Tổng quan về WTO

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1: Tổng quan về WTO

I. Qúa trình hình thành wto

II. Cơ cấu tổ chức

III. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc

   hoạt động

IV.Cơ chế hoạt động

I.Quá trình hình thành

1.Hiệp định chung về thuế quan và

  thương mại GATT(General agreement

  on Tariff and Trade) tiền thân của wto

2. Các vòng đàm phán thương mại của

  GATT và sự thành lập wto

1. GATT

1.1. Bối cảnh ra đời của GATT

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930

  các nước đều tìm cách bảo hộ

- Châu Âu bảo hộ chủ yếu bằng hàng rào

  phi thuế mà chủ yếu là hạn chế định

  lượng

- Mỹ bảo hộ chủ yếu bằng hàng rào thuế

         Thương mại quốc tế tăng trưởng

  âm 0,5%, tăng trưởng sản xuất là 5,5%

Các nước đi tìm kiếm giải pháp phát

  triển thương mại quốc tế, chủ yếu

  thành lập các tổ chức kinh tế và ký

  kết các hiệp định

- Năm 1944 các nước đàm phán thành

  lập Tổ chức thương mại quốc tế-ITO

      Gặp khó khăn

- Năm 1947 theo đề nghị của Mỹ 23 nước

  đã ký nghị định thư áp dụng tạm thời-

  GATT( hiệu lực 1/1/1948)

1.2. Nội dung cơ bản của GATT

- Quy định về không phân biệt đối xử

- Quy định về mở cửa thị trường

  + Xoá bỏ hạn chế số lượng

Ngoại lệ: Hàng dệt may, nông sản, đảm

  bảo cán cân thanh toán…

  + Cho phép bảo hộ bằng thuế, nhưng

  giảm dần

- Một số quy định khác

       1.3. Thành công và tồn tại của GATT

- Thành công: Thương mại quốc tế phát triển.

  Năm 1948 khối lượng thương mại quốc tế 10

  tỷ USD năm 1995 là 6000tỷ USD, có trên 100

  nước tham gia

- Tồn tại

  + Có tính tạm thời, không thực sự bình đẳng

  + Không phải tổ chức kinh tế, cơ chế giải

  quyết tranh chấp lỏng lẻo

  + Chỉ áp dụng cho thương mại hàng hoá

2. Các vòng đàm phán của GATT

2.1.Các vòng đàm phán cắt giảm thuế

  quan

- Vòng geneva (Thuỵ sỹ-1947)

- Vòng Annecy (Pháp-1949)

- Vòng Torquay (Anh 1950-1951)

- Vòng Geneva (1955-1956)

- Vòng Dillon (1960-1961)

2.2.Các vòng đàm phán cắt giảm thuế

  quan và phi thuế quan

- Vòng Kenedy (1963-1967)

- Vòng Tokyo (1973-1979)

2.3.Vòng đàm phán Uruguay và thành

  lập wto(1986-1994)

Ngày 15/4/1994 các nước đã ký Hiệp

  định marrakesh về việc thành lập tổ

  chức thương mại thế giới wto- World

  Trade Organisation, chính thức có

  hiẹu lực 1/1/1995

II.Cơ cấu tổ chức

1. Hội nghị Bộ trưởng

2. Đại hội đồng

3. Các Hội đồng chuyên trách

 - Hội đồng về thương mại hàng hoá

 - Hội đồng về thương mại dịch vụ

 - Hội đồng về các vấn đề liên quan đến

    quyền SHTT

4. Các uỷ ban

5. Ban thư ký

I.Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc:

1. Mục tiêu

 1.1.Thúc đẩy thương mại hàng hoá và

    dịch vụ phát triển

  + Mở cửa thị trường

  + Đảm bảo ổn định để phát triển sản

    xuất

  + Đảm bảo sức khoẻ con người và môi

    trường

 1.2. Thúc đẩy sự phát triển thể chế thị

  trường, giải quyết tranh chấp thương

  mại giữa các nước thành viên

 + Thiết lập nên các quy định tạo ra môi

  trường kinh doanh thống nhất minh

  bạch, bình đẳng tạo điều kiện phát

  triển thương mại

+ Có cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu

  quả

1.3.Khuyến khích các nước hội nhập sâu

   rộng vào nền kinh tế thế giới

1.4.Nâng cao mức sống, tạo công ăn

   việc làm, đảm bảo các quyền và tiêu

   chuẩn tối thiểu cho người lao động

   và bảo vệ môi trường.

2. Chức năng

- Giám sát, điều hành và tạo điều kiện

  thuận lợi để thực hiện các hiệp định

- Là diễn đàn đàm phán cho các nước

  thành viên

- Giải quyết tranh chấp thương mại

- Rà soát chính sách thương mại

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế khác

  như WB, IMF để năng cao hiệu quả

  hoạt động của wto.

3. Nguyên tắc

3.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử

- Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN-

  Most Favoured Nation treatment)

Nếu một nước dành những ưu đãi

  thương mại cho một nước thành viên

  nào khác thì ngay lập tức và vô điều

  kiện dành những ưu đãi thương mại

  đó cho các nước thành viên còn lại

Đối tượng: Hàng hoá , dịch vụ và quyền

 sở hữu trí tuệ…

Các ưu đãi: Thuế, phí, các thủ tục và

 quy định…

Một số ngoại lệ:

+ Đối với thành viên mới

+ Các thoả thuận khu vực

+ Vì lý do an ninh

3. Nguyên tắc

- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia( NT-National

  treatment):Các nước dành cho hàng hoá,

  dịch vụ các nhà cung cấp dịch vụ và QSHTT

  của các nước thành viên sự đãi ngộ không

  kém phần thuận lợi hơn đãi ngộ dành cho

  hàng hoá , dịch vụ và các nhà cung cấp dịch

  vụ và QSHTT trong nước

Có nghĩa là: hàng hoá, dịch vụ và QSHTT sau

  khi đã nộp thuế và đăng ký baỏ hộ hợp pháp

  phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá ,

  dịch vụ và QSHTT trong nước

+Đối tượng: Hàng hoá , dịch vụ, các nhà

 cung cấp dịch vụ và quyền sở hữu trí

 tuệ…

Các ưu đãi: Thuế, phí, các thủ tục và

 quy định

3.2.Nguyên tắc tự do hoá thương mại

Các nước phải xoá bỏ hàng rào phi thuế, giảm

  thuế, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá,

  dịch vụ của các nước thành viên xâm nhập

  thị trường

   Mở cửa thị trường có tác động tích cực và

  tiêu cực

Nguyên tắc:+ Đối với nước phát triển

            + Đối với nước đang phát triển

3.3.Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Cạnh tranh là động lực để phát triển.

  Nhưng cạnh tranh phải công khai, công

  bằng và không bị bóp méo, mới tạo

  điều kiện để thương mại quốc tế phát

  triển

      Trợ cấp, bán phá giá và các biện

  pháp tạo cạnh tranh không công bằng

  đều phải bãi bỏ

3.4. Nguyên tắc minh bạch hoá

Yêu cầu tạo môi trường công khai, minh

  bạch, có lộ trình thực hiện để:

 - Có thể tiên liệu được

 - Tạo điều kiện thuận lợi cho thương

  mại quốc tế

3.5. Nguyên tắc khuyến khích phát triển

  và hội nhập kinh tế

- Khuyến khích các nước tham gia hội

  nhập và mở cửa thị trường

- Các nước đang và chậm phát triển

  được hưởng các ưu đãi thương mại để

  khuyến khích các nước tham gia hội

  nhập

IV. Cơ chế hoạt động của wto

1. Cơ chế ra quyết định

2. Cơ chế giải quyết tranh chấp

3. Cơ chế rà soát chính sách thương

   mại

IV.Cơ chế hoạt động của wto

1. Cơ chế ra quyết định

- Cơ chế đồng thuận

- Cơ chế biểu quyết

2. Cơ chế giải quyết tranh chấp

Nguyên tắc:

- Chỉ giải quyết tranh chấp liên quan đến các

  hiệp định của wto

- Chỉ giải quyết tranh chấp thương mại giữa

  các nước thành viên

Đánh giá cơ chế:

 - Cơ chế mở

 - Tự động

 - Đảm bảo công bằng

 - Giải quyết có hiệu quả

3. Cơ chế rà soát chính sách thương mại

Hàng năm wto rà soát chính sách thương mại

  của các nước thành viên.

Mục đích:

- Làm các nước thành viên tuân thủ các quy

  định của wto

- Tạo điều kiện để các nước rà soát lại các

  chính sách có liên quan đến thương mại

  quốc tế

- Để các nước giám sát và cập nhật các chính

  sách của nước bị rà soát

+Chu kỳ rà soat;

   - Mỹ, EU, Nhật bản, canada: 2 năm/lần

   - 16 nước phát triển tiếp theo: 4

  năm/lần

   - Các nước còn lại: 6 năm/ lần

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#wto