Tổ chức sản xuất

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày hai nhóm phương pháp xây dựng định mức lao động, nêu đặc điểm, ưu nhược điểm

1. Nhóm phương pháp tổng hợp:

- Nhóm này bao gồm các phương pháp xây dựng mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc & điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó. Thời gian hao phí được quy định tổng hợp cho toàn bộ bước công việc.

- Có 3 pp cụ thể: phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào tài liệu thống kệ về thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc hay năng suất lao động ở thời kì trước:

            + Phương pháp thống kê: phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào tài liệu thồng kê về thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc hay năng suất la động ở thời kì trước.

            + Phương Pháp kinh nghiệm: phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào kinh nghiệm tích lũy đc của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật.

            + Phương Pháp dân chủ bình nghị: là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào mức dự kiến của cán bộ định mức bằng thống kê hay kinh nghiệm và sự thảo luận, bình nghị của công nhân mà qui định.

- Trong thực tế người ta thường kết hợp 2 phương pháp thống kê & kinh nghiệm gọi là phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm:

            + Khái niệm: phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức cho 1 bước công việc dựa vào số liệu thời gian & năng suất hao phí của công nhân hoàn thành công việc đó, kết hợp với kinh  nghiệm của cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, công nhân.

            + Trình tự xây dựng phương pháp thống kê kinh nghiệm gồn 4 bước:

ü  Thống kê năng suất lao động của công nhân làm việc công việc cần định mức

ü  Tính năng suất lao động trung bình

ü  Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến

ü  Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của bản thân cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật để quyết định định mức

            + Ưu điểm:

o   Phản ánh tình hình sản xuất

o   Đơn giản

o   Ít tốn công sức

o   Xây dựng đc hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn

            + Nhược điểm:

o   Không phân tích bước công việc.

o   Không đánh giá đúng hao phí thời gian làm việc của công nhân nên ko khuyến khích lao động

o   Không khai thác được khả năng tiềm tàng trong sản xuất

2. Nhóm phương pháp phân tích

- Nhóm phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật gọi là pp định mức kỹ thuật lao động

- Đây là nhóm các phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật, dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng tới hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học , tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc.

- Phương pháp này đòi hỏi cán bộ định mức phải có nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật điều kiện sản xuất tương đối ổn định.

- Có 3 phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát, phương pháp so sánh điển hình.

      Phương pháp tính toán:

            Æ Là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho công việc.

            Æ Ưu điểm: Định mức xây dựng nhanh chóng,chính xác.

            Æ Nhược điểm: đòi hỏi phải có đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, các chứng từ kỹ thuật, cán bộ quản lý am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ và điều kiện sản xuất tương đối ổn định. Thích hợp sản xuất hàng loạt lớn và sản xuất nhiều.

Phương pháp  khảo sát

            Æ Là pp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian của công nhân ở tại ngay nơi làm việc để tính ra mức lao động cho cả bước công việc.

            Æ Ưu điểm:thu được số liệu chính xác, cụ thể,tổng kết được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân, cung cấp được tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động đúng đắn.

             Æ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cán bộ định mức phải am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ…áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

     Phương pháp so sánh điển hình:

            Æ Trong sản xuất hang loạt nhỏ và đơn chiếc, sản xuất không ổn định quy trình công nghệ không được chi tiết nên không có đủ tài liệu để định mức lao dộng bằng pp phân tích tính toán. Mặt khác, sản xuất luôn thay đổi, sự lặp lại của công việc không nhiều khiến không đủ thời gian để định mức lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát. Muốn có mức lao động để kịp thời đưa vào sản xuất ngay người ta sử dung phương pháp so sánh điển hình

Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp định mức lao động bằng so sánh với các mức của bước công việc điển hình

            Æ Ưu điểm: không cần tính toán tại nơi làm việc gây khó khăn cho công nhân

            Æ Nhược điểm: tính toán phức tạp, không chính xác, sai lệch nhiều so với hai pp kia, sản xuất hang loạt nhỏ và đơn chiếc.

Câu 2 : Khái niệm, chức năng nhiệm vụ của bộ máy điều độ:

1.    Khái niệm:   

Điều độ SX là toàn các bộ họat động xây dựng lịch trình SX, điều phối, phân giao công việc cho từng người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhắm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình SX trên cơ sở sử dụng có hiệu quản khả năng SX hiện có của DN.

2.    Nhiệm vụ, nội dung của điều độ sản xuất

Tổ chức kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác chuẩn bị cho sản xuất

Kiểm tra việc tính, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tác nghiệp trên cơ sở số liệu đã thu thập được

Nếu rõ các nguyên nhân của sự mất cân đối giữa các khâu và trong nội bộ từng khâu của quá trình thực hiện kế hoạch tác nghiệp

Đề ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo sản xuất tiến hành nhịp nhàng, liên tục với hiệu quả cao

3.    Tổ chức bộ máy điều độ

a.    Ý nghĩa và yêu cầu xây dựng về bộ máy điều độ

Để thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung của công tác điều độ, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là phải tổ chức hợp lý và hiệu lực công tác điều độ sản xuất. Trong công tác này, trước hết phải giải quyết vấn đề tổ chức bộ máy điều độ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy điều độ và cho từng người trong bộ máy điều độ.

b.    Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy điều độ

-          Chức năng: giúp điều hòa việc hoàn thành kế hoạch ở tất cả các khâu, các bộ phận trong suốt thời kỳ kế hoạch nhờ áp dụng các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, kinh tế thích hợp.

-          Nhiệm vụ:

Theo dõi, kiểm tra khối lượng SP đưa vào SX, tình hình tăng giảm khối lượng SP dở dang và nửa thành phần.

Theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh khối lượng công việc, sự họat động của máy móc và các phương tiện vận chuyển

Theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh việc cung cấp vật tư.

Theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh công tác phân công bố trí và sử dụng lao động nội bộ DN.

Theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh tình hình thực hiện kế hoạch tác nghiệp ở tất cả các khâu SX.

-          Điều kiện họa động của bộ máy điều độ

Doanh nghiệp phải có nhận thức đúng về vị trí của công tác điều độ

Ở cấp doanh nghiệp phải do giám đốc hay phó giám đốc sản xuất trực tiếp phụ trách

Ở cấp phân xưởng phải do quản đốc phụ trách

Con người trong bộ máy điều độ phải có năng lực giải quyết công việc nhanh chóng, dứt điểm

Phương tiện làm việc phải đầy đủ, đặc biệt là hệ thống thông tin

Phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khuyến khích lợi ích vật chất đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt hay không tốt công tác điều độ sản xuất

Câu 3: Kế hoạch tác nghiệp

1.    Quan điểm cơ bản về kế hoạch tác nghiệp

Kế hoạch tác nghiệp là cụ thể hóa và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cả năm của DN bằng cách chia nhỏ nhiệm vụ cả năm cho các khâu của DN (phân xưởng, ngành, tổ sản xuất, công nhân) và chia nhỏ ra trong từng khoảng thời gian ngắn (tháng, tuần, ca làm việc) nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của DN được tiến hành bình thường, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố của quá trình sản xuất.

2.    Nội dung chủ yếu của kế hoạch tác nghiệp

a.              Các căn cứ xây dựng kế hoạch tác nghiệp:

Các chỉ tiêu về hiện vật của kế hoạch năm và quý.

Quy trình công nghệ chế tạo các loại sản phẩm.

Định mức thời gian lao động và sử dụng máy móc thiết bị ở từng bước công việc của các bộ phận sản xuất.

Thời gian hoàn thành hoặc cung cấp các sản phẩm ra thị trường.

Năng lực sản xuất ở từng khâu, bộ phận.

b.            Nội dung của kế hoạch tác nghiệp:

Tính chính xác nhiệm vụ sản xuất cụ thể, đảm bảo tính cân đối trong từng khoảng thời gian ngắn cho các bộ phận sản xuất chính, các bộ phận sản xuất phù trợ, các bộ phận phục vụ.

3.    Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tác nghiệp:

Đảm bảo thời hạn hoàn thành sản phẩm.

Đảm bảo nghiêm ngặt mối quan hệ về số lượng và chất lượng nửa thành phẩm giữa các bộ phận.

Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của các bộ phận sản xuất chính để xác định nhiệm vụ cụ thể và thời hạn phục vụ cho các bộ phận sản xuất phù trợ và phục vụ.

Luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn hóa, coi trọng nhiệm vụ phát triển và cải tiến kỹ thuật, chế thử sản phẩm mới.

Câu 4: Chu kì sản xuất và ý nghĩa của chu kì sản xuất?

1. Chu kì sản xuất :

Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn chỉnh. Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch tức là sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ

Nội dung của chu kỳ sản xuất bao gồm: thời gian hoàn thành các công việc trong quá trình công nghệ; thời gian kiểm tra kỹ thuật thời gian vận chuyển;; thời gian các sản phẩm dở dang dừng lại tại các nơi làm việc, các kho trung gian và trong những ca không sản xuất. Ngoài ra chu kỳ sản xuất đôi khi còn bao gồm cả thời gian của các quá trình tự nhiên.

Tck = ∑ tcn+ ∑ tkt + ∑ tgd + ∑tvn + ∑ ttn

∑ tcn : Thời gian hoàn thành các bước công nghệ theo quá trình công nghệ

∑ tkt : Thời gian kiểm tra kĩ thuật

∑ tgd : Thời gian gián đoạn do sản phẩm dở dang ngừng vận động, dừng lại tại các nơi làm việc, kho trung gian trong những ngày và ca không làm việc

∑tvn : Thời gian vận chuyển

∑ ttn : Thời gian của các quá trình tự nhiên tác động vào đối tượng lao động

2. Ý nghĩa của chu kì sản xuất:

Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định.:

- Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ.

- Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất.

-Chu kỳ sản xuất càng ngắn biểu hiện trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất.

-Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất.

-Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng với những thay đổi

Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất.

-            Cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình hay phương pháp công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm làm giảm thời gian của quá trình công nghệ và thay thế quá trình tự nhiên bằng quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn. Việc giảm thời gian quá trình công nghệ còn được thực hiện bằng nhiều biện pháp như thực hiện chuyên môn hoá các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc, tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá và trang bị các máy móc có năng suất cao, áp dụng loại công nghệ hiện đại và phương pháp tổ chức tiên tiến.

-            Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, hạn chế và xoá bỏ thời gian gián đoạn, tăng cường công tác kiểm tra, tiến hành sửa chữa thiết bị, máy móc trong những ca không sản xuất; tăng cường công tác điều độ sản xuất nhằm xoá bỏ thời gian ngừng việc do thiếu nguyên liệu hoặc do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuất.

Câu 5: Hình thức tổ chức sản xuất theo công nghệ, theo sản phẩm?

1. Hình thức tổ chức sản xuất theo công nghệ:

Phân chia các phân xưởng sản xuất chính: Hành trình công nghệ/ phương pháp công nghệ gia công chế biến sản phẩm.

Mỗi phân xưởng đảm nhận một đoạn công nghệ/ một phương pháp gia công.

Số lượng sản phẩm không lớn, quy trình công nghệ gia công khác nhau.

Ø    Ưu điểm:

-                      Thích ứng linh hoạt với thị trường sản phẩm

-                      Quản lý kỹ thuật chuyên môn trong phân xưởng đơn giản

-                      Tận dụng được năng lực sản xuất của thiết bị máy móc

-                      Thiết bị gặp sự cố không ảnh hưởng lớn đến tiến trình sản xuất tổng thể

Ø    Nhược điểm:

-                      Đường lưu chuyển dài, công việc lưu chuyển nhiều.

-                      Thời gian ngừng, đợi tăng, vốn bị chiếm dụng.

-                      Công tác quản lý kế hoạch tác nghiệp khó khăn do phối hợp nhiều phân xưởng.

2. Hình thức tổ chức chuyên môn hóa theo sản phẩm:

Chế tạo một loại sản phẩm/ chi tiết trong phân xưởng.

Quy trình sản xuất giới hạn trong phân xưởng

Ø    Ưu điểm:

-                      Rút ngắn cự ly luân chuyển nguyên vật liệu, tiết kiệm nhân lực, thiết bị, kho, mặt bằng.

-                      Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm lượng bán thành phẩm

-                      Đơn giản hóa kế hoạch tác nghiệp sản xuất

-                      Nâng cao chế độ trách nhiệm về chất lượng/ giá thành

Ø    Nhược điểm:

-                      Quản lý kỹ thuật phức tạp do phân tán thiết bị cùng loại

-                      Chi phí thiết bị chuyên dùng cho từng loại sản phẩm lớn

Câu 5: Hình thức tổ chức theo công nghệ và theo sản phẩm:

1.      Hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ

Theo hình thức này việc phân chia các phân xưởng sản xuất chính dựa vào hành trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc các phương pháp công nghệ gia công chế biến sản phẩm. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong hành trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc một phương pháp công nghệ nào đó. Ở đây, người ta bố trí thiết bị, máy móc cùng loại. Tên của phân xưởng hay ngành được gọi theo tên của thiết bị, máy móc hoặc phương pháp công nghệ.

Ví dụ: Một công ty dệt sản xuất các loại vải công nghiệp đã căn cứ vào hành trình công nghệ sản xuất vải bao gồm 3 giai đoạn chính là: kéo sợi, dệt vải và nhuộm – In hoa đã quyết định thành lập 3 phân xưởng sản xuất chính trong hệ thống sản xuất của mình là Phân xưởng sợi; phân xưởng dệt và phân xưởng nhuộm. Trường hợp này ta nói rằng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ.

Chuyên môn hoá công nghệ được áp dụng khi doanh nghiệp phải sản xuất nhiều loại sản phẩm có khối lượng sản xuất không lớn với quy trình công nghệ gia công chúng khác nhau.Chẳng hạn để sản xuất xe đạp người ta phải gia công hàng vài chục loại chi tiết phụ tùng có quy trình công nghệ hoàn toàn khác nhau, khi đó người ta bố trí thiết bị theo những nhóm máy có cùng chức năng (nhóm máy tiện, nhóm máy mài, nhóm máy phay..). Trong một bệnh viện quy trình chữa bệnh khác nhau tuỳ thuộc vào bệnh nhân, theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ, khi đó hệ thống sản xuất được bố cục thành các chuyên khoa (tim mạch, hô hấp, tiêu hoá ...). Trong trường đại học có nhiều chương trình đào tạo cho những đối tượng khác nhau, theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ hệ thống sản xuất hình thành các bộ môn theo môn học (toán, vật lý, tin, kinh tế, điện tử...). Như vậy mỗi bộ phận trong hệ thống sản xuất bán “kinh nghiệm chuyên môn” của mình chứ không phải bán “sản phẩm” riêng.

Ưu điểm: Các phân xưởng sản xuất được tạo nên bởi hình thức chuyên môn hoá công nghệ, do tập trung các thiết bị công nghệ cùng loại và các phương pháp gia công công nghệ lại với nhau nên đã đem lại những ưu điểm sau:

Ø  Việc quản lý kỹ thuật chuyên môn đơn giản vì tính thống nhất về chuyên môn kỹ thuật trong một phân xưởng sản xuất; có khả năng tập trung các chuyên gia để xử lý những vấn đề chuyên môn đặc biệt và có khả năng tận dụng được năng lực sản xuất của thiết bị máy móc; đặc biệt với những thiết bị gặp sự cố hoặc tiến hành sửa chữa thì ảnh hưởng không lớn tới tiến trình sản xuất tổng thể.

Ø  Công nhân thao tác cố định một loại thiết bị thuận lợi cho việc nâng cao kỹ năng chuyên môn của họ.

Nhược điểm: Các phân xưởng sản xuất chuyên môn hoá công nghệ do không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất toàn bộ một sản phẩm bởi một sản phẩm phải qua nhiều phân xưởng sản xuất mới được hoàn thành, điều này đã tạo nên những nhược điểm sau:

Ø  Con đường lưu chuyển của sản phẩm trong quá trình sản xuất dài, lượng công việc lưu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm tương đối nhiều.

2.      Hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hóa sản phẩm:

Theo hình thức này, mỗi phân xưởng hay ngành chỉ chế tạo một loại sản phẩm hoặc một loại chi tiết nhất định.

Hệ thống sản xuất chuyên môn hóa sản phẩm thường hình thành các dây chuyền sản xuất khép kín cho từng sản phẩm tạo ra những đường di chuyển thẳng dòng của sản phẩm trong sản xuất.

Ưu điểm: các phân xưởng được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hóa sản phẩm có các ưu điểm sau:

-            Thuận tiện cho việc áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến như sản xuất dây chuyền, sản xuất nhóm…

-            Giảm bớt mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị sản xuất, từ đó có thể đơn giản hóa công tác kế hoạch tác nghiệp sản xuất và công tác khống chế sản xuất.

-            Có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm về chất lượng và về giá thành. Do mỗi phân xưởng sản xuất được tạo nên theo nguyên tắc chuyên môn hóa sản phẩm về cơ bản có thể độc lập hoàn thành nhiệm vụ sản xuất một sản phẩm nào đó, cho nên phải chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm đó.

Nhược điểm: Nhược điểm của các phân xưởng được tạo nên dựa trên nguyên tắc chuyên môn hóa theo sản phẩm là:

-            Do thiết bị cùng loại phân tán trong nhiều phân xưởng khác nhau cho nên quản lý kỹ thuật trở nên phức tạp và kém hiệu quả. Do vậy làm tỷ lệ tận dụng của những thiết bị này tương đối thấp, có khi chỉ một thiết bị gặp sự cố là ảnh hưởng đến công việc của toàn bộ đơn vị sản xuất.

-            Chi phí đầu tư để mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị thường rất lớn vì người ta sử dụng các thiết bị chuyên dùng cho từng loại sản phẩm, điều đó còn gây thiệt hại lớn khi ta thay đổi sản phẩm vì khả năng chuyển đổi thấp. Khắc phục điều này hiện nay người ta đã thiết kế và chế tạo các loại thiết bị điều chỉnh linh hoạt với chi phí điều chỉnh thấp khi thay đổi sản phẩm làm cho tính linh hoạt của hệ thống sản xuất được nâng lên.

Tuy hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc sản phẩm có nhiều ưu điểm, song không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thiết và có thể tổ chức theo hình thức này. Bởi vì hình thức này chỉ thích hợp khi doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ổn định, sản lượng của một loại sản phẩm hay chi tiết khá lớn. Ngược lại nếu doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất thường hay thay đổi thì việc áp dụng hệ thống sản xuất được  hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hóa công nghệ lại hợp lý và có hiệu quả hơn.

Câu 6: Nguyên tắc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp:

Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được tiến hành theo những nguyên tắc chủ yếu sau :

1.            Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa với phát triển kinh doanh tổng hợp:

Sản xuất chuyên môn hóa được coi là nhân tố rất quan trọng để nâng cao loại hình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tổ chức mua sắm vật tư, tổ chức lao động khoa học, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và công tác quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, sản xuất chuyên môn hóa được coi là xu hướng tất yếu của việc phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của công nghệ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu mà quyết định mức độ chuyên môn hóa cho thích hợp.

Kinh doanh tổng hợp là những hoạt động kinh tế mang tính chất bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất công nghiệp đến sản xuất phi công nghiệp, từ sản xuất đến lưu thông phân phối và dịch vụ. Giữa các lĩnh vực này, có thể có hoặc không có mối quan hệ với nhau. Phạm vi kinh doanh tổng hợp trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng về nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng sinh lời của từng yếu tố trong mỗi lĩnh vực dự định kinh doanh.

Chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp là hai vấn đề khác nhau, giữa chúng có tác động kiềm chế lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tổng hợp thì chuyên môn hóa sẽ bị co hẹp lại, do đó vấn đề đặt ra là khéo kết hợp với quan điểm trên góc độ toàn doanh nghiệp để xem xét thì thấy tuy mức độ chuyên môn hóa có giảm, song vần cần phải nâng cao trình độ chuyên môn hóa của từng bộ phận sản xuất và từng nơi làm việc. Chỉ như thế mới phù hợp với xu thế hiện nay là mỗi doanh nghiệp vừa thực hiện chuyên môn hóa vừa thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và kinh doanh tổng hợp trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.

2.            Tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm tính cân đối

Quá trình sản xuất cân đối là quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở bố trí hợp lý, kết hợp chặt chẽ ba yếu tố của sản xuất: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Mối quan hệ tỷ lệ này nằm trong trạng thái động. Vì vậy một trong số các yếu tố này thay đổi, thì tất yếu phải xác lập lại mối quan hệ tỷ lệ mới. Đây chính là quá trình phá vỡ cân đối cũ, xác lập lại cân đối mới nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển với hiệu quả ngày càng cao.

Sản xuất cân đối còn được thể hiện qua mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất: các đơn vị sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phù trợ, các đơn vị sản xuất phụ, các đơn vị phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp. Mục đích của việc duy trì mối quan hệ này là nhằm bảo đảm sản xuất đồng bộ với hiệu quả cao và đây chính là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của tổ chức sản xuất hợp lý.

Như chúng ta đã biết, tiến bộ khoa học phát triển rất nhanh chóng mà nhờ đó tạo ra ngày càng nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới, nguyên, nhiên vật liệu mới. Kết quả của sự tiến bộ này đã tạo ra điều kiện thuận lợi để xác lập và duy trì sản xuất cân đối trong doanh nghiệp.

3.            Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính nhịp nhàng

Sản xuất được coi là nhịp nhàng khi số lượng sản phẩm sản xuất ra trong từng khoảng thời gian đã quy định (giờ, ca, ngày, đêm…) phải bằng nhau. Nói cách khác, sự nhịp nhàng của sản xuất thể hiện sự lặp lại của quá trình sản xuất trong khoảng thời gian như cũ ở mỗi nơi làm việc, mỗi ngành, mỗi phân xưởng và toàn doanh nghiệp với số lượng sản phẩm bằng nhau.

Sự nhịp nhàng của sản xuất chịu sự tác động của nhiều nhân tố như công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, kế hoạch hóa sản xuất, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị máy móc, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, việc bố trí ca làm việc, trình độ thao tác của công nhân… Nếu mỗi doanh nghiệp có biện pháp thích hợp để thực hiện phối kết hợp chặt chẽ các nhân tố này, bảo đảm sản xuất nhịp nhàng sẽ đem lại những tác dụng lớn đối với doanh nghiệp. Cụ thể như:

-                      Thực hiện có hiệu quả các hợp đồng đã ký kết, bảo đảm việc cung ứng sản phẩm cho nhu cầu của thị trường và với xã hội một cách đều đặn.

-                      Khắc phục được tình trạng sản xuất khi thì thong thả, cầm chừng, khi thì vội vã khẩn trương, gây nên những lãng phí về sức người, sức của.

-                      Bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ và mối quan hệ hiệp tác, liên kết với các đơn vị kinh tế khác.

4.            Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải bảo đảm sản xuất liên tục

Sản xuất hay quá trình sản xuất được coi là liên tục khi bước công việc sau thực hiện ngay sau khi bước công việc trước kết thúc không có bất kỳ sự gián đoạn nào về thời gian trong quá trình khai thác hoặc chế tạo sản phẩm.

Sản xuất liên tục thể hiện trình độ liên tục của đối tượng lao động trong quá trình vận động từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác, từ khi còn là nguyên vật liệu đến lúc trở thành sản phẩm. Vì vậy việc bảo đảm sản xuất liên tục cần phải áp dụng các biện pháp sau :

Đối với nguyên, nhiên vật liệu phải đảm bảo cung ứng liên tục hoặc theo đúng thời hạn quy định cho nơi làm việc.

Đối với tư liệu lao động phải xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy móc.

Đối với lực lượng lao động, phải xây dựng kế hoạch tận dụng toàn bộ thời gian lao động, bố trí hợp lý ca làm việc, tổ chức đứng nhiều máy…

Bảo đảm sản xuất liên tục trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp đã nêu sẽ đem lại những tác dụng to lớn :

Tiết kiệm thời gian lao động trong sản xuất.

Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của thiết bị máy móc.

Góp phần bảo đảm sản xuất cân đối, nhịp nhàng.

Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro