tổng hợp pro

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bí quyết huy động 100 triệu đô la vốn đầu tư

Jeff Hoffmanthường giúp các doanh nhân huy động tiền từ các nhà đầu tư. Tuy không phải là một nhà đầu tư mạo hiểm hoặc là một chủ ngân hàng đầu tư, nhưng ông đã huy động được hàng triệu đô la cho các công ty. Bạn có thể tham khảo cách làm của ông để có thể huy động vốn hiệu quả.

' v:shapes="_x0000_i1025">

Huy động được 100 triệu đô la không khó như nếu bạn làm đúng cách

Tôi (Jeff Hoffman-tác giả bài viết) thường giúp các doanh nhân huy động tiền từ các nhà đầu tư. Tôi không phải là một nhà đầu tư mạo hiểm hoặc là một chủ ngân hàng đầu tư, nhưng tôi đã huy động được hàng triệu đô la cho các công ty. Tôi đã làm, vì vậy tôi biết cách làm của mình hiệu quả ra sao.  

Vài năm trước, một số nhà sáng lập công ty công nghệ mà tôi đang tư vấn đã yêu cầu tôi đi cùng họ tới gặp các nhà đầu tư. Tôi đã giúp họ chuẩn bị sẵn một bài thuyết trình thật tốt. Nhưng chúng tôi không bao giờ dùng đến bài thuyết trình đó. Trong 5 phút giới thiệu, trưởng nhóm đầu tư đứng dậy và nói: "Chúng tôi không đầu tư vào công nghệ, các anh tới đây làm gì?”

Bạn sẽ hỏi sao điều này có thể xảy ra được? Tôi cũng đặt câu hỏi như vậy. Nhưng đây là nguyên tắc Số 1 trong làm việc với các nhà đầu tư mà công ty này và nhiều công ty khác đã không tuân theo: Làm bài tập ở nhà.

Ngoài việc huy động vốn đầu tư, tôi cũng từng ngồi ở phía bên kia bàn, lắng nghe hằng trăm, hàng ngàn lời chào hàng của các doanh nhân và chủ doanh nghiệp. Và họ cũng mắc cùng một lỗi. Họ bắt đầu với việc nói về bản thân họ, về công ty của họ, các mục tiêu của họ và những gì họ mong muốn.

Có hai lý do tại sao tôi thành công trong việc huy động hơn 100 triệu vốn đầu tư trong cuộc đời mình. Thứ nhất, tôi đã tuân theo nguyên tắc quan trọng nhất: tôi đã nghiên cứu trước thông tin về nhà đầu tư. Không ai quan tâm tới các mục tiêu của bạn. Họ quan tâm tới mục tiêu của họ. Hãy nghiên cứu các nhóm đầu tư. Đọc tất cả các thông tin bạn có thể khám phá được. Tìm hiểu xem họ đang đầu tư vào lĩnh vực gì. Tìm hiểu loại công ty mà họ thích và loại ngành nghề mà họ chuộng. Nghiên cứu danh mục đầu tư của họ và ghi lại những yếu tố chung của 5 vụ đầu tư mới nhất của họ. Điều gì khiến họ lưu tâm?

Bạn muốn nghiên cứu các tiêu chí đầu tư của họ. Không giống như một trang web về hẹn hò, mục tiêu của bạn là tìm các công ty đầu tư có vẻ muốn đầu tư vào công ty của bạn và bạn nhất. Tạo ra một bảng tính điểm tất cả những thành tố cốt yếu về công ty bạn giống như một vụ đầu tư. Sau đó với mỗi công ty bạn xin ứng cử, hãy điền vào bảng điểm. Khi bạn lên lịch cho các cuộc họp, hãy bắt đầu với các hãng đầu tư đạt điểm cao nhất- hãng có danh mục đầu tư giống với những khoản đầu tư mà bạn đang cung cấp.  

Giống như bạn có các mục tiêu với công ty của mình, các công ty này cũng có các mục tiêu muốn đạt được. Khi bạn tiếp xúc với các nhà đầu tư, thay vì mở đầu với: “Đây là các mục tiêu của chúng tôi, và sau đây là những cách các ông có thể làm để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu đó”, hãy thử nói: "Tôi đã nghiên cứu công ty của ông, tôi hiểu mục tiêu đầu tư trong năm nay của các ông là gì, và tôi muốn giải thích lý do tại sao nếu đầu tư vào công ty tôi, các ông sẽ đạt được các mục tiêu đầu tư đó”.

Nguyên tắc thứ 2 mà tôi làm theo và đã giúp tôi huy động được 100 triệu đô la tiền đầu tư là: tôi đã nghiên cứu cẩn thận các cá nhân tại mỗi công ty đầu tư. Cũng giống như trường hợp tất cả các vụ giao dịch mua bán, người này mua của người kia. Tất cả mọi thứ đều ngang bằng, các nhà đầu tư đều thích giao dịch với những người họ thích, những người họ thích làm việc cùng một cách liên tục. Hãy tìm kiếm những mối quan tâm chung, các giá trị chung và những trải nghiệm tương tự. Hãy lên một danh sách về các cá nhân hoặc những thứ các bạn có cùng điểm chung hoặc ít nhất là những thứ cá nhân các nhà đầu tư quan tâm đến.

Trong 5 phút đầu tiên của cuộc trò chuyện nhỏ đó, dù có vắn tắt đến đâu, hãy chắc chắn là bạn có đề cập đến các các sở thích cá nhân, những thành tích gần đây hoặc những trải nghiệm chung của những người có mặt trong phòng. Hãy thiết lập một mối liên hệ và thể hiện với các nhà đầu tư tiềm năng rằng bạn siêng năng và bạn đã có sự chuẩn bị trước. Và sau đó hãy bắt đầu chào hàng với slide đầu tiên, cho họ biết bạn đã tới buổi gặp mặt để giúp họ đạt được các mục tiêu của họ như thế nào.

Đây không phải là môn khoa học tên lửa, nhưng hiện nay mọi người quá chú trọng tới nhu cầu của chính họ.Nếu bạn làm theo những bước đơn giản này, tôi đảm bảo khả năng bạn chốt sales sẽ rất cao.  

4 cách biến các fan truyền thông xã hội thành các khách hàng say mê và trung thành

Thật vui khi các công ty thấy người hâm mộ và khách hàng có phản hồi tích cực với các sản phẩm của họ và truyền thông điệp qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng làm thế nào để biến tất cả những năng lượng tích cực đó thành việc bán hàng và các chiến lược tiếp thị hiệu quả lại là một việc khá khó khăn

' v:shapes="_x0000_i1026">

Đôi khi các khách hàng vừa mới khen bạn trên Twitter và Facebook cũng cần một cú huých để đưa họ trở lại

Danny Maloney, người đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty Tailwind, một công ty sở hữu trí tuệ tiếp thị truyền thông xã hội chuyên xây dựng các công cụ khai thác sức mạnh của dữ liệu trên các mạng xã hội cho rằng: Nếu tập trung và biết vạch ra chiến lược, các doanh nghiệp thuộc mọi qui mô có thể biến những khách hàng một lần hoặc những người hâm mộ ngẫu nhiên thành những người ủng hộ có ảnh hưởng và khách hàng thường xuyên.

Maloney đưa ra 4 cách giúp các công ty có thể biến sự hiện diện của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội thành công cụ tiếp thị hiệu quả:

1. Sử dụng cách tiếp cận mục tiêu

Thúc đẩy nhận diện thương hiệu trên các phương tiện truyền thông theo cách của các thương hiệu lớn  là một cách làm không khả thi về mặt kinh tế đối với các công ty vừa và nhỏ. Thay vào đó,  Maloney cho rằng các công ty có ngân sách khiêm tốn nên dành thời gian và các nguồn lực cho những khách hàng có nhiều khả năng sẽ theo họ nhất.

Theo Maloney: "Với những công cụ đúng đắn, bạn có thể theo dõi những từ và cụm từ khóa liên quan tới công ty của bạn” và đáp lại những gì khách hàng, người hâm mộ và cả những người gièm pha đang nói.

Ví dụ Mention là một chương trình đơn giản cho phép người dùng theo dõi những lời đề cập tới thương hiệu của họ trên  Facebook, Twitter, RSS và trên các trang web có qui mô mô lớn. Tagboard là một chương trình tương tự được sử dụng để theo dõi những tags trên Twitter, Facebook, Instagram, Vine và Google+. Dựa trên những thắc mắc, phần mềm này sẽ tập hợp từ nhiều mạng xã hội các nội dung trên một màn hình hiển thị tạm thời  

2. Hãy để người hâm mộ biết rằng bạn đang lắng nghe

Không giống những phương tiện khác- như báo in,  truyền hình hay truyền thanh- truyền thông xã hội không phải là kênh thông tin một chiều, đó là một cuộc trò chuyện và các thương hiệu bắt buộc phải đáp lời.

Maloney cho rằng: "Những người ủng hộ thương hiệu muốn biết rằng bạn có ở đó và nghe thấy họ. Nếu họ dành thời gian để chia sẻ bài viết trên blog của bạn hoặc đưa ra một lời đánh giá tích cực, hãy lắng nghe và cảm ơn họ”.

Một số công ty còn tiến thêm một bước bằng cách sử dụng những lời ủng hộ thương hiệu của họ một cách mạnh mẽ nhất làm nguồn nội dung tiếp thị liên tục, họ yêu cầu những người hâm mộ viết những lời cảm nhận hoặc ghé thăm các bài viết trên blog. Theo Maloney, nếu khách hàng nghĩ công ty này thực sự quan tâm, họ đang lắng nghe, tôi sẽ kể với những người khác về họ”.

3. Hướng mục tiêu vào những khách hàng đặc biệt của bạn

Đôi khi các khách hàng vừa mới khen bạn trên Twitter và Facebook cũng cần một cú huých để đưa họ trở lại. Bạn nên cảm ơn họ, cân nhắc tặng cho họ một khoản ưu đãi như giảm giá  để họ ghé thăm công ty bạn thêm một lần nữa.

Qua đó, khách hàng hiểu rằng bạn đang lắng nghe và họ được coi trọng và điều này sẽ khiến họ trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ hơn và là một khách hàng thường xuyên.

4. Tạo ra một nội dung lôi cuốn

Một cách các thương hiệu có thể phát triển các mối quan hệ với những người hâm mộ và khách hàng trên truyền thông xã hội là tìm và chia sẻ những nội dung hấp dẫn xung quanh một nhóm chủ đề cụ thể. Các thương hiệu lớn hơn thường kỳ vọng sẽ đưa ra những nội dung xếp ngang với các tạp chí có chất lượng, nhưng Maloney cho rằng các công ty thuộc đủ loại qui mô đều có thể xây dựng một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả.

Maloney chia sẻ:  "Bạn phải xây dựng mối quan hệ với mọi người, gắn kết với họ trên cơ sở quan tâm chứ đừng vội bán hàng ngay. Nếu bạn là một công ty phải tiếp khách hàng, thì điều quan trọng hơn bạn cần làm là chia sẻ điều gì đó thú vị và có thể chia sẻ được để độc giả của bạn có thể truyền bá thông điệp”.

Maloney cũng cho rằng một việc quan trọng nữa là thiết kế nội dung phù hợp với nhiều mạng xã hội khác nhau- một tweet dài 140 ký tự không thể hiệu quả trên trang ảnh  Pinterest, và không thể nói với người hâm mộ theo ngôn ngữ mạng đó. Điều này có thể giúp người hâm mộ của bạn sẽ quay trở lại với kênh truyền thông xã hội của bạn hết lần này đến lần khác không chỉ vì nội dung mà bạn chia sẻ mà cả các thông điệp tiếp thị và thư chào hàng của bạn nữa.

4 bước cải thiện cách tiếp thị của bạn

Tiếp thị không phải là một môn khoa học chính xác và để đi đúng hướng bạn sẽ cần phải đánh giá một cách thường xuyên. Hãy thử những cách sau để quá trình này hiệu quả hơn

' v:shapes="_x0000_i1027">

Cứ mỗi 4-6 tháng, công ty tôi lại có một đợt thanh lọc đánh giá lại hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị. Giống như nhiều công ty, chúng tôi sử dụng rất nhiều thủ thuật tiếp thị, cổng thông tin điện tử và nhiều qui trình để chọn ra những thứ có thể đem đến nhiều khách hàng mới. Dần dần kết quả của chúng tôi đã được cải thiện đáng kể sau khi chúng tôi áp dụng các chiến lược mới. Nhưng giống như hầu hết các công ty khác, chúng tôi vẫn muốn mình tốt hơn nữa.

Quá trình đánh giá của chúng tôi như sau:

•    Chúng tôi bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và quay trở lại với cách làm việc của mình

•   Chúng tôi sử dụng các số liệu để quyết định xem mục tiêu nào hiệu quả và mục tiêu nào thì không

•    Chúng tôi chia hiệu quả hoạt động trên cổng thông tin và hiệu quả hoạt động của các chiến dịch tiếp thị và trong một sự kiện thời trang kết hợp

Đây mới chỉ là một vài cách, nhưng cũng phần nào giúp bạn có được khái niệm đầu tiên. Chúng tôi có các đánh giá cẩn thận và sâu sắc về những nỗ lực gần đây nhất để quyết định sẽ tiếp tục, loại trừ hay sửa đổi cái gì. Đây cũng là dịp để chúng tôi đánh giá những cách tiếp cận mới mà chúng tôi đang cân nhắc.

Dưới đây là những hướng dẫn mà chúng tôi đang thử để tối đa hóa giá trị của quá trình đánh giá:

1. Một lần thử không có nghĩa là sẽ mãi hiểu--"Chúng tôi đã thử một lần…” thường vang lên trong phòng như hồi chuông báo tử của nhiều ý tưởng tiếp thị. Tuy nhiên, khán giả thay đổi, việc thực hiện các chiến dịch cũng biến đổi và những khác biệt rất nhỏ trong thông điệp có thể tạo nên sự tác động lớn. Nếu nhóm chỉ dừng lại ở việc dập tắt những lời bình luận, thì sau đó không chỉ những lời bình luận đó bị dập tắt mà nhiều ý tưởng khác cũng bị dập tắt theo. Hãy khuyến khích việc trao đổi ý tưởng và tìm kiếm sự biến đổi và khác biệt hơn là dập tắt các cuộc thảo luận.

2. Ít tự hào hơn về nguồn tác giả, tự hào hơn về kết quả--Các ý tưởng tiếp thị xuất phát từ những người sáng tạo thường hợp tác trong các cuộc thảo luận về một trong những chiến dịch của họ, và đó như là cuộc thảo luận mang lại giá trị cho chính họ.  Thật khó để bất hợp tác, và tôi thấy rằng việc nói với mọi người “Đừng cá nhân hóa vấn đề này…” thật vô ích. Thành công của tôi trong việc nhận diện các chiến dịch hoặc nỗ lực không đáp ứng được mong đợi chính là thay đổi bản chất của các câu hỏi thảo luận.từ chỗ “Tại sao cái này lại không hiệu quả?” sang “Những điểm được và chưa được trong chiến dịch này là gì?” thì cuộc thảo luận sẽ ít tập trung vào chất lượng sáng tạo và sẽ đề cập nhiều hơn tới các yếu tố cấu trúc. Nói cách khác, cấu trúc thì ít mang tính cá nhân hơn và tôi tin là có nhiều giá trị hơn.

3. Cố gắng hiểu sự đúng lúc trước tiên—Có lẽ câu hỏi thường gặp nhất đối với các doanh nghiệp chính là về việc tiếp thị của họ: “Tại sao nó lại không hiệu quả?”. Mặc dù vậy,  câu hỏi đó không phù hợp nếu yếu tố thời gian không được hiểu rõ. Nhiều công ty sẽ thay đổi trang web của họ và chiến lược số với hi vọng kết quả sẽ thay đổi ngay lập tức. Hầu hết các chuyên gia kỹ thuật số đều biết rằng điều này sẽ không thực tế. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là: "Các kết quả của từng giai đoạn sẽ như thế nào và tại sao lại như vậy?” Tạo ra một bảng theo dõi hiệu quả công việc trong đó lưu ý tới yếu tố đúng lúc sẽ tạo ra những kỳ vọng có thể cân đo đong đếm được tại nhiều giai đoạn thích hợp hơn.

4. Khi nghi ngờ, hãy thử điều gì đó mới mẻ--Tôi không phải là người hâm mộ việc lặn trong bể bơi trong bóng tối khi bạn không chắc chắn về độ sâu của bể. Tuy nhiên, khi chúng ta đang cân nhắc các cách tiếp cận mới, nếu chúng ta thảo luận về sự bế tắc hiện tại, chúng ta sẽ thử. Tiếp thị không phải là một môn khoa học hoàn hảo và nó cũng không cần phải như vậy. Các chuyên gia tiếp thị giỏi mà tôi theo dõi đều coi đây là một quá trình đổi mới không ngừng. Thiết kế, thực hiện, thiết kế lại, thực hiện và đánh giá… Có Có vài viên đạn bạc trong thế giới tiếp thị và những điều xảy ra luôn rất khó đoán. Tốt hơn là chúng ta nên theo một quá trình và thử nghiệm những thứ mới.

Quá trình này thường khó khăn đối với công ty chúng tôi vì như chúng tôi vẫn thường nói: "Sự thật luôn là bạn của chúng ta, ngay cả khi chúng không thân thiện”.

Việc đánh giá lại hiệu quả  tiếp thị rất quan trọng đối với việc quản lý doanh nghiệp của bạn. Hãy thử những hướng dẫn này và coi chúng như cách giúp quá trình tiếp thị trở nên hiệu quả hơn.

6 cách theo dõi chiến lược tiếp thị của đối thủ

Không giống các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp nhỏ nói chung không có các nguồn lực để theo dõi các đối thủ của họ nếu không bỏ ra rất nhiều tiền bạc và thời gian. Dưới đây là sáu bước để theo dõi các đối thủ của bạn một cách dễ dàng

' v:shapes="_x0000_i1028">

Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải theo dõi mọi khía cạnh trong chiến lược tiếp thị của các đối thủ bao gồm bao bì, quảng cáo, khuyến mại, truyền thông xã hội và hoạt động trên trang web

Đây là bài thứ năm trong loạt bài "Marketing Like the Big Brands" (Tiếp thị như các thương hiệu lớn) được đăng vào mỗi tuần trong đó, chuyên gia tiếp thị  Jim Joseph sẽ chỉ cho các doanh nhân ít vốn cách áp dụng các chiến lược tiếp thị mà các thương hiệu lớn hay sử dụng

Người ta thường nói rằng công việc của một người làm tiếp thị không bao giờ hết, và điều này càng đúng đối với việc phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn. Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải theo dõi mọi khía cạnh trong chiến lược tiếp thị của các đối thủ bao gồm bao bì, quảng cáo, khuyến mại, truyền thông xã hội và hoạt động trên trang web.

Không giống các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp nhỏ nói chung không có các nguồn lực để theo dõi các đối thủ của họ nếu không bỏ ra rất nhiều tiền bạc và thời gian. Những nếu bạn tạo nên một quá trình thường xuyên thì có rất nhiều cách để theo dõi các đối thủ của bạn một cách dễ dàng. Dưới đây là sáu bước để bắt đầu:  

1. Đăng ký Google Alerts. Nhận thông tin cập nhật trực tuyến hoàn toàn miễn phí về hoạt động của các đối thủ  thông qua Google Alerts, và việc lập tài khoản cũng rất dễ dàng. Hãy nhập tên đối thủ của bạn vào ô tìm kiếm và chọn các kết quả bạn muốn nhận thông báo bao gồm tin tức, bolg, video và các cuộc thảo luận. Các thông tin này sẽ được gửi tới bạn khi chúng diễn ra vào mỗi ngày hoặc mỗi tuần.

2. Kết nối với các đối thủ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ấn nút "Thích" và "theo dõi" đối thủ của bạn trên Facebook, Twitter và các kênh truyền thông xã hội khác. Hãy chắc chắn rằng bạn theo dõi cả thương hiệu và các lãnh đạo chủ chốt của thương hiệu đó để hiểu về những việc họ đang làm. Ví dụ, là chủ một nhà hàng, bạn có thể muốn theo dõi tên các nhà hàng bạn muốn cạnh tranh cũng như các đầu bếp và những người quản lý nhà hàng để có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động của họ.

3. Đăng ký danh sách nhận thư và tin khuyến mại của các đối thủ. Đăng ký các chiến dịch tiếp thị trực tiếp và nhận thư điện tử của các đối thủ, đây còn gọi là các chương trình tiếp thị quan hệ khách hàng (CRM). Trở thành một “khách hàng” thường xuyên và bạn sẽ nhanh chóng biết họ sẽ cung cấp dịch vụ kiểu gì và chúng giống với dịch vụ của bạn như thế nào.

4. Trở thành người mua hàng bí mật. Tiến hành các chuyến mua hàng qua mạng và trực tiếp để thử làm khách hàng của các đối thủ. Mua các sản phẩm của đối thủ xem cảm giác như thế nào. Ghi chép lại các thủ thuật dịch vụ khách hàng mà bạn đang quan sát được, cũng như cách bày biện sản phẩm, nguồn gốc của chúng, cách bán hàng và định giá sản phẩm.  

5. Tham quan các gian hàng của họ tại các hội chợ thương mại. Khi bạn tới các hội chợ thương mại, hãy chắc chắn chọn nguyên vật liệu của các đối thủ. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh trong ngành trang trí nội thất, thì tham dự các buổi triển lãm đồ nội thất tại địa phương là một nơi tuyệt vời để bạn bắt kịp với các xu thế của ngành.  

6. Theo dõi các trang web của các đối thủ. Bạn có thể biết nhiều về các đối thủ bằng cách để mắt tới trang web của họ. Bắt kịp với các tính năng mới mà họ bổ sung và xem họ đang sử dụng cách lôi kéo nào. Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong ngành hoa, việc quen với các trang web của đối thủ sẽ giúp bạn dõi theo loại thông tin họ đang cung cấp cho khách hàng và các xu hướng trong thiết kế hoa, tổ chức tiệc và lựa chọn hoa mà họ đang theo.

Mục tiêu ở đây là chắc chắn tất cả các yếu tố tiếp thị tạo nên trải nghiệm về thương hiệu của bạn tốt hơn của các đối thủ. Nếu bạn thấy điều gì đó không hiệu quả, cũng giống như chiến dịch tiếp thị của bạn thì sao? Hãy tùy cơ điều chỉnh. Hãy quyết định những cách hiệu quả nhất để gắn kết với khách hàng của bạn.

Rất dễ dàng để nhận ra những thương hiệu đang cung cấp dịch vụ giống hệt bạn. Hãy bỏ qua những điều đã quá rõ ràng và theo dõi cả những đối thủ gián tiếp của bạn nữa. Đối thủ nào không dành thời gian, sự quan tâm và tiền bạc cho thương hiệu của bạn?

Ví dụ, nếu bạn đang quản lý một cửa hàng quà tặng thì các cửa hàng quà tặng khác không phải là đối thủ cạnh tranh duy nhất của bạn. Bạn đang cạnh tranh để giành được khách mua của các cửa hàng khác tại địa phương, các rạp chiếu phim, cửa hàng hoa và nhà hàng trong khu vực cũng như các khách mua quà tặng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã coi các thương hiệu bán hàng qua mạng là những đối thủ lớn nhất của họ, bất kể họ đang ở địa phương nào.

Mở rộng diện đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu tất cả các thông điệp tiếp thị nhắm tới các khách hàng của bạn. Chỉ có vậy bạn mới có thể trụ được ở vị trí dẫn đầu trong cuộc chơi của mình.

5 cách đối phó với những người phản đối

Liệu những người phản đối có phủ mây đen lên những giấc mơ và mong ước của bạn? Dưới đây là 5 cách vượt qua và thậm chí là thu phục họ trên con đường thành công của bạn

' v:shapes="_x0000_i1029">

Bạn vừa mới có ý tưởng của đời mình. Bạn chuẩn bị thực hiện và bỗng dưng những ý kiến phản đối ồ ạt tới, đâm sầm ngay trước mặt bạn. Chúng xuất phát từ đâu vậy? Đó có thể từ sếp, nhân viên, đồng nghiệp, bạn đời, cha mẹ hay anh chị em ruột của bạn. Dù những ý kiến phản đối có bắt nguồn từ đâu thì bạn cũng cần kéo gió trở lại với chiếc thuyền buồm của mình và bước qua sự phản đối của họ. Thực tế là, bạn thậm chí có thể dùng những “chú chim hải âu” hay phản đối này để tạo lợi thế cho mình.

Không phải người phản đối nào cũng chống lại bạn. Thậm chí họ không nhất thiết phải nói không. Những người thực sự quan tâm tới bạn hầu như là sẽ tìm cách để bảo vệ bạn khỏi những rủi ro theo quan điểm của họ. Dưới đây là 5 cách vượt qua sự phản đối của họ và để họ tham gia giúp bạn thực hiện mơ ước của bạn.

1. Xoay chuyển họ

Một số người phản đối đưa ra những ý kiến không được yêu cầu về các hoạt động của bạn, và những ý kiến đó đôi khi khiến bạn bực tức và rối bời. Có lẽ họ quá buồn chán với chính cuộc sống của họ và không nhận thấy rằng họ đang tham dự vào việc của bạn khi chẳng được mời. Trong trường hợp này, bạn hãy lịch sự chỉ ra rằng bạn không mong đợi ý kiến của họ và đề nghị họ dành thời gian tập trung giải quyết vấn đề của chính họ. Tất nhiên, nếu bạn hỏi ý kiến của họ, ít nhất bạn cũng phải tôn trọng thực tế rằng họ đã quên mất là phải lịch sự một cách lặng lẽ và nói một cách trung thực.

2. Tâng công họ

Nếu chỉ vì những người phản đối thường xuyên chống đối thì không có nghĩa là sự chống đối của họ là vô tác dụng. Tâng công họ vì đã giúp bạn nhận ra những thiếu sót tiềm tàng và các yếu tố rủi ro trong các kế hoạch của bạn. Cảm ơn họ đã quan tâm nhiều và chia sẻ quan điểm. Nói với họ rằng bạn sẽ xem xét ý kiến của họ và sẽ báo lại cho họ sau khi đã thử. Bạn có thể tranh luận với họ nhưng sao không dành năng lượng một cách hiệu quả hơn?

3. Đáp trả sự chống đối của họ

Những người phản đối đưa ra sự chống đối vô căn cứ thường gây bức xúc nhất. Nếu họ phát biểu trên cơ sở hiểu biết của họ thì ý kiến của họ còn đáng xem xét. Công việc bạn phải làm tại nhà cũng vậy.  Hãy chỉ cho họ cơ sở lập luận (không phải quan điểm) ủng hộ mạnh mẽ cách làm của bạn. Hãy nói về cách làm của bạn một cách bình tĩnh và có phương pháp. Bạn càng chỉ ra một cách khách quan rằng họ đang mắc lỗi thì họ cành nhanh cảm thấy xấu hổ. Lần sau, họ sẽ không đưa ra những ý kiến không ủng hộ theo cách như vậy nữa. Hãy chắc chắn rằng cơ sở lập luận của bạn là chính xác, nếu không bạn sẽ biến mình thành người lố bịch và bị chê cười.  

4. Kết nạp họ

Có lẽ bạn có một chút lạc quan về ý tưởng mới của mình. Có thể bạn có thói quen chỉ thấy phần lạc quan mà bỏ qua những rào cản quan trọng đối với kế hoạch của bạn. Không ai khác ngoài một người phản đối có thể giúp bạn dọn đường và bước tiếp một cách thuận lợi. Hãy nói với người phản đối bạn rằng bạn ghi nhận việc anh/ chị ta đã phát hiện ra những thách thức trong tương lai. Hãy thật thông minh. Hãy mời anh/ chị ta thamgia với bạn trong hành trình đó và giúp giải quyết các vấn đề trước khi chúng phá hủy toàn bộ tiến trình. Trong trường hợp xấu nhất, người phản đối bạn sẽ chống đối và trong trường hợp tốt nhất, bạn sẽ có sự giúp đỡ của một đồng minh đáng giá.   

5. Loại bỏ họ

Nếu những người này luôn làm bạn thất vọng thì bằng mọi cách hãy chấm dứt quan hệ với họ. Hãy tìm một công việc mới nếu bạn phải làm như vậy hoặc tránh các buổi tụ họp gia đình. Không ai buộc phải chịu đựng sự đau khổ của những người khác hoặc chịu đựng sự phản đối vì quyền lợi của chính họ. Hãy nói không với những người tầm thường. Hãy kiểm soát môi trường của bạn và dành thời gian cho những người ủng hộ và khích lệ bạn. Tôi chính là người không phản đối điều này.

5 bài học từ những doanh nhân thành công sau một đêm

Hai doanh nhân này đã từng bị ám ảnh về thất bại. Nhưng họ không bao giờ ngừng nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu họ thành công.

' v:shapes="_x0000_i1030">

Khi Brittany Hodak và Kim Kaupe khai trương 'ZinePak, một công ty giải trí có trụ sở tại thành phố New York cách đây hai năm rưỡi, họ đã biết rằng họ còn phải học rất nhiều điều. Rõ ràng, họ là những người học khá nhanh vì năm nay họ đã lọt vào danh sách Advertising Age's 40 Under 40 và hiện tại công ty  'ZinePak đang đua tranh danh hiệu  Công ty khởi sự của năm do tạp chí Wall Street Journal khởi xướng trong loạt chương trình tài liệu trực tuyến. Nhưng đây là danh sách ngắn. Bên cạnh vô số giải thưởng và bằng khen, những doanh nhân trẻ cũng đã tạo lập được mối quan hệ đối tác với những người nổi tiếng như  Taylor Swift, KISS, Justin Bieber, và Beach Boys để bán gần sản phẩm của 'ZinePak tại 18 quốc gia, đây đều là những ấn phẩm đặt riêng.

Một trong những việc thông minh nhất một doanh nhân có thể làm là học từ những người khác, những người đã được ghi nhận là thành công. Vì vậy tôi đã hỏi Hodak về những bài học quan trọng nhất mà cô và Kaupe thu được trong hành trình đầy ấn tượng của họ. Dưới đây là những gì cô chia sẻ:

Bài học thứ 1: Luôn đi trước hai bước

Là chủ doanh nghiệp có nghĩa là bạn phải luôn đón nhận những thách thức mới và tìm kiếm các cơ hội mới ngay cả khi bạn đã đang trên con đường thành công. Đừng chờ tới khi gặp thất bại hay trở ngại rồi mới bắt đầu tìm kiếm các cơ hội thay thế.

Ví dụ:  Kim và tôi đã lập nên công ty 'ZinePak năm 2011 với trọng tâm là nâng cao trải nghiệm đối với đĩa CD. Chúng tôi đã trở thành đối tác của Walmart với sự tin tưởng rằng những người hâm mộ âm nhạc sẽ muốn sở hữu nhiều đĩa CD hơn khi chúng được đóng gói chung với các tạp chí dành cho người hâm mộ với mức giá đặc biệt, và chúng tôi đã đúng. Mặc dù chúng tôi đã tăng trưởng tới 350% trong năm 2012 và đạt 15 triệu đô la tiền doanh thu từ các sản phẩm của ZinePak, nhưng chúng tôi cũng biết rằng người hâm mộ cũng tiếp cận với các giai điệu yêu thích của họ qua các dịch vụ trực tuyến. Chúng tôi phải đón trước sự thị thay đổi trên thị trường.

Bài học thứ 2: Đừng bao giờ làm người thông minh nhất trong phòng

Tập trung trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại hơn là một người làm tuyệt vời. Hãy tuyển dụng những chuyên gia và nhân viên giỏi nhất để bạn không bao giờ phải là người hiểu biết nhất về tương lai của công ty.

Ví dụ:  Đầu tiên tôi đã nghĩ chìa khóa thành công là biết càng nhiều càng tốt về mọi thứ. Tôi đã dành hàng tháng trời để cố gắng nắm bắt chi tiết về ngành sản xuất in ấn, tiếp thị bán lẻ, PR, bán hàng và hàng tá kiến thức khác. Nhưng tôi đã nhanh chóng kiệt sức và hiệu quả làm việc cũng rất thấp. Ngay cả khi bạn giỏi về nhiều lĩnh vực, bạn cũng chỉ nên chú trọng vào một vài trong số đó. Một công ty không thể phát triển nếu chỉ có một người làm hầu hết các công việc. Đội ngũ của ZinePak hiện nay gồm 6 nhân viên giỏi, mỗi người đều giỏi nhất ở lĩnh vực chuyên môn của họ: một kế toán viên giỏi, một chuyên viên pháp lý tuyệt vời, hàng tá các chuyên gia làm việc tự do (freelancers) và một trong những huấn luyện viên kinh doanh giỏi nhất ngành.

' v:shapes="_x0000_i1031">

Brittany Hodak và Kim Kaupe

Bài học thứ 3: Xin tha thứ dễ hơn xin phép

Dù bạn đang tìm kiếm một giải pháp sáng tạo hơn cho một vấn đề hoặc một kênh khác với các kênh truyền thông thông thường để tạo ra một việc nào đó, thì câu sau vẫn đúng: Xin lỗi sau còn dễ hơn là xin phép trước.

Ví dụ:  Đôi lúc các kênh kinh doanh thông thường không thể giúp hoàn thành mọi việc. Năm ngoái,  Kim và tôi đã áp dụng chiến lược "tiền trảm hậu tấu” để bật đèn xanh cho các dự án và có được các cuộc họp có hiệu quả cao hơn, quảng cáo hiệu quả hơn cho  ZinePak. Dù là hẹn trước một cuộc phỏng vấn không do các chuyên gia truyền thông thực hiện hay tiến hành cuộc họp theo kiểu du kích với một diễn viên sau hậu trường mà không hẹn trước lịch với người quản lý thì quan trọng là bạn hãy làm với thái độ bất chấp tất cả để phát triển công ty.

Bài học thứ 4: "Không" không phải lúc nào cũng có nghĩa là "không"

Đừng cho rằng “không”có nghĩa là bạn không nên tiếp tục đối thoại với người mà bạn đang muốn làm việc cùng. Và cũng đừng bao giờ nhận câu trả lời “không” từ người không có thẩm quyền nói “có” với bạn.

Ví dụ: Bán một một ý tưởng cho một người ở vị trí cấp dưới có nghĩa là anh/chị ta sẽ phải dành thời gian trình ý tưởng của bạn lần lượt với từng cấp cao hơn rồi mới tới được người ra quyết định cuối cùng. Đây không phải là cách sử dụng thời gian và nguồn lực hiệu quả. Hãy gặp trực tiếp người ra quyết định sau cùng bất cứ khi nào có thể ngay cả khi khó chen vào lịch trình kín đặc của họ. Nỗ lực nhiều hơn sẽ bõ công hơn. Và nếu ông /bà ta đồng ý ngay lập tức thì hãy tiếp tục theo đuổi mối quan hệ.

Bài học thứ 5: Đừng e ngại những thứ chưa biết

Đừng cảm thấy như bạn cần phải có tất cả các câu trả lời và tiên đoán về tương lai. Hãy tuyển những người thông minh và cam kết đưa ra những quyết định tốt nhất có thể với những thông tin sẵn có vào một thời gian định sẵn.

Ví dụ: Khi Kim và tôi quyết định từ bỏ công việc chúng tôi đang làm tại công ty và mở công ty riêng, chúng tôi đã dành nhiều thời gian nói chuyện về những việc chúng tôi có thể làm nếu việc kinh doanh thất bại. Thậm chí chúng tôi còn chưa bao giờ tính đến những gì chúng tôi sẽ làm nếu việc kinh doanh thành công. Chắc chắn chúng tôi đã không nghĩ được rằng chỉ trong vòng hai năm chúng tôi đã có một công ty giải trí hàng đầu thế giới trị giá nhiều triệu đô la với kênh phân phối rải khắp toàn cầu! Mỗi ngày chúng tôi phải đối mặt với những thách thức mới và phải ra nhiều quyết định mới. Chúng tôi đã học được rằng có rất ít quyết định bất di bất dịch và lại càng ít quyết định không thể nào khôi phục được. Hãy khởi đầu công ty bạn với sự tự tin chứ không phải là sợ hãi để định sẵn phong thái thành công ngay cả khi phải đối mặt với những điều bạn không biết.

(Dịch từ Inc)

8 lời hứa bạn nên thực hiện hàng ngày

Để tạo nên sự khác biệt tại nơi làm việc, trong cuộc sống riêng của bạn và trong cuộc sống của những người khác, hãy đọc những lời thề này với chính thân bạn hằng ngày và làm theo chúng.

' v:shapes="_x0000_i1032">

8 lời hứa tạo cần thực hiện mỗi ngày để tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của bạn và những người khác

Bạn có thể là một doanh nhân có óc phân tích, thích các số liệu và có cách nhìn nghiêm khắc nhưng rốt cuộc thì việc kinh doanh có liên quan đến con người.

Điều đó có nghĩa là kinh doanh có liên quan đến các cảm xúc: cả cảm xúc của bạn và những người bạn tương tác hằng ngày.

Bạn muốn tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn và trong cuộc sống của những người bạn quan tâm ở cả khía cạnh nghề nghiệp và cá nhân?  

Hãy nói những điều này với bản thân hằng ngày và sau đó hãy thề tuân theo những lời cam kết đó:

Tôi sẽ trả lời các câu hỏi chưa được đặt ra

Có thể họ còn do dự. Có thể họ cảm thấy không chắc chắn. Có thể họ xấu hổ. Dù lý do là gì thì mọi người cũng thường đặt những câu hỏi khác với câu hỏi họ thực sự muốn bạn trả lời.  

Một nhân viên có thể hỏi bạn liệu họ có nên theo một số khóa học về kinh doanh hay không; thực ra anh ta muốn biết liệu bạn có cho rằng anh ta có thể phát triển được ở công ty bạn hay không. Anh ta hi vọng bạn sẽ nói bạn tin rằng anh ta có nhiều cơ hội ở công ty và cũng hi vọng bạn sẽ chia sẻ lý do tại sao bạn nghĩ như vậy.

Chồng bạn có thể hỏi liệu bạn có nghĩ rằng người phụ nữ ở buổi tiệc đang tán tỉnh anh ấy không; điều anh ấy thực sự muốn biết là liệu bạn vẫn nghĩ rằng anh ấy có đáng để người khác tán tỉnh và vẫn còn hấp dẫn trong mắt bạn hay không. Anh ấy hi vọng bạn sẽ nói có và sẽ rất vui nếu bạn nói lý do tại sao bạn thấy vậy.

Đằng sau nhiều câu hỏi là một câu hỏi chưa được nêu ra.

Hãy chú ý để có thể trả lời câu hỏi đó bởi đó là câu trả lời người ấy không chỉ muốn mà còn rất cần.

Tôi sẽ từ chối chờ đợi

Bạn không cần phải đợi để được phát hiện ra. Bạn không phải chờ để được chấp nhận. Bạn không phải chờ để được người khác giúp mình.

Bạn có thể thử làm bất cứ điều gì mình muốn ngay bây giờ.

Bạn có thể không thành công nhưng bạn không phải chờ đợi.

Đừng chờ đợi.

Tôi sẽ ghi nhận những điều chưa được ghi nhận

Một số công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là kỹ năng. Đóng bao bì hàng hóa ở cửa hàng tạp hóa, vận chuyển bưu kiện, tiễn khách đều là những việc khá dễ dàng. Sự khác biệt ở đây là ở nỗ lực.

Đừng chỉ nói “cảm ơn” với những người làm những công việc bạc bẽo. Hãy mỉm cười. Nhìn vào mắt họ. Trao đổi những lời nói tử tế.

Xung quanh bạn là những người làm việc chăm chỉ mà rất ít hoặc không được công nhận. Hãy cam kết trở thành người nhận ra ít nhất là một người trong số họ mỗi ngày.

Bạn tôn trọng người khác thì sẽ được người khác dành cho sự tôn trọng đặc biệt- sự tôn trọng xuất phát từ sự khác biệt mà bạn tạo ra dù chỉ là thoáng qua trong cuộc sống của người khác.

Tôi sẽ trao quyền hành động chứ không phải là lời chỉ dẫn  

Bạn là sếp. Bạn biết phải làm gì. Vì vậy sẽ là tự nhiên khi bạn bảo nhân viên phải làm việc gì và làm như thế nào.

Làm như vậy bạn đã dập tắt tính sáng tạo và coi nhẹ kinh nghiệm cũng như kỹ năng của họ.

Hãy để người khác quyết định đâu là cách tốt nhất để bạn tôn trọng năng lực và tin tưởng khả năng đánh giá của họ.

Trong thế giới chỉ toàn mệnh lệnh và kiểm soát, thì được tự hành động là một món quà tự do mà ai  cũng có thể trao đi.

Tôi sẽ ngừng lại và thưởng thức những đóa hồng của mình

Bạn có những kế hoạch lớn. Bạn có những mục tiêu lớn. Bạn không bao giờ thỏa mãn bởi vì sự hài lòng sẽ sinh ra sự tự mãn.  

Vì thế hầu như lúc nào bạn cũng cảm thấy không hạnh phúc vì bạn nghĩ nhiều về những thứ bạn không đạt được, chưa làm và không có.

Hãy dành một lúc để nghĩ về những gì bạn đang có ở cả khía cạnh nghề nghiệp và cá nhân. Lúc này chính là lúc bạn thấy mình có nhiều hơn những gì bạn từng nghĩ đến.

Chắc chắn là bạn phải luôn phấn đấu để đạt được nhiều hơn nhưng việc cũng luôn dành chút thời gian nhận ra những thứ mình đang có, đặc biệt là các mối quan hệ của bạn quan trọng hơn bất cứ thứ gì bạn muốn có được.

Không giống như một mong muốn, những thứ bạn đang có không phải là một hi vọng, một mong ước hay một giấc mơ. Những gì bạn có là hiện thực.

Và hiện thực đó rất tuyệt vời, nó là của bạn.

Hãy hiểu rõ giá trị của nó.

Tôi sẽ nhìn dưới lớp bề mặt

Đôi lúc mọi người phạm sai lầm. Đôi lúc họ phá bĩnh.

Khi những điều đó xảy ra, sẽ là tự nhiên nếu bạn cho rằng họ không lắng nghe hoặc không quan tâm. Nhưng thường là có lý do sâu xa hơn. Họ có thể cảm thấy bị áp chế. Họ có thể cảm thấy không có quyền hành gì. Họ có thể cảm thấy nản lòng hoặc thiệt thòi bị phớt lờ hoặc không quan tâm.

Nếu bạn nắm quyền điều hành, dù tại nơi làm việc hay ở nhà, bạn có thể sẽ phải giải quyết những sai lầm. Nhưng sau đó hãy xem lại những hành động trong quá khứ dẫn đến các vấn đề còn ẩn sâu bên dưới.  

Ai cũng phải tuân theo kỉ luật, thấu hiểu, cảm thông và giúp đỡ người khác giải quyết những vấn đề lớn hơn đã đưa tới sai lầm đó.

Sau cùng thì, có thể chính bạn cũng gây ra vấn đề đó.

Tôi sẽ biến yêu thương thành hành động

Bạn yêu công việc của mình. Khi bạn làm việc thì cảm xúc đó thể hiện trong mọi việc bạn làm và mọi lời bạn nói.

Bạn yêu gia đình mình. Vậy khi bạn ở bên cạnh họ, cảm xúc đó có thể hiện ở mọi việc bạn nói và làm không?  

Yêu thương là một cảm xúc, và cảm xúc thì thường ích kỷ. Hãy biến các cảm xúc của bạn thành hành động. Hãy yêu một cách tích cực những người bạn yêu. Hãy cho họ thấy bạn yêu họ bằng lời nói và việc làm.

Khi bạn biến yêu thương thành một động từ thì những người bạn quan tâm biết chính xác bạn đang cảm thấy như thế nào. Hãy chắc chắn là họ biết điều đó.

Tôi sẽ là chính mình

Bạn lo lắng về những điều những người khác nghĩ. Tất nhiên là bạn có cố gắng nỗ lực vất vả thế nào thì bạn cũng không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người.

Nhưng bạn có thể làm rất nhiều việc cho những người mà bạn yêu quý.

Và bạn có thể thể hiện mình tốt nhất.

Hãy là chính mình. Đó là điều bạn có thể làm tốt hơn bất cứ ai.

(Dịch từ Inc)

3 cách tìm kiếm ý tưởng sản phẩm nổi bật

Có vô vàn sản phẩm và dịch vụ đang cần được tạo ra. Câu hỏi đặt ra là bạn đã tìm đúng chỗ chưa? Dưới đây là ba cách giúp bạn tìm thấy ý tưởng về một sản phẩm xuất sắc và biến chúng thành hiện thực:

Là một doanh nhân, bạn sẽ thấy mặc dù không thích nhưng bạn thường phải nhắc nhiều đến cụm từ: “Sao trước đây mình không nghĩ đến điều này nhỉ”? Bạn mở một quyển tạp chí hoặc xem một chương trình truyền hình và thấy một sản phẩm có tiềm năng hứa hẹn sẽ tạo được thành công vang dội. Ý tưởng thật đơn giản và kinh phí mở công ty cũng ít khiến bạn không khỏi ghen tị.

Bí quyết ở đây là tránh day dứt với cảm giác là mình đã lỡ mất cơ hội tạo ra một thứ thật đặc biệt. Có vô vàn sản phẩm và dịch vụ đang cần được tạo ra. Câu hỏi đặt ra là bạn đã tìm đúng chỗ chưa?

Dưới đây là ba cách giúp bạn tìm thấy ý tưởng về một sản phẩm xuất sắc và biến chúng thành hiện thực:

1. Hãy là khách hàng đầu tiên của bạn

Một số sản phẩm thành công nhất được tạo ra xuất phát từ nhu cầu của cá nhân muốn giải quyết một vấn đề nào đó hơn là từ mong muốn thu được lợi nhuận. Đây là lý do tại sao những người tạo ra các sản phẩm thành công thường nói rằng họ có được ý tưởng lớn bằng việc giải quyết một vấn đề trong chính cuộc sống của họ. Những người này cũng là khách hàng đầu tiên của chính họ.

Hãy bắt đầu quan sát cuộc sống của chính bạn. Có vấn đề nào cần phải giải quyết? Không quan trọng đó là vấn đề đơn giản hoặc giải pháp có thể vô lý đến đâu. Vấn đề là giải quyết được vấn đề đó sẽ làm cuộc sống trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

2. Sản xuất mẫu sản phẩm đầu tiên một cách nhanh chóng

Thứ duy nhất ngăn cản bạn tạo ra một sản phẩm mới không phải là thiếu ý tưởng mà là thiếu cách thực hiện. Đó là lý do tại sao tạo ra mẫu sản phẩm đầu tiên càng sớm càng tốt cũng quan trọng như việc có được ý tưởng ban đầu. Mẫu sản phẩm đầu tiên giúp bạn thấy sản phẩm của mình vận hành thế nào trong đời thực và liệu nó có giải quyết được vấn đề hoặc thể hiện các chức năng như bạn hình dung không.

Ví dụ như trường hợp của Ryan French. Anh đã từng thất vọng với màn hình cảm ứng của chiếc điện thoại smartphone lúc chơi game. Mặc dù anh không phải là một doanh nhân thời vụ hay có kinh nghiệm trong việc chế tạo, nhưng anh đã giải quyết vấn đề này bằng cách tự tạo ra một đoạn clip giúp gắn chiếc điện thoại dùng hệ điều hành android của anh với một thiết bị điều khiển trò chơi. Với sự phát triển của ngành công nghiệp game như hiện nay, anh biết mình có thể bắt đầu một ngành kinh doanh. Vì vậy anh đã cho ra mắt sản phẩm Game Klip, đã giành chiến thắng trong cuộc thi Shopify Build-a-business competition 2012 dành cho hạng mục tiện ích và điện tử.

Một trong những nguồn giúp tạo ra mẫu sản phẩm là Trident Design, một cửa hàng bán đồ sáng tạo có thể giúp biến rất nhiều ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Tùy thuộc vào phạm vi của dự án, chi phí có thể từ vài trăm đô la.

3. Sẵn sàng thích ứng

Khi Shazi Visram lập nên công ty Happy Family có trụ sở tại New York, cô đã mở công ty với tầm nhìn sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh một loại thực phẩm mới tốt cho sức khỏe của các em bé. Nhưng khi tung ra dòng sản phẩm thức ăn trẻ em động lạnh, cô mới nhận ra rằng các bậc phụ huynh không lựa chọn thức ăn đông lạnh cho con cái họ ở khu vực đồ đông lạnh mà họ tới khu vực đồ trẻ em.

Visram đã chuyển hướng từ khu vực máy làm lạnh  sang dòng sản phẩm hữu cơ có thời hạn bảo quản lâu. Giờ đây công ty đang trên đà phát triển nhanh. Năm ngoái, Happy Family đã đạt được tổng doanh thu là 62,8 triệu đô la từ mức chưa tới 2 triệu đô la năm 2008.

Hãy cởi mở hơn để thích ứng trên con đường kinh doanh của bạn. Nếu bạn quá bướng bỉnh và quá yêu ý tưởng ban đầu của mình, có thể bạn lại để lỡ mất thành công mà bạn đang tìm kiếm.

Bí quyết xây dựng thương hiệu trường tồn của Lego

Điều gì đã khiến thông điệp của công ty đồ chơi này lại có sức lan truyền đến thế và làm thế nào để bạn cũng có thể làm được như vậy? Dưới đây là bốn khối xây dựng tạo nên thành công của Lego

Mọi người đều biết bạn đang nói đến cái gì khi bạn nhắc tới Lego. Thương hiệu đồ chơi xếp hình đã có một vị trí vững chắc tại các gia đình trên khắp toàn cầu từ khi mới thành lập năm 1932 và sự trường tồn của thương hiệu này tuyệt đối không phải do may mắn mà có. 

Công ty vẫn tiếp tục theo đuổi sứ mệnh cốt lõi của họ, đó là tạo động lực cho trẻ em suy nghĩ một cách sáng tạo. Nhưng công ty cũng có sự phát triển theo thời gian với việc luôn thay đổi các sáng kiến tiếp thị- từ việc trở thành đối tác của NASA trong một dự án cho phép trẻ em xây dựng “phi cơ của tương lai” để ra mắt bộ xếp hình mới của Lego dành cho bộ phim về siêu nhân mới-Người Thép.

Điều gì đã khiến thông điệp của công ty đồ chơi này lại có sức lan truyền đến thế và làm thế nào để bạn cũng có thể làm được như vậy? Dưới đây là bốn khối xây dựng tạo nên thành công của Lego:

1. Kiên định là chìa khóa

Các tiêu chuẩn chất lượng của Lego luôn ở mức độ cao nhất. Mỗi viên gạch của Lego đều được đánh số đặc biệt, tương quan với khuôn mẫu tạo ra nó. Với phương pháp này, Lego có thể  tự hào về một trong những sản phẩm đồng nhất nhất trong lịch sử. Kể từ năm 1958 (năm Lego sản xuất khối xếp hình đầu tiên), các hình khối đồ chơi của Lego vẫn không có gì thay đổi. Công ty đã sản xuất nhiều bộ đồ chơi khác nhau và nhiều bộ phụ kiện khác nhưng sự thống nhất của sản phẩm vẫn giữ nguyên như vậy. Là một doanh nhân trẻ, quan trọng là bạn cần không những đưa ra những sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao vuwotj quá cả sự mong đợi của khách hàng.

2. Có sự phối hợp trong quá trình thiết kế

Vì thiết kế là một nhân tố trong thành công của Lego nên công ty sẽ sụp đổ nếu mảng này  gặp vấn đề. Cuối những năm 1990 thực sự là thời kỳ bùng nổ của công ty này. Doanh số bán hàng tăng cao, công viên LEGOLAND khai trương địa điểm đầu tiên tại Mỹ ở Carlsbad, bang California và bọn trẻ được chơi thoải mái với các khối gạch xếp hình như thể không có ngày mai. Với thành công này, Lego đã phạm một sai lầm trong việc đánh giá, công ty này đã để nhóm thiết kế quá tự do làm việc. Số lượng các khối gạch được thiết kế đặc biệt tăng từ  7.000 lên 12.400 kéo theo chi phí sản xuất tăng nhưng lượng cầu lại không tương xứng. Thay vì từ từ xuống dốc, cuộc khủng hoảng đã tạo cảm hứng cho công ty suy nghĩ lại về qui trình thiết kế của họ. Lego đã thực hiện một qui trình ra quyết định có tính hợp tác, có nghĩa là mọi đề xuất đều phải đem ra bỏ phiếu trong nhóm thiết kế. Hiện giờ, Lego đã cắt giảm và quay về con số 7.000 khối xây dựng và đang phát triển mạnh mẽ. Đối với một doanh nhân trẻ thì điều quan trọng là phải chèo lái được con thuyền của bạn nhưng không được bỏ qua sức mạnh của cả nhóm và đón nhận ý kiến phản hồi của các nhân viên cũng như khách hàng.

3. Làm rõ sứ mệnh của bạn

Tuyên ngôn sứ mệnh của Lego là: “Mục đích cuối cùng của chúng tôi là truyền cảm hứng và phát huy tư duy  sáng tạo của trẻ em, giúp các em suy luận một cách có hệ thống và thể hiện tiềm năng tạo dựng tương lai của chính các em- hãy trải nghiệm khả năng vô tận của con người”.

Bạn có thể dễ dàng thấy triết lý này trong từng sản phẩm và sự nổi bật của chúng khiến các bậc phụ huynh không ngần ngại quyết định mua cho con. Khi bạn mở công ty mới, hãy dành thời gian suy nghĩ về tuyên ngôn sứ mệnh của bạn. Đó là nền tảng của công ty bạn, nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng và những giá trị bạn đem lại sẽ là điều các khách hàng sẽ nhớ mãi.

4. Duy trì cảm hứng

The Adult Fans of Lego là một tổ chức lớn, tập hợp những tín đồ trung thành của Lego thường tổ chức các cuộc gặp gỡ cả trực tuyến và trực tiếp trên các trang như Reddit. Họ chính là minh chứng cho khả năng của Lego trong việc truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của mọi trẻ em và theo đuổi chúng cho tới tận khi trưởng thành. Với việc phát triển một sản phẩm không ngừng khơi gợi trí sáng tạo, mọi người sẽ không chỉ nhớ về sản phẩm đó mà còn quay trở lại với nó.

Làm thế nào để đạt được mọi thứ bạn muốn?

Hiển nhiên bạn muốn thành công trong mọi việc mình làm. Dưới đây là những cách giúp bạn đạt được điều đó

Đạt được những gì bạn muốn trong sự nghiệp và cuộc sống không hề khó khăn như bạn nghĩ.

Tôi rất may mắn cả về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân và đã biết được 7 chiếc chìa khóa giúp tạo nên sự may mắn đó. Thực chất, trong mọi việc, tôi luôn đặt người khác lên trước rồi sau đó mới tính đến những gì mình mong muốn. Tôi sẽ viết chi tiết về điều này trong cuốn sách thứ ba (sẽ xuất bản năm sau) của mình. 

Trong lúc đó, bạn có thể nghiên cứu bí quyết giúp bạn thành công trong mọi việc mình làm:

Trước tiên hãy lắng nghe đã và đừng bao giờ ngừng lắng nghe

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng nhất trong các mối quan hệ cá nhân và công việc. Ernest Hemingway đã từng nói rằng: "Khi mọi người nói, bạn hãy lắng nghe trọn vẹn. Hầu hết mọi người không bao giờ lắng nghe”. Điều này thật buồn nhưng lại rất thật: Hầu hết mọi người đều có lịch trình riêng và quá bận rộn nói (hoặc chờ để được nói) nên không thể lắng nghe bạn. Vì vậy nghịch lý ở đây là: Nếu bạn (không giống những người khác) có thể thực sự lắng nghe với sự thấu hiểu thì mọi người sẽ thích bạn và sau cùng sẽ trao cho bạn những gì bạn muốn.

Giúp đỡ những người khác

Đây lại là một nghịch lý khác nhưng lại rất hiệu quả: Khi bạn muốn điều gì đó từ ai đó, thay vì hỏi xin, hãy giúp người đó có được thứ mà ông/bà ta muốn. Nếu bạn không biết ông/bà ta muốn gì, thì chỉ cần hỏi một cách đơn giản: “Tôi có thể giúp gì cho ông/bà”? Vì có quá nhiều người chỉ muốn tư lợi cho bản thân nên khi bạn thực sự tìm cách giúp những người khác thành công với các mục tiêu và mơ ước của họ thì bạn sẽ trở nên nổi bật. Và những người đó sẽ thực tâm giúp lại để bạn đạt được thành công và trao cho bạn mọi thứ bạn muốn. Hãy giúp những người khác trước mà không màng đến bất cứ thứ gì, và những gì bạn nhận lại được sẽ rất to lớn. 

Hãy là chính mình: Đáng tin, Minh bạch và Mềm yếu

Oprah Winfrey đã từng tuyên bố rằng "Tôi đã không biết rằng là đáng tin cậy theo cách của chính mình lại khiến tôi giàu có đến thế. Nếu biết trước thì tôi đã thực hiện từ sớm hơn”. Các chuyên gia, đặc biệt là các thế hệ trước đã từng có thời gặp khó khăn với sự đáng tin cậy và minh bạch tại công sở. Mọi người, đặc biệt là nam giới và những người kém hiểu biết thường cảm thấy dễ bị tổn thương trong giai đoạn khó khăn. Nhiều người cũng không chắc chắn nên hé lộ bao nhiêu thông tin trên mạng, tại nơi làm việc hay với những người bạn mới gặp. Nhưng thật khó lựa chọn vì sự đáng tin cậy, minh bạch và mềm yếu đều xuất phát từ sự tin cậy. Và khi mọi người tin cậy bạn, họ sẽ làm bất cứ điều gì vì bạn. Hãy cởi mở với mọi người, nắm lấy cơ hội và bạn sẽ được trả công xứng đáng.

Hãy kể chuyện chứ đừng bán

Cũng quan trọng như việc lắng nghe và giúp đỡ người khác, để có được những gì mình muốn, cuối cùng bạn phải nói cho mọi biết thứ đó là gì. Nhưng không ai muốn bị bán hàng cả. Vì thế, dù bạn đang cố gắng bán một sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hay chính bản thân, hãy từ bỏ việc “bán”. Thay vào đó, hãy tập trung kể một câu chuyện thật hay, quyến rũ khán giả của mình, hãy làm sống động những gì tương lai sẽ đem lại và vẽ nên một bức tranh thật đẹp về những gì sẽ xảy ra nếu bạn có được những thứ bạn muốn. Khi bạn giỏi kể chuyện, mọi người sẽ muốn trở thành một phần của câu chuyện đó và họ muốn giúp những người khác cũng trở thành một phần của câu chuyện đó.

Truyền đam mê vào mỗi sự tương tác

Sự đam mê có thể lây nhiễm và sự thiếu đam mê cũng vậy. Nếu bạn không đam mê những gì mình đang nói đến thì tại sao những người khác lại phải quan tâm tới nó? Nếu bạn muốn thứ gì đó, bạn phải hào hứng và tận tâm hơn với nó hơn bất cứ ai khác. Nếu bạn không đam mê nó thì có thể nó không thực sự quan trọng với bạn. Không phải mọi người đều có siêu năng lượng và hướng ngoại, mặc dù những phẩm chất này có thể giúp truyền đi sự đam mê trong nhiều trường hợp. Chỉ riêng niềm đam mê và năng lượng thôi cũng đã giúp tôi tốt nghiệp đại học và có công việc đầu tiên. Nhưng sau cùng, bạn không cần phải xô đổ các bức tường để thuyết phục ai đó về thứ gì đó. Bạn chỉ cần bộc lộ niềm đam mê thực sự của bạn theo cách chân thành nhất với bạn. 

Gây ngạc nhiên và thích thú đối với những người khác

Bạn có biết rằng khi bạn rảo bước trong một casino (sòng bạc), luôn có một chiếc máy đánh bạc ở phía sau nói với cả thế giới rằng có một người đang sắp vớ được món hời không? Đây chính là cái mà các nhà tâm lý xã hội học gọi là những phần thưởng thay đổi. Bạn không biết khi nào mình sẽ thắng, bạn chỉ thấy mình có những trải nghiệm tích cực rằng mình cảm thấy hứng khởi ngay cả khi bạn không giành chiến thắng. Khi bạn gây ngạc nhiên và thích thú cho người khác thì bạn không chỉ làm họ vui mà bạn còn nhắc cho họ nhớ rằng bạn là kiểu người có thể khiến họ nhanh chóng cảm thấy ngạc nhiên và thích thú thêm. Một số ví dụ kinh điển là: mua hoa về nhà tặng vợ mà không có lý do gì, nói với một khách hàng là đơn hàng của anh ta sẽ được chuyển tới vào tuần sau nhưng ngay sáng hôm sau đã chuyển hàng, và giờ hãy báo cho một khách hàng bất kỳ rằng cô ấy đã trúng một giải thưởng. Nếu bạn biết vượt qua khỏi lối mòn cũ để tạo ra những trải nghiệm đặc biệt cho mọi người vào lúc họ ít trông đợi nhất, bạn sẽ nhận được những kết quả rất to lớn.

Dùng bốn từ quan trọng nhất trong kinh doanh và cuộc sống của bạn

Hãy nói "Tôi xin lỗi" khi bạn mặc lỗi và “cảm ơn” càng nhiều càng tốt. Những từ này thật đơn giản, thế mà mọi người thường coi nhẹ tầm quan trọng của việc nói ra chúng. Ai cũng mắc lỗi và ai cũng biết điều đó. Vấn đề không phải là bạn mắc lỗi mà là khi mắc lỗi bạn quá tự cao hoặc quá xấu hổ đến mức không dám bộc lộ sự mềm yếu, ân hận và xin lỗi. Chỉ cần nói "Tôi xin lỗi" và để người khác tha thứ cho bạn để bạn có thể tiếp tục tiến lên và sau cùng đạt được những gì mình muốn. Ngược lại, những lời biết ơn chân thành tới mọi người cũng là cảm xúc đầy sức mạnh để truyền đi và mở ra nhiều cánh cửa. Tôi đã gửi 3 tấm thiệp cảm ơn viết tay mỗi sáng. Tôi gửi chúng cho nhân viên, khách hàng, các nhà cung cấp, giới truyền thông và bạn bè và tôi không chỉ phát hiện ra rằng mọi người rất thích nhận những tấm thiệp mà việc viết  dòng “cảm ơn” đã giúp tôi có những suy nghĩ tuyệt vời để khởi đầu ngày mới. Thật ra đây không phải chỉ là việc gửi thiệp mà là việc có sự ghi nhận sâu sắc và quan tâm tới mọi người và thế giới xung quanh bạn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Tôi rất muốn biết suy nghĩ của bạn về 7 ý tưởng trên đây. Hãy để lại lời bình luận của bạn nhé.

Học tiếp thị từ các bộ phim bom tấn hè 2013

Bất kể thương hiệu của bạn thế nào thì việc phối hợp với một đối tác để tiếp thị là một cách vô cùng hiệu quả để thế giới bên ngoài biết về công ty bạn và thu hút khách hàng mới

Các bộ phim bom tấn trong mùa hè năm nay và các thương hiệu lớn đã đồng hành với nhau từ nhiều năm nay từ thương hiệu kính mát Ray-Ban trong phim Men In Black cho tới các nhân vật của hãng phim hoạt hình được in trên các hộp bắp rang boe- nhưng mùa hè năm nay có sự khác biệt hơn hẳn. Việc hợp tác tiếp thị giữa các bộ phim và các thương hiệu dường như chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Mối quan hệ đối tác kiểu như vậy không còn dừng lại ở việc sử dụng các sản phẩm làm đạo cụ hay in các nhân vật trong phim trên bao bì sản phẩm. Mùa hè này, các bộ phim và các công ty họ hợp tác cùng đã trở nên gắn kết mật thiết, lôi kéo khách hàng theo chiêu thức nhiều đột phá. Trong nhiều trường hợp, các thương hiệu đã vào vai các nhân vật trong bộ phim, thực sự diễn các tình tiết  liên quan đến việc sử dụng và tiếp thị sản phẩm của họ trong bộ phim.

Dưới đây là ba bộ phim bom tấn đã áp dụng cách thức đem lại lợi ích ba chiều để hợp tác với các thương hiệu, sử dụng các phương tiện tiếp thị khác nhau và lúc đó thì cả bộ phim, thương hiệu và người tiêu dùng đều thắng lớn.

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể học tập cách lôi kéo người tiêu dùng thông qua việc hợp tác tiếp thị. Bất kể thương hiệu của bạn thế nào thì việc phối hợp với một đối tác để tiếp thị là một cách vô cùng hiệu quả để thế giới bên ngoài biết về công ty bạn và thu hút khách hàng mới..

 Monster University và Swiffer. Trong bộ phim của hãng Pixar, được phát hành dưới dạng 3D vào ngày 21/6, các nhân vật trong phim đã thực sự thể hiện hiệu quả của các sản phẩm làm sạch qua việc đề cập đến “công việc làm sạch khổng lồ”. Thông điệp này cộng hưởng với đoạn quảng cáo của hãng Swiffer mô tả các nhân vật trong bộ phim đang tạo ra một mớ hỗn độn lớn và làm sạch nó với khẩu hiệu: "Swiffer đem đến một ý nghĩahoàn toàn mới cho công việc làm sạch” . Kết quả là chiến dịch tiếp thị liên tục gắn sản phẩm với các nhân vật trong bộ phim đã lưu lại dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.

Chiến lược của bạn: Đừng ngại thể hiện một chút cá tính trong chiến dịch tiếp thị của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn tạo đột phá so với một đống các thông điệp tiếp thị mà các khách hàng vẫn thấy hằng ngày. Khi làm việc với một đối tác, hãy cố gắng thúc đẩy cá tính của cả đôi bên để tạo hiệu ứng lớn hơn nữa. Nhưng hãy luôn chắc chắn là bạn luôn gắn chặt với lợi ích thương hiệu của mình.

Captain America: The Winter Soldier  và Kiehl's. Mặc dù tới tháng 4 năm 2014  bộ phim này mới ra rạp, nhưng hãng Marvel Comics (hợp tác phát hành với hãng phim Disney), đã bắt đầu chiến lược tiếp thị độc đáo của mình với thương hiệu chăm sóc tóc và da Kiehl's. Không chỉ các cửa hàng bán lẻ của Kiehl được trang hoàng với các biển hiệu và sản phẩm có hình các nhân vật trong phim, gần đây Marvel cũng cho ra mắt một cuốn truyện tranh đặt hàng riêng có tên Captain America được đặt trong các cửa hàng của hãng Kiehl. Cuốn truyện tranh đó gần đây đã dược đính kèm theo tờ tập chí Wall Street Journal và khách hàng sẽ nhận được một cuốn khi họ mua hàng tại cửa hàng hoặc trực tuyến.

Chiến lược của bạn: Hãy nghĩ về các cách bạn và đối tác có thể quảng cáo dựa trên quan hệ đối tác của các bạn. Liệu bạn có thể tạo ra các sản phẩm có thể đứng độc lập, có thể đem lại giá trị cho người tiêu dùng không?  Nếu bạn muốn gây ngạc nhiên và thích thú cho khách hàng, hãy lên kế hoạch thật kỹ càng từ trước để tạo nên sự hồi hộp.

Iron Man 3 và Audi. Đây là một bộ phim siêu anh hùng khác ra mắt hồi tháng 5 đã rất sáng tạo trong cách tạo thương hiệu qua việc hợp tác. Quan hệ công chúng và sự liên kết sản phẩm đều đã đạt được các đỉnh cao trong phần tiếp theo này, trong đó có rất nhiều đoạn quảng cáo trên các tờ báo về văn hóa đại chúng và giải trí  bàn luận về chiếc xe mà Tony Stark , nhân vật chính trong phim lái.

Mối quan hệ đối tác đã cho phép hãng Audi đặt mẫu xe R8 mới bên cạnh nhân vật chính của bộ phim, người đã  dùng những năng lực siêu nhiên của mình trong thế giới đang thay đổi xung quanh anh. Ngôi sao của bộ phim, Robert Downey Jr. xuất hiện nổi bật tại Los Angeles đằng sau tay lái chiếc  2014 Audi R8 Spyder màu đỏ giống với chiếc xe ông lái trong phim, đưa chiếc xe từ màn ảnh ra ngoài đời thực.

Chiến lược của bạn: Khi bước vào chiến dịch hợp tác tiếp thị, hãy nghĩ kỹ về cách bạn sẽ làm để 2 thương hiệu không chỉ cùng tồn tại trong tâm trí khách hàng mà còn thúc đẩy lẫn nhau. Đối tác của bạn sẽ cung cấp những lợi ích nào mà bạn đang cần, và để đổi lại bạn sẽ trao cho họ những gì?

Dù bạn có thể không có một bộ phim bom tấn, nhưng bài học ở đây là quan hệ đối tác tiếp thị thực sự tốt luôn đem tới lợi ích 3 chiều và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mà chỉ một phía không thể đem tới được.

Để tăng doanh thu, hãy tập trung vào khách hàng cũ

Việc doanh nghiệp chú trọng chăm sóc chu đáo những khách hàng hiện tại là một trong những cách tốt nhất để tăng doanh thu trong tương lai.

Đội ngũ quản lý và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Nếu họ không dồn hết tâm huyết cho công việc thì khách hàng sẽ thuộc về các đối thủ cạnh tranh.

Nếu không có được một đội ngũ quản lý và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và có kỹ năng tốt thì những nỗ lực của cả doanh nghiệp sẽ dễ bị đổ xuống sông suống biển. Việc xác định và khắc phục những khiếm khuyết trong hoạt động chăm sóc khách hàng sẽ có thể góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp giữ được những khách hàng cũ và làm tăng doanh số bán hàng.

Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp hoạt động theo hướng B2B cần:

1. Tăng cường đào tạo những nhân viên sẽ tiếp xúc đầu tiên với khác hàng

Những nhân viên hàng ngày giao tiếp với khách hàng thường gây ấn tượng cho khách hàng mạnh hơn so với những nhân viên khác. Vì thế, đội ngũ nhân viên tiếp xúc đầu tiên với khác hàng sẽ đóng vai trò sống còn trong việc thu hút và duy trì khách hàng. Đội ngũ nhân viên này cần phải nắm được các phương thức làm việc, các thủ tục, quy trình nội bộ của doanh nghiệp, cách thức tương tác trực tiếp có hiệu quả với mọi nhóm khách hàng.

2. Phản hồi kịp thời

Phản hồi chính xác và kịp thời trước những ý kiến của khách hàng, đó là một dấu diệu rõ nét nhất về thiện chí của doanh nghiệp trong việc đáp ứng và thoả mãn những mong đợi của khách hàng. Ngược lại, khách hàng sẽ nghi ngờ sự cam kết của doanh nghiệp.

Điều này không chỉ được thể hiện bởi đội ngũ làm việc trực tiếp với khách hàng mà cần phải được cả doanh nghiệp thông hiểu và cùng thực hiện. Việc phản hồi kịp thời chỉ là một phần trong quy trình nội bộ, phần còn lại không kém quan trọng là chuyển tải thông tin về những gì đã được thực hiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3. Cung cấp thêm ý tưởng chủ động

Khách hàng luôn coi những nhân viên tiếp xúc với họ như những chuyên gia, dù những nhân viên đó đang cung cấp dịch vụ hay sản phẩm. Khách hàng tin cậy những nhân viên đó, đặc biệt trong những công việc quan trọng mà họ không thể tự làm. Doanh nghiệp cần rất chú ý điều này để luôn luôn chủ động trong việc phục vụ khác hàng. Thiếu đi sự chủ động, giá trị của doanh nghiệp sẽ dễ bị suy giảm.

4. Thấu hiểu những yêu cầu

Đây là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp, nhưng không phải lúc nào cũng phải làm như vậy. Không phải mọi yêu cầu của khác hàng đều phải luôn được đáp ứng một đầy đủ, thậm chí có những yêu cầu không chính đáng và không được thỏa mãn thì sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp. 

Khi doanh nghiệp nỗ lực gia tăng doanh thu bán hàng thì điều đầu tiên cần làm là tiếp cận những khách hàng cũ. Vì khi đó doanh nghiệp phải chịu chi phí bán hàng thấp hơn với các mối quan hệ sẵn có và những sản phẩm sẵn có, khách hàng quen dùng. Những điều này sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện tốt họat động hỗ trợ khách hàng. Nếu doanh nghiệp chưa làm được như vậy hãy xác định và thực hiện biện pháp thấy cần thiết để khắc phục những lỗi xảy ra.

13 điều khách hàng muốn bạn biết

Bán hàng không chỉ đơn giản là các hành vi Tiền trao - Cháo múc là xong. Bán hàng còn là sự giao tiếp giữa con người với con người, thậm chí có thể dẫn đến việc hình thành một mối quan hệ giao thương tốt dài lâu.

Nếu Công ty bạn muốn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng của mình, bạn hãy ghi nhớ những điều sau:

1. Khách hàng mong muốn được coi trọng.

2. Khách hàng muốn được đánh giá cao.

3. Khách hàng thường không quá quan tâm đến bạn.

4. Khách hàng mong hai điều trong cuộc sống: Thành công và Hạnh phúc.

5. Khách hàng muốn bạn thật sự lắng nghe họ.

6. Khách hàng sẽ không liên hệ với bạn trừ khi họ cảm nhận được giá trị của bạn

7. Khách hàng quyết định mua hàng dựa vào cảm xúc, nhưng để bảo vệ quyền lợi của mình thì khác hàng sẽ dùng lý trí.

8. Thời gian trung bình khách hàng nhớ đển sản phẩm của bạn là rất ngắn.

9. Khách hàng thích chia sẻ với những những người có cùng mối quan tâm.

10. Khách hàng muốn bạn hiểu họ.

11. Khách hàng thường bị thu hút bởi những người thể hiện sự quan tâm chân thực

12. Khách hàng thích tư vấn cho người khác những điều họ biết.

13. Khách hàng thường muốn được giúp đỡ ở một khía cạnh nào đó trong cuộc sống.

Nguyên tắc chính là: Quan tâm - Lắng nghe - Trực nhận - Chia sẻ - Giúp đỡ. Khó nhất là trực nhận. Điều kiện tiên quyết để trực nhận là buông bỏ định kiến sau đó buông bỏ mong cầu.

Tác giả bài viết tin rằng các thông tin trên sẽ giúp góp phần làm cho cuộc sống của mọi người hạnh phúc hơn và thành công sẽ đến nhanh hơn.

Bán được nhiều hàng hơn với ít nhân viên bán hàng

Hầu hết mọi người, ngay cả nhân viên bán hàng cũng ghét bán hàng. Dưới đây là ba cách tăng doanh số bán hàng nhưng vẫn có thể cắt giảm số lượng nhân viên bán hàng

Tôi đã nghe mãi lời phàn nàn này trong suốt hàng thập kỷ : 20% nhân viên bán hàng tạo ra 80% thu nhập của doanh nghiệp. Tại nhiều công ty, gần như tất cả các vụ bán hàng đều do chính chủ công ty thực hiện, các nhân viên thậm chí còn chưa thực hiện được đến 20% các vụ bán hàng đó.

Bộ phận bán hàng thường không thể đoán được và khó quản lý. Chi phí thì cao. Sự thật là chỉ có rất ít người bán hàng giỏi và hầu hết mọi người ghét công việc bán hàng. Hầu như không có ai thích khách hàng tiềm năng, đối mặt với sự từ chối hoặc cố gắng thuyết phục ai đó mua một món đồ có thể có rất ít lợi ích đối với người đó. Nói một cách đơn giản thì mặc dù hầu hết các nhân viên bán hàng đều ghét bán hàng nhưng họ lại rất thích tiền hoa hồng.

Và các công ty không ngừng tập trung nhiều nguồn lực lớn vào nhân viên bán hàng. Hết chủ doanh nghiệp này đến chủ doanh nghiệp khác hỏi tôi làm thế nào để đội bán hàng bán mạnh hơn nữa hoặc tăng tỷ lệ chốt đơn hàng của họ. Các công ty đã chi hàng tấn tiền vào việc đào tạo bán hàng và huấn luyện tạo động lực chỉ để giúp nhân viên tự tin nhấc điện thoại quay số. Thế nhưng đổi lại, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, các cuộc tuyển dụng không thành công và đào tạo liên tục một đội ngũ với bao hi vọng lại toàn đem lại sự thất bại.

Nếu điều này giống với trường hợp của công ty bạn thì đã đến lúc phá vỡ guồng quay. Dưới đây là những cách giúp giảm bớt chi phí cho bộ phận bán hàng của công ty bạn và thậm chí khiến bộ phận này trở nên không còn cần thiết nữa:

1. Hãy sa thải tất cả các nhân viên kém

Tôi biết câu này sẽ khiến tôi trở thành mục tiêu cam ghét của nhiều người nhưng những chính những nhân viên bán hàng kém đã không tự tạo cho họ được ưu đãi nào khi hờ hững với những vụ bán hàng sẽ không có nhiều khả năng thành công. Hãy tạo cho mọi người một cơ hội và giúp họ tìm kiếm sự phát triển nghề nghiệp ở lĩnh vực nào đó. Nếu sau một vài tháng họ không phát triển được thì khả năng khiến họ làm việc tốt hơn rất mỏng manh, và số tiền bạn đang chi vào việc đào tạo họ và các chi phí khác tốt hơn nên dùng cho nhân viên hàng đầu hiện có của bạn. Dùng tiền để mua những nhân viên giỏi sẽ giúp công ty nhanh chóng phát triển, có được sự trợ giúp tốt hơn về tiếp thị và các công cụ bán hàng tốt hơn. Hãy giải phóng họ khỏi công việc bàn giấy và họ sẽ sử dụng thời gian đó một cách chủ động hơn. Trợ giúp họ rồi họ sẽ nỗ lực gấp đôi. Họ đã biết cách bán hàng và họ có thể thích công việc này. Hãy làm mọi thứ bạn có thể làm để khiến họ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.

2. Thu hút những khách hàng dễ tính để họ mua hàng

Ngừng lãng phí tiền để cố thuyết phục mọi người mua thứ mà họ không muốn hoặc thích. Nếu bạn đang nắm quá nhiều quyền quyết định và các nhân viên vẫn không chốt được đơn hàng thì có lẽ lỗi không hoàn toàn thuộc về họ. Việc đào tạo sẽ không giúp ích được gì trong trường hợp này. Thường thì, mô hình kinh doanh của bạn chưa hoàn hảo hoặc ít nhất là các công cụ marketing chưa tốt. Hãy đầu tư thời gian, năng lượng và tiền thực vào việc phát triển và truyền phát đi giá trị thuyết phục nhất của bạn với sự khác biệt thực sự. Các công ty thành công nhất truyền thông thông điệp của bạn rất tốt nên các khách hàng liên hệ với họ đã sẵn sàng mua với mức giá cao. Sau đó họ có thể chỉ cần tuyển người nhận đơn đặt hàng để phục vụ khách hàng. Và thực sự, hầu hết người bán hàng thà nhận hoa hồng ít hơn để chốt một đơn hàng chắc chắn hơn là tiếp xúc với khách hàng tiềm năng hay gọi điện thoại chào hàng. 

3. Chuyển bộ phận bán hàng thành bộ phận quản lý khách hàng

Chi phí mua lại một khách hàng mới cao hơn rất nhiều so với việc làm việc với khách hàng hiện tại và nhiều công ty quên đi việc bán hàng nhiều hơn cho các khách hàng hiện tại. Giữ lại các nhân viên bán hàng tầm trung giỏi tạo dựng các mối quan hệ và để họ tự do sử dụng các mối quan hệ khách hàng hiện tại. Thường thì các nhân viên bán hàng tệ trong việc thăm dò khách hàng có thể tỏa sáng khi xây dựng các mối quan hệ với một khách hàng trung thành. Hãy đưa cho họ những sản phẩm mới và các công cụ tiếp thị được tạo ra để kích thích những người vốn đã tin tưởng bạn, và bạn sẽ thấy doanh thu tăng rõ rệt. Chỉ cần thêm sự chú ý của cá nhân cũng có thể giúp tăng doanh số bán hàng hoặc những lời giới thiệu từ danh sách khách hàng hiện tại. Với cách làm đúng, những khách hàng hiện tại của bạn có thể  trở thành những người đem đến những khách hàng mới, thực sự loại bỏ nhu cầu về nhân viên bán hàng.

Làm thế nào để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn

Dưới đây là những lời khuyên của Greene đối với các doanh nhân đang háo hức muốn trở thành một Steve Jobs thứ hai:

Ý niệm về một thiên tài kỳ diệu bẩm sinh đã thông minh hơn và  có tài hơn tất cả chúng ta có sức mê hoặc chết người với những người tò mò. Robert Greene, tác giả của cuốn sách nổi tiếng The 48 Laws of Power (nhà xuất bản Penguin ấn hành năm 2000) có thể sẽ không đồng ý với điều này. Theo ông, sự mê hoặc của chúng ta đối với những người phi thường không có thật. Điều này hoàn toàn không có thật. Ông cho rằng tài năng xuất chúng đều do làm việc chăm chỉ mà có được.

Greene đã nghiên cứu cuộc sống của những người thành công vượt trội để viết cuốn sách mới nhất có tên là Mastery (do nhà xuất bản Viking/Penguin phát hành năm 2012). Ông cho rằng không có cái gọi là bẩm sinh đã thành công vượt trội. Những chính trị gia, doanh nhân, nhà khoa học, vận động viên và nghệ sỹ thành công vượt trội trong lĩnh vực của họ đã đạt được cái mà ông gọi là “cảm nhận trực quan cấp cao” đối với sự đặc biệt của họ, đều có sự tập trung cao độ và đạo đức nghề nghiệp.

Greene đã chia sẻ với trang Entrepreneur.com rằng: "Vấn đề không phải là bạn tự hỏi xem mình có tài năng tự nhiên nào mà là bạn đã đạt tới thang bậc kinh nghiệm hoặc thực hành nào rồi. Chúng ta phải loại bỏ ý niệm đã lỗi thời về thiên tài và sự sáng tạo”. Ông đã giữ bản thân mình ở mức tiêu chuẩn mà ông đang rao giảng, đó là dành hơn 20.000 giờ nghiên cứu và viết năm cuốn sách mới nhất của mình.

Trong cuốn sách Mastery, Greene nghiên cứu những trẻ em luôn xuất hiện trên các poster văn hóa do tố chất thiên tài bẩm sinh: Mozart và Einstein. Ví dụ, vào lúc 9 tuổi, Mozart đã dành từ 10.000-20.000 giờ lao động, tương đương với sức làm việc của thanh niên độ tuổi 20. Einstein có được thành công cũng nhờ sự kiên trì bền bỉ.

Greene đã gây dựng được cả một đội ngũ tín đồ đi theo phương pháp của ông và một số đã nói rằng Machiavellian đã đập tan quyền lực và những người nắm giữ nó trong cuốn The 48 Laws of Power. Greene trở nên nổi tiếng một phần là nhờ ông nghiên cứu những người có quyền lực sau đó phân tích quá trình của họ để những người khác có thể bắt chước theo. Dưới đây là những lời khuyên của Greene đối với các doanh nhân đang háo hức muốn trở thành một Steve Jobs thứ hai:

1. Chọn một chủ đề bạn rất yêu thích để chú trọng.

Theo Greene: "Những bậc thầy và những người đặc biệt thành công thường gắn kết về mặt cá nhân và cảm xúc với công việc theo một mức độ vượt trên việc hoạt động trí óc thông thường. Đó là cam kết cá nhân với một chủ đề, vấn đề hoặc một kỹ năng cần thiết để tạo động lực và duy trì sự  ham hiểu biết trong nhiều giờ dài để tăng mức độ trở thành “bậc thầy” trong lĩnh vực. Nếu không bạn sẽ không bao giờ có năng lượng, sự kiên nhẫn và lòng kiên định và khả năng chống lại các lời chỉ trích, bạn sẽ bỏ cuộc dễ dàng và không thể rũ bỏ được những thứ bẩn thỉu mà thế giới ném về phía mình”.

2. Bỏ qua trường lớp. Hãy học bằng cách bắt tay vào làm .

Theo Geene, học cách lãnh đạo tại trường là điều vô nghĩa. "Là một doanh nhân cũng giống như tạo dựng một cái gì đó, giống như trò chơi Legos. Và cách tốt nhất để trở thành một doanh nhân là cố gắng xây dựng doanh nghiệp”.

Theo ghi nhận của Greene thì công ty xe hơi đầu tiên của Henry Ford đã thất bại và theo ông thì: "Tâm lý bạn muốn thất bại vì đó là cách bạn học. Nếu bạn không định mở công ty riêng thì ít nhất hãy làm việc cho một công ty càng nhỏ càng tốt để học được càng nhiều kỹ năng càng tốt. Hãy tránh làm cho các công ty hoặc các tập đoàn lớn. Là một doanh nhân bạn sẽ tuyển những người có bằng MBA. Những người đó sẽ mang theo kiến thức đã được sàng lọc của họ vào môi trường làm việc”. 

3. Đừng chú trọng kiếm ra tiền ở độ tuổi 20.

Greene  khuyên bạn: "Hãy điều chỉnh ý tưởng kiếm được  triệu đô đầu tiên của bạn. Đây là lúc bạn học. Bạn ở đây là để thu nhận được càng nhiều càng tốt kinh nghiệm xây dựng một doanh nghiệp và bạn muốn xây dựng nhiều doanh nghiệp”. Trong năm đến mười năm đầu tiên sau khi rời trường đại học, hãy tích lũy kinh nghiệm hơn là tiền bạc. Bạn sẽ học nhiều hơn là kiếm được tiền trong những năm đó.

4. Khi bạn đã có chút kinh nghiệm, hãy chọn một người cố vấn.

Theo Greene, khi chọn một người cố vấn, hãy tìm kiếm người đã từng làm công việc mà bạn nghĩ trong 5 tới 10 năm tới mình sẽ làm. Nếu bạn muốn một bậc thầy trở thành người cố vấn cho mình thì hãy đợi tới lúc bạn đã tích lũy được một khối lượng công việc kha khá. 

Greene cho rằng mối quan hệ giữa người cố vấn và chủ doanh nghiệp cũng giống như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Một cố vấn tốt phải nhiều tuổi hơn bạn và phải ở vào giai đoạn muốn cho đi trong sự nghiệp. Tính cách cũng là một yếu tố quan trọng. Greene cho rằng: "Bạn muốn ai đó phù hợp với mình về mặt tinh thần. Nếu bạn thuộc tuýp người nổi loạn, chắc chắn bạn sẽ không muốn một người bảo thủ đến ngột ngạt”.

5. Hãy linh hoạt và sáng tạo.

Để phục vụ cho cuốn sách, Greene đã phỏng vấn Paul Graham, một doanh nhân kiêm chuyên gia lập trình máy tính, đã thành lập Viaweb, một công ty Yahoo mua lại năm 1998 và trở thành Yahoo Store và là một đối tác của Y Combinator, một công ty chuyên tăng tốc cho các công ty mới mở. Trong cuộc phỏng vấn có tính cạnh tranh cao với Y Combinator, Graham "có thể kết luận sau một phút liệu anh này có thể trở thành một Zuckerberg thứ hai hoặc chỉ là một anh chàng vô dụng, vì vì họ đều có suy nghĩ rộng mở, họ linh hoạt và  quan tâm, họ phấn khích, họ có sở thích giống như trẻ em”. Khi xây dựng một công ty, bạn sẽ không tránh khỏi những thách thức bất ngờ và quan trọng là bạn phải có khả năng điều chỉnh lộ trình của mình để đương đầu những điều bất ngờ đó. 

10 câu hỏi tạo thành công

Không ai cảm thấy thích thú với những gì họ không mong muốn. Nhưng khi đạt được điều gì đó, bạn có thực sự cảm thấy hài lòng?

Bạn dành dụm tiền, mua được những gì mình mong uớc, điều đó có làm bạn vui hơn?. Ví dụ, sự thành công của bạn là mua được một chiếc xe mới chẳng hạn, nó có thể làm bạn vui thích một, hai ngày. Nhưng niềm vui đó rồi cũng sẽ qua đi rất nhanh.

Thành công thực sự chỉ có được từ các mối quan hệ tốt đẹp của bạn, những cảm xúc mà bạn trải nghiệm mỗi ngày. Đó là lý do bạn cần tự đặt cho mình 10 câu hỏi dưới đây và hãy tự vấn mình vào mỗi tối, hy vọng bạn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nhé:

 1. Hôm nay, tôi có làm cho những người mà tôi yêu thương cảm nhận được tình yêu thương?

 2. Hôm nay, tôi đã làm gì để thế giới trở nên tốt đẹp hơn?

 3. Hôm nay, tôi đã rèn luyện để bản thân trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn chưa?

 4. Hôm nay, tôi đã xem xét kỹ các dự định cho ngày mai chưa?

 5. Hôm nay, tôi có ứng xử một cách nhất quán với bản thân khi ra khỏi nhà chưa?

 6. Hôm nay, tôi có tránh được những hành động và lời nói thiếu chuẩn mực chưa?

 7. Hôm nay, tôi đã hoàn thành được một công việc gì đáng kể chưa?

 8. Hôm nay, tôi đã làm được gì để giúp một ai đó kém may mắn chưa?

 9. Hôm nay, tôi có cảm nhận và lưu giữ được một hình ảnh hay một câu chuyện đẹp nào chưa?

 10. Tôi có cảm thấy biết ơn về món quà tuyệt vời đó là cuộc sống hiện tại này?

Bằng việc tự đặt cho mình các câu hỏi này hàng ngày, bạn sẽ tập trung vào việc suy nghĩ và hành động, công việc của bạn sẽ hiệu quả hơn. Những câu hỏi này cũng sẽ giúp bạn tập trung vào những gì thực sự quan trọng. Hãy chú ý vào Cuộc sống và đặc biệt là công việc của bạn. Những điều kỳ diệu sẽ đến!

Theo Vietnamnay.com

Bí quyết tiếp thị số hiệu quả với số vốn tối thiểu

Một trong những kênh hiệu quả nhất đối với các doanh nhân mới khởi nghiệp chính là tiếp thị số. Sau đây là cách sử dụng đúng công cụ hiệu quả này

Cá nhân tôi (Jon Morris-tác giả bài viết) tin rằng một trong những con đường khó khăn nhất từng được đi qua chính là con đường của doanh nhân mới khởi nghiệp. Thời gian như kéo dài vô tận, sự đền bù bị trì hoãn và khả năng nắm lấy thị phần đầy tiềm năng sẽ mất nhiều năm. Tôi đã nhận thấy đây là một con đường khó khăn khi mở công ty Rise Interactive của mình năm 2004.

Tôi chỉ có 10.000 đô la để đầu tư vào công ty, và tôi phải vạch ra đường hướng phát triển đại lý tương tác. Những gì tôi học được là khi bạn bắt đầu, bạn cần phải tìm ra cách thiếp thị công ty mình với số vốn ít ỏi. Nói chung điều này có nghĩa bạn cần phải tập trung sức lực cho các hoạt động cần rất nhiều thời gian nhưng lại không đòi hỏi lượng tiền mặt lớn. 

Tôi tin rằng một trong những kênh tốt nhất cho các doanh nhân mới khởi nghiệp là tiếp thị số dựa trên qui mô và số lượng các phương cách một doanh nhân có thể tự quảng bá thông qua Internet mà không tốn nhiều tiền. Nếu bạn quyết định theo đuổi tiếp thị số, hãy tham khảo các bí quyết giúp bạn bắt đầu thành công sau:

Có riêng phương tiện truyền thông

Khi bạn mới khởi nghiệp, quan trọng là bạn sẽ dành chút nỗ lưc để xây dựng thương hiệu của mình. Thật tuyệt vời nếu bạn có thể tự mình xây dựng nội dung và có riêng phương tiện truyền thông của mình. Tiếp thị nội dung không đòi hỏi ngân sách lớn nhưng lại có tác động to lớn tới công ty của bạn. Nó thể giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng cũng như tăng lượng truy cập vào trang web của bạn thông qua việc tối đa hóa công cụ tìm kiếm.

Mấu chốt là phân tích các đối thủ của bạn và quyết định cách bạn sẽ tạo nên sự khác biệt về nội dung so với họ. Một khi bạn đã xác định quan điểm của mình thì có nhiều cách khác biệt để tạo ra nôi dung như một blog, các đoạn băng hình, các bài giới thiệu, các bài viết thông tin được biểu diễn dưới dạng hình ảnh, thư tin email. Nếu tình cờ có một chút tiền, bạn có thể hợp tác với một đơn vị bán thiết bị và giải pháp viễn thông để họ giúp bạn tạo ra một nội dung chất lượng với chi phí thấp.

Cung cấp thông tin cho nội dung của bạn

Tạo ra một nội dung mời gọi chỉ mới là nửa cuộc chiến. Bước tiếp theo là quyết định cách bạn sẽ bổ sung thêm thông tin cho nội dung của mình. Một trong những điều đầu tiên tôi làm khi mới mở công ty là gửi thư điện tử tới tất cả mọi người trong mạng lưới mối quan hệ riêng tư và công việc để thông báo với họ về những việc rôi đang làm. Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiều bạn bè của bạn sẽ muốn giúp bạn tạo đòn bẩy cho khối tài sản này.

Phương tiện truyền thông xã hội cũng là một cách hay để cung cấp thông tin cho nội dung của bạn. Điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều việc phải làm, nhưng với tính sáng tạo và một nội dung hay bạn sẽ có thể được nhiều người quan tâm. Một điều tôi đã làm khi mới mở công ty là mời tất cả những người đã trao danh thiếp cho tôi theo tôi trên mạng xã hội LinkedIn. Đây là một cách đơn giản để bắt đầu được nhiều người vốn đã quen thuộc với thương hiệu của bạn theo dõi.

Học cách tìm kiếm

Tôi đặc biệt gợi ý bạn nên dành nhiều thời gian học về SEO (tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm), nhất là khi công ty của bạn nhỏ, khi bạn có nhiều thời gian hơn là tiền để chi tiêu. Kinh nghiệm học SEO của tôi là lưu lượng dữ liệu phải đặc biệt cao. Nó cũng là một kênh mà các công ty mới mở vẫn có thể cạnh tranh được với các công ty lớn hơn. Nếu bạn chỉ vừa mới bắt đầu theo học SEO, thì bạn phải đọc cuốn  The Beginner's Guide to SEO  của SEOmoz.

Nếu có những từ bạn không thể sắp xếp một cách có tổ chức, bạn có thể xem xét sử dụng một chiến dịch tìm kiếm có trả tiền. Bạ có thể bắt đầu với một số vốn cực nhỏ nhưng đây là cách hay để tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn ngay lập tức. Các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền sẽ cho phép bạn:

•    Chỉ trả tiền cho các khách được đưa đến

•    Xác định lợi tức đầu tư với mỗi từ khóa

•    Bắt đầu với ngân sách nhỏ, học tập và nếu mọi việc phát triển tốt đẹp thì sẽ bắt đầu tăng trưởng từ đó

•    Thực hiện thay đổi ngay lập tức

Có một thách thức là bạn cần phải kiên nhẫn để làm việc này đúng cách. Nó sẽ không thể đem đến thành công lớn và đẻ ra tiền ngay lập tức. Có thể sẽ mất vài tháng để tối ưu hóa. Tôi gợi ý bạn nên tham dự một Triển lãm Tiếp thị Tìm kiếm (SMX) hoặc  Các hội nghị về chiến lược côngcụ tìm kiếm (SES)  để tạo dựng nền tảng của mình.

Tạo lập đối tác liên kết

Tôi tin rằng việc một công ty bắt đầu quyết định cách chi những đồng vốn trên một nền tảng không ngừng biến đổi là rất quan trọng. Với cách tiếp thị liên kết, bạn chỉ phải trả tiền choc ác nhà quảng cáo nếu họ đưa đến khách hàng hoặc dẫn dắt được khách hàng đến với bạn. Bạn sẽ mất thời gian xác định các nhà quảng cáo sẵn sàng trả tiền cho bạn trên cơ sở năng lực, nhưng cũng có nhiều trang web có thể giúp bạn. Cả hai trang Commission Junction và  Google Affiliate Network đều tạo ra thị trường để giúp bạn tìm những đối tác hoặc nơi liên kết đó. Những trang này không chỉ giúp bạn nhận diện những nhà quảng cáo hoặc đối tác liên kết này mà còn giúp bạn quản lý mối quan hệ. Bạn có thể tải lên các sản phẩm do bạn tạo ra, cung cấp thông tin về các khoản hoa hồng, trao đổi thông tin với các đối tác kiên kết cũng như xác định năng lực của mỗi đối tác.

Hãy bắt đầu ngay

Có  nhiều kênh giúp tăng lưu lượng người truy cập cho trang web của bạn. Đừng tự làm mình bị choáng ngợp và cố làm tất cả mọi việc cùng lúc. Hãy chọn lấy một kênh bất kỳ (không quan trọng là kênh truyền thông xã hội hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), cho họ thấy kỹ năng của bạn và chuyển sang kênh tiếp theo. Đây là nguồn lực dồi dào giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức, nên đừng trì hoãn nữa. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ.

5 bài học khởi nghiệp từ 361 công ty

Sau khi xem hàng trăm doanh nghiệp non trẻ vượt qua cuộc thi Thử thách Cam go (Mass Challenge), John Harthorne có một vài lời khuyên cho những ai muốn được nổi bật trong đám đông

Lễ trao giải MassChallenge năm thứ 2 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Boston vào tháng 10/2012.

MassChallenge là cuộc thi lớn nhất thế giới dành cho những người mới khởi nghiệp được tổ chức hàng năm tại Mỹ. Mỗi năm, 100 doanh nghiệp mới được lựa chọn để tham gia vào chương trình tăng tốc – tại đó, doanh nghiệp được đào tạo, được bổ sung các nguồn lực marketing và truyền thông, được hỗ trợ về tài chính và thậm chí được cung cấp cả phòng làm việc miễn phí. Sau 4 tháng tham gia chương trình tăng tốc, những doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ nhận giải thưởng trị giá 1 triệu USD. 

Kể từ năm đầu tiên khởi động cuộc thi (2010) cho đến nay, John Harthorne, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành đương nhiệm của MassChallenge, đã có cơ hội được chứng kiến quá trình vượt qua thử thách của hơn 350 doanh nghiệp tham gia vào chương trình tăng tốc. Dưới đây là những bài học dành cho các doanh nghiệp trẻ mà ông đã đúc kết được.

1. Mọi thứ. Ngay bây giờ. Và nhiều hơn

Nhiều doanh nghiệp mới quên rằng, sống chỉ với đam mê mà không có hành động thực tế thì đó chỉ là mơ mộng. Mỗi ngày, những doanh nhân hàng đầu sống với nỗi ám ảnh cháy bỏng trong đầu về một cuộc cách mạng mà họ muốn châm ngòi trong thực tế. Với những doanh nghiệp nghiêm túc, động cơ thúc đẩy họ hiếm khi là lòng tham tiền bạc. Sự thật, đó là tầm nhìn.

2. Nghĩ lớn, làm lớn

Thành lập một doanh nghiệp nhỏ cũng khó như thành lập một doanh nghiệp lớn. Thậm chí, thành lập doanh nghiệp lớn có khi còn dễ huy động nguồn lực, đối tác hơn. Nếu mục tiêu cuối cùng của bạn không phải là chiếm lĩnh thế giới thì nhiều khi nỗ lực phải bỏ ra để mở một doanh nghiệp quả là không đáng.

Tất nhiên, mở doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải đi từng bước nhỏ trước, nhưng bạn nên lấy một mục tiêu lớn làm mục tiêu cuối cùng của mình. Hãy khởi động và phát triển một doanh nghiệp có quy mô và ảnh hưởng tương đối, nếu không bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm kiếm nguồn lực và để duy trì một chút áp lực cũng như sự tận tâm.

3. Hãy là “Nguyên nhân”

Doanh nghiệp nào rồi cũng phải có những lần gặp khó khăn, thất bại. Một số phải đối mặt với những thách thức lớn hơn so với những người khác, nhưng doanh nghiệp giỏi sẽ không để cho hoàn cảnh quyết định kết quả của mình. Điều này không có nghĩa bạn nên bỏ qua thực tế. Hãy quan sát và lắng nghe - nhưng hãy làm chủ mọi việc, đừng lệ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu có là một trở ngại trên con đường của bạn, hãy đi vòng qua nó hoặc gạt nó sang lề. Đừng đầu hàng trước thách thức. Bạn phải là "nguyên nhân” trong thế giới của chính mình ngay cả khi hoàn cảnh trở nên khó khăn.

4. Tìm kiếm lời khuyên sớm ... và thường xuyên

Doanh nghiệp thường rất cô đơn và khó khăn trong giai đoạn đầu. Với quá nhiều trở ngại phải vượt qua và quá ít nguồn lực, các doanh nhân không thể không có ai đó tư vấn, hướng dẫn. Bạn sẽ không thể leo lên đỉnh Everest lần đầu tiên mà không cần một hướng dẫn viên. Tại sao phải mạo hiểm cơ hội của mình chỉ vì không tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến đồng nghiệp và bạn bè của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kết quả khả quan của việc thảo luận với người khác.

5. Tạo và chia sẻ thông tin

Thành công trong giai đoạn đầu thường gắn với việc thúc đẩy và xâu chuỗi các bước để tiến đến một mục tiêu lớn. Hãy tạo ra thông tin tốt lành càng sớm càng tốt và nhắm đến những kết quả hữu hình mà bạn có thể đo đếm được. Những thành công nho nhỏ như có mặt trên báo chí, chốt được một cam kết đầu tư, kiếm được một khách hàng có giá trị hoặc hợp tác với một đối tác có tiếng tăm sẽ chững tỏ cho mọi người thấy bạn đang tiến lên. Những cơ hội tốt sẽ theo đà này mà đến với bạn.

Nhưng đừng cố bịa đặt ra thông tin. Bạn phải có những bước tiến thực sự rồi mới chia sẻ thông tin với những người khác. Những người ủng hộ bạn sẽ muốn có gì đó để kết nối với bạn, dù cái gì đó mới chỉ là những bước tiến nhỏ chứ chưa phải là những thành công oanh liệt.

4 tuyệt chiêu kể chuyện giúp tăng doanh thu

Với hy vọng giúp các doanh nghiệp nhỏ chinh phục khách hàng và nhanh chóng kiếm được đơn hàng, chúng tôi đã tìm gặp Crews để tìm hiểu bí quyết kể chuyện của cô ấy. Dưới đây là những gì Crews chia sẻ.

Có thể bạn đã nghe nói đến thuật ngữ ‘elevator pitch’ (chào hàng trong thang máy). Thường bạn mất khoảng 30 giây để đi thang máy từ tầng này lên tầng khác và chào hàng trong thang máy tức là bạn chỉ có chừng ấy thời gian để giới thiệu về sản phẩm, doanh nghiệp của mình với khách hàng. 30 giây thôi nhưng có thể giúp đưa bạn từ những nấc thang thấp nhất lên những nấc thang cao hơn hẳn trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Song, sẽ sao đây khi lời giới thiệu của bạn hơi bị nhạt nhẽo và thiếu sức sống?

Kambri Crews là tác giả được biết nhiều đến với cuốn tự truyện Burn Down the Ground (Villard, 2012) – dịch nôm na là ‘Đốt cháy khán phòng), trong đó cô kể lại thời niên thiếu đầy sóng gió của mình ở bang Texas quê mùa trong một gia đình bố mẹ khiếm thính. Ngoài đời thực, cô cũng không kém phần nổi tiếng với vai trò là chủ công ty Ballyhoo Promotions, một công ty ở New York (Mỹ) chuyên về các sản phẩm tấu hài. Bản thân Crews cũng là một người rất có tài kể chuyện và đã từng trực tiếp tham gia biểu diễn tấu hài trước đông đảo khán giả.

Với hy vọng giúp các doanh nghiệp nhỏ chinh phục khách hàng và nhanh chóng kiếm được đơn hàng, chúng tôi đã tìm gặp Crews để tìm hiểu bí quyết kể chuyện của cô ấy. Dưới đây là những gì Crews chia sẻ.

1.Tập trình bày trước: Viết để đọc khác hẳn với viết để nghe, cũng giống như một bài báo khác với một câu truyện trên truyền hình hay một tờ rơi khác với một clip quảng cáo. Vì thế, hãy điều chỉnh bài nói của mình để tránh bị cứng nhắc và chung chung. Tất nhiên bạn nên trung thành với kịch bản nhưng cũng đừng gặp ai cũng nhai mãi một bài. Hãy nhớ rằng bài nói của bạn không phải là bản sao của tờ catalogue công ty.

2. Sử dụng gạch đầu dòng: Bạn đừng bao giờ lặp lại như cái máy những gì bạn chuẩn bị trước. “Nếu bạn nói như kiểu học thuộc lòng, bạn sẽ làm người nghe chán ngán và mất tập trung” – Crews giải thích. “Bạn sẽ muốn có những lúc ngẫu hứng với khán giả bởi khi đó sự hưởng ứng của họ sẽ lớn hơn rất nhiều”. Hãy cố gắng thả lỏng và nói một cách tự nhiên. Thường xuyên nhìn vào mắt người mà bạn đang nói chuyện. Để khỏi quên, hãy gạch đầu dòng những điều bạn muốn nói vào một mảnh giấy. Nhớ mang theo mình mảnh giấy đó để khi nào cần còn có thứ mà xem lại.

3. Mở đầu ấn tượng, kết thúc rõ ràng: Theo Crews, đoạn đầu bài nói của bạn phải ‘câu kéo’ được người nghe trong khi phần kết – phần kêu gọi hành động – phải đanh thép, rõ ràng. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các nhà sản xuất tại Moth – công ty sở hữu hàng chục ngàn câu chuyện kỳ thú được thành lập từ năm 1997 và có trụ sở ở New York – điều mấu chốt của mỗi câu chuyện là bạn phải cho người nghe thấy tại sao họ cần quan tâm đến câu chuyện của bạn? Họ được gì và mất gì ở đó?

4.  Làm cho câu chuyện cụ thể, trực diện: Lời khuyên của Crews là tìm cách tạo ra mối liên hệ đặc biệt giữa khách hàng với sản phẩm và dịch vụ bạn đang bán. Chẳng hạn, nếu bạn đang bán thiết bị trợ thính, bạn có thể trích dẫn những nghiên cứu, thử nghiệm, liệt kê những ưu, nhược điểm, nhưng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn cho khách hàng xem một đoạn video quay cảnh một em bé được nghe tiếng mẹ nói lần đầu tiên trong đời nhờ cấy ghép thiết bị trợ thính. Theo Crews, những câu chuyện cụ thể, trực diện giúp khách hàng nhớ lâu hơn và thiện cảm hơn với doanh nghiệp, sản phẩm.

Học marketing trên twitter từ ngôi sao nhạc pop Justin Bieber

Dù bạn có thích Justin Bieber hay không, bạn cũng đều phải công nhận chàng hoàng tử nhạc pop này là một thiên tài marketing trên trang mạng xã hội Twitter

Dù bạn có thích Justin Bieber hay không, bạn cũng đều phải công nhận chàng hoàng tử nhạc pop này là một thiên tài marketing trên trang mạng xã hội Twitter. Tài khoản của chàng ca sĩ 18 tuổi này có hơn 35 triệu người quan tâm và thu hút trung bình 44.737 lượt kết bạn mới mỗi ngày. Theo Twitter Counter, số lượng người theo dõi mạng xã hội (follower) của anh còn đông hơn dân số tại Canada, quê hương của Bieber.

Bieber dùng Twitter dể cập nhật mọi tin nóng, từ album mới cho đến những lần xuất hiện trên ti vi và những hoạt động từ thiện của mình. Đây là điều mà các nhà marketing trực tuyến nên chú ý.

Sau đây là 3 bài học marketing được rút ra từ những phương pháp quảng bá hình ảnh rất hiệu quả của Bieber:

1. Trò chuyện trực tiếp với những người theo dõi trên Twitter và thường xuyên cảm ơn họ

Bieber dùng Twitter để tương tác một cách tự nhiên với những người theo dõi mình chứ không phải chỉ đơn thuần “spam” họ về những bài hát mới trên iTunes và các chuyến lưu diễn của mình. Chàng ca sĩ tuổi teen đích thân phản hồi và retweet (chia sẻ thông tin) hàng chục trang tweets (tương tự trang Facebook của một cá nhân nào đó) của họ mỗi ngày, cảm ơn vì họ đã ủng hộ mình và hỏi thăm về cuộc sống của họ. Theo thống kế trên TweetStats, khoảng 51% tweets của Bieber được những người khác retweets, và 11% được phản hồi.

Bài học: Hãy dành thời gian để trò chuyện và retweet những người theo dõi bạn thay vì chỉ đơn thuần đăng những thông điệp quảng cáo về sản phẩm hay dịch vụ của mình. Điều đó có nghĩa là bạn cần trao đổi thông tin và trả lời các câu hỏi một cách thân thiện và chu đáo. Hãy làm cho những người theo dõi trang Twitter của bạn cảm thấy bạn rất coi trọng họ. Cách này sẽ giúp xây dựng một ý thức cộng đồng và khuyến khích họ tiếp tục theo bạn.

2. Cố gắng làm cho người theo dõi retweet càng nhiều càng tốt

Hầu hết những người dùng Twitter rất thích được chia sẽ thông tin đăng tải của mình một lần một ngày, một tuần hoặc một tháng. Theo SEO và dịch vụ quản lý xã hội SEOmoz, Bieber được retweet trung bình 32.000 lần cho mỗi thông tin mà anh đăng tải.

Retweet là phương pháp truyền miệng điều kỳ diệu. Mỗi khi Bieber trả lời một người theo dõi, người đó đáp lại và retweet câu trả lời của Bieber. Họ thường xuyên thông báo cho những theo dõi của chính họ rằng họ sung sướng thế nào khi được Bieber trả lời. Những retweet này sau đó lại được retweet một lần nữa và các cuộc trao đổi về vấn đề đó sẽ tiếp diễn không ngừng.

Bài học: Được chia sẻ thường xuyên là một điều tối quan trọng để tăng tối đa tầm ảnh hưởng công ty bạn. Bước đầu tiên để được retweet thường xuyên là theo dõi (follow) càng nhiều người có ảnh hưởng trong lĩnh vực mà công ty bạn tham gia càng tốt. Sau đó, hãy thường xuyên retweet họ. Hãy trả lời những người theo dõi trang Twitter của mình bằng những ý kiến cá nhân để kích thích họ retweet bạn. Điều đó làm cho họ cảm thấy bạn quý trọng họ và đánh giá cao sự ủng hộ của họ.

Theo Dan Zarella, một chuyên gia truyền thông xã hội, càng dùng nhiều những từ như “mới” hoặc thêm một liên kết (link) nào đó và ghi dưới “xin hãy retweet” trên bài đăng của bạn thì cơ hội được retweet càng cao.

3. Tweet để từ thiện

Bieber luôn dùng tweet để kêu gọi người hâm mộ ủng hộ cho các tổ chức từ thiện, từ quỹ cho các bệnh nhi ung thư cho đến các tổ chức như Charity:Water. Sau bi kịch thảm sát tại trường Sandy Hook, anh đã kêu gọi những người theo dõi mình ký cam kết giảm bạo lực súng đạn. Hàng triệu người đã hưởng ứng và tiếp tục retweet thông điệp của Bieber.

Bài học: Sử dụng chiến lược Twitter chỉ để marketing các sản phẩm và dịch vụ là điều không nên. Muốn có thêm nhiều thiện cảm từ phía các khách hàng và thu hút nhiều lượt kết bạn mới, hãy tweet cho các hoạt động từ thiện. Dùng chính tài khoản Twitter của công ty bạn để tweet về những việc từ thiện mà bạn quan tâm, nhất là những hoạt động liên quan đến ngành công nghiệp mà bạn tham giao. Làm như vậy, bạn chứng minh cho những đối tác hoặc khách hàng hiện tại cũng như tương lai của mình thấy bạn có mục tiêu cao cả giống họ, đồng thời có thể tạo mối quan hệ vững bền với những người theo dõi bạn.

6 bước kết nối với những người có ảnh hưởng

Dưới đây là sáu bước giúp bạn kết nối thành công với những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn

Những người có ảnh hưởng là những người kết nối tốt, có nhiều ý kiến đầy tính hiểu biết khiến những người khác phải lắng nghe và phản hồi đều đem lại những sự kết nối đáng thèm muốn. Họ có thể đem lại những hiểu biết, khuyến nghị, những lời giới thiệu và các cơ hội.

Steven Babitsky, luật sư kiêm doanh nhân, đồng tác giả của cuốn sách  The Street Smart MBA: 10 Proven Strategies for Driving Business Success (nhà xuất bản Apress ấn hành năm 2012) cho rằng: Hầu hết mọi người đã biết ai là người có ảnh hưởng trong ngành của họ. Họ thường là những tác giả, blogger, diễn giả, nhà báo nổi tiếng hoặc những doanh nhân thành công. Babitsky đã có công thức hiệu quả để kết nối với nhiều người trong số họ. Dưới đây là sáu bước giúp bạn kết nối thành công với những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn.

1. Cung cấp thứ gì đó.

Babitsky chia sẻ: "Hãy cho đi ba thứ và yêu cầu một thứ. Nói theo cách khác thì hãy cho nhiều hơn nhận. Khi có hứng thú liên hệ với những người có ảnh hưởng, trước tiên Babitsky sẽ xác định những gì ông có thể cung cấp và có giá trị đối với mối liên hệ. Ông có thể viết gì đó lên một tờ giấy trắng hoặc tổ chức một hội nghị để ông có thể cung cấp một bài nói chuyện cá nhân.

Tất nhiên, không phải mọi người đều thường xuyên viết sách hoặc tổ chức hội nghị. Tuy nhiên, bạn có thể đề nghị phỏng vấn người đó để đăng trên blog của bạn hoặc viết một bài báo đặc biệt để đăng trên trang web của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia một tổ chức thương mại hoặc nghề nghiệp, tại đó bạn có thể giới thiệu với các cá nhân mạng lưới những người có ảnh hưởng của bạn.

2. Chuẩn bị tốt trước khi tới cuộc gặp.

Bạn có thể nghiên cứu các bài diễn văn hoặc bài viết trước đó của những người có ảnh hưởng bằng thao tác tìm kiếm online đơn giản. Đừng làm mất thời gian của họ bằng việc hỏi những câu hỏi cơ bản hoặc các thông tin có thể tìm kiếm dễ dàng trên mạng. Thay vào đó, hãy tìm ra những điểm tương đồng và sử dụng chúng để tìm ra những lĩnh vực mà bạn có thể kết nối.

3. Giữ liên lạc.

Babitsky cho biết ông thích liên lạc qua điện thoại hoặc email thay vì các phương tiện truyền thông xã hội vì cách này riêng tư hơn. Tuy nhiên hãy chủ động tìm kiếm tín hiệu từ những người có ảnh hưởng. Nếu ông/bà ta thường xuyên hoạt động trên Twitter hoặc trao đổi trực tuyến trên blog của ông/bà ta thì đó cũng có thể là một cách hay để liên lạc với ông/bà ta.

4. Hạn chế câu hỏi.

Lần tiếp cận đầu tiên nên ngắn gọn và ngọt ngào. Đừng hỏi những vấn đề phải mất 10 hoặc 15 phút mới trả lời hết- một cuộc phỏng vấn ngắn gọn hoặc 1-2 câu hỏi thẳng thắn là đủ. Nói chung mọi người thường thích giúp đỡ nhưng có thể họ không có thời gian trả lời những bảng câu hỏi dài dòng hoặc một buổi trao đổi dường như không có hồi kết.

5. Giữ liên lạc.

Khi lưu các địa chỉ liên lạc, bạn nên bổ sung thêm những từ khóa dễ tìm kiếm liên quan đến sở thích. Theo cách đó, nếu tình cờ bạn bắt gặp một bài báo hoặc thông tin liên quan tới sở thích của ai đó trong địa chỉ liên lạc của mình, bạn có thể dễ dàng gửi chúng đi cho họ. Qua đó họ sẽ ghi nhớ bạn.

6. Đề nghị được đáp lại.

Nếu ai đó giúp bạn, Babitsky gợi ý bạn nên hỏi họ xem liệu bạn có thể làm gì để giúp họ không. Người đó có thể đang gặp phải một khó khăn mà bạn có thể giúp giải quyết. Nếu không, lời đề nghị sẽ là một cách để hình thành việc xây dựng mối quan hệ, cho những người có ảnh hưởng thấy bạn muốn đáp lại thịnh tình của họ.

5 bài học cho doanh nhân từ Benjamin Franklin

Dưới đây là năm cách đã giúp Franklin vượt qua ám ảnh về sự lười nhác và sự lãng phí thời gian:

Sau khi xem kỹ danh sách dài những thành tựu của Benjamin Franklin, người ta chỉ có thể rút ra một kết luận: Người đàn ông Mỹ của thời kỳ Phục Hưng có lẽ không có đến một ngày ngồi không trong suốt cuộc đời. Trong suốt 84 năm cuộc đời, ông đã nổi bật với nhiều vai trò khác nhau: một tác giả, thợ in, chính trị gia, giám đốc sở bưu điện, nhà thơ trào phúng, nhà đầu tư, nhạc sỹ và nhà ngoại giao.

Có nhiều điều chúng ta có thể học từ thói quen làm việc và quan điểm của Benjamin Franklin về cuộc sống để tăng hiệu suất làm việc của chính chúng ta.

Dưới đây là năm cách đã giúp Franklin vượt qua sự lười nhác và lãng phí thời gian:

1. Lập ra một nhóm học tập để chia sẻ kiến thức

Khi Franklin 21 tuổi, ông vẫn còn là một thợ in sống chật vật tại Philadelphia. Để tăng sự kết nối và học hỏi nhiều hơn về ngành của mình, ông đã sáng lập nên nhóm Junto gồm những doanh nhân muốn nâng cao nghề nghiệp và mở rộng cộng đồng của họ. Nhóm có niềm đam mê với sách nhưng sách lại khá đắt. Franklin đã giúp mở một thư viện để các thành viên của nhóm Junto có thể mua hoặc thuê sách của nhau. Cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kết nối này đã giúp Franklin trở thành một thợ in nổi bật, được nể trọng tại Philadelphia.

Bài học cho các doanh nhân: Hãy tìm những người có tư duy giống mình và thảo luận, đối thoại, trao đổi ý tưởng với họ. Một cộng đồng trợ giúp nhau về tri thức sẽ tạo động lực cho bạn làm việc, mài sắc ý tưởng của bạn và tạo ấn tượng cho các đồng nghiệp của bạn. Các trang web như Meetup.com và các trang web khác sẽ giúp cho việc tạo ra nhóm tại địa phương hoặc thậm chí là quốc tế một cách dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.

2. Tấn công các cơ hội

Franklin đã từng viết: “Để thành công, hãy chớp lấy các cơ hội một cách nhanh chóng như cách bạn đi đến kết luận”.

Có thể tất cả chúng ta đều đồng ý nhưng khi cơ hội đến gõ cửa chúng ta thường để ý tới cách khác. Đó không phải là vì chúng ta lờ đi những triển vọng  mới. Đó là vì các cơ hội thường không như cách mà chúng ta mong đợi. Chúng ta thường nghĩ rằng cơ hội chỉ tới dưới dạng một quả trứng vàng, một tấm vé số trị giá triệu đô hoặc một lời mời làm một công việc mới. Nhưng thường thì các cơ hội nhỏ và ít phô trương hơn.

Cơ hội gõ cửa nhà bạn mỗi khi bạn được mời đến tham dự một cuộc họp hoặc ai đó nhờ bạn giúp đỡ một việc nhỏ. Những lời mời và sự giúp đỡ nhỏ ngẫu nhiên đó không phải là những điều phiền nhiễu, chúng là các cơ hội mở ra các cánh cửa khác và giúp bạn gặp gỡ những người mới.

Những người trẻ đặc biệt giỏi trong vấn đề này. Họ vui mừng tiếp cận bất cứ thử thách nào, đó là lý do tại sao Franklin viết: “Một số người chết ở tuổi 25 nhưng đến năm 75 tuổi mới được chôn cất”.

Bài học cho các doanh nhân: Tránh trì hoãn bằng cách tận dụng tất cả các cơ hội ngay cả khi chúng có vẻ là sự phiền nhiễu. Gặp gỡ người mới, củng cố mối quan hệ bạn bè cũ và giúp các đồng nghiệp ở xa sẽ mở rộng cửa cho các cơ hội trong tương lai.

3. Thời gian là một thứ hàng hóa được cung cấp ngắn hạn

Franklin đã viết: “Đánh mất thời gian sẽ không bao giờ tìm lại được nữa”. Câu này nghe như được viết ra từ ngòi bút của một nhà thơ đang chán nản, nhưng thực ra lại là lời kêu gọi truyền cảm hứng cho hành động.

Franklin đã làm việc, sáng tạo và sống với ý thức rõ ràng là thời gian rất khan hiếm. Ông không bao giờ để sự tò mò và sáng tạo của mình sang ngày hôm sau.

Franklin đã tranh đấu cho chủ đề này rất nhiều. Ông đã viết: “Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian sẽ không chờ bạn và thời gian mất đi sẽ không bao giờ có thể tìm lại được”.

Bài học cho các doanh nhân: Những người hay trì hoãn nên coi thời gian là một nguồn lực quí hiếm. Mỗi ngày phải là một phòng thí nghiệm để bạn làm việc, khám phá và tạo dựng chứ không phải là một cái xà lim nơi bạn sốt ruột chờ đợi  may mắn ập tới.

4. Tạo ra một danh sách những việc cần làm

Cùng với việc phát minh ra thanh sét và kính hai tròng, Franklin cũng được biết đến với việc phát minh ra danh sách những ưu và nhược điểm. Khi viết cho linh mục Joseph , ông đã mô tả cách mình đã giải quyết những quyết định khó khăn bằng cách chia một tờ giấy thành hai cột ưu và nhược điểm. Sau đó, ông viết ra những mặt hay nhất và dở nhất của sự lựa chọn của mình rồi từ từ loại trừ những ưu và nhược điểm làm trì hoãn nhau. Phía cột có nhiều mục còn lại nhất sẽ chiến thắng.

Bài học dành cho doanh nhân: Những người hay trì hoãn sẽ thật khôn ngoan nếu thường xuyên tạo ra các danh sách ưu và nhược điểm. Hãy viết ra và bạn sẽ thấy những ưu và nhược điểm của những hành động nhất định có thể tạo ra hiệu suất. Đối mặt với những nhược điểm có thể tạo động lực còn thừa nhận ưu điểm có thể truyền cảm hứng.

5. Có thể thất bại thường xuyên, thất bại nặng nề nhưng đừng chờ đợi thất bại

Mặc dù Franklin là một nhà phát minh có tài nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng cuốn sổ nháp của ông chứa rất nhiều ý tưởng xa vời và dễ thất bại. Không phải mọi thứ Franklin viết ra đều thẳng thắn, hay và đầy chất trí tuệ. Và với Franklin thì điều đó hoàn toàn bình thường.

Franklin đã viết: “Đừng sợ sai lầm. Bạn sẽ vấp phải thất bại nhưng hãy tiếp tục vươn lên”.

Những người hay trì hoãn thường rơi vào trạng thái không hành động gì cả vì sợ thất bại. Họ muốn những nỗ lực đầu tiên của mình phải hoàn hảo và cuối cùng thì không bao giờ cố gắng làm bất cứ việc gì dù có quan trọng hay không.

Mặt khác, những người thỉnh thoảng mới trì hoãn cũng rất dễ thất bại. Franklin cũng cảnh báo là phải chống lại điều này và bình luận thêm: “Thiếu chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị để thất bại”.

Bài học cho doanh  nhân: Đừng mong chờ những điều hoàn hảo. Nhưng cũng đừng nhảy vào những thứ với tâm thế cầm chắc thất bại hoặc mong chờ thất bại.

Sự trì hoãn là một trong những vị khách không mong muốn thường xuất hiện bất ngờ và sẽ không chịu rời đi dù bạn có đưa ra bao nhiều lời bóng gió đi nữa. Đó là mối phiền toái không thể tránh nhưng có thể kiểm soát được.

Nếu vẫn thất bại bạn có thể dựa vào câu nói sau của Franklin để củng cố quyết tâm của mình: “Hãy viết ra một thứ gì đó đáng để đọc hoặc làm một việc gì đó đáng để viết”.

3 chiến lược bán hàng trực tiếp dành cho những người không đủ tiền marketing.

Dưới đây là ba cách để các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới tay những người sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai:

Đối với tất cả các doanh nhân trẻ đang mơ ước được thấy sản phẩm hoặc dịch vụ trên các bảng quảng cáo và các chương trình truyền hình thì điều đầu tiên là: Bạn cần khách hàng trước khi bạn định dùng tiền để tiếp thị.

Vì lý do này, các công ty mới thường đầu tư vào ngành kinh doanh mới bằng cách bán hàng trực tiếp. Sau cùng thì bạn để mọi người sử dụng dịch vụ của mình trước khi việc tiếp thị nó phát huy toàn bộ hiệu quả. Thêm nữa, một thành tố lớn nữa của việc tiếp thị là quảng cáo về các khách hàng hiện tại của công ty.

Vậy bạn sẽ làm việc đó như thế nào? Dưới đây là ba cách để các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới tay những người sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai:

1. Hãy để những người thực gửi email.

Email marketing có thể là một công cụ tuyệt vời nếu bạn đang có nhu cầu bán hàng trực tiếp nhưng nó cũng gây lãng phí thời gian rất nhiều. Trước tiên, điều bạn không nên làm là: Bán hàng qua email không phải là dùng một chương trình email marketing tự động và email HTML nhếch nhác, cũng không phải là những thư chào hàng lê thê với liên kết URLS. Và chắc chắn đó cũng không phải là phương pháp tiếp thị bằng cách gửi thư rác.

Còn đây là những việc bạn nên làm: Bán hàng trực tiếp qua email nên do một nhóm người đảm nhiệm. Tất nhiên họ có thể sử dụng các dịch vụ như Amazon’s Simple Email Service, Mail Merge hoặc các phần mềm để trợ giúp việc gửi email với số lượng lớn.

Nhưng trong tất cả các trường hợp, email marketing không nên có dấu hiệu của thư rác. Ví dụ, email chỉ nên bao gồm tối đa một vài câu. Các email này nên được cá nhân hóa, dưới dạng văn bản đơn thuần và có yêu cầu được trao đổi ngắn với người nhận.

Tuy nhiên, có quá nhiều người bán mắc lỗi yêu cầu có được khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Bạn phải xây dựng quan hệ; bạn phải cho thấy rằng mình đang tìm cách chuyển tải giá trị tới cuộc sống hoặc công việc kinh doanh của khách hàng. Đối với việc tìm kiếm thông tin liên lạc, bạn nên mở rộng danh sách tìm kiếm một chút. Nếu bạn đang bán dịch vụ của mình tới các chuyên gia hoặc doanh nghiệp khác, bạn có thể tìm thấy hầu như tất cả các khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các trang như LinkedIn, Jigsaw và Zoominfo.

2. Tổ chức các buổi hội thảo để thúc đẩy sự tương tác và chọn lọc ý kiến phản hồi.

Nhiều người đã và đang trải nghiệm các buổi hội thảo trực tuyến. Giống như thông tin kinh doanh hoặc các chương trình dạy nấu ăn trực tiếp, cổng thông tin kiểu này khá cởi mở. Nhưng hãy lưu ý rằng các dịch vụ hiện nay dành cho việc tạo ra các hội thảo web như ClickWebinar và Cisco’s Webex sẽ cho phép nhiều khán giả tham gia hơn bao giờ hết và cung cấp các công cụ để gắn kết với những người xem trong suốt buổi thuyết trình..

Đây là cách đưa thông điệp của bạn trước hàng ngàn khách hàng tiềm năng lại vừa khiến họ đến với cổng thông tin của bạn. Đây cũng là cách hay để có được những phản hồi thực tế về các dịch vụ của bạn và theo dõi số điểm không ngừng tăng giảm khi bài thuyết trình được chuyển tải, bạn có thể phân tích chúng sau. Cách làm này cũng riêng tư hơn email nhưng lại không tạo áp lực phải tương tác với bạn đối với các cá nhân.

3. Bán sản phẩm của bạn với giá rẻ.

Đặc biệt đối với các công ty mới thì sẽ dễ dàng hơn nếu bán rẻ một dịch vụ trong một giai đoạn để phục vụ cho việc đánh giá hơn là ký một hợp đồng dài hạn. Hãy cho phép các khách hàng tiếp cận dịch vụ của bạn miễn phí và tận dụng cơ hội để thu nhận ý kiến phản hồi của họ. Với các ý kiến về dịch vụ hoặc sản phẩm của những người đang sử dụng nó, bạn có thể đặt cuộc táo bạo hơn về thời điểm họ bắt đầu trả tiền cho bạn, từ đó bạn có thể cải thiện dịch vụ của mình tốt hơn.

Mọi người đều thích các dịch vụ không cam kết và bạn cũng nên như vậy. Những gì bạn để lỡ trong việc chuyển đổi, bạn sẽ bù lại về số lượng. Nếu bạn cung cấp dịch vụ web, hãy cho khách hàng dùng thử miễn phí. Nếu bạn là chuyên gia huấn luyện, hãy mời khách hàng tham gia miễn phí các khóa huấn luyện. 

Không ai được trả tiền ngay khi vừa qua cửa. Bạn vừa để mọi người giúp bạn cải thiện sản phẩm hay dịch vụ của bạn và chỉ khi bạn bán được hàng thì hãy nghĩ đến việc tiếp thị.

3 cách sáng tạo để tìm kiếm khách hàng mới

Chìa khóa để có được khách hàng đặc biệt là hãy luôn hướng tới họ. Nghĩ về nhu cầu của họ. Tới chỗ họ. Làm họ cười. Giúp đỡ họ. Và khi đã có họ, hãy cung cấp dịch vụ đặc biệt để họ luôn gắn bó và đem đến cho bạn nhiều khách hàng mới.

Mọi người thường kể với tôi những câu chuyện kỳ quặc. Một số câu chuyện là về các chuyến phiêu lưu trong trạng thái say mềm, chạm trán với các cơ quan thừa hành pháp luật hoặc những bức hình bị tình cờ phát tán trên mạng internet. Những câu chuyện khác còn đáng ngạc nhiên hơn: Chúng tôn vinh những con người điềm đạm nhất quyết chơi theo luật kinh doanh của chính họ. Một trong những chủ đề của nhóm thứ 2 mà tôi thích nhất là: Những người áp dụng các phương thức phi truyền thống để kết nối với những khách hàng mới. Hãy sẵn sàng để những anh chàng kỳ quặc làm việc cho công ty bạn.

Thực hiện các cuộc gọi tại nhà.

Andy Dunn, người sáng lập kiêm CEO của công ty Bonobos có trụ sở tại thành phố New York  muốn bán trực tuyến thương hiệu quần ống túm dành cho nam giới và không muốn tích trữ hàng trong kho. Để xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, anh đã nạp lên xe ô tô các mẫu thử và tổ chức các sự kiện cá nhân tại các hộ gia đình ở New York. Các quý ông có thể thử các kiểu quần dài và cảm nhận độ ôm sát hơn hẳn của quần thương hiệu Bonobos và mô hình phục vụ tốt hơn, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển thẳng tới nhà khách hàng. Khách hàng của anh đã trở thành những người truyền giáo cho công ty và thời gian biểu của Dunn đã bị lấp đầy với các sự kiện tại nhà. Công ty Bonobos đã đạt mức doanh thu 1 triệu đô mà không phải dành dù chỉ 1 đô la cho việc giành được khách hàng (ngoại trừ chi phí gas). Hiện nay Bonobos đã giành được nhiều triệu đô la – và tất cả đều bắt đầu từ việc tiếp cận trực tiếp khách hàng.

Cung cấp các dịch vụ không hạn chế.

Trang web đăng ký tên miền Name.com nổi tiếng với dịch vụ chăm sóc khách hàng và đó không phải là công việc kinh doanh thông thường trong trò chơi tên miền. Nhưng bạn đã biết bao nhiêu doanh nghiệp đang tích cực cung cấp dịch vụ cho những người không phải khách hàng? Hồi đầu năm  2011 đó chính là những việc Name.com làm. Thông qua Twitter, nhóm đã nắm bắt được luồng gió những người phát triển phần mềm bị đánh cắp mất tên miền. (Điều này xảy ra khi trang web đăng ký tên miền nhầm lẫn cho phép chuyển giao tên miền của bạn mà chưa xin phép chủ sở hữu). Name.com hướng tới những người chưa phải là khách hàng và theo dõi phát hiện những kẻ đánh cắp tên miền. Nỗ lực đáng chú ý của công ty (cùng với chiến dịch PR tốt mà họ tạo ra) đã đem đến cho họ rất nhiều tên miền do các khách hàng khác chuyển giao lại.

Tạo sự khác biệt với thư gửi trực tiếp.

Nhà tư vấn kinh doanh Ashley Ambirge sẽ chẳng là gì nếu cứ đi theo cách truyền thống. Với mục đích của dự án The Middle Finger là nhằm thúc đẩy mọi người  vượt ra khỏi vùng an toàn,  Ambirge khuyến khích khách hàng đi theo những con đường chông gai và phi truyền thống để đạt được thành công lớn trong công việc kinh doanh của họ. Là một người viết quảng cáo thương mại, Ambirge quyết định tạo ra một chiến dịch gửi thư trực tiếp tới mục tiêu là các công ty cô muốn trở thành khách hàng của mình, nhưng cô bỏ qua những vật liệu đính kèm truyền thống. Thay vào đó, cô tới một công ty cung cấp vật liệu lợp mái. Vâng, một công ty cung cấp vật liệu lợp mái. Cô đã gửi 30 công ty (chủ thầu xây dựng mới) một mảng ngói lợp có khắc những chữ sau: “Công ty của tôi + công ty của bạn = Doanh số bán hàng tăng vượt nóc”. Kết quả thế nào? Tỷ lệ phản hồi là 100%, và gần như tất cả ý kiến phản hồi đều trở thành khách hàng của cô trong năm sau.

Chìa khóa để có được khách hàng đặc biệt là hãy luôn hướng tới họ. Nghĩ về nhu cầu của họ. Tới chỗ họ. Làm họ cười. Giúp đỡ họ. Và khi đã có họ, hãy cung cấp dịch vụ đặc biệt để họ luôn gắn bó và đem đến cho bạn nhiều khách hàng mới.

Đừng lo lắng nếu các đối thủ nghĩ bạ chỉ toàn dùng những hành vi tai quái để lôi kéo khách hàng. Chúng tôi biết tất cả những gì bạn làm đều là vì nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai của bạn mà thôi. 

Biến một ý tưởng vô giá trị thành công ty trị giá triệu đô

Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:

Ai cũng có các ý tưởng. Tôi (Rahul Varshneya-tác giả bài viết) có hàng tá ý tưởng khi chải răng, khi lái xe đi làm và khi ngồi vào bàn đọc một bài báo. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả các ý tưởng đó đều có thể chuyển thành cơ hội kinh doanh triệu đô.

Không phải vì những ý tưởng đó không thể chuyển thành doanh nghiệp triệu đô nhưng có lẽ tôi không đủ nghị lực để xem xét những ý tưởng đó qua giai đoạn quan trọng đó.

Bạn thể có nhiều ý tưởng. Nhưng nếu bạn không có thì cũng đừng tuyệt vọng. Bạn không cần các ý tưởng để bắt đầu một công việc kinh doanh bất chấp các ý tưởng kinh doanh của bạn không có giá trị. Tôi sẽ giải thích lý do.

Ý tưởng chỉ là ý tưởng. Một ý tưởng là hạt giống của một sản phẩm hoặc dịch vụ thành công. Nếu không có sự chăm sóc và duy trì thích hợp, nó sẽ không thể đơm hoa kết trái được. Các ý tưởng cần sự nghiên cứu chắc chắn về thị trường mục tiêu, một chiến lược tốt và một kế hoạch kinh doanh thuyết phục, nếu không ý tưởng đó không thể tiến xa được.

Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:

1. Chốt một ý tưởng kinh doanh.

Nếu bạn đang cân nhắc một số ý tưởng, tôi đánh cược là chẳng có ý tưởng nào sáng sủa cả. Tại sao tôi lại nói vậy? Vì cách làm của bạn hoàn toàn sai. Hãy đọc lướt qua các ý tưởng khác nhau mỗi ngày và phỏng đoán xem liệu chúng có tạo động lực cho bạn hay chúng sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu.

Thời gian bạn dành cho các ý tưởng này có vẻ sẽ không đủ, và có lẽ bạn không thiết tha với ý tưởng nào trong số đó. Vậy bạn sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào? Hãy chọn lấy ý tưởng lay động bạn nhất, khiến bạn cảm thấy thiết tha nhất và giữ lại ý tưởng đó. Giữ lại ý tưởng đó cho đến khi bạn không thể tiến thêm nữa, cho đến khi bạn đã dành toàn bộ sức lực, suy nghĩ cho nó.

Chỉ sau đó bạn mới biết liệu ý tưởng kinh doanh đó có đáng giá triệu đô hay không.

2. Xác nhận ý tưởng của bạn.

Ý tưởng của bạn sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu bạn không chia sẻ nó và không thử nghiệm nó với các khách hàng thực.

Viết một kế hoạch kinh doanh có những dự đoán thông qua nghiên cứu thị trường là cách ngắn và chắc chắn nhất để đưa ra quyết định về một công việc kinh doanh mới. Không gì hiệu quả bằng một khách hàng thực sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Vậy làm cách nào bạn có được khách hàng khi vẫn còn ở giai đoạn lên ý tưởng và không muốn mất một số tiền lớn tạo nên  thứ mà khách hàng không muốn?

Tạo nên một sản phẩm hoặc một nguyên mẫu sản phẩm với số lượng tối thiểu. Ý tưởng là đưa ra một thứ gì đó cung cấp giá trị cơ bản của công ty bạn  hoặc giải quyết được vấn đề cốt lõi của các khách hàng.

Nguyên mẫu sản phẩm có thể là một slide trình chiếu PowerPoint, một hộp thư thoại hoặc chỉ là một trang đích. Đó là những thứ bạn thường chỉ mất một ngày hoặc 1 tuần để tạo ra. Một nguyên mẫu sản phẩm có thể là một sản phẩm có các chức năng thực và có các tính năng chính.

Chia sẻ nó với mạng lưới của bạn và theo dõi phản ứng của mọi người. Mọi người có hứng thú sử dụng nó không? Họ có cảm thấy nhu cầu hoặc vấn đề của mình được giải quyết sau khi sử dụng sản phẩm của bạn không? Sản phẩm có dễ sử dụng không?

3. Thực hiện.

Ý tưởng triệu đô không phải bỗng dưng mà có. Facebook không phải là ý tưởng triệu đô mãi đến khi nó được đem ra thực hiện.

Các ý tưởng sẽ chuyển hóa thành sản phẩm và các sản phẩm này cũng tự chuyển hóa qua giai đoạn khách hàng đưa ý kiến phản hồi và sử dụng. Bạn phải xây dựng một nguyên mẫu sản phẩm, một sản phẩm có kích thước tối thiểu hoặc sản phẩm beta và trao nó vào tay khách hàng. Hãy để khách hàng quyết định xem ý tưởng này có giá trị hay không.

Hầu hết mọi người không đưa ra sản phẩm đúng lúc và dành hầu hết nguồn lực để cố gắng tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Hãy tiết kiệm một chút thời gian, nỗi buồn phiền và nhất là tiền bạc và tạo nên một sản phẩm mà khách hàng mong muốn.

4. Tìm kiếm một thị trường lớn hơn.

Đừng lãng phí thời gian vào một ý tưởng không phục vụ được cho số đông khách hàng. Chắc chắn bạn có thể bắt đầu ở khu vực địa phương và sau đó mở rộng ra, nhưng ý tưởng của bạn có giải quyết được nhu cầu của vài trăm khách hàng không? Ý tưởng của bạn có khả năng mở rộng thêm tới vài trăm ngàn khách hàng tiếp theo không? Nếu không, bạn đang không xây dựng một công ty.

Xem xét xem liệu vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết có thực sự là vấn đề của số đông không. Và nó không phải chỉ là vấn đề của bạn và một vài người hàng xóm, bạn bè hoặc mạng lưới của bạn.

Hãy nghĩ lớn, nghĩ rộng ra phạm vi toàn cầu nếu bạn có thể.

Ý tưởng của bạn phải dựa trên một đối tượng khách hàng lớn và chính bạn phải có một sản phẩm có tiềm năng phát triển thành một công việc kinh doanh lớn hơn và thành công hơn.

5. Biến sản phẩm thành thứ phải có chứ không phải là có thì tốt.

Rất nhiều sản phẩm hoàn toàn vô nghĩa. Chắc chắn những ý tưởng này có thể biến thành sản phẩm bán được nhưng rốt cuộc bạn lại không thể dựng nên một công việc kinh doanh với ý tưởng đó. Đó là những ý tưởng có thì tốt.

Bạn phải dành thời gian để tìm hiểu từ thị trường xem liệu ý tưởng hoặc sản phẩm của bạn là thứ buộc phải có hay là thứ có thì tốt. Các sản phẩm có thì tố hầu hết là những thứ mới và không đủ hấp dẫn để khách hàng mua hoặc sở hữu.

Nếu bạn muốn ý tưởng của mình chuyển thành các sản phẩm thành công và giúp bạn tạo ra và duy trì một doanh nghiệp, hãy theo các ý tưởng về sản phẩm buộc-phải-có.

Vì vậy, hãy quyết định cái gì là quan trọng đối với bạn: những tưởng tượng hư không cho thấy ý tưởng của bạn trị giá triệu đô hoặc tiếp nhận nó để dựng nên một cái gì đó có thể đưa lại cho bạn hàng triệu đô la thực.

5 Bí quyết PR từ điệp viên 007

Nhiều chủ đề của dòng phim nhượng quyền này sẽ vẫn còn được khai thác, và chúng ta có thể rút ra nhiều bài học về cách quảng bá cho một công ty.

Bộ phim mới nhất về James Bond có tựa đề là Skyfall  đã được khởi chiếu tại các rạp chiếu phim tại Mỹ hồi cuối tuần trước, thiết lập nên kỷ lục mới trong dòng phim nhượng quyền. Kể từ khi bộ phim chính thức đầu tiên về Bond ra mắt năm 1962, nhân vật chắc chắn đã có sự biến đổi (anh ta đã trở nên bớt đểu cáng hơn) để thành nhân vật có tính cách như nam diễn viên Daniel Craig thủ vai.

Nhiều chủ đề của dòng phim nhượng quyền này sẽ vẫn còn được khai thác, và chúng ta có thể rút ra nhiều bài học về cách quảng bá cho một công ty. 

Mỗi lần xuất hiện đều phải tạo được ấn tượng đặc biệt. Điệp viên 007 đã giới thiệu về bản thân mình như thế nào? Chính là: "Bond, James Bond".  Mặc dù có nhiều người tò mò không biết liệu rằng chàng điệp viên có sẵn lòng để lộ thân phận thực sự của anh ta không nhưng đó là danh xưng mang tính biểu tượng của nhân vật điện ảnh này.  

Bạn có sẵn một lời giới thiệu như vậy cho bản thân khi ra ngoài không? Có thể bạn muốn tránh nói ra tên họ của mình trước tên đầy đủ, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước thông tin ngắn gọn nếu người tiếp theo hỏi bạn: “Vậy anh đang làm gì?”. 

Luôn có những tiện ích tốt nhất. James Bond luôn có những món đồ chơi hay nhất, đó có thể là một bộ động cơ phản lực (còn có tên gọi khác là Bell Rocket Belt) hoặc là một chiếc điện thoại di động chết người.  Tương tự như vậy, các chuyên gia truyền thông cũng thường đi tắt đón đầu công nghệ với những thứ như điện thoại thông minh, máy tính bảng và những thứ tương tự như vậy.

Nếu bạn không có người trả thuế cho bạn (hoặc sếp) trả tiền cho những tiện ích mới lạ của mình, hãy tìm kiếm tất cả các công cụ truyền thông xã hội miễn phí (hoặc gần như miễn phí) ở ngay trong tầm tay mình. Có lẽ bạn không đủ tiền mua một chiếc iPhone 5, nhưng với một chiếc máy tính hoạt động tốt có kết nối Internet là bạn có thể truy cập vào bất kỳ cổng thông tin trực tuyến nào.

Đừng phụ thuộc quá nhiều vào những tiện ích đó. Mặc dù  Bond sử dụng các thiết bị  (như chiếc điện thoại di động chết người) để tạo ra lợi thế cho mình, nhưng anh ta không quá phụ thuộc vào chúng. Thay vào đó, anh biết cách sử dụng những mánh lới và mưu mẹo của riêng mình.

Tương tự như vậy, các phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp cho việc tạo ra các mối quan hệ công chúng và tiếp thị nhưng chúng không thể tạo ra những người theo dõi trên Twitter và những người hâm mộ trên Facebook. Các kỹ năng truyền thông cơ bản vẫn rất quan trọng- thậm chí còn quan trọng hơn trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Đầu tư cho trang phục của bạn. Anh ấy là một điệp viên ăn vận bảnh nhất trong giới. Và lại một lần nữa người ta lại đặt ra câu hỏi tại sao những người làm nghề tình báo lại phải trông bảnh chọe đến vậy- câu trả lời là để gây ấn tượng cho cả kẻ địch và bạn bè. Bạn cũng nên ăn vận theo cách đó. Không phải là bạn phải chi đến hàng ngàn đô la cho một nhà thiết kế thời trang và phụ kiện, nhưng ít nhất, trông bạn phải thật sắc sảo ấn tượng khi gặp gỡ một khách hàng.   

Uống rượu và đánh bạc nhiều hơn. Đừng làm những việc này theo cách không đúng. Chúng tôi không ủng hộ cái thói xấu, mà mong muốn thuyết phục mọi người thoát ra khỏi chúng. Bond chà trộn vào các câu lạc bộ và các sòng bạc hào nhoáng, uống ừng ực những ly rượu martini lắc (trong phim Skyfall và các cốc bia Heineken) và đặt cược với số lượng lớn vào ván bài roulette.

Không cần phải ở một quán bar hoặc một sòng bạc nhưng bạn có thể cần tránh tiếp xúc quá thường xuyên với máy tính và điện thoại di động thông minh để dành thời gian gặp gỡ với mọi người, cùng họ uống cà phê, ăn trưa, uống nước hoặc tham dự các sự kiện networking. Bạn có thể khởi tạo các mối quan hệ trên mạng, nhưng bạn phải xây dựng các mối quan hệ đó một cách trực tiếp.  

Lời khuyên về tiền bạc của các tỷ phú thế giới

Đăng vào Thứ tư 14/03/2012 | 0 Comment

Bloomberg công bố danh sách 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh

Tính theo tuổi, Mark Zuckerberg là tỉ phú giàu nhất thế giới

Người giàu nhất thế giới

Bài học từ những ‘đại tỷ phú’ thế giới

Năm 2011: Cả thế giới ngả mũ trước 5 tỷ phú “khác người”

Điểm chung của các tỷ phú là biết cách kiếm tiền và nhất thiết hơn là giữ được tiền và gia tăng đảm bảo giá trị vốn của mình theo cấp số nhân. Vậy các tỷ phú có tiếng khái niệm dư nào tiền của mình bạc?

Mỗi người trong số các tỷ phú của các châu lục đều có phương pháp làm giàu riêng. Đó tất nhiên là những phương pháp "cao siêu", nhưng nhiều khi cũng đang rất giản dị và đời thường.

Trong đó, điểm chung của mỗi tỷ phú là biết cách kiếm tiền và cần kíp hơn là giữ được tiền và gia tăng đảm bảo giá trị về tiền tệ theo cấp số nhân. Vậy các tỷ phú nổi tiếng khái niệm dư nào tài sản của mình bạc?

Trang Economy Watch Trình bày lời khuyên tài sản của mình bạc của theo đơn hàng tỷ phú nổi tiếng:

1. Đọc cuốn "The richest man in Babylon" (tạm dịch: "Người giàu nhất ở Babylon")

Chính là cuốn sách của tác giả George Samuel Clason, cung cấp những lời khuyên vốn của mình bạc qua những một loạt câu chuyện cổ Babylon. Cuốn sách được giới phê bình đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất từ trước tới nay tài sản của mình bạc, cung cấp phương pháp kiếm tiền cho khá nhiều doanh nhân và nhà đầu tư. Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 1926 này là sách "gối đầu giường" của những tỷ phú, triệu phú.

2. Quản lý chặt chẽ vốn của mình cá nhân

Theo tỷ phú Mỹ Donald Trump, thì một vài sai lầm nhỏ trong chi tiêu những cá nhân cũng rất có thể là môi trường những ảnh hưởng xấu. "Hãy chịu khó rà soát mua sắm để trần tình xem bạn đang trả cho các chi phí không gần gũi với thiên nhiên ở đâu. Tôi biết có những người xem nhẹ những dịch vụ như giải trí hay tiền rượu, khi mà những những hóa đơn này cũng cần phải tính đếm. Bất cứ bên máy tính rò rỉ nhỏ nào cũng rất có thể làm chìm một con tàu. Còn đối với tiền tệ cũng vậy" – Trump nói.

Theo số liệu từ ca nhạc Forbes, Trump hiện sở hữu khối tiền tệ 2,9 tỷ USD, đứng thứ 401 trong xếp hạng tỷ phú của thế giới và có trách nhiệm giàu thứ 134 ở Mỹ.

3. Đừng tiêu tiền mà hãy tái đầu tư

Ham muốn tiêu tiền trong mỗi người có khi nổi lên mạnh mẽ, nhưng theo tỷ phú giàu thứ ba các châu lục Warren Buffett, để giàu lên thì không nên tiêu ngay số tiền tìm được mà định hướng tái mua bán một số tiền đó.

Thời điểm hiện tại 81 tuổi bắt tay vào có 44 tỷ USD tài sản, Buffett vẫn miệt mài với hoạt động đầu tư, giữ lối sống giản dị và chưa bao giờ có tín hiệu muốn không gian để dùng thụ.

4. Sống tiết kiệm ngay trong khi có được nhiều tiền

Tỷ phú giàu nhất thế giới, ông trùm viễn thông Mexico Carlos Slim chịu trách nhiệm đề cao việc chi trả cho các dịch vụ tiết kiệm được để phòng lúc khó khăn, có thể ông đang sở hữu tiền của mình 69 tỷ USD. Theo Slim, có thói quen chi tiêu lâu dài sẽ giúp thúc đẩy việc tạo dựng hoạt động mua bán và tránh xa sự quan trọng phải xử lý mạnh khi khó khăn xảy ra.

Thói quen này của Slim thường được hình thành từ khi ông còn nhỏ. Tuy gây nên ngôi nhà của bạn giàu có, nhưng Slim vẫn được cha học tập từ khi hiện tại là một cậu bé về chi tiêu chặt chẽ. Được biết, bất kỳ cuốn sổ chi tiêu hồi nhỏ của Carlos có viết: "Hôm nay tôi mua một chai nước ngọt giá 70 xu. Tại thời điểm này tôi mua hai chiếc bánh kem, hai cuốn album, hai chiếc bánh rán". Cuốn sổ này được Slim giữ cho tới hiện tại và thi thoảng vẫn đem ra đọc.

5. Kiên nhẫn là một đức tính tốt

"Tôi cho rằng, trong kinh doanh, các bạn cần học cách kiên nhẫn. Có thể tôi không phải chịu trách nhiệm kiên nhẫn lắm, nhưng tôi đã học xong được cách đợi giá để đạt được một thứ nào đó đúng lúc", tỷ phú đồ hiệu Pháp Bernard Arnault từng nói.

Là Chủ tịch hãng Louis Vuitton Moet Hennessy (LVMH), Arnault hiện có trong tay 41 tỷ USD và có trách nhiệm giàu thứ tư thế giới theo xếp hạng của Forbes. Ông được xem là một trong những tất cả những Pháp hiếm hoi có tầm tác động giữ được nhiều nhất trên toàn cầu.

6. Quyết tâm gặt hái thành công và là môi trường của cải

Tỷ phú ngành thép Ấn Độ Lakshmi Mittal khẳng định, bước đường đi tới thành công và giàu có là chưa hề bằng phẳng đối với một trong những ai; chùn bước trước khó khăn đồng nghĩa bằng việc không thể bằng được và cũng chẳng có tiền. "Ai cũng nhiều khi gặp khó khăn, và rất khó là cách đo lường lòng quyết tâm và khả năng giải quyết chủ đề của bạn", Mittal từng nói.

Theo xếp hạng của phim ảnh Forbes, tỷ phú Mittal đi kèm 20,7 tỷ USD, giàu thứ 21 trên các châu lục và thứ nhì ở Ấn Độ.

7. Biết buôn bán dài hơi

Các tỷ phú, lãnh đạo của các công ty lớn thường là những người có tầm nhìn xa, không dừng lại muốn tạo điều kiện của cải cho bản thân mà lại lãnh trách nhiệm về sự thăng trầm tiền bạc đối với không ít người khác. Tỷ phú Mukesh Ambani cho biết: "Chúng tôi đang mua bán vào các lĩnh vực đầu tư để đạt đủ sự tăng trưởng thu về mạnh mẽ trong vợ con và gây nên thêm giá trị cho hàng nghìn cổ đông".

Ông Ambani hiện những quyền sở hữu tài sản của mình 22,3 tỷ USD, giàu nhất tại Ấn Độ và giàu thứ 19 trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro