Tổng phân tích nước tiểu - p8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

M. Urobilinogen niệu
§ Bình thường: âm tính
· Mẫu nước tiểu bất kì <1mg
· Mẫu nước tiểu 24h 0.5-4mg/ngày
· Tổng quan: bilirubin được hình thành từ sự thoái gián của hemoglobin. Nó được chuyển thànhUROBILINOGEN sau khi vào đường ruột nhờ hoạt động của enzim vi khuẩn. Một vài dạng UROBILINOGEN trong đường ruột được bài tiết một phần ra đường phân nơi nó được acid hóa thành UROBILIN, một phần khác được tái hấp thu vào hệ cửa và được chuyển tới gan, nơi nó được chuyển hóa và bài tiết vào trong mạch một ít UROBILINOGEN ở trong máu được loại bỏ bởi gan đưa đến thận và bài tiết trong nước tiểu. Đây là xét nghiệm UROBILINOGEN cơ bản nhất của nước tiểu. Khong giống như bilirubin, UROBILINOGEN không có màu.
· Giải thích: UROBILINOGEN là một trong những xét ngiệm nhạy cảm nhất để đánh giá suy giảm chức năng gan.UROBILINOGEN nước tiểu được tăng lên bởi bất kì tình trạng làm tăng sản xuất UROBILINOGEN nào và bởi bát kì một bệnh lý nào ngăn cản sự đào thải bình thường của gan của UROBILINOGEN được tái hấp thu từ tuần hoàn cửa gan. Sự tăng nồng độ UROBILINOGEN là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh gan và bệnh tán huyết.
· Gợi ý lâm sàng:
1. UROBILINOGEN niệu tăng khi có :
o Tăng phá hủy hồng cầu thIếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, sốt rét.
o Xuất huyết vào trong mô: nhồi máu phổi, mảng máu bầm lớn
o Tổn thương gan: bệnh đường mật, xơ gan, viêm gan cấp
o Nhiễm trùng đường mật
2. UROBILINOGEN niệu giảm hoặc không có khi lượng bình thường bilirubin không bài tiết vào trong đường ruột. Điều này thường được xác định sự tắt nghẽn một phần hoặc hoàn toàn của ống mật.Giảm UROBILINOGEN niệu thường kết hợp với:
o Sỏi mật
o Viêm ống mật nặng
o Ung thư đầu tụy
3.Suốt giai đoạn điều trị kháng sinh ức chế vi khuẩn có lợi của đường ruột có thể nhanh phá hủy bilirupin thànhUROBILINOGEN vì thế nồng độ nước tiểu giảm.
· Những yếu tố ảnh hưởng:
o Thuốc gây ảnh hưởng đến nồng độ UROBILINOGEN gồm: thuốc gây ứ mật và các thuốc làm giảm vi khuẩn có lợi cho đường ruột
o Kiềm hóa nước tiểu gây tăng nồng độ UROBILINOGEN và acid hóa nước tiểu làm giảm nồng độ UROBILINOGEN
o Các thuốc gây tán huyết làm tăng nồng độ UROBILINOGEN

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro