VÌ SAO HAI NGƯỜI BIẾT TRƯỚC KHÔNG THỂ Ở BÊN NHAU VẪN ĐƯỢC SẮP ĐẶT ĐỂ GẶP NHAU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi biết có một dì, yêu ba tôi rất lâu rồi.
Dì đã khóc rất lâu ở đám tang của ba tôi, bắt đầu khóc trong đám người sau đó quỳ trên thềm đá khóc.
Sau này, không gặp lại dì nữa.
Tôi gọi dì là dì Mẫn. Dì Mẫn dáng người cao cao, không gầy, hơi thô, dì vẫn cứ thích ba tôi, ngay cả sau khi ba tôi đã cưới mẹ tôi.
Mẹ nói với tôi rằng dì Mẫn là bạn cấp ba của ba tôi, hồi trước nhà của dì Mẫn rất nghèo, cha thích uống rượu, lúc đó ba tôi mỗi ngày đi học về là sẽ cùng ông nội lái xe ba bánh đi bán rượu, tình cờ gặp được dì Mẫn ra mua thì sẽ tặng thêm nửa chai, đây là thủ đoạn thường dùng của người buôn bán. Có lẽ bởi vì nửa chai rượu, từ lúc đó dì Mẫn đã thích ba tôi rồi. Lúc đi học, ba tôi không cùng lớp với dì Mẫn, nhưng trấn không lớn lắm, trẻ con bằng tuổi đều sẽ chơi cùng nhau cả, dì Mẫn thích chơi với con trai cho nên có quan hệ khá tốt với ba tôi, nhưng lúc đó ai cũng không nghĩ nhiều mà chỉ là bạn bè bình thường thôi. Sau đó ba tôi thi đại học, học xong thì ra làm bác sĩ, hẹn hò với một bác sĩ của bệnh viện trong khu chúng tôi. Dì Mẫn nhìn thấy ba tôi với cô đó bước ra từ trong rạp chiếu phim, có lẽ là tức giận trong lòng nên chạy tới nắm chặt cánh tay của ba tôi, nói thế nào cũng không chịu buông tay, thành công phá vỡ chuyện tình cảm vừa mới chớm nở của ba với cô bác sĩ kia. Chuyện ba tôi hẹn hò với dì Mẫn không biết là được lan ra từ chỗ nào, ba của dì Mẫn đến nhà tìm ông nội tôi muốn hỏi chút về suy nghĩ của ba tôi, ba nói: Con không thích cô ấy.
Kể từ khi đó trở đi ba không hẹn hò nữa, sau đó móc nối quan hệ đến làm ở bệnh viện thành phố, sau nữa được ông ngoại giới thiệu làm quen với mẹ tôi rồi cưới. Cưới được một tuần thì dì Mẫn không biết từ đâu tìm được số điện thoại ba tôi nên gọi đến hỏi ba rằng mẹ tôi có tốt với ba không? Ba tôi tức điên lên đập luôn điện thoại nói với mẹ tôi là nếu sau này số điện thoại này lại gọi tới thì đừng bắt máy. Năm ba tôi ba mươi lăm tuổi mới có tôi, trước khi tôi ra đời thì năm nào dì Mẫn cũng đến nhà thăm ông nội tôi nói rằng đến thay cha bởi vì cha già ở nhà đi không nổi nhưng vẫn cứ nhớ đến ông tôi nên để dì đến thăm. Năm mẹ tôi có mang tôi thì ông tôi bảo dì Mẫn sang năm đừng tới nữa. Năm 1998, bà nội tôi mất, đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp dì Mẫn, ấn tượng rất mơ hồ, chỉ nhớ được rằng có một dì dáng người cao cao to to cứ luôn đứng sau lưng ba tôi, giống như dì ấy mới là vợ của ba tôi, tôi hỏi mẹ tại sao mẹ không đứng cạnh ba, mẹ đặt ngón trỏ lên môi tôi ra hiệu cho tôi đừng nói chuyện. Mẹ tôi chuyện gì cũng nghe ba tôi cả, bà cũng hoàn toàn tin tưởng ba, luôn cho rằng ba tôi có thể xử lí mọi chuyện chu toàn. Sau khi bà nội mất, ba dẫn mẹ con tôi quay về Thẩm Dương, ông nội đến Thành Đô với cụ, cả nhà tôi đều rời khỏi Hắc Long Giang, ba tôi cũng dần dần cắt đứt liên lạc với bạn bè.
Lần thứ hai gặp lại dì Mẫn là lúc tôi mười lăm tuổi, cũng là thời gian đau đớn khổ sở nhất trong cuộc đời tôi. Bạn của ba tôi góp tiền cho mẹ tôi, ai góp bao nhiêu đều được ghi lại rõ ràng, ấy vậy mà người góp nhiều nhất lại là dì Mẫn, lúc đó tôi cho rằng số tiền này có lẽ là tiền để dành nửa đời của dì, mẹ tôi rút ra mấy tờ còn lại đều trả trở về, "Mọi người đều sống chẳng dễ dàng gì, ý tốt thì tôi giữ trong lòng rồi, cảm ơn dì ấy", từ đó về sau tôi cũng không gặp lại dì Mẫn nữa. Tôi biết dì ấy chưa cưới, chưa có con cũng không có một công việc ổn định.
Sau đó mẹ tôi nói, lúc bà rút một tờ từ trong xấp tiền dì Mẫn gửi tới thì thấy trên tờ tiền có ghi một hàng chữ: "tiền quần áo của bé gái."
Chỗ chúng tôi có một tập tục khi con gái gả chồng thì nhà mẹ đẻ phải mua cho cô gái một bộ quần áo đắt tiền.
Tập tục này đã rất lâu, rất lâu rồi.
Có lẽ là từ lúc ba mẹ tôi vẫn còn trẻ.
Lúc trước đã viết qua một lần ở một trả lời khác rồi sau đó cảm thấy tiêu đề này rất phù hợp với nó, cuối cùng quyết định đặt như vậy.
----===-----
Ngày 01 tháng 12 năm 2019
Lúc nãy nói đến chuyện này, điều khiến tôi bất ngờ là mẹ tôi không hề tức giận hay ghét bỏ như trong tưởng tượng của tôi mà là ôn hòa như đang trò chuyện vậy.
"Cái dì kia của con là một người si tình nhưng trên đời này có rất nhiều chuyện có duyên nhưng không phận."
"Dì ấy là người xấu sao? Đối với con ý"
"Không tính là người xấu, cũng không làm chuyện giết người phóng hỏa. Hồi trước còn nghĩ cô ấy qua mấy năm nữa sẽ cưới, không nghĩ tới cứ sống một mình như vậy."
"Mẹ nghĩ trên tiền có hàng chữ như vậy là do tiền đó là đồ cưới của dì Mẫn sao ạ?"
"Vậy thì mẹ cũng không nhớ nữa, nhưng mà năm đó cô ấy cũng không kiếm được tiền gì. Cô ấy rất tốt với con đó. Hồi con mới sinh người ta còn cho lì xì, nói rằng dù sao cũng là cô của đứa nhỏ, mẹ cũng không dám lấy sợ ba con tức giận."
"Vậy tại sao ba lại không thích dì ấy?"
"Duyên phận mà, luôn không thể gặp một người thích một người được. Ba con học nhiều tự nhiên sẽ có cách nghĩ của riêng mình."
Tiếp đó tôi cũng không hỏi nữa mà nói sang chuyện khác.
Tôi đã nghiêm túc xem hết mỗi một bình luận của mọi người rồi, tôi tôn trọng và đồng ý với ý kiến của mỗi người, cũng cảm ơn mọi người đã đọc hết câu chuyện này.
Ban đầu viết ra câu chuyện này không phải để biện luận hay bác bỏ mà chỉ là ghi chép đơn thuần mà thôi. Cuộc sống ở mười lăm năm đầu trong sinh mệnh của tôi không hề có phiền phức hay tranh cãi, chín năm trôi qua vẫn cứ bình thường và ấm áp như trước kia.
Rất khó có người có thể đi cùng bạn từ đầu đến khi hết đoạn đường đời, khi người bên cạnh bạn muốn xuống xe, dù có không nỡ cũng phải ôm ấp sự biết ơn trong lòng rồi vẫy tay chào tạm biệt. Có rất nhiều người trải qua sự đắp nặn và mài dũa của thời gian sẽ dần mất đi sắc bén, thật ra chúng ta cũng giống như vậy. Những năm 70 không có wechat, weibo, muốn gặp một người thật sự quá khó, những lời quan tâm qua cuộc điện thoại đó là một bước cách Lôi Trì gần nhất của dì ấy, cũng là bước tường dựng lên ngăn cách một nhà ba người chúng tôi với dì ấy sau này.
Trong bình luận có nhắc tới mẹ tôi, bà là một người rất dịu dàng và lạc quan. Mẹ dạy tôi biết cách cư xử, giúp tôi dựng nên tư tưởng chính xác, có thể khéo léo dẫn dắt tôi lúc tôi cảm thấy khắp nơi trong cuộc đời đều là bóng tối xấu xa, bà cùng với ba tôi là ngọn hải đăng trong sinh mệnh tôi, lúc tôi cưỡi gió đạp sóng có thể dành tôi chỉ dẫn chính xác nhất.
Chính là người ấm áp như mẹ đã nói với tôi, có nhiều chuyện không nhất định phải ấn lên trên nó một dấu ấn không tốt. Một cô gái hơn hai mươi tuổi năm đó, căng da đầu làm một cuộc đọ sức cuối cùng. Bây giờ ngồi nghĩ lại, cuộc điện thoại đó là chuyện duy nhất khiến bà hối hận, nhưng chuyện đã xảy ra rồi chúng ta chỉ có thể để nó lưu lại trong kí ức mà thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#weibovn