toan bo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

            Câu 1: K/NIỆM SẢN XUẤT HÀNG HÓA. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CUA SẢN XUẤT HÀNG HÓA, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA HÀNG HÓA

Sản xuất hàng hóa la kiểu tổ chứa kinh tế mà ở đó sản phẩm đc sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.

Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện:

- Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội :

• Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

• Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu: bởi vì mỗi ngành mỗi người chỉ sản xuất một vài thứ, trong khi đó nhu cầu cuộc sống lại đòi hỏi có nhiều loại khác nhau. Vì vậy họ cần trao đổi với nhau

Như vậy: phân công lao động là tiền đề là cơ sở của sản xuất hàng hoá. Nhưng để SXHH ra đời chỉ có phân công lao động xã hội thôi thì chưa đủ mà cần phải có điều kiện nữa(điều kiện đủ) cần có điều kiện thứ hai:

- Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất có nghĩa là những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất, độc lập nhất định sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Vì vậy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác phải thông qua trao đổi mua bán hàng hoá.

Sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định. Vì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm cho tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cá nhân, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Vậy người này muốn tiêudùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi mua bản hàng hóa.

Trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.

Vậy điều kiện thứ hai cùng có thể hiểu là: Có chế độ tư hữu và sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.

Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện đó thì sản xuất hàng hoá không thể ra đời và cũng không thể tồn tại.

Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội

loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xoá bỏ nền kinh tế tự

nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã

hội.

Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công

lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày

càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển

của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá

trình xã hội hoá sản xuất.

Sản xuất hàng hoá có đặc trưng và ưu thế như sau:

- Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của bản

thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác,

của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh

mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng

động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản

xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được

hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng

sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan hệ hàng hoá

tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế

ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn

hoá của nhân dân.

Câu 2: K/NIỆM HÀNG HÓA, PHÂN TÍCH 2 THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA 2 THUỘC TÍNH

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa:

+ Giá trị sử dụng: là một công cụ của vật phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (vật chất, tinh thần, lao động sản xuất).

VD: gạo để ăn, vải để mặc, xe đạp để đi, …

- Bất kỳ sản phẩm nào do con người tạo ra đều có một hoặc một số công dụng nhất định.

- Giá trị sử dụng là do thuộc tính tự nhiên của vật phẩm đó qui định (là tính chất vật lí, hóa học).

- Giá trị sử dụng được phát triển dần do có sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

VD: Mỏ dầu được chế nhiều loại xăng, dầu, nhớt, nhựa đường.

- Trong nền sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng không chỉ cho nhà sản xuất, người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán.

+ Giá trị hàng hóa:

- Muốn biết được giá trị ta nghiên cứu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước hết phải biểu hiện bằng số lượng, tỉ lệ trao đổi giữa hai sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau.

VD: 1mét vải = 5kg thóc . Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định là vì vải và thóc đều là sản phẩm của lao động; chúng đều có cơ sở chung là sự hao phí lao động của con người. Sự hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa được gọi là giá trị.

- Hai sản phẩm trao đổi cho nhau vì chúng đều là sản phẩm của lao động. Thực tế của trao đổi chính là trao đổi lao động, thời gian hao phí lao động, qui định tỉ lệ trao đổi sản phẩm.

- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh cho hàng hóa.

- Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi là quan hệ giữa nội dung và hình thức. Giá trị nội dung bên trong còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị.

- Đã là hàng hàng hóa phải có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hóa.

* Hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn nhau:

- Thống nhất: Hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại đồng thời trong một hàng hóa, tức một vật phẩm phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới trở thành hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính trên thì vật phẩm không phải là hàng hóa.

- Mâu thuẫn: Nếu đứng về mặt giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất, nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất (đều là lao động kết tinh trong nó). Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị không đồng thời về cả không gian và thời gian. Giá trị được thực hiện trước trong lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau trong tiêu dùng.

Câu 3: PHÂN TÍCH LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA VÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA

Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động.

Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết.

Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động XH cần thiết là mức hao phí lao động XH trung bình (thời gian lao động XH trung bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi.

2. Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.

Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.

Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát

Câu 4: PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY?

Câu 5: K/NIỆM TƯ BẢN. TRÌNH BÀY MÂU THUẨN CỦA CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN? VÌ SAO NÓI HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ

1. Tư bản là phần giá trị mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Tư bản là một quan hệ sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa tư sản và vô sản.

2. Công thức chung của tư bản

Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những đều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản.

- Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức:

H-T-H (1)

- Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức:

T-H-T (2)

So sánh sự vận động của hai công thức trên:

- Giống nhau:

+ Đều có 2 nhân tố là tiền và hàng.

+ Đều là sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau.

- Khác nhau:

+ Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.

+ Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền.

+ Động cơ mục đích của vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: T-H-T', trong đó T ' = T + ∆t; ∆t là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m.

+ Giới hạn của vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức được viết là: T-H-T'-H-T'”...

2. Mâu thuẫn của công thức chung

- Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu?

- Công thức T-H-T’ làm cho người ta lầm tưởng rằng: cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

- Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:

+ Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng.

+ Trao đổi không ngang giá: có thể xảy ra ba trường hợp:

* Bán cao hơn giá trị: được lợi khi bán thì khi mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua.

* Mua thấp hơn giá trị: khi là người mua được lợi thì khi là người bán bị thiệt.

* Mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất.

Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

Còn ngoài lưu thông? Nếu tư liệu sãn xuất là hàng thì sẽ khấu trù hoặc chuyển giá trị của nó ào sản phẩn và không thể làm tăng giá trị. Nếu là tư liệu tiêu dùng thì giá trị của nó sẽ hao mòn dần không thể tăng thêm về giá trị.

Kết luận:

- Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.

- Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông.

“Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

4.

Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, cần tìm trên thị trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.

a) Sức lao động, sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.

- Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động.

- Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.

+ Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

- Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.

- Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

- Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.

Câu 6: K/NIỆM TÍCH TỤ HÀNG HÓA, TẬP TRUNG HÀNG HÓA, PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN. VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNTB

- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá một phần giá trị thặng dư. Nó là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản, hay thực chất của tích tụ tư bản là quá trình tích luỹ tư bản.

- Tập trung tư bản Là sự tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách kết hợp nhiều tư bản nhỏ thành một tư bản lớn hơn. Tập trung tư bản diễn ra bằng hai phương pháp là cưỡng bức và tư nguyện.

- Phân biệt tích tụ tư bản với tập trung tư bản.

Giống nhau: đều tăng quy mô tư bản cá biệt.

Khác nhau:

- Tích tụ tư bản: nguồn của tích tụ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư; nó làm tăng quy mô tư bản xã hội; nó phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.

- Tập trung tư bản: nguồn của tập trung tư bản là các tư bản đã hình thành trong xã hội; nó không làm tăng quy mô tư bản xã hội; nó phản ánh quan hệ trục tiếp giữa các nhà tư bản khác nhau.

- Vai trò của tập trung tư bản trong sự phát triển của CNTB

            +Nhờ có tập trung TB mà có thể tổ chức được 1 cách rộng lớn LĐ hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành quá trình SX theo quy mô lớn và được xếp đặt một cách khoa học, xây dựng được những công trình công nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

            +Tập trung TB làm cho cấu tạo hữu cơ TB tăng lên, nhờ đó NSLĐ tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, tập trung TB trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích lũy TB.

            +Quá trình tích tụ và tập trung TB ngày càng tăng, do đó nền SX TBCN cũng ngày càng trở thành nền SX xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB càng sâu sắc thêm.

*Ý nghĩa nghiên cứu:

            +Tích tụ và tập trung TB là con đường làm cho quy mô vốn tăng lên

            +Việc tập trung tư bản có ý nghĩa to lớn đối với CNTB trong việc tăng nhanh quy mô TB để cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu KHCN mới, tăng NSLĐ để giàng thắng lợi trong cạnh tranh.

            +Đối với nước ta, cần hình thành những tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn. Từ đó, nước ta mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Câu 8: NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. VÌ SAO NÓI SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CNTB?

         Nội dung: sản xuất giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê, dựa trên chủ yếu các phương tiện kỹ thuật và quản lý để tăng năng xuất lao động, tăng cường độ lao động kéo dài ngày lao động. Quy luật giá trị thặng dư không chỉ phản ánh mục đích của tư liệu sản xuất TBCN là giá trị thặng dư mà còn chỉ rõ phương tiện để đạt mục đích đó.( tăng cường bóc lột lao động làm thuê)

         Vai trò

         - Tạo động lực cho sự vận động của chủ nghĩa tư bản và làm tăng những mâu thuẫn quy định sự duyệt vong của chủ nghĩa tư bản.

         - Ngày nay dưới sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ làm cho bản thân quá trình sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới.

         + Do dựa trên sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến nên giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng xuất lao động.

         + Cơ cấu lao động ở mỗi nước tư bản phát triển có sự thay đổi lớn, lao động trí tuệ có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng dư.

         + Sự bóc lột của các tư bản phát triển ngày càng mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới dưới các hình thức ngoại thương, xuất khẩu tư bản.

Snxuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

 -Mỗiphươngthứcsảnxuấtcómộtquyluậtkinhtếtuyệtđối,quyluậtphảnánh mốiquanhệkinhtếbảnchấtnhấtcủaphươngthứcsảnxuấtđó.TheoC.Mác,chếtạora giá trịthặngdư, đó là quy luậttuyệtđối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

-Thậtvậy,giátrịthặngdư,phầngiátrịmớidôirangoàigiátrịsứclaođộngdo côngnhânlàmthuêtạoravàbịnhàtưbảnchiếmkhông,phảnánhmốiquanhệkinhtế bảnchấtnhấtcủachủnghĩatưbản-quanhệtưbảnbóclộtlaođộnglàmthuê.Giátrị thặngdưdolaođộngkhôngcôngcủacôngnhântạoralànguồngốclàmgiàucủacác nhà tư bản.

-Mụcđíchcủasảnxuấttưbảnchủnghĩakhôngphảilàgiátrịsửdụngmàlàsản xuấtragiátrịthặngdư,lànhângiátrịlên.Theođuổigiátrịthặngdưtốiđalàmụcđích vàđộngcơthúcđẩysựhoạtđộngcủamỗinhàtưbản,cũngnhưcủatoànbộxãhộitư bản.Nhàtưbảncốgắngsảnxuấtrahànghoávớichấtlượngtốtđichăngnữa,thìđó cũng chỉ vì nhà tư bảnmuốn thu được nhiều giá trị thặng dư.

-Sảnxuấtragiátrịthặngdưtốiđakhôngchỉphảnánhmụcđíchcủanềnsảnxuất tưbảnchủnghĩa,màcònvạchrõphươngtiện,thủđoạnđểđạtđượcmụcđíchđó:tăng cườngbóclộtcôngnhânlàmthuêbằngcáchtăngcườngđộlaođộngvàkéodàingày lao động, tăng năng suất lao độngvàmở rộng sản xuất.

-Nhưvậy,sảnxuấtragiátrịthặngdưlàquyluậtkinhtếtuyệtđốicủachủnghĩatư bản.Nộidungcủanólàsảnxuấtragiátrịthặngdưtốiđabằngcáchtăngcườngbóclột côngnhânlàmthuê.Quyluậtgiátrịthặngdưrađờivàtồntạicùngvớisựrađờivàtồn tạicủachủnghĩatưbản.Nóquyếtđịnhcácmặtchủyếu,cácquátrìnhkinhtếchủyếu củachủnghĩatưbản.Nólàđộnglựcvậnđộng,pháttriểncủachủnghĩatưbản,đồng thờinócũnglàmchomọimâuthuẫncủachủnghĩatưbản,đặcbiệtlàmâuthuẫncơbản củachủnghĩatưbảnngàycàngsâusắc,đưađếnsựthaythếtấtyếuchủnghĩatưbản bằng một xãhội cao hơn.

Câu 9: BẢN CHẤT, NGUYÊN NHÂN CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TRONG CNTB. TÍNH CHU KỲ CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TRONG CNTB ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

a.       Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.

Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự phát triển chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng khủng hoảng kinh tế. Trong chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế trở thành hiện thực. Hình thức đầu tiên và phổ biến của khủng hoảng kinh tế trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa". Khi khủng hoảng nổ ra hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là "thừa" so với sức mua có hạn của quần chúng lao động.

 Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:

- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.

- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá.

- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê.

 Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra vào năm 1825 ở nước Anh và cuộc khủng hoảng đầu tiên mang tính chất thế giới tư bản chủ nghĩa nổ ra vào năm 1847.

b.      Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, cứ khoảng từ 8 đến 12 năm nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chukỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Chukỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Trong giai đoạn này, hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.Tiêu điều: đặc điểm của giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái đình trệ, không còn tiếp tục đi xuống nữa nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hoá được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn sống sót tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn lợi trong tình trạng hạ giá, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên. Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả nông nghiệp. Nhưng khủng hoảng trong nông nghiệp thường kéo dài hơn khủng hoảng trong công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất đã cản trở việc đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, trong nông nghiệp vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người tiểu nông, điều kiện sống duy nhất của họ là tạo ra nông phẩm hàng hoá trên đất canh tác của mình, vì vậy họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.

Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn không tránh khỏi, nhưng nhờ có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt. Song sự can thiệp này không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản với vô sản; giữa tư bản với các dân tộc thuộc địa.

Câu 10: NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH, BẢN CHẤT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CNTB ĐỘC QUYỀN?

1.Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do các nguyên nhân sau:

+Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế như các công cụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh...

+Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản... Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác.

+Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội...

+Bốn là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung độtlợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.

+Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.

2.Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước thành một bộ máy duy nhất.

+Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do.

+Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.

+Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp,sự điều tiết của nhà nước về kinh tế. Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định, nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiết của nhà nước mang tính gián tiếp. Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà nước đã điều tiết gián tiếp vào quan hệ kinh tế bằng thuế má, bằng việc đi xâm lược nước ngoài để mở rộng thị trường cho các tổ chức độc quyền…

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải một chế độ kinh tế mới so với chủ nghĩa tư bản, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế

3. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4 tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền.Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tậptrung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica,tờrớt,côngxoócxiom, cônggơlômêrát. - Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệpnghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán... Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. - Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten.Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độclập về lưu thông, mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của xanhđicađảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để muanguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độcquyền cao. - Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý.Các nhà tư bản tham gia tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. - Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các xanhđica, tờrớt thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật.Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là kẻ trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay trở nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vàongân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn đểchi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ chomình. Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.Theo V.I. Lênin: "tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản củanhững liên minh độc quyền các nhà công nghiệp” Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính.Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công tylớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là "công ty mẹ”); công ty này lạimua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là "công tycon”; "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu" cũng bằngcách như thế... Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàntheo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tưbản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bảnlớn gấp nhiều lần. Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chínhtrị và các mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụlợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phátxít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nướcđang phát triển và chậm phát triển.

c. Xuất khẩu tư bản

V.I. Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì: - Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước.

- Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

- Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. - Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay. Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.

- Xuất khẩu tư bản nhà nước là việc nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư bản viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký được những hiệp định thương mại và đầu tư có lợi... Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào các nước đế quốc, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản. Về quân sự, viện trợ của tư bản nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình...

- Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thực hiện. Hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia. Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng minh thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường nước ngoài. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài để tạo thị trường ổn định thường xuyên.

- Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình"và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tờrớt quốc tế...

e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

 Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn" Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa của Anh nhiều hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga và bằng 7 lần của Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại. Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới đã chia xong. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 và lần thứ hai 1939-1945. Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cường quốc đế quốc chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đế quốc.

Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

Câu 11: SỨ MỆNH KỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHACH QUAN QUY ĐỊNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho một giai cấp để nó thực hiện bước chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời sang một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn.

Phân tích một cách khách quan địa vị kinh tế, xã hội của giai cấp công nhân, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu một cách khái quát nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, không có người bóc lột người trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công.

Cụ thể có 3 nội dung cơ bản sau đây:

1/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức để nhân dân lao động giành chính quyền về tay mình, xoá bỏ chính quyền của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, xoá bỏ giai cấp tư sản (và mọi giai cấp áp bức bóc lột khác); giải tán chính quyền Nhà nước của các chế độ cũ, xây dựng chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nội dung này có thể thực hiện bằng biện pháp bạo lực là chủ yếu, tuy nhiên tranh thủ tối đa biện pháp hoà bình khi có điều kiện để tránh đổ máu không cần thiết.

2/ Thông qua Đảng tiên phong của mình lãnh đạo, tổ chức nhân dân lao động xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước và đồng thời tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, con người..., để từng bước hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên thực tiễn ở mỗi nước và trên toàn thế giới.

Đây là nội dung cơ bản quyết định cuối cùng của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cũng là nội dung rất khó khăn, phức tạp vì nó rất mới mẻ và là quá trình cải biến cách mạng căn bản, toàn diện, triệt để trên phạm vi quốc gia, quốc tế. Do đó cần phải trải qua từng bước, lâu dài với yêu cầu ngày càng cao đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, nhất là đối với Đảng cộng sản với Nhà nước cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh và lập trường chính trị. Không thể nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí... mà hoàn thành được nội dung này.

3/ Trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại - cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở kinh tế cho tất cả các nước theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển ngày càng cao. Không có giai cấp công nhân lớn mạnh, không một nước nào (kể cả các nước phát triển nhất hiện nay) có thể tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Nội dung này là nội dung thường xuyên và thực hiện suốt trong các giai đoạn cách mạng của giai cấp công nhân ở tất cả các nước

Những điều kiện khách quan đã qui định cho giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử trên, đó là:

- Do những địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân:

+ Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội tư bản. Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến có trình độ xã hội hoá ngày càng cao, họ tạo ra phần lớn của cải cho xã hội, lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu đem lại sự giàu có cho xã hội.

+ Do bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản, họ phải bán sức lao động để kiếm sống, họ bị giai cấp tư sản tước đoạt hết giá trị thặng dư, họ bị bóc lột nặng nề và bị lệ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm của họ làm ra, họ có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, giai cấp công nhân là giai cấp có vai trò đi đầu trong cải tạo các quan hệ xã hội, muốn xoá bỏ giai cấp tư sản và mọi giai cấp bóc lột khác.

- Do đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:

+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất: do yêu cầu khách quan của việc không ngừng đổi mới công nghệ, giai cấp công nhân ngày càng được bổ sung thêm những công nhân có trình độ chuyên môn và học vấn ngày càng cao; môi trường lao động công nghiệp với kỹ thuật ngày càng hiện đại đã mở mang trí tuệ cho giai cấp công nhân; cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ đã cung cấp những tri thức chính trị - xã hội cần thiết để trở thành một giai cấp tiên tiến.

+ Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập, được vũ trang bởi lý luận tiền phong và có chính đảng của mình là Đảng cộng sản, do đó, có khả năng tổ chức, lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản vì lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động.

+ Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để do bị áp bức bóc lột nặng nề dưới chủ nghĩa tư bản và các chế độ áp bức bóc lột khác; đồng thời sứ mệnh lịch sử của họ chỉ giành được thắng lợi hoàn toàn khi xã hội thoát khỏi tình trạng áp bức, bất công, do vậy, muốn tự giải phóng mình, giai cấp công nhân phải đồng thời tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng toàn xã hội.

+ Giai cấp công nhân là giai cấp có tổ chức kỉ luật cao, do được tôi luyện trong môi trường lao động công nghiệp ngày càng hiện đại và trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến trước đây cũng như chống giai cấp tư sản ngày nay.

+ Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế do địa vị kinh tế- xã hội của họ trên toàn thế giới giống nhau, họ có khả năng đoàn kết để thực hiện được mục tiêu chung: xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Trong chủ nghĩa tư bản đã có mâu thuẫn cơ bản hình thành một cách khách quan, gồm 2 mặt:

+ Mặt kinh tế: là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hoá cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

+ Mặt chính trị - xã hội: là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Cả 2 mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức. Đó là sự qui định khách quan cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trí thức, nông dân... sẽ là lực lượng tham gia vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ không thể là lực lượng lãnh đạo và tổ chức cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì trí thức, nông dân không đại biểu một phương thức sản xuất riêng trong lịch sử; không có một hệ tư tưởng riêng. Vả lại, trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là cách mạng của giai cấp công nhân lãnh đạo để lật đổ giai cấp tư sản để giải phóng giai cấp công nhân đồng thời giải phóng cho cả nông dân, trí thức và nhân dân bị áp bức bóc lột...

+ Hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang cố gắng tìm cách “thích nghi” và bằng mọi biện pháp xoa dịu mâu thuẫn cơ bản vốn có trong nó, như: chia một phần nhỏ lợi ích cho giai cấp công nhân thông qua cổ phần hoá ở các doanh nghiệp; một bộ phận công nhân đã “trung lưu hoá”... nhưng bản chất bóc lột của giai cấp tư sản không hề thay đổi. Do vậy, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được nếu không thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo.

Câu 12: Vì sao để hoàn thành sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân cần phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Khẳng định :  Giai cấp công nhân...n/trên..

Nội dung cơ bản của bài làm cần phải đảm bảo những nội dung sau:

a. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển chính Đảng của giai cấp công nhân

Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. hai ông đã xây dựng nên thuyết về một xã hội mới. Học thuyết này đã phản ánh đúng những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của giai cấp công nhân. Đặc biệt, chỉ ra một cách đúng đắn con đường, điều kiện, biện pháp… để thực hiện nguyện vọng đó. Vì vậy, nó đã được giai cấp công nhân tiếp thu nhanh chóng và coi đó là “vũ khí lý luận” của giai cấp mình.

Chủ nghĩa Mác có nhu cầu xâm nhập vào phong trào công nhân để hướng dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và qua đó kiểm nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh học thuyết của mình. Còn giai cấp công nhân, từ thất bại trong các cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, họ đang rất cần có lý luận cách mạng, khoa học để dẫn đường. Khi lý luận của chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong trào công nhân, một bộ phận tiên tiến trong giai cấp công nhân đã tiếp thu được học thuyết cách mạng của Mác. Họ dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác để xác định cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược… Họ đứng ra tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở nước mình. Chính bộ phận ưu tú đó hình thành nên chính Đảng của giai cấp công nhân – đó là Đảng Cộng sản.

V.I.Lênin đã khái quát quá trình hình thành chính đảng của giai cấp công nhân và nêu thành quy luật: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

Tuy nhiên trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra Đảng Cộng sản.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách mạng.

b. Mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với giai cấp công nhân

Đảng chính trị là tổ chức cao nhất của một giai cấp, nó đại biểu tập trung cho nguyện vọng, trí tuệ, lợi ích của giai cấp đó. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân được thể hiện như sau:

- Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu có trình độ lý luận cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và cả dân tộc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

- Đảng Cộng sản là tổ chức biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc.

- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội – chính trị của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng chủ yếu làm cho Đảng tồn tại và lớn mạnh.

Do đó, Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời. Những đảng viên của Đảng Cộng sản có thể không phải là công nhân, nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh của giai cấp công nhân, phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Với một Đảng Cộng sản chân chính, thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.

c.Vai trò của Đảng cộng sản

- Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử, đề ra mục tiêu, đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

- Đảng giáo dục đem lại giác ngộ cho toàn bộ giai cấp, sức mạnh đoàn kết, nghị lực cách mạng, trí tuệ và hành động cách mạng của toàn bộ giai cấp, trên cơ sở đó lôi cuốn tất cả các tầng lớp nhân dân lao động và cả dân tộc đứng lên hành động theo đường lối chính sách của Đảng nhằm hoàn thành thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Câu 13: PHÂN TÍCH MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỘNG LỰC CƠ BẢN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG XHCN

a. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Giải phóng giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dân tộc bị nô dịch đồng thời giải phóng xã hội khỏi sự trì trệ để tiếp tục phát triển trên con đường tiến bộ, văn minh là mục tiêu chung và là mục tiêu cao cả nhất của cáchmạng xã hội chủ nghĩa. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng chỉ rõ “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Để thực hiện được mục tiêu cao cả nêu trên, cách mạng xã hội chủ nghĩa phải từng bước được hiện thực hoá qua từng chặng đường, từng bước đi, thông qua quá trình lao động đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động, bằng công tác tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.Mục tiêu trong giai đoạn đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành chính quyền, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Tiếp theo giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động, dựa trên bộ máy chính quyền của nhà nước xây dựng xã hội mới, xã hội không còn áp bức, bóc lột, nhân dân lao động được tự do, hạnh phúc.

 b. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Động lực chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là các giai cấp và tầng lớp mà lợi ích của họ có liên quan đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Tất cả những phong trào lịch sử từ trước đến nay đều do thiểu số thực hiện, hoặc là mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số” Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi tình trạng áp bức, bóc lột, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân, do vậy thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.

Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo vừa là động lực chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là con đẻ của nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân ngày càng lên tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, nhất là trong thời đại của nền kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay, công nhân ngày càng được tri thức hoá, vị trí và vai trò của họ ngày càng được khẳng định trong cuộc đấu tranh vì một xã hội tiến bộ và văn minh.

 Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, do đó cũng trở thành động lực to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong dân cư,nhất là đối với các quốc gia chậm và đang phát triển. Bởi vậy, trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì nhất thiết phải lôi kéo được giai cấp nông dân đi theo mình nhằm tạo thành liên mình công – nông vững chắc để giành và giữ chính quyền cách mạng. “Nguyên tắc của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân” . Đội ngũ trí thức cũng là lực lượng quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đội ngũ trí thức càng trở nên quan trọng. Trí thức là những người góp phần nâng cao dân trí,đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trí thức là những người sáng tạo ra các giá trị khoa học, kỹ thuật, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới của nhân loại. Ngày nay, trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lượng giá trị lao động chất xám ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong sản phẩm hàng hoá thì vai trò động lực của đội ngũ trí thức ngày càng tăng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngoài những động lực trên, khối đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống văn hóa, đường lối cách mạng đúng đắn cũng là những động lực quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

c.       Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. - Trên lĩnh vực chính trị: cách mạng xã hội chủ nghĩa đưa nhân dân lao động từ địa vị bị áp bức, bóc lột lên địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội để từ đó họ hoạt động như chủ thể tự giác để xây dựng xã hội mới. Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chăm lo, nâng cao kiến thức về mọi mặt cho người dân, đặc biệt là những kiến thức về chính trị, pháp luật. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng phải thường xuyền quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, có những chính sách phù hợp để nhân dân lao động tham gia hoạt động quản lý xã hội, quản lý nhà nước. - Trên lĩnh vực kinh tế: cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ làm thay đổi vị trí, vai trò của người lao động trên cơ sở thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủ yếu bằng chế độ sở hữu công hữu là chủ yếu, và dưới những hình thức thích hợp; thay đổi điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động. Cùng với việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.Dưới chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc phân phối theo lao động được xem là nguyên tắc chủ yếu nhất, do vậy, năng suất lao động, hiệu quả công tác là thước đo đánh giá hiệu quả của mỗi cá nhân đóng góp cho xã hội. Đồng thời, phải chú ý kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể. - Trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo ra sự thay đổi căn bản trong phương thức sinh hoạt tinh thần của xã hội theo xu hướng tiến bộ trên cơ sở kế thừa và nâng cao những giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu những giá trị tiên tiến của thời đại, từng bước xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan mới, xây dựng nền văn hoá mới, những con người mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế và văn hoá – tư tưởng. Tất cả các lĩnh vực trên đều có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Câu 14: VÌ SAO TRONG CÁCH MẠNG XHCN PHẢI THỰC HIỆN LIÊN MINH GIỮA GC CÔNG NHÂN VỚI GC NÔNG DÂN VÀ CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN LAO ĐỘNG KHÁC? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN LIÊN MINH?

a. Liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân là điều kiện cơ bản để tăng cường lực lượng và nếu không có liên minh này thì giai cấp công nhân không thể dành chính quyền và giữ vững chính quyền. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy nếu giai cấp công nhân không liên minh với nông dân thì không thể giành được thắng lợi trong cách mạng xã hội. Để xây dựng xã hội mới, giai cấp công nhân cũng nhất thiết phải liên minh với nông dân vì đó là lực lượng đông đảo, là một động lực quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp côngnhân với nông dân. Liên minh công - nông là do mối liên hệ tự nhiên, gắn bó và thống nhất về lợi ích cơ bản của công nhân, nông dân. Giai cấp nông dân cũng là giai cấp bịbóc lột do đó là người gần gũi với giai cấp công nhân. Liên minh công - nông là do sự gắn bó giữa công nghiệp, nông nghiệp, đólà hai ngành sản xuất chính của xã hội. Công nghiệp tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp. Ngược lại, nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của toàn xã hội, đồng thời nó cũng tạo ra nông sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp.Liên minh công - nông là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; đó là lực lượng chính trị xã hội cơ bản của cách mạng, là nền tảng vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, nông dân trở thành người bạn tự nhiên, tất yếu của giai cấp công nhân.

b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

Nội dung chính trị của liên minh:

- Xuất phát từ mục tiêu của CNXH: Nhu cầu, lợi ích chính trị cơ bản của CN, ND, TT và của cả dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

+ Mỗi GC, tầng lớp ở mỗi giai đoạn đều có lập trường chính trị tư tưởng của mình, khi liên minh không phải là thực hiện sự dung hoà lập trường tư tưởng, chính trị của cả 3 GC, tầng lớp này.

+ Trong CMXHCN, liên minh giữa 3 giai tầng này phải dựa trên lập trường chính trị tư tưởng của GCCN. Vì: Chỉ có dựa trên và phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng của GCCN => mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu, lợi ích của GCCN, GCND, tầng lớp trí thức .

- Nguyên tắc về chính trị của liên minh là do Đảng của GCCN lãnh đạo.

+ Để thực hiện từng bước mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản của liên minh trên lập trường tư tưởng, chính trị của GCCN => liên minh này phải do Đảng lãnh đạo.

+ Trong TKQĐ, liên minh C- N- TT là nền tảng chính trị- XH và KT của Nhà nước XHCN, nòng cốt của MTTQ để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN.

- Liên minh gắn liền với đổi mới hệ thống chính trị:

+ Yêu cầu thực hiện liên minh là: Xây dựng nền DC XHCN => Đối mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước ( Mối quan hệ Đảng - Nhà nước- nhân dân ).

+ Nội dung hoạt động chính trị phải gắn và thông qua hoạt động SX, KT, KH- CN, VH XH …

b. Nội dung kinh tế của liên minh:

- Vị trí của nội dung kinh tế trong liên minh:

+ Nội dung KT là nội dung cơ bản, quyết định nhất là cơ sở VC- KT vững chắc của liên minh trong TKQĐ vì: Trong thời kỳ này, nhiệm vụ CM chuyển trọng tâm sang lĩnh vực KT. Thực chất của nội dung KT là kết hợp đúng đắn các lợi ích KT của các giai tầng XH được lấy làm trọng tâm.

+ Việc thực hiện kết hợp các lợi ích KT được xác định bởi các nhu cầu KT của các chủ thể lợi ích và các điều kiện thực hiện nó.

- Nội dung KT của liên minh trong TKQĐ ở Việt Nam:

+ Xác định cơ cấu KT hợp lý => Phải xác định nhu cầu KT của CN, ND, TT của toàn XH trong điều kiện, thời gian cụ thể => Cơ cấu KT chung của cả nước là “Công- Nông- Dịch vụ”. Hiện nay Đảng ta xác định: “từng bước phát triển KT tri thức”. Nhu cầu KT là cú hích ban đầu của sự phát triển vì: có phát hiện đúng nhu cầu KT => mới có sự đầu tư đúng, hành động đúng.

+ Nhu cầu KT của ND: Có đất đai, tự chủ SX đảm bảo cuộc sống. Hiện nay, lao động trong nông nghiệp đạt gần 70% thời gian, còn lại là nông nhàn => thiếu việc làm => hậu quả XH : Di dân ra thành phố lớn; tệ nạn XH gia tăng. Hiện nay xảy ra tình trạng thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh … 2một% số hộ thiếu hoặc không có đất.

+ Nhu cầu KT của CN: Thường xuyên có việc làm trong SX công nghiệp ; được phân phối theo lao động và đóng góp khác. Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp của CN từ 6,5 -> 7% , thu nhập còn thấp.

+ Nhu cầu KT của TT: Là chủ sở hữu trí tuệ, phát huy trí tuệ trong quá trình lao động sáng tạo; được phân phối công bằng theo lao động với những giá trị trí tuệ mà họ đóng góp.

- Phát triển KT dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu trong: SX, lưu thông, phân phối giữa CN- ND- TT, giữa các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, KH- CN và dịch vụ khác.

+ Chủ trương: Coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông - lâm - ngư gắn với công nghiệp nhóm B. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng kết cấu hạ tầng KT.

+ Biện pháp: Khuyến khích, tạo điều kiện cho ND chủ động trong hợp tác, liên kết với CN, TT và các thành phần KT => Phát huy tiềm năng của ND; Nhà nước, GCCN, TT thực sự đến với ND, nông thôn => hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ, cải thiện đời sống KT cho nông thôn và ND.

Ví dụ: Quan hệ 4 nhà: Nhà nước, nhà KH, nhà doanh nghiệp, nhà nông.

- Từng bước hình thành QHSX XHCN trong quá trình thực hiện liên minh.

+ Phát triển da dạng, đổi mới hình thức hợp tác KT, HTX, KT hộ gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn.

+ Hình thành QHSX trên cơ sở công hữu hoá TLSX chủ yếu, KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KT tập thể - nền tảng => phát triển KT theo định hướng XHCN.

- Vai trò của Nhà nước trong thực hiện liên minh:

+ Thể hiện thông qua chính sách khuyến nông, bộ máy Nhà nước, tổ chức khuyến nông, cơ sở KT Nhà nước.

+ Chính sách của Nhà nước đối với ND và trí thức.

c. Nội dung văn hoá- xã hội của liên minh:

- Xuất phát từ mục tiêu XH trong TKQĐ: Tăng trưởng KT gắn liền với công bằng, tiến bộ XH, giữ gìn, phát huy bản sắc VH dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái- ưu việt của CNXH với mục tiêu: cho con người, vì con người, do con người.

- Thực hiện xoá đói giảm nghèo cho C- N- TT: Bằng phương pháp tạo việc làm, kết hợp giải pháp hỗ trợ, cứu trợ => khắc phục hạn chế của chế độ tư hữu trước đây.

- Đổi mới thực hiện tốt các chính sách XH như: Hỗ trợ CN- ND- TT khắc phục khó khăn sau chiến tranh, với ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống cho XH, thế hệ sau.

- Nâng cao trình độ dân trí - nội dung cơ bản lâu dài.

+ Xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục THCS, THPT.

+Nâng cao kiến thức KH- CN, chính trị, KT, VH- XH.

+ Khắc phục tệ nạn XH, hủ tục lạc hậu, biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu.

+ Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, chăm chỉ, cần cù => đầu tư cho giáo dục về VC và tinh thần.

- Gắn quy hoạch phát triển cong nghiệp, KH- CN với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hoá, CNH trọng điểm ở nông thôn, kết cấu hạ tầng thuận lợi, hiện đại.

+ Xây dựng cơ sở giáo dục, y tế, VH, thể thao, công trình phúc lợi XH …

+ CNH,HĐH, đô thị hoá nông thôn.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao KH- CN ở khu vực nông- lâm- ngư.

 Nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân Một là, phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp trong khối liên minhcông - nông. Xây dựng khối liên minh công – nông không có nghĩa là chia quyền lãnh đạo của hai giai cấp này, mà phải đi theo đường lối của giai cấp công nhân. Giai cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ tư tưởng độc lập. Do đó, giai cấp nông dân chỉ có đi theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mới có thể tiến lên nền sản xuất lớn của xã hội mới. Hai là, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. Có thực hiện được tinh thần tự nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân mới bền vững và lâu dài. Ba là, kết hợp đúng đắn các lợi ích của giai cấp công nhân và giai cấpnông dân. Đây là hai giai cấp có lợi ích căn bản thống nhất với nhau. Sự thống nhất về mặt lợi ích là điều kiện quan trọng để thực hiện liên minh.

Câu 15: TRÌNH BÀY TÍNH TẤT YẾU, ĐẶC ĐIỂM, THỰC CHẤT, NỘI DUNG CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ CNTB LÊN CNXH.

Tính tất yếu:

Tính tất yếu đó được quy định bởi những nguyên nhân sau:

        Thứ nhất, bản chất khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, một cái dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, một cái dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội chủ nghĩa cộng sản không tồn tại giai cấp và bóc lột còn tư bản chủ nghĩa phân chia xã hội thành hai giai cấp có sự khác biệt sâu sắc: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản và luôn tồn tại sự áp bức bóc lột đối với giai cấp vô sản. sau cuộc cách mạng vô sản giai cấp công nhân đã dành được chính quyền nhưng ngay thời điểm đó trong xã hội vẫn còn tồn tại tư hữu và giai cấp. Mà tư hữu và giai cấp là hai yếu tố hoàn toàn trái ngược với nền tảng của chủ nghĩa xã hội (công hữu và phi giai cấp). Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xã hội có khác biệt về bản chất quá lớn như vậy cần có thời gian.

Thứ hai, nền sản xuất của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất đại công nghiệp trình độ cao. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đóng góp cho nhân loại những tiến bộ vượt bậc về năng suất, kỹ thuật và sản lượng. Nó tạo nên một tiền đề về vật chất kỹ thuật có thể sử dụng để xs chủ nghĩa xã hội. Ví dụ như sự phát triển khoa học kỹ thuật, các nhà máy nhà xưởng hiện đại, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Tuy nhiên ban đầu những yếu tố này chưa hẳn đã có thể phục vụ cho chủ nghĩa xã hội. Như nhà máy nhà xưởng còn thuộc sở hữu cá nhân hay của một tập đoàn người, phong cách quản ý con người trong sản xuất còn mang nặng tính tư bản,… để có thể tận dụng được các yếu tố đã nêu trên cần có thời gian.

Đói với các nước có nền kinh tế càng chưa phát triển, tức là cách càng xa cái nền sản xuất đại công nghiệp trình độ cao, thì thời gian quá độ càng dài. Các nước nông nghiệt cần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng cho mình một tiền đề về kinh tế kỹ thuật cơ sở vật chất để tiến vào chủ nghĩa xã hội, hình thái kinh tế xã hội mà của cải tạo ra dư thừa.

Thứ ba, mặc dù mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản chính là nguồn gốc của xã hội mới, mặc dù giai cấp công nhân đã dành được chính quyền về tay mình sau các cuộc cách mạng nhưng trong xã hội vẫn chưa hình thành các quan hệ của chủ nghĩa xã hội. Trong lòng chủ nghĩa tư bản không thể nảy sinh ra những quan hệ của chủ nghĩa xã hội, sự phát triển trình độ dù cao đến đâu của chủ nghĩa tư bản cũng chỉ tạo được cái tiền đề, cái điều kiện mà thôi. Muốn có được điều đó cần phải có thời gian, cần một quá tình lịch sử.

Nguyên nhân cuối cùng, tuy là hình thái kinh tế xã hội xuất hiện ngay sau chủ nghĩa tư bản nhưng chủ nghĩa xã hội mang những đặc trưng, nền tảng bản chất hoàn toàn khác thậm chí trái ngược chủ nghĩa tư bản. Một xã hội phát triển hơn bao giờ cũng bao hàm tính phức tạp hơn, xây dựng chủ nghĩa xã hội trước nay chưa có tiền lệ, công cuộc xây dựng đầy sự mới mẻ, khó khăn, giai cấp công nhân cũng cần thời gian để phát triển và thích ứng theo từng bước.

Thời kỳ quá độ ở các nước khác nhau kéo dài khác nhau. Các nước mà chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình dộ càng cao thì thời kỳ này diễn ra càng ngắn, ngược lại, các nước mà chủ nghĩa tư bản còn chưa phát triển hay còn có nên kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ kéo dài và khó khăn hơn.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ đan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng…và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực kinh tế là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế có nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp với nhau, nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau.

Trên lĩnh vực chính trị: Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp nên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp. Thời kỳ này bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các gia cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, ý thức khác nhau, do đó ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau cũng có sự khác nhau. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội là sự tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác - Lênin giữ vai trò thống trị vẫn tồn tại các tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông… Vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội về thực chất là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã cầm quyền, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.

Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. -Trong lĩnh vực kinh tế: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải sắp xếp, bố trí lại lực lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Quá trình này phải tuân thủ những đòi hỏi khách quan của quy luật kinh tế, nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Đối với những nước chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Quá trình này đòi hỏi phải tuân thủ quy luật kinh tế khách quan và tùy thuộc điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế để xác định chiến lược, bước đi và nội dung thích hợp.Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân lao động; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch, vững mạnh ngang tầm nhiệm vụ lịch sử.Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: tuyên truyền phổ biến tư tưởng của giai cấp công nhân cho toàn xã hội, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hóa trên thế giới. Lĩnh vực văn hóa tư tưởng đạt ra cho chúng ta rât nhiều vấn đề phải giải quyết, như tiếp thu văn hóa nhân loại những cái gfi và ở mức độ nào, làm sao để hòa nhập không phải là hòa tan, các luồng tư tưởng mới tren khắp thế giới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ của người dân mà nhất là bộ phận giới trẻ, liệu chúng có tác động làm lung lay tinh thần giai cấp và niềm tin vào chủ nghĩa Mark Lenin hay không,… Trong lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là khắc phục tệ nạn do xã hội cũ để lại, từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Câu 16: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI XHCN? TỪ NHỮNG ĐẶC TRƯNG ĐÓ CHỈ RA TÍNH ƯU VIỆT CỦA CNXH VÀ CNTB

 Xã hội xã hội chủ nghĩa Xã hội xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội) là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản có các đặc trưng sau:

-Cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại Mỗi chế độ xã hội đều có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng của nó, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của chế độ đó. Nếu công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa thì nền đại công nghiệp cơ khí lđặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản, cao hơn chủ nghĩa tư bản thì cơ sở vật chất kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội tư bản chủ nghĩa.Đối với các nước tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển cao là điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xã hội xã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Xã hội xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là hai chế độ xã hội mà ở đó có sự khác nhau về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu. Ở xã hội xã hội chủ nghĩa đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu còn trong xã hội tư bản chủ nghĩa đó là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xoá bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu là xoá bỏ chế độ tưhữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu, vì đây chính là nguồn gốccủa áp bức, bóc lột giá trị thặng dư.Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp vô sản phải từng bước đoạt lấytư liệu sản xuất từ trong tay giai cấp tư sản, tập trung những tư liệu ấy vàotrong tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội, xây dựng quan hệ sản xuấtmới xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sở hữu tư liệu sản xuấttồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, người laođộng làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội.

Xã hội xã hội chủ nghĩa tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luậtlao động mới. Tới xã hội xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất đã mang tính xã hội hóa,tạo điều kiện cho người lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi íchtập thể và lợi ích toàn xã hội. Trên cơ sở đó tạo ra cách tổ chức lao động mớidựa trên tinh thần tự giác của nhân dân. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật là nền đại công nghiệp ở trình độ cao, do vậy đòi hỏi kỷ luật lao động chặt chẽ. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng: lao động được tổ chức có kế hoạch, trên tinh thần tự giác, tự nguyện là đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, để có một kiểu tổ chức lao động kỷ luật và tự giác cao đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động, mặt khác phải đấu tranh khắc phục tư tưởng, tác phong của người sản xuất nhỏ.

Xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động Trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy sản xuất đã phát triển nhưng chưa đủ khả năng thực hiện phân phối theo nhu cầu, do đó nguyên tắc phân phối cơ bản vẫn là phân phối theo lao động. Nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối dựa trên kết quả lao động mà người lao động đã đóng góp cho xã hội. Đây là nguyên tắc phân phối cơ bản nhất trong chủ nghĩa xã hội nhưng không phải là nguyên tắc phân phối duy nhất. Nguyên tắc phân phối theo lao động vừa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, vừa thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, đồng thời là một nội dung quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội trong giai đoạn này.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, là cơ quan quyền lực tập trung của giai cấp công nhân, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; thực hiện trấn áp các thế lực phản động, các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân rộng rãi. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tập hợp đại biểu các tầng lớp nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước với tinh thần tự giác, tự quản. Nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc. Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là người đại diện chân chính cho dân tộc, có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích dân tộc. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện đoàn kết các dân tộc, tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc, không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội mà con người giải phóng, và thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột; thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội tạo ra những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, khỏi sự bóc lột về kinh tế, nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Cùng với việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, chủ nghĩa xã hội thực hiện xóa bỏ đối kháng giai cấp, thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và được thực hiện từng bước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng…Tuy nhiên, trong giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa, sự bình đẳng được xác lập trong điều điện xã hội vẫn còn giai cấp, còn nhà nước do đó, chưa thể có “bình đẳng thực sự”.

CNXH - một chế độ xã hội ưu việt và tiến bộ hơn với các chế độ xã hội trước đó thể hiện trên một số nét cơ bản như sau:

(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;

(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại;

(3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;

(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;

(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;

(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;

(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng;

Câu 17: K/NIỆM DÂN CHỦ. HÃY LÀM RÕ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN DÂN CHỦ XHCN?

-Dân chủ

Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người.Ngay trong trong công xã thị tộc (thời nguyên thủy), thủ lĩnh đứng đầu bộ tộc được các thành viên của bộ tộc bầu ra hoặc phế bỏ. Điều này cho thấy quyền dân chủ ra đời từ rất sớm. Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, khi mà nhà nước dân chủ chủ nô Aten ra đời(khoảng thế kỷ VI trước công nguyên), khái niệm dân chủ được hiểu là: việc cửra hay phế bỏ người đứng đầu là do “quyền và sức mạnh của nhân dân”. Chỉ đếngiai đoạn này thì danh từ dân chủ mới chính thức được sử dụng. Như vậy, về thực chất ngay từ thế kỷ VI (tr.CN) với hình thức nhànước đầu tiên trong lịch sử, giai cấp đứng ở vị trí trung tâm lãnh đạo xã hội, áp bức bóc lột - giai cấp chủ nô đã dùng pháp luật và bộ máy thống trị của mình để chiếm mất quyền lực đông đảo của quần chúng nhân dân lao động là những người nô lệ. Nhân loại suốt 2600 năm qua đã trải qua bốn hình thức quyền lực: chuyên chính chủ nô; chuyên chế phong kiến; chuyên chính tư sản; chuyênchính vô sản. Thực chất của chuyên chính hay chuyên chế đều là quyền lựcchính trị của một giai cấp nào đó để lãnh đạo xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một kỷ nguyênmới: lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động giành được quyền lựcthực sự của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnhđạo thông qua chính đảng của nó trở thành nhà nước đầu tiên thực hiệnquyền lực của nhân dân.

Kế thừa những những quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và từ thựctiễn phát triển của xã hội đương thời, V.I.Lênin đưa ra quan niệm về dân chủnhư sau: Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, dân chủ là một nhucầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân. Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền do đó không có dân chủ “phi giai cấp, dân chủ chung chung”. Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập đoàn người này là đã hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Điều này là tất yếu cho mọi chế độ dân chủ, kể cả chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánhtrình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.

Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cũng từ khi xã hội có giai cấp , dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới - hình thức nhà nước với tên gọi là “chính thể dân chủ” hay “nền dân chủ”.Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất,tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp, nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Một là, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó.Nhà nước bảo đảm thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu và lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích của giai cấp công nhân.Đây chính là đặc trưng bản chất chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điều đó nó cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

- Hai là: nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình xã hội hoá ngày càng cao của sx nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động.Đây là đặc trưng kinh tế cuả nền DCXHCN.Đặc trưng này được hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.Đó là quá trình cải tạo và xây dựng lâu dài kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH cho đến khi CNXH thực sự trưởng thành.

- Ba là: Trên là cơ sở của sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn thể xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên , thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xh mới.Trong nền dân chủ XHCN, tất cả các tổ chức chính trị xã hội , các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào mọi công việc của nhà nước.Mọi công dân đều được bầu cử ,ứng cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp.

- Bốn là nền dân chủ XHCN cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp.Thực hiện dân chủ rộng rãi với đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp áp bức, bóc lột và phản động.Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau.Đây chính là chuyên chính kiểu mới và dân chủ theo lối mới trong lịch sử.

Câu 18: NHỮNG ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ NƯỚC XHCN? VÌ SAO PHẢI XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XHCN?

Đặc trưng của nhà nước XHCN

Khác với các hình thức nhà nước đã từng có trong lịch sử, nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt .Đó là kiểu nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Hai là nhà nước XHCN có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản.Cũng là một công cụ chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân, nhà nước chuyên chính vô snả thực hiện sự trấn áp những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN.

Ba là: trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac vẫn xem mặt tổ chức, xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN, của chuyên chính vô sản.LêNin cho rằng chuyên chính vô sản không phaỉ là chỉ bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức , xâu dựng toàn diện xã hội mới –xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.

Bốn là : Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN và theo LêNin con đường vận động phát triển của nó là:Ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Năm là nhà nước XHCN là kiểu nhà nước xã hội đặc biệt “nhà nước không còn nguyên nghĩa” là “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước” tự tiêu vong” đây cũng là một đặc trưng nối bật của nhà nước vô sản.

Chức năng của nhà nước XHCN

Chức năng của nhà nước cơ bản đó cho thấy chức năng , nhiệm vụ của nhà nước XHCN biểu hiện tập chung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật.

Chức năng của nhà nước XHCN được thực hịên bằng cả tổ chức có hiệu quả công việc xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực để đập tan phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội.

Bạo lực trấn áp là cái vốn có của nhà nước do đó bạo lực trấn áp cũng là cái vốn có của nhà nước XHCN.Tuy nhiên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac LêNin đều cho rằng với bản chất của nhà nước vô sản thì việc tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN và cộng sản là chức năng căn bản , chủ yếu của nhà nước XHCN.

Nhiệm vụ chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, quản lý văn hoá xã hội, xây dựng nền văn hoá XHCN, thực hiện giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.Ngoài ra nhà nước XHCN còn có chức năng nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị , bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.

- Đối với lĩnh vực kinh tế: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước vô sản là phải nhanh chóng phát triển mạnh số lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động mới và nâng cao năng xuất lao động.

- Đối với lĩnh vực xã hội, nhà nước XHCN phải xây dựng được quan hệ xã hội mới, hình thành những tổ chức lao động mới, tập hợp được đông đảo những người lao động có khả năng vận duịng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện từng bước cải tại những người tiểu dản xuất hàng hoá thông qua những tổ chức thích hợp.

Vì sao…

Câu 19: K/NIỆM DÂN TỘC. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CN MẮC-LEENIN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC? NGUYÊN TẮC NÀO LA CƠ BẢN NHẤT? VÌ SAO?

Khái niệm dân tộc

Hiện nay trong ngôn ngữ biểu đạt, thuật ngữ dân tộc được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, hay Việt Nam có 54 dân tộc như: dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao …

Khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa, trong dó có 2 nghĩa được dùng phổ biến nhất.

* Nghĩa hẹp: dân tộc là một bộ phận của quốc gia (dân tộc Tày, Nùng, Chăm) Dân tộc là cộng đồng tộc người được hình thành và phát triển trong lịch sử. Cụ thể:

Dân tộc chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc có các dấu hiệu sau:

- Có sinh hoạt KT chung

- Có ngôn ngữ riêng và những nét VH đặc thù:

- Có ý thức tự giác tộc người.

* Nghĩa rộng: Chỉ toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc. (dân tộc Việt nam, dân tộc Nga, dân tộc Trung Hoa )

Chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền KT thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, KT, truyền thống VH và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

Vấn đề dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản do đó giải quyếtvấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, trên cơ sở vì lợi ích cơ bản và lâu dài của dân tộc. Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về dân tộc, từ thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,V.I.Lênin đã khái quát lại thành “Cương lĩnh dân tộc” của Đảng Cộng sản.

Nội dung của Cương lĩnh gồm: Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc, là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Quyền bình đẳng dân tộc là bảo đảm cho mọi dân tộc dù đông người hay ít người, dù có trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế. Để thực hiện tốt quyền bình đẳng dân tộc đòi hỏi chúng ta phải chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan và chủ nghĩa phát xít mới. Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết. Đây là quyền cơ bản thiêng liêng của mọi dân tộc. Quyền tự quyết dân tộc trước hết là quyền tự quyết về chính trị, tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển cho dân tộc mình, thực hiện quyền làm chủ vận mệnh dân tộc mình mà không một dân tộc nào được quyền dùng áp lực can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc khác. Quyền tự quyết dân tộc bao gồm: quyền tự do phân lập và quyền các dân tộc tự nguyện liên hiệp lại thành một liên bang các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, giúp nhau cùng tiến bộ. Do đó, khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân. Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin, nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Những người cộng sản lấy đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc làm mục tiêu phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

            Nguyên tắc cơ bản nhất là nguyên tắc 3 vì: Mục đích đấu tranh của giai cấp công nhân trên thế giới là nhằm xóa bỏ hận thù các dân tộc, đạt được sự đoàn kết giai cấp công nhân cả nước. Và việc thực hiện 2 nguyên tắc trên phụ thuộc vào nguyên tắc thứ 3.

Câu 20: VÌ SAO DƯỚI CNXH TÔN GIÁO VẪN TỒN TẠI? CHỦ NGHĨA MÁC-LEENIN ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO THEO NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀO?

Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về tôn giáo

" Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày, sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Chủ nghĩa Mác coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội chế định và vì vậy là một hiện tượng nhất thời trong lịch sử. Trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài của loài người, người ta không hề biết đến một tôn giáo nào cả. Tôn giáo xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của chế độ công xã nguyên thuỷ với tư cách là sự phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên "

Tại sao trong CNXH tôn giáo vẫn tồn tại

- Thứ nhất: Nguyên nhân nhận thức.

+ Trình độ nhận thức KH của một số người chưa cao.

+ Nhiều hiện tượng tự nhiên- XH đến nay KH chưa giải thích được. Tâm lý sợ hãi trông chờ thần, thánh, phật còn tồn tại (Có nhân dân các nước XHCN).

Ví dụ: Những hiện tượng bí ẩn về việc tìm mộ do một số nhà ngoại cảm thực hiện.

- Thứ hai: Nguyên nhân tâm lý

+ TG tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, ăn sâu vào tiềm thức nhiều người.

+ Ý thức XH lạc hậu (bảo thủ hơn) so với tồn tại XH. TG lại là một trong những hình thái ý thức XH bảo thủ nhất. TN, TG đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm => Nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân trở thành một kiểu sinh hoạt VH-TT không thể thiếu của cuộc sống => Dù có những biến đổi lớn về KT, CT, XH … thì TN, TG cũng không thay đổi ngay theo những biến đổi KT-XH mà nó phản ánh.

- Thứ ba: Nguyên nhân chính trị- XH.

+ Trong các nguyên tắc TG có nhiều điểm phù hợp với CNXH, với đường lối, chính sách của Nhà nước XHCN.

+ Các thế lực chính trị lợi dụng TG phục vụ mưu đồ chính trị của mình => đấu tranh GC vẫn diễn ra phức tạp, nhiều hình thức.

Ví dụ: Chính quyền Taliban lợi dụng những điều răn trong kinh Co ran của Hồi giáo để đàn áp, thống trị nhân dân.

+ Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, TG, khủng bố bạo loạn, lật đổ … còn xảy ra ở nhiều nơi. Lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, với những mối đe doạ khác => TG tồn tại.

- Thứ tư: Nguyên nhân kinh tế.

Trong CNXH vẫn còn tồn tại loại hình sở hữu tư nhân, cơ chế KT thị trường, đời sống KT chưa cao => TG là giải pháp đối với nhiều người.

Ví dụ: Trên cơ sở loại hình sở hữu đa dạng => KT nhiều thành phần => sự khác nhau về lợi ích của các GC, tầng lớp và sự bất bình đẳng về KT, chính trị, VH, XH … đời sống VC-TT của nhân dân chưa cao => chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố ngẫu nhiên, may rủi => con người tìm đến TG.

- Thứ năm: Nguyên nhân văn hoá.

Đa số các TG gắn với sinh hoạt VH của nhân dân => DO đó, việc bảo tồn và phát huy bản sắc VH đòi hỏi phải bảo tồn các giá trị TG ở một mức độ nhất định.

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin giải quyết vấn đề tôn giáo dưới CNXH

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của TG trong đời sống XH phải gắn liền với cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới.

- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do TN và không TN của nhân dân.

Theo quan điểm của CN Mác - Lênin, trên cơ sở của thế giới quan DVBC thì một trong những nội dung của cuộc đấu tranh GC của GCCN để giải phóng con người khỏi chế độ TBCN là đấu tranh để thực hiện trên thực tế những quyền phổ biến của con người mà trong đó có “quyền tự do TN”.

- Thực hiện đoàn kết những người theo hoặc không theo một TG nào, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

+ Mặt tư tưởng thể hiện: sự thống nhất trong TG => khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài gắn liền với quá trình xây dựng CNXH, nâng cao đời sống VC-TT của đồng bào có TN.

+ Mặt chính trị thể hiện: Sự lợi dụng TG để chống lại sự nghiệp đấu tranh CM, xây dựng CNXH của những phần tử phản động đội lốt TG => Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực TG là nhiệm vụ thường xuyên => Đòi hỏi nâng cao cảnh giác, chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch bảo vệ thành quả CM … với phương châm: khẩn trương, kiên quyết, thận trọng có sách lược đúng.

- Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

+ Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng TG với đời sống XH không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống XH luôn có sự khác biệt => Cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá, ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến TG. Lênin đã chỉ ra rằng,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#toan