CHƯƠNG VI: THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Khi cuộc đấu tranh để bảo vệ hòa bình và gầy dựng cuộc sống ấm no đang trên đà phát triển tốt đẹp thì vua Trần NhânTông đã giao lại quyền bính cho con mình là Trần Anh Tông từ tháng 3 năm Qúy Tỡ (1293). Đến tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294),Thượng hoàng đi chơi Vũ Lâm và quyết định xuất gia ởđấy, như ĐVSKTT 6 tờ 2b2-4 đã ghi: "Bấy giờ Thượng hoàngđến Vũ Lâm, vào chơi hang đá. Cửa núi đá hẹp. Thượnghoàng ngự chiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Tư ở đuôithuyền, gọi Văn Túc Vương lên mũi thuyền, chỉ cho một phuchèo thuyền thôi. Đến khi xuất gia, lúc xe vua sắp ra, chomời Văn Túc vào điện Dưỡng đức cung Thánh Từ ngồi ăncác món hải vị".

Vậy thìvào năm Giáp Ngọ (1294) vua Trần Nhân Tông đã xuất gia. Khâmđịnh Việt sử thông giám cương mục 8 tờ 23b1 chép việcxuất gia này vào tháng 6 năm Ất Mùi (1295), sau khi Thượnghoàng đã đi chinh phạt Ai Lao trở về:
"Thượnghoàng từ Ai Lao trở về, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, rồibỗng trở lại kinh sư."Cương mục như thế, muốn sau khiThượng hoàng xuất gia, thì không có chuyện cầm quân đi đánhgiặc. Tuy nhiên, ta sẽ thấy, sau khi xuất gia, Thượng hoàngcó nhiều hoạt động vì dân vì nước. Và những quyết sáchcủa triều đình thường phải đến thỉnh thị ý kiến củaThượng hoàng. Thí dụ điển hình là việc Đoàn Nhữ Hàitrước khi đi sứ Chiêm Thành đã tới chờ Thượng hoàng cảngày tại chùa Sùng Nghiêm ở Chí Linh. Sự kiện Thượng hoàngxuất gia tại núi Vũ Lâm, như thế, đã xảy ra vào năm 1294,như ĐVSKTT cho biết.

Vũ Lâm làmột trong những thung lũng đẹp thuộc xã Ninh Hải, huyệnHoa Lư, tỉnh Ninh bình ngày nay. Phía đông thung lũng là consông Ngô Đồng chảy ngang, còn ba phía tây, nam, bắc đềudo các núi đá vôi bao bọc. Hiện còn điện Thái Vi thờ vuaTrần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông và Hoàng thái hậu HiếuTừ. Điều này chứng tỏ điện Thái Vi do chính vua Trần NhânTông dựng nên để thờ ông, cha và mẹ mình. Ba tấm bia hiệncòn đọc được tại điện này xác định việc đó.

Tấm bia thứnhất có tên Tu tạo Thái Vi cung thần từ thạch bi viết vàongày 10 tháng 3 năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1715) do dân làng cùngquan viên, hương trưởng của hai giáp Trung và Cật xã Ô Lâmdựng sau khi đã sửa điện xong: "Vào tháng 8 mùa thu nămGiáp Ngọ (1715) dân hai giáp Trung và Cật xã Ô Lâm thấy điệnbáu nguy nga của triều trước nay đổ nát hư hỏng, bèn dốclòng cùng nhau sửa chữa (...)

Điệnbáu Thái vi
Dấu xưalưu truyền
Triều Trầnthánh tổ
Nhiều đờichuộng thiền
Khuông phòthế nước
Giúp giữdân yên
(Thái Viđiện bảo
Cổ tíchlưu thông
Trần triềuthánh tổ
Lịch đạitu sùng
Khuông phùquốc thế
Bảo hựudân trung)

Tấm bia thứhai cũng do hai giáp Trung và Cật xã Ô Lâm dựng vào năm ấynhưng sau sáu tháng và có cùng tên, ghi công đức những ngườiđã đóng góp công sửa chữa điện. Hai tấm bia này chỉ khắchai mặt trước và sau. Còn tấm bia thứ ba thì khắc bốn mặt.Ba mặt ghi công đức. Mặt thứ tư có tên Tu lý Thái Vi điệnbi ký ghi rõ là điện này dựng vào năm Bảo Phù nhà Trần,tức những năm 1273 - 1278 và sau đó được liên tục sửachữa vào những năm Quang Hưng Kỷ Sửu (1598) và Bảo ĐạiBính Dần (1926). Tấm bia này được khắc vào lần sửa chữacuối vừa nói.

Qua bài khắcvào năm Bảo Đại Bính Dần, ta biết điện Thái vi dựng nênvào những năm Bảo Phù. Điều này có nghĩa vua TrầnNhân Tông trước khi lên ngôi vào tháng 10 năm Bảo Phù MậuDần (1278) đã biết tới Vũ Lâm. Rồi sau đó, trong cuộc chiếntranh 1285, khi vua phải chỉ huy tập đoàn quân phía nam nhằmchặn đứng những cuộc tấn công của Thoát Hoan từ phíabắc xuống và của Toa Đô từ phía nam lên, có thể vua đãchọn đây làm tổng hành dinh của mình để thực hiện nhữngcuộc họp khẩn cấp và chớp nhoáng, cùng với các danh tướngTrần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, v.vỢ quyết định cácphương lược phòng thủ và phản công. Vũ Lâm do nằm trongvùng Hoa Lư, nên chắc hẳn đã có một địa hình chiến lược.Không những thế, cảnh vật ở đây có một vẻ đẹp hấpdẫn lạ kỳ, như vua đã biểu lộ trong một bài thơ về VũLâm:

Lòngkhe vắt ngược bóng cầu hoa
Hắt sángngoài khe vệt nắng tà
Lặng lẻnghìn non rơi lá đỏ
Như mơ mâyđẫm tiếng chuông xa
(Họa kiềuđảo ảnh trám khê hoành
Nhất mạttà dương thủy ngoại minh
Tịch tịchthiên sơn hồng diệp lạc
Thấp vânnhư mộng viễn chung thanh)

Tuệ Trung vàThượng hoàng

Vũ Lâm cómột vẻ đẹp như vậy, tới thời điểm ấy, vua Trần NhânTông đã chọn nơi đây làm chốn xuất gia của mình.
Lễ xuấtgia như thế nào và ai đứng làm chủ lễ, ngày nay ta khôngđược biết. Nhưng căn cứ Thánh đăng ngữ lục, Trần NhânTông đã "tham học với Tuệ Trung Thượng Sĩ, sâu đượccốt kỷ của thiền, nên thường lấy lễ thầy mà thờ".
Vậy, ngườitruyền tâm ấn cho Thượng hoàng Nhân Tông không ai khác hơnlà Tuệ Trung Thượng Sĩ, danh tướng đã giải phóng ThăngLong trong cuộc chiến vệ quốc năm 1285 và người đã đi điềuđình với giặc ở căn cứ Vạn Kiếp, để cho quân ta cócơ hội tấn công chúng.

Vua TrầnNhân Tông lúc còn trẻ đã có sự giáo dục đầy đủ vềnhiều loại tri thức khác nhau của thời mình. Và xuất pháttừ truyền thống gia đình, vua đã sớm tiếp xúc với giáolý Phật giáo. Nhưng như chính một bài thơ sau này đã xácnhận, vua cảm thấy mình chưa thâm nhập giáo lý Phật giáonhiều:

Niênthiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuântâm tại bách hoa trung
Như kim khamphá đông hoàng diện
Thiền bảnbồ đoàn khán trụy hồng
(Tuổi trẻsao từng hiểu sắc không
Cả xuânhoa nở ngất ngây lòng
Đến nayrõ được mặt xuân ấy
Nệm cỏgiường thiền ngắm rụng hồng)

Khi Tuệ TrungTrần Quốc Tung mất, vua Trần Nhân Tông đã viết tiểu sửcủa vị thầy đồng thời cũng là ông bác của mình. Nhânlúc viết tiểu sử ấy, vua Trần Nhân Tông đã kể lại kinhnghiệm ngộ đạo của mình như sau:

"Trướcđây khi ta chưa xuất gia, gặp lúc cư tang Nguyên Thánh mẫuhậu, nhân đó đi mời Thượng Sĩ. Người trao cho hai bộ Ngữlục của Tuyết Đậu và Dã Hiên. Ta thấy Thượng Sĩ sốngrất thế tục, nên sinh ngờ vực, bèn giả bộ ngây thơ lénhỏi:
'Chúngsinh quen nghiệp uống rượu ăn thịt, thì làm sao tránh đượctội báo'. Thượng Sĩ giải rõ: 'Giả như có người đứngquay lưng lại, bỗng có nhà vua đi qua sau lưng, người kia bấtngờ ném một vật gì đó trúng vào người vua. Người ấycó sợ chăng? Vua có giận chăng? Như vậy phải biết hai việckhông liên quan với nhau'. Bèn mới viết hai bài kệ đểchứng tỏ:

Vôthường các pháp hành
Lòng nghi,tội liền sanh
Xưa nay khôngmột vật
Chẳng giốngcũng chẳng mầm

Lại nói:

Ngàyngày khi đối cảnh
Cảnh cảnhtừ tâm ra
Tâm cảnhxưa nay chẳng
Chốn chốnđều ba la

Ta hiểu ý,chặp lâu mới nói: 'Tuy là như thế, nhưng tội phước đãrõ thì làm sao'. Thượng Sĩ lại đọc tiếp bài kệ đểchỉ bảo:

Ăncỏ với ăn thịt
Chúng sinhmỗi có thức
Xuân đếntrăm cỏ sinh
Chỗ nàothấy họa phúc

Ta nói: 'Chỉnhư thế thì công phu giữ sạch phạm hạnh không chút xao nhãngđể làm gì'. Thượng Sĩ chỉ cười mà không đáp. Ta lạithỉnh ích, Thượng Sĩ lại làm thành hai bài kệ, để ấnchứng cho ta:

Trìgiới với nhẫn nhục
Chuốc tộichẳng chuốc phúc
Muốn biếtkhông tội phúc
Chẳng trìgiới nhẫn nhục

Lại nói:

Nhưngười lúc leo cây
Đang yêntự tìm nguy
Như ngườikhông leo nữa
Trăng giólàm việc gì.

Lại kín đáodặn ta: 'Chớ bảo cho người không đáng'".

Quá trìnhhọc tập và chứng ngộ Phật giáo dưới sự hướng dẫncủa Tuệ Trung Trần Quốc Tung do chính vua Trần Nhân Tông kểlại là như thế. Qua lời kể này, ta thấy hai tác phẩm thiền,mà Tuệ Trung đã giao cho vua đọc. Đó là Tuyết Đậu ngữlục và Dã Hiên ngữ lục. Bộ ngữ lục của Dã Hiên ngàynay đã mất, và tên tuổi ông không thấy chép trong các tácphẩm thiền Trung Quốc. Chỉ có một bài thơ được ghi lạitrong Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 21, tờ 128c5-6(256a5-6). Do thế, Dã Hiên có khả năng sống vào khoảng nhữngnăm 900 -1050. Thiền sư Tuyết Đậu chính là Minh GiácTrùng Hiển (980-1052), sống tại núi Tuyết Đậu của Ninh Châuvà là đệ tử của Trí Môn Quang Tộ thuộc dòng thiền VânMôn ở Trung Quốc, và bộ ngữ lục của ông, tức Tuyết Đậuminh giác ngữ lục, rất phổ biến vào thời trước cũng nhưngày nay. Thánh đăng ngữ lục ghi lại mấy lần việc giảngTuyết Đậu ngữ lục tại các thiền đường Việt Nam sauthời vua Trần Nhân Tông.

Cũng chínhqua đoạn văn trên ta biết thời điểm chứng ngộ của vua,đó là vào mùa xuân năm Đinh Hợi (1287), khi cả nước đangrầm rộ chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để đối phóvới cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên và đó làlúc Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu mất, như ĐVSKTT5 tờ 51b5 đã ghi. Nhân lúc mẹ mình mất, vua Trần Nhân Tôngđã đến mời người anh của mẹ là Tuệ Trung Thượng SĩTrần Quốc Tung đến dự tang. Vào dịp ấy, đã xảyra cuộc đối thoại giữa hai người, mà ta vừa dẫn trên,và do chính vua Trần Nhân Tông ghi lại. Tuệ Trung đã ấn chứngcho vua Trần Nhân Tông trong cuộc đối thoại đó.

Cũng qua cuộcđối thoại ấy, ta thấy cơ sở tư tưởng của Trần NhânTông đã hình thành, mà sau này vua đã viết thành văn bảnbằng tiếng Việt trong Cư trần lạc đạo phú, làm chỉ namcho sự phát triển của Phật giáo ít lắm cũng kéo dài tớigần bốn trăm năm sau, tức từ khoảng 1300 cho đến 1695. Đâylà một giai đoạn Phật giáo hoàn toàn thế tục, không cósự cách biệt giữa các giới tại gia và xuất gia. Họ sốnghòa mình với nhau, thậm chí trong một con người, mà điểnhình là Hương Chân Pháp Tính (1470-1550 ?), Thọ Tiên Diển Khánh(1550-1610 ?) và Minh Châu Hương Hải (1628-1715). Họ từng lànhững người đỗ đạt, gánh vác việc nước việc dân, rồisau đó giống như vua Trần Nhân Tông, họ đã sống đời mộtvị xuất gia, như Pháp Tính đã diễn tả qua hai câu thơ củamình:

Trẻtừng vả đứng khoa danh
Già lêncõi thọ tìm duềnh Bụt tiên

Cơ sở tư tưởngphát biểu trong đoạn văn trên ta cần phải chú ý, khi đềcập đến nền Thiền học của trường phái Trúc Lâm do vuaTrần Nhân Tông gầy dựng. Dù đã xuất gia vào tháng 7, tháng8 năm ấy Thượng hoàng phải cầm quân đi đánh Ai Lao, nhưĐVSKTT 6 tờ 3a1-3 đã chép: "Tháng 8 (năm Giáp Ngọ, 1294) Thượnghoàng thân chinh Ai Lao, bắt sống người và súc vật khôngkể xiết. Trong chiến dịch này, Trung Thành Vương (thiếu tên)làm tiên phong, bị Ai Lao vây, Phạm Ngũ Lão chợt đem quânập đến, liền giải vây. nhân thế tung quân đón đánh. Giặcthua.
Cho Ngũ Lãophù bằng vàng".

Tiếp pháibộ Lý Hành - Tiêu Thái Đăng

Đến ngàymồng 1 tháng 2 năm sau, Thượng hoàng lại đứng ra tiếp pháibộ Lý Hành và Tiêu Thái Đăng do Nguyên Thành Tông lên ngôigửi qua báo về việc bãi binh. Phái bộ này được gửi đitừ tháng 6 năm Chí Nguyên thứ 31 (1294), tức một tháng saukhi Thành Tông lên ngôi, và đến tháng 2 mới đến nước ta.Trong lời tiễn chân Lý Hành và Tiêu Thái Đăng, Trương BáThuần cho rằng đây là một chuyến đi khó khăn. Trương BáThuần viết:

"Vì saobảo là khó? Trước đây đem chỉ dụ đến nước ấy ai chẳngbiết đem đại nghĩa vua tôi, cơ họa phúc lợi hại. Nước kia nếu đem lòng sợ ra để mà nghe thì lời nói dễvào lỗ tai. Nếu nó không nghe thì cứ về báo lại vua, thếlà ta đã xong việc ta, còn sử trí thế nào thì quốc gia đãcó cách. Nay hai ông vượt mấy nghìn dặm, chỉ mang theo mộtbức thư, mà phải làm cho nước kia mở lòng tự đổi mới.Chứ nếu cứ vù vù ra đi, rồi vù vù trở về thì ai mà chẳnglàm được, đâu cần đến bọn chúng ta. Huống nữa lòngngười sau khi lo nhiều, bỗng thấy mình hết có lỗi, thìvui mừng khôn xiết. Nhưng mừng lại là mầm của khinh mạn.Ta nhân nỗi vui của chúng để khiến chúng bỏ lòng trì nghikhông quyết để đi theo con đường mới".

Thế là khókhăn của phái bộ Lý Hành lần này là đằng sau những yêusách của vua Nguyên không còn có một bạo lực để thi hành.Và do vì không có bạo lực này, chúng sợ bị Đại Việtkhinh thường. Dẫu thế, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đãtiếp đãi chúng ân cần, và chắc đây là một trong nhữngcuộc đón tiếp ngoại giao mà Thượng hoàng ưng ý nhất, vìđã thành công, đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻthù, như bài thơ tiễn phái bộ này của Thượng hoàng đãợthể hiện:

Phơiphới Linh Trì ấm tiễn đưa
Người vềkhôn cách gió xuân ngừa
Nào hay saosứ hai ngôi phúc
Sáng rọitrời Nam mấy tối mưa
(Khảm khảmLinh Trì noãn tiễn diên
Xuân phongvô kế trụ quy tiên
Bất trilưỡng điểm thiều tinh phúc
Kỷ dạquang mang chiếu Việt thiên)

Khi phái bộnày trở vềò Thượng hoàng đã sai nội viên ngoại lang TrầnKhắc Dụng và Phạm Thảo mang thư qua xin Đại Tạng kinh. Láthư này hiện được chép lại trong An Nam chí lược 6 tờ80 và Thượng hoàng vẫn đứng tên trong lá thư này. Cũng theoAn Nam chí lược thì sau khi nhận được lá thư xin Đại Tạngkinh này, triều đình theo lệnh Nguyên Thành Tổ đã cấp chota. Đây có lẽ là bộ Đại Tạng kinh mà sau này Trần AnhTông đã cho chép tác phẩm Thạch thất mỡ ngữ của Thượnghoàng Trần Nhân Tông vào để lưu hành, như Thánh đăng ngữlục đã ghi.

Đến tháng6 năm đó, ĐVSKTT 6 (1295) tờ 3a7-8 chép: "Thượng hoàng trởvề kinh sư, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, mà lại trở vềvậy". Việc vua Trần Nhân Tông xuất gia ở Vũ Lâm, như vậyphải từ tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), tức hơn một năm saukhi đã truyền ngôi cho con mình. Khâm định Việt sử thônggiám cương mục 8 tờ 23a7 - b1 dưới mục "mùa hạ tháng6 năm Ất Mùi (1295) Thượng hoàng về đến từ Ai Lao" đãviết: "Thượng hoàng từ Ai Lao về, xuất gia ở hành cungVũ Lâm, bỗng chốc lại trở về kinh đô". Thế thì đốivới Quốc sử quán triều Nguyễn, đến mùa hè năm Ất Mùi,vua Trần Nhân Tông mới xuất gia.

Tuy nhiên,về việc xuất gia ấy, ĐVSKTT 6 tờ 2b4-6 đã kể lại việcThượng hoàng đi chơi Vũ Lâm vào mùa thu tháng 7 năm Giáp Ngọ(1294) và đã quyết định xuất gia ở đó, nhân thế đã ghilại việc yêu quý người con của thái sư Trần Quang Khảilà Trần Đạo Tải: "Bấy giờ Thượng hoàng ngự đi VũLâm dạo chơi hang đá. Cửa núi đá hẹp, Thượng hoàng đichiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Từ ở đằng đuôi thuyền,gọi Văn Túc Vương lên đằng mũi thuyền, chỉ cho một phuchèo thuyền mà thôi. Kịp đến khi Thượng hoàng xuất gia,khi Thượng hoàng sắp ra đi, bèn mời Đạo Tải vào điệnDưỡng Đức của cung Thánh Từ, ban cho ngồi ăn đồ biển,làm thơ rằng:

Chânrùa bóc đỏ mọng
Yên ngựanướng vàng thơm
Sơn tănggiữ giới sạch
Cùng ngồichẳng cùng ăn
(Hồng thấpbác quy cước
Hoàng hươngchá mã an
Sơn tăngtrì tịnh giời
Đồng tọabất đồng san)

Sự kiện vàbài thơ này, Hồ Nguyên Trừng cũng có chép trong Nam Ông mộnglục. Căn cứ vào cách viết của hai tài liệu đây, rõ ràngbài thơ vùa nêu là của Trần Nhân Tông. Hơn nữa, căn cứvào nội dung, nhất là câu 'sơn tăng trì tịnh giới', thìdứt khoát không thể là của Trần Đạo Tải viết. TrầnĐạo Tải có một niềm kính trọng đặc biệt đối vớiTrần Nhân Tông và việc ông thấy vua Trần Nhân Tông sau khixuất gia luôn đi bộ, đã thề suốt đời không bao giờ đixe ngựa, thì không bao giờ Trần Đạo Tải dám gọi vua TrầnNhân Tông là 'sơn tăng' (ông sư núi). Chỉ vua Trần NhânTông mới tự gọi mình như thế, nhất là khi ta nhớ vua cómột sự yêu thích đặc biệt đối với núi rừng, như nhiềubài thơ còn lại đã chứng tỏ. Thế mà ngày nay có một sốngười đã đem bài thơ này gán cho Trần Đạo Tải một cáchsai lầm.

Dù đã đượcghi nhận là xuất gia ở Vũ Lâm sớm như thế, nhưng đốivới Thánh Đăng ngữ lục, thì vua Trần Nhân Tông xuất giavào "năm Kỷ Hợi Hưng Long thứ 7, tháng 10 bằng cách đithẳng vào núi Yên Tử, siêng năng tu hành 12 hạnh đầu đà,tự gọi là Hương Vân Đại Đầu Đà, dựng Chi Đề tinh xá,mở pháp độ tăng, người học đến như mây".
Có khảnăng từ tháng 6 năm Ất Mùi (1295) cho đến tháng 8 năm KỷHợi (1299), Thượng hoàng đã thường ở Vũ Lâm, vì các tưliệu hiện có không ghi bất cứ một hoạt động nào vềđạo cũng như đời của Thượng hoàng. Đây có thể là thờigian mà Thánh đăng ngữ lục ghi nhận là Thượng hoàng đangtu tập 12 hạnh đầu đà. Trong Vịnh Vân Yên tự phú trạngnguyên Lý Tải Đạo, lúc này đã trở thành thiền sư HuyềnQuang và đang sống với Thượng hoàng ở Yên Tử, đã cho tathấy cuộc sống hàng ngày của Hương Vân Đại Đầu Đànhư thế nào:

Mặccà sa, nằm trướng giấy
Màng chichâu đầy lẫm, ngọc đầy rương
Quên ngọcthực, bỏ hương giao
Cắp nạnhcà một vò tương một hũ.

Thật là mộtcuộc sống giản dị đến mức độ không ai ngờ tới củamột vị anh hùng vừa mới chiến thắng oanh liệt kẻ thùvà là một vị hoàng đế tài ba. Chỉ đến tháng 5 năm KỷHợi, ĐVSKTT 6 tờ 6a1-b9 môữi ghi việc Thượng hoàng từ ThiênTrường về Thăng Long gặp vua Trần Anh Tông uống rượu say.Thượng hoàng đã đem tất cả triều đình về Thiên Trường.Đến khi tỉnh rượu, nhờ Đoàn Nhữ Hài thảo tờ biểu tạtội, vua Trần Anh Tông đã cùng Nhữ Hài về Thiên Trườngđể ra mắt Thượng hoàng, rồi sau đó được tha thứ. Đếntháng 7 năm này, ĐVSKTT 6 tờ 7a6-7 ghi việc dựng am Ngự Dượcở núi Yên Tử. Và tiếp đó nó ghi: "Tháng 8 Thượng hoàngtừ phủ Thiên Trường lại xuất gia, vào núi Yên Tử khổhạnh". Như thế đến tháng 8 Thượng hoàng lại xuất gia,chứ không phải là tháng 10 như Thánh đăng ngữ lục đã có.

Khi xuấtgia rồi Thượng hoàng đã làm gì, Thánh đăng ngữ lục chép:"Sau ở chùa Phổ Minh ý của phủ Thiên Trường, Thượnghoàng mời đến các danh tăng, mở lớn các trường giảng,trải mấy năm bèn vân du phương ngoại, đến trại Bố Chính,chọn am Tri Kiến để ở". Thực tế, sau khi chép việc Thượnghoàng vào núi Yên Tử tu khổ hạnh, ĐVSKTT 6 tờ 7a7-8a2 kểtiếp việc vua Trần Anh Tông đến chầu cùng với Quốc CôngTrần Quốc Tuấn tại cung Trùng Quang và tránh được việcxăm rồng vào đùi cùng việc vua vi hành bị ném đá và bịThượng hoàng hỏi. Đến tháng 3 năm Tân Sửu (1301) Thượnghoàng đi chơi các địa phương xa đến Chiêm Thành. Đến tháng11 năm ấy mới từ Chiêm Thành trở về. Rồi rằm tháng giêngnăm Quý Mão (1303) "Thượng hoàng ở phủ Thiên Trường mởpháp hội Vô Lượng ở chùa Phổ Minh bố thí vàng bạc tiềnlụa để chẩn cấp cho người nghèo trong thiên hạ và giảngkinh thí giới", như ĐVSKTT 6 tờ 17a9b2.

Tất cảnhững tư liệu này cho thấy sau khi xuất gia lại một lầnnữa tại Yên Tử, chắc Thượng hoàng ở đấy một thờigian. Đến tháng 3 năm Tân Sửu (1301), Thượng hoàng đi xuốngphía Namvà ở tại am Tri Kiến của trại Bố Chính.
Tri Kiếntheo Ô Châu cận lục quyển 3 tờ 45a5 là nơi đóng cơ quanhành chính của trại Bố Chính: "Tri Kiến là nơi dựng củahuyện xưa" (Tri Kiến cổ chi huyện kiến)1. Cho nên, am TriKiến chắc là ngôi chùa của lỡ sở Tri Kiến của Bố Chinh.Có thể nói đây là ngôi chùa đầu tiên được biết củavùng đất Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, mà Lý Thánh Tôngđã sát nhập vào bản đồ Đại Việt vào năm 1069 và naylà đất tỉnh Quảng Bình và hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linhcủa Quảng Trị. Vùng đất này chắc hẳn có nhiều chùa khácnữa, nhưng ngày nay ta không biết tên tuổi. Rồi từ trạiBố Chính, Thượng hoàng đã đi sang Chiêm Thành.

Thượng hoàngđi Chiêm Thành

Việc điChiêm Thành này theo Trần Chí Chính trong lời đề từ cho bứctranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ có vẻ như là một cuộcvân du của một nhà truyền giáo và đã được vua Chiêm đóntiếp trong tư cách ấy. Trần Chí Chính viết:
"Có lúcngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía nam đếntận Chiêm Thành, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nướcChiêm Thành biết được điều đó, hết sức kính trọng thỉnhmời, dâng cúng trai lễ, sắp sẵn thuyền bè nghi trượng,thân hành tiễn ngài về nước và đem đất hai Châu làm lễcúng dâng cho ngài. Ấy là Thần Châu, Hóa Châu nay vậy".

Tuy nhiêncăn cứ trên quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và ChiêmThành trong giai đoạn Thượng hoàng lãnh đạo đất nướcĐại Việt, thí ta có thể chắc chắn vua Chiêm lúc ấy làChế Mân đã nghe tiếng và có cảm tình khá đậm đà đốivới Thượng hoàng. Ta đã thấy ở trên, khi cuộc chiến tranhNguyên Chiêm xảy ra vào năm 1283 Thượng hoàng đã gửi chiviện cho nhà nước Chiêm 2 vạn quân và 500 chiến thuyền.Tất nhiên việc gửi quân này là nhằm lợi ích lâu dài củaĐại Việt, nhưng trước mắt xương máu Đại Việt đã đổra một phần nào cho chiến thắng của quân dân Chiêm Thành.Chính ơn nghĩa này và những hành động xây đắp nền hòabình hữu nghị Việt Chiêm khác đã tạo điều kiện cho vuaChiêm có một sự kính mến và hâm mộ đối với nhà lãnhđạo Đại Việt.

Quả vậy,sau khi mở pháp hội Vô Lượng tại chùa Phổ Minh của phủThiên Trường và bố thí vàng bạc tiền lụa cho những ngườinghèo khổ vào rằm tháng giêng năm Quý Mão (1303), ĐVSKTT 6tờ 17b7-18b4 đã kể lại việc Đoàn Nhữ Hài trước khi đisứ Chiêm Thành đã đến bái yết Thượng hoàng ở chùa SùngNghiêm núi Chí Linh. Đợi suốt ngày mà vẫn không gặp được.Đến khi pháp giá của Thượng hoàng ngự ra chơi, Nhữ Hàiđã đến bái yết và thưa chuyện với Thượng hoàng trênhai tiếng đồng hồ. Nói chuyện xong Thượng hoàng trở vềkhen với các quan tả hữu "Nhữ Hài thực là người giỏi,được quan gia sai khiến là phải". Chi tiết này cho ta thấyngay khi không còn trực tiếp điều khiển đất nước, Thượnghoàng vẫn có một quan tâm đặc biệt đối với Chiêm Thành.

Những sựviệc xảy ra sau đó có liên quan đến Chiêm Thành đều xuấtphát từ chuyến vân du vừa kể.

Tháng 3 nămGiáp Thìn (1304), ĐVSKTT 6 tờ 19b1 chép chuyện một nhà sư tutheo phương pháp du già (yoga) của Chiêm Thành đến nướcta. Nét đặc biệt của vị sư này là chỉ uống sữa bò.Rồi tháng 2 năm Ất Tỡ (1305) ĐVSKTT 6 tờ 20a3-6 chépviệc "Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trămngười đem biểu dâng vàng bạc, hương quý, vật lạđể xin định lễ cầu hôn. Triều thần cho là không được.Riêng Văn Túc Vương Đạo Tải chủ trương việc nghị bàn, và Trần Khắc Chung tán thành, nên việc bàn mới quyết".

Đến tháng6 năm Bính Ngọ (1306), ĐVSKTT 6 tờ 21a8b1 lại ghi việc "gảcông chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế Mân. Nguyên trướcThượng hoàng vân du đến Chiêm Thành đã trót hứa rồi. Vănnhân trong triều ngoài nội phần lớn mượn việc vua Hán đemChiêu Quân gả cho Hung Nô, làm lời thơ quốc ngữ để màchê cười". Đến mùa xuân tháng giêng năm sau, Đinh Mùi (1307)ĐVSKTT 6 tờ 22a7-b2 chép việc "đổi 2 châu Ô, Lý làm ThuậnChâu và Hóa Châu, sai hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến ổn địnhdân chúng. Trước đó chúa Chiêm Thành là Chế Mân đem đấtấy làm vật dẫn cưới. Những người thôn La Thủy, Tác Hồngvà Đà Bồng không chịụ. Vua sai Ngự Hài đến tuyên bốđức ý của triều đình, lựa chọn người bọn chúng bổcho làm quan, đồng thời cấp ruộng đất miễn tô thuế 3năm để vỗ về".

Năm ĐinhMùi tháng 5, Chế Mân chết. Tháng 9 con của Huyền Trân làChế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê đem voi trắng dâng vàchắc là để yêu cầu triều đình Đại Việt đi rước côngchúa Huyền Trân về, vì "tục nước Chiêm Thành, hễ vuachết thì Hoàng hậu phải vào đàn thiêu chết theo". Thếlà tháng 10 sai Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang Chiêm Thànhđón công chúa Huyền Trần và con là Đa Da về nước: "BọnKhắc Chung sang, mượn cớ làm lễ viếng, rồi nói rằng: 'Nếucông chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủtrương. Chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ventrời, đón linh hồn cùng về sẽ vào đàn thiêu'. NgườiChiêm nghe theo. Khắc Chung dùng thuyền nhẹ để cướp đi rồiđưa về. Bèn cùng Công chúa tư thông loanh quanh mãi ở đườngbiển, lâu ngày mới đến kinh sư" như ĐVSKTT 6 tờ 32a7-33a2đã ghi. ĐVSKTT 6 tờ 33b3-4 nói: "Mùa thu ngày 18 tháng 8 nămGiáp Thân, (1308), công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành trởvề. Thượng hoàng sai trại chủ Hoá Châu đưa 300 người Chiêmđi thuyền trở về nước họ". Thế là gần một nămTrần Khắc Chung mới đưa được Công chúa Huyền Trân vềĐại Việt. Và chưa đầy 3 tháng trước khi Thượng hoàngmất, công việc Chiêm Thành vẫn được Thượng hoàng theodõi. Chúng ta ngày nay không biết trại chủ Hóa Châu lúc bấygiờ là ai và tại sao phải đưa 300 người Chiêm về nướccủa họ. Phải chăng họ là những người Chiêm đã đi cùngCông chúa ra biển làm lễ chiêu hồn? Dẫu sao, trước khi mất,Thượng hoàng đã gặp lại được người con gái thân yêucủa mình tưởng phải mãi mãi xa cách để thực hiện mộtsứ mệnh có lợi cho đất nước muôn đời về sau. Đó làđưa hai châu Ô và Lý vào bản đồ Đại Việt, để sau nàytrở thành vùng đất Thuận Hóa nổi tiếng và từng là kinhđô của một nước Việt Nam thống nhất.

Châu Ô chínhlà vùng đất Ô Mã của Chiêm Thành, mà Toa Đô trong đợtxâm lược năm 1283 đã báo cáo là vùng đất "nằm gần nướcAn Nam", như Nguyên sử 209 tờ 9b đã ghi nhận. Còn châu Lý,tức vùng đất Việt Lý, mà bọn Toa Đô phải đi qua trướckhi tiến công vào trại Bố Chính và đất Hoan Ái của ta vàđã gây cho ta nhiều tổn thất. Chính vì cánh quân Toa Đôtừ miền Nam kéo ra này đã gây nên diễn biến chính trịvà quân sự phức tạp đến nỗi vua Trần Nhân Tông và Thượnghoàng đã phải chỉ huy cánh quân phía Nam của ta để đốiphó lại với chúng và cuối cùng đã chiến thắng vang dộivới việc chém đầu Toa Đô và bắt sống gần một vạn quânchúng tại trận Tây Kết lần thứ hai.

Ô, Lý, dođó có một vị trí chiến lược xung yếu đối với nềnan ninh của Đại Việt. Cho nên dưới cái nhìn chiến lượccủa một nhà quân sự thiên tài, ngay từ những năm chiếntranh, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã nghĩ tới việc nắmlấy hai châu này để đảm bảo cho sự sống còn của ĐạiViệt được an toàn. Chắc chắn xuất phát từ cái nhìn nhưthế, mà cả một loạt biện pháp đã được thực hiện,trong đó có cả việc gả công chúa Huyền Trân, người congái duy nhất của Thượng hoàng cho vua Chiêm là Chế Mân. Việcsáp nhập hai châu Ô, Lý vào bản đồ Đại Việt đã diễnra một cách hòa bình, rất khác với việc sáp nhập ba châuĐịa Lý, Ma Linh và Bố Chính của Lý Thánh Tông hơn 200 nămtrước đó.

Lý ThánhTông đã bắt Chế Củ dâng đất để chuộc mạng sống củamình. Còn vua Trần Nhân Tông thì không thế. Vua Chiêm có thêmmột người vợ Việt, và người vợ này còn sinh hạ cho vuaChiêm một người con trai là Chế Đa Da. Sách lược ngoạigiao hòa bình của vua Trần Nhân Tông đã đem lại những thànhquả chính trị và an ninh quá to lớn thật không ngờ tới.Từ đây ta thấy dòng Nam tiến của người Việt ngày càngdồn dập như một cơn thủy triều đang cuồn cuộn dâng lên.Chưa đầy một trăm năm sau khi Ô Lý đã thành châu Thuậnvà châu Hoá, thì Hồ Quý Ly đã có thêm Thăng Hoa và Tư Nghĩa.Hơn nửa thế kỷ sau Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông đã cắm mốctrên núi Đá Bia ở Phú Yên. Việc lấy được Ô, Lý bằngcon đường hòa bình như thế đã đặt nền móng cho việcmở rộng biên cương của tổ quốc. Đây phải nói là mộttrong những cống hiến vĩ đại của vua Trần Nhân Tông đốivới dân tộc, mà muôn đời về sau con cháu vẫn còn ghi nhớ.

Công việcChiêm Thành cho đến những giờ phút cuối cùng của cuộcđời mình, Thượng hoàng vẫn có một quan tâm sâu sắc. Tuythế, không phải vì công việc đó mà Thượng hoàng sao nhãngnhững công việc khác. Theo Thánh đăng ngữ lục thì vàonăm Giáp Thìn (1304), Thượng hoàng "đi khắp các xóm làngđể giáo hóa và trừ bỏ các việc thờ cúng bậy, dạy chohọ thực hành 10 điều thiện". Việc Thượng hoàng TrầnNhân Tông đem 10 điều thiện để dạy dân chúng rõ ràng phảnảnh quan điểm chính trị của Phật giáo Việt Nam mà trướcđó hơn ngàn năm đã được ghi vào trong kinh Lục Độ tập.Bản kinh này có thể nói là một trong những bản kinh xưanhất của Phật giáo nước ta hiện biết, đã tổng hợp nhuầnnhuyễn và thành công tư tưởng Phật giáo và truyền thốngdân tộc. Nó liên tục kêu gọi những người lãnh đạo chínhtrị phải dùng 10 điều thiện làm "pháp luật quốc gia"(quốc pháp), làm "chính sách quốc gia" (quốc chính). Vàđây là lần đầu tiên ta thấy Thượng hoàng Trần Nhân Tôngđã thực hiện lời kêu gọi này.

Cũng trongnăm Giáp Thìn ấy, mùa đông "Anh Tông dâng biểu thỉnh Thượnghoàng về đại nội, xin thọ tại gia Bồ Tát tâm giới. NgàyThượng hoàng vào thành, vương công bắt quan chuẩn bị đầyđủ lễ nghi đón rước. Vương công bắt quan đều cùngthọ giới". Thế là cả một triều đình Đại Việt đãcố gắng sống theo lời dạy của đức Phật. Việc thọtại gia Bồ Tát tâm giới thể hiện rất rõ cơ sở tư tưởngCư trần lạc đạo mà Thượng hoàng đã tiếp nhận trựctiếp từ thân phụ mình là Vô Nhị Thượng Nhân Trần ThánhTông và vị thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung.

Và có thểngay cả trước khi vua Anh Tông mời Thượng hoàng thực hiệncác buổi lễ này, triều đình Đại Việt là một triều đìnhPhật giáo và người dân Đại Việt là những Phật tử. Trongchuyến đi sứ năm 1293, khi về nước, Trần Phu đã viết bàiphú An Nam tức sự, ợchép trong Trần Cương Trung thi tập 2tờ 24a3-37b2, đã cho ta biết triều đình nhà Trần "tuy cóđền miếu, nhưng không có lễ cúng kỡ hàng năm, chỉ cócúng Phật là rất kính thành", còn "dân hết thảy đềulà thầy tu" (dân tất tăng). Và ngay cả Hưng đạo VươngTrần Quốc Tuấn, Trần Phu cũng không quên ghi nhận Hưng ĐạoVương "rất chuộng Phật, nên đặt tên châu là Vạn Kiếp".Và Thiếu bảo Đinh Củng Viên trong thơ tiễn Trần Phu, cũngđưa tư tưởng Phật giáo vào. Bài thơ này chép trong TrầnCương Trung thi tập 2 tờ 27b3-6, và chưa được các sách vởnước ta từ những thi tập xưa nhất như Việt âm thi tập,Trích diễn thi tập, Toàn Việt thi lục cho đến các sưu tậpthơ văn Lý - Trần ngày nay ghi lại. Cho nên chúng tôi cho côngbố ra đây để làm tư liệu, nhằm bổ sung cho di sản vănhọc Lý-Trần nói chung và thơ văn của Đinh Củng Viên nóiriêng:

Sứtinh phi hạ ủng tường yên
Bất đạnkỳ khu lộ cửu thiên
Song tụphất khai nam hải chướng
Nhất thanhhát phá hạ thừa thiền.
Diệu linhthủ xuất Chung Quân thượng
Anh luậncao cư Lục Giả tiền
Qui đáotriều đoan tu vị thuyết
Viễn manhnhật dạ chúc Nghiêu niên.
(Sao sứbay qua bám khói lành,
Chín trờiđường khó chẳng ngại lên,
Miền namchướng khí vung tay mở,
Cấp thấpđạo thiền hét tiếng rền.
Tuổi trẻChung Quân hơn một bước,
Bàn hay LụcGiả đứng bề trên,
Triều đìnhvề tới nên tâu báo,
Vua thọ,dân xa chúc những đêm)

Buổi lễ traotâm giới Bồ Tát tại gia cho vua và triều đình vào mùa đôngnăm Giáp Thìn (1304) ấy xong, Thánh đăng ngữ lục viết tiếp:"Sau đó vua trác tích ở chùa Sùng Nghiêm núi Chí Linh, xiểndương tôn giáo". Tất nhiên, không phải đến cuối năm GiápThìn Thượng hoàng mới tới trác tích tại chùa Sùng Nghiêm,bởi vì ĐVSKTT 6 tờ 17b8-9 đã ghi nhận là Thượng hoàng đãở ngôi chùa này từ năm Tân Mão (1303) và Đoàn Nhữ Hài trướckhi đi sứ Chiêm Thành đã đến đó gặp Thượng hoàng đểxin ý kiến. Có lẽ Thánh đăng ngữ lục ghi sự có mặt củaThượng hoàng tại chùa Sùng Nghiêm vào cuối năm Giáp Thìnấy là nhằm nhấn mạnh đến việc "xiển dương tôn giáo"mà Thượng hoàng thực hiện vào thời điểm ấy.

Quả vậy,sau khi chép thế rồi, Thánh đăng ngữ lục đã dành hơn 6tờ nữa để ghi lại bài giảng của Thượng hoàng tại chùaSùng Nghiêm: "Lúc đầu khai đường, Thượng hoàng lên tòagiảng, niêm hương báo ân xong, bèn đến tòa giảng. Thượngthủ đánh bảng.v.v. xin mời Điều Ngự. Bèn nói: 'ĐứcThích Ca Văn Phật vì một việc lớn mà xuất hiện ở đời,49 năm, nhúc nhích đôi mép môi, mà chưa từng nói một chữ.Ta nay vì các người mà lên tòa giảng này, thì nói cái gì?'Rồi Thượng hoàng ngồi xuống giường thiền, một chốc,bèn nói:

Đỗquyên rền rỉ, trăng ngày sáng
Đừng đểtầm thường xuân luống qua

Lại đánh xuốngmột cái: 'Chẳng có gì cả, hãy đi ra đi, đi ra đi'".

Ở đây chúngtôi chỉ trích một đoạn để cho thấy một phần nào quytrình và nội dung của buổi giảng đã bắt đầu như thếnào và tiến hành ra sao? Ta có thể chắc chắn, mỗi lần bắtđầu buổi giảng, mà từ chuyên môn ở đây gọi là khai đường,thì hẳn đã có giấy bố cáo để cho mọi người biết đểđến nghe. Khi mọi người đã có mặt, vị giảng sư sẽ đilên giảng tòa, làm lễ niêm hương cám ơn chư Phật chư Tổ,rồi đi đến tòa giảng. Tại đây người đứng tổ chứcvà điều khiển buổi giảng, mà Thánh đăng ngữ lục gọilà thượng thủ, sẽ đánh một hồi vào bảng gỗ báo hiệubuổi giảng bắt đầu, rồi mời vị giảng sư khai mạc buổigiảng.

Đúng theotinh thần của truyền thống thiền tông, lời khai mạc củaThượng hoàng Trần Nhân Tông tại buổi giảng cuối đôngnăm Giáp Thìn (1304) đã khởi đầu bằng cách nhắc tới việcđức Thế Tôn trong 49 năm thuyết pháp chưa từng nói mộtlời. Sau đó Thượng hoàng đã liên hệ tới buổi giảng củamình, chỉ ra rằng đức Thế Tôn còn không nói một lời nhưthế thì tôi đây có gì để nói ra. Xong lời khai mạc, bấygiờ Thượng hoàng mới ngồi xuống giường thiền, giáo đầucuộc nói chuyện qua việc dặn dò mọi người đừng đểthời gian luống qua, đúng theo tinh thần mà Đức Thế Tônđã giáo huấn trong giờ phút lâm chung của Ngài: "Mọi vậtlà vô thường, hãy tinh tấn, chớ có buông lung" (Vayadhammàsamkhàrà appamàdena sampàdethâti).

Sau đó, buổigiảng trở thành cuộc đối thoại thiền giữa một vị thiềnsư và các thiền sinh. Đây phải nói là một nét đặc biệtcủa việc diễn giảng của Phật giáo Việt Nam ngày xưa. Nhữngcâu hỏi được thiền sinh nêu lên. Vị thầy sẽ tùy theocâu hỏi mà trả lời. Có thể nói đây là buổi giảng đầutiên trong lịch sử đã được ghi chép lại đầy đủ, cungcấp cho ta một điển hình về sinh hoạt diễn giảng Phậtgiáo Việt Nam của thế kỷ thứ 13, nếu không là của cácthế kỷ trước đó. Nghiên cứu điển hình này giúp cho tacó một nhận thức khá chính xác và cụ thể về sinh hoạtdiễn giảng vừa nói.
Trong buổigiảng vào cuối năm Giáp Thìn nói trên, ta thấy có ít nhấtba thiền sinh đứng lên hỏi. Và sau đây là cuộc đối thoạicủa thiền sinh thứ nhất với Thượng hoàng:

Một vịtăng hỏi: "Thế nào là Phật?".
Đáp: "Hiểutheo như trước là chẳng phải".
Lại tiếnlên hỏi: "Thế nào là Pháp?".
Đáp: "Hiểutheo lối trước là chẳng phải".
Lại đứnglên hỏi: "Rốt ráo là thế nào?".
Đáp:
Tám chữmở toang trăng trối hết
Chẳng còngì nữa để trình ông.
Lại đứnglên hỏi: "Thế nào là Tăng?".
Đáp: "Hiểutheo lối trước lại chẳng phải".
Lại đứnglên hỏi: "Rốt ráo là như sao?".
Đáp:
Tám chữmở toang trăng trối hết
Chẳng còngì nữa để trình ông.
Lại đứnglên hỏi:
"Thế nàolà một việc hướng thượng?".
Đáp: "Đứngđầu gậy khêu trời trăng".
Lại đứnglên hỏi: "Dùng công án cũ để làm gì?".
Đáp: "Mỗilần nêu ra mỗi lần mới".
Lại đứnglên hỏi:
"Thế nàolà giáo ngoại biệt truyền?"
Đáp: "Ễnhương nhảy không ra khỏi đấu".
Lại đứnglên hỏi:
"Hiệnra rồi chìm mất là thế nào?".
Đáp: "Còntùy dài ngắn bước cát bùn".
Tiến lênhỏi: "Thế còn nhảy không ra".
Điều Ngựbèn lên tiếng: "Tên mù kia thấy cái gì?"
Bèn đứnglên nói: "Đại tôn đức lừa người để làm gì?"
Điều Ngựbèn thở dài. Vị tăng ngẫm nghĩ. Điều Ngự liền đánh.Vị tăng lại định đi ra hỏi. Điều Ngự liền hét. Vịtăng cũng hét.
Điều Ngựnói: "Lão tăng bị ông hét một tiếng, hét hai tiếng rốtráo để làm gì? Nói mau, nói mau".
Vị tăngngẫm nghĩ. Điều Ngự lại hét một tiếng, nói: "Con dãhồ tinh kia vừa đến láu lỉnh, nay ở chỗ nào rồi?".
Vị tăngvái rút lui".

Chúng tôicho dịch trọn vẹn cuộc đối thoại giữa thiền sinh thứnhất với Thượng hoàng, để cho thấy phong cách và nội dungcủa buổi giảng vào cuối đông năm Giáp Thìn (1304) tại chùaSùng Nghiêm. Nội dung bao gồm những vấn đề về Phật pháptăng, về việc hướng thượng, về giáo ngoại biệt truyền.Và đúng theo phong cách của thiền tông những câu trả lờicó vẻ không ăn nhập gì và chỉ có thể hiểu được đốivới người trong cuộc. Ngôn ngữ thiền có những nét đặttrưng của nó, đòi hỏi người lĩnh hội phải có một trìnhđộ, một quyết tâm tìm hiểu vấn đề như thế nào đó.Nó có cấu trúc rất khác với ngôn ngữ thường ngày, dùvẫn dùng chung một bộ từ vựng, mà khi nói lên, ta tưởngai cũng có thể lĩnh hội dễ dàng. Điều này ta có thể thấyngay khi đọc đoạn đối thoại vừa trích.

Dạng đốithoại thiền này, căn cứ vào Thiền uyển tập anh, thì đãxuất hiện từ thời Pháp Hiền (?- 626) và đặc biệt thịnhhành vào thời Viên Chiếu (999-1090), khi Viên Chiếu viết Thamđồ hiển quyết và hầu như được bảo lưu trọn vẹn chotới ngày nay. Tham đồ hiển quyết có nhiệm vụ làm rõ nhữngcông án nhằm để dạy cho những người tham thiền hiểu đượcý nghĩa của chúng. Chẳng hạn, Thiền uyển tập anh ghi lạimột trong những câu đầu tiên của Tham đồ hiển quyết nhưthế này:
"Có vịtăng hỏi:
-Phật vớiThánh nghĩa ấy thế nào?

Sư đáp:
Cúc trùngdương dưới giậu
Oanh thụckhí đầu cành"

Ta có thểhiểu quan hệ giữa Phật và Nho giáo giống như hoa cúc nởvào tháng 9, oanh hót vào đầu mùa xuân. Điều này có nghĩaPhật giáo và Nho giáo có những nhiệm vụ khác nhau, tùy vàonhững điều kiện cụ thể, mà chúng có thể ứng dụng chophù hợp.

Ngôn ngữthiền như thế có những cấu trúc về ngữ nghĩa, mà chỉngười trong cuộc mới nhận ra và nắm bắt được. Có ngườigiải thích cấu trúc ngữ nghĩa ấy có mục đích đánh thức,khơi dậy tiềm năng giác ngộ nằm sẵn đâu đó trong mỗicon người. Tuy nhiên, ngôn ngữ thiền không chỉ giới hạntrong cấu trúc ngữ nghĩa hay ngữ pháp. Thực tế, nóvượt ra ngoài ngôn ngữ lời nói và bao gồm cả những độngtác thân thể khác như cái nhìn, tiếng hét, tay đánh v.vỢtức là ngôn ngữ cơ thể. Trong đoạn đối thoại trên, tathấy xuất hiện cả ngôn ngữ cơ thể vừa nói. Thượnghoàng đã hét và đánh vị thiền sinh. Kết quả của buổigiảng, bao nhiêu người đã hiểu được Phật giáo, bao nhiêungười đã giác ngộ sự thật, ta ngày nay không biết. Nhưngchắc chắn họ đã có một sự nhận thức thế nào đó vềPhật giáo.

Có ngườisẽ đặt vấn đề lối diễn giảng này chịu ảnh hưởnglối diễn giảng thiền Trung Quốc hay không? Tất nhiên,thiền như một tư trào văn hóa trong quá trình phát triểncủa mình chắc chắn đã tiếp thu nhiều yếu tố khác nhau.

Cho nên, ngaytrong lịch sử thiền tông Trung Quốc, ta đã thấy có nhiềubiến đổi qua các thời đại. Thí dụ, chỉ cần đọc cáccuộc đối thoại của Huệ Năng và Nghĩa Huyền trong Cảnhđức truyền đăng lục thì ta có thể thấy ngay. Đọc tiểusử của Huệ Năng, ta thấy câu hỏi và trả lời thật dễhiểu. Hỏi cái gì thì trả lời cái đó. Nhưng qua đến NghĩaHuyền, sự việc hoàn toàn khác. Ở đây đã xuất hiện đánhhét trong ngôn ngữ thiền.

Tại nướcta, thiền đã phát triển theo một hướng hoàn toàn khác. Nóđã ra đời nhằm giải quyết một vấn đề tư tưởng.
Đó là tạisao tu mà không thấy Phật? Một vấn đề người Việt Namđã nêu lên vào giữa thế kỷ thứ 5 sau dương lịch.

1 Thiền rađời nhằm trả lời câu hỏi ấy. Và để trả lời, nó đãđưa một quan niệm mới về Phật. Phật không phải chỉ làmột đức Phật lịch sử, càng không phải là một đức Phậtnằm bên ngoài ta. Phật nằm ngay chính trong ta. Vì thế, tulà thể hiện đức Phật này, là tìm thấy ở trong chính mình.Xuất phát từ một khởi điểm như vậy, thiền Việt Nam trongquá trình phát triển tất phải chịu tác động của yêu cầuthực tế Việt Nam. Nếu trong quá trình phát triển ấy, ởnơi này nơi khác có những nét tương đồng với những truyềnthống thiền khác, thì chúng cũng chỉ thể hiện tính phổquát, tính nhân loại mà thôi.

Buổi giảngthiền tại chùa Sùng Nghiêm vào cuối năm Giáp Thìn trên ítnhiều cho ta thấy sinh hoạt Phật giáo của dân tộc ta nóichung, đồng thời cũng cho thấy hoạt động Phật giáo củacá nhân Thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Tam tổ thựclục do Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm tập hợp các tư liệuđời Trần để viết nên, đã ghi lại cho ta một buổi giảngkhác có sự tham dự của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Đólà buổi giảng tại viện Kỳ Lân vào ngày mồng 9 tháng giêngnhuận năm Bính Ngọ (1306). Tam tổ thực lục đã ghi lại buổigiảng này như sau:
"Ngày mồng9 tháng giêng nhuận năm Bính Ngọ, Trúc Lâm đại tôn giảđến viện Kỳ Lân khai đường, bèn chỉ pháp tòa nói: 'Tòanày là giường mây khúc lục, là tòa báu kim nghê. Ngồi đâyđoán định lời lẽ Phật tổ thì thật rất chật hẹp'.Bèn niêm hương:

Một nénhương này, khói lành thơm phức, khi tốt bay lên, ngưng đọngnăm phần pháp thân, biến khắp mười phương lễ diệu. Sứcnóng lò hương dâng lên mười phương ban phúc, chín miếu ứngthiêng, tuổi vua lâu bền, ngôi trời vững chãi.

Một nénhương này, trong sạch rễ mầm, hiếm lạ giống tính, khôngmượn sức bón vun, chỉ nhờ thấm thấy biết. Sức nóng lòhương vâng xin mưa thuận gió hòa, nước thái dân yên, trờiPhật thêm sáng, xe pháp thường quay.
Một nénhương này, nướng cũng không chín, đốt cũng không cháy, gõvào không mở, kéo lại không đến, ngó trộm thì con ngươikhô kiệt, ngửi thử thì cửa não toác đôi. Sức nóng lòhương dâng lên Vô Nhị thượng nhân, Tuệ Trung đại sĩ, mưapháp ơn nhuàôn, cháu con đều gội.

Thượng hoàngđến tòa giảng, khi lên tòa giảng, thượng thủ đánh bảng,xin mời. Sư nói: 'Đại chúng, nếu nhắm vào chân lý thứnhất mà nói, động niệm tức sai, mở miệng là bậy, thìlàm sao hiểu chân lý, làm sao hiểu quán tưởng ?
Hôm nay,hãy căn cứ vào chân lý thứ hai mà nói, thế có được khôngnào ?'

Rồi Sư ngoảnhnhìn tả hữu. nói: 'Ở đây chẳng có người nào có đủđược con mắt to lớn hay sao. Nếu có, hai đóa lông mày khôngmất một mảy may. Nếu không, bần đạo không khỏi cái miệnglầm rầm, đưa ra những lời thừa rách nát sáo mòn. Nhưngvì các người, xin lấy ra một phần hổ lốn. Hãy lắng nghe,lắng nghe.

Này xem, đạolớn trống rỗng, đâu buộc đâu ràng, bản tính sáng trong,chẳng lành chẳng dữ. Bởi do chọn lựa, lắm ngả sinh ngang,một nháy thoáng mờ, dễ thành trời vực. Thánh phàm cùngchung một lối, phải trái há được phân ranh. Nên biết tổnphước vốn không, nhân qủa rốt ráo chẳng thật. Ngườingười vốn đủ, ai nấy tròn đầy. Phật tính, pháp thânnhư hình với bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng dính chẳng rời.Lỗ mũi thẳng xuống cửa mặt, lông mày vắt ngang hố mắt,há dễ tìm thấy được đâu?

Nên hãy đitìm cái đạo không thấy. Ba ngàn pháp môn cùng về tấc dạ.Hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm. Cái gọi là giới môn,định môn, tuệ môn, các người không thiếu. Nên trở vềmà tự nghĩ suy. Phàm những tiếng ho hắng, mày dương mắtnháy, tay cầm chân bước, đó là tính gì? Biết được tínhđó là tâm gì, tâm tính rõ thông, thì cái gì đúng, cái gìlà không đúng.

Pháp tứclà tính, Phật tức là tâm. Tính nào chẳng phải là pháp?Tính nào chẳng phải là Phật. Tức tâm tức Phật, tức tâmtức pháp, pháp vốn chẳng pháp. Tức pháp tức tâm, tâm vốnchẳng tâm, tức tâm tức Phật.

Này các người,thời gian dễ trôi qua, mạng người không dừng lại. Cớ saoăn cháo ăn chay, mà không rõ việc cái bát cái tô chiếc thìađôi đũa để tìm hiểu?"

Chúng tôicho dịch lại đây toàn văn đoạn mở đầu của buổi giảngtại viện Kỳ Lân của Thượng hoàng, để bổ sung cho nhữnggì còn thiếu sót, mà Thánh đăng ngữ lục đã ghi chép vềbuổi giảng ở chùa Sùng Nghiêm. Ta đã thấy Thánh đăng ngữlục chỉ ghi Thượng hoàng "khai đường, lên tòa giảng,niêm hương báo ân xong, bèn đến tòa giảng, thường thủgõ bảng thưa..." Nhưng niêm hương báo ân thế nào, Thánhđăng ngữ lục không ghi rõ. Bây giờ với đoạn văn trên,ta biết nghi thức niêm hương có nội dung gì và đã đượcthực hiện ra sao.

Ngoài ra,chúng tôi cho trích cả đoạn văn trên còn có mục đích khác.Đó là nhằm cho thấy lời giáo đầu tại buổi giảng ởviện Kỳ Lân này có nội dung hoàn toàn thống nhất với lờigiáo đầu của buổi giảng ở chùa Sùng Nghiêm. Lời giáođầu ở viện Kỳ Lân, tuy dài và từ vựng có khác, song ýchính vẫn nhắc tới việc chân lý không thể dùng ngôn từđể diễn đạt và kêu gọi mọi người hãy cố gắng tinhtấn tu tập, đừng để cuộc đời mình trôi qua vô ích. Sự thống nhất về nội dung này giúp ta xác định ai là ngườiđứng ra thực hiện buổi giảng tại viện Kỳ Lân. Ngườiấy không ai khác hơn là Thượng hoàng Trần Nhân Tông.

Hơn nữa,nếu phân tích nội dung buổi giảng, thì nó cùng một chủđề và phong cách, thậm chí có những câu hoàn toàn đồngnhất với môn tử. Chỉ cần trích một đoạn ngắn sau đâyta có thể thấy ngay:

"Bấy giờcó vị tăng bước ra nói:
'Ăn cơmmặc áo, tầm thường việc
Sao phảiquan tâm để phát ngờ'

Bèn lạyxuống, rồi đứng lên hỏi: 'Cõi thiền vô dục thì khônghỏi. Cõi dục không thiền, xin nói cho một câu.'
Sư đưatay chỉ vào khoảng không.
Lại đứnglên hỏi: 'Dùng đờm dãi người xưa để làm gì?'.
Sư nói:'Mỗi lần nêu ra, một lần mới'.
Lại đứnglên hỏi: 'Người xưa đều nói như thế nào là Phật, nhưthế nào là pháp, như thế nào là tăng.
Chỉ nhưthế
nào ấythì việc thế nào?'

Sư đáp:'Như thế nào. Việc như thế nào'.
Lại đứnglên nói:
'Không dây đàn gảy tri âm ít

Cha đánhcon nghe, cách điệu cao'".

Đoạn tríchnày trong Tam tổ thực lục, tới đây thì được ghi hai chữ"vân vân". Điều này có nghĩa buổi giảng đang còn tiếptục nữa, nhưng người trích đoạn vừa nêu đã không chịuchép lại toàn bộ. Dẫu thế, một lần nữa, đọc đoạnvừa trích ta thấy văn cú và ý tứ có nhiều điểm thốngnhất với những gì đã giảng vào cuối đông năm Giáp Thìnở chùa Sùng Nghiêm. Và đây là một nét đặc biệt trong lốidiễn giảng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông.

Những ngàycuối đời

Ngày mồngmột tết năm Mậu Thân (1308) Thượng hoàng về ở tại chùaBáo Ân, huyện Siêu Loại, cho gọi Pháp Loa đến trụ trì chùa,mở trường giảng và làm người nối dõi mình trong dòng thiềnTrúc Lâm. Tới tháng tư, Thượng hoàng về kiết hạ tại chùaVĩnh Nghiêm ở Lạng Giang. Lần này, Thượng hoàng lại gọiPháp Loa đến giao nhiệm vụ trụ trì chùa Báo Ân và mở trườnggiảng. Trong ba tháng an cư ở đây, Thượng hoàng đã giảngCảnh Đức truyền đăng lục, còn quốc sư Đạo Nhất giảngkinh Pháp Hoa cho đại chúng. An cư xong, Thượng hoàng vào núiYên Tử và cho các hoạn quan và Tam bảo nô trở về nhà. Chỉgiữ lại mười người hầu thường cho đi theo. Rồi bèn trởlên am Tử Tiêu, giảng Truyền đăng lục cho Pháp Loa. Nhữngngười hầu dần dần xuống núi gần hết. Chỉ có thượngtúc đệ tử Bảo Sát ở lại hầu bên cạnh.

Từ lúc đótrở đi, Thượng hoàng đã đi khắp hang núi và thường sốngở trong nhà đá. Bảo Sát thấy thế, thưa với Thượng hoàng,"Tôn đức tuổi tác đã cao mà cứ xông pha sương tuyết,thì mạng mạch của Phật pháp sẽ thế nào?".
Thượnghoàng đã trả lời: "Thời ta đã đến, ta muốn làm kếtrường vãng". Ngày mồng 5 tháng 10, gia đồng của công chúaThiên Thụy lên núi tâu: "Thiên Thụy đau nặng, xin gặp tônđức để chết". Thượng hoàng bùi ngùi nói: "Thời tiếtđã đến rồi". Rồi xách gậy xuống núi, chỉ đem theo mộtngười hầu. Đi mười ngày mới tới Thăng Long. Đó là hômrằm tháng mười. Sau khi dặn dò chị mình xong, bèn trở vềnúi. Ngủ đêm tại chùa Báo Ân của Siêu Loại. Sáng tinh mơhôm sau. bèn lại ra đi. Đến chùa thôn hương Cổ Châu, Thượnghoàng tự đề lên vách chùa bài kệ:

Số đờihơi thở lặng
Tình ngườiđôi biển ngân
Cung ma chậthẹp lắm
Nước Phậtkhôn xiết xuân

Ngày 17, Thượnghoàng ngủ đêm lại ở chùa Sùng Nghiêm núi Chí Linh. Tháihậu Tuyên Từ mời đến am Bình Dương đãi chay. Thượng hoàngvui vẻ nói: "Đây là bữa cơm cúng dường cuối cùng".Rồi nhận lời. Ngày 18, Thượng hoàng lại đi bộ đến chùaTú Lâm ở núi Kỳ Đặc của vùng Yên Sinh, thì thấy nhứcđầu. Bèn gọi hai tỳ kheo Tử Doanh và Hoàn Trung bảo: "Tamuốn lên núi Ngọa Vân mà sức chân đi không nổi, biết làmsao bây giờ". Hai vị tỳ kheo nói:

"Hai đệtử có thể giúp vậy". Vừa đến núi Ngọa Vân, Thượnghoàng cám ơn hai vị tỳ kheo và bảo:

"Xuốngnúi gắng tu hành, chớ cho sống chết là chuyện chơi". Ngày19, sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu núi Yên Tử gọiBảo Sát về gấp. Ngày 20, Bảo Sát ra đi, đến suối Doanh,thấy một dải mây đen từ núi Ngọa Vân qua tới Lỗi Sơn,rồi phủ xuống suối Doanh. Nước lớn dâng lên mấy trượng,chốc lát lại hạ xuống, thì thấy hai đầu rồng lớn nhưcon ngựa đang cất cao hơn một trượng, đôi mắt sáng nhưsao, giây lát rồi biến mất. Đêm ấy Bảo Sát ngủ qua đêmtại Sơn điếm, lại nằm mơ thấy chuyện không lành.

Ngày 21, BảoSát đến núi Ngọa Vân. Thượng hoàng thấy đến, mỉm cườinói: "Ta sắp đi rồi, ngươi sao đến muộn thế. Trong Phậtpháp, ngươi có điểm nào chưa rõ, mau đem ra đây". BảoSát đứng lên hỏi: "Khi Mã đại sư không khỏe, viện chủhỏi: 'Gần đây Tôn đức thế nào?' Mã nói: 'Ngày gặpPhật, tháng gặp Phật', ý chỉ thế nào?".
Thượnghoàng nói lớn: "Năm đế ba vua là vật gì?". Sát lại đứngbên hỏi:

"Chỉ như
Hoa phơiphới chừ gấm phới phơi
Trúc đấtNam chừ cây đất Bắc
thì làmsao".
Thượnghoàng nói: "Mắt ngươi mù rồi chăng". Sát thôi không hỏinữa. Từ đó bốn ngày trời đất tối tăm, gió lốc thổimạnh, mưa tuyết phủ cây, khỉ vượn đi quanh am khóc la. Chimrừng buồn bã hót.

Ngày mồngmột tháng 11, vào lúc nửa đêm, sao mai sáng rực, Thượnghoàng hỏi: "Lúc này mấy giờ rồi". Bảo Sát trả lời:"Giờ Tý". Thượng hoàng dùng tay mở cánh cửa sổ ra nhìnrồi nói: "Đây là giờ ta đi". Bảo Sát hỏi: "Tôn đứcđi đâu?". Thượng hoàng nói:

Tất cảpháp không sinh
Tất cảpháp không diệt
Nếu hayhiểu như vậy
Chư Phậtthường hiện tiền
Sao có chuyệnđến đi

Bảo Sát đứng lên hỏi: "Nếu không sanh không diệt thì thế nào?" Thượng hoàng bỗng nhiên lấy tay che miệng nói:
"Đừng nói mớ". Nói xong Thượng hoàng nằm theo thế sư tử, rồi lặng lẽ ra đi. Đến đêm ngày mồng 2, Bảo Sát theo di chúc đem hỏa táng ở tại am Thượng hoàng ở. Hương thơm bay ngào ngạt, nhạc trời vang dội cả hư không. Có mây ngũ sắc phủ lên giàn lửa. Đến ngày mồng 4, tôn giả Phổ Tuệ mới từ núi Yên Tử lật đật mà đi đến. Đem nước thơm tưới giàn lửa. Làm lễ thu ngọc cốt, lại lượm được xá lợi ngũ sắc, loại lớn hơn năm trăm viên, loại nhỏ như hạt thóc, hạt cải thì không thể kể xiết.

Bấy giờ hoàng đế Anh Tông và quốc phụ thượng tể đem triều đình cùng thuyền ngự đến vái lạy từ chân núi, khóc lóc vang động đất trời. Sau đó bèn rước ngọc cốt và xá lợi xuống thuyền ngự đưa về kinh đô Thăng Long. triều đình và dân dã buồn thương khóc lóc vang động cả đất trời, dâng tôn hiệu Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Huệ Giác Hoàn Điều Ngự Tổ Phật, rồi đem ngọc cốt vào trong khám báu, phân chia xá lợi làm hai phần. Mỗi phần đều đựng trong hộp vàng bảy báu. Việc chay xong rước ngọc cốt nhập vào đức lăng, miếu hiệu là Nhân Tông. Lấy một phần xá lợi đưa vào bảo tháp đặt ở đức lăng của Long Hưng. Còn một phần thì gói đưa vào tháp vàng đặt ở chùa Vân Yên núi Yên Tử.

Những ngày cuối cùng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông là như thế theo Thánh Đăng ngữ lục. ĐVSKTT 6 tờ 23b4-24a4 chép ngắn gọn hơn và khác đi đôi chút: "Ngày mồng 3(tháng 11) Thượng hoàng băng ở am Ngọa Vân ở núi Yên Tử. Bấy giờ Thượng hoàng xuất gia ở ngọn Tử Tiêu của núi Yên Tử, tự gọi là Trúc Lâm đại sĩ. Chị Thượng hoàng là Thiên Thụy đau nặng, bèn xuống núi đi đến thăm bảo: 'Chị nếu thời tới thì tự đi, gặp cõi âm có hỏi việc gì thì cứ trả lời: 'Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ đến'. Nói xong Thượng hoàng trở về núi, dặn dò thị giả Pháp Loa về hậu sự rồi lặng lẽ ngồi mà mất.

Thiên Thụy cũng mất vào ngày hôm ấy. Pháp Loa thiêu được xá lợi hơn 3000 hạt, vâng đem tới chùa Tư Phúc của kinh sư. Vua nghi ngờ, còn quần thần thì phần lớn xin hỏi tội Pháp Loa. Hoàng thái tử Mạnh tuổi vừa lên 9 hộ một bên. Ở trong mình liền có mấy viên xá lợi. Bèn đem ra để thấy. Kiểm lại thấy trong hộp thì có thiếu mấy hạt. Vua (Anh Tông) cảm động khóc lóc, trong lòng mới hết nghi ngờ".

Vậy là theo ĐVSKTT, ta không thấy vai trò của Bảo Sát, mà Thánh đăng ngữ lục gọi là thượng túc đệ tử của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, người đã được Thượng hoàng cho gọi đến và ở bên cạnh trong những giây phút cuối cùng. Và cũng chính Bảo Sát đã thực hiện việc hỏa táng theo lời dặn dò của Thượng hoàng, mà không cần sự có mặt của Pháp Loa. Khi Pháp Loa tới, thì chỉ có việc dùng nước thơm tưới tắt giàn hỏa và thu lấy xá lợi cũng như ngọc cốt.

Qua những sự kiện như thế, hình như vai trò Pháp Loa dù được Thượng hoàng cho làm người nối pháp, vẫn có vẻ như rất mờ nhạt trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời của Thượng hoàng.

Đến hơn một năm sau, ĐVSKTT 6 tờ 25b9 -27a8 đã kể lại việc đưa xá lợi Thượng hoàng đi nhập tháp: "Ngày 16 tháng 9 mùa thu năm Canh Tuất (1310), rước linh cữu Thượng hoàng đưa về chôn ở lăng Quy Đức ở phủ Long Hưng, xá lợi thì để tại bảo tháp am Ngọa Vân, miếu hiệu là Nhân Tông, thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Duyên Long Từ Huyễn Huệ Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Minh Duệ Hiếu hoàng đế. Đem Khâm Từ Bảo Thánh thái hoàng thái hậu hợp táng ở đấy. Trước đó tạm quàn tại tể cung của Nhân Tông ở điện Diên Hiền. Khi sắp đưa đi, giờ đã đến rồi mà quan liêu dân chúng đứng chật khắp cung điện. Tể tướng cầm roi xua đuổi, rốt cuộc cũng không thể mở đường.

Vua cho gọi chi hầu chánh chưởng Trịnh Trọng Tử đến bảo: 'Linh cữu sắp đưa mà dân chúng đầy nghẽn như thế thì làm thế nào?'. Trọng Tử lập tức đến đền Thiên Trì gọi quân Hải khẩu và Hổ dực (quân của Trọng Tử trông coi) đến ngồi la liệt trong thềm, sai hát mấy câu khúc Long ngâm. Mọi người ngạc nhiên kéo nhau đến xem, cung điện mới giãn người, bèn rước về lăng Quy Đức. Trọng Tử lo dọc đường tất có chỗ thế đất quanh co, nếu nghiêm tỉnh không nói to thì sợ có chỗ nghiêng lệch. Nếu có truyền gọi bảo ban thì lại sợ ồn ào. Bèn đem các câu dặn cách đi đứng ngang dọc, viết vào khúc Long ngâm, khiến mọi người hát theo để cùng bảo nhau. Người bấy giờ khen là giỏi
(...)

Xá lợi của Nhân Tông để vào bảo tháp thì có sư Trí Thông phụng hầu. Trước đây, khi Nhân Tông mới xuất gia, sư chùa Siêu Loại là Trí Thông đốt cánh tay từ bàn tay vào đến khủy tay và vẫn nghiễm nhiên không đổi sắc mặt. Nhân Tông đến xem, Trí Thông đặt chỗ cho vua ngồi, rồi lạy nói: 'Thần tăng đốt đèn mà thôi. Đốt đèn xong thì trở về viện, ngủ say, thức dậy thì thấy phỏng liền lành'. Đến đây, khi Nhân Tông băng, bèn vào núi Yên Tử phụng hầu bảo tháp xá lợi, đến thời Minh Tông thì tự thiêu chết".

Cuộc đời của vua Trần Nhân Tông, sau khi mất, được ĐVSKTT ghi lại như thế. Ta thấy ít có vị vua nào trong lịch sử dân tộc lại có sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất. Đây là một cuộc đời chỉ trong vòng 50 năm, mà có những đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc và nhân loại. Một cuộc đời đã kết thúc, nhưng đã để lại bao nhiêu lưu luyến cho những người đương thời cũng như hậu thế. Một cuộc đời có một kết thúc hết sức bình dị nhưng lại vô cùng cao đẹp. Ngày nay, mỗi khi đọc lại những gì tổ tiên ta đã viết về những ngày cuối cùng của vua Trần Nhân Tông, chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động như mình đang đối diện với một người đang sống bằng xương bằng thịt trước mặt chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro