ton su trong dao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chúc mừng cô nhân ngày 20/11

Đọc, nghe, nhìn những gì đã diễn ra về giáo dục - nhà trường - nhà giáo, rồi suy nghĩ, tự vấn, không ít người thắc mắc, hoài nghi và cả lo âu về một giá trị thiêng: tôn sư trọng đạo. Đến thế rồi ư, còn nữa hay không, lẽ nào lại như vậy?

Rồi có người lên tiếng phải bảo vệ các nhà giáo, biểu dương đúng mức, phê phán phải lời, làm sao cho cân phân, phải đạo. Và khẳng định: tất cả những gì có thật trong thực tế chứng tỏ tôn sư trọng đạo là câu chuyện, là đề tài chẳng bao giờ cũ.

Vẫn cứ mãi mãi tôn sư - trọng đạo, vì trọng đạo mà tôn sư, muốn tôn sư thì phải trọng đạo. Chỉ những nhà giáo nào là hiện thân của đạo lý tốt đẹp thì mới thật sự xứng đáng đón nhận được sự tôn kính, tôn vinh của cha mẹ có con đến trường, của học trò theo thầy học đạo và của toàn xã hội.

Vậy là câu chuyện, vấn đề phải nhìn nhận từ gốc: đạo lý làm người. Sống ở đời, giá trị xã hội đang trong quá trình chuyển đổi, trong định hướng chung là sự lựa chọn riêng của mỗi cá nhân, từ đó mà có sự khác nhau khi thể hiện tôn sư - trọng đạo.

Với mỗi nhà giáo cũng như vậy. Và ở đó đang có sự tác động của đồng tiền và quyền lực gặm nhấm, làm băng hoại truyền thống tôn sư - trọng đạo, khiến cho thật giả lẫn lộn từ trong suy nghĩ ra ngoài hành vi.

Mọi hậu quả học trò gánh chịu khi chúng nhận ra ở ngay trong cái chốn thiêng liêng, cao quí ấy đang có không ít điều xấu xa, phàm tục. Niềm tin vào cái thiêng liêng cao quí bị rạn nứt và có nguy cơ đổ vỡ, hậu quả khôn lường.

Tôn sư - trọng đạo, chuyện chẳng bao giờ cũ, ở đó luôn có nhiều cái mới, cái lạ. Mỗi người phải tỉnh táo nhận biết và ứng xử sao cho đúng, cho thức thời nhưng lại không thể xu thời, thực dụng, lợi bất cập hại. Chuyện là như vậy chẳng thể nào khác

Dân tộc ta có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: "Quân - Sư - Phụ".

Với vinh dự và trọng trách ấy, nhiều nhà giáo đã làm rạng rỡ non sông đất nước như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Tất Thành, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến của chúng ta.

Dưới chế độ mới, nhà giáo được vinh danh "kỹ sư tâm hồn", nghề dạy học là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp "trồng người" và khi Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do.

Tuy nhiên, do đất nước trải qua chiến tranh, qua nhiều thời kỳ với nhiều khó khăn, thử thách, nhà giáo VN cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Thời bao cấp, cũng như các nghề khác, nhà giáo không thể sống được bằng nghề, phải làm thêm nhiều công việc khác không liên quan gì đến dạy học để kiếm sống.

Xã hội không mặn mà với sự học, sinh viên thi vào trường sư phạm chỉ là "chuột chạy cùng sào". Nền kinh tế khủng hoảng kéo theo đạo học suy vi, nhiều nhà giáo bỏ dạy về nhà nuôi heo gà, vá xe đạp, đạp xích lô... Hình ảnh người thầy có phần bị mai một.

Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, nghề dạy học được trả lại đúng vị trí. Đời sống nhà giáo ngày càng khá giả, sinh viên sư phạm được miễn học phí, trường sư phạm thu hút tài năng do đó chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng cao. Nhà nước, xã hội lấy ngày 20/11 hằng năm làm Ngày nhà giáo VN để tôn vinh nhà giáo.

Là nhà giáo dù giảng dạy ở cấp học nào thì cũng đã từng là học trò trước khi bước lên bục giảng. Nhờ có công lao của bao thế hệ thầy cô giáo mới có thế hệ nhà giáo hôm nay. "Trọng thầy mới được làm thầy". Nếu để mất đi sự kính trọng đó thì phải tự trách mình trước.

Trong cơ chế thị trường, không ít nhà giáo đánh mất nhân cách, lòng tự trọng, tự biến mình thành "người bán chữ" lạnh lùng, sòng phẳng có khi đến mức tàn nhẫn. Có giáo viên coi học sinh như cái máy ATM để thoả sức rút tiền; họ bán điểm, bán đề thi, đáp án, bán danh hiệu thi đua, gạ tình đối với học sinh...

Có người nói đó chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh". Là người trong ngành, tôi thấy không phải chỉ là một con sâu nữa mà có nhiều con sâu. Vì thế, một số học sinh, cha mẹ học sinh nhìn nhà giáo với con mắt khác, truyền thống "tôn sư trọng đạo" bị tổn thương. Nguyên nhân do đâu? Rõ ràng phải tìm nguyên nhân chủ quan từ phía nhà giáo.

Nhưng theo tôi, cũng phải kể đến nguyên nhân khách quan từ phía học sinh và cha mẹ học sinh đã góp phần làm hư hỏng thầy cô giáo. Có người coi dạy học cũng như nghề đi buôn, cũng mặc cả, trả treo, thêm bớt.

Có người đặt giá với thầy cô giáo: "Thầy làm sao cho con tôi đậu tốt nghiệp loại giỏi, tôi xin gửi thầy 5 vé". Họ dùng tiền tài, vật chất để mua điểm, mua bằng. Có "cầu" ắt có "cung", nhiều nhà giáo đã "bán linh hồn cho quỷ"...

Sự quý mến thầy cô vì thế cũng khác xưa, ngày 20/11 học sinh chỉ tặng quà cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn chính còn giáo viên thể dục, quân sự không ai nhớ tới.

Quà tặng không chỉ hoa mà rất thực dụng: Ấm chén, xoong nồi, bếp ga, mỹ phẩm, cả áo dài, quần lót... Có học sinh nọ thấy mọi người đối xử không công bằng với thầy cô, nên đã đến thăm và tặng quà cho thầy giáo dạy thể dục.

Lần đầu tiên được nhận quà, thầy giáo rất xúc động coi đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất. Tình cảm chân thành như em học sinh nọ không phải là ít nhưng tính thực dụng, vụ lợi khi tặng quà cho thầy cô cũng không phải là cá biệt. Vì thế, có giáo viên đã phải cầu xin trên báo chí: Ngày 20/11 xin đừng tặng quà cho chúng tôi.

Mong muốn của những người thầy chúng tôi là trả lại môi trường trong sáng, vô tư cho nhà trường và thầy cô giáo. Điều đó đòi hỏi sự phấn đấu của nhà giáo và sự hưởng ứng của học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.

Chúng ta đang chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục bằng nhiều biện pháp như chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, ngăn chặn "phao" trong các kỳ thi... nhưng đó chỉ mới là chống cái ngọn.

Xin hãy chống tiêu cực ngay trong tư tưởng giáo viên, trong tư tưởng học sinh, cha mẹ học sinh, trả lại tình cảm thầy - trò đúng nghĩa của nó.

Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: "Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên" - tức "Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó".

Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở "hằng số văn hóa" thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: "Tôn sư trọng đạo".

Câu nói: "Không thầy đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, "tôn sư trọng đạo" thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: "Sống tết, chết giỗ". Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: "Trò hơn thầy đức nước càng dày", "học thầy không tầy học bạn" - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một "lễ mọn", mang tính chất "lòng thành" dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính "tôn sư trọng đạo", nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất "tôn sư trọng đạo".

"Tôn sư trọng đạo" còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: "Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy" cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức "tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam .

"Tôn sư trọng đạo" là một nét đẹp văn hoá của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp tục xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vào dịp chúc tết các thầy, các cô nhân ngày Nhà giáo Viêt Nam 20-11.

Tình cảm thiêng liêng dành cho những người thầy luôn tồn tại trong mỗi chúng ta nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam chính là dịp quan trọng nhất để thể hiện và bày tỏ lòng mình. Chính vì thế mà vào những ngày này từ phụ huynh cho đến học sinh và cả những người đã qua cái thời cắp sách hàng chục năm trời lại tất bật chuẩn bị những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để dành tặng các thầy các cô- những người đã dìu dắt chúng ta vượt qua bao chông gai, thử thách để vươn lên giữa dòng đời.

Ngoài những bó hoa tươi, những món quà nhỏ, những tấm bưu thiếp xinh xắn còn rất nhiều cách để chúng ta bày tỏ lòng mình như sáng tác thơ, truyện hay gửi những bức thư dạt dào cảm xúc đến những người thầy , ngươi cô ở xa không thể vể thăm...

Nhưng có lẽ có một cách biểu hiện tuy không mới mẻ, độc đáo nhưng lại ẩn chứa đầy ý nghĩa và chỉ những ai có cái tâm hướng về những người thầy thực sự thì mới thể hiện thành công. Đó là những vở kịch mang tính nhân văn sâu sắc do chính các em tự sáng tác và biểu diễn trong các chương trình văn nghệ nhân ngày Nhà giáo.

Tôi đã đựơc xem một tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tuy giản đơn nhưng nó đã khiến cho những người thầy người cô phải thổn thức, còn các bạn sinh viên thì như được thức tỉnh để tự dặn mình rằng: phải luôn quý trọng công lao những người thầy- những người đã hy sinh thầm lặng cả cuộc đời mình cho chúng ta được thành người. Đó là vở kịch "Không bao giờ muộn" do các bạn sinh viên khoá 17 tại Trung tâm Đào tạo CNTT HBC Việt Nam (www.hbcvn.com) tự sáng tác kịch bản và biểu diễn để tặng các thầy cô giáo nhân ngày nhà Giáo việt nam 20-11. Vở kịch tuy ngắn và giản đơn nhưng lại ẩn chứa đằng sau đó cả một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi người giáo viên quyết định ra đi để cho cậu học trò ngổ ngáo có thêm một cơ hội làm người. Đây chính là cao trào của vở kịch, là chi tiết khiến cho con tim những người giáo viên phải thổn thức khi xem. (Nội dung vở kịch: có một cậu học trò ngổ ngáo, ham chơi, không chịu học hành, nhiều lần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhưng cậu vẫn không thay đổi, cuối cùng hiệu trưởng quyết định đuổi học cậu và người giáo viên hàng ngày vẫn nghiêm khắc, lạnh lùng với cậu đã xin thầy hiệu trưởng cho phép mình ra đi để Tuấn-tên cậu học trò được ở lại và có thêm cơ hội sửa mình. Chính sự ra đi của người giáo viên đã thức tỉnh Tuấn, những giọt nước mắt hối hận nhưng "Không bao giờ muộn" đã chảy dài trên má cậu...)

"Chỉ có những học sinh thực sự yêu quý và tôn trọng thầy cô giáo của mình mới có được những suy nghĩ sâu sắc như thế, mới dựng ra được những tình huống khiến người xem phải rơi lệ và mới diễn thành công đến thế", Thầy Phạm Xuân Hải-giáo viên giảng dạy ngành Đồ hoạ Đa truyền thông tại Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam tâm sự

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ton