Tổng Quan Du Lịch

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA CỦA UNESCO:

·        Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của xã hội hay một nhóm người trong xã hội.

Văn hóa = (Tinh thần - vật chất) + (trí tuệ - xúc cảm) => Tính cách xã hội

·        Văn hóa:

-         Bao gồm nghệ thuật và văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng.

-         Làm cho con người có khả năng suy xét về bản thân, trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý.

-          Làm cho con người tự ý thức được bản thân, tím tòi không ngừng những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới, vượt trội bản thân.

    PHÂN BIỆT VĂN HÓA – VĂN MINH – VĂN HIẾN – VĂN VẬT

·        Văn hóa là khái niệm bao trùm, gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Văn hóa luôn mang tính lịch sử và tính dân tộc. Khái niệm văn hóa và các nền văn hóa cổ đại đều xuất phát từ các nước phương Đông có nền sản xuất lúa nước.

·        Văn minh là khái niệm có nguồn gốc từ các nước phương Tây đô thị. Văn là vẻ đẹp, Minh là sáng. Văn minh dùng để chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa nhưng thiên về phương diện các giá trị vật chất kĩ thuật.

·        Văn hiến là một khái niệm của phương Đông. Văn là vẻ đẹp, Hiến là người hiền tài. Văn hiến là khái niệm thiên về chỉ các giá trị tinh thần.

·        Văn vật là khái niệm bộ phận của văn hóa, khác văn hóa ở sự bao quát các giá trị. Văn vật là truyền thống văn hóa thiên về các giá trị vật chất ở một vùng, biểu hiện ở việc có nhiều nhân tài, di tích, công trình và hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật.

    VÌ SAO NÓI CON NGƯỜI VỪA LÀ CHỦ THỂ, LẠI LÀ KHÁCH THỂ CỦA VĂN HÓA?

·        Chủ thể:

-         Con người sáng tạo ra văn hóa, bảo tồn và lưu truyền văn hóa qua nhiều thế hệ.

·        Khách thể:

-         Văn hóa ảnh hưởng tới nhận thức của con người.

-         Văn hóa thay đổi hành vi của con người.

    MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG NHÂN TÁC – TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI VIỆT NAM.

·        Môi trường tự nhiên tổng thể những nhân tố tự nhiên như khí quyển, nước, thổ nhưỡng, sinh vật…có mối quan hệ tương tác với nhau.

·        Môi trường nhân tác – tạo là hệ thống môi trường sinh ra do con người lợi dung và cải tạo tự nhiên.

* Môi trường nhân tác – tạo được sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên nên chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên; ngược lại, nó cũng ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.

·        Đặc điểm hệ sinh thái VN: đặc trưng hệ sinh thái phồn tạp.

-         Thực vật phát triển hơn động vật (hệ sinh thái).

-         Hái lượm vượt trội hơn săn bắt – bắn (kinh tế thu lượm).

-         Trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi (kinh tế nông nghiệp).

* Trong 1 hệ sinh thái có nhiều vùng sinh thái. VN có 10 vùng: TBB, ĐBB, ĐBSH, BTB, TTB, NTB, BTN, NTN, ĐNB, TNB.

    BẢN NĂNG VÀ BIỆN PHÁP VĂN HÓA XÃ HỘI ĐỂ KIỀM CHẾ BẢN NĂNG.

·        Bản năng là cái mà mọi vật sinh ra đều đã có. Nó thuộc về tự nhiên và không phải là sản phẩm của bất kì sự sáng tạo nào.

·        Biện pháp kiềm chế bản năng:

-         Bản năng của con người bị kiểm soát bở những cưỡng chế và chuẩn mực xã hội.

-         Với những bản năng gắn quá liền với sự sống thì bị kiềm chế bởi các nghi thức xã hội hoặc tôn giáo.

* Văn hóa là sự chế ngự bản năng.

    QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VIỆT NAM VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN THỂ HIỆN NHỮNG SẮC THÁI GÌ TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC?

·        Sắc thái văn hóa Thực vật:

-         Nền văn hóa lúa nước.

-         Bữa cơm: Cơm – rau – cá.

-         Chăn nuôi phục vụ trồng trọt.

-         Tâm linh: tục thờ thần cây.

·        Sắc thái Sông nước:

-         Cư trú (ven sông)

-         Ăn (thủy sản)

-         Ở (nhà sàn, nhà mái thuyền, nhà thuyền)

-         Tính cách (nhẹ nhàng, uyển chuyển như nước)

-         Canh tác (đê, ao, kênh, rạch)

-         Sinh hoạt công đồng (đua thuyền)

-         Tâm linh (thờ thủy thần)

-         Nghệ thuật (tuồng, chèo, rối nước)

Câu 2

THÀNH HOÀNG LÀNG :

1.giới thiệu tên gọi : thành hoàng là hào bao quanh thành.Thành hoàng làng là vị thần bảo trợ thành quách cụ thể.

2. Phân loại

mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.đc chia 3 hạng :

- Thượng đẳng thần :những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần,Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần:Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần. Cũng có vị là nhân thần nhưng lại không được nhắc tới nhiều trong chính sử mà được nhắc tới nhiều trong dã sử và truyền thuyết .

- Trung đẳng thần :là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.

- Hạ đẳng thần :do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.

3.Sự bản địa hóa khi ở việt Nam :

- Thời bắc thuộc,lý nguyên gia,cao biền : coi thần sông tô lịch là thành hoàng làng đại la

- Vương triều Lý,trần,lê: thờ thành hoàng làng của thành Thăng long.

- Nhà nguyễn :xây thành hoàng làng các tỉnh

- các vùng quê: mỗi làng quê thờ thành hoàng làng khác nhau,đc coi như 1 vị thánh.

4.vai Trò:

- thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Nhất là những cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ hoành hành

5.Ý nghĩa

Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượ

Vùng VH Bắc Bộ

Vùng VH Nam Bộ

Vị trí đia lý

·        Phạm Vi:Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

·        Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : Tây-Đông và Bắc-Nam , dễ bị xâm lược nhưng tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

·        Phạm Vi:Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau

·         tiểu vùng văn hoá: tiểu vùng Đông Nam Bộ, tiểu vùng Tây Nam Bộ, và tiểu vùng Sài Gòn.

Địa hình

·        Núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10-15m giảm dần đến độ cao mặt biển.

·        địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi...

·        .một vùng sông nước rất đặc trưng, có diện tích (6.130.000ha) và độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng bằng nước ta.

·        Toàn vùng có đến 4.000 kinh rạch, dài tổng cộng 5.700km.

·        Địa hình và thổ nhưỡng của hai tiểu vùng có khác nhau: Đông Nam Bộ có độ cao 100m-200m là vùng đất đỏ bazan và đất phù sa cổ; Tây Nam Bộ có độ cao trung bình chưa đầy 2m, là vùng đất phù sa mới.

Khí hậu

Khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm .

·        Có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác.

Nam Bộ là vùng tương đối điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4.

Sông ngòi

·        Khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sống Thái Bình và sông Mã.

·        Có một mạng lưới sông ngòi khá dày , chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước

·        Hai hệ thống sông lớn nhất của vùng là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.Hệ thống sông Đồng Nai ở khu vực Đông Nam Bộ có lượng phù sa khá thấp, tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm.

Cách thức hoạt động sản xuất

Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy.

Cư dân trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất

Các nghề thủ công truyền thống

Người nông dân đã làm thêm nghề thủ công ,có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao:nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng

Khá phát triển như:nhân điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài

Việc giao thương 

Sử dụng đường bộ và đường sông giao thương hàng hóa

Mang đặc thù sông nước, các trung tâm giao thương lớn của vùng đều được hình thành ven bờ sông rạch, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá.

Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền

-   Những người nông dân lại sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê. Làng  thể  hiện  sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa

Người Việt cũng theo truyền thống để tổ chức quần cư thành làng ấp, làng ấp của người Việt ở Nam Bộ là một tập hợp cư dân đến từ nhiều vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau không phải do quan hệ dòng họ mà chủ yếu là do quan hệ láng giềng. 

Về tín ngưỡng

Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề ,thờ cúng ông bà ,v.v…, có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ.

·        Dành ưu tiên cho đạo Phật,kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên

·        Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng, đặc biệt là những vùng đồi núi sót.

·         Đạo Phật kết hợp với đạo Lão, đạo Khổng, đạo Kitô, đạo Thánh Mẫu, là cơ sở hình thành đạo Cao Đài trên vùng đất Nam Bộ.

·         Ngoài ra, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành cũng có đông tín đồ.

Phong tục 

·        Tính cách chung của người miền Bắc: tinh tế, thâm thúy, sâu sắc, mặt khác bảo thủ hoài cổ, lối nói vòng vo tam quốc.Có truyền thống ăn học, tầng lớp trí thức đông đảo, luôn đề cao hệ thống trường sở và chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài đã có cách đay gần ngàn năm. Người Bắc có tính khoe khoang (hay khoe giàu), rất trọng sĩ diện.

·        Văn hoá “quà” trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống.

·        Phụ nữ miền Bắc nổi tiếng về sự đảm đang, thủy chung, có sự hiểu biết rộng nhưng vẫn còn đâu đó (dù là rất ít) những chị em bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán xưa kia, vẫn khép kín trong lối tư duy xưa cũ.

·        Có nguồn gốc từ đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục của người Khmer, người Hoa.

·        Tính cách của người Việt Nam Bộ : cởi mở, không ưa sự ràng buộc, chuộng sự bình đẳng; trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng, v

Lễ hội

-  Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu

- Không gian : Đình ,chùa,…

- Gắn liền vs nông nghiệp ,tín ngưỡng GD

- Có tính đa dạng cao

Rất đa dạng, bao gồm bốn loại: lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội nông nghiệp, lễ hội ngư nghiệp, lễ hội văn hoá - lịch sử. Tất cả đều mang sắc thái Nam Bộ

văn học, văn nghệ

có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v

Phong phú. Đó là các truyện dân gianphản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử. Đó là kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử, v.v. 

Ẩm thực 

·        cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt

·        Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể.

·        thành cơm - canh - rau - tôm cá.

·         Để cân bằng với khí hậu nóng nực, người Việt nơi đây rất chuộng ăn canh, và do tiếp biến các món canh chua của người Khmer, nên các món canh chua Nam Bộ cực kỳ phong phú.

·        Do nguồn thuỷ sản dồi dào, thành phần thuỷ sản như cá, tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến, lươn... giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa ăn

Trang phục

Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu.

·        Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sống.

·         Đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm.

·         Ngày hội hè, lễ tết : đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen.

·        Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều

Do sống trong môi trường sông nước, nông dân người Việt ở Nam Bộ, cả nam và nữ, rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn.

Nhà ở

Hình thức nhà vì kèo phát triển. sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan

Có ba loại chính: nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất dọc theo kinh rạch, và nhà nổi trên sông nước.

Kết luận

Vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng long – Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.

Trên vùng đất này, ngay từ đầu văn hoá của cư dân Việt, mà trong đó đã có sẵn yếu tố Chăm, đã giao lưu mật thiết với văn hoá của các cư dân Khmer, dHoa... Trong thời cận đại và hiện đại, trong suốt một thời gian dài vùng đất này lại chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp rồi tiếp đó là văn hoá Mỹ. . Vù vậy văn hoá Nam Bộ vừa tương đồng, lại vừa khác biệt với cội nguồn của nó là văn hoá Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro