Tổn thương u ung thư

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Các mức độ tổn thương của tế bào và mô.

1. Các mức độ tổn thương của tế bào:

Tổn thương cơ bản của tế bào là những hình thức phản ứng khác nhau của tế bào đối với những tác nhân xâm phạm làm biến đổi sự cân bằng sinh học bình thường của tế bào khiến ảnh hưởng đến sự sống của tế bào.

Tổn thương của tế bào tùy thuộc vào tính chất, cường độ và thời gian tác động của từng loại tác nhân.

Các tổn thương tế bào có thể chia làm 3 mức độ khác nhau:

- Tổn thương khả hồi: Tế bào có khả năng tái hợp lại cân bằng sinh vật bình thường khi tác nhân xâm phạm yếu, tác động ở giai đoạn mẫn cảm. Các bào quan chủ yếu cho sự sống của tế bào không bị xâm nhập.

- Tổn thương có nguy cơ gây chết tế bào: Sự cân bằng sinh học bị rối loạn trầm trọng, có khả năng phục hồi chậm hoặc không phục hồi dẫn tới sự hoại tử tế bào hoặc có thể tạo nên 1 cân bằng sinh học mới. Nở to, teo đét hoặc thay hình của tế bào là biểu thị trạng thái cân bằng sinh học mới của tế bào.

- Tổn thương bất khả hồi: Là những tổn thương không có khả năng hồi phục hoặc tạo nên 1 trạng thái cân bằng sinh học mới, tổn thương tất yếu dẫn tới sự hoại tử tế bào.

2. Các mức độ tổn thương của mô:

Khi tổn thương tế bào không nhiều và phân tán trong mô, mô đó sẽ biến đổi rất ít về vi thể mà thực tế không thay đổi về đại thể và chức năng. Ngược lại, mô sẽ biến đổi rõ rệt cả về vi thể, đại thể và chức năng khi tổn thương tế bào lan rộng.

 

Câu 2: Thế nào là hoại tử đông? Cho ví dụ.

Hoại tử là sự chết và hủy hoại tế bào và mô trơn cơ thể do nhiều nguyên nhân: vật lý, hóa học, mất nuôi dưỡng, thiếu oxy…

Hoại tử đông:

- Ổ hoại tử màu xám đục, chắc, ranh giới rõ.

- Các tế bào chết dính vào nhau, nguyên sinh chất đông đặc lại, cấu trúc mô còn nhận rõ nhưng chi tiết tế bào không còn rõ.

- Gặp trong các trường hợp nguồn máu nuôi dưỡng bị cắt đứt nhanh chóng như trong nhồi máu cơ tim, thận, lách…

 

Câu 3: Thế nào là hoại tử lỏng? Cho ví dụ.

Hoại tử là sự chết và hủy hoại tế bào và mô trơn cơ thể do nhiều nguyên nhân: vật lý, hóa học, mất nuôi dưỡng, thiếu oxy…

Hoại tử lỏng:

- Hoại tử có màu xám đục, sau đó bị nhuyễn hóa và hóa lỏng.

- Mô bị tiêu lỏng, có nhiều dịch nhuộm Eosine màu hồng nhạt.

- Trong đó còn thấy các mảnh vụn của nhân đông, nhân tan và tiêu nhân.

- Gặp trong mô thần kinh (nhũn não), mủ áp xe do vi khuẩn, mủ lao do hoạt động của BCĐN (lao nhuyễn hóa): dưới tác động của men hoặc tăng tính ngấm các dịch của các mô lành xung quanh.


Câu 4: Thế nào là hoại tử bã đậu? Cho ví dụ.

Hoại tử là sự chết và hủy hoại tế bào và mô trơn cơ thể do nhiều nguyên nhân: vật lý, hóa học, mất nuôi dưỡng, thiếu oxy…

Hoại tử bã đậu:

- Hoại tử của tế bào và mô giống như chất bã đậu lổn nhổn màu vàng.

- Hoại tử bã đậu bắt màu hồng nhạt với phẩm nhuộm Eosine, không có cấu trúc, không có huyết quản và dễ bị canxi hóa.

- Đặc trưng cho bệnh lao và 1 số mô ung thư.

Câu 5: Thế nào là hoại tử mỡ? Cho ví dụ.

Hoại tử là sự chết và hủy hoại tế bào và mô trơn cơ thể do nhiều nguyên nhân: vật lý, hóa học, mất nuôi dưỡng, thiếu oxy…

Hoại tử mỡ:

- Xảy ra do sự giải phóng các men tiêu mỡ (Amylaza, Lecithinaza) tác động lên NSC giải phóng ra lipaza gây nên sự tiêu tế bào mỡ.

- Mỡ trở nên trắng đục, lổn nhổn như giọt nến.

- Vùng tổn thương xung huyết, nhiều ĐTB, có thể bị canxi hóa và hình thành các tế bào khổng lồ dị vật.

- Gặp trong viêm tụy cấp, mỡ dưới da bụng, ngực do chấn thương, chất độc và rối loạn tuần hoàn.

Câu 6: Cấu tạo của cục nghẽn.

Cục nghẽn (cục huyết khối) là cục máu đông trong lòng bộ máy tuần hoàn của 1 cơ thể sống. Cục nghẽn có thể sinh ra ở động mạch, tĩnh mạch, vi mạch hoặc buồng tim. Cục nghẽn được sinh tại chỗ bao giờ cũng là 1 cặn máu, tổn thương sinh từ từ.

1. Đại thể:

Cục nghẽn gồm: tiểu cầu, tơ huyết (fibrin), hồng cầu và bạch cầu. Chia làm 3 loại:

- Cục nghẽn đỏ: Thành phần chủ yếu là hồng cầu, sau đến tơ huyết và tiểu cầu. Chúng đan với nhau tạo thành lưới, hay gặp trong trĩ.

- Cục nghẽn trắng: Chủ yếu là tiểu cầu sau đến tơ huyết và hồng cầu, hay gặp trong các bệnh tim.

- Cục nghẽn pha: Lẫn lộn nhiều lớp tiểu cầu nối tiếp với hồng cầu, tơ huyết. Gồm 3 phần:

+) Đầu: Bám chặt vào thành mạch, cấu tạo chủ yếu là tiểu cầu, sau đó ít tơ huyết phủ lên trên.

+) Thân: Vừa có tiểu cầu, hồng cầu, tơ huyết. Trên mắt thường thấy vạch trắng và vạch đỏ xen kẽ nhau.Vạch trắng gọi là vạch Zahn gồm những đám tiểu cầu. Vạch đỏ do tơ huyết đông đặc.

+) Đuôi: Dài ngắn tùy ý, lơ lửng trong dòng máu. Cấu tạo là các thành phần hữu hình của máu.

2. Vi thể:

Cục nghẽn là cặn máu nhưng đã mô hóa. Ngoài thành phàn cặn máu, tiểu cầu, tơ huyết, hồng cầu…còn gặp huyết quản tân tạo, xơ non, xơ già. Nếu nhiễm khuẩn, có sự hiện diện của bạch cầu đa nhân, tế bào viêm…Khi đã mô hóa, cục nghẽn gắn liền với thành mạch.

Câu 7: Hiện tượng mô hóa và nhuyễn hóa của huyết khối.

Huyết khối: là sự hình thành cục máu đông trong lòng bộ máy tuần hoàn của 1 cơ thể sống.

Huyết khối có thể sinh ra ở động mạch, tĩnh mạch, vi mạch hoặc buồng tim. Cục huyết khối được sinh tại chỗ bao giờ cũng là 1 cặn máu, tổn thương sinh từ từ. Huyết khối tiên phát hiếm gặp. Huyết khối sau 1 tổn thương khác như xơ vữa động mạch, tắc mạch – huyết khối thứ phát.

1. Mô hóa: Cục huyết khối là 1 thành phần của thành mạch.

- Phần đầu xuất hiện mô bào và nguyên bào sợi. Một số mô bào trở thành đại thực bào ăn thành phần hoại tử ở đây. Mô bào và tế bào sợi non ở lớp sâu của nội mô.

- Xen lẫn mô bào và nguyên bào sợi xuất hiện các sợi chun. Sau đó xuất hiện các huyết quản tân tạo nhờ các tế bào sinh mạch và tế bào sợi non.

- 3 thành phần trên tạo mô liên kết huyết quản thay thế cục huyết khối và dính chặt vào thành mạch, đây là 1 tổ chức sống. Sau đó trên mô liên kết huyết quản sẽ có tế bào nội mô bao phủ. Một số trường hợp có thể ngấm vôi tạo mô hóa canxi hóa.

2. Nhuyễn hóa:

- Nhuyễn hóa dạng mủ vô khuẩn: Thường xảy ra ở các huyết khối lớn chứa nhiều bạch cầu (huyết khối buồng tim), hiện tượng mô hóa chậm. Bạch cầu tự hủy, giải phóng ra các men làm tiêu lỏng tơ huyết. Quá trình này lan rộng từ vùng trung tâm ra ngoại vi, làm cục huyết khối giống như 1 túi chứa dịch vàng nâu hoặc xám. Cục huyết khối tự tách rời hoặc thành các mảnh nhỏ chảy theo dòng tuần hoàn.

- Nhuyễn hóa mủ nhiễm khuẩn: Cục huyết khối bị nhiễm khuẩn thứ phát do 1 bệnh nhiễm khuẩn toàn thân hoặc từ 1 ổ nhiễm khuẩn khác. Mầm bệnh làm hóa mủ cục huyết khối và có thể tách rời, reo rắc vi khuẩn, gây nên nhiễm khuẩn máu.

Câu 8: Đường di chuyển của huyết tắc.

- Tắc mạch là 1 biến chứng xuất hiện nhanh gây nên những tổn thương phức tạp ở nhiều phủ tạng (nhũn hay nhồi máu)

- Tắc mạch xảy ra 2 hiện tượng:

+) Sự di chuyển của 1 vật lạ trong dòng máu

+) Sự dừng lại đột ngột của vật lạ đó trong dòng máu.

- Đường di chuyển của huyết tắc:

+) Huyết tắc xuôi dòng: Vật tắc sinh ra ở TM của đại tuần hoàn, gây tắc 1 ĐM của tiểu tuần hoàn hoặc sinh ra từ hệ tim mạch, dừng lại và gây tắc 1 ĐM của đại tuần hoàn.

+) Huyết tắc ngược dòng: Vật tắc sinh ra từ TM của đại tuần hoàn gây tắc 1 Đm của đại tuần hoàn. Xảy ra ở bệnh nhân dị tật bẩm sinh ở tim: còn lỗ thông động – tĩnh mạch.

+) Huyết tắc nghịch: Hiếm gặp, sinh ra do hoàn cảnh đảo ngược tạm thời của hệ tuần hoàn. Trong cơn ho mạnh, hoặc khi bệnh nhân táo bón, vật tắc từ khung chậu có thể bị đẩy ngược lên TM chủ dưới rồi nhập vào gây tắc tĩnh mạch thận.

 

Câu 9: Các nguyên nhân gây tắc mạch.

- Tắc mạch là 1 biến chứng xuất hiện nhanh gây nên những tổn thương phức tạp ở nhiều phủ tạng (nhũn hay nhồi máu)

- Tắc mạch xảy ra 2 hiện tượng:

+) Sự di chuyển của 1 vật lạ trong dòng máu

+) Sự dừng lại đột ngột của vật lạ đó trong dòng máu.

- Các nguyên nhân gây tắc mạch:

+) Nội sinh:

. Huyết khối bong

. Mảng xơ vữa động mạch.

. Mỡ tủy xương trong chấn thương.

. Khối sùi van tim.

. Đám tế bào ung thư.

. Tế bào nước ối trong chuyển dạ đẻ.

+) Ngoại sinh:

. Tiêm chất dầu.

. Bọt khí: Tiêm còn bọt khí hay tràn ngập khí trong bệnh lý.

. Dị vật ngoài đưa vào qua vết thương.

 

Câu 10: Các nguyên nhân gây tổn thương tế bào và mô.

Tổn thương cơ bản của tế bào là những hình thức phản ứng khác nhau của tế bào đối với những tác nhân xâm phạm làm biến đổi sự cân bằng sinh học bình thường của tế bào khiến ảnh hưởng đến sự sống của tế bào.

Khi tổn thương tế bào không nhiều và phân tán trong mô, mô đó sẽ biến đổi rất ít về vi thể mà thực tế không thay đổi về đại thể và chức năng. Ngược lại, mô sẽ biến đổi rõ rệt cả về vi thể, đại thể và chức năng khi tổn thương tế bào lan rộng.

Các nguyên nhân gây tổn thương tế bào và mô:

1. Tác nhân nội sinh:

- RLCH bẩm sinh: Thiếu men Gluco-6-phosphatase gây tích tụ Glycogen ở tế bào gan và thận…

- RL nội tiết: Cường vỏ thượng thận à béo phì, cao huyết áp, mất vôi xương…

- Dị dạng bẩm sinh: teo ống mật à gây ứ mật trong tế bào gan.

2. Tác nhân ngoại sinh:

- Tác nhân hóa học: các acid, base và muối của nó.

- Tác nhân vật lý: Chất phóng xạ, nhiệt độ…

- Tác nhân sinh vật: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

 

Câu 11: So sánh u và viêm.

U

Viêm

1. Định nghĩa

Là 1 mô phát triển mạnh mẽ, gồm những tế bào được sinh ra từ 1 dòng tế bào đã trở thành bất thường, sinh sản thừa vượt quá yếu cầu của cơ thể, không theo quy luật đồng tồn với cơ thể đó. U biểu hiện 1 trạng thái mất cân bằng liên tục và không thể tự phục hồi được.

Là 1 tập hợp những quá trình phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm nhập, biểu hiện chủ yếu ở địa phương.

2. Cấu tạo, thành phần

- Tạo ra mô mới bằng mô u.

- TB u bất thường về số lượng và chất lượng tế bào.

- Biến đổi mô sẵn có bằng ổ viêm.

- TB viêm được huy động rất đa dạng, gồm: BCĐN, hệ lympho bào, cùng đảm nhiệm chức năng: đối nội, đối ngoại à bảo vệ cơ thể.

3. Sự chỉ huy của cơ thể

Không chịu sự chỉ huy của cơ thể

Chịu sự chỉ huy của cơ thể.

4. Tác dụng

Là mô thừa, ký sinh chỉ có hại khi tồn tại.

Tiến triển tùy theo yêu cầu đáp ứng với sự xâm nhập, thay đổi theo cơ địa.

5. Sinh sản tế bào

Không có giới hạn về không gian và thời gian.

Có giới hạn về không gian và thời gian.

6. Khi loại bỏ nguyên nhân

Quá sản TB u không ngừng, u tiếp tục phát triển.

Ngừng phát triển. Viêm có sự hàn gắn, sửa chữa, phục hồi.

7. Nguyên nhân

Không rõ.

Có nguyên nhân rõ rệt.

8. Tiến triển

Không thể ngăn chặn được sự tiến triển.

Trong nhiều trường hợp có thể ngăn chặn được viêm.

9. Biểu hiện

Thường âm thầm. Khi có sưng, đau, nóng đã ở giai đoạn muộn.

Thường rầm rộ, có nóng, đỏ, đau.

10. Chẩn đoán, điều trị, tiên lượng

Khó khăn hơn, nhất là u gây chết người.

Dễ dàng hơn, thường khỏi bệnh, phục hồi hoàn toàn.

Câu 12: Thế nào là cơ bản u.

U là 1 mô phát triển mạnh mẽ gồm những tế bào sinh ra từ 1 dòng đã trở thành bất thường, sinh sản thừa, vượt quá yêu cầu của cơ thể, không theo quy luật đồng tồn của cơ thể đó. U biểu hiện 1 sự mất thăng bằng liên tục, không hồi phục được.

U cũng như mô bình thường, đều có cấu tạo gồm 2 thành phần: Phần cơ bảnPhần chất đệm.

Cơ bản u: Là thành phần chính của 1 u. Người ta phải dựa vào đó để phân biệt giữa u này với u khác, hoặc phân biệt đó là u lành tính hay u ác tính, bao gồm 2 thành tế bào u và mô u.

a) Tế bào u:

- Đối với u lành tính: Tế bào của lành tính rất giống với tế bào của mô đã sinh ra nó. Có thể nói rằng tế bào này có độ biệt hóa rất cao.

- Đối với u ác tính: Tế bào u ác tính chỉ gợi lại sự giống tế bào của mô đã sinh ra nó. Tùy theo mức độ biệt hóa, có thể phân loại thành: sự giống nhiều, giống ít hay không giống tế bào của mô đã sinh ra u này.

b) Mô u:

- Các tế bào u sắp xếp với nhau tạo nên mô u.

- Đối với u lành tính: mô u giống như mô bình thường đã sinh ra nó.

- Đối với u ác tính: mô u ác tính có thể giống nhiều hoặc giống ít hoặc không giống mô đã sinh ra nó.

- Dựa vào tế bào u và mô u, có thể chia 1 u ác tính thành nhiều mức độ biệt hóa khác nhau: Biệt hóa rõ, biệt hóa vừa, ít biệt hóa hoặc không biệt hóa.

Câu 13: Thế nào là chất đệm u.

(Phần đầu câu 12)

- Chất đệm u: Là 1 mô liên kết đệm giống như mô liên kết đệm của bất kỳ 1 mô bình thường nào.

- Thành phần gồm:

+) Mô liên kết.

+) Huyết quản và bạch huyết quản.

+) Các nhánh thần kinh.

+) Các tế bào phản ứng: lympho bào, đại thực bào, bạch cầu đa nhân…

- Do tạo thành 1 khung tổ chức liên kết đệm – huyết quản, nó thường uốn lượn theo sự phát triển của cơ bản u, có chức năng đệm, bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào u nên người ta gọi là phần chất đệm u.

- Quan sát phần chất đệm u nói chung, có thể thấy những biểu hiện phản ứng của cơ thể với u, thể hiện bằng những phản ứng đệm khác nhau:
           +) Phản ứng đệm thích nghi: Trong chất đệm u có nhiều mạch máu, chất dinh dưỡng được đưa tới u nhiều hơn, thích nghi với tế bào u, tạo điều kiện cho tế bào u sinh sản ngày càng tăng, u phát triển nhanh hơn.

+) Phản ứng đệm không thích nghi: Chất đệm u loại này có rất nhiều mô xơ – sợi tạo keo, nhiều tế bào viêm để bao vây khối u, không cho u phát triển, xâm lấn. Như vậy chất đêm u này đã không thích nghi với u.

+) Không có phản ứng đệm: Chất đệm u rất ít tế bào, như là cơ thể không có phản ứng gì, để cho u tự do phát triển, tự do xâm lấn mô xung quanh.

- Ranh giới giữa chất đệm u và mô liên kết đệm của mô xung quanh không rõ rệt.

- Đối với các u biểu mô: phần cơ bản u và phần chất đệm u phân biệt với nhau dễ dàng vì chúng có 2 nguồn gốc khác nhau.

- Đối với loại u liên kết: cơ bản u và chất đệm u khó phân biệt với nhau hơn vì có cùng nguồn gốc là mô liên kết.

Câu 14: Tiến triển tại chỗ của u.

U là 1 mô phát triển mạnh mẽ gồm những tế bào sinh ra từ 1 dòng đã trở thành bất thường, sinh sản thừa, vượt quá yêu cầu của cơ thể, không theo quy luật đồng tồn của cơ thể đó. U biểu hiện 1 sự mất thăng bằng liên tục, không hồi phục được.

Tiến triển tại chỗ của u:

- Dù là u lành tính hay u ác tính, từ khi vừa mới sinh ra (1 hoặc 1 số tế bào u đầu tiên) đến lúc khối u to lên đủ để người ta phát hiện ra nó (bằng siêu âm, chụp X quang, cắt lớp hay bằng lâm sàng), u có cả 1 thời gian dài phát triển tại chỗ (hàng năm hoặc nhiều năm).

- Đối với u lành tính: Sự phát triển tại chỗ thường chậm. Từ khi phát hiện ra, sau nhiều tháng, nhiều năm u chỉ to hơn 1 chút ít, u to lên đều nên bề mặt thường nhẵn, có vỏ bọc, ranh giới rõ, có tính chất di động, không xâm nhập chỉ gây đè ép mô xung quanh.

- Đối với u ác tính (ung thư): Sự phát triển tại chỗ thường nhanh, không có vỏ bọc và thường mọc ra nhiều rễ ăn sâu vào mô xung quanh, làm cho ranh giới u không rõ. Tính chất di động kém, làm thành mảnh cứng rắn, gây nhiều hậu quả nguy hiểm, phá hủy mô xung quanh, gây chảy máu, hoại tử, tế bào K dễ chui vào mạch máu, mạch bạch huyết, dễ gây huyết khối, huyết tắc và có thể gây di căn.

Ung thư lan rộng tại chỗ thường theo 3 cách:

+) Vết dầu loang: Ung thư phát triển lan rộng to dần ra về tứ phía, giống như giọt dầu nhỏ trên mặt nước, thường gặp ở mô có độ rắn đồng đều hoặc lỏng lỏe.

+) Gieo hạt: Mô ung thư phân chia thành nhiều ổ đứng cách xa nhau, giống như người gieo hạt. VD: ung thư gan thể cực trên gan xơ.

+) Phân nhánh: Từ 1 mô ung thư ban đầu, mọc ra những rễ, tiếp tục phân nhánh lan rộng ra mô xung quanh, giống như rễ cây xuyên vào lòng đất. Cách phát triển tại chỗ này có thể giải thích được cho những phẫu thuật cắt bỏ hết khối u mà vẫn bị tái phát.

Câu 15: So sánh u lành tính và u ác tính.

(Phần đầu câu 14).

Phần so sánh

U lành tính

U ác tính

1. Đại thể

Phát triển chậm, có vỏ bọc, có đường phân tách, thường tròn đều, mặt nhẵn, ranh giới rõ không có xâm lấn, có tính di động khi sờ nắn.

Phát triển nhanh, không có vỏ bọc, ranh giời lờ mờ, mặt không nhẵn phẳng, nhiều thùy núi, xâm nhập sâu, không di động thường tạo thành quầng cứng rắn.

2. Vi thể

- Cấu tạo giống mô lành.

- Không có hoặc ít có nhân chia.

- Không có nhân quái.

- Cấu tạo không giống mô lành, cấu trúc bị đảo lộn.

- Có nhiều nhân chia, nhân chia không điển hình.

- Có nhân quái.

3. Tiến triển

- Tiến triển chậm, tại chỗ.

- Không gây chết người, trừ những trường hợp đặc biệt u ở những vị trí nguy hiểm.

- Không di căn.

- Tiến triển nhanh.

- Gây chết người: phá hủy tổ chức, chảy máu, hoại tử, suy kiệt cơ thể.

- Có di căn.

4. Điều trị, tiên lượng

Khi cắt bỏ hết, khỏi hẳn, không tái phát.

Dễ tái phát, điều trị khó khăn.

 

 

Câu 16: Cấu tạo của tế bào ung thư.

Ung thư là 1 u ác tính, có các đặc điểm như sau:

- Quá sản tế bào nhanh và mạnh.

- Quá sản không giới hạn, có nhiều rễ xâm nhập vào mô xung quanh và di căn.

- Cấu tạo chỉ gơi lại mô đã sinh ra nó và có xu hướng không biệt hóa.

- Phá hủy, lấn át và tiêu diệt cơ thể đã sinh ra và nuôi dưỡng ung thư.

Cấu tạo của tế bào ung thư như sau:
a) Nhân:

- Không đều nhau, hình thái khác nhau.

- Chất màu (chất nhiễm sắc) đậm, chỗ nhiều, chỗ ít.

- Tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất lớn hơn bình thường giống như tế bào bào thai.

- Bờ nhân không đều, màng nhân dày, hạt nhân rõ, lớn hoặc nhiều hạt nhân.

- Có nhân chia thành nhiều múi hoặc 1 nhân lớn gọi là nhân quái.

- Nhiều nhân chia, nhân chia ko điển hình, chứng tỏ tế bào ung thư sinh sản rất mạnh.

- Có nhân thoái hóa hoặc nhân đông.

b) Nguyên sinh chất:

- Có rất nhiều loại ung thư, nguyên sinh chất của từng loại tế bào ung thư cũng khác nhau.

- Đa số các ung thư, nguyên sinh chất của tế bào ung thư thường kiềm tính, sẫm màu hơn so với nguyên sinh chất của tế bào bình thường.

- Có loại ung thư, nguyên sinh chất của tế bào ung thư lại sáng hoặc hồng đỏ. VD như ung thư biểu mô dạng biểu bì loại tế bào gai.

- Một số ung thư, nguyên sinh chất của tế bào ung thư không rõ. VD như sarcomlympho.

 

 

Câu 17: Cấu tạo của mô ung thư.

(Đoạn đầu câu 16)

Cấu tạo của mô ung thư như sau:

- Các tế bào ung thư sắp xếp với nhau thành mô ung thư. Mô ung thư có thể giống nhiều, giống ít hoặc không giống mô đã sinh ra nó. Người ta dựa vào mức độ biệt hóa của tế bào ung thư và của mô ung thư để chia thành nhiều mức độ biệt hóa khác nhau.

VD: Ung thư biệt hóa rõ, ung thư ít biệt hóa hoặc ung thư không biệt hóa.

- Người ta còn phân loại ung thư thành: ung thư điển hình và ung thư không điển hình.

+) Ung thư điển hình:

. Tế bào u: Đa số tế bào u mang tính chất của tế bào ung thư và có hình thái rất giống với tế bào đã sinh ra nó.

. Mô u: Cấu trúc của ung thư naỳ rõ ràng, có phá vỡ cấu trúc bình thường. Nhưng hình dạng cấu trúc của nó vẫn còn gợi lại sự giống nhiều mô đã sinh ra nó. Có được đặc điểm trên, người ta gọi là ung thư điển hình.

VD: Ung thư biểu mô tuyến của dạ dày là loại ung thư điển hình.

+) Ung thư không điển hình:

Tế bào ung thư có sự biến đổi và mô ung thư cũng có sự biến đổi không còn giống mô bình thường.

VD: Ung thư tế bào nhẫn của dạ dày là loại ung thư không điển hình.

- Chất đệm ung thư: giống như chất đệm u hay chất đệm mô, là khung liên kết đệm có chức năng bảo vệ và nuỗi dưỡng ung thư.

 

Câu 18: Tiến triển toàn thân của ung thư.

(Đoạn đầu câu 16)

Tiến triển của ung thư bao gồm: Giai đoạn tại chỗ, Giai đoạn toàn thân (di căn), Tái phát.

Tiến triển toàn thân (di căn) của ung thư: Di căn là sự vận chuyển đi xa của những tế bào ung thư không còn sự liên tục với ổ ung thư nguyên phát, các tế bào này tiếp tục phát triển ở phủ tạng mới. Di căn có thể theo nhiều đường: bạch huyết quản, huyết quản, ống tự nhiên.

1. Đường di căn:

a) Đường bạch huyết:

- Là đường quan trọng nhất mà ung thư biểu mô thường lan theo. Các tế bào ung thư có thể xâm nhập thành những chum nhỏ, sau đó bị long ra rồi đi theo các bạch huyết quản tiến tới các hạch bạch huyết. Các tế bào ung thư có thể phát triển trong lòng các đường bạch huyết rồi như được bơm đi khắp nơi, vì vậy mà tế bào ung thư có thể đi xuôi hoặc đi ngược dòng, nhưng khi vào đến các mạch bạch huyết lớn, chúng sẽ bị cuốn đi theo dòng bạch huyết gây thành những nghẽn mạch.

- Sự tiến triển của ung thư tùy thuộc vào vị trí giải phẫu của phủ tạng và hệ bạch huyết tương ứng. Ví dụ: Ở phối, các TB ung thư lan vào các hạch rốn phổi, rồi hạch trung thất.

à Vì vậy khi phẫu thuật, việc cắt bỏ chùm hạch tùy thuộc của vùng hết sức quan trọng để chống lại sự tái phát.

b) Đường huyết quản:

Các TB ung thư thường phá vỡ các tĩnh mạch (vì vách mỏng, dễ bị phá vỡ hơn ĐM). Các TM hình thành những huyết khối trong đó các TB ung thư phát triển thành những nhú sùi rồi bị tách rời đi theo dòng máu gây nghẽn mạch và tiếp tục nhân lên.

c) Đường ống tự nhiên:

- Các tế bào ung thư có thể phát triển theo các khoảng trống tự nhiên. Ví dụ: Ung thư vú di căn theo các ống tiết.

- Tuy di căn chủ yếu là do tính chất cơ học, nhưng cũng có 1 số ung thư có tính chất chọn lọc. VD: Ung thư tuyến tiền liệt hay di căn đến xương.

2. Hình ảnh đại thể của di căn:

Nói chung, di căn hình tròn, giới hạn rõ rệt, khác hẳn với ung thư tiên phát. Di căn nổi lên thành cục trên mặt hay trong sâu của phủ tạng bị di căn, khi thì bằng hòn bi, khi bằng quả cam lớn. Một số di căn có những hình thái đặc biệt làm cho ta có thể nhận ra được loại phủ tạng đã sinh ra nó. VD: Di căn nhỏ như hạt kê ở phổi là di căn của ung thư dạ dày hoặc tuyến vú.

3. Hình ảnh vi thể của di căn:

- Các tế bào của ổ di căn có thể mang tính chất của khối ung thư nguyên phát.

- Nhưng nhiều loại ung thư khi đã di căn, khó mà nhận được nguồn gốc của chúng.

Câu 19: Hiện tượng tái phát của u.

(Đoạn đầu câu 16)

Tiến triển của ung thư bao gồm: Giai đoạn tại chỗ, Giai đoạn toàn thân (di căn), Tái phát.

Hiện tượng tái phát của u:

- Một trong những đặc tính của ung thư là hay tái phát dù đã cắt bỏ rộng rãi. Tái phát là mắc bệnh trở lại sau khi đã điều trị: phẫu thuật, xạ trị liệu hay hóa trị liệu.

+) U lành tính: Nếu cắt bỏ hết sẽ khỏi hoàn toàn, không tái phát. Nếu cắt bỏ không hết, để sót lại 1 phần nhỏ, sau 1 thời gian u phát triển trở lại (tái phát). VD: u mỡ, u mạch máu lành tính rất dễ tái phát.

+) U ác tính: Dù đã đươc điều trị tích cực, triệt để (như phẫu thuật cắt bỏ rộng khối u với vét hạch rộng, kết hợp tia xạ, hóa chất trị liệu) ,sau 1 thời gian ngắn ung thư vẫn tái phát.

- Thực chất là do chưa loại bỏ hết hoặc chưa tiêu diệt hết tế bào ung thư do tính chất xâm lấn của ung thư. Nếu 1 ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (ung thư tại chỗ), phẫu thuật cắt bỏ hết hoàn toàn chắc chắn khỏi, không tái phát.

- Tái phát có thể có 3 loại:

+) Tại chỗ: Trên sẹo đã được phẫu thuật.

+) Từng vùng: Ở các hạch bạch huyết tùy thuộc.

+) Toàn thân: Ở các phủ tạng khác.

- Thực tế cho thấy, các ung thư được phát hiện và điều trị đều ở giai đoạn muộn. Tái phát của 1 ung thư thực chất là sự phát triển tiếp tục của 1 ung thư. Vì vậy, kết quả điều trị 1 ung thư phải có khoảng thời gian dài 3 – 5 năm, theo dõi xem có tái phát hay không.

 

Câu 20: Hình ảnh đại thể của ung thư.

Có rất nhiều loại ung thư khác nhau, mỗi loại có 1 hình thái đại thể riêng.

1. Hình ảnh đại thể của ung thư nói chung:

Khối u phát triển nhanh, không có vỏ bọc, ranh giới lờ mờ không rõ rệt, bề mặt không nhẵn phẳng mà có nhiều thùy múi tạo ra nhiều rễ xâm nhập vào mô xung quanh. Khi sờ nắn thấy ít di động hoặc không di động, dính vào mô xung quanh, thường tạo thành quầng cứng rắn.

2. Hình ảnh đại thể của ung thư biểu mô phủ:

- Vị trí: Da hoặc niêm mạc trên biểu mô dạng biểu bì hoặc biểu mô trụ.

- Hình thái: Ung thư loại này về hình thái đại thể thường có 3 loại:

+) Thể xâm nhập: Là hình thái gặp ở hầu hết các loại ung thư. Do chúng có nhiều rễ, ăn sâu vào mô xung quanh, tạo nên quầng cứng rắn và dính vào mô xung quanh, ít di động.

+) Thể sùi: Mô ung thư phát triển, sùi lên tạo thành những nhú lồi lên trên bề mặt hoặc từ trong sâu sùi ra giống như thảm lông hoặc có cuống tỏa ra như hoa cải súp lơ (nên người ta gọi thể này là ung thư thế súp lơ), chân của khối ung thư bị thâm nhiễm ít nhiều.

+) Thể loét: Thể này rất hay gặp vì mô ung thư rất dễ bị hoại tử, để lại 1 vết loét nông hoặc sâu, có bờ gồ ghề, không đều, nhô cao trong rất thô, đáy ổ loét sần sùi, cứng dễ chảy máu, loét nông lâu ngày trở thành loét sâu và có thể tạo thành các hang. Ung thư thể loét có thể có ngay từ đầu, ổ loét lúc đầu nhỏ ngày càng to ra. Hoặc có thể đến sau ung thư thể sùi và ung thư thể loét cần được phân biệt với tình trạng loét ung thư hóa.

 

 

3. Hình ảnh đại thể của ung thư biều mô tuyến và nhu mô:

- Ung thư biểu mô tuyến (VD: ung thư tuyến vú):

+) Hình thể kín đáo.

+) U dù nhỏ nhưng rất cứng, rắn như gỗ.

+) Bờ không đều, ranh giới không rõ, xâm nhập sâu.

+) Dính vào da, không di động, làm thụt núm vú.

+) Cần làm tế bào học nước rỉ ra ở đầu vú hoặc chọc dò chẩn đoàn tế bào học bằng kim nhỏ, sinh thiết.

- Ung thư tế bào nhu mô:

+) Khi mới phát sinh, mô ung thư tạo nên 1 khối nhỏ, rồi to dần lên. Lúc đầu ít làm thay đổi hình thái và khối lượng của mô chứa u, thường ít có biểu hiện lâm sàng à ung thư thường không được phát hiện.

+) Khi khối u đã to lên đáng kể, làm thay đổi hình thái, khối lượng, chức năng của mô chứa u thì phát hiện ra ung thư đã quá muộn.

+) Ung thư ở các mô khác nhau có những hình thái đại thể khác nhau.

4. Hình ảnh đại thể của ung thư liên kết:

- Có rất nhiều loại ung thư liên kết (sarcome) khác nhau, có thể phát sinh ở nhiều phủ tạng khác nhau, mỗi loại có hình ảnh đại thể riêng, không có hình dạng chung.

- Nhìn bằng mắt thường, so sánh giữa 1 sarcome và 1 carcinome (ung thư biểu mô) có thể phân biệt giữa chúng với nhau.

- Mô ung thư biểu mô thường cứng, chắc, bóng, bề mặt không đều, có các dải xơ chia cắt thành khoang nhỏ.

5. Hình ảnh đại thể của ung thư di căn:

Nói chung, di căn hình tròn, giới hạn rõ rệt, khác hẳn với ung thư tiên phát. Di căn nổi lên thành cục trên mặt hay trong sâu của phủ tạng bị di căn, khi thì bằng hòn bi, khi bằng quả cam lớn. Một số di căn có những hình thái đặc biệt làm cho ta có thể nhận ra được loại phủ tạng đã sinh ra nó.

Câu 21: Tính chất xâm lấn của tế bào ung thư.

- Tính chất xâm lấn của tế bào ưng thư là đặc tính quan trọng nhất của ung thư ,do các tế bào ung thư phát triển, tạo nên những mũi dùi vượt qua ranh giới mô ung thư, len lỏi, chui rúc vào mô xung quanh.

- Về mặt hình thái học, tính chất xâm lấn của 1 ung thư được thể hiện bằng 3 hình ảnh sau đây:

+) Tế bào mất cực tính: Tế bào mơi sinh ra sắp xếp lộn xộn, không theo 1 trật tự như bình thường, làm cho ranh giới của chúng trở nên không rõ rệt.

+) Tế bào giảm dính: Giữa các tế bào mất các cầu nối, không gắn bó với nhau và có xu hướng tách nhau ra tạo thành từng đám tế bào hoặc từng tế bào đứng riêng lẻ, tạo điều kiện cho sự di chuyển lan tràn đi xa.

+) Tế bào tăng tính di động: Do có sự mất cực tính và giảm dính của tế bào ung thư, tế bào ưng thư dễ len lỏi, chui rúc và các khe kẽ tổ chức, mao mạch máu, mao mạch bạch huyết, dễ dàng lan tràn rộng và chuẩn bị cho sụ di căn.

- Tính chất xâm lấn của ung thư rất hay gặp trong những ung thư kém biệt hóa, gây khó khăn trong điều trị bằng phẫu thuật, là lý do của những ung thư tái phát sau phẫu thuật.

Câu 22: Đặc điểm chung về nguyên nhân sinh u. Nêu những nhóm nguyên nhân kích thích.

1. Đặc điểm chung về nguyên nhân sinh u:

- Đối với 1 loại u, có thể do nhiều nguyên nhân tác động.

- Muốn gây được 1 u thực nghiệm, người ta phải dùng nhiều nguyên nhân phối hợp cùng tác động.

- Một loại nguyên nhân gây u có thể gây ra nhiều loại u khác nhau.

- Một nguyên nhân có thể gây ra 1 loại u, nhưng cũng có thể gây ra 1 bệnh không phải là u (hoặc ung thư).

- Khi xem xét 1 trường hợp cụ thể bị u hoặc ung thư, việc xác định nguyên nhân gây nên u thì rất khó khám và thường không xác định được.

2. Những nhóm nguyên nhân kích thích:

a) Nhóm có kích thước:

- Chấn thương liên tục và kéo dài.

- Có viêm mạn (loét dạ dày, bờ cong nhỏ), cổ tử cung, đại tràng, gan…

- Chất quang tuyến, chất phóng xạ.

- Hóa chất độc, chất độc màu da cam, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hắc ín, nhựa đường, chất thải từ các nhà máy công nghiệp, thuốc men, thực phẩm ăn uống…

b) Nhóm virus:

- Virus đã gây nên 1 số u hoặc ung thư . VD: Virus EPV gây nên bệnh u lympho của Burkit.

- Người ta đặc biệt chú ý đến 3 nhóm virus gây nên u hoặc ung thư như:

+) Papilovirus gây u nhú hoặc ung thư biểu mô dạng biểu bì.

+) Epstien Bar virus họ herpet gây nên u lympho của Burkit hoặc ung thư biểu mô vòm họng, ung thư cổ tử cung.

+) Virus viêm gan B có thể là nguyên nhân gây ung thư gan.

- Nhưng cho đến nay, chưa xác định được chính xác loại virus nào gây ung thư cho người. Và người ta cũng chưa thăm dò hết được các loại ung thư.

3. Nhóm bào thai:

- Có giả thuyết cho rằng: Trong quá trình phát triển bào thai, có những nhóm tế bào bào thai không biệt hóa, nằm im trong tổ chức, cơ quan đã biệt hóa của cơ thể. Đến 1 lúc nào đó, gặp điều kiện thuần lợi, chúng được phát động và phát triển thành các u hoặc ung thư.

- Nhưng vấn đề đặt ra là:

+) Yếu tố nào đã gây nên sự kìm hãm sự biệt hóa của nhóm TB bào thai này, để chúng phải nằm im trong 1 mô trưởng thành.

+) Yếu tố nào đã kích tích để chúng phát triển thành u hoặc ung thư.

+) Ở tuồi nào, hormon hay chất gì để chúng phát triển thành những u khác nhau.

4. Nhóm suy giảm miễn dịch:

Người bị bệnh suy giảm miễn dịch hoặc phải điều trị bằng thuốc úc chế phản ứng miễn dịch thì tỉ lệ mắc ung thư cao hơn so với người bình thường. Điều này có thể là do các tế bào có năng lực miễn dịch của hệ lympho đã không nhận biết được tế bào u và không còn khả năng tiêu diệt chúng.

Câu 23: Các phương pháp chẩn đoán và phát hiện ung thư.

Phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa rất lớn trong điều trị và tiên lượng. Tiêu chuẩn của 1 ung thư được phát hiện sớm là ung thư thư tại chỗ, chưa di căn, khối ung thư có đk < 2cm. Tuy nhiên đây là 1 công việc hết sức khó khăn.

Để phát hiện sớm ung thư, cần phải kết hợp giữa lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, giữa thầy thuốc và người bệnh, giữa cơ sở tuyến dưới với các bệnh viện tuyến trên.

1. Lâm sàng:

- Phải có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục cho người dân tự phát hiện bệnh để đi khám bệnh. Đặc biệt chú ý ở nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư hoặc phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư ở các cơ quan khác nhau.

- Thầy thuốc ở cơ sở phải có kiến thức và kinh nghiệm về bệnh ung thư, phát hiện sớm các biểu hiện nghi ngờ, gửi lên tuyến trên làm xét nghiệm xác định.

- Có thể sử dụng các xét nghiệm đơn giản: làm phiến đồ dịch tiết, chọc hút kim nhỏ lấy dịch làm phiến đồ, gửi lên tuyến trên tìm tế bào K.

- Mở các chiến dịch đưa phương tiện hiện đại về cơ sở, phục vụ tại chỗ nhằm phát hiện bệnh sớm.

2. Chẩn đoán tế bào học:

- Có 2 phương pháp thực nghiệm:
           +) Phiến đồ cho những tế bào bong rụng với phủ tạng mở.

à Cách này dễ làm, bệnh nhân có thể tự làm rồi gửi bệnh phẩm đến.

+) Lấy tế bào và mô bằng kim nhỏ cho những u kín dù ở nông hay sâu.

à Bất cứ 1 bác sĩ lâm sàng nào có kim nhỏ và bơm tiêm 20ml đều có thể làm vì không nguy hiểm.

3. Chẩn đoán GPB:

- Có tính chất quyết định nhưng cần làm sinh thiết đúng chỗ nhiều vùng.

- Một số hạn chế trong việc lấy bệnh phẩm:

+) Lấy không trúng vùng ung thư, bệnh phẩm quá nhỏ, không đủ độ sâu.

+) Bệnh phẩm không cố định được ngay hoặc gửi đến phòng thí nghiệm quá chậm làm hoại tử tổ chức.

+) Khi lấy bệnh phẩm chưa bị ung thư, 1 thời gian sau mới phát sin hung thư.

- Khắc phục: Lấy nhiều mảnh, nhiều chỗ, đủ lớn, đủ sâu. Định kỳ thăm khám theo dõi sát những trường hợp nghi ngờ. Bệnh phẩm sau khi lấy, phải cố định sớm và gửi ngay đến phòng xét nghiệm GPB.

4. Chẩn đoán vật lý học:

- Chụp X quang, có hoặc không dùng chất cản quang.

- Chụp cắt lớp.

- Chụp huỳnh quang hàng loạt.

- Siêu âm các loại.

- Nội soi: ống cứng hoặc ống mềm.

- Chụp nhiệt, chụp vú.

- Chụp cộng hưởng từ trường hạt nhân.

- Chụp tia X quét.

5. Chẩn đoán miễn dịch học:

- Đóng vai trò hết sức quan trọng trong chẩn đoán ung thư.

- Có nhiều kỹ thuật chẩn đoán rất nhạy nhằm phát hiện sớm ung thư.

- Nhiều ung thư ở sâu: ung thư gan, ung thư tinh hoàn, dạ dày…rất khó phát hiện sớm. Nhờ có KN ung thư biểu mô bào thai, KN này kích thích sự hình thành KT trên bệnh nhân và súc vật, mà người ta có thể phát hiện ra KN u trong huyết thanh hoặc trên các TB ung thư lấy bằng sinh thiết hoặc trên các tế bào bong rụng.

- Ung thư gan, ung thư rau thai có p/ứng miễn dịch rất nhạy giúp cho chẩn đoán sớm.

6. Chiến dịch phát hiện ung thư:

Chia tổ chức phát hiện ung thư ra thành 3 hệ thống:

a) Hệ phát hiện: Trạm y tế cơ sở:

- Giáo dụng người bệnh tự phát hiện.

- Thầy thuốc đa khoa phòng khám hay thầy thuốc khu phố.

- Các trạm, tổ, phát hiện ung thư với phương tiện đơn giảm tìm hieur dịch tễ học của ung thư theo vùng.

b) Hệ chẩn đoán cấp I:

- Thầy thuốc lâm sàng trong các chuyên khoa cấp cứu bệnh viện tương đương tuyến huyện.

- Có phòng xét nghiệm thông thường.

c) Hệ chẩn đoán quyết định:

- Thầy thuốc lâm sàng chuyên khoa về ung thư của các viện chuyên ngành, các trung tâm y học, các bệnh viện lớn cấp tỉnh.

- Các phòng thí nghiệm đặc biệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro