tổng hợp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 31: Tại sao nước Anh lại ko có hiến pháp thành văn:

Hiến pháp bất thành văn là tổng thể các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật được hình thành theo tập tục truyền thống, các án lệ tòa án tối cao có liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước, nhưng không được tuyên bố hoặc công nhận là đạo luật cơ bản của nhà nước.

-         Nhà nước tư sản Anh là nhà nước tư sản đầu tiên. Cuộc cách mạng tư sản Anh cũng là cuộc cách mạng luật pháp lớn lao đầu tiên. Nó có nhiều sáng kiến pháp luật nổi tiếng nhưng không thể sáng tạo đầy đủ được. trong đó, nó chưa nghĩ ra được hình thức hiến pháp.

-         ở Anh, các nguyên tắc và những quy chế mang tính lập hiến tạo nên chính thể tư sản là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp tư sản và thế lực quý tộc cũ. Nên ngay từ đầu ko thể có một văn bản cở bản mang tính hiến pháp đầy đủ.

Câu 32: Đặc điểm của hiến pháp bất thành văn của Anh thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh:

-         Sau khi được xác lập, thể chế của nền quân chủ lập hiến ở Anh được hoàn thiện và định hình từng bước. Quá trình này được thể hiện bằng việc một số đạo luật bổ sung và đặt biệt là theo tiền lệ( sự hình thành của các tập quán chính trị). Đó cũng chính là quá trình hình thành hiến pháp  bất thành văn của Anh. Nói cách khác: quá trình hình thành hiến pháp bất thành văn ở Anh được thể hiện thông qua việ c bổ sung một số luật, đạo luật, văn kiện.

Luật về quyền hành 1689 được bổ sung:

-         “ văn kiện 3 năm” năm 1694 quy định nhiệm kỳ của hạ viện là 3 năm, từ sau 1870 là 7 năm.

-         “văn kiện” năm 1071 đặt cơ sở bước đầu hình thành 2 nguyên tắc quan trọng. nguyên tắc chữ ký thứ hai. Nguyên tắc này là bất cứ văn kiện nào của nhà vua để có hiệu lực thì cần phải có chữ ký của thủ tướng or của một bộ trưởng có liên quan tới vấn đề được ghi trong văn bản. ngoài ra văn kiện còn bổ sung thêm các nguyên tắc để hạn chế bớt quyền lực của hoàng đế. Ngoài ra còn có nguyên tắc “ không thay thế quan tòa”. Nguyên tắc này cũng là để ngăn ngừa sự chuyên quyền của nhà vua, nhà vua bổ nhiệm thẩm phán nhưng việc thay đổi các quan tòa lại thuộc quyền của nghị viện.

-         Sau này có quá trình hình thành tiền lệ pháp gọi là nguyên tắc chính phủ trách nhiệm. nội các được thành lập. nhờ vào nghị viện, nội các hạn chế được quyền lực của nhà vua. Song cũng nảy sinh các mâu thuẫn giữa nghị viện và nội các về quyền hạn. do nghị viện nắm quyền lập pháp, quyết định ngân sách, nên nội các muốn tồn tại được thì phải có được sự ủng hộ của đại đa số thành viên hạ viện. và dần dần hình thành tập quán chính trị: nghị viện giành cho mình quyền giám sát nội các, hay nói cách khác chính phủ phải có trách nhiệm trước nghị viện, mà cụ thể là hạ viện.

-         Ngoài ra còn có hàng loạt các nguyên  tắc cơ bản khác của chính thể quân chủ lập hiến dần dần được hình thành theo con đường “ tiền lệ pháp” như tập quán truyền ngôi, mối quan hệ giữa thượng viện và hạ viện… tổng hợp những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc ấy được người ta gọi là hiến pháp bất thành văn ở Anh.

Câu 34: Cơ cấu bộ máy nhà nước tư sản Mỹ sau cách mạng tư sản:

-         Nguyên tắc tổ chức nhà nước đc chia ra làm ba quyền: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, giao cho ba cơ quan phụ trách . Ba cơ quan này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực, để phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực. từ đó, nhà nước tư sản Mỹ được tổ chức theo ba nguyên tắc cơ bản:

·        Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau.

·        Ba bộ phận đó có nhiệm kỳ khác nhau.

·        Ba bộ phận đó có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không loại trừ hoặc tiếm quyền nhau.

Nghị viện: là cơ quan lập pháp, bao gồm hai viện:

-         Hạ nghị viện: là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỷ lệ với số dân của tiểu bang. Nhiệm kỳ của hạ viện là 2 năm.

-         Thượng nghị viện: là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kỳ 6 năm và cứ 2 năm bầu lại 1/3 số thượng nghị sỹ. mỗi tiểu bang có 2 thượng nghị sỹ ko kể bang lớn hay bang nhỏ.

-         Dù là thành viên của hạ nghị viện hay thượng viện đều ko đc tham gia vào làm ở các cơ quan hành pháp và tư pháp, được hưởng lương, có văn phòng làm việc, có người giúp việc.

-         Nghị viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thanfh hay ko tán thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm.

-         Hai viện trong nghị viện có chức năng nhiệm vụ quyền hạn khác nhau. Ví du: hạ viện có quyền luận tội các quan chức cấp cao, kể cả tổng thống, nhưng lại ko có quyền kết tộ, quyền này thuộc về thượng viện. vì vậy không thể nói viện nào hơn viện nào.

Tổng thống: vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đúng đầu bộ máy hành pháp, quản lý đất nước. tổng thống có quyền hạn rất lớn:

-         Bổ nhiệm các bộ trưởng, chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn cho tổng thống.

-         Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.

-         Trình dự án luật và dự án ngân sách lên nghị viện.

-         Ký các điều ước quốc tế.

-         Bổ nhiệm thẩm phán  của pháp viện tối cao.

-         Ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viện.

-         Nhiệm kỳ của tổng thống là 4năm. Tổng thống dân bầu ra theo đầu phiếu gián tiếp, bởi các nhà lập hiến cho rằng, nếu bầu theo lối bầu trực tiếp, tổng thống dễ có nhiều uy tín trước dân chúng, nên lán át nghị viện và sẽ có khuynh hương độc tài.

Pháp viện tối cao:

-         Gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp thuận của nghị viện,.

-         Pháp viện có quyền phán quyết các đạo luật có  hợp hiến hay không, giải thích pháp luật, quyền tối cao xét xử.

Câu 35: Mỹ lại theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống vì:

-         Một số người cho rằng: nước Mỹ ở xa xôi cách biệt, đường biển đi lại khó khăn, nên các nhà lập hiến Hoa Kỳ không thể tiếp thu một cách kịp thời những gì gọi là tiến bộ của Châu Âu lục địa và của Anh quốc.

-         Quan điểm thứ 2 lại cho rằng, chính thê cộng hòa tổng thống cho phép áp dụng triệt để thuyết tam quyền phân lập, và thể hiện đúng đắn quan điểm thỏa hiệp của các tầng lớp trong giai cấp tư sản.

-         Những người khác lại cho rằng: nhằm ngăn chặn làn song đấu tranh của nhân dân, và điều hành nhanh nhạy công việc nhà nước, nên Mỹ thiết lập chính thể cộng hòa tổng thống.

Câu 37: sự áp dụng học thuyết tam quyền phân lập và tổ chức theo cơ chế kìm chế- đối trọng trong bộ máy nhà nước Mỹ:

-         Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ. Các quy định trong những bản hiến pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.

-         ở nhà nước tư sản Mỹ:

·        quyền lập pháp được trao cho nghị viện, cơ quan quyền lực do dân bầu ra, có quyền thông qua các đạo luật, dự án luật, dự án ngân sách, tán thành hay không tán thành các quan chức cấp cao mà tổng thống bổ nhiệm.

·        quyền hành pháp được trao cho tổng thống- người đứng đầu cơ quan hành pháp, người nắm quyền quản lý đất nước.

-         Cơ chế kiểm soát và đối trọng nhằm nói đến tam quyền phân lập mà các nhà xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789 đã dày công dựng lên để đảm bảo sức mạnh chính trị sẽ không bị tập trung vào trong một ngành của chính phủ quốc gia.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro