Tổng phân tích nước tiểu - p4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

E. pH nước tiểu
· Bình thường pH thay đổi từ 4.6-8.0
· pH trung bình khoảng 6.0
· Tổng quan: pH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, pH =7.0 là giá trị trung tính của nước tiểu. pH đánh giá khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận.Thận duy trì cân bằng acid- base chủ yếu qua sự tái hấp thu muối và bài tiết hydro, ion amoni của ống thận. Sự bài tiết nướ tính acid hoặc tính kiềm từ thận là cơ chế quan trọng để duy trì sự hằng định pH của cơ thể. Nước tiểu có tính acid khi cơ thể tăng lượng muối và ứ đọng nhiều acid. Nước tiểu kiềm khi chứa chất kiềm trong cơ thể.
· Kiểm soát pH nước tiểu rất quan trọng trong một số trường hợp sau:
(1) Sỏi thận: sự hình thành sỏi thận phụ thuộc vào pH nước tiểu. Bệnh nhân đang điều trị sỏi thận nên áp dụng chế độ ăn hoặc thuốc để thay đổi pH nước tiểu giúp ngăn chặn hình thành sỏi. Sỏi canxi phosphate, mange phosphate hình thành trong môi trường kiềm. Vì vậy trong những trường hợp này nên giữ nước tiểu có tính acid. ỏi acid uric, cystine, canxi oxalate lắng đọng trong nước tiểu acid, vì vậy khình tràn giữ nước tiểu có tính kiềm.
(2) Sử dụng thuốc: streptomycin, neomycin, kânmycin hiệu quả trong nhiễm trùng đường sinh dục, tạo ra kiềm hóa nước tiểu. Suốt quá trình điều sulpha nước tiểu kiềm sẽ ngăn chặn sự hình thành tinh thể sulphamide. Nước tiểu nên giữ kiềm khi có ngộ độc salicylate để tăng thải và trong suốt quá trình truyền máu.
(3) Tình trạng lâm sàng:
o Trong quá trình điều trị nhiễm trùng tiểu và điều trị sỏi thận hình thành trong môi trường kiềm nên giữ nước tiểu có tính acid.
o Nên sử dụng mẫu nước tiểu còn tươi để đánh giá chính xác pH nước tiểu.
o Suốt quá trình ngủ thông khí phổi giảm gây toan hô hấp nên nước tiểu có tính acid cao.
o Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide tạo ra nước tiểu có tính acid.
o Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm.
(4) Chế độ ăn: ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít
làm kiềm hóa nước tiểu. Nước tiểu kiềm sau bữa ăn là sự đáp ứng bình thường về sự bài tiết acid HCL của dịch dạ dày. Chế độ ăn nhiều đạm và thịt lẽ làm acid hóa nước tiểu.
· Giải thích: pH nước tiểu đánh giá tình trạng toan kiềm của quá trình chuyển hóa và hệ hô hấp.
· Gợi ý lâm sàng:
(1) Nước tiểu có tính acid (pH < 7.0) xảy ra trong các trường hợp sau:o Toan chuyển hóa, tiểu đường nhiễm keton acid, tiêu chảy, hội chứng ure huyết cao, nhịn đói quá lâu.
o Nhiễm trùng tiểu do E.choli
o Toan hô hấp do ứ CO2
o Giảm kali máu
(2) Nước tiểu có tính kiềm ( pH>7.0) xảy ra trong trường hợp sau:o Nhiễm trùng tiểu do proteus và pseudomonas gây phân hủy urea
o Toan hóa ống thận, suy thận mạn.
o Kiềm chuyển hóa do nôn ói.
o Kiềm hô hấp do tăng thông khí.
· Yếu tố ảnh hưởng:
(1) Nếu mẫu nước tiểu để lâu vi khuẩn sẽ phân hủy urea tạo NH3 gây kiềm hóa nước tiểu.
(2) Muối amoni chlorua gây acid hóa nước tiểu.
(3) Sodium bicarbonate, potassium citrate, acetazolamide gây kiềm hóa nước tiểu.
(4) Nước tiểu có tính kiềm sau ăn do sự bài tiết acid của dạ dày.
F. Hemoglobin niệu hoặc tiểu máu
· Bình thường: âm tính
· Tổng quan: Sự hiện diện Hb tự do trong nước tiểu được cho là tiểu hemoglobin. Hb niệu có thể liên quan đến bệnh lý ngoài đường niệu và xảy ra khi phá hủy nhanh nhiều các tế bào hồng cầu trong lòng mạch (tán huyết nội mạch) mà hệ võng nội mô không chuyển hóa hoặc dự trữ một lượng lớn Hb tự do. Sau đó, Hb được lọc qua cầu thận. Hb niệu cũng có thể xuất hiện do sự tán huyết tế bào hồng cầu trong đường niệu. Khi tế bào hồng cầu không nguyên vẹn hiện diện trong nước tiểu thì được gọi là tiểu máu. Tiểu máu liên quan hầu hết đến những rối loạn của hệ sinh dục hoặc thận mà nguyên nhân chảy máu là do chấn thương hoặc tổn thương những cơ quan này hoặc hệ này.
· Giải thích: xét nghiệm này giúp xét nghiệm tb hồng cầu, hemoglobin và myoglobin trong nước tiểu
. Máu trong nước tiểu luôn đánh giá có tổn thương thận hoặc đường niệu. Thực hiện que nhúng và soi nước tiểu dưới KHV cung cáp một đánh giá hoàn toàn ………Khi cặn lắng nước tiểu có màu mà không phát hiện tb HC qua KHV thì mgoglobin niệu có thể nghi ngờ .Mgoglobin niệu được tạo ra bởi sự bài tiết của myoglobin, một protein cơ vào trong đường niệu do chấn thương gây tổn thương cơ như tai nạn giao thông, chấn thương do đá banh hoặc sốc đảo hoặc do rối loạn cơ như là do tác động mạch nuôi cơ dẫn đến loạn dưỡng cơ hoặc ngộ độc CO2 …Tăng thân nhiệt ác tính dothuốc giảm đau. Myoglobin các thế phân biệt với Hb tự do trong nước tiểu nhờ xét nghiệm hóa chất.
· Gợi ý lâm sàng:
(1) Tiểu máu có thể trong:
NTT
Viêm thận do lupus
U thận hoặc u đường niệu
Sỏi đường niệu
Tăng huyết áp ác tính
Viêm cầu thận (cấp hoặc mạn)
Viêm bể thận
Chấn thương thận
Bệnh thận đa nang
Ung thư máu(BC cấp hoặc BC mạn)
Giảm tiểu cầu
Gắng sức
Hút thuốc nhiều
(2) Tiểu Hb Niệu
Bỏng nặng
Phản ứng truyền máu(sản phẩm máu không tương hợp)
Sốt rét
Tán huyết do TMHC kém, thalassemia, giảm …
Tiểu hemoglobin …
Nhồi mấu thận
Tán huyết trong đường niệu
Đông máu nội mạch lan tỏa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro