Tôn giáo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thức khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lí, hành vi của con người

Trong đời sống xã hội, tôn giáo là 1 cộng đồng xã hội, với các yếu tố: hệ thống giáo lí tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sĩ và tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo

- Cần phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là những hiện tượng (ý thức, hành vi) cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng, gây hậu quả tiêu cực trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần của cá nhân, cộng đồng xã hội. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực, phải kiên quyết bài trừ, nhằm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội

- Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, cần thực hiện các vấn đề có tính nguyên tắc sau

  + Một là, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cỉa tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hôikj chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định, chỉ có thể giải phóng quần chúng khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo bằng cách từng bước giải quyết nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Đó phải là kết quả của sự nghiệp cỉa tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới một cách toàn diện. Theo đó, giải quyết vấn đề tôn giáo phải sử dụng tổng hợp các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực nhằm xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức bất công, nghèo đói, dốt nát. Tuyệt đối không được sử dụng mệnh lệnh hành chính cưỡng chế để tuyên chiến, xoá bỏ tôn giáo

   + Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan.Trong chủ nghĩa xã hội, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài. Bởi vậy, phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân.Nội dung cơ bản của quyền tự do tôn giáo là: bất kì ai cũng được tự do theo tôn giáo mà mình lựa chọn, tự do không theo tôn giáo, tự do chuyển đạo hoặc bỏ đạo.Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi công dân, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo đều được bình đẳng trước pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân đều phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân.

          + Ba là, quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Tôn giáo có tính lịch sử, nên vai trò, ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội cuãng thay đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội.Bởi vậy, khi xem xét, đánh giá, giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo cần phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, tránh giáo điều, máy móc, rập khuôn, cứng nhắc. Những hoạt động tôn giáo đúng pháp luật được tôn trọng, hoạt động ích nước lợi dân được khuyến khích, hoạt dộng trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích dân tộc bị xử lí theo pháp luật

  + Bốn là, phân biệt mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong xã hội, sinh hoạt tôn giáo tồn tại hai loại mâu thuẫn: mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp bóc lột và thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động, đó là mặt chính trị của tôn giáo. Mâu thuẫn không đối kháng giữa những người có tín ngưỡng khác nhau hoặc giữa những người có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng, đó là mặt tư tưởng của tôn giáo. Do đó phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân đồng thời phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động của các thế lực lợi dụng tôn giáo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro