ngột giống động kinh.

       - Các triệu chứng hoang tưởng ảo giác đa dạng

       - Các triệu chứng kéo dài trong một thời gian từ 1-4 tuần

Đó là đặc điểm của.

            A. Tâm thần phân liệt thanh xuân.

            B. Cơn xung động phân liệt.

            C. Loạn thần phản ứng cấp.

            D. Loạn thần do động kinh.

            @E. Loạn thần thực tổn cấp.

10.  Hội chứng căng trương lực thường gặp trong.

            A. Tâm thần phân liệt, loạn thần tuổi già.

            B. Rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt.

            C. Tâm thần phân liệt, loạn thần phản ứng.

            @D. Loạn thần thực tổn, tâm thần phân liệt.

            E. Loạn thần cấp, hội chứng trầm cảm.

11.  Trong loạn thần thực tổn cấp hội chứng rối loạn ý thức thường gặp là.

A. Hội chứng rối loạn ý thức u ám.

B. Hội chứng rối loạn ý thức ngủ gà.

C. Hội chứng rối loạn ý thức hoàng hôn.

D. Hội chứng rối loạn ý thức lú lẫn.

@E. Hội chứng rối loạn ý thức mê sảng, lú lẫn, hoàng hôn

12.  Nguyên nhân gây loạn thần thực tổn kéo dài

A. Do nhiễm trùng.

@B. Bệnh cơ thể nặng kéo dài.

C. Suy kiệt cơ thể.

D. Do yếu tố tâm lý.

E. Trên cơ sở bệnh nhân có bệnh tâm thần từ trước kèm theo tổn thương cơ thể

13.  Bệnh lý nào sau đây không gây rối loạn tâm thần.

            A. Các bệnh nhiếm trùng.

            B. Các bệnh thoái hoá não.

            C. Các bệnh nội tiết.

            D. Các bệnh lý nhiễm độc.

            @E. Tất cả các câu trên đều sai.

14.  Trong thể ảo giác thực tổn.

            A. Rối loạn ý thức lú lẫn là nổi bật đồng thời với ảo giác, nặng vào chiều tối.

            @B. Không có rối loạn ý thức.

            C. Có rối loạn khí sắc nặng nề.

            D. Hoang tưởng kỳ quái.

            E. Kích động nguy hiểm.

15.  Trong các thể lâm sàng của loạn thần thực tổn kéo dài, rối loạn ý thức thường gặp trong

A. Thể ảo giác thực tổn.

@B. Thể căng trương lực thực tổn.

C. Thể hoang tưởng thực tổn.

D. Thể rối loạn cảm xúc thực tổn.

E. Thể rối loạn suy nhược thực tổn.

16.  Hoang tưởng trong loạn thần thực tổn khác với hoang tưởng của tâm thần phân liệt ở đặc điểm

            A. Có hệ thống.

            B. Mang tính chất chi phối.

            C. Có màu sắc thần bí.

            @D. Nội dung phong phú.

            E. Quá trình hình thành lâu dài.

17.  Trong loạn thần thực tổn

            @A. Rối loạn cảm xúc không điển hình với nhiều mức độ khác nhau.

            B. Thường không tìm thấy triệu chứng cơ thể.

            C. Bệnh nhân có nhân cách tiền bệnh lý dạng bùng nổ.

            D. Có yếu tố di truyền.

            E. Tất cả các câu trên đều sai.

18.  Một bệnh nhân đang bị một bệnh thực thể lại chịu một tác động tâm lý, xuất hiện liệt không phù hợp với sinh lý giải phẫu thần kinh.

            A. Chẩn đoán xác định là tâm căn Hysteria.

            B. Cần được điều trị bằng choáng điện.

            C. Triệu chứng liệt sẽ tiến triễn nặng dần và không hồi phục.

            @D. Chẩn đoán xác định và rối loạn phân ly thực tổn.

            E. Không nên sử dụng tâm lý liệu pháp.

19.  Trong điều trị loạn thần thực tổn việc quan trọng nhất là.

            @A. Phải phát hiện nguyên nhân bệnh cơ thể để điều trị sớm, kết hợp với điều trị các rối loạn tâm thần kèm theo.

            B. Ưu tiên xử trí các rối loạn tâm thần, bệnh nhân phải được chuyển về khoa tâm thần để điều trị.

            C. Tâm lý liệu pháp

            D. Liệu pháp choáng điện rát có tác dụng trong hầu hết các trường hợp.

            E. Tất cả các câu trên đều sai

20.  Để phòng ngừa loạn thần thực tổn.

            A. Có những biện pháp đặc hiệu.

            B. Không có phương pháp nào hữu ích.

            @C. Áp dụng những nguyên tắc vệ sinh phòng bệnh chung.

            D. Cần được khám tâm thần định kỳ.

            E. Điều trị sớm các triệu chứng rối loạn tâm thần.

21.  Bất kỳ một bệnh lý nào của cơ thể

A. Nếu thật trầm trọng thì có thể gây rối loạn tâm thần

B. Gây sốt cao mới gây loạn thần

@C. Tuỳ vào tính dể bị bệnh của bệnh nhân đều có thể gây ra các rối loạn tâm thần nhất định

D. Đặc biệt xuất hiện tại hệ thần kinh trung ương mới gây loạn thần

E. Đều gây ra các rối loạn tâm thần đặc hiệu

22.  Bệnh lý nào sau đây không phải là loạn thần thực tổn.

A. Tâm thần gây mất trí từ từ

B. Sảng không do rượu và các chất gây nghiện khác

C. Quên thực tổn do rượu và các chất gây nghiện

D. Alzheimer

@E. Mất trí do tâm thần phân liệt

23.  Đặc điểm lâm sàng của loạn thần thực tổn.

A. Rất đặc trưng cho từng bệnh nhân

@B. Được phân biệt theo thời gian xuất hiện cấp hay kéo dài

C. Chủ yếu là các rối loạn ý thức

D. Không bao giờ có ảo giác

E. Kích động luôn là triệu chứng hàng đầu

24.  Những tác động nào sau đây không gây ra loạn thần thực tổn.

A. Rượu, ma tuý

B. Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh

C. Basedow, phù niêm

D. Các bệnh thoái hoá thần kinh

@E. Tất cả các câu trên đều sai

25.  Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với loạn thần thực tổn cấp.

A. Rối loạn ý thức nặng, mê sảng, lú lẫn, hoàng hôn

B. Kích động giống động kinh

C. Hoang tưởng, ảo giác cấp, nội dung đa dạng

@D. Hội chứng tâm thần tự động cấp

E. Các triệu chứng nặng lên về chiều tối

26.  Loại rối loạn nào thường là biểu hiện của loạn thần thực tổn.

@A. Rôïi loạn ý thức mê sảng, lú lẫn

B. Rối loạn ý thức mê mộng, lú lẫn

C. Hội chứng tâm thần tự động

D. Hội chứng paranoia

E. Hoang tưởng kỳ quái

27.  Một trạng thái rối loạn thực tổn do bệnh cơ thể gọi là kéo dài khi.

A. Điều trị không đáp ứng

@B. Triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng

C. Các hoang tưởng đã có cấu trúc rõ ràng

D. Trí tuệ bị sa sút

E. Bệnh thực thể đã khỏi nhưng rối loạn thực thể vẫn tiếp diễn

28.  Không chẩn đoán lạon thần thực tổn khi.

A. Bệnh nhân < 40 tuổi

@B. Có tiền sử tâm thần phân liệt

C. bệnh thực tổn chưa trầm trọng

D. Chưa đủ 4 triệu chứng hàng đầu

E. Có hội chứng căng trương lực

29.  Các thể lâm sàng của loạn thần thực tổn kéo dài là.

@A. Ảo giác, căng trương lực, hoang tưởng, cảm xúc, phân ly, suy nhược, rối loạn nhận thức nhẹ

B. Lú lẫn, mê sảng, suy nhược, hoang tưởng, phân ly, cảm xúc

C. Căng trương lực, mê sảng, suy nhược, hoang tưởng, phân ly, cảm xúc

D. Ảo giác, mê sảng, kích động, hoang tưởng, suy nhược, cảm xúc

E. Ảo giác, lú lẫn, rối loạn nhận thức nhẹ, kích động, hoang tưởng, suy nhược, cảm xúc

30.  Đặc điểm trong thể ảo giác thực tổn.

A. Có nội dung bình phẩm

@B. Không có rối loạn ý thức kèm theo

C. Thường là ảo giác thật

D. Có hội chứng căng trương lực kèm theo

E. Rất khó điều trị

31.  Trong thể bệnh nào của loạn thần thực tổn. Bệnh nhân rất khó tiếp xúc.

A. Thể ảo giác

B. Thể thanh xuân

@C. Thể căng trương lực

D. Thể đơn thuần

E. Thể hưng cảm

32.  Để điều trị ảo giác do loạn thần thực tổn

A. Chống chỉ định với thuốc an thần kinh

@B. Haloperidol

C. Seduxen

D. Phối hợp nhiều loại an thần kinh

E. Điều trị bệnh thực thể là chủ yếu

33.  Hành vi tác phong không bị rối loạn nặng nề trong

A. Tâm thần phân liệt thanh xuân

B. Nhân cách bệnh

C. Sợ chổ rộng

@D. Thể ảo giác thực tổn

E. Cơn hoảng sợ

34.  Tổn thương thực tổn ở não gây ra

A. Hội chứng trầm cảm

B. Ảo giác

C. Hoang tưởng

D. Kích động

@E. Căng trương lực

35.  Một bệnh nhân có triệu chứng bất động, uốn sáp, giữ nguyên dáng ta phải nghĩ đến các chẩn đoán sau.

@A. Loạn thần thực tổn, tâm thần phân liệt, sững sờ phân ly, sững sờ sầu uất, bất động phản ứng

B. Loạn thần tuổi già, tâm thần phân liệt, sững sờ phân ly, giảm động tác, vô động

C. Loạn thần thực tổn, sững sờ phân ly, vô động, tăng trương lực, uốn ván

D. Vô động, uốn ván, tăng trương lực, sững sờ sầu uất, bất động phản ứng

E. Tất cả các câu trên đều đúng

36.  Trong loạn thần thực tổn

A. Căng trương lực chủ yếu là kích động

@B. Căng trương lực chủ yếu là bất động, xen kẽ với kích động

C. Đặc điểm nhân cách rất quan trọng

D. Sự phát bệnh có liên quan đến nhóm máu

E. Sự phát bệnh do kiểu sinh vật quyết định

37.  Hoang tưởng trong loạn thần thực tổn.

A. Không đáp ứng với thuốc an thần kinh

B. Có cấu trúc, có hệ thống

@C. Nội dung đa dạng

D. Không bao giờ hoàn chỉnh

E. Không chi phối hành vi của bệnh nhân

38.  Thể hoang tưởng thực tổn.

A. Luôn không ảnh hưởng đến hành vi bệnh nhân

B. Rất hiếm gặp

@C. Không có rối loạn ý thức kèm theo

D. Chủ yếu là hoang tưởng bị điều khiển, bị chi phối

E. Hình thành từ suy đoán

39.  Trong thể hoang tưởng thực tổn.

A. Hoang tưởng luôn kết hợp với ảo giác

B. Hoang tưởng luôn kết hợp với căng trương lực

C. Lú lẫn là hậu quả của hoang tưởng

@D. Có thể xen kẽ với ảo giác, căng trương lực

E. Chủ yếu gặp ở bệnh nhân có tiền sử bị tâm thần phân liệt

40.  Cơ chế hình thành hoang tưởng trong loạn thần thực tổn là

A. Do sốt cao

B. Do tăng urê máu

C. Do nhiễm toan

D. Suy luận bệnh lý

@E. Các câu trên đều sai

41.  Trong loạn thần thực tổn

A. Bệnh nhân bắt buộc phải được điều trị tại khoa tâm thần

B. Các triệu chứng tiến triển đến tâm thần phân liệt

C. Các thể lâm sàng lần lượt thay thế nhau

@D. Các triệu chứng rối loạn thực tổn tiến triển theo triệu chứng cơ thể

E. Các hội chứng cảm xúc hưng cảm và trầm cảm xuất hiện luân phiên sau một thời gian ổn định

42.  Khó chẩn đoán phân biệt giữa rối loạn cảm xúc thực tổn với rối loạn cảm xúc lưỡng cực vì.

A. Cả hai trường hợp đều có triệu chứng lâm sàng giống nhau

B. Hội chứng hưng cảm và trầm cảm xuất hiện luân phiên sau một thời gian ổn định

C. Có khi chỉ có hội chứng hưng cảm mà thôi

D. Có khi chỉ có hội chứng trầm cảm đơn thuần

@E. Tất cả các câu trên đều sai

43.  Khi nào thì chẩn đoán là lo âu thực tổn

A. Khi vừa có bệnh thực thể vừa lo âu

@B. Khi bệnh nhân không kiểm soát được sự lo âu

C. Có sang chấn tâm lý kết hợp

D. Sau một giai đoạn trầm cảm

E. Sau một phẩu thuật

44.  Bệnh nhân bị bệnh thực tổn

@A. Có thể xuất hiện đồng thời các rối loạn phân ly

B. Vấn đề điều trị các nguyên nhân thực tổn là quan trọng nhất

C. Tính ám thị giảm do cơ thể suy nhược

D. Sức đề kháng tâm thần tăng cao

E. Các câu trên đều sai

45.  Một bệnh nhân bị bệnh thực thể kèm theo cảm xúc không ổn định lo âu, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, loạn cảm giác bản thể, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn trí nhớ.... Đó là.

A. Trầm cảm thực tổn

B. Lo âu thực tổn

@C. Suy nhược thực tổn

D. Tâm căn lo âu

E. Loạn khí sắc

46.  Nhận thức suy giảm, tư duy giảm sút, khó tập trung, trí nhớ giảm trên bệnh nhân bị bệnh thực tổn được chẩn đoán là

A. Trầm cảm thực tổn

B. Lo âu thực tổn

@C. Rối loạn nhận thức nhẹ

D. Sa sút trí tuệ

E. Triệu chứng âm tính

47.  Không chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn khi.

A. Bệnh thực tổn khởi đầu cấp

B. Bệnh thực tổn khởi đầu từ từ

C. Bệnh ngoài da

@D. Có sang chấn tâm lý

E. Nghiện rượu, nghiện ma tuý

48.  Trong trường hợp nào bệnh nhân bị loạn thần thực tổn không nên chuyển về điều trị tại khoa tâm thần.

A. Toan tự sát

B. Kích động

C. Hoang tưởng

D. Mê sảng

@E. Lo âu

49.  Trong trường hợp nào bệnh nhân bị loạn thần thực tổn không nên dùng an thần kinh

A. Suy gan

B. Suy thận

C. Dị ứng với an thần kinh

D. Nhiễm trùng

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

50.  Bệnh nhân bị mất trí thực tổn

A. điều trị hồi phục được

B. Đáp ứng tốt với các thuốc an thần kinh

C. Do giảm dopamin trong não

@D. Không hồi phục được

E. Không có triệu chứng khoái cảm

51.  Sảng thực tổn cấp được điều trị bằng.

A. Aminazin

B. Seduxen

@C. Haloperidol

D. Thioridazine

E. Phenobarbital

52.  Trong bệnh lý tâm thần thực tổn, mối quan hệ nào sau đây là đúng?

A. Bệnh tâm thần gây biến đổi cơ thể

B. Bệnh cơ thể gây rối loạn tâm thần

C. Bệnh lý hệ thần kinh trung ương mới gây ra rối loạn tâm thần

D. Bệnh nhiễm trùng mới gây ra rối loạn tâm thần

@E. Câu A và B đúng

53.  Nhiễm độc rượu gây

A. Loạn thần thực tổn cấp

@B. Loạn thần thực tổn kéo dài

C. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

D. Rối loạn ý thức mù mờ

E. Tăng trí nhớ

54.  Loạn thần do sốt rét là

@A. Loạn thần triệu chứng

B. Loạn thần thực tổn

C. Do nhiễm nội độc tố

D. Do sốt quá cao

E. Do cơ địa dị ứng gây ra

55.  Triệu chứng căng trương lực trong loạn thần thực tổn và tâm thần phân liệt

A. Khác nhau về mặt triệu chứng

B. Đều do tăng trương lực cơ

@C. Giống nhau về mặt triệu chứng

D. Thường là bất động

E. Thường là kích động

56.  Trong loạn thần thực tổn, rối loạn cảm xúc

@A. Không điển hình

B. Điển hình

C. Xuất hiện trên nền tảng khí sắc chu kỳ

D. Xuất hiện trên một nhân cách bệnh

E. Tất cả các câu trên đều sai

57.  Khác với triệu chứng rối loạn phân ly do sang chấn tâm lý gây ra, rối loạn phân ly thực tổn

@A. Phải thoả mãn 2 tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn tâm thần thực tổn.

B. Xuất hiện sau khi bệnh cơ thể đã ổn định.

C. Chủ yếu là rối loạn vận động phân ly.

D. Không bao giờ ảnh hưởng đến giác quan.

E. Triệu chứng phân ly do tổn thương thực thể gây ra

58.  Rối loạn phân ly thực tổn.

A. Thường do tổn thương hệ thần kinh gây ra.

@B. Điều trị bằng tâm lý có kết quả tốt.

C. Chỉ thuyên giảm khi điều trị bằng các thuốc chữa bệnh thực thể.

D. Có thể phát hiện được nguyên nhân, vị trí tổn thương.

E. Các câu trên đều đúng.

59.  Ta có thể phòng bệnh loạn thần thực tổn bằng

A. Dưỡng sinh, tinh thần thoải mái.

B. Tập thể dục thể thao.

C. Dinh dưỡng tốt.

D. Vệ sinh môi trường tốt.

@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

60.  Trong bệnh lý tâm thần thực tổn, câu nào sau đây là đúng

A. Loạn thần thực tổn chỉ xuất hiện ở người có nhân cách yếu.

B. Loạn thần thực tổn xuất hiện ở bệnh nhân bị một sang chấn tâm lý mạnh

C. Loạn thần thực tổn không bao giờ gây tử vong.

@D. Bất kỳ một bệnh lý cơ thể nào cũng có thể gây ra những rối loạn tâm thần nhất định.

E. Trong thời gian ủ bệnh là có nhiều rối loạn tâm thần nhất.

61.  Loạn thần thực tổn bao gồm tổn thương thực thể tại não và ngoài................

62.  Rối loạn tâm thần do tổn thương ngoài não được gọi là loạn thần....................

63.  Các thầy thuốc nội và ngoại khoa đều cần phải có kiến thức về loạn thần thực tổn.

            @A. Đúng

            B. Sai

64.  Bệnh lý loạn thần thực tổn cho thấy giữa cơ thể và tâm thần có một mối liên quan rất chặt chẽ.

            @A. Đúng

            B. Sai

65.  Theo Bảng Phân loại bệnh quốc tế (ICD 10), loạn thần thực tổn được phân thành mấy chẩn đoán...........................

66.  Rượu và các chất gây nghiện khác đều có thể gây ra hội chứng quên.............

67.  Bệnh nhân bị loạn thần thực tổn cần được các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần kết hợp với các thầy thuốc chuyên khoa khác điều trị.

            @A Đúng

            B. Sai

68.  Một cơ thể cường tráng không làm tăng sức đề kháng tâm thần

            @A. Đúng

            B. Sai

69.  Phòng bệnh loạn thần thực thể, không thể chỉ thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.

            @A. Đúng

            B. Sai

70.  Một mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt, điều này cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh loạn thần triệu chứng.

            @A. Đúng

            B. Sai

71.  Chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh loạn thần triệu chứng

            @A. Đúng

            B. Sai

72.  Tuân thủ nếp sống vệ sinh phòng bệnh, tăng cường sức đề kháng cơ thể. Nhờ vậy làm giảm tỷ lệ mắc bệnh loạn thần triệu chứng

            @A. Đúng

            B. Sai

73.  Trong loạn thần thực tổn cấp, rối loạn ý thức thường là.................

74.  Mức độ sáng sủa của ý thức dao động, thường nặng lên về chiều tối. Đó là triệu chứng..................của loạn thần thực tổn cấp.

75.  Triệu chứng loạn thần thực tổn............ thường qua nhanh sau khi bệnh thực thể được điều trị khỏi.

76.  Bệnh không nhiễm khuẩn như thoái hoá gan-não cũng gây loạn thần triệu chứng.

            @A. Đúng

            B. Sai

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG

1.       Bệnh nhân bị bệnh tâm thần

A. Số lượng có thể giảm dần do phòng bệnh tốt

B. Thường là người có thu nhập thấp

C. Do điều kiện lao động gây ra

@D. Điều trị tại cộng đồng là chủ yếu

E. Ở mỗi nước có triệu chứng khác nhau

2.       Những trường hợp nào bệnh nhân tâm thần cần phải nằm viện.

A. Chống đối không chịu ăn uống

B. Kích động

C. Hoang tưởng chi phối

D. Ảo giác ra lệnh

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

3.       Mục đích điều trị bệnh tâm thần là.

A. Thanh toán các triệu chứng

B. Phòng ngừa tái phát

@C. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội

D. Giảm nhẹ các triệu chứng âm tính

E. Ngăn ngừa mất trí

4.       Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt

@A. Ngày nay số ngày điều trị nội trú giảm lần

B. Tăng cường thời gian nằm viện để tránh di chứng

C. Không điều trị bằng các thuốc an thần kinh hiệu lực thấp

D. Chống chỉ định choáng điện

E. Đã tìm ra được nguyên nhân

5.       Vấn đề tuân thủ điều trị của bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng

A. Rất tốt vì được thầy thuốc hướng dẫn kỹ càng

@B. Không tuân thủ vì các tác dụng phụ

C. Không còn cúng bái

D. Chưa có mạng lưới y tế tại xã

E. Cần sự phối hợp của các ban ngành

6.       Vấn đề điều trị ngoại trú của tâm thần phân liệt

A. Không cần đặt ra vì bệnh tự khỏi

B. Phải kéo dài đủ 6 tháng

@C. Là quan trọng nhất

D. Chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp

E. Lao động liệu pháp giúp bệnh khỏi tái phát

7.       Công tác chăm sóc sức khỏe Tâm thần ở nước ta hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở

A. Chưa đáp ứng việc cung cấp thuốc an thần kinh thiết yếu cho bệnh nhân tâm thần phân liệt

@B. Về cơ bản đã quản lý được hầu hết bệnh nhân tâm thần phân liệt tại địa bàn.

C. Chỉ quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt

D. Đã có bác sỹ chuyên khoa tâm thần tại tuyến xã

E. Chỉ có tuyến huyện mới có bác sỹ chuyên khoa tâm thần

8.       Điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt ngoại trú

A. Không cần phải cố định ở một cơ sở y tế

B. Bằng các thuốc bình thần

@C. Bằng các thuốc an thần kinh chậm là tốt nhất

D. Bằng haloperidol, aminazin kết hợp với seduxen

E. Tất cả các câu trên đều đúng

9.       Để phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần

A. Phải có bệnh viện ban ngày

@B. Phải kết hợp nhiều liệu pháp

C. Phải có máy điện não để theo dõi tiến triển

D. Nên cho bệnh nhân sống tách khỏi gia đình

E. Cho các bệnh nhân tâm thần sóng tập thể với nhau

10.  Cuộc sống trong xã hội công nghiệp hoá càng cao thì

A. Làm giảm stress

B. Làm tăng sức đề kháng tâm thần

@C. Bệnh tâm thần càng tăng

D. Càng khó quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng

E. Tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt giảm

11.  Trong mối liên quan giũa sự phát triển của xã hội và bệnh tâm thần, phát biểu nào sau đây là đúng

@A. Bệnh cảnh của Tâm thần phân liệt thay đổi theo

B. Đời sống nâng cao làm giảm nguy cơ bị bệnh tâm thần

C. Bệnh nhân tâm thần càng mang nhiều mặc cảm

D. Phụ nữ bị bệnh tâm thần bằng nam giới do bình đẳng giới

E. Tất cả các câu trên đều sai

12.  Hoạt động nào sau đây của ngành Tâm thần ở nước ta là đúng

A. Hoàn thành điều tra cơ bản các loại bệnh tâm thần trong nhân dân

B. Sử dụng bảng phân loại DSM-IV

C. Ngành tâm thần và thần kinh là một gọi là tâm thần kinh

@D. ICD-10 được sử dụng chính thức

E. Chuyên ngành tâm thần nhi rất phát triển

13.  Ở nước ta, theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng là      

A. 0,1 - 1%

@B. 0,3 - 0,8%

C. 0,5 - 1,5%

D. 0,3 - 0,5%

E. 0,1 - 0,5%

14.  Hiện nay loại bệnh tâm thần nào sau đây được quản lý điều trị tốt tại tuyến y tế cơ sở ở nước ta

A. Tâm thần phân liệt

B. Động kinh

C. Mất trí tuổi già

D. Các câu trên đều sai

@E. Câu A và B đúng

15.  Loại bệnh lý nào sau đây, ngành y tế cần phối hợp với ngành giáo dục để điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân

@A. Chậm phát triển trí tuệ

B. Tâm thần phân liệt

C. Động kinh

D. Trầm cảm

E. Hoang tưởng mạn tính

16.  Nếu bệnh nhân tâm thần phân liệt nằm viện dài ngày

A. Sẽ ngừa được di chứng

@B. Tăng quá trình phân liệt

C. Gây lệ thuộc thuốc

D. Bắt chước các triệu chứng của bệnh nhân khác

E. Bệnh nhân sẽ không muốn ra viện

17.  Bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú

A. Tự quản lý thuốc men

B. Luôn phải có người thân kèm

C. Khi lao động phải tránh nơi nguy hiểm

@D. Nên được theo dõi thăm khám bởi một thầy thuốc

E. Không được thay đổi nơi cư trú

18.  Một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ tại nước ta

A. Nhiễm trùng sơ sinh

@B. Do chất độc màu da cam

C. Bố bị tâm thần phân liệt

D. Cả bố lẫn mẹ bị tâm thần phân liệt

E. Do sang chấn sản khoa

19.  Câu nào sau đây phản ánh đúng tình hình chăm sóc SK tâm thần ở nước ta

A. Ngành tâm thần có số giường bệnh thấp nhất so với các chuyên khoa khác

B. Bệnh nhân tâm thần phân liệt đều đã được điều trị bằng các thuốc an thần kinh không điển hình

@C. Có chương trình quốc gia về chăm sóc và bảo vệ sưc khoẻ tâm thần

D. Các bệnh viện tâm thần quy mô chưa vượt quá 100 giường

E. Số lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần đã vượt quá nhu cầu

20.  Cơ quan đầu ngành tâm thần ở nước ta là

A. Bệnh viện tâm thần Biên Hoà

@B. Bệnh viện tâm thần Thường Tín

C. Viện sức khoẻ tâm thần

D. Bộ y tế

E. Bộ lao động thương binh xã hội

21.  Bệnh lý nào sau đây không phải là vấn đề sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng

A. Rối loạn hành vi trẻ em và thanh thiếu niên

B. Nghiện ma tuý

@C. Vô gia cư

D. Nghiện rượu

E. Tự sát

22.  Ảnh hưởng của môi trường tâm lý xã hội đến sức khỏe tâm thần

A. Không ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tâm thần.

@B. Liên quan đến rối loạn lo âu.

C. Chỉ tác động đến người đang còn độ tuổi lao động

D. Có chế độ nghỉ hưu sớm sẽ làm giảm stress.

E. Các câu trên đều đúng.

23.  Tỷ lệ loạn thần tuổi già ở nước ta

A. 0,1%

B. 0,2%

C. 0,4%

@D. 0,6%

E. 1%

24.  Theo thống kê, ở nước ta bệnh ly tâm thầnï nào sau đây có tỷ lệ cao nhất

A. Tâm thần phân liệt

B. Loạn thần tuổi già

C. Nghiện ma tuý

@D. Nghiện rượu

E. Trầm cảm

25.  Rối loạn tâm thần nào sau đây có nhiều người mắc

A. Rối loạn lưỡng cực

B. Rối loạn phân liệt cảm xúc

@C. Rối loạn lo âu

D. Rối loạn hành vi

E. Rối loạn vận động cấp

26.  Ở nước ta, lạm dụng rượu và nghiện rượu ngày càng phổ biến

A. Do sản xuất được nhiều bia rượu

B. Do sức ép bạn bè, đồng nghiệp

C. Do môi trường làm ăn

D. Do thiếu hiểu biết tác hại do rượu gây ra

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

27.  Trong cách đối xử với bệnh nhân tâm thần, người cán bộ y tế phải

A. Luôn cảnh giác

@B. Thân thiện, lắng nghe

C. Phải có một giới hạn

D. Không nên tạo sự thân thiện vì sẽ bị lợi dụng

E. Luôn ngồi hoặc đứng xa bệnh nhân một khoảng cách an toàn

28.  Cán bộ y tế khi khám bệnh nhân tâm thần

A. Nên ở trong một phòng đóng kín

B. Ngồi sau một bàn rộng

C. Ngồi cao hơn bệnh nhân

D. Có thể thực hiện bất cứ nơi đâu

@E. Nên có sự hiện diện của người nhà bệnh nhân và điều dưỡng

29.  Tuy là ở tuyến y tế cơ sở, người thầy thuốc phải có kỹ năng xữ trí cấp cứu bệnh tâm thần

A. Vì là nơi gần nhất mà gia đình đưa bệnh nhân đến khám

@B. Do trình độ chuyên khoa của thầy thuốc

C. Do thầy thuốc là người cùng địa phương

D. Vì gia đình sợ đưa bệnh nhân lên tuyến trên tốn nhiều tiền

E. Tất cả các câu trên đều sai

30.  Một yêu cầu đối với cán bộ y tế ở tuyến cơ sở cần chăm sóc bệnh nhân tâm thần

A. Phải có trình độ chuyên khoa I tâm thần

B. Có đội ngũ điều dưỡng đã được đào tạo về chuyên khoa tâm thần

@C. Biết giữ bí mật những thông tin cá nhân của bệnh nhân

D. Có phòng điều trị bằng choáng điện

E. Tại cơ sở y tế phải có phòng điều trị bằng tâm lý

31.  Trong công tác quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng

A. Cán bộ y tế phải hiểu rõ hoàn cảnh tâm lý gia đình và xã hội của bệnh nhân

B. Cán bộ y tế phải nắm chắc tiền sử tâm thần gia đình và bản thân bệnh nhân

C. Cán bộ y tế phải biết kết hợp với các ban ngành, đoàn thể địa bàn

D. Việc lập hồ sơ theo dõi phải thật khoa học

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

32.  Công tác nào là cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng

A. Xây dựng bệnh viện chuyên khoa

B. Thiết lập mạng vi tính nội bộ

@C. Xây dựng trung tâm sinh hoạt ban ngày cho bệnh nhân

D. Trang bị máy ghi điện não

E. Có phòng xét nghiệm hiện đại

33.  Thái độ nào là không thích hợp khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần

A. Nhiệt tình đón tiếp

B. Tìm hiểu bệnh sử qua người nhà

C. tìm hiểu bệnh sử qua lời khai của bệnh nhân

@D. Giải thích sự sai lạc của các ý tưởng hoang tưởng cho bệnh nhân

E. Chỉ cần quan sát bệnh nhân là đủ

34.  Thái độ nào của cán bộ y tế cần tránh khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần

@A. Tin vào những ý tưởng hoang tưởng của bệnh nhân

B. Khi kê đơn cho bệnh nhân dùng đến đơn thuốc độc

C. Mô tả những tác dụng phụ và độc tính do thuốc an thần kinh gây ra

D. Thông báo tiên lượng của bệnh nhân cho người nhà biết

E. Câu B và C đúng

35.  Công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng

A. Là hoạt động đơn tuyến

@B. Nên có một nhóm phối hợp liên ngành

C. Chỉ có cán bộ y tế chuyên khoa thực hiện

D. Sử dụng hoá liệu pháp là chính

E. Chỉ gọi là thành công khi đã hoàn toàn thanh toán được bệnh tâm thần

36.  Đối tượng nào sau đây không nằm trong diện được chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng

A. Bệnh nhân đã bị mất trí

B. Tâm thần phân liệt đơn thuần không gây nguy hiểm

C. Bệnh nhân bị bệnh tâm căn do sang chấn tâm lý

D. Bệnh nhân trầm cảm phản ứng

@E. Bệnh nhân nội trú

37.  Để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng

A. Phải trang bị các trang thiết bị phòng chống độc cho cán bộ y tế

@B. Nắm chắc được con số thống kê về tình hình bệnh tâm thần tại địa bàn

C. Không nên tham gia các chương trình lồng ghép vì chăm sóc tâm thần có đặc điểm riêng

D. Cán bộ tâm lý phải là những nhà tâm lý học

E. Tất cả các câu trên đều đúng

38.  Phương pháp tốt nhất để theo dõi bệnh nhân tâm thần tại địa bàn

@A. Thăm khám tại nhà

B. Thăm khám tại trạm xá

C. Thăm khám tại trung tâm y tế huyện

D. Phát triển điều tra theo dõi

E. Thu thập thông tin qua trưởng thôn

39.  Kỹ năng vận chuyển bệnh nhân tâm thần lên tuyến trên

A. Chỉ do cán bộ y tế ở phòng cấp cứu thực hiện

B. Do chính quyền địa phương đảm trách

@C. Cán bộ y tế cơ sở thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng cần có

D. Khi thực hiện được ở những cơ sở y tế có xe cứu thương

E. Phải do bác sỹ chuyên khoa thực hiện

40.  Xử trí cấp cứu bệnh nhân tâm thần tại cơ sở

A. Tuyến y tế cấp xã không được thực hiện

B. Chỉ thực hiện ở trung tâm y tế huyện

C. Do bác sỹ chuyên khoa tâm thần chỉ định

@D. Cán bộ y tế tuyến xã cần phải xử trí được

E. Là rất nguy hiểm

41.  Trong các loại cấp cứu tâm thần sau đây, loại nào không nên thực hiện tại tuyến y tế cơ sở

A. Kích động do hoang tưởng

B. Toan tự sát

C. Không chịu ăn uống

D. Kích động do ảo giác

@E. Tất cả các câu trên đều sai

42.  Đối với bệnh nhân không chịu ăn uống do căng trương lực, tại tuyến y tế cơ sở xử trí ban đầu là

A. Choáng điện

B. An thần kinh liều cao

@C. Cho ăn qua sonde dạ dày

D. Chỉ dùng thuốc bình thần

E. Phải cố định bệnh nhân không để bệnh nhân thực hiện những hành vi nguy hiểm

43.  Khi xử trí những trường hợp cấp cứu bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng không nên

A. Dùng thuốc an thần kinh

B. Dùng thuốc bình thần

C. Hai câu A và B đều đúng

@D. Không có người nhà bệnh nhân tham gia

E. Theo dõi bệnh nhân sát

44.  Hiện nay ở nước ta bác sỹ chuyên khoa tâm thần

A. Đã triển khai đến tuyến xã

B. Đã triển khai đến tuyến huyện

C. Đã triển khai đến tuyến tỉnh

D. Đều khắp các địa bàn

@E. Số lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu

45.  Những bệnh lý tâm thần sau đây có thể gây tử vong cho bệnh nhân bất cứ lúc nào

A. Căng trương lực

B. Giải thể nhân cách

C. Hưng cảm

@D. Trầm cảm nặng

E. Loạn thần cấp

46.  Liều lượng thuốc an thần cho bệnh nhân điều trị ngoại trú

A. Nên duy trì liều cao để ngừa tái phát

B. Cấp phát cho bệnh nhân một tháng một lần

@C. Cấp phát cho bệnh nhân 10 ngày một lần

D. Chỉ dùng an thần kinh chậm

E. Không được kết hợp với thuốc bình thần

47.  Khi điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng

A. Vì là bệnh mạn tính nên không nhất thiết tái khám định kỳ

@B. Thuốc phải do người nhà quản lý

C. Nếu bệnh nhân không đến tái khám thì ta cấp thuốc theo người nhà

D. Cấp thuốc một tháng một lần

E. Ta phải lập hồ sơ quản ký tất cả các loại bệnh tâm thần tại tuyến y tế cơ sở

48.  Theo dõi diển biến bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng

A. Theo dõi các tác dụng phụ do an thần kinh gây ra

B. Theo dõi sự diễn tiến cảu các triệu chứng

C. Đánh giá mức độ hồi phục

D. Kiểm soát sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

49.  Cán bộ y tế cơ sở có nhiệm vụ gì trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng

A. Quản lý bệnh nhân ngoại trú

B. Cấp phát thuốc, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân

@C. Quản lý bệnh nhân ngoại trú, tuyên truyền giáo dục vệ sinh sức khoẻ tâm thần

D. Lập báo cáo cho tuyến trên, tổ chức mạng lưới cộng tác viên

E. Điều trị và nghiên cứu khoa học

50.  Để nâng cao chất lượng quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng

A. Ta dùng các loại thuốc aminazin, haloperidol nhập khẩu

B. Dùng viên thuốc hàm lượng cao để số lượng viên thuốc hàng ngày uống ít đi

C. Thu chứng minh nhân dân của bệnh nhân để bệnh nhân gắn bó với trạm y tế

D. Thu tiền thuốc an thần kinh ngoại trú để bảo đảm kinh phí hoạt động

@E. Tổ chức sinh hoạt cho bệnh nhân và gia đình để chia xẻ kinh nghiệm

51.  Những nguyên nhân làm cho bệnh nhân tâm thần không tuân theo điều trị là

A. Mê tín, tin vào cúng bái

B. Sợ thuốc an thần gây nghiện

C. Sợ uống thuốc an thần kinh gây mất trí

D. Do tác dụng phụ của an thần kinh

@E. Tất cả các câu trên đều đúng

52.  Những hình thức nào sau đây có thể áp dụng để phục vụ cho công tác giáo dục chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng

A. Mở trang web chuyên đề

B. Nối mạng internet

@C. Loa truyền thanh, truyền đơn

D. Tổ chức seminar, hội nghị khoa học

E. Tất cả các câu trên đều sai

53.  Một số bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi đã ổn định lại thực hiện hành vi toan tự sát là do

A. Bị trầm cảm

B. Tâm thần phân liệt di chứng

C. Ảo giác chi phối

D. Hoang tưởng chi phối

@E. Bệnh nhân ý thức được sự mất năng lực của mình

54.  Bệnh nhân tâm thần phân liệt nào có khả năng tái hoà nhập cộng đồng tốt

A. Tâm thần phân liệt đơn thuần

B. Tâm thần phân liệt thanh xuân

C. Bệnh nhân có nghề nghiệp lao động giản đơn

@D. Bệnh nhân có trình độ trí thức cao

E. Tâm thần phân liệt trẻ tuổi

55.  Loại bệnh ly tâm thần nào sau đây bị tác động của người nhà nhiều nhấtì

A. Loạn thần kinh ám ảnh

@B. Rối loạn phân ly

C. Rối loạn lưỡng cực

D. Nhân cách dạng phân liệt

E. Hội chứng nghi bệnh

56.  Khi điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt, lao động liệu pháp

A. Không được chỉ định vì bóc lột sức lao động của bệnh nhân

@B. Có hiệu quả tốt để phục hồi chức năng cho bệnh nhân

C. Không nên sử dụng vì bệnh nhân không thể làm được

D. Không chỉ định vì không có hiệu quả điều trị

E. Tất cả các câu trên đều sai

57.  Thái độ của người thân đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt

A. Phải luôn luôn cảnh giác, đề phòng

B. Nên thông cảm cho bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh lao động

@C. Xem bệnh nhân như những thành viên khác trong gia đình

D. Thương mến bệnh nhân vì bệnh nhân chịu đựng những điều xấu từ kiếp trước

E. Nên che dấu bệnh nhân đừng để người ngoài biết bệnh nhân bị bệnh tâm thần

58.  Phát biểu nào sau đây phản ánh đúng vai trò của cộng đồng trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt

@A. Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường bị xa lánh, nghi kỵ

B. Cộng đồng là môi trường điều trị chủ yếu cho bệnh nhân tâm thần phân liệt

C. Cộng đồng không có vai trò trong việc điều trị bệnh nhân tâm thần

D. Đời sống cộng đồng chính là nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt

E. Một đời sống cộng đồng lành mạnh cũng không góp phần làm giảm bệnh tâm thần

TÂM THẦN PHÂN LIỆT

1.       Bệnh nhân tâm thần phân liệt trước khi bị bệnh có kỷ năng nghề nghiệp cao

A. Có tiên lượng tốt

B. Thường có yếu tố di truyền

C. Bệnh cảnh chủ yếu là mất trí

@D. Khía cạnh phục hồi chức năng khó

E. Đáp ứng tốt với các thuốc an thần kinh

2.       Trong trường hợp bệnh nhân tâm thần lên cơn kích động, đập phá đồ đạc trong nhà

A. Người nhà phải trừng phạt cứng rắn để điều chỉnh hành vi cho bệnh nhân

@B. Ôn tồn khuyên bảo, đưa bệnh nhân đi tái khám để điều chỉnh liều lượng an thần kinh

C. Trói bệnh nhân lại

D. Xây một phòng kín để quản lý bệnh nhân

E. Dùng tất cả các biện pháp trên .

3.       Biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt dựa trên những đặc điểm của.

A. Triệu chứng học, đáp ứng với điều trị.

B. Tiến triển và yếu tố di truyền.

@C. Triệu chứng học và tiến triển.

D. Tuổi khởi bệnh và yếu tố di truyền.

E. Sự tái phát và yếu tố tâm lý xã hội.

4.       Nguyên nhân của Tâm thần phân liệt rất phức tạp, do những yêuú tố sau đây tham gia.

A. Di truyền, dinh dưỡng, nhiễm trùng, môi trường.

B. Nhiễm trùng, tâm lý, sinh học, dinh dưỡng.

C. Môi trường, tình dục, di truyền, tâm lý.

@D. Nhiễm trùng, tâm lý, di truyền, sinh học.

E. Tất cả các yếu tố trên.

5.       Một trường hợp loạn thần đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt nhưng về thời gian tồn tại phải.

A.10 tháng.

B.6 tháng.

C.3 tháng.

D.2 tháng.

@E.1 tháng.

6.       Nếu có đủ triệu chứng Tâm thần phân liệt và đồng thời có các triệu chứng hưng cảm hoặc trầm cảm thì ta chẩn đoán là.

A. Rối loạn dạng phân liệt

B. Loạn thần hưng trầm cảm.

@C. Rối loạn phân liệt cảm xúc.

D. Tâm thần phân liệt di chứng.

E. Loạn thần cấp.

7.       Triệu chứng nào trong các triệu chứng sau thể hiện đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt.

@A. Hoang tưởng nhiều loại.

B. Không chịu ăn

C. Tri giác sai thực tại

D. Giải thể nhân cách

E. Ý tưởng ưu thế

8.       Triệu chứng nào trong các triệu chứng sau thể hiện sự phân ly trong tình cảm.

A. Cười nói vui vẻ

@B. Sự lạnh nhạt trong giao tiếp.

C.Đau khổ vật vả

D.Càu nhàu nhăn nhó

E.Lo sợ

9.       Triệu chứng nào trong các triệu chứng sau thể hiện sự phân ly trong hành vi.

@A. Cười nói vô cớ.

B. Hay đi đi lại lại

C. Thỉnh thoảng ngồi một mình

D. Hay cáu gắt

E. Miên hành

10.  Trong các tiêu chuẩn sau đây ,tiêu chuẩn nào quyết định chẩn đoán tâm thần phân liệt

A. Mất các thích thú , lười biếng, cách ly xã hội.

@B. Tư duy bị đánh cắp, tư duy vang thành tiếng....

C. Các triệu chứng trên xuất hiện được 25 ngày

D. Từng cơn trầm cảm va ìhưng cảm nhẹ

E. Ngôn ngữ nghèo nàn.

11.  Biểu hiện lâm sàng của TTPL thể căng trơng lực.

@A. Trạng thái kích động.

B. Đứng ngồi không yên

C. Tác phong vô trách nhiệm và không lường trước được

D. Các hoang tưởng ảo giác rời rạc

E. Tư duy lộn xộn, lời nói dông dài và rời rạc.

12.  Triệu chứng nào trong các triệu chứng sau là tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt Paranoide.

A. Biến đổi cảm xúc nổi bật

B. Hoang tưởng ảo giác thoáng qua và rời rạc

C. Cảm xúc hời hợt và không thích hợp

D. Sững sờ hoặc không nói

@E. Bệnh nhân thường xuyên phàn nàn có người theo dõi hại mình

13.  Không chẩn đoán TTPL khi tuổi xuất hiện cơn đầu tiên.

A. 15 tuổi

B. 30 tuổi

C. 35 tuổi

@D. 45 tuổi

E. 39 tuổi

14.  Trong Tâm thần phân liệt, yếu tố nào sau đây thể hiện tiên lượng tốt.

@A. Tiền sử gia đình có rối loạn khí sắc

B. Các triệu chứng âm tính chiếm ưu thế

C. Tuổi khởi bệnh sớm

D. Không có nghề nghiệp trước khi bị bệnh

E. Thể tâm thần phân liệt thanh xuân.

15.  Thuốc hướng thần nào trong các thuốc sau được chọn để điều trị các rối loạn phân liệt.

A. Diazépam

@B. Halopéridol

C. Tranxène

D. Gardénal

E. Amobarbital

16.  Hãy chọn một phương pháp kết hợp thuốc hợp lý nhất trong các phương pháp kết hợp sau trong điều trị tấn công các rối loạn TTPL.

A. Diazépam  + Aminazine

B. Halopéridol + Tranxène

C. Dépakine   + Aminazine

D. Gardénal   + Halopéridol

@E. Aminazine  + Halopéridol

17.  Trong Tâm thần phân liệt, yếu tố nào sau đây thể hiện tiên lượng xấu.

A. Lú lẫn, căng thẳng lo âu

B. Có vợ hoặc chồng trước khi bị bệnh

C. Tuổi khởi bệnh muộn.

@D. Xuất hiện bệnh tư ìtừ sau một thời gian rối loạn giấc ngủ và mất nhiệt tình thích thú.

E. Thể paranoide.

18.  Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính thiếu hòa hợp trong tư duy

A.Ý tưởng ám ảnh

B.Hay nói về tương lai

@C.Sáng tạo ngôn ngữ mới

D.Ý tưởng muốn chết

E.Nói chậm rãi

19.  Mệnh đề nào trong các mệnh đề sau được chọn làm nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán TTPL.

A. Ít nhất một triệu chứng thuộc vào một trong những nhóm liệt kê từ “ 5” đến “9”.

B. Ít nhất có một triệu chứng thuộc vào một trong những nhóm liệt kể từ “1” đến “ 4”.

@C. Hai triệu chứng ít rõ ràng thuộc vào nhóm liệt kê từ “1” đến “4”.

D. Các triệu chứng phải tồn tại rõ ràng trong phần thời gian 20 ngày

E. Thời gian một tháng kể cả thời gian có các triệu chứng tiền triệu như lo âu...

20.  Triệu chứng nào trong các triệu chứng sau đây là tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL thể thanh xuân.

A. Giữ nguyên dáng

B. Nói lập lại

C. Hoang tưởng bị hại

D. Ảo giác thính giác

@E. Tác phong vô trách nhiệm và không lường trước được.

21.  Dấu hiệu âm tính được thể hiện trong hành vi tác phong.

A. Nhiệt tình

B. Năng nổ

@C. Lơ là vệ sinh thân thể

D. Kích động

E. Hoà nhập với cộng đồng

22.  Dấu hiệu âm tính được thể hiện trong chức năng trí tuệ.

A. Tư duy phong phú

@B. Dòng tư duy chậm chạp

C. Tăng hiệu suất làm việc

D. Tăng chú ý

E. Có nhiều sáng kiến

23.  Trạng thái hoang tưởng cấp biểu hiện.

A. Phát sinh trong vài tháng

@B. Mất năng lực định hướng

C. Ngủ nhiều

D. Trầm cảm

E. Sững sờ

24.  Trong tiến triển của TTPL sự khởi đầu âm ỉ được thể hiện.

A. Ám ảnh sợ khoảng trống

B. Ám ảnh sợ hoài nghi

C. Ám ảnh cưỡng bức

D. Ám ảnh sợ súc vật

@E. Ám ảnh sợ vật nhọn

25.  Tư duy tự kỷ trong TTPL được biểu hiện.

@A. Xây dựng những hệ thống mù mờ gần đến hoang tưởng

B. Chú ý đến những sự việc khách quan

C. Tôn trọng mọi nguyên tắc logique cơ bản

D. Phụ thuộc vào nguyên tắc của thực tế

E. Tự cấu tạo tư duy dựa vào thực tế

26.  Sự phân ly trong TTPL được biểu hiện trong tình cảm.

A. Nhiệt tình trong tiếp xúc

@B. Không nhạy cảm trước phản ứng của người khác

C. Phản ứng cảm xúc thích hợp

D. Có thể thấy trước được

E. Tính nhất quán

27.  Hành vi tâm thần vận động thiếu hoà hợp được biểu hiện.

A. Thái độ trân trọng

B. Thái độ tự chủ

@C. Tính cầu kỳ sớm

D. Cười có lý do

E. Những cơn xung động có thể biết trước được

28.  Trong tiến triển của TTPL khởi đầu cấp tính, rối loạn khí sắc được biểu hiện.

A. Tăng các hứng thú

B. Tiếp xúc vui vẻ, dễ gần gũi

C. Trạng thái khoan khoái dễ chịu

@D. Nét mặt thể hiện sự kín đáo khó hiểu

E. Tăng hoạt động thân thiện với mọi người

29.  Trong tiến triển của TTPL. khởi đầu âm ỉ, Một trong sự yếu kém hoạt động và sự thay đổi tính tình là.

A. Lo lắng quan tâm đến bổn phận của mình

B. Quan tâm đến ý kiến của người khác

@C. Tư duy bóng gió tượng trưng

D. Tư duy cụ thể

E. Nhiệt tình trong giao tiếp

30.  Nhờ vào điều trị, tiên lượng khả năng thích ứng xã hội của TTPL là.

A. 10%

B. 30%

@C. 50%

D. 60%

E. 70%

31.  Trong điều trị củng cố, điều trị tại cộng đồng người ta sử dụng mấy loại thuốc an thần kinh là thích hợp nhất.

A. Hai loại kết hợp

B. Một an thần kinh kết hợp một bình thần

@C. Một an thần kinh duy nhất

D. Kết hợp ba loại an thần kinh

E. Hai an thần kinh kết hợp một bình thần

32.  Trong điều trị TTPL chỉ định sốc điện trong trường hợp.

A. Trầm cảm nhẹ

@B. Có ý tưởng tự sát

C. Hưng cảm

D. Mất ngủ nặng

E. Nhiều hoang tưởng

33.  Một trong các đặc điểm lâm sàng của TTPL là.

A. Rối loạn cảm xúc hưng cảm

@B. Giảm dần trí tuệ và cảm xúc

C. Nhân cách ổn định ít thay đổi

D. Có nhiều ảo giác

E. Rối loạn vận động

34.  Một trong những nội dung rối loạn nhân cách của TTPL là.

@A. Tự kỷ

B. Hay can thiệp công việc của người khác

C. Hội chứng tâm thần tự động

D. Hội chứng trầm cảm

E. Rối loạn năng lực định hướng

35.  Một trong những biểu hiện mất sự thống nhất và toàn vẹn của nhân cách.

@A. Tình cảm không thích ứng

B. Tư duy kiên định

C. Tính liên tục của hành vi

D. Căng trương lực

E. Rối loạn bản năng

36.  Triệu chứng biểu hiện sự phân ly trong chức năng trí tuệ của TTPL.

A. Dòng tư duy liên tục

B. Phát biểu rõ ràng dể hiểu

C. Tư duy bám sát chủ đề

@D. Nghèo nàn về quan niệm

E. Nhiều kế hoạch sáng kiến

37.  Triệu chứng trong chức năng trí tuệ có giá trị chẩn đoán lớn của TTPL.

A. Trong phát biểu thể hiện tính liên tục

@B. Ngừng không lý do khi phát biểu

C. Hay nói lặp lại khi phát biểu

D. Không nhận biết được khi ngừng không phát biểu

E. Ngừng phát biểu kéo dài

38.  Phản ứng cảm xúc trong TTPL thường là.

A. Thích hợp

B. Dễ hiểu

@C. Không thể biết trước được

D. Lường trước được phản ứng cảm xúc

E. Hay giận dữ

39.  Biểu hiện cơ bản trong đời sống tình cảm của người bệnh TTPL là.

A. Lạnh nhạt

B. Dễ thiện cảm

@C. Hai chiều

D. Dễ gần

E. Không nói

40.  Sự giảm hoạt động trong TTPL được biểu hiện.

A. Tăng sáng kiến

B. Tăng tự chủ

@C. Thiếu năng lực

D. Hành động rõ ràng dứt khoát

E. Thích làm việc

41.  Hành vi tâm thần vận động thiếu hoà hợp được biểu hiện.

A. Lịch sự

B. Hoà hợp

@C. Tính cầu kỳ

D. Thích giao tiếp

E. Những cơn xung động thấy trước được

42.  Sự rút lui vào tự kỷ được biểu hiện.

A. Dáng vẻ gần gủi thực tế

@B. Thích đơn độc

C. Hay giao tiếp với người khác

D. Hoà nhập cộng đồng

E. Thích nghi nghề nghiệp tốt

43.  Tư duy tự kỷ của người bệnh TTPL được tập trung vào.

A. Ảo giác

@B. Hoang tưởng

C. Định kiến

D. Hay quan tâm đối với thực tế bên ngoài

E. Các hoang tưởng được chia sẻ cho người khác

44.  Chủ đề thường gặp và đặc trưng của hoang tưởng trong tâm thần phân liệt là

@ A. Bị chi phối, bị điều kiển

B. Bệnh nhân không cảm thấy tính tình của mình thay đổi

C. Xác định giới tính rõ ràng

D. Bình tĩnh không lo âu gì

E. Cảm giác chung quanh mình là gần gũi và thật

45.   Hoạt động suy giảm các chức năng tâm thần thể hiện bằng.

A. Tăng chú ý

@B. Khó khăn trong học tập hoặc nghề nghiệp

C.Tư duy phong phú

D. Dòng tư duy liên tục

E. Liên tưởng mau lẹ

46.  Trong tiến triển khởi đầu cấp của tâm thần phân liệt, triệu chứng cơ bản là.

A. Ảo giác nhiều loại

B. Hội chứng tâm thần tự động

@C. Hoang tưởng cấp

D. Rối loạn cảm xúc cấp

E. Rối loạn bản năng cấp

47.  Trong tiến triển khởi đầu của rối loạn giả tâm căn, ám ảnh sợ hoài nghi vì lý do.

A. Sự trấn an có hiệu quả

B. Tìm được biện pháp để tránh né

@C. Không tìm được cách để trấn an

D. Hoàn cảnh tạo sự ám ảnh sợ đơn giản và liên quan nhau

E. Hình thành rõ ràng biện pháp để tránh né

48.  Sự yếu kém hoạt động và thay đổi tính tình biểu hiện.

A. Thân thiện với người xung quanh

@B. Tư duy bóng gió tượng trưng

C. Không tin, nghi ngờ các hiện tượng khác thường

D. Người bệnh không cảm nhận được sự thay đổi này

E. Người xung quanh không nhận biết các thay đổi này

49.  Hai thể nào của tâm thần phân liệt trước kia được coi là đặc trưng về mặt lâm sàng của bệnh.

A. Paranoid - Thanh xuân

B. Paranoid - Căng trương lực

@C. Thanh xuân - Căng trương lực

D. Căng trương lực - Tâm thần phân liệt đơn thuần

E. Tâm thần phân liệt di chứng - Tâm thần phân liệt đơn thuần

50.  Tâm thần phân liệt khởi đầu trong thời kỳ.

A. Thiếu niên (12 tuổi )

@B. Trưởng thành ( 15-25 tuổi )

C. Trung niên ( 40 tuổi )

D. Trước tuổi già ( 50 tuổi )

E. Tuổi già ( 60 tuổi )

51.  Tâm thần phân liệt thanh xuân sau tiến triển vài năm sẽ hình thành.

A. Tăng sáng kiến

B. Vận động linh hoạt không có tính định hình

@C. Vận động định hình

D. Hưng cảm

E. Căng trương lực

52.  Tâm thần phân liệt còn có thể khởi đầu bằng những rối loạn kéo dài của các hành vi

A. Nghiện thuốc lá

@B. Căng trương lực

C. Hoạt động tăng

D. Nghiện ma túy

E. Ăn kiêng khem

53.  Triệu chứng đặc trưng của tâm thần phân liệt thể căng trương lực là.

A. Nhiều hoang tưởng

B. Nhiều ảo giác

@C. Những giai đoạn kích động lập đi lập lại

D. Tâm thần tự động

E. Hội chứng Korsakop

54.  Một trong những triệu chứng chiếm ưu thế trong tâm thần phân liệt thể căng trương lực là.

A. Hưng cảm

B. Trầm cảm

@C. Vâng lời tự động

D. Lú lẫn

E. Nói hỗ lốn

55.  Trong tâm thần phân liệt đơn thuần, sự không hoà hợp và rút lui vào tự kỷ được thể hiện.

A. Các hoang tưởng tự ti, tự buộc tội

B. Ảo giác thô sơ

@C. Tránh tiếp xúc

D. Nhạy cảm với các tình huống xung quanh

E. Tư duy rõ ràng

56.  Một trong những bệnh cảnh lâm sàng của tâm thần phân liệt di chứng xuất hiện thứ phát là.

A. Hội chứng paraphrénia

@B. Cơn hoang tưởng

C. Trầm cảm điển hình

D. Lo âu

E. Ám ảnh sợ khoảng trống

57.  Sự nhập viện trở lại của tâm thần phân liệt sau 5 năm là.

A. 15%

B. 20%

@C. 10%

D. 30%

E. 40%

58.  Để chẩn đoán đúng tâm thần phân liệt thể thanh xuân, ngoài điều kiện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10, cần theo dõi liên tục trong thời gian.

A. 1 tháng

@B. 2-3 tháng

C. 4 tháng

D. 4-5 tháng

E. 6-7 tháng

59.  Trong bệnh cảnh lâm sàng của tâm thần phân liệt thể căng trương lực, triệu chứng nổi bật là.

@A. Không làm theo hoặc chống đối lại mọi sự chỉ bảo

B. Nói liên tục

C. Tăng vận động

D. Hưng phấn cảm xúc

E. Hay can thiệp vào công việc của người khác

60.  Trong nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán , không được chẩn đoán tâm thần phân liệt khi.

A. Tuổi bắt đầu bệnh 38 tuổi

@B. Chậm phát triển tâm thần

C. Hưng trầm cảm không điển hình

D. Các triệu chứng tâm thần phân liệt xuất hiện sau rối loạn cảm xúc

E. Bệnh nhân nghiện thuốc lá

61.  Được chẩn đoán tâm thần phân liệt thể di chứng khi đã đáp ứng đủí các tiêu chuẩn của ICD-10 đồng thời có biểu hiện.

A. Chủ động

B. Tăng hoạt động

C. Nói năng hoạt bát

@D. Lười biếng

E. Cảm xúc hưng phấn

62.  Tâm thần phân liệt thể đơn thuần được biểu hiện.

A. Khởi bệnh đột ngột

B. Chăm chỉ

C. Cảm xúc tươi vui

@D. Cảm xúc lạnh lùng

E. Hoà nhập với cộng đồng

63.  Một trong những điều kiện không được chẩn đoán tâm thần phân liệt khi bệnh bắt đầu ở tuổi.

A. 15 tuổi

B. 20 tuổi

C. Trên 25 tuổi

D. Trên 30 tuổi

@E. Trên 40 tuổi

64.  Để chẩn đoán phân biệt rối loạn phân liệt cảm xúc với tâm thần phân liệt thì dựa vào đặc điểm.

A. Có bệnh cơ thể kết hợp

B. Nghiện rượu

@C. Có hội chứng hưng cảm hay trầm cảm

D. Có các bệnh lý não thực tổn

E. Có lo âu

65.  Cần phải căn cứ vào đặc điểm lâm sàng cơ bản nào để chẩn đoán loạn thần phản ứng trước các sang chấn tâm lý.

A. Bệnh xuất hiện đột ngột

B. Nội dung các triệu chứng ít liên quan nội dung sang chấn

@C. Điều trị đúng khỏi bệnh nhanh

D. Trong tiền sử không có những phản ứng nhẹ trước các sang chấn

E. Các hoang tưởng ít liên quan đến sang chấn

66.  Để phân biệt tâm thần phân liệt với rối loạn cảm xúc nội sinh cần căn cứ vào đặc trưng của rối loạn cảm xúc như sau.

A. Hội chứng cảm xúc kéo dài không thành cơn rõ rệt

@B. Các rối loạn cảm xúc xuất hiện một cách tự phát, từng thời kỳ chiếm ưu thế

C. Các rối loạn cảm xúc xuất hiện sau các triệu chứng loạn thần khác

D. Các hoang tưởng, ảo giác là nguyên phát

E. Khi cảm xúc ổn định thì triệu chứng loạn thần không mất đi

67.  Triệu chứng gợi ý để chẩn đoán loạn thần thực thể.

A. Bệnh cảnh loạn thần xuất hiện liên tục

B. Không bao giờ có rối loạn ý thức

@C. Cảm xúc không ổn định dể bùng nổ

D. Khi bệnh chính khởi, loạn thần không mất

E. Không bao giờ có hội chứng bịa chuyện

68.  Triệu chứng đặc trưng cần lưu ý để chẩn đoán rối loạn tâm thần do rượu hay ma tuý.

A. Không có tiền sử sử dụng rượu hay chất ma tuý

B. Các triệu chứng loạn thần không xuất hiện ngay sau khi sử dụng chất ma tuý

@C. Kích động tâm thần vận động hoặc sợ hãi mãnh liệt

D. Các triệu chứng loạn thần xuất hiện kéo dài, có hệ thống

E. Không biến đổi nhân cách

69.  Điều trị tâm thần phân liệt dựa trên tác dụng nào của thuốc an thần kinh.

A. Tác dụng ngủ

@B. Làm dịu sự kích động

C. Tác dụng dãn cơ

D. Tác dụng chống co giật

E. Tác dụng không mong muốn

70.  Trong điều trị tấn công bệnh tâm thần phân liệt, kết hợp thuốc thường xuyên nhất là.

A. Bình thần - an thần kinh yên dịu

B. An thần kinh yên dịu - chống động kinh

@C. An thần kinh yên dịu - an thần kinh đa tác dụng

D. An thần kinh đa tác dụng - bình thần

E. An thần kinh đa tác dụng - chống động kinh

71.  Lựa chọn đường dùng của thuốc an thần kinh trong giai đoạn điều trị tấn công tâm thần phân liệt.

A. Đường uống

B. Đường tiêm

@C. Tuỳ thuộc sự hợp tác của bệnh nhân

D. truyền tĩnh mạch

E. Dùng viên đặt hậu môn

72.  Điều trị tâm thần phân liệt tại cộng đồng, cần sử dụng bao nhiêu loại an thần kinh là tốt nhất.

A. Hai loại

B. Ba loại

@C. Một loại

D. Một loại + bình thần

E. Một loại + chống động kinh

73.  Sau giai đoạn rối loạn cấp, thời gian cần phải điều trị kéo dài đối với tâm thần phân liệt tại cộng đồng là.

A. 6 tháng

B. 1 năm

@C. 2 năm

D. 3 năm

E. 4 năm

74.  Tác dụng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt còn phụ thuộc vào.

A. Loại thuốc an thần kinh

@B. Diễn biến của bệnh

C. Từng thầy thuốc

D. Nhịp sinh học

E. Thái độ của bệnh nhân

75.  E. Bleuler đề nghị thay từ “sa sút sớm” bằng từ tâm thần phân liệt năm nào.

A. 1811

@B. 1911

C. 1921

D. 1931

E. 1941

76.  Một trong những dự đoán nguyên nhân của tâm thần phân liệt là.

A. Yếu tố môi trường vật lý

B. Yếu tố xã hội

@C. Yếu tố tâm lý

D. Dị dạng mạch máu não

E. Xơ cứng rải rác

77.  Trong đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt, sự phân ly được biểu hiện trong chức năng trí tuệ là.

@A. Tư duy lạc đề

B. Tư duy tượng trưng

C. Diễn đạt rõ ràng

D. Trình bày vấn đề hợp lý chặt chẽ

E. Phát biểu có trọng tâm dể hiểu

78.  Trong Tâm thần phân liệt, sự yếu kém hoạt động và thay đổi tính tình biểu hiện bằng.

@A. Tư duy ngày càng bóng gió

B. Không tin vào những hiện tượng khác thường

C. Tư duy cụ thể

D. Tư duy tỉ mỉ

E. Tiếp xúc nhiệt tình

79.  Trong tiến triển của TTPL thể thanh xuân, sau vài năm sẽ hình thành.

A. Hội chứng parapherénia

@B. Sa sút trí tuệ

C. Hội chứng hưng cảm

D. Tăng sáng kiến

E. Vận động linh hoạt hơn

80.  Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển................, có khuynh hướng mạn tính, nguyên nhân đến nay vẫn còn chưa được biết rõ. (cấp tính, từ từ, chu kỳ, liên tục )

81.  Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, người bệnh dần dần tách khỏi cuộc sống................, thu dần vào thế giới bên trong (xã hội, gia đình, vợ chồng, cộng đồng)

82.  Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, làm cho tình cảm trở nên............. dần.

83.  (giảm sút, hăng hái, khô lạnh, phấn chấn)

84.  Những giả thuyết nguyên nhân quan trọng nhất trong bệnh sinh của tâm thần phân liệt là.

@A. Di truyền, các chất sinh hóa não

B. Nhiễm trùng, yếu tố tâm lý

C. Di truyền, yếu tố tâm lý

D. Nhiễm trùng, các chất sinh hóa não

E. Nhiễm trùng, di truyền.

85.  Biến đổi của chất sinh hóa nào trong não được đề cập đến nhiều nhất trong bệnh sinh của tâm thần phân liệt

A. Adrenalin

@B. Dopamin

C. Acetylcholin

D. GABA

E. Noradrenalin

86.  Khi nghiên cứu về năm sinh của những bệnh nhân tâm thần phân liệt các tác giả nhận thấy rằng phần lớn trong số họ được sinh vào.

@A. Tháng 1, tháng 2, tháng 3

B. Tháng 3, tháng 4, tháng 5

C. Tháng 4, tháng 5, tháng 6

D. Tháng 7, tháng 8, tháng 9

E. Tháng 8, tháng 9, tháng 10

87.  Các yếu tố nào góp phần vào tiên lượng tốt ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

A. Khởi phát ở tuổi thiếu niên, thể Paranoid

B. Thể đơn thuần, có nghề nghiệp ổn định

C. Thể di chứng, Khởi phát ở tuổi thiếu niên

@D. Thể Paranoid, không có rối loạn nhân cách

E. Thể thanh xuân, không có rối loạn nhân cách

88.  Các thể tiên lượng xấu nhất trong tâm thần phân liệt.

A. Thể Paranoid, thể căng trương lực, thể thanh xuân

B. Thể thanh xuân, thể trầm cảm sau phân liệt, thể Paranoid

C. Thể di chứng, thể đơn thuần, thể Paranoid

D. Thể không biệt định, thể căng trương lực, thể trầm cảm sau phân liệt

@E. Thể thanh xuân, thể di chứng, thể đơn thuần.

89.  Trong các loại hoang tưởng sau, hoang tưởng nào có ý nghĩa nhất trong chẩn đoán tâm thần phân liệt.

A. Hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng được yêu

B. Hoang tưởng bị hại, hoang tưởng kiện cáo

@C. Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối

D. Hoang tưởng bị xâm nhập, hoang tưởng ghen tuông

E. Hoang tưởng phát minh, hoang tưởng liên hệ

90.  Không được chẩn đóan tâm thần phân liệt khi trên bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng hưng cảm hay trầm cảm nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh.

@A. Đúng

B. Sai

91.  Loại ảo giác có ý nghĩa trong chẩn đóan tâm thần phân liệt là.

A. Ảo thị thấy súc vật

B. Ảo khứu

C. Ảo vị

D. Ảo thanh thô sơ

@E. Ảo thanh với một hay nhiều giọng nói bình phẩm về bệnh nhân

92.  Một trong những tiêu chuẩn để loại trừ không chẩn đóan tâm thần phân liệt là bệnh nhân ở trong tình trạng nghiện rượu, nghiện ma túy hay các độc chất khác.

@A. Đúng

B. Sai

93.  Một bệnh nhân nam 20 tuổi, khởi phát bệnh lần đầu được 2 tháng, không có tiền sử nghiện chất và các bệnh lý nội khoa thần kinh vào viện với các triệu chứng chính là hoang tưởng bị xâm nhập, tư duy bị bộc lộ, ảo thanh ra lệnh. Chẩn đóan thích hợp nhất trên bệnh nhân này là.

A. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân

B. Rối loạn loạn thần cấp giống tâm thần phân liệt

@C. Tâm thần phân liệt thể Paranoid

D. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực

E. Loạn thần thực tổn

94.  Thuốc an thần kinh khi sử dụng trên lâm sàng có 3 tác dụng chính là gây an dịu, chống các hoang tưởng, ảo giác và....................

95.  Trong tâm thần phân liệt liệu pháp choáng điện được chỉ định đúng nhất trong trường hợp.

A. Thể Paranoid

B. Thể trầm cảm sau phân liệt

@C. Thể căng trương lực

D. Thể không biệt định

E. Thể thanh xuân

96.  Haldol decanoas là.

A. Thuốc chống trầm cảm

B. Thuốc bình thần

C. Thuốc gây ngủ

D. Thuốc chống co giật

@E. Thuốc An thần kinh

CÁC BỆNH TÂM CĂN, CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS

VÀ CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ

1.       Lo âu là.

@A. Cảm xúc của con người như khi phải đối đầu với một mối đe dọa mơ hồ và thường có nguồn gốc từ bên trong, do xung đột nội tâm mà hình thành

B. Phản ứng cảm xúc khi con người phải đối đầu với một mối đe dọa cụ thể và thường kéo dài.

C. Một phản ứng cảm xúc mà bệnh cảnh nổi bật với các triệu chứng cơ thể mà người ta còn gọi là trầm cảm cơ thể.

D. Phản ứng cảm xúc của những người có nhân cách lo âu.

E. Một phản ứng cảm xúc nguy hiểm vì nếu không điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể tự sát.

2.       Lo sợ là một phản ứng cảm xúc khi.

A. Mắc bệnh loạn thần.

B. Dùng thuốc chống trầm cảm kích thích.

@C. Phải đối đầu với một mối nguy hiểm cụ thể.

D. Bệnh nhân ngừng thuốc an thần kinh đột ngột

E. Rối loạn hai quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh TW.

3.       Sợ một cách vô lý, mặc dù không phải đối đầu với những sự vật, hiện tượng gây sợ và đưa đến hành vi tránh né, bệnh nhân biết là vô lý. Đó là

A. Lo âu.

B. Lo sợ.

C. Hoảng sợ.

D. Hoang tưởng.

@E. Ám ảnh sợ.

4.       Trong số các trạng thái bệnh lý sau, trường hợp nào triệu chứng lo sợ đạt đến cường độ cao nhất?

A. Lo âu.

B. Lo sợ.

C. Ám ảnh sợ.

D. Hoang tưởng bị hại.

@E. Hoảng sợ.

5.       Đặc điểm cơ bản của rối loạn ám ảnh cưỡng bức là.

A. Hoảng sợ

B. Rối loạn thực vật

C. Ý tưởng bị hại

D. Trầm cảm

@E. Lập đi lập lại các ý tưởng ám ảnh

6.       Các rối loạn cảm giác và vận động phân ly là.

A. Có nhuyên nhân thực thể.

B. Tuân theo các quy luật về sinh lý bệnh nhất định.

C. Hai câu A và B đều đúng.

@D. Hoàn toàn có tính chất chức năng, không có cơ sở tổn thương thực thể.

E. Chỉ điều trị được bằng hóa liệu pháp.

7.       Rối loạn ám ảnh cưỡng bức là hội chứng tương đối hiếm.

A. Khoảng 0,1% dân số

B. Khoảng 0,07% dân số

@C. Khoảng 0,05% dân số

D. Khoảng 1% dân số

E. Khoảng 0,5% dân số

8.       Cơn hoảng sợ thường xuất hiện.

A. Từ từ

B. Có dấu hiệu báo trước

@C. Đột ngột

D. Nam nhiều hơn nữ

E. Kéo dài trong vòng vài giờ

9.       Bệnh lý nào sau đây mà trước kia được gọi là Hysteria

A. Tâm căn ám ảnh.

B. Rối loạn khí sắc.

@C. Rối loạn phân ly

D. Động kinh.

E. Ngủ rủ.

10.  Sau một sang chấn tâm lý, bệnh lý nào sau đây thường xảy ra.

A. Tâm thần phân liệt.

B. Loạn thần triệu chứng.

C. Căng trương lực.

@D. Các rối loạn tâm căn.

E. Nghi bệnh.

11.  Các rối loạn phân ly thường

@A. Khởi đầu và kết thúc đột ngột.

B. Khởi đầu và kết thúc từ từ;

C. Chỉ xuất hiện ở nữ giới.

D. Rất rầm rộ.

E. Rất dễ điều trị.

12.  Quên phân ly có những thể sau

A. Quên thuận chiều và quên ngược chiều.

B. Quên cấp tính và quên mạn tính.

@C. Quên khu trú, quên toàn thể, quên chọn lọc, quên liên tục

D. Quên toàn thể kết hợp với bịa chuyện.

E. Quên từng phần, sa sút giả.

13.  Sững sờ phân ly thường kết hợp với

A. Hôn mê.

B. Sốt cao.

C. Tăng urê máu.

D. Căng trương lực.

@E. Tất cả các câu trên đều sai.

14.  Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau đây, là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán ám ảnh sợ khoảng rộng ?

A. Lo âu không giới hạn vào 2 tình huống. đám đông, đi ra khỏi nhà     

@B. Các triệu chứng tâm lý hoặc thần kinh thực vật phải là những biểu hiện tiên phát của lo âu

C. Sự tránh né các tình thế gây ra ám ảnh sợ không là triệu chứng nổi bật nhất

D. Các triệu chứng tâm lý hoặc thần kinh thực vật là những biểu hiện thứ phát của lo âu

E. Lo âu chỉ giới hạn vào tình thế khi đi một mình.

15.  Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau đây, là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội ?

A. Các triệu chứng tâm lý, hành vi hoặc thần kinh thực vật phải là những biểu hiện thứ phát của lo âu.

B. Lo âu không giới hạn vào các tình thế xã hội đặc biệt.

@C. Sự tránh né các tình thế gây ra ám ảnh sợ phải là một triệu chứng nổi bật.

D. Ám ảnh sợ xã hội thường kèm theo tự đánh giá không đúng về mình.

E. Ám ảnh sợ xã hội là sự sợ nhất thời các tình thế xã hội.

16.  Trong số các đối tượng hoặc tình thế sau, đối tượng hoặc tình thế nào gây ám ảnh sợ chuyên biệt ?

A. Khoảng rộng

@B. Máy bay.

C. Nơi công cộng

D. Đứng trước tập thể

E. Đi một mình.

17.  Trong các tiêu chuẩn sau, tiêu chuẩn nào là tiêu chuẩn chẩn đoán ám ảnh sợ chuyên biệt ?

A. Các triệu chứng tâm lý và thần kinh thực vật là những biểu hiện thứ phát của lo âu

@B. Lo âu phải giới hạn vào hoặc chỉ xẫy ra khi có sự hiện diện của các sự vật hoặc tình huống gây ám ảnh sợ

C. Cơn lo âu dữ dội

D. Không tránh né được khi có tình huống gây ám ảnh sợ.

E. Lo âu do các hoang tưởng hoặc ý nghĩ ám ảnh gây ra.

18.  Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào là một trong những đặc điểm chủ yếu của rối loạn hoảng sợ ?

A. Cơn lo âu lan tỏa

B. Cơn lo âu nhất thời không tái phát.

@C. Cơn lo âu dữ dội tái đi tái lại

D. Cơn hoảng sợ thường xuất hiện thứ phát

E. Cơn thường kéo dài 2 - 3 giờ

19.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là một trong những biểu hiện lâm sàng của rối loạn ám ảnh lan tỏa?

@A. Cảm thấy bất an, căng thẳng.

B. Nóng ruột

C. Sợ côn trùng

D. Tự đánh giá thấp về bản thân

E. Đau thắt ngực

20.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là một trong các triệu chứng để chẩn đoán xác định rối loạn lo âu lan tỏa?

A. Đau đầu mất ngủ

@B. Lo lắng về sự bất hạnh trong tương lai, cảm giác bất an.

C. Trầm cảm có ý định tự sát.

D. Mệt mỏi không làm việc được.

E. Tất cả các câu trên đều sai.

21.  Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào là một trong những đặc điểm cơ bản của rối loạn ám ảnh cưỡng bức ?

A. Sợ độ cao.

B. Xuất hiện đột ngột và không tái phát.

@C. Xuất hiện lập đi lập lại những ý nghĩ ám ảnh hay hành vi cưỡng bức.

D. Các triệu chứng trên không gây khó chịu đối với người bệnh.

E. Người bệnh không nhận thức đưọc sự vô lý của các ý nghĩ và hành vi này.

22.  Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào là một trong những đặc điểm để chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng bức?

A. Căng thẳng về vận động.

@B. Người bệnh thừa nhận đó là những ý nghĩ hoặc xung động của chính mình.

C. Ý nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng bức mang lại một sự thích thú cho người bệnh.

D. Các ý nghĩ, biểu tượng hoặc xung động thoáng qua không gây khó chịu cho người bệnh.

E. Sự tránh né các tình huống gây ra ám ảnh.

23.  Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào là một trong những đặc điểm để chẩn đoán rối loạn ám ảnh -cưỡng bức?

A. Bồn chồn bất an tìm cách chạy trốn.

@B. Có ít nhất một ý nghĩ hoặc một hành vi đang được người bệnh tiếp tục chống lại

C. Hành vi bị các hoang tưởng chi phối, người bệnh không kháng cự.

D. Chóng mặt,nhức đầu đôi khi có ý tưởng tự sát.

E. Suy nghĩ miên man, trầm cảm.

24.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là một trong những triệu chứng thểí hiện đặc điểm cơ bản của quên phân ly?

A. Quên toàn bộ các sự kiện xảy ra trước đây.

B. Quên từng phần các sự kiện xảy ra trước đây

@C. Quên và thường là quên những sự kiện quan trọng của bản thân xẩy ra gần đây không do rối loạn tâm thần thực thể.

D. Quên và thường quên những sự kiện không quan trọng của bản thân xẩy ra gần đây.

E. Rối loạn thường bắt đầu từ từ và bệnh nhân thường không biết mình rối loạn trí nhớ.

25.  Trong các thể quên sau, thể nào là một trong các thể quên của quên phân ly ?

A. Quên quá khứ.

@B. Quên chọn lọc.

C. Quên sự việc gần đây.

D. Quên từng phần.

E. Quên khu trú.

26.  Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào là một trong những biểu hiện lâm sàng của cơn bỏ nhà đi phân ly ?

A. Có các hành vi kỳ dị.

B. Không biết tự chăm sóc.

@C. Trong cơn, người bệnh không nhớ gì về bản thân lẫn cuộc sống trước kia.

D. Cơn thường ngắn chỉ thoáng qua.

E. Người bệnh biết mình đã quên mọi thứ.

27.  Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào cần phải có trong chẩn đoán xác định cơn bỏ nhà ra đi phân ly ?

@A. Sự ra đi đột ngột.

B. Người bệnh không biết tự chăm sóc mình.

C. Không quên các sự kiện quan trọng mới xảy ra gần đây đối với bản thân.

D. Người bệnh thường có các hành vi kỳ dị

E. Không biết cách quan hệ với người lạ

28.  Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào là một trong những biểu hiện lâm sàng của sững sờ phân ly ?

A. Còn các đáp ứng bình thường với các kích thích.

B. Còn các động tác.

@C. Người bệnh ngồi hoặc nằm gần như bất động trong khỏang thời gian dài.

D. Nói ít, thỉnh thoảng cười một mình.

E. Người bệnh đi lại, đứng ngồi không yên.

29.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là triệu chứng lâm sàng của các rối loạn vận động phân ly ?

A. Teo cơ.

B. Run giật sợi cơ

C. Babinski (+).

@D. Các cử động bất thường, yếu và liệt

E. Phản xạ gân xương tăng.

30.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là một trong các đặc điểm lâm sàng của các rối loạn dạng cơ thể ?

@A. Sự than phiền dai dẳng về các triệu chứng cơ thể.

B. Người bệnh yên tâm không đòi hỏi đi khám bệnh.

C. Nghe lời giải thích của thầy thuốc.

D. Người bệnh thường không có các hành vi lôi cuốn sự chú ý

E. Người bệnh muốn thảo luận về nguyên nhân tâm lý của các rối loạn này.

31.  Trong các điều kiện sau, điều kiện nào là một trong hai điều kiện cần để chẩn đoán xác định rối loạn nghi bệnh ?

@A. Tin tưởng dai dẳng vào sự hiện diện của ít nhất một bệnh cơ thể nặng

B. Chấp nhận dễ dàng lời khuyên của thầy thuốc.

C. Các triệu chứng trầm cảm nổi bật.

D. Rối loạn nghi bệnh thường xảy ra không có liên quan đến sang chấn tâm lý.

E. Bệnh nhân tin tưởng một cách kỳ quái.

32.  Trong các điều kiện sau, điều kiện nào là một trong điều kiện cần để chẩn đoán xác định rối loạn hoạt động thần kinh thực vật dạng cơ thể ?

A. Các triệu chứng giảm hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

B. Không có các triệu chứng chủ quan liên quan đến một cơ quan.

@C. Đau khổ về khả năng bị một rối loạn nặng của một cơ quan mà không đáp ứng với lời giải thích.

D. Từ chối không chấp nhận lời khuyên hoặc trấn an của bác sĩ.

E. Có bằng chứng rối loạn rõ rệt về mặt thực thể của một cơ quan.

33.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là một trong 5 tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn đau dạng cơ thể ?

A. Hồi hộp, ra mồ hôi, run đỏ mặt dai dẳng và gây khó chịu.

B. Đau không gây nên sự khó chịu đáng kể ảnh hưởng đến hoạt động xã hội.

C. Các yếu tố tâm lý không có vai trò quan trọng trong việc khởi bệnh.

@D. Đau ở một hoặc nhiều vị trí là trọng tâm nổi bật.

E. Đau do rối loạn lo âu, hoặc do rối loạn tâm thần.

34.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là điều kiện cần để chẩn đoán xác định suy nhược thần kinh?

A. Phàn nàn về cơ thể.

B. Bận tâm lo lắng về bệnh cơ thể.

@C. Dễ bực tức, rối loạn giấc ngủ.

D. Táo bón đau lưng.

E. Buồn nôn, nôn.

35.  Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là một trong những triệu chứng để chẩn đoán hội chứng giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại ?

@A. Người bệnh nhận thấy chính các cảm giác của họ bị tách rời, xa lạ.

B. Người bệnh cảm nhận môi trường xung quanh gần gủi rất thực.

C. Người bệnh không nhận biết được sự thay đổi của bản thân.

D. Người bệnh không tỉnh táo hoàn toàn.

E. Có trạng thái lú lẫn nhẹ.

36.  Một sự kiện trong................. gây stress đặc biệt gây ra một phản ứng stress cấp diễn, hoặc một thay đổi đáng kể trong.............. dẫn đến những hoàn cảnh khó chịu liên tục, kết quả là rối loạn sự thích ứng. 

(cách sống, xã hội, đời sống, chấn thương )

37.  Tác nhân gây stress có thể là một nhận cảm...............quá mạnh bao gồm sự đe dọa nghiêm trọng an toàn và toàn vẹn thể chất của bệnh nhân và những người chung quanh.

                               ( cấp tính, sang chấn, đột ngột, chấn động)

38.  Sự kiện gây stress hoặc các hoàn cảnh khó chịu.............. là nhân tố đầu tiên gối lên nhau.

                                ( từng cơn, liên tục, mãi mãi, tức khắc )

39.  Một trong những biểu hiện lâm sàng của phản ứng stress cấp.

A. Rối loạn ý thức

B. Ảo tưởng thị giác

C. Ý tưởng bị tội

@D. Lo âu hoảng sợ

E. Tăng nhớ

40.  Một trong những nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán của phản ứng stress cấp.

A. Các triệu chứng bắt đầu giảm sau 7 ngày

@B. Tan biến nhanh ( trong vài giờ )

C. Các triệu chứng mất đi sau 1 tháng hoặc lâu hơn

D. Các triệu chứng mất đi sau 10 ngày

E. Các triệu chứng mất đi sau 3 giờ

41.  Một trong những nguyên nhân của rối loạn stress sau sang chấn là.

A. Làm việc quá sức

B. Rối loạn giấc ngủ

@C. Tính không ổn định của sự cân bằng tâm lý

D. Trầm cảm kéo dài

E. Tính cách vui vẻ quá mức

42.  Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập là

A. Triệu chứng tâm thần phân liệt

@B. Các rối loạn tâm căn

C. Một hiện tượng văn hóa phổ biến

D. Thường xảy ra ở những người có nhân cách dạng phân liệt

E. Xuất hiện mang tính chất nội sinh.

43.  Một trong những biểu hiện lâm sàng của phản ứng stress cấp.

A. Rối loạn ý thức

@B. Thu hẹp ý thức và chú ý

C. Ý tưởng bị hại

D. Không có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

E. Các triệu chứng biến mất sau 7 ngày

44.  Một trong các biểu hiện cảu hội chứng rối loạn stress sau sang chấn đặc trưng là.

A. Tăng hứng thú cảm xúc tình dục

B. Hưng cảm

@C. Phong toả các chức năng sinh thể

D. Không nhớ lại sang chấn

E. Xu hướng không lập lại triệu chứng

45.  Trong nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn, các triệu chứng xảy ra do một sang chấn đặc biệt trầm trọng trong thời gian.

A. 1 tháng

B. 2 tháng

C. 3 tháng

D. 4 tháng

@E. 6 tháng

46.  Các trạng thái rối loạn phân ly thường được khởi đầu và kết thúc.

A. Từ từ

B. Từng đợt

@C. Đột ngột

D. Có báo trước

E. Kéo dài

47.  Về lâm sàng, đặc điểm cơ bản của rối loạn phân ly là.

A. Nhớ hoàn toàn

B. Nhớ những sự kiện quan trọng của bản thân xảy ra gần đây

@C. Quên và thường quên những sự kiện quan trọng của bản thân xảy ra gần đây

D. Quên những sự kiện quan trọng của bản thân trước kia

E. Quên do mệt mỏi

48.  Một trong các thể quên trong rối loạn phân ly có thể xảy ra là.

A. Quên thuận chiều

@B. Quên khu trú

C. Quên cách hồi

D. Quên ngược chiều

E. Quên không hệ thống

49.  Một trong các thể quên trong rối loạn phân ly có thể xảy ra là.

A. Quên cách hồi

B. Quên quá khứ

@C. Quên chọn lọc

D. Quên lan toả

E. Quên không hệ thống

50.  Chọn 1 thuốc thích hợp nhất để điều trị kết hợp rối loạn lo âu.

A. Aminazine

@B. Seduxen

C. Thiopental

D. Amitriptyline

E. Haloperidol

51.  Chọn 1 liệu pháp tâm lý thích hợp nhất để điều trị rối loạn phân ly.

@A. Thôi miên

B. Giải thích hợp lý

C. Thư giãn luyện tập

D. Tâm kịch

E. Liệu pháp tâm lý nhóm

52.  Cơn bỏ đi phân ly thường kéo dài trong thời gian.

@A. Vài giờ đến vài ngày

B. Một tháng rưỡi

C. Hai tháng

D. Hai tháng rưỡi

E. Ba tháng

53.  Một trong 3 nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán sững sờ phân ly là.

A. Có rối loạn cơ thể hoặc tâm thần khác

@B. Có bằng chứng về sang chấn tâm lý

C. Tăng các cử động tự ý

D. Đáp ứng tốt với các kích thích bên ngoài

E. Người bệnh hay đi lại

54.  Một trong những nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán rối loạn vận động phân ly là.

A. Có các rối loạn cơ thể của hệ thần kinh

B. Nhân cách trước đây thích ứng tốt

@C. Không có bằng chứng về rối loạn cơ thể

D. Có mối quan hệ gia đình và xã hội bình thường

E. Trong gia đình có người đã bị rối loạn vận động phân ly

55.  Một trong các biểu hiện lâm sàng cuả rối loạn vận động phân ly là.

@A. Rối loạn dáng đi

B. Co cứng các cơ

C. Run giật sợi cơ

D. Các phản xạ tăng không bình thường

E. Bất thường về điện cơ

56.  Đặc điểm chính của rối loạn dạng cơ thể là.

A. Hoang tưởng nghi bệnh

@B. Than phiền dai dẳng cá triệu chứng cơ thể

C. than phiền kéo dài cảm giác buồn chán

D. Than phiền đau nhức các cơ bắp

E. Than phiền cảm giác trống rỗng

57.  Một trong những nét chính của rối loạn dạng cơ thể là.

A. Các triệu chứng tâm thần nhiều loại

B. Các triệu chứng rối loạn cảm giác

@C. Các triệu chứng cơ thể nhiều loại

D. Các triệu chứng về tri giác

E. Các triệu chứng về cảm xúc

58.  Trong rối loạn dạng cơ thể, một trong những triệu chứng phổ biến nhất là.

@A. Cảm giác ở dạ dày ruột

B. Cảm giác sợ hãi

C. Cảm giác chán chường

D. Cảm giác lo âu

E. Cảm giác bứt rứt, mệt mỏi

59.  Rối loạn dạng cơ thể thường bắt đầu ở lứa tuổi.

A. Tuổi thiếu niên

@B. Tuổi thanh niên

C. Tuổi trung niên

D. Trước tuổi già

E. Tuổi già

60.  Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán các rối loạn dạng cơ thể gồm.

A. 1 tiêu chuẩn

B. 2 tiêu chuẩn

@C. 3 tiêu chuẩn

D. 4 tiêu chuẩn

E. 5 tiêu chuẩn

61.  Để chẩn đoán xác định rối loạn nghi bệnh cần.

A. 1 điều kiện

@B. 2 điều kiện

C. 3 điều kiện

D. 4 điều kiện

E. 5 điều kiện

62.  Một trong những điều kiện để chẩn đoán xác định rối loạn nghi bệnh là.

A. Nghi ngờ có một bệnh cơ thể

B. Tin tưởng từng đợt có 1 bệnh cơ thể nặng

@C. Tin tưởng dai dẳng có 1 bệnh cơ thể nặng

D. Tin tưởng vào lời khuyên của người khác

E. Tin tưởng vào sự trấn an của người khác

63.  Để chẩn đoán xác định rối loạn hoạt động thần kinh thực vật dạng cơ thể cần.

A. 1 điều kiện

B. 2 điều kiện

C. 3 điều kiện

@D. 4 điều kiện

E. 5 điều kiện

64.  Một trong những điều kiện để chẩn đoán xác định rối loạn hoạt động thần kinh dạng cơ thể là.

A. Không có các triệu chứng tăng hoạt động của thần kinh thực vật

B. Không có các triệu chứng chủ quan

@C. Bận tâm hoặc đau khổ về khả năng bị 1 bệnh nặng

D. Không ra mồ hôi, không hồi hộp

E. Các triệu chứng rối loạn hoạt động thần kinh thực vật nhất thời

65.  Để chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể (DSM-IV) số tiêu chuẩn cần là.

A. 1 tiêu chuẩn

B. 2 tiêu chuẩn

C. 3 tiêu chuẩn

D. 4 tiêu chuẩn

@E. 5 tiêu chuẩn

66.  Một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn đau dạng cơ thể là.

A. Đau nhẹ ở một số vị trí không đủ để được chú ý

@B. Các yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng

C. Đau do rối loạn khí sắc

D. Đau do rối loạn lo âu

E. Đau nhưng không gây nên sự khó chịu đáng kể

67.  Các loại rối loạn lo âu ám ảnh sợ gồm.

A. 1 loại

B. 2 loại

@C. 3 loại

D 4 loại

E. 5 loại

68.  Tuổi bắt đầu ám ảnh sợ xã hội là.

A. tuổi nhi đồng

@B. Tuổi thiếu niên

C. Tuổi thanh niên

D. Tuổi trung niên

E. trước tuổi già

69.  Để chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội cần dựa vào.

A. 2 tiêu chuẩn

@B. 3 tiêu chuẩn

C. 4 tiêu chuẩn

D. 5 tiêu chuẩn

E. 6 tiêu chuẩn

70.  Để chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội cần dựa vào.

A. Cơn hoang tưởng

B. Cơn ảo giác

@C. Cơn lo âu dữ dội tái đi tái lại

D. Cơn sợ

E. Cơn lo âu

71.  Một trong những biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu là.

A. Cơn hoảng sợ xuất hiện từ từ

@B. Cơn hoảng sợ xuất hiện từ 20 phút đến 1 giờ

C. Cơn hoảng sợ xuất hiện không kèm theo tim đập nhanh, hồi hộp

D. Cơn hoảng sợ xuất hiện không kèm theo khó thở, đau ngực

E. Cơn thường kéo dài trong vài ngày

72.  Đặc điểm cơ bản của rối loạn lo âu lan toả là.

A. Sự lo âu hạn chế

@B. Lo âu toàn thể và dai dẳng

C. Lo âu từng đợt ngắn

D. Lo âu tiến triển cấp tính

E. Hoảng sợ

73.  Chọn 1 thuốc thích hợp nhất trong điều trị lo âu lan toả.

A. Aminazine

B. Haloperidol

C. Amitriptyline

@D. Diazepam

E. Carbamazepine

74.  Rối loạn ám ảnh cưỡng bức có tỷ lệ trong dân số là.

A. 0,03%

@B. 0,05%

C. 0,1%

D. 0,15%

E. 1%

75.  Tỷ lệ % số bệnh nhân ám ảnh cưỡng bức được khám và điều trị tâm thần là.

A. 0,5%

@B. 0,75%

C. 1%

D. 1,5%

E. 2%

76.  Rối loạn ám ảnh cưỡng bức thường gặp nhất là.

A. Ám ảnh nghi ngờ

B. Ý nghĩ ám ảnh

@C. Ám ảnh bị lây bệnh

D. Chậm chạp ám ảnh

E. Các câu trên đều sai

77.  Để chẩn đoán chắc chắn ám ảnh cưỡng bức, các ý nghĩ hoặc hành vi cưỡng chế phải xuất hiện hàng ngày trong thời gian ít nhất là.

A. 1 tuần lễ liền

@B. 2 tuần lễ liên tiếp

C. 3 tuần

D. 4 tuần

E. 5 tuần

78.  Sự sững sờ trong trạng thái căng trương lực biểu hiện.

            A. Hay nói

            B. Hay đi lại

            @C. Cơn xung động lời nói hoặc vận động

            D. Luôn thay đổi tư thế

            E. Luôn thay đổi sự chú ý

79.  Các dấu hiệu âm tính của rối loạn cảm xúc là

            A. Hoạt động cảm xúc phong phú

            B. Lạnh nhạt trong giao tiếp

            @C. Vẻ mặt linh hoạt

            D. Diễn đạt bằng điệu bộ phong phú

            E. Cảm xúc linh hoạt

80.  Một trong 3 biểu hiện lâm sàng phong toả các chức năng sinh thể của rối loạn stress sau sang chấn là.

            A. Tỉnh táo

            @B. Thường là vô cảm kèm theo suy nhược

            C. Căng trương lực bất động

            D. Tăng hứng thú cảm xúc

            E. Tăng tình dục

81.  Để chẩn đoán chắc chắn rối loạn hoảng sợ cần có nhiều cơn rõ rệt xảy ra trong thời gian.

            A. 20 ngày

            @B. 30 ngày

            C. 40 ngày

            D. 50 ngày

            E. 60 ngày

82.  Một trong 8 triệu chứng phổ biến khác của 1 giai đoạn trầm cảm là.

            A. Tăng lòng tự trọng

            @B. Ăn mất ngon, sút cân

            C. Ý tưởng tự cao

            D. Hưng cảm nhẹ

            E. Tăng chú ý

83.  Một trong 3 biểu hiện lâm sàng kích động cảm xúc của rối loạn stress sau sang chấn thường là.

            A. Cơn cười nói vui vẻ

            B. Cảm xúc hưng phấn

            @C. Cảm xúc hỗn độn

            D. Giảm kích thích thị giác

            E. Giảm kích thích xúc giác

84.  Một trong những biến đổi nhân cách trong tiến triển lâu dài của rối loạn stress sau sang chấn là.

            A. Tăng tính chủ động

            @B. Quay về trạng thái phụ thuộc

            C. Tập trung chú ý về hình dáng cơ thể cua rngười khác

            D. Cảm xúc căng thẳng tấn công

            E. Mất hứng thú cảm xúc

85.  Các bệnh tâm căn là những bệnh lý có căn nguyên.................

86.  Lo sợ là một phản ứng cảm xúc của con người khi phải đối phó với một mối đe dọa cụ thể từ bên ngoài.

            @A. Đúng

            B. Sai

87.  Bằng các triệu chứng rối loạn dạng cơ thể, người bệnh muốn lôi cuốn sự chú ý của người khác.

            @A. Đúng.

            B. Sai

88.  Các rối loạn dạng cơ thể gồm có. rối loạn cơ thể hóa, rối loạn phân ly, rối loạn hoạt động thần kinh thực vật dạng cơ thể, rối loạn đau dạng cơ thể.

            A. Đúng.

            @B. Sai

89.  Một triệu chứng đau kéo dài, có khi rất trầm trọng nhưng không phát hiện nguyên nhân thực tổn, được gọi là. đau.........cơ thể

90.  Một bệnh nhân luôn cho rằng mình bị ung thư, nhưng khám nghiệm cũng như các kết quả cận lâm sàng đều âm tính. Trường hợp này chẩn đoán là. rối loạn.............

91.  Rối loạn.................làm bệnh nhân mất nhiều tiền của và thời gian để đi khám bệnh nhiều nơi, làm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng rất tốn kém, nhưng tất cả đều cho kết quả âm tính.

92.  Lo âu bệnh lý còn gọi là rối loạn lo âu.

            @A. Đúng

            B. Sai

93.  Lo âu ám ảnh sợ không bao giờ kết hợp với trầm cảm

            A. Đúng.

            @B. Sai

94.  Một người bệnh không dám ra chổ rộng, được chẩn đoán là. tự kỷ

            A. Đúng

            @B. Sai

95.  Ám ảnh sợ làm bệnh nhân tránh né những đồ vật, những hoàn cảnh làm cho bệnh nhân..........

96.  Một người khi đến những nơi công cộng, luôn phải có người đi kèm mới an tâm. Đó là ám ảnh sợ...............

97.  Nếu bệnh nhân chỉ sợ một đồ vật nhất định nào đó thì được chẩn đoán là ám ảnh sợ chuyên biệt

            A. Đúng.

            B. Sai

98.  Để chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất là.........năm

99.  Rối loạn nghi bệnh là tên gọi mới của bệnh tâm căn nghi bệnh

            A. Đúng

            B. Sai

100.         Đặc điểm cơ bản của rối loạn ám ảnh cưỡng bức là sự xuất hiện lập đi lập lại của những ý nghĩ ám ảnh hoặc hành vi.......................

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro