tổng quát

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I.                  Định nghĩa nguồn thông tin tham khảo chuyên ngành:

Một tài liệu tham khảo chuyên ngành có thể được định nghĩa là là một ấn phẩm mà trong đó các tài liệu liên hệ với một bộ môn đặc biệt – chẳng hạn như văn học, lịch sử, địa lý, âm nhạc, thể thao, giáo dục, du lịch. Được trích từ nhiều nguồn tài liệu khác để trình bày chung với nhau  và sắp xếp thế nào cho mỗi đề tài có thể được tìm thấy nhanh chóng và dễ dàng.

Các sách tham khảo cho từng bộ môn sẽ giới thiệu cho sinh viên và học giả các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kiến thức khác nhau:

- Nó cung cấp những định nghĩa đặc biệt ko tìm thấy ở bất cứ từ điển tổng quát nào.

- Nó phô diễn sự phát triển của các ý tưởng quan trọng về bộ môn nào đó.

- Nó giới thiệu sựu phát triển của các tác phẩm thuộc bộ môn liên hệ

- Nó cung cấp tin tức xác thực về các ấn phẩm thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

- Nó giải thích và làm sáng tỏ các quan niệm.

- Nó xác định roc vị trí, mô tả và đánh giá các tác phẩm thuộc bộ môn đang nghiên cứu.

- Nó cung cấp các sự kiện chỉ đường hướng và tóm tắt các sự kiện xảy ra trong một năm nào đó có liên quan đến bộ môn đang nghiên cứu.

II. Các loại và mục đích của nguồn tài liệu tham khảo xếp theo từng bộ môn.

1.     Loại thư mục và Chỉ nam.

- Dẫn ta đến các tác phẩm thuộc bộ môn đang nghiên cứu

- Mách cho ta các tác phẩm không có trong thư viện và do đó giúp ta  lựa chọn thêm những nguồn tài liệu tham khảo xa hơn.

-  Cung cấp loại tin tức đã được mô tả và đã được đánh giá mà phiếu mục lục không thể nào ghi rõ ra hết.

- Sắp xếp các tác phẩm theo hình thức: từ điển, lịch sử. Bách khoa từ điển. Sổ tay, sách chỉ mục và sách phê bình ( nếu bộ môn tham khảo là văn học).

2. Loại sách chỉ mục

- Chỉ dẫn đến các bài báo nói về bộ môn đang khảo sát.

- Chỉ dẫn đến các sưu tập về các vở ca, kịch, các truyện ngắn, các tiểu luận văn chương, thơ.

- Phân tích các sách và các phần trong sách.

3. Loại từ điển

- Cung cấp các định nghĩa đặc biệt và giải thích các từ ngữ chuyên môn.

- Giúp ta thiết lập các từ ngữ chuyên môn.

- Chỉ dẫn cách sử dụng đương thời những từ ngữ và đoạn văn cũng như cách sử dụng chúng trong những thời gian về trước.

- Cung ứng cho ta bảng niên đại lịch sử.

- Giúp ta phát âm đúng.

4. Bách khoa từ điển

- Cho ta một bài tóm tắt về các giai đoạn và các phương tiện khác nhau của một bộ môn nghiên cứu.

- Giải thích cả nền tảng lịch sử, các đường hướng và ảnh hưởng của các biến số bên ngoài bộ môn, chẳng hạn như ảnh hưởng của các điều kiện xã hội trên một thời kì văn học.

- Vạch ra sự phát triển các ý kiến trong lĩnh vực bộ môn.

5. Sổ tay

- Xác định các bài tham khảo, những lời ám chỉ, những ngày tháng, những trích đoạn và những đặc tính trong văn học.

- Tóm tắt các điểm chính  về văn học.

- Cung cấp các thống kê và các mẫu tin tức hữu ích.

6. Niên giám và Niên san

- Tóm tắt các biến cố trong năm qua, kể các dự phóng nghiên cứu đang thực hiện hoặc đã hoàn tất

- Cung cấp một nguồn tài liệu để định rõ vị trí các vấn đề nghiên cứu.

7. Các tuyển tập

- Tập hợp lịa một chỗ các bài văn tuyển và các trích đoạn thuộc về những tiểu luận văn chương, thơ kịch, truyện ngắn,và các hình thức các của văn chương.

8. Tập bản đồ

- Cung ứng tài liệu địa lý mọi loại và những bản đồ.

- Cung ứng hình ảnh toàn diện nhấn mạnh về vị trí các khu vực công nghiệp, các vùng sản xuất nông phẩm, chế hóa phẩm.

9. Từ điển tiểu sử

- cung ứng tài liệu vắn tắt và rõ ràng về những nhân vật trọng yếu trong một lĩnh vực nào đó: các tác giả, các học giả, khoa học gia, nhà giáo dục…

- Có thể bao gồm thư mục và sự đánh giá về những công trình của một nhân vật.

10. Các tài liệu tham khảo lịch sử như :

- Bảng đối chiếu niên đại.

- Tài liêu giải nghĩa  các biến số

- Dữ kiện về lịch sử nhân vật

- Tài liệu về thư mục

11. Các báo chuyên ngành

- cung ứng các bài báo mới mẻ, các bài khảo luậ, điểm sách… liên quan đến bộ môn đang được nghiên cứu.

=˃ tómh lại việc tuyển chọn một cuốn sách tham khảo chuyên ngành trong một lĩnh vực tùy thuộc vào bản chất của câu hỏi đặt ra để trả lời: (1) loại  tài liệu nào ta cần,(2) lĩnh vực chính thức nào mà cuốn sách có dự phần liên hệ tới, và (3) các yếu tố nào có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu, thí dụ như thời gian hay không gian.

 1.      Dạng thức

+       In ấn

+       Vi phẩm

+       Điện tử

+       Cấu tạo vật chất

+       Minh họa

2.      Lĩnh vực bao gồm

–        Mục đích

+       Ai?= nhân vật

+       Cái gì?= từ, sự kiện

+       ở đâu?= thời gian

+       Tại sao?= nguyên nhân

–        Phạm vi:

+       Nội dung

·        Tổng quát hay chuyên ngành

·        Chủ đề

·        Quốc tế, quốc gia, địa phương

·        Thời kỳ

+       Độc giả

–        Tính hiện hành

–        Ngôn ngữ

3.      Liên quan đến các tác phẩm tương tự

+       Tác phẩm cùng tên và tác giả

+       Tác phẩm cùng 1 lĩnh vực chủ đề

+       Tác phẩm viết cho những đối tượng khác nhau

4.      Uy tín

+       Tác giả

+       Nxb

+       Cơ quan bảo trợ

+       Nguồn tài liệu tham khảo

5.      Cách xử lý

+       Tính chính xác

+       Tính khách quan

+       Văn phong

6.      Cách sắp xếp

+       Theo trật tự chữ cái

+       Theo rình tự niên đại

+       Theo chủ đề

+       Theo bảng

7.      Đặc tính

+       Minh họa

+       Bảng kê

+       Dữ kiện lịch sử

+       Tài liệu tiểu sử

+       Phụ lục

+       Chỉ mục

+       Nguồn gốc

8.      Chi phí

Bài tập

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro