Toan cau hoa.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Toàn cầu hóa

a. Những nhân tố làm nảy sinh và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa

Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhận định “ toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan” và có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng. 

- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại

- Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế

- Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép

- Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu

- Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế

- Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia

- Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế

- Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền

- Thúc đẩy thương mại tự do 

- Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ 

3. Bản chất của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, toàn cầu hóa phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước, các lực lượng tham gia quá trình đó. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản thống trị toàn thế giới thì đương nhiên là quá trình toàn cầu hóa chịu sự chi phối của các tập đoàn tư bản.

- Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích sâu sắc điểm này. “ Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiên giao thông ngày càng trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn cả những dân tộc dã man nhất và trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức Vạn Lý Trường Thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục. Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản , nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó.”

- Giai cấp tư sản bắt nông thôn phải phục tùng thành thị. Nó lập ra những đô thị đồ sộ; nó làm cho dân số thành thị tăng lên phi thường so với dân số nông thôn, và do đó, nó kéo một bọn phận lớn dân cư thoát khỏi vòng ngu muội của đời sống thôn dã. Cũng như nó bắt nông thôn phải phục tùng thành thị, bắt những nước dã man hay nửa dã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh, nó bắt những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây.

- Trong thời kỳ hệ thống XHCN thế giới tồn tại, quan hệ kinh tế quốc tế bị chi phối bởi sự hợp tác và đấu tranh giữa hai nền kinh tế: Tu bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

- Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vạch rõ: “ toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan; lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tu bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, ….

- Mặt khác cũng thấy rằng, trong quan hệ quốc tế vào thời đại ngày nay, không phải chủ nghĩa đế quốc có thể làm mưa làm gió, muốn làm gì thì làm. Trên vũ đài quốc tế các tổ chức quốc tế luôn đấu tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển, giữa các lực lượng tiến bộn và các lực lượng đế quốc, vì vậy không ít thỏa thuận phản ánh sự đấu tranh và thỏa hiệp giữa các lực lượng đó.

b. Tác động của toàn cầu hóa nói chung

-  Tác động tích cực:

a. Kinh tế

Nhìn chung, toàn cầu hoá có những điểm tích cực sau:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất, tạo sự tăng trưởng kinh tế cao ở nhiều khu vực, tái cơ cấu nền kinh tế thế giới. 

- Truyền bá, chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả, những phát minh sáng tạo mới về khoa học - công nghệ và tổ chức quản lý về mọi lĩnh vực: Công nghệ thông tin ( internet, điên thoại, …),điện tử ( máy vi tính, máy ảnh,…),…

- Toàn cầu hóa tạo ra khả năng phát huy có hiệu quả nguồn lực trong nước và sử dụng nguồn lực quốc tế cả về vốn và con người.

- Với quá trình toàn cầu hóa, thị trường được mở rộng , giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng dào thuế quan giảm dần, nhờ hàng hóa tăng mạnh, thúc đẩy quá trình sản xuất có lợi cho sự phát triển của các nước. Lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tăng mạnh 

- Năng suất lao động tăng cao, giá thành sản phẩm giảm, và ngày càng đa dạng…

- Nguồn vốn khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng hình thức đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia. 

- Qúa trình toàn cầu hóa gia tăng, tính tùy thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế có lợi cho cuộc đấu tranh vì hòa bình hợp tác và phát triển

b, Về chính trị

- Tạo các thế mạnh về quân sự, chính trị bằng việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và sản xuất các vũ khí quân sự, …. Cho các quốc gia.

- Các quốc gia học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm tổ chức, hoạt động, quản lý nhà nước để đạt hiệu quả cao nhất.

* Văn hóa, xã hội, ngôn ngữ

- Giao lưu văn hóa, trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

- Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;

- Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh.. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới.

- Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.

- Thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc tạo mối quan hệ gần gũi gắn bó giữa các quốc gia, tăng tính phụ thuộc lẫn nhau nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia.

- Đem lại cho người lao động nhiều cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao.

- Góp phần nâng cao dân trí người dân.

- Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người

- Điều kiện lao động ở thành thị, nông thôn được cải thiện đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.

- Đồng nhất hóa việc dùng “tiếng anh toàn cầu”.

- Mức độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội ngày càng rộng,đời sống của mọi người dân trên thế giới tăng dần.

- Sự tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới để đem lại cuộc sống hòa bình rộng khắp.

- Những thiết bị kỹ thuật y tế, phương pháp chữa bệnh trên các quố gia được trao đổi, học hỏi lẫn nhau làm giảm tỷ lệ số người chết do bệnh tật,…

- Tri thức toàn cầu hình thành: nền giáo dục giữa các quốc gia ngày càng cao kèm theo sự học hỏi, giao lưu quốc tế: tổ chức các kỳ thi quốc tế, các học sinh, sinh viên đi du học,…Nền giáo dục trên toàn thế giới nói chung và của các quốc gia nói riêng phát triển.

- Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo

1.2 Tác động tiêu cực

a. Kinh tế 

Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hoá cũng có mặt tiêu cực: 

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước, các khu vực. 

- Nạn thất nghiệp tăng

- Nền kinh tế toàn cầu hóa là một nền kinh tế rất dễ bị chấn thương, sự trục trặc ở một khâu có thể lan nhanh ra phạm vi toàn cầu. Năm 2009, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới, ảnh ưởng đến mọi mặt của xã hội, có những nơi, những lúc dẫn đến những hậu quả khó lường về chính trị, an ninh và ổn định xã hội.

- Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.

b.Chính trị

Ỷ thế sức mạnh về kinh tế, khoa học và công nghệ, các nước tư bản đang thao túng các tổ chức kinh tế toàn cầu như IMF, WB, WTO,…áp đặt nhưng quy chế và phương thức hoạt động không bình đẳng, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng,uy hiếp chủ quyền quốc gia của các nước đang phát triển và nước chậm phát triển dẫn đến thao túng và giàng buộc về chính trị.

- Những bất ổn về chính trị: vấn đề hạt nhân, vấn đề tranh chấp lánh thổ, lãnh hải trên toàn thế giới.

- Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC

c. văn hóa, xã hội, ngôn ngữ

- Du nhập nền văn hóa đồi trụy, nền văn hóa không lành mạnh

- Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.

- Cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn: nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng dây chuyền trong các lĩnh vục kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các bí mật thông tin và đời tư bị xâm phạm : Năm 2009, khủng hoảng kinh tế là một trong những nguyên nhân của các cuộc biểu tình phản đối và bạo động ở một loạt nước châu Âu, như Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Litva và Latvia. 

- Toàn cầu hóa kinh tế, khoa học và công nghệ cũng kéo theo cả những tội phạm xuyên quốc gia, truyền bá nền văn bá phi nhân bản,không lành mạnh băng hoại đạo đức, xâm hại bản sắc văn hóa dân tộc và gây ô nhiễm môi trường.

2. Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam

Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mở đang ngày càng đặt dần những bước chân mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế và đã bộc lộ tính hai mặt (tích cực lẫn tiêu cực), tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,….

2.1 Tích cực

a. Kinh tế

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công nghệ tạo sự tăng trưởng kinh tế cao ở nhiều khu vực, nhiều thành phần kinh tế.

+ Trong vòng gần 20 năm phát triển (1990-2008) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2009 là 7,56%/năm.GDP bình quân trên đầu người tăng: Nếu như GDP 1990, GDP trên đầu người của VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì đến năm 2008 GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.047 USD/người. Với mức thu nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất).

+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nên xu hướng kinh tế VN là đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp (khu vực II), giảm tỷ trọng nông nghiệp (khu vực I), tỷ trọng khu vực dịch vụ (khu vực III) tương đối ổn định qua các năm gần đây. Kết quả này cũng cho thấy, nền kinh tế VN đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa.

+ Từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại thấp hơn so với của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu sơ bộcủa Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước là khu vực lớn nhất, chiếm 36,43 % GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %).

+ Thị trường Việt Nam ngày càng mở rộng và từ đó thúc đẩy xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của VN không ngừng tăng trong những năm qua cả về qui mô lẫn tốc độ (Hình 2).

+ Nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập, dòng vốn nước ngoài vào VN trong những năm qua không ngừng tăng. Tỷ trọng vốn nước ngoài chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Dòng vốn nước ngoài vào VN gồm có vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), kiều hối và vốn đầu tư gián tiếp (FPI). Riêng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

+ Toàn cầu hóa giúp chúng ta có một chiến lược ngoại giao tích cực, chủ động, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ; làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới : Hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nước phát triển, đặc biệt là về kinh tế, Trong diễn trình toàn cầu hóa, đường lối đối ngoại đó sẽ được cụ thế hóa rõ nét nhất bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương và nhiều tổ chức khác trên thế giới

+ Toàn cầu hóa giúp chúng ta nhận thức rõ nỗi đau tụt hậu, chậm phát triển, thua kém bạn bè quốc tế là không của riêng ai, mà là của toàn thể những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng trên toàn thế giới. Vì vậy chúng ta biết mối nguy chung này để biến thành những nội lực mạnh mẽ của Việt Nam, trước hết là tinh thần hội nhập, tinh thần đoàn kết; sau là nhiệm vụ phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà.

+ Với một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế thấp như Việt Nam, toàn cầu hóa sẽ góp phần đảm bảo ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo thời điểm mở thị trường thích hợp để chúng ta có thể chuẩn bị nội lực đầy đủ cho hội nhập, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chủ động và bền vững.

+ Toàn cầu hóa diễn ra không ngừng nâng cao và phát triển sức cạnh tranh cho nền kinh tế, Việt Nam cần có một nguồn năng lượng phù hợp và chủ động. Việc hoạch định và thực thi một chiến lược quốc gia dài hạn về năng lượng là một yêu cầu bức thiết. Trong đó, phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản là hướng đến khai thác bền vững những nguồn tài nguyên là thế mạnh của Việt Nam như tài nguyên nước, than đá, dầu mỏ...; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn nguyên liệu hiện có, khắc phục tình trạng lãng phí, chảy máu tài nguyên nhiên liệu.

+ Toàn cầu hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, bên cạnh đó tạo ra một nền kinh tế nội ngành, liên ngành ở nước ta, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra những khả năng mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và có điều kiện xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển kinh tế trên tất cả các tỉnh thành của cả nước.

b. Chính trị

c. Văn hóa, xã hội, ngôn ngữ

Trong những năm qua cơ sở , vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa mới đã bước đầu được tạo dựng, quá trình đổi mới tư duy về văn hóa, về xây dựng con người và nguồn nhân lực có bước phát triển rõ rệt, môi trường văn hóa có những chuyển biến tích cực, hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng.

+ Toàn cầu hóa góp phần nâng cao mức sống dân cư, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm 2009 Chính Phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư tiêu dùng.

+ Thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo như: Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình 30a và nhiều Chương trình quốc gia khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; đồng thời đẩy mạnh việc cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm phí khám chữa bệnh, tiến hành nhiều hoạt động khác hỗ trợ các gia đình chính sách và người nghèo. 

+ Tác động tích cực tiếp theo của toàn cầu hoá đối với đạo đức con người Việt Nam là tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế. ví dụ?. Góp phân bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Toàn cầu hóa ở Việt Nam tạo ra một xã hội công bằng, văn minh, phồn thịnh nơi các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần được tôn trọng và sẽ là tấm gương cho các nước thế giới thứ hai và thứ ba vươn lên theo kịp sự phát triển chung của nhân loại.

- Tăng vốn đầu tư cho nền giáo dục về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội: các trường đại học, cao đẳng,… được Nhật, Mỹ, Thụy Điển và một số nước khác đầu tư các thiết bị như: Máy chiếu, vi tính,…

- Mở rộng, trao đổi kiến thức không chỉ trong phạm vi đất nước mà còn mở rộng ra toàn thế giới: hiện nay, có rất nhiều học sinh, sinh viên đã và đang học tập tại các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nga, Nhật, Canada, …

- Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

2.1 Tiêu cực

a.Kinh tế

Toàn cầu hóa vừa có tác động tích cực đồng thời cũng là tác động tiêu cực lớn nếu ta chưa có một nội lực đủ mạnh. Chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước phát triển. Nỗi đau tụt hậu, chậm phát triển, thua kém bạn bè quốc tế

+Mặc dù đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế nêu trên, nhưng nền kinh tế VN còn nhiều hạn chế, qui mô nền kinh tế nhỏ, dấu hiệu của phát triển thiếu bền vững và hiệu quả chưa cao. Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu VN thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì VN đứng hạng 170 về thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207 nước, vùng lãnh thổ. Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,34% và 0,3% so với tổng giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển giáo dục của VN đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới .

+Tuy tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng kinh tế phát triển có biểu hiện thiếu bền vững đó là hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp : Hiệu quả đầu tư thấp qua chỉ số ICOR cao hơn các nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao theo các thời kỳ

+ Tỷ trọng hàng xuất khẩu của VN năm 2007 chủ yếu là dầu thô chiếm 17,5%, hàng nông sản, hải sản chiếm trên 15%, còn lại là các hàng gia công như hàng may mặc, giầy dép…. . Điều này thể hiện VN chưa có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động của VN thấp, lợi thế xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào tài nguyên và lao động rẻ.

+ Toàn cầu hóa tạo ra vấn đề cạnh tranh kinh tế trên thế giới và trong nước, làm thế nào để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong điều kiện toàn cầu hóa và mở cửa là một bài toán khó. Đặc biệt là đối với nền kinh tế nước ta. 

+ Kinh tế VN cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đang gây khó khăn cho VN thực hiện mục tiêu chiến lược. Quá trình hội nhập của VN trên 10 năm qua kể từ khi VN gia nhập khối các nước Đông nam Á-ASEAN, tham gia quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu VN cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực mà đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới mới đây

+ Lạm phát tăng: So với Trung Quốc và Thái Lan thì tỷ lệ lạm phát quá cao( hình 5)

+ Cạnh tranh lớn khu vực và trên thế giới

+ Tạo ra khoảng cách giàu nghèo lớn giữa nông thôn và thành thị, trong nước và thế giới.,…..

b. Chính trị

+ Nước ta đang bị các nước có thế lực khác đe dọa nền độc lập chủ quyền quốc gia: Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Xa và Trường Xa của nước ta ,…

+ nền chính trị quốc gia bị đe dọa bởi các thế lực phản động, đang truyền bá tư tưởng phản Đảng và Nhà nước,…

c. Văn hóa, xã hội, ngôn ngữ

- Toàn cầu hóa làm cho nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình bị mất dần phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị chung của con người với khuynh hướng đồng nhất ở góc độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hóa khác nhau đã và đang diễn ra ngày càng rõ.

- Môi trường văn hóa bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự tràn lan của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín, dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng,…như: các tổ chức truyền bá tư tưởng phản động.

+ Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội

+ Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, chưa đổi mới thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đến các lĩnh vực quan trọn của đời sống đất nước.

+ Cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn: nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng dây chuyền trong các lĩnh vục kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các bí mật thông tin và đời tư bị xâm phạm. 

+ Sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện cho sự phát triển và lan truyền của nhiều tệ nạn, như mại dâm, buôn bán và sử dụng ma túy, tội phạm quốc tế, khủng bố quốc tế, làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình, an toàn của con người

+ Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa cá vùng miền, khu vực tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng: như ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số so với các thành phố lớn như : Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,….

+ Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng, ngày càng thu hẹp vùng sinh thái trên toàn nước

+ Nhiều dịch bệnh, các bệnh lại xuất hiện và Nhà nước ta gặp khó khăn trong việc dập tắt các dịch bệnh: dịch cúm H1N1, dịch bênh cúm gà H5N1, dịch bệnh lợn tai xanh,…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro