CON NGƯỜI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


***

Đôi nét về con người, cùng đồng loại, cùng giống nòi và nhân loại được phân tích như sau: 

1. Con người
- Con người là loài động vật thông minh nhất trên Trái đất, có khả năng tư duy, sáng tạo và tự nhận thức về bản thân.
- Con người có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, xây dựng văn hóa và truyền đạt kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Con người có khả năng xây dựng công trình văn hóa, khoa học và công nghệ, tạo ra sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Người, con người, loài người hay nhân loại 

Danh pháp khoa học: Homo sapiens hay Homo sapiens sapiens, 

Nghĩa đen: người tinh khôn, là loài linh trưởng đông đảo và lan rộng nhất.

Người có hai đặc trưng cơ bản là đi đứng bằng hai chân và bộ não lớn phức tạp; 

Những đặc điểm cho phép họ phát triển công cụ, văn hóa và ngôn ngữ tiên tiến. 

Người là động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp theo quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh; chẳng hạn như gia đình, thân tộc, nhà nước hoặc dân tộc.

Tương tác xã hội giữa người với người đã thiết lập các khái niệm như đạo đức, chuẩn mực xã hội và nghi lễ; 

Những giá trị đã góp phần kiến thiết và củng cố xã hội của họ.

Trí tò mò muốn thấu hiểu và lý giải các hiện tượng tự nhiên, cùng với khát khao muốn ảnh hưởng và chế ngự các hiện tượng đó, đã thúc đẩy con người phát triển khoa học, triết học, thần thoại, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác.

2. Người cùng đồng loại
- Cùng đồng loại đề cập đến những cá nhân thuộc cùng một loài, trong trường hợp này là con người.
- Cùng đồng loại có những đặc điểm chung như cấu trúc cơ thể, khả năng tư duy, sự phát triển xã hội và văn hóa.
- Cùng đồng loại có khả năng giao tiếp, hợp tác và xây dựng mối quan hệ xã hội.

3. Người cùng giống nòi
- Cùng giống nòi đề cập đến những cá nhân có nguồn gốc và tổ tiên chung.
- Cùng giống nòi có thể có những đặc điểm về ngoại hình, di truyền và phẩm chất tương tự nhau.
- Cùng giống nòi thường có mối liên kết mạnh mẽ và tình cảm đặc biệt với nhau.

4. Nhân loại
- Nhân loại đề cập đến toàn bộ con người trên Trái đất, bao gồm tất cả các dân tộc, quốc gia và văn hóa.
- Nhân loại có những đặc điểm chung như khả năng tư duy, ngôn ngữ, xã hội hóa và văn hóa.
- Nhân loại có khả năng hợp tác, giao tiếp và xây dựng một xã hội đa dạng và phong phú.

"Tóm lại, con người là loài động vật đặc biệt có khả năng tư duy và tự nhận thức. Cùng đồng loại và cùng giống nòi đề cập đến những cá nhân thuộc cùng một loài và có những đặc điểm chung. Nhân loại đề cập đến toàn bộ con người trên Trái đất, bao gồm tất cả các dân tộc, quốc gia và văn hóa."

#####

---------------------------------------

THẤT TÌNH - LỤC DỤC

(7 Loại tình cảm  &  6 loại đam mê nhục dục)

***

"Thất tình lục dục". Ý nghĩa của từ thất tình lục dục theo Tự điển Phật học như sau: 

I. "Thất tình lục dục" có nghĩa là:  (七情六欲) Thất tình chỉ cho 7 thứ tình cảm mà mọi người đều có, đó là: 

1. Mừng,
2. Giận,
3. Thương,
4. Sợ,
5. Yêu,
6. Ghét và 7. Muốn.

II. "Lục dục" , theo luận Đại trí độ quyển 2 là chỉ cho 6 thứ dục vọng của phàm phu đối với người khác phái, đó là:  

1. Sắc dục (muốn vì nhan sắc),

2. Hình mạo dục (muốn vì vóc dáng), 

3. Uy nghi dục (muốn vì cử chỉ),
4. Ngôn ngữ âm thanh dục (muốn vì giọng nói),
5. Tế hoạt dục(muốn vì làn da láng mịn) và 

6. Nhân tướng dục (muốn vì tướng người khêu gợi); 

Hoặc chỉ cho:

1'. Nhãn dục (muốn vì cặp mắt), 

2'. Nhĩ dục (muốn vì đôi tai),
3'. Tị dục (muốn vì cáimũi),
4'. Thân dục (muốn vì thân hình) và 

5'. ý dục (muốn vì ý hợp).

Từ ngữ : "Thất tình lục dục" hiện nay được sử dụng rộng rãi chính là dùng theo từ lục dục trong Kinh điển Phật để chỉ chung cho tình cảm, dục vọng... của con người.

"Trên đây là ý nghĩa của từ "thất tình lục dục" trong hệ thống Tự điển Phật học Online,

do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp."


***

Con người phàm phu chúng ta vì ham mê thất tình & lục dục vướng mắc với tâm hành bất chính rất nhiều!

Họ có thể nghĩ đủ cách để lừa gạt chúng sanh, lừa gạt tình đồ...

Con người chỉ vì : 7 loại tình cảm của con người (thất tình) và 6 loại đam mê nhục dục (lục dục). Những đam mê dục vọng, con người đang vướng mắc những mê lầm này rất nhiều.

Gặp danh dính danh, gặp lợi dính lợi, mọi lúc mọi nơi chúng ta đều dính mắc. 

...

Khi ta còn vướng bận thì chắc chắn ta còn phiền não. 
Cho nên Hoà Thượng Pháp Sư Tịnh Không đã  thuyết giảng rằng:

 "Chúng ta muốn có thành tựu thì phải buông xả sạch sẽ".

#####


Có một vị sư đang đi trên đường, một người đi đường thứ nhất thấy và gọi tên ông ấy rồi chửi mắng nhưng ông ấy vẫn không quan tâm đến.

Người đi đường thứ hai thấy vậy nói lại với ông, ông ấy trả lời:
- "Ồ, vậy hả?" 
Trên phố cũng có nhiều người có tên giống tôi!". 

Ông không chấp vào cái tên đó là tên của mình.

Nên mặc kệ cho ai kêu réo, tên của ông ra mắng hay chửi rủa, 

ông không để tâm đến, 

cũng như chẳng hề nghe thấy ai đang chửi rủa tên của ông vậy.

Trường hợp ngược lại, thử đặt ta vào vị trí của tình huống trên vào chính chúng ta.

 Thì Chúng ta chấp chặt vào tên của mình, địa vị của mình.

Nếu ta không dính mắc vào cái "ta" thì không còn dính vào:
"Tên của ta",
"Tiền của ta"... ,
"Nhà, xe của ta...".

Do vậy:
Chúng ta phải buông xả nhưng muốn buông xả cần có một quá trình.
Chúng ta chấp trước quá nặng nề, chấp trước cái ta và cái của ta.
Nếu không có cái bản ngả là "Ta" thì không có cái "của Ta",cũng như vị đạo sư kia không còn chấp vào cái tên của mình.

Nếu người nào đó mà mắng chúng ta thì chắc chắn mình càng sân giận hơn.

Ta thử ngẫm nghĩ xem, đó chỉ là chấp trước mà thôi, nếu không còn chấp trước thì không còn đặt nặng vào đó để rồi ta tăng thêm phiền não.

Một người điếc đứng ở trước mặt chúng ta, dù chúng ta mắng chửi họ thậm tệ thế nào thì họ vẫn như không nghe gì và chỉ cười trừ với chúng ta.
VD: Một người đã chết nằm đó, dù bao nhiêu người , bước dẫm đạp lên thì họ cũng không phản ứng lại vì họ không còn cảm giác, nghe , thấy, biết gì, nên không còn chấp trước cài điều gì mà sinh ra phiền não.
Còn chúng ta chỉ cần có ai sai phạm một chút sẽ nổi "tam bành lục tặc" lên vì chấp trước, dính mắc.
Hòa Thượng nói: "Chúng ta phải buông xả sạch trơn".
Tịnh Độ Tông có câu:
"Ái bất trọng bất sinh Ta Bà,
niệm bất nhất bất sanh Tịnh Độ".
Nghiệp ái mà không nặng thì không ở cõi Ta Bà này.
Niệm Phật không nhất tâm thì không thể vãng sanh Tịnh Độ.
Chư Phật Bồ Tát,
Tổ Sư Đại Đức đều khuyên bảo chúng ta buông bỏ sạch trơn.
Thích Ca Mâu Ni Phật xả hết cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con xinh...
Ngài xả sạch trơn.
Chúng ta phải hiểu rằng:
"Buông xả", "buông bỏ", "buông xuống" đều là một từ, đều là buông ở trên tâm,
không phải là buông ở trên sự.
Hòa Thượng dạy chúng ta buông bỏ chấp trước, buông bỏ phiền não trong nội tâm.
Ngài không dạy chúng ta buông bỏ công việc, gia đình.
Nhiều người hiểu sai ý của Ngài nên đã buông bỏ công việc, thậm chí buông bỏ gia đình rồi phiền não càng thêm phiền não.

Hòa Thượng nói: "Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm đến lúc thành Phật đều là tu bố thí, buông xả. Bạn nói Phật pháp rất phiền nhưng thật ra Phật pháp rất đơn giản, không phức tạp chút nào. Phật pháp chỉ dạy bạn buông xả trong nội tâm, không vướng mắc vào điều gì để rồi sinh phiền não, khổ vào thân tâm. Không biết đến bao giờ mới giải thoát giác ngộ.

Đại Sư Chương Gia đã khai thị cho Hòa Thượng Tịnh Không sáu chữ:

"NHÌN ĐƯỢC THẤU, BUÔNG ĐƯỢC XUỐNG"."Buông được xuống" chính là bố thí."Nhìn được thấu" chính là trí tuệ.

Có trí tuệ thì mới nhìn thấu được.

"Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh", tất cả như bọt nước, như sấm chớp, không có gì bền lâu.

"Vô thường tấn tốc", cảnh vô thường chuyển đổi rất nhanh. 

Nhìn được thấu để không quá dính mắc. Một ngày nào đó, chúng ta chia ly người chúng ta yêu thương, chúng ta đau khổ. Chúng ta biết trước để có thái độ đúng đắn khi đối mặt với mọi việc trong cuộc sống chứ không phải biết trước để bi lụy.Phật dạy: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng". Tất cả những gì có hình tướng đều không thật, 

đều nằm trong định luật THÀNH  -TRỤ - HOẠI - KHÔNG.

Lớn như quả đất cũng sinh, trụ, hoại, diệt.
Quả đất tan thành cát bụi.
Cát bụi đó luân chuyển, tan hoại rồi lại hình thành một thế giới khác.
Nhà Phật nhắc nhở chúng ta: "Sự sống này mất đi để hình thành sự sống ở một nơi khác".
Sau kiếp sống này là kiếp sống khác,
chúng ta phải chú trọng để có kiếp sống khác tốt hơn.
Sanh tử là chuyện bình thường.
Sinh ra rồi mất đi là việc bình thường,
không ai có thể thay đổi.
Đây là định luật của vũ trụ.
Trong vô thường có chân thường,
chúng ta biết điều này để trân trọng nắm lấy cơ hội.
Như bài học sáng qua, chúng ta quý tiếc thời gian,
quý tiếc thời gian của sinh mạng ngắn ngủi của chính mình.

Hòa Thượng nói: 

"Trí tuệ từ đâu mà phát sinh? Chỉ cần bạn buông xuống thì trí tuệ sẽ khai mở. Bạn càng buông xuống được nhiều thì trí tuệ càng thêm lớn. Trí tuệ của bạn càng lớn thì bạn sẽ càng buông xuống nhiều hơn, buông xuống một cách triệt để hơn".

Đây là tương bổ tương thành. Bạn buông xả mọi vướng mắc, vướng bận. 

Chúng ta không buông xả được thì không có trí tuệ, nơi nơi đều vướng bận, nơi nơi đều dính mắc, phiền não. Thuận ý vừa lòng thì hoan hỉ, không thuận ý vừa lòng thì phiền não. Đây chính là dính mắc!

Hòa Thượng nói: "Bạn nhìn không được thấu, bạn không buông xuống được vì trong lòng của bạn có tham ái, có ưu tư, có vướng bận. Những thứ này đều là phiền não, đều là cội gốc của sáu cõi luân hồi".

Ngài Lục Tổ Huệ Năng đã nói: 
"Trong tâm thanh tịnh vốn dĩ không có một vật". 

Hòa Thượng nói: "Trong tâm thanh tịnh của ta không có tham ái, lo buồn, vướng bận. Đó mới là chân tâm của bạn, đó mới là bổn tánh của bạn. Nếu bạn không xả bỏ một cách sạch sẽ những vướng mắc trong tâm thì chân tâm bổn tánh của bạn làm sao hiển lộ ra?".

Chúng ta buộc chặt vào tâm, chấp trước thất tình: "hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục". 

Chưa kể chúng ta còn buồn vu vơ, như một nhà thơ nói: "Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn". Đây cũng là chấp trước trong tâm, vướng mắc trong tâm được mất, tốt xấu, thành bại, hơn thua, phải quấy, tốt xấu. Tất cả đều có nguyên nhân.

Hòa Thượng nói: "Trong Thiền Tông nói: Minh tâm kiến tánh". 

Bạn nhất định không thể minh được tâm, không thấy được tánh, tâm không sáng, không thấy bổn tánh thanh tịnh của mình vì bạn không chịu buông xuống. Bạn không chịu buông xả, tẩy bỏ những phiền não, trói buộc này khỏi nội tâm của chính mình". Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm này. Người nói vô tình nhưng người nghe hữu ý. Họ nói xong thì quên luôn, chúng ta thì buồn mấy ngày vì chúng ta buộc chặt trong tâm, không thể xả được.Tôi từng nói với một cô bạn: "Bạn tu hành kiểu gì mà mặt mũi tối thui vậy?".

Cô bạn đó nghe vậy thì giận, từ đó trở đi không gặp tôi nữa. 

Tôi thật tình nói ra để họ cảnh giác. (Bởi vì hai chị em ruột tranh giành đất đai, phiền não.) 

Nhiều người giận tôi hay nói lời thành thật. 

Từ đó, tôi rút kinh nghiệm không nói như vậy nữa để không tạo oan gia. Chúng ta nghe lời nói thật thì phải nên quán chiếu bản thân. 


Chúng ta không chịu buông xả, không chịu buông bỏ những vướng mắc ở trong tâm.

Hòa Thượng nói: "Phật Bồ Tát vô địch nhân". 

"" là không, "địch" là kẻ thù đối đầu.

Trong tâm của Phật Bồ Tát không có người đối đầu.
Chúng ta muốn làm Phật Bồ Tát thì phải không có người đối đầu, không có người đối địch.

Chúng ta phải quán chiếu và hóa giải, 

phải trả cho xong ân oán thì chúng ta mới không còn phải oan oan tương báo.

Cho nên chúng ta phải biết, 

phải bố thí hết mọi phiền não, bố thí luôn cả dòng sanh tử của chính mình.

Hòa Thượng nói: "Phiền não mà bố thí hết thì bạn không còn phiền não

Sanh tử mà bố thí hết thì bạn sẽ không còn sanh tử. Đối với thế gian này, dù bạn chỉ vướng mắc một chút thì đó cũng là tảng đá to nặng chướng ngại việc bạn vãng sanh".

Chúng ta đừng bố thí bằng miệng, phải chân thật bố thí.
Bố thí sanh tử là bố thí hết mọi vướng mắc trong nội tâm.
Chúng ta đi chợ, một đồng ba trái, chúng ta lấy trái nhỏ hay trái to?
Chúng ta tự tư tự lợi, tham sân si mạn,
năm dục sáu trần,
danh vọng lợi dưỡng còn nguyên thì làm sao mà thành tựu?

Hòa Thượng nói: "Người tu Phật đạo chính là Bồ Tát.
Mục đích của Bồ Tát tu học chính là để thành Phật.
Cho nên nhất định phải biết,
phải xả được sạch trơn, xả không còn vướng bận trong nội tâm của chúng ta thì mới tu được Bồ Tát Đạo.
Bạn tu được Bồ Tát Đạo thì mới thành đạo quả".

Hòa Thượng dạy chúng ta buông bỏ, buông xả là buông xả trong nội tâm.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải làm được tốt nhất.
Làm mà không làm, không làm mà làm,
làm không vướng bận, thấy việc gì cũng làm, không phân biệt việc của mình hay việc của người khác.
Từ lâu, tôi giống như một cái máy ngốn công việc, làm việc nhưng không cảm thấy phiền hà, không cảm thấy nặng nhọc.
Có hôm đã mặc đồ vét nghiêm chỉnh để chuẩn bị đi công việc, nhưng nếu tôi nhìn thấy chỗ nào bẩn thì liền cởi áo ra,
lau chùi chỗ đó sạch sẽ rồi mới đi.
Tôi làm như vậy nhưng trong tâm không hề cảm thấy phiền.

Hòa Thượng dạy chúng ta xả bỏ trên nội tâm, trong tâm không lo buồn, không vướng bận.

Chúng ta phải hiểu được học Phật là học cái gì, việc cần làm là việc gì, không phải học Phật để cầu xin.
Chúng ta đã tạo nhân trong quá khứ.
Ngày nay chúng ta tiếp sức cho nó bằng duyên thì nhân sẽ nảy nở.
Tất cả nhân bất thiện,
nhân xấu ác đã nằm sẵn trong quá khứ.
Đời này là duyên.
Nếu duyên đời này xấu thì duyên xấu đó sẽ tiếp sức cho quả xấu nảy nở, chúng ta phải gánh lấy.

Cho nên chúng ta phải biết cắt đứt mọi duyên xấu ác, không tạo duyên ác để phát khởi nhân ác đã tạo.

Hòa Thượng nói: "Buông bỏ sanh tử thì không còn sanh tử.
Buông bỏ sanh tử là buông bỏ những duyên ác".

Chúng ta đừng để tập khí xấu ác lưu ở trong tâm, đó là: "Tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham - sân - si - mạn".
Chúng ta phải luôn ở trong trạng thái tỉnh thức, không để tập khí phát tác. Đó là tu hành!

Hòa Thượng nói: "Phật Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm đến lúc thành Phật cũng đều là thay đổi, sửa đổi mà thôi.
Thay đổi, sửa đổi đến mức "bổn lai vô nhất vật" thì mới thành tựu".
Chúng ta phải buông xả sạch trơn thì mới thành tựu.
Chúng ta nơi nơi đều phiền não. Nếu không buông xả được thì sanh tử tiếp nối sanh tử.

Đến lúc lâm chung, Phật Bồ Tát đến tiếp đón, chúng ta còn luyến tiếc tài sản, đất đai, vợ con.

Hòa Thượng nói: "Cho dù Phật từ bi đến đón ta, Ngài đưa bàn tay để đón chúng ta nhưng chúng ta vướng bận nên không thể đi được".

Ngài Lý Bỉnh Nam nói: "Đáng sanh tử như thế nào thì sanh tử như thế đó.
Đáng đọa lạc như thế nào thì đọa lạc như thế đó".
Sanh tử đọa lạc là do chính mình,
an vui giải thoát cũng là do chính mình.
Hòa Thượng nói một câu rất xác đáng:
"Tự làm tự chịu"!

-Amitabha BUDDHA-


#####

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro