TÒA ÁN NHÂN DÂN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TÒA ÁN NHÂN DÂN

I. vị trí, chức năng của Toà án nhân dân

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam.

Chức năng chính của TAND là xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính. Ngoài chức năng xét xử, TAND còn thực hiện chức năng giải quyết một số vụ việc khác, như: Giải quyết việc yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; giải quyết việc yêu cầu tuyên bố hủy phán quyết trọng tài thương mại; giải quyết việc yêu cầu tuyên bố một người mất năng lục hành vi dân sự, tuyên bố một người là mất tích, chết; giải quyết việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài…

 IV. Mối quan hệ giữa TAND với các CQNN khác trong BMNN

1. Mối quan hệ giữa TAND tối cao với các cơ quan nhà nước khác

a) Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân tối cao đối với Quốc hội

QH quyết định thành lập TAND tối cao, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan này, quy định nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này, Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chức danh Chánh án TAND tối cao. Giám sát hoạt động thông qua việc xét báo cáo hoạt động và thực hiện chất vấn đối với TAND tối cao. Giao cho UBTVQH thực hiện việc giám sát hoạt động của TAND tối cao. Khi phát hiện thấy văn bản của TAND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy trái văn bản của QH thì đình chỉ và đề nghị QH bãi bỏ. TAND tối cao phải chịu trách nhiệm trước QH về việc thực hiện công việc được giao.

TAND tối cao có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước QH, UBTVQH. Xét xử các đại biểu QH.

c) Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân tối cao đối với Chính phủ

Kinh phí hoạt động của TAND tối cao do TAND cao lập dự toán và đề nghị CP trình QH quyết định. Công tác thi hành án, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ xét xử của cơ quan hành pháp có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động xét xử của TAND. CP ban hành nhiều Nghị định, là các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để làm cơ sở cho Tòa án tiến hành xét xử.

TAND tối cao về nguyên tắc có quyền xét xử hvi vi phạm của các thành viên CP.

d) Mối quan hệ giữa TAND tối cao với các cơ quan nhà nước ở địa phương

TAND tối cao với HĐND, UBND địa phương có tính độc lập tương đối. Về nguyên tắc, HĐND và UBND phải triển khai các văn bản của TAND tối cao trên phạm vi địa bàn của mình phụ trách.

2. Mối quan hệ giữa TAND địa phương với các CQ nhà nước khác

a) Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân địa phương với Hội đồng nhân dân

                HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương vì vậy, có quyền giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan khác trên phạm vi địa phương, trong đó có TAND. Để thực hiện quyền này, HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của TAND cùng cấp, thực hiện việc chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TAND cùng cấp. HĐND còn thực hiện việc bầu Hội thẩm nhân dân để tham gia việc xét xử và về nguyên tắc, khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh làm chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩm phán TAND cấp tỉnh và thẩm phán TAND cấp huyện.

TAND là cơ quan xét xử ở địa phương, có nhân viên độc lập so với HĐND cùng cấp, khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Kinh phí hoạt động của TAND được phân bổ theo ngành dọc không lệ thuộc vào địa phương. TAND có quyền xét xử các thành viên HĐND nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

b) Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân địa phương với ủy ban nhân dân

                UBND chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở trên phạm vi địa bàn; Thực hiện công tác giám định tư pháp, quản lý tổ chức luật sư và tư vấn pháp luật. TAND muốn thực hiện việc xét xử phải phụ thuộc nhiều vào kết quả điều tra của các cơ quan hành chính, sự hỗ trợ về vật chất, điều kiện mới tiến hành được việc xét xử các vụ án; Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.

TAND có quyền xét xử các thành viên của UBND nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật.

3) Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân

                TAND và VKSND có mối liên hệ đặc biệt, bởi đây là các cơ quan tư pháp, đều có nhiệm vụ chung là bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. TAND và VKS cùng với các cơ quan khác nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác. TAND xét xử các vụ án do VKS tiến hành công tố. VKS thực hiện quyền giám sát đối với việc điều tra, tạm giam, tạm giữ, xét xử, thi hành án. Viện trưởng VKSND tối cao có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật. Viện trưởng VKSND cấp trên hoặc cùng cấp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực của TAND; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND.

4) Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân các cấp với nhau

TAND tối cao hướng dẫn các TAND cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp tỉnh. Phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo kháng nghị. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định của TAND cấp tỉnh về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của TAND cấp tỉnh về việc giải quyết các cuộc đình công. Chánh án TAND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật củaTAND cấp tỉnh và cấp huyện. Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán TAND địa phương theo đề nghị của Hội dồng tuyển chọn thẩm phán. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó chánh án TAND địa phương. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, Hội thẩm và các cán bộ của Tòa án. Quy định bộ máy giúp việc của TAND địa phương. TAND tối cao lập dự toán kinh phí hoạt động của TAND các cấp. Tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí của TAND địa phương.

TAND cấp tỉnh chuyển hồ sơ vụ án đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm mà có kháng cáo kháng nghị phúc thẩm để TAND tối cao xét xử phúc thẩm. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án, bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị. Thực hiện các biện pháp bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất của TAND cấp huyện. Thực hiện việc nhận, tổng kết báo cáo của các TAND cấp huyện và báo cáo lên TAND tối cao. Chánh án TAND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân và các cán bộ Tòa án cấp huyện.

TAND cấp huyện chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm lên TAND cấp tỉnh, nếu bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực PL bị kháng cáo, kháng nghị. Thực hiện việc báo cáo công tác lên TAND cấp tỉnh.

V. Một số vấn đề về hoàn thiện chế định tòa án nhân dân

TAND hiện nay được tổ chức theo đơn vị hành chính, về cơ cấu tổ chức, nhân sự, thẩm quyền của các TAND cùng cấp hành chính là tương tự như nhau, không có sự phân biệt giữa đồng bằng, miền núi, giữa thành thị và nông thôn. Dẫn đến tình trạng, có thẩm phán nõi thành thị làm việc vất vả suốt nãm, có thẩm phán ở miền núi thì chơi dài, năm có tham gia xử vài vụ án. Trong khi đó, mọi chế độ của họ lại như nhau. Số vụ việc giải quyết tại các Tòa chuyên trách cũng không đồng đều, hiện nay các vụ án về hình sự vẫn chiếm số lớn, các vụ án khác thì ít. Dẫn đến cùng một TAND, có thẩm phán làm việc nhiều, có thẩm phán làm việc ít, hoặc phải lấy thẩm phán của Tòa này sang xét xử cho Tòa khác.

TAND được tổ chức theo đơn vị hành chính, phải báo cáo công tác với HĐND, chịu sự chất vấn của HĐND, cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan hành chính tại địa phương mới thực hiện được chức năng xét xử. Vì vậy, khi xét xử khó chỉ tuân theo pháp luật được.

TAND cũng có tổ chức Đảng, thực hiện việc sinh hoạt đảng với các tổ chức Đảng của địa phương. Đảng viên phải phục tùng mệnh lệnh của tổ chức, vì thế việc xét xử khó tránh khỏi bị định hướng, khó chỉ tuân theo pháp luật được.

Việc xét xử theo kiểu án bỏ túi, duyệt án trước khi xét xử đã làm cho phiên tòa xét xử trong nhiều năm trước đây trở nên hình thức, việc bào chữa của luật sư là hình thức. Hiện nay, đang thực hiện cải cách theo hướng giảm việc xét xử theo kiểu án bỏ túi, tăng cường tranh luận tại phiên tòa, nhưng mới chỉ thực tế được áp dụng tốt ở một số tòa án.

Việc xét xử của TAND hiện nay vẫn bị hạn chế với một số đối tượng nhất định, tức là có giới hạn tầm cao tối đa mà TAND có thể tiến hành xét xử. Như vậy, hình phạt mới chỉ áp dụng đối với “thứ dân” và “quan nhỏ”.

Nhiều vụ án bị xét xử nhiều cấp, nhiều lần mà không xong, chi phí thời gian, tiền bạc để theo kiện là rất lớn, nhiều vụ án xét xử xong mà thi hành án kém, nhiều vụ án bị xét xử oan sai… làm cho lòng tin của dân vào sự công bằng của Tòa án trong nhiều năm qua bị giảm sút. Người ta vẫn quan niệm dựa vào sự tự bảo vệ mình là chính, kiện ra tòa “chờ được vạ thì má đã sưng”, hay “con kiến kiện củ khoai”.

Theo nguyên tắc hiến định, một người chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của TAND có thẩm quyền vẫn chưa được thực hiện. Chỉ mới bị tạm giam, tạm giữ, bị khởi tố, quyền lợi của người đó đã bị xâm hại nghiêm trọng: đã bị báo chí, mọi người gọi là thằng nọ, con kia; bị khai trừ khỏi đảng, cách chức vụ, đuổi việc; bị bắt phải mặc áo tù. Trong khi, nhiều trường hợp, kết quả xét xử là vô tội. Các quyền lợi bị xâm phạm của họ cũng không được phục hồi như cũ.

Nguyên tắc hiến định, khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán dường như mới chỉ dừng lại ở mức độ như khẩu hiệu. Thực tế có sự phân biệt đối xử khá lớn cả về vật chất và phi vật chất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro