Phân tích tâm trạng của Kiều trong "Nỗi thương mình"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyện Kiều là một tác phẩm hay và nổi tiếng nhất của Nguyễn Du. Và quà đoạn trích "Nỗi thương mình" càng thể hiện rõ tài năng nghệ thuật độc đáo của ông. Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt đặc trưng ở chốn thanh lâu bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Điểm đặc biệt của đoạn trích này là Nguyễn Du viết về tình cảnh tâm trạng của Thuý Kiều khi bị buộc phải tiếp khách. Nguyễn Du đã phản ánh được sự thật phũ phàng mà không hạ thấp nhân vật. Vẫn thể hiện được thái độ cảm thông của mình và nói nên được sự đau khổ thương thân xót phận của Thuý Kiều. Tuy vậy nhưng nàng cũng luôn biết ý thức về phẩm giá. Điều đó góp phần làm nên giá trị nhân đạo lớn lao và sâu sắc của tác phẩm.

Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với thủ pháp đối xứng, đan chéo để vừa thể hiện được một thực tế xót xa, thân phận của người kĩ nữ. Từ những ẩn dụ được sử dụng biện pháp tách từ như bướm lả, ong lơi, lá gió, cành chim, hình ảnh cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Và cả điển tích văn chương về Tống Ngọc, Trường Khanh, hai vị khách ăn chơi nổi tiếng đã diễn tả được cuộc sống xô bồ, trác táng, sa đoạ ở chốn lầu xanh và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ. Chính giữa cái không khí ồn ào, náo nhiệt, lả lơi, dập dìu, sớm đưa, tối tì ra ấy lại nổi bật nên hình ảnh một nàng Kiều cô đơn buồn tủi. Nguyễn Du đã dùng các hình thức đối xứng trong hai câu thơ đầu và khai thác triệt để nhằm tô đậm lên nỗi thương thân xót phận của Thuý Kiều. Khiến cho người đọc cảm giác được sự đau đớn xót xa chân thực. Cả bốn câu thơ đầu trên đều để miêu tả bức tranh sinh hoạt nhơ nhớp chốn thanh lâu vừa ẩn chứa tiếng than thở buồn tủi của người con gái tài sắc vẹn toàn buộc phải làm kĩ. Nhưng mặc dù thân phận nàng kiều bị cuộc sống lầu xanh cuốn đi, đoạ đầy tưởng bị nhấn chìm trong chốn bùn nhơ không cất đầu lên được. Thì nàng đã ý thức rất rõ về nhân phẩm cao quý của mình. Và để miêu tả chân thực tâm trạng của Kiều khi lâm vào hoàn cảnh ô nhục mà nàng chưa bao giờ nghĩ đến Nguyễn Du đã dồn hết cảm xúc vào ngòi bút. Ông đã thể hiện rất chân thực tâm trạng đau buồn, tủi khổ đến ê chề của Thuý Kiều khi đối mặt với chính lòng mình.

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại, thương mình xót xa.

Vào lúc này khung cảnh thanh lâu đã là "lúc tàn canh" tức đêm khuya. Chính giờ phút này lại là thời gian thích hợp để đối diện với chính mình. Được trở về làm con người thật của bản thân. Từ trong câu thơ, ba chữ "mình" cộng với giọng thơ chậm đã thành công gợi tả lên được tất cả nỗi cô đơn và nỗi xót xa của thân phận nàng Kiều. "Giật mình" cho sự bàng hoàng, thoảng thốt đau đớn. "Giật mình" vì thấy ghê tởm cảnh sống truỵ lạc của chốn lầu xanh. Hay "giật mình" cho chính bản thân mình, từ một tiểu thư khuê các sống trong nhung lụa nay lại rơi vào cảnh "bướm chán ong chường". Giật mình hay rùng mình vì xưa nay tấm thân "gìn vàng như ngọc" nàng lại phải bị chà đạp để vì người khác mua vui. Thế nên bốn chữ cuối "mình lại thương mình" nắng xuống, lộ ra giọng thơ thấm thía đau buồn xót xa. Bốn câu tiếp theo lại là nỗi niêm dằn vặt tự thương, tự hại bản thân đến cực độ của "Nỗi thương mình".

Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Trong bốn câu chỉ có câu đầu nói về quá khứ êm đềm còn ba câu liên tiếp nói về thực tại phũ phàng. Điều đó gây ấn tượng về việc hiện tại đang đè nặng, chôn vùi quá khứ. Bốn từ "sao" lặp lại: "khi sao", "giờ sao", "mặt sao", "thân sao" là những câu hỏi mang sắc thái cảm thán mạnh bộc lộ nỗi đau xót đến cùng cực trong nỗi đoạ đày ê chề. Lời thơ vừa tức tưởi vừa ai oán, vừa xót xa vừa nghẹn ngào.

Mặc người mưa Sở mây Tần,
Nhưng mình nào biết có xuân là gì.

Mặc người trung tìm hoan mua vui. Mặc người thoả mãn ái ân. Mình thờ ơ buồn chán. Nàng như bị ngăn cách với thế giới khác, đối lập với tiếng cười hoan bên tai.

Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu,

Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật đối xứng để tả cảnh bốn mùa. Có cả phong, hoa, tuyết, nguyệt tượng trưng cho vẻ đẹp của mỗi mua như: xuân có hoa, hè có phong, thu có trăng, đông có tuyết. Nhưng đứng trước những cảnh đẹp này Thuý Kiều lại thờ ơ lạnh nhạt. Bất quá là vì trái tim của nàng đã bị đau khổ tủi nhục dằn vặt đến giá lạnh.

Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

Ngay cả những thú vui tao nhã ở thanh lâu như: cầm, kì, thi, hoạ cũng mảy may bị nàng bỏ qua. Dường như tất cả cảnh vật ở đây đối nàng đều trở lên vô nghĩa.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Và chính nhờ tài năng trác tuyệt cùng cảm xúc sâu sắc. Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ hay nhất về mối liên hệ tương đồng giữa ngoại cảnh và nội tâm, giữa cảnh và tình trong văn thơ Việt Nam.

Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri ấm đó mặn mà với ai?

Dưới sự ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du, không chỉ có quá khứ đối lập với hiện tại. Mà bản thân cuộc sống hiện tại cũng có nhiều sự đối lập. Cuộc đời kĩ nữ nhìn qua có vẻ thanh cao. Đòi hỏi nhiều thú vui tao nhã. Nhiều cảnh đẹp ý vui. Nhưng bất quá là cái vỏ đậy bên ngoài để che lấp đi nội bộ xấu xí, nhơ nhớp và bẩn thỉu mà thôi. Học tập cầm kì thi hoạ chỉ để mua vui cho khách, cảnh đẹp tao nhã cũng chỉ để thu hút nam nhân. Thật châm chọc làm sao! Kiều nhờ sự nhạy cảm của mình đã nhận ra những sự tương phản ấy. Từ những từ gượng, thờ ơ, ngẩn ngơ thể hiện tâm trạng chẳng mặn mà thậm chí là đầy chế diễu trước thực tại. Từ một tiểu thư giờ lại phải vui là vui gượng, cười là cười giả chỉ để mua vui cho nam nhân. Quanh năm suốt tháng đều phải trải qua từng cơn say, từng trận cười. Giờ đây nàng một đôi tay ngọc ngàn người gối, môi đỏ vạn người nếm. Này lại có ai hiểu, nỗi tủi nhục sâu sắc, sầu lại càng sầu, buồn thì buồn thôi biết làm sao bây giờ?

Từ đoạn trích "Nỗi Thương Mình" đã cho ta thấy phẩm chất trong trắng cao quý của Thuý Kiều. Mặc dù ở vào bùn hôi lại không lây nhiễm mùi bùn. Nguyễn Du đã tạo lên những tình huống nghiệt ngã để nhằm tôn vinh lên phẩm chất đáng quý của Thuý Kiều. Và đồng thời lên án tố cáo tội ác bất nhân bất nghĩa của xã hội phong kiến đã dày vò đè lên biết bao đau khổ cho một kiếp người. Từ đó người đọc sót thương cho số phân bi đát bị xã hội đoạ đày. Căm hận xã hội phong kiến vô nhân đạo và càng hơn thế nữa là thương tiếc cho người con gái tài hoa mà bạc mệnh Thuý Kiều.

Bài này trả bài xong từ tháng trước rồi mà quên chưa đăng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro