TỔNG QUÁT VỀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

TỔNG QUÁT VỀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

1 - CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

A - Hệ sóng GSM ( Global System for Mobile communication )

1a. Lịch sử hình thành

- 1982 - 1985 : Tổ chức CEPT (Conference Europeennedes Potes et - Hiệp hội bưu chính viễn thông Châu Âu ) bắt đàu đưa ra chuẩn viễn thông tin kỹ thuật số Châu Âu tại băng tần 900MHz , tên là GSM ( Global System for Mobile communication : Hệ thống thông tin di động toàn cầu )

- 1986 : Tổ chức CEPT lập nhiều vùng thử nghiệm tại Paris để lựa chọn công nghệ truyền phát . Cuối cùng kỹ thuật Đa truy xuất phân chia theo thời gian (TDMA - Time Division Multiple Access ) và đa truy xuất phân chia theo tần số (FDMA - Frequency Division Multiple Access ) đã được lựa chọn . Hai kỹ thuật trên đã được kết hợp để tạo nên công nghệ phát sóng cho GSM . Các nhà khai thác của 12 nước Châu Âu đã cùng ký bản gi nhớ ( Memorandum of Understanding - MoU ) quyết tâm giới thiệu GSM vào năm 1991.

- 1988 : Tổ chức CEPT bắt dầu xây dựng đặc tả GSM cho giai đoạn hiện thực . Thêm 5 nước gia nhập MoU

- 1989 : Viện tiêu chuẩn viên thông Châu Âu ( ETSI - EUropean Telecom - minication Standards Institude ) nhận trách nhiệm phát triển đặc tả GSM.

- 1990 : Đặc tả giai đoạn một đã được đưa cho các nhà sản suất phát triển thiết bị mạng.

- 1991 : Chuẩn GSM 1800 đã được công bố . Thống nhất cho phép các nước ngoài CEPT được quyền tham gia MoU

- 1992 : Đặc tả giai đoạn một hoàn tất . Mạng GSM giai đoạn một thương mại đầu tiên được công bố . Thỏa thuận chuyển vùng ( roaming ) quốc tế đầu tiên giữa Telecom Finland và Vodafone (Anh ) được ký kết

- 1993 : Úc là nước đầu tiên ngoài CEPT ký MoU . MoU đã được 70 nước tham gia. Mạng GSM được công bố tại Áo , Ai xơ len , Hồng Kông , Na uy , và Úc . Thuê bao GSM lên đến hàng triệu số . Hệ thống DCS 1800 thương mại đầu tiên được công bố tại Anh

- 1994 MoU có hơn 100 tổ chức tham gia tại 60 nước . Nhiều mạng GSM ra đời . Tổng số thuê bao lên đến 3 triệu

- 1995 : Đặc tả cho dịch vụ liên lạc cá nhân ( PCS - Personal Communications Service ) được phát triển tại Mỹ , đây là một phiên bản GSM hoạt động trên tần số 1900MHz . GSM tiếp tục phát triển nhanh ,Thuê bao Gsm tăng 10.000 số mỗi ngày tháng 4 năm 1995 : MoU có 188 thành viên tại 69 quốc gia . Hệ thống GSM 1900 có hiệu lực , tuân theo chuẩn PCS 1900

- 1998 : MoU có 253 thành viên tại 100 nước và có trên 70 triệu thuê bao trên toàn cầu chiếm 31% thị trường di động thế giới .

- tháng 6 năm 2000 : Hiệp hội GSM có 600 thành viên đạt 709 triệu thuê bao chiếm 71% thị trường di động số - trên 173 quốc gia

* Trong đó mạng Vinaphone có 856.400 thuê bao (gồm cả trả trước và trả sau ) . Đến tháng 6 năm 2006 Vinaphone đã đạt 4.000.000 thuê bao

1b : Đặc tả hệ GSM

* Hệ GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thược vào phần cứng mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống . Điều này tạo điều kiện cho người thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho phép các công ty vận hành mạng mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.

* Bảng đặc tả gồm có 12 mục , mỗi mục do một nhóm chuyên gia và công ty riêng biệt phụ trách viết . ESTI giữ vai trò điều phối chung.GSM 1800 được xem là một phần phụ lục , nó chỉ đề cập đến sự khác nhau giữa GSM 1900 và GSM 1800 . GSM 1900 được viết dựa trên GSM 1800 nhưng có sự thay đổi cho phù hợp với chuẩn ANSI ( American National Standards Institude ) của Mỹ

1- Cấu trúc mạng GSM

- Mạng GSM được chia thành 2 hệ thống : hệ thống chuyển mạch (SS: Switching System ) và hệ thống trạm phát (BSS : Base Station System ). Mỗi hệ thống được xây dựng trên nhiều thiết bị chuyên dụng khác nhau . Giống như các mạng liên lạc khác , GSM cũng được vận hành , bảo trì và quản lý bởi các trung tâm máy tính .

- Hệ thống chuyển mạch chuyên sử lý cuộc gọi và các công việc liên quan đến thuê bao . BSS xử lý công việc liên quan đến truyền phát sóng radio . OMC thực hiện nhiệm vụ vận hành và bảo trì mạng , như theo dõi lưu lượng và cảnh báo khi cần thiết . OMC có quyền truy xuất đến cả SS và BBS

2 - Kiến trúc dạng địa lý

- Với mọi mạng điện thoại , kiến trúc là nền tảng quan trọng để xây dựng qui trình kết nối cuộc thoại đến đúng đích . Với mạng di động thì điều này lại càng quan trọng : do người dùng luôn di chuyển nên kiến trúc phải có khả năng theo dõi được vị trí của thuê bao .

3 - Ô ( Cell)

- Là đơn vị cơ bản của hệ thống tế bào , được định nghĩa theo vùng phủ sóng của BTS . Mỗi ô được cấp một số định danh duy nhất gọi là CGI ( Cell Global Identity ) . Chẳng hạn để phủ sóng toàn quốc ,người ta cần đến một số lượng rất lớn BTS . Để phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành Mobifone bố trí 358 BTS , việc bố trí dựa trên một mức độ khai thác của từng khu vực , chỉ riêng khu vực 2 ( từ Lâm Đồng trở vào ) đã đặt dến gần 300 BTS ( Chiếm gần một nửa tổng số BTS của mạng ) . Trong tương lai , GPC ( Công ty quản lý mạng Vinafone ) và VMS ( Mobifone ) vẫn sẽ lắp đặt thêm BTS mở rộng và nâng cấp chất lượng vùng phủ sóng

4 - Vùng định vị ( LA : Location Area )

- Nhiều ô được ghép lại thành nhóm gọi là 1 LA . Trong mạng , vị trí của thuê bao do LA tại khu vực của thuê bao nắm giữ . Số định dạng cho LA được lưu thành thông số LAI ( Location Identity ) ứng với từng thiết bị di động (Dtdđ) trong VLR . Khi thiết bị dịch chuyển sang ô của LA khác thì bắt buộc phải đăng ký lại vị trí với mạng , còn nếu dịch chuyển giữa các ô trong cùng một LA thì không phải thực hiện qui trình trên . Khi có cuộc gọi đến thiết bị , thông điệp được phát ra ( Broadcast ) trên toàn bộ các ô của LA đang quản lý thiết bị .

5- Vùng phục vụ của MSC

- Nhiều vùng LA được quản lý bởi một MSC . Để có thể kết nối cuộc thoại đến thiết bị di dộng , thông tin vùng dịch vụ MSC cũng được theo dõi và lưu lại HLR

6 - Vùng phục vụ của nhà khai thác

- Vùng phục vụ của nhà khai thác bao gồm toan bộ các ô mà công ty có thể phục vụ . nói cách khác , đây chính là toàn bộ của vùng phủ sóng của nhà khai thác mà thuê bao có thể truy nhập vào hệ thống . Mỗi nhà khai thác sẽ có thông số vùng phục vụ riêng .

- Vùng dịch vụ GSM : Vùng phụ vụ GSM là toàn bộ vùng địa lý mà thuê bao có thể truy nhập vào mạng GSM , và càng mở rộng khi có thêm nhiều nhà khai thác ký thỏa ước hợp tác với nhau . Hiện tại thì vùng dịch vụ GSM đã phủ sóng đến hàng chục quốc gia , kéo dài từ Ai xơ len đến Châu Úc và Nam Phi . Chuyển vùng là khả năng cho phép thuê bao truy nhập mạng của mình từ mạng khác .

- mô hình mạng di động tế bào có thể được trình bày giữa 2 góc độ

7 - Các thủ tục cơ bản

- Thiết bị sẽ tự động thực hiện những quy trình cần thiết mà không cần đến sự quan tâm hay điều khiển của người dùng

A - Đăng nhập vào thiết bị mạng

- Khi thiết bị ( ĐT D Đ ) ở trạng thái tắt , nghĩa là nó được tách ra khỏi mạng . Khi bật lên , thiết bị dò tần số GSM để tìm kênh điều khiển . Sau đó , thiết bị đo cường độ của tín hiệu từ các kênh và gi lại . Cuối cùng thì chuyển sang kết nối với kênh có tín hiệu mạnh nhất .

B - Chuyển Vùng

- Do GSM là một chuẩn chung nên thuê bao có thể dùng điện thoại hệ GSM tại hầu hết các mạng GSM trên thế giới . Trong khi di chuyển , thiết bị liên tục dò kênh để tín hiệu luôn duy trì với trạm là mạnh nhất . Khi tìm thấy trạm có tín hiệu mạnh hơn , thiết bị sẽ tự động chuyển sang mạng mới , nếu trạm mới nằm trong LA khác , thiết bị sẽ báo cho mạng biết vị trí mới của mình

- Riêng với chế độ chuyển vùng quốc tế hoặc chuyển vùng giữa mạng của 2 nhà khai thác dịch vụ khác nhau thì quá trình cập nhật vị trí đòi hỏi phải có sự chấp thuận và hỗ trợ từ các nhà khai thác dịch vụ

* Thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động vào điện thoại cố định

1 - Thiết bị yêu cầu 1 kênh báo hiệu

2- BSC/TRC sẽ chỉ định kênh báo hiệu

3 - Thiết bị gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi cho MSC/VLR . Thao tác đăng ký trạng thái tích cực cho thiết bị vào VLR , xác thực , mã hóa , nhân dạng thiết bị , gửi số được gọi cho mạng , kiểm tra xem thuê bao có đăng ký dịch vụ cấm gọi ra ......đều được thực hiện trong bước này.

+ Nếu hợp lệ , MSC/VLR báo cho BSC/TRC một kênh đang rỗi

+ MSC/VLR chuyển tiếp số được gọi cho mạng PSTN

+ Nếu máy được gọi trả lời , kết nối sẽ được thiết lập

* Thực hiện cuộc gọi từ điện thoại cố định đến thiết bị di động

- Điểm khác biệt quan trọng so với việc gọi từ thiết bị di động là vị trí của thiết bị không được biết chính xác . Chính vì thế trước khi kết nối , mạng phải thực hiện công việc xác định vị trí của thiết bị di động

1 - Từ điện thoại cố định , số điện thoại di động được gửi đến mạng PSTN. Mạng sẽ phân tích , và nếu phát hiện ra từ khóa gọi ra mạng di động , mạng PSTN sẽ kết nối với trung tâm GSMC (GSM Center ) của nhà khai thác thích hợp.

2 - GSMC phân tích số điện thoại di động để tìm ra vị trí đăng ký gốc trong HLR của thiết bị và cách thức nối đến MSC/VLR phục vụ

3 - HLR phân tích số điên thoại di dộng dể tìm ra MSC/VLR đang phục vụ cho thiết bị . Nếu có đăng ký dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi đến , cuộc gọi sẽ được trả về GSMC với số điện thoại được yêu cầu chuyển đến .

4 - HLR liên lạc với MSC/VLR đang phục vụ

5 - MSC/VLR gửi thông điệp trả lời qua HLR đến GSMC

6 - GSMC phân tích thông điệp rồi thiết lập cuộc gọi đến MSC/VLR

7 - MSC/VLR biết địa chỉ LA của thiết bị nên gửi thông điệp đến BSC quản lý LA này

8- BSC phát thông điệp ra toàn bộ các ô thuộc LA

9 - Khi nhận được thông điệp , thiết bị sẽ gửi yêu cầu ngược lại

10 - BSC cung cấp 1 thông điệp chứa thông tin

11- phân tích thông điệp của BSC gửi đến để tiến hành thủ tục bật trạng thái của thiết bị lên tích cực , xác nhận , mã hóa , nhận diện thiết bị .

12 - MSC/VLR điều khiển BSC xác lập một kênh rỗi , đổ chuông . Nếu thiết bị di động chấp nhận trả lời , kết nối được thiết lập . Trong trường hợp thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động đến thiết bị di động , quá trình cũng diễn ra tương tự nhưng điểm giao tiếp với mạng PSTN của điên thoại cố định sẽ được thay thế bằng MSC/VLR khác . ( DROPBACK giữa 2 nhà khai thác dịch vụ ). Đây là một ưu điểm mà các nhà khai thác dịch vụ thường ứng dụng dể tiết kiệm chi phí cho chuyển phát và xử lý .

Thí dụ trong vùng chuyển vùng quốc tế , thuê bao đăng ký tại việt nam thực hiện cuộc gọi tại Singapore cho một thiết bị di động tại Singapore . Thông thường tuyến kết nối sẽ đi ngược về việt nam ... Nếu ứng dụng tính năng Dropback , Tuyến kết nối sẽ được tối ưu trong vùng của Singapore

* Gửi tin nhắn

1 . Thiết bị di động kết nối vào mạng . Nếu kết nối đang có sẵn , quá trình này được bỏ qua

2 . Sau khi hoàn tât thành công quá trình xác thực , nội dung thông điệp sẽ được chuyển đến trung tâm dịch vụ tin nhắn ( SMS-C : Short Message Service Center )

* Nhận tin nhắn

1 . Người dùng gửi tin nhắn đến SMS-C

2 . SMS-C gửi tin nhắn đến SMS - GSMC

3 . SMS - GSMC truy vấn HLR về thông tin định tuyến .

4 . HLR đáp ứng truy vấn .

5 . SMS - GSMC chuyển thông điệp lại cho MSC/VLR chỉ định

6 . Tiến hành nhắn tin tìm kiếm và kết nối thiết bị vào mạng.

7 . Nếu xác thực thành công , MSC / VLR sẽ phát tin nhắn đến thiết bị .

8 . Nếu truyền nhận tin nhắn thành công , MSC/VLR sẽ gửi báo cáo về SMS-C . Ngược lại , MSC/VLR sẽ thông báo cho HLR và gửi báo cáo lỗi về SMS-C .

2 - ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC GIẢI TẦN SỐ

- Hiện tại mang GSM đang hoạt đọng trên các băng tần : 850 MHz , 900 MHz , 1800 MHz , 1900 MHz . Chuẩn GSM ban đầu sử dụng băng tần 900 MHz , gọi là phiên bản P - GSM ( Primary GSM ) . Để tăng dung lượng , băng tần dần mở sang 1800 và 1900 MHz , gọi là phiên bản mở rộng ( E-GSM )

- Chính vì thế , thị trường đã xuất hiện nhiều loại điện thoại hỗ trợ nhiều băng tần nhằm tạo thuận lợi cho người dùng thường xuyên đi nước ngoài và tận dụng được hết ưu thế chuyển vùng quốc tế của mạng GSM hiện nay

1 - GSM 900 MHz System ( Group Special Mobile ) : Nhóm di động chuyên biệt

- Phạm vi tần số :

+ Tần số phát : 890 - 915 MHz

+ Tần số thu : 935 - 960 MHz

- Khoảng dài nền : 200KHz

- Phương thức điều chế : GMSK ( Gaus Minium Shift Key )

- Khoảng sóng công 45 Mhz

2 - DCS 1800MHz System ( Digital Comunicationtal System) : Hệ thống thông tin số .

- Tần số phát : 1710 - 1785 MHz

- Tần số thu : 1805 - 1880 MHz

- Khoảng dài nền : 200 KHz

- Phương thức điều chế : GMSK

- Khoảng song công 95 MHz

3 - PSC ( Personal Comunicationtal System ) : Hệ thống thông tin cá nhân

- Tần số phát (Tx) : 1850 - 1910 MHz

- Tần số thu (Rx) : 1930 - 1990 MHz

Hiện nay , ở Việt nam có 2 băng sóng cơ bản nhà cung cấp đang dùng là :

- GSM 900MHz

- CDMA 800MHz , CDMA 450MHz

4 - Lưu đồ mở máy điện thoại di động

- MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

1 . FIRMWARE

- là phần mềm nạp trên máy điện thoại hay hệ điều hành trên máy điện thoại . Hệ điều hành này quản lý toàn bộ các chức năng chính của máy . Trong máy tính , thuật ngữ này có ý ngiax là phần cứng , do đó Firmware sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phần cứng của máy điện thoại di động .

2 . SOFTWARE

- Phần mềm để nạp các chương trình chứa trên các Firmware của điện thoại di động , thí dụ : Các phần mềm nạp Firmware cho các máy Samsung là WIN IMI , OPTIFLASH ... Các phần mềm để nạp cho các máy NOKIA là Tool 1.8 , Darkshell ..... hoặc các Software đi kèm theo các thiết bị (Box) chạy phần mềm như TORNADO , GRIFFIN , SMART - CLIPS , VYGIS , MARTECH .... Mỗi thiết bị như vậy sẽ có một phần mềm riêng .

3 . FLASH

- Là IC nhớ nằm trên máy điện thoại , được dùng để lưu trữ Firmware cũng như lưu trữ các ứng dụng do người sử dụng cài đặt thêm và các thông tin khác như danh bạ , tin nhắn .... DO Firmware lưu trữ trong IC nhớ Flash cho nên trong giới thợ thường gọi các File Firmware la file Flash . Và quá trình nạp Firmware vào máy gọi là " Quá trình Flash "

4 . ROM (Read Only Memory ) : Bộ nhớ chỉ đọc

- ROM là chíp nhớ được dùng để lưu trữ các lệnh điều khiển của máy , trao đổi dữ liệu với CPU để thực thi các lệnh . Dữ liệu ghi trên ROM vẫn được tồn tại ngay cả khi bị mất nguồn .

- EPROM : Erasable Programmable ROM : Là loại ROM có thể xóa và gi lại được nhiều lần = tia cực tím.

EEPROM (E2ROM) : Electric Ease Erasable Programmable ROM : Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa bằng xung điện . Đây cũng là một IC nhớ gần giống ROM , tuy nhiên nó không chỉ đọc mà còn có thể ghi và khi mất điện nuôi thì dữ liệu vẫn còn trong các dòng máy đời cũ người ta sử dụng chip này để lưu các thông tin cần thay đổi như danh bạ , số IMEI , các thông số tunning để điều chỉnh sóng ... Do đó mới xuất hiện các file lưu trữ với tên file EEPROM . Sau này các dòng máy đời mới có thể lưu các thông tin này vào IC Flash nhưng chia thành 1 vùng gọi là vùng EEPROM giả lập .

Hiện nay , người ta còn dùng một số thiết bị để xóa nội dung của ROM , trong đó điển hình nhất là LAPTOOL hoặc các Tool chuyên dùng để xóa EEPROM ở các dòng điện thoại đời cũ . Các thông tin như danh bạ , số IMEI , các thông số để chỉnh sóng ... còn lưu trong EEPROM do đó có một số file lưu trữ có tên là FIle EEPROM

5 - RAM ( Random Access Memory ) Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên :

- Là bộ nhớ tạm để nạp một số dữ liệu khi chạy chương trình , RAM sẽ mất toàn bộ dữ liệu khi mất điện cho nên có một số dong máy các thông tin tạm không quan trọng sẽ lưu trên RAM và khi tháo PIN các dữ liệu sẽ mất toàn bộ

6 - CPU ( Central Process Unit ) : Đơn vị xử lý trung ương :

- Là chip vi xử lý chính trên máy thực hiện việc điều khiển toàn bộ hoạt động của máy . CPU thường giao tiếp và trao đổi dữ liệu với RAM , ROM , FLASH ,... CPU . Trên các máy NOKIA thường được gi thêm ký hiệu là : UPP , CPU TIKU .... MOTROLA là POG CPU ... theo từng đời máy

7 - Phần Cứng ( Hadware )

- Bao gồm toàn bộ các thành phần vật lý cấu tạo nên máy điện thoại di động. Vi dụ như : Mainboard , IC , Màn hình , PIN .

8 - DRIVER :

- Khi kết nối máy điện thoại hay một thiết bị với máy tính cần có các fire để nhận dạng và điều khiển các thiết bị này . Ta phải tiến hành cài đặt các fire này vào máy tính thì mới có thể sử dụng thiết bị đúng mục đích của mình . Fire nhận dạng như vậy gọi là Driver

9 - UNLOCK mạng : Mở khóa mạng , giải mã

- Một số máy bị khóa mạng từ nhà cung cấp . Họ sẽ trợ giá làm cho giá máy thấp hơn thị trường . Tuy nhiên các máy này chỉ có thể sử dụng với SIMCARD của mạng đó .

- Ví Dụ : Như T Mobile , Vodafone ... không sử dụng được với các SIM ở Việt Nam như Mobi , Vina , Viettel ... Để sử dụng được ta phải thực hiện việc can thiệp sâu vào hệ điều hành tức là Unlock máy . Sau khi Unlock thì máy sẽ hoạt động với mạng bình thường .

10 - UNLOCK USER CODE : Giải khóa mã người dùng

- Nếu một số máy bị người sử dụng khóa lại bằng chức năng Phone lock nhưng do vì một lý do gì đó quên mất mật mã để mở ra thì phải dùng thiết bị xóa vùng nhớ này và chuyển mật mã về như ban đầu , quá trình này gọi là mở lock người sử dụng .

11 : MẤT NGUỒN :

- Giới thợ sửa chữa gọi là máy không thể khởi động được . Trong thực tế hiện tượng mất nguồn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân , ví dụ hệ điều hành (Firmware) có vấn đề hay chép sai hệ điều hành , hỏng CPU , Mất dao động ... mặc dù IC nguồn có thể không hư

12 - DÂY NGUỒN (LCD Flat Cable )

- Thực tế dây nguồn là tên thường gọi là dây cap màn hình nhưng do trước đây một số máy sử dụng chung dây màn hình và dây nói PIN chung nhau , khi dây này đứt sẽ gây ra hiện tượng mất nguồn nên nó có tên gọi dây nguồn . Sau này các máy có cấu tạo nắp gập người ta vẫn quen gọi là dây nguồn dù thực sự nó chỉ là dây cap màn hình

13 - CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY DẠNG GÓI ( GPRS - General Packet Radio Service )

- GPRS là công nghệ truyền thông không dây dạng gói tin có tốc độ truyền dữ liệu cao , kết nối internet liên tục , được sử dụng cho mạng điện thoại và máy tính . Công nghệ GPRS có khả năng tăng tốc độ truyền dữ liệu lên 10 lần , từ 9,6 kbps đối với mạng di động hiện nay lên đến 115 kbps .

- Việc trao đổi dữ liệu gia tăng nhanh chóng do nhu cầu về dịch vụ và truy cập internet cũng như sự cùng nổ của truyền thông di động đã tạo điều kiện cho thị trường GPRS cất cánh .Với khả năng kiểm soát lượng thông tin gửi/ nhận , khách hàng chỉ phải trả tiền cho những gì họ dùng .

- Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cao hơn , người dùng có thể tham dự hội thảo qua video , tương tác với các website multimedia và ứng dụng có hình ảnh , âm thanh bằng những thiết bị cầm tay di động và máy tính xách tay . GPRS System for Mobile Comnunication (GSM) đang được Vinafone và Mobifone sử dụng hiện nay và sẽ bổ sung cho các dịch vụ hiện có như kết nối điện thoại di động bằng chuyển mạch điện tử Short Mesage Sẻvice (SM)

- Về lý thuyết , GPRS là dịch vụ truyền tiin không dây dạng gói , cho phép giảm chi phí đối với người dùng cuối so với dịch vụ chuyển mạch điện tử vì nó hoạt động trên sơ sở truyền thông được chia sẻ cho nhiều người dùng thay vì dành riêng cho một người tại mỗi thời điểm . Các mạng truyền thông di động hiện nay trên thế giới ( kể cả Việt Nam ) đang sử dụng công nghệ thế hệ 2 , gồm GSM , CDME ,TDMA ... Mục tiêu nhắm tới là 3G - truyền thông không dây thế hệ 3 .Như vậy GPRS chỉ là một trong những bước chuyển tiếp từ thế hệ 2 sang thế hệ 3 và có thể được coi là thế hệ 2,5

14 - IMEI ( International Mobile Station Equipment Indentify )

- Mã nhận dạng thiết bị điện thoại di động quốc tế : Là một chuỗi số duy nhất gắn cho một máy điện thọi di động hệ GSM hoặc UMTS . Về nguyên tắc , mỗi một máy điện thoại di động trên thế giới không thể được gắn từ 2 số IMEI trở lên được. Số Imei được dán ở phía sau lưng máy để xác nhận sự tồn tại hợp pháp của máy điện thoại , nhờ đó mạng có thể quản lý được các máy điện thoại di động .Trong trường hợp bị mất cắp , chủ máy có thể báo nhà cung cấp , nhà cung cấp có thể khóa không cho máy đó hoạt động . Để thực hiện việc này , nhà cung cấp thường có thiết bị gọi là EIR ( Equipment Indentity Register : bộ phận đăng ký nhận diện thiết bị ) Thiết bị này sẽ lưu số IMEI cho phép hoặc không cho phép máy điện thoại đó hoạt động . Tuy nhiên ở Việt Nam chưa triển khai được dịch vụ này

- Do tính chất trên nên số IMEI trên các máy điện thoại của các hãng lớn như NOKIA , SONY ERICSSON , MOTOROLA , SIEMENS ... Thường được cho phép chỉ đổi một lần , người ta gọi phương pháp OTP ( One Time Programming : Lập trình chỉ một lần ) . Do đó khi xảy ra hiện tượng một linh kiện liên quan đến số IMEI ở phần cứng bị hỏng sẽ kéo theo bị mất số IMEI hoặc sau khi thay linh kiện sẽ bị sai số IMEI

- Đối với các máy NOKIA đời DCT3 ( 3310 , 8210 , 8250 ...) số IMEI được gi trực tiếp lên FLASH nên ta có thể chạy lại phần mềm đòng bộ để nạp lại số IMEI một cách thoải mái . Một số phần mềm phải kể đến là Nokia Tool 1.8 ( chạy trên nền Win 98 ) , hộp nạp phần mềm Griffin ....

- Đối với các máy NOKIA đời : 3100 , 3120 , 6100 , 6610 , 7210 , 7280 , 8310 ..... việc gi số IMEI được thực hiện bởi IC UEM ( Universai Energy Management ) còn gọi là IC nguồn và một số khu địa chỉ trên IC Flash do đó cần phải có sự đồng bộ giữa ICUEM và Flash . Thực tế khi thay IC nguồn , để giữ lại số IMEI của máy , bạn phải thay IC nguồn mới sau đó gửi fire *ASK đến hãng để nhận một " log " chứa fire có đươi " RPL" , dùng hộp UFS hoặc GRIFFIN để nạp lại số IMEI , nếu không , khi tiến hành " RdUEM" bạn sẽ gặp trường hợp "IMEI" ??? Vùng địa chỉ lưu số IMEI giữa UEM và Flash phải đồng bộ nhau do đó khi thay Flash phải thay luôn IC nguồn và chạy chương trình lại , sau đó nạp fire RPL vào để nhận số IMEI mới .

- Với các máy MOTOROLA đời cũ , số IMEI được lưu vào trong Flash nên có thể thay đổi IMEI được , tuy nhiên tùy theo đời máy mà số IMEI có thể được đổi một hay nhiều lần

( Tiếp theo )

- Cấu trúc các số IMEI : Số IMEI Gồm 15 chữ số , bạn có thể đọc số IMEI của máy bằng cách bấm : *#06# chuỗi số IMEI được ký hiệu như sau :

AABBBB - CCDDDDDD - E -

* Ý nghĩa của chuỗi số IMEI :

+ Nhõm mã : AABBBB - cho biết chủng loại của điện thoại (TAC : Type Allocation Code : Mã chủng loại ) . Trong đó :

- AA - thường là số 01 , 35 , 44 . Xác định tổ chức cung cấp số IMEI

( Ví dụ ) Tổ chức BABT của ANH hoặc PTCRB của MỸ

- BBBB : Xác định chủng loại máy điện thoại .

+ Mã CC : Xác định mã nhà máy lắp ráp cuối cùng . (Ví dụ)Với máy NOKIA : 06 France - 07 , 08 , 20 Germany - 10 , 70 , 91 Findland - 19 , 40 , 41 , 44 England - 80 , 81 China - 30 Korea

+ Nhóm mã DDDDDD : Gồm 6 số là số sê ri của máy ( Serial Number ) số này do nhà máy lắp ráp quy định

+ E là số dự phòng (SP : Spare) được tính theo 14 con số đã có theo một thuật toán cho trước để kiểm tra số IMEI có hợp lệ hay không.

(Ví dụ) Một máy có số IMEI là : 350991/30/311900/8

Số 35 : Nơi cung cấp số IMEI là tổ chức BABT của Anh

0991 : Mã nhận diện của máy NOKIA 6100

30 : Nơi lắp ráp cuối cùng là Hàn Quốc

311900 : Số Sê ri của máy

8 : số dự phòng

4 - Các Mã số thường dùng trong điện thoại di động

Thực tế khi nhận máy khách hàng để sửa chữa , ta nên thực hiện một số thao tác kiểm tra cơ bản khi giao nhận máy , các thông số cơ bản của máy xin các bạn tham khảo tại đây

các thông số cơ bản

---------------------------------------------------------

* - Một số linh kiện dùng trong điện thoại di động

1 - Mạng điện trở

+ Các điện trở được nhốt trong chíp nhỏ , được ký hiệu như sau

2 - Tụ điện

- Ký hiệu trên thân tụ điện biểu thị giá trị điện dung của tụ điện đó , ký hiệu bao gồm một chữ cái và chữ số . Chữ cái là giá trị đơn vị của tụ điện , chữ số là giá trị thập phân

Ví dụ - A3 = { giá trị của chữ A theo bảng bên dưới } x10 ( pF )

ví dụ : trên thân tụ điện gi G3 có nghĩa giá trị tụ theo bảng trên là : 1,8 x 10 = 1800pF

3 - Mạng diode

- Các diode được đóng gói trong một vỏ để gọn nhẹ mạch điện , chúng có cấu tạo và ký hiệu như sau :

4 - Tranistor

- Tranistor sử dụng trên điện thoại di động có thể là loại đơn hoặc loại ghép , chúng được dán lên trên mạch in

Trên sơ đồ Tranistor có ký hiệu bằng số , thí dụ loại 5 chân loại 6 chân

5 - Thạch anh và VCO ( Voltage Controled Oscillator ) :

- Dao động đều được điều khiển . Mạch tạo dao động là mạch không thể thiếu được trong điện thoại di động . Mạch tạo dao động là một khối tổ hợp bao gồm thạc anh , các tránitor , điện trở , tụ điện , cuộn cảm ... được đóng thành một khối , người ta gọi là con dao động hay VCO thường là 13 MHz hoặc 26 MHz

Trong đó :

- Out : Ngõ ra tín hiệu dao động

- Vcc : Chân cấp nguồn , thường là + 2,8 V

- GND : chân nối mass của mạch dao động

- Chân AFC : Automatic Frequency Control : ( Kiểm soát tần số tự động.

6- Giao tiếp SIMCARD

- SIMCARD được gắn bên trong điện thoại di động , cấu trúc chung của SIMCARD được mô tả như sau .

SIM VCC : Điện áp nguồn nuôi SIMCARD

SIM RESET : tín hiệu reset SIMCARD

SIMDATA : tín hiệu dữ liệu SIMCARD

GDN : Điểm nối mass , nối đất

5 - Ký Hiệu Một số linh kiện trên sơ đồ điện thoại di động

6 - MỘT SỐ DỤNG CỤ CHO VIỆC SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

* Thực tế khi hành nghề sửa chữa điện thoại di động bạn phải trang bị một số dụng cụ sau :

- Máy Khò : Đây là dụng cụ không thể thiếu được , dùng để lấy linh kiện , làm chân IC , đóng IC lên board ... Trên thị trường các loại máy sau là có thể dùng được : Quick 850A , Tana 8250 .....

Bộ tua vít

Đèn lúp

Bộ panh nhíp

Mỡ - Thiếc - Chì - Hộp đựng Butin

- Lưới làm chân IC : Đây là dụng cụ không thể thiếu được của thợ sửa chữa . Lưới làm chân IC có bán rất nhiều ở thị trường Việt Nam , trừ trường hợp IC mới người ta đã làm chân sẵn , còn các trường hợp gỡ IC cũ , bạn phải làm chân . Thao tác Làm chân như sau

Vỉ làm chân IC

* Bài viết có mượn hình ảnh của hanoigsm.com

( Mời các bạn theo dõi tiếp bài sau để biết cách làm chân IC )

( Tiếp theo cách làm chân IC )

Bước 1 : Lấy IC dùng mỏ hàn và nhựa thông sạch kéo đều chân IC , sao cho bề mặt có chân IC thật phẳng sau đó dung xăng rửa lại thật sạch IC

Bước 2 : Định vị IC trên bàn hoặc bằng khăn lông , có thể dùng băng keo dính 2 mặt dán IC lên bàn .

Bước 3 : Chọn vị trí ô đục lỗ sẵn trên lưới sao cho khớp với chân IC cần làm chân .

Bước 4 : Đặt lưới IC cho lỗ của lưới hoàn toàn trùng khớp với chân IC

Bước 5 : DÙng bột chì trét đều lên bề mặt lỗ của lưới . Lúc này phải định vị vị trí lưới và IC thật chính xác.

Bước 6 : Dùng máy khò ( QUICK 850 - A ) , Chỉnh nhiệt độ ở vị trí 3 , gió ở vị trí 1 khò đều trên lưới sao cho bột chì nổi lên , các chân trên IC phải nổi dều là đạt.

* Mỏ Hàn Là dụng cụ thường được thợ sử dụng nhiều nhất . Bạn nên sắm 2 loại . Loại rẻ tiền nhưng đầu có thể thay được , bạn mua sẵn đầu mỏ hàn thường , mài nhọn để hàn các linh kiện nhỏ , chính xác như tụ , điện trở , nhất là các linh kiện trên dây màn hình .

- Loại mỏ hàn có điều chỉnh nhiệt đọ có thể lấy các linh kiện có mối hàn chịu nhiều nhiệt độ khác nhau

Đầu mỏ hàn

- Máy hiện sóng ( Ocilloscope )

- Máy hiện sóng được dùng để đo các tín hiệu trên máy , nhất là các tín hiệu trên bộ giao động 26 m , 13 m và RF VCO ... Đây là dụng cụ trực quan nhất , thực tế bạn nên trang bị máy hiện sóng có tần số đo nhỏ nhất là 100MHz

Bộ cấp nguồn

- Đồng hồ đo ( VOM )

- Đồng hồ đo có 2 loại : loại cơ khí dùng kim để hiển thị và loại hiện số (

digital )

- Các hộp nạp phần mềm

- Các hộp nạp phần mềm điện thoại có nhiệm vụ giải mã , nạp nâng cấp phần mềm ( flash file ) thay đổi ngôn ngữ , sủa lỗi , kiểm tra phần cứng ... Trên thực tế , chủng loại các hộp nạp phần mềm rất đa dạng . Dưới đây liệt kê một số hộp phần mềm thông dụng và cần thiết cho các bạn thợ :

* TORNADO , N-BOX , TWISTER : chủ yếu nạp phần mềm cho NOKIA , SAMSUNG , Hỗ trợ một số model của SONY ERICSSON đời cũ

* CRUISER : Hộp nạp phần mềm chuyên cho máy SONY ERICSSON , Hỗ trợ 1 số máy LG3G , SHARP

CRUISER PLUS PRO Box

Mô tả sản phẩm :

Nội dung :

Supported phones

Sharp V703SH, Sharp V801SH, Sharp V802SH, Sharp V902SH, Sharp V903SH, D750i, F500i, J210i, J210c, J300i, J300c, K300i, K300c, K500i, K500c, K506c, K508i, K508c, K600i, K600c, K608i, K700i, K700c, K750i, K750c, K758c, S700i, S700c, S710a, V600i, V800, V802SE, W550i, W550c, W600a, W800i, W800c, Z500a, Z500i, Z500c, Z520i, Z520c, Z800i, Z800c, Z1010i, Z1010c, LG U8110, LG U8120, LG U8130, LG U8138, LG U8180, LG U8330, LG U8380, including (R)-marked LG phones, and all older SE GSM phones. Supported are these CIDs: 16, 17, 19, 24, 27, 29, 36, 37, 41, 42 and 49.

Present features

NO LOGS REQUIRED

NO INTERNET CONNECTION REQUIRED

Supports parallel flashing of up to 16 phones. Speed up to 140MBytes per 2 minutes.

The first software for unlocking Sharp V801SH, Sharp V802SH and V902SH phones.

The first software that could unlock red CID36/37 phones.

Full support for unlocking LG U8180, U8330 and U8380 phones without testpoint.

Unlock J210.

Full support for red/brown CID36/37 phones, now without testpoint!

Can change flash certificates (CID/color) without testpoint.

Possibility to operate with up to 16 phones in parallel using cheap Fighter USB cables.

Possibility to operate via the original DSS-20 and DSS-25 synchronization cradles.

Unlock SIM-locks. Can also read codes (supports also 16-digit long codes).

Unlock userlock. Can also read userlock code.

Relock SIM-lock to a specific net (handy for LG phones). MNC of 3 digits is supported too.

Full security zone rebuild (unlock 4 locks closed) in R520/T39/T65 too.

Change languagepack and software customization (also without losing user data).

Contains an easy-to-use CDA tool. This allows to use the original Sony Ericsson Upgrade Service.

Upgrade phone firmware.

Upload signed file archives (SFA).

Downgrade LG filesystem to allow unlocking.

Convert K750 to W800, D750 to K750, V800 to Z800, F500 to K500,...

Convert P900 to P910, T66 to T600, R380s to R380e,...

V800/Z800/D750/K750/W800/K600/V600 EROM repair. Brown and red phones of CID16/29/36/37.

Changing bandlock setting (to enable 1800MHz in some Z1010 phones).

Changing color of RSA certificate - to force developer units (brown) to accept retail (red) firmware.

Full support for cross-CID flashing. It is possible to flash CID16/17/29/36/37 phones by any-CID flashes.

Automatic memory configuration analysis to prevent accidental GDFS damage - unlike other tools.

Write almost any combination of languages.

Write almost any combination of T9 dictionaries.

Download languages and T9 dictionaries from the phone.

Download files from the phone.

Upload user files to the phone (audio, video, themes, etc.)

Upload any file to any position in the directory structure - for advanced users.

Repair dead, blinking and contact-operator phones.

Repairing phones with completely destroyed security zone in case you have no backup.

Emptyboard programming (IMEI filling, OTP area programming, RSA certificate upload...)

Turn camera shutter sound on/off.

Backup security zone.

Restore security zone.

Recalculate all security zone CRCs.

Change phone type descriptor.

Reset air time, reset total call time, reset life time.

Reset joystick counter.

Enable/disable channel info, battery info, SIM toolkit support, SMS capability.

Backup/restore/copy GDFS calibration zones.

COMPLETE FIGHTER FUNCTIONALITY INCLUDED! (i.e. all previous phones are supported)

Cruiser History of Changes:

Version 6.10 (5th November 2005):

Added support for unlocking J210 phones.

The Recalc DCRCs button was enabled for J210 by a mistake.

Notice: Please prefer using reading codes to direct unlocking when possible.

Version 6.05 (28th October 2005):

W550 built-in customizations list updated.

Fixed an issue with unlocking some Siemens C62 phones.

Fixed a bug in direct OTP/GDFS check disable/enable function regarding LG 3G phones with old firmwares.

Version 6.04 (26th October 2005):

Added support for GDFS identity changing for CID17 LG 3G phones. (Not available in Legal Edition)

Added support for GDFS identity changing for CID41 and CID42 LG 3G phones via testpoint. (Not available in Legal Edition)

Added support for GDFS identity changing for CID24 Sharp 3G phones. (Not available in Legal Edition)

Added fast direct OTP/GDFS check disable/enable function for CID17, CID41 and CID42 LG 3G phones and for CID24 Sharp 3G phones. (Not available in Legal Edition)

Note: For LG U8360 and LG U8380 it is necessary to unlock phone via patching.

Added support for explicit restoring of GDFS identity.

Fixed a flashing bug that caused U8380 v10A firmwares to be unlocked incorrectly.

Another change to RSA protection unlocking code.

Slightly increased verbosity of GDFS access initialization error handling code.

Cables Included in Package (Cruiser 5 in 1 Cables):

(These cables are not 100% compatible with Cruiser, its just a complimentary cables from I-Phone.org)

Package Contains :

Cruiser Dongle

Cruiser 5 in 1 PS/2 Cables

LG8100, T68 cable, Sony Ericsson K750 cable, Sharp 902 cable, Sie C62 and PS/2 to USB Converter cable.

* JAF : Là hộp nạp phần mềm chuyên nghiệp cho các máy NOKIA , đặc biệt hỗ trợ rất tót cho các đời máy APE , BB5 ...

J.A.F USB Flasher by Odeon + P-key

Mô tả sản phẩm :

Nội dung :

Nguyên hộp bao gồm: 72 pcs Cables and P-Key + BB5 Activated

Following phones FLASHING is possible by P-Key and CA-53 USB cable (without JAF Box, just P-Key dongle):

- 3250 (RM-38)

- 6125 (RM-178)

- 6131 (RM-115)

- 6270 (RM-56)

- 6280 (RM-78) also empty gallery problem solved

- 6630 (RM-1)

- 6680 (RM-36)

- 6681 (RM-57)

- 6682 (RM-58)

- 7370 (RM-70)

- E60 (RM-49)

- N70 (RM-84)

- N70CH (RM-99)

- N71 (RM-67)

- N90 (RM-42)

- N91 (RM-43)

- N80 (RM-92)

- 6234 (RM-123)

Free service for original JAF box owners.

Unlock code calculator for:

Panasonic: A10x, CL50, G5x/G70, GD55, ST55, X300

NEC: 342, e101

Philips: 568

To avoid reselling codes only 20 codes are allowed in 60 days. After 60 days 20 more credits will be added. If the 20 codes have not been used within 60 days, the credits become expired.

JAF 1.96 beta5

add FILE SYSTEM FORMAT in dct4, bb5 fbus and usb mode. Old user area format and drive format are removed being replaced by new function. So to format the phone select File Sys Format from service menu. It will autodetect file system and prompt you to select drives and density when available. On N91 don't format DRIVE E: bcs it's hard drive from phone and takes 30 mins to format, so better to format using phone menu and charger.

added timeout on usb communication. If there is a problem with usb software should not hang.

added language info on ape variant on dct4 ape phones (9500 etc...)

added normal mode transition for dct4 ape phones to set test mode.

added language window hack to display languages from ini file when selecting ape variant files, cnt files and user files for dct4 fbus mode.

added last modified jaf_nok4models.ini (thx to ahmedksal and mainboard)

JAF update

added support for AMD flash chip in bb5 6280 (fbus only). Flash this phone only with fbus if you have gallery problem. USB support will be added in next version.

added support for N91, N80 USB flashing and future uni store loaders.

added support for N91, N80 fbus flashing, also for N80 ape variant flashing.

added support for latest flash loaders version 6.14. You can find them on support until full setup is launched.

improved bb5 fbus flashing and corrected small bugs

improved bb5 usb flashing by using pkey only. You don't need jaf interface connected with usb, when you flash a phone, so you can spare a usb port.

added support for new flash pack files to USE INI function.

some cosmetic changes in bb5 tab to increase the size of product codes list box.

changed the support access using pkey.

JAF 1.92 final

rewritten loaders selection for DCT3 phones (hoping to solve all flash id problems)

improved DCT3 power-up in local mode. "Contact service" phones are booted ok now

other small bugs corrected

About J.A.F:

Works on Win2000, XP (XP preferred)

Future free updates and support

Real-time online updates

Fast USB flashing capability

Fastest Flashing device on the market

No extra power needed, it uses USB power

Nokia DCT3 supported models:

2100 , 3110 , 3210 , 3310 , 3315, 3330 , 3350 , 3390, 3410 , 3610 , 5110 , 5110i, 5130, 5190, 5210 , 5510 , 6080, 6110 , 6130 , 6138, 6150 , 6190, 6210 , 6250 , 7110 , 8210 , 8250 , 8290, 8850 , 8855 , 8890

DCT3 FEATURES:

- read/write flash

- unlock SP simlocks

- rebuild / repair IMEI

- set factory defaults

- reset User Code

- read/write PM

- turbo flashing

- write eeprom (fls and pmm format supported, no need to convert files)

Nokia DCT4 supported models:

1100 , 1600 , 3100 , 3100b, 3108 , 3200 , 3200b, 3300 , 3360, 3510 , 3510i , 3530 , 3590, 3595, 5100 , 6108 , 6610 , 6100 , 6200, 6220 , 6230 , 6260 , 6310 , 6310i , 6500 , 6510 , 6590, 6600 , 6620 , 6650 , 6800 , 6820 , 7200 , 7210 , 7250 , 7250i , 7600 , 7650 , 7610 , 7710 , 8310 , 8390, 8910 , 8910i , 9300 , 9500

DCT-4 WD2: 3600, 3650 , 7650 , 6600 , N-Gage

DCT4 FEATURES:

- flash software (upgrade/downgrade)

- unlock SP locks

- lock phone to any provider

- turbo flashing speed

- flashing Bluetooth

- save user settings (pm and phone books)

- full factory defaults

- self-testing (a very useful feature)

- repair "Contact provider", etc.. using new technology

- format user area for WD2 and EPOC

- reset user lock (security code)

NOKIA DCT-L supported models:

9290, 9210 , 9210i (communicator)

DCT-L FEATURES:

- flash software (upgrade/downgrade)

- unlock

- set FAID

FREE ADDON - Philips Software

Philips supported phones:

Alcatel OT155, Alcatel OT156, Alcatel OT355, Azalis 238, Azalis 268, Fisio 120, Fisio 121, Fisio 311, Fisio 316, Fisio 620, Fisio 625, Fisio 820, Fisio 822, Fisio 825, Fisio 826, Genie 2000, Ozeo, Philips 160, Philips 162, Philips 189, Philips 289, Philips 330, Philips 350, Philips 355, Philips 362, Philips 530, Philips 535, Philips 630, Philips 636, Philips 639, Philips 650, Philips 655, Philips 659, Philips 755, Philips 760, Philips 855, Philips 859, Siemens SF65, Xenium, Xenium 9@98, Xenium 9@9a, Xenium 9@9c, Xenium 9@9d, Xenium 9@9e, Xenium 9@9i, Xenium 9@9++

Philips software features:

unlock

repair locks

backup/restore phone

read/write flash

recovery mode

Package includes:

· 1 J.A.F. Box

- 1 P-Key

· 1 USB to PC cable

· 1 7650 opening tool

All cables suitable for the following Nokia models : 1100 , 2280, 2650 , 3220 , 3230 , 3300 , 3310 , 3320, 3610 , 3650 , 5100 , 5140 , 6030 , 6100 , 6101 , 6110 , 6170 , 6230 , 6260 , 6310 , 6600 , 6620 , 6630 , 6650 , 6680 , 6820 , 7210 , 7600 , 7610 , 7650 , 8800 , 8850 , 9210 , 9500 , N-Gage , N-Gage QD , DKU-2

* SMART CLIPS : Hộp nạp phần mềm dành cho các máy MOTOROLA , giao tiếp máy tính qua cổng máy in ( LTP ) nên cần phải cấp nguồn 9 V bên ngoài cho hộp . Với hộp này bạn chỉ cần ấn phím " Unlock " trên hộp bạn có thể giải mã cho máy sau khi đã giao tiếp tốt với máy . Việc nâng cấp hộp tải các file ... Được hỗ trợ ( Support ) online trên mạng ......

S-Card For SmartClip + FREE 6 months download

Mô tả sản phẩm

Chương II : SƠ ĐỒ KHỐI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

* CHỦ ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Chương 2 , sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến sơ đồ khối thu phát của điện thoại di động , tiếp đó phân tích sơ đồ khối của một số máy điện thoại di động .......

I : SƠ ĐỒ KHỐI TỔNG QUÁT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

1 - Giải thích các thuật ngữ trên sơ đồ khối

- Anten SW : Khối chuyển mạch anten

- Reciver : Bộ thu sóng

- Demodulation : Giải mã hoàn điệu , giải điều chế

- Frequency Synthesizer : Tổng hợp tần số

- Transmitter PA : Power Amplifiter : Công suất phát

- Moudulation : Biến điẹu , điều chế

- RF Section : Khối cao tần

- GMSK Demodulation : Giải mã GMSK

- GMSK : Gaus Minium Shift Keying : Khóa dịch chuyển cực tiểu dạng Gauss

- Power management : Quản lý nguồn

- Balance Trans : Biến đổi cân bằng

- Interleave : Đan chéo

- Channel Decoder : Giải mã kênh

- Speech Sound Decoder : Giải mã âm thoại

- Speech Sound Coder : Mã hóa âm thoại

- Channel Coding : Mã hóa kênh

- SIM ( Subcriber Identify Moudule ) : Khối nhận dạng thuê bao , thường gọi là SIMCARD

- CPU ( Central Processing Unit ) : Bộ xử lý trung ương

- Temp ( Temperature ) : Nhiệt độ

- BSI ( Battery Size Indicator ) Báo dung lượng pin

1a - Hoạt động của sơ đồ khối khi phát (Tx)

- Khối baseband : Tín hiệu âm thanh từ micro được xử lý qua các tầng mã hóa âm thoại ( Sound Speech Coder ) mã hóa theo kênh (Channel Coding) đan xen và bảo mật ( Interleave ) , mã hóa IP/QP , mã hóa GMSK cấp cho khối RF

- Khối RF : Khối này lấy tín hiệu I , Q từ khối baseban để biến đổi thành tín hiệu RF nhờ mạch biến điệu , khuyếch đại , kết hợp với mạch tổng hợp tần số để tạo ra tín hiệu tương ứng cho các hệ điều hành GSM , DCS , PCS đưa lên chuyển mạch anten và bức xạ ra ngoài

- Khối điều khiển : Khối này có nhiệm vụ khống chế hoạt động các mạch trên máy , bao gồm khống chế công xuất cao tần , khống chế khối baseban , giao tiếp các lệnh vào từ phím ấn , giao tiếp với mạch hiển thị , giao tiếp SIMCARD , giao tiếp với các dữ liệu cài đặt

1B - Hoạt động của sơ đồ khối khi thu (Rx)

- Khối RF : tín hiệu đi vào anten sau đó đi vào khối anten SW , khuếch đại khi thu ( Reciver ) , điều chế trộn tầng nhờ kết hợp với khối tổng hợp tần

- Khối base band : Tín hiệu được đưa vào tầng giải mã GMSK , cân bằng tạo ra các tin hiệu I , Q , giải mã kênh giải mã âm thanh cấp cho loa

II : PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MÁY ĐIỆN THOẠI NOKIA 8210 / 8250

1 - SƠ ĐỒ KHỐI MÁY NOKIA 8210/8250 KHI THU

PHÂN TÍCH :

- Đường tín hiệu

Tín hiệu thu vào từ anten qua khối anten Switch Z670 , qua bộ lọc dải thông Z620 vào khối khuếch đại tín hiệu ở tần số cao ( V940 , V930 ) vào khối lọc giải thông Z600 , biến áp T600 , T 600 qua IC N650 vào IC N250 xử lý tín hiệu âm thanh đưa ra loa . Đồng thời trên IC 605 và IC 250 có các đường giao tiếp với CPU D200 : tín hiệu thu qua CPU , Để CPU xuất lệnh điều khiển trở lại

- Phân tích hoạt động trên các khối chức năng

+ ANT-SW : Được xem như một IC công tắc , thực hiện chuyển đổi các hệ khi thu hoặc phát như hệ GSM ( 900 MHz ) và hệ DSC ( 1800 MHz )

+ Filter Z620 và Z600 : Khối dải lọc thông cho hệ GSM và DCS

+ RF - AMP : Khối khuếch đại tín hiệu cao tần khi thu

+ T600 - T 630 :Biến áp phối hợp trở kháng , biến đổi tín hiệu không cân bằng ( Unbalance ) về tín hiệu cân bằng ( Balace )

+ G800 : Mạch tạo dao động nội , tạo ra tín hiệu dao động có dải tần số từ 3420 - 3980 MHz , qua bộ chia bốn tạo tín hiệu dao dộng có tần số từ 935 - 960MHz cho hệ GSM ,qua bộ chia hai tạo tín hiệu có tần số từ 1805 - 1880MHz cho hệ DCS , trộn với tín hiệu thu . Thực hiện quá trình giải điều chế cho ra hai tín hiệu đòng pha , vuông pha ( Rx-Q , Rx-I)

+N605 : IC trung tần ( RF - IC quen gọi là Haga ) Thực hiện quá trình giải điều chế và hạ tần số cao về tần số thấp hơn

+ N250 : IC xử lý âm thanh ( còn quen gọi là IC Cobba ) Đối với các máy càng đời mới , càng về sau , IC này thường được tổng hợp vào bên trong IC nguồn hoặc IC xử lý

+ CPU - D200 : khối giao tiếp xử lý tín hiệu , điều khiển hầu như toàn bộ hoạt động của máy .

+ N310 : Xem là IC điều khiển chuông rung , đèn LED , được điều khiển từ CPU tới.

+ NLA : Noise Low Amplifier : khuyếch đại tín hiệu có độ nhiễu thấp

+ A- And- F : Amplifier And Filter : Khuyếch đại và lọc . Thực tế trong mạch này còn có chức năng như tụ điều chỉnh độ lợi ( AGC )

2 - SƠ ĐỒ KHỐI KHI PHÁT

Phân Tích :

- Đường tín hiệu

Tín hiệu từ micro vào IC N250 sau khi được đổi thành tín hiệu số đưa vào IC N650 , kết hợp tín hiệu dao động nội do G800 tạo ra và khối cân bằng tín hiệu thực hiện quá trình điều chế , trộn sóng , dời tần số ... để đạt được tín hiệu điều chế tần số cao. Tín hiệu này qua khối so pha , tạo tín hiệu có pha chuẩn , qua khối lọc , để lọc lấy tín hiệu của hai hệ GSM ( 890 - 915 MHz) , DCS ( 1710 - 1785 MHz ) . Tín hiệu Tx-DCS ra tại hai chân A2 , A3 của N605 đưa vào biến áp T740 để đổi tín hiệu cân bằng ra dạng tín hiệu không cân bằng , rồi đưa vào biến áp T750 , thực hiện phối hợp trở kháng cho tín hiệu Tx-DCS , Tín hiệu Tx-DCS ra tại 2 chân A1 , B1 của IC N650, vào biến áp T700 để đổi tín hiệu cân bằng về dạng tín hiệu không cân bằng , sau đó tín hiệu này sẽ được đưa qua bộ lọc dải Z700 , vào biến áp T750 để phối hợp trở kháng . Tín hiệu ra khỏi T750 đưa vào transistor V801 khuếch đại tín hiệu cao tần vào chân (8) ( RF IN ) của N702 để khuếch đại công suất qua L553 phối hợp trở kháng , cuối cùng được đưa vào khối anten swich để chuyển đổi chọn hệ phát sóng (GSM hay DCS) , phát về trạm thu sóng.

- Ngoài ra tín hiệu trên đường phát còn được điều khiển bởi khối CPU , cho phép đường tín hiệu này hoạt động hoặc không hoạt động

- Tên và chức năng một số linh kiện cơ bản trên đường tín hiệu thu/phát

+ Z670 : ANT SW : Anten swich : Làm nhiệm vụ chuyển đổi , lựa chọn chế độ thu phát theo từng hệ

+Z620 , Z600 : Mạch lọc dải thông tần số của tín hiệu

+ V907 , V904 , V905 , V903 : Các transistor khuếch đại tín hiệu của hai hệ GSM và DCS trên đường thu

+V801 : transistor khuếch đại tín hiệu phát

+ T740 , T 700 : Biến áp cân bằng tín hiệu

+Z700 : Mạch lọc dải thông

+ T750 : biến áp phối hợp trở kháng , giảm tối thiểu việc suy hao tín hiệu

+N720 : IC công suất , khuyếch đại công suất cao tần

+L553 : Mạng cuộn cảm phối hợp trở kháng giữa khối khuếch đại công suất và anten swich Z670 , đồng thời đưa điện áp nhận diện tín hiệu phát mạnh hay yếu về lại IC trung tần

3- SƠ ĐỒ KHỐI , KHỐI NGUỒN TRÊN MÁY NOKIA 8210/8250

*PHÂN TÍCH :

- Nguồn cấp từ bên ngoài vào Jack Charge ( Chấu sạc ) qua khối điều khiển Charge (Charge Control) để điều khiển , quản lý đường sạc thông qua các tín hiệu CHR-SENSE (cảm nhận đường sạc) , PWM-IN (điều chỉnh chế độ rộng xung hay điều chỉnh quá trình sạc ) VBACK (đường tín hiệu hồi tiếp để điều khiển điện áp sạc được ổn định )

- Trên IC điều khiển sạc còn có các đường điện áp điều khiển từ CPU vào để điều khiển IC sạc : CHR - ON đường điều khiển mở đường sạc , CHR - LIM : đường điều khiển hạn chế sạc , C CUT : điều khiển ngắt sạc

- Nguồn điện sau khi ra khỏi khối điều khiển sạc , đưa điện áp vào nạp cho pin , đồng thời pin đưa nguồn vào khối REGU1 , bên trong IC nguồn để đưa điện áp ra cấp trước cho CPU và Flash và đưa vào khối quản lý nguồn để thực hiện chuyển đổi điện áp DC ( một chiều ) về điện áp DC có các giá trị khác nhau , đưa vào các mạch ổn áp (REGU) khác nhau để cung cấp cho các khối chức năng của máy

- Khối điều khiển nguồn (Power Control) được nối với phím nguồn để điều khiển mở nguồn . Tuy nhiên nguồn điện cấp trước cho CPU và Flash luôn có trước so với các khối chức năng khác để sẵn sàng chờ điều khiển khi có lệnh đưa vào

4 - SƠ ĐỒ KHỐI CPU MÁY NOKIA 8210/8250

*PHÂN TÍCH

- CPU ( central processing unit ) : đơn vị xử lý trung ương , khối điều khiển vận hành cho toàn máy , khối CPU giao tiếp điều khiển các khối sau

+ Bộ nhớ ( memory ) hay Flash : Vận hành chương trình đã lưu trước CPU thường có các đường giao tiếp với bộ nhớ sau : DATA , ADDRESS , WR (write / read ) ENA (Enable) , CS (Chip select)

+ Khối xử lý âm thanh (COBBA IC) : Thực hiện giao tiếp với CPU để điều khiển giải mã mã hóa âm thanh

+Khối trung tần (RF IC) : Giao tiếp với CPU để thực hiện lệnh điều khiển đường tín hiệu thu phát , chuyển đổi các hệ sóng . có các đường lệnh DATA , CLK , RESET , EN

+ CPU giao tiếp với khối LCD để điều khiển màn hình hiển thị nhờ các đường lệnh : LCD-RST (LCD - reset) LCD-CS (LCD Chip select) LCD-DATA , LCD-CLK (LCD-Clock)

+CPU giao tiếp với hệ thống phím ấn , điều khiển hệ thống bàn phím theo ma trận hàng (ROW) và cột (COL)

+CPU điều khiển hệ thống chuông báo , rung và đèn LED thông qua các đường lệnh : BUZZ-PWM , VIB_PWM , LCD-LED...

+ CPU điều khiển khối (Charge) thông qua các đường lệnh : CHAR-LIM (Charge - limit hạn chế dong sạc ) , C-CUT ( Charge Cut : cắt đường sạc)

+ CPU giao tiếp với khối nguồn để quản lý , điều khiển nguồn cung cấp khi thu/phát tín hiệu và các khối chức năng , chẳng hạn các đường lệnh sau: PUrX (Power Up Receiver : mở nguồn khi thu), PUTX , C-CONT INT (charge control interrup : ngắt sạc ) CCON-CS chọn đường sạc , GEN-I/O , GEN -CLK ... ngoài ra các khối CPU còn có các lệnh điều khiển SIMCARD thông qua khối nguồn ...

Chương III : CÁC Ý TƯỞNG SỬA CHỮA KHỐI NGUỒN TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

- Đối với máy điện thoại di động ,hư hỏng xảy ra trên khối nguồn khá đa dạng , bởi vì nguyên nhân gây ra hiện tượng hỏng phần nguồn có thể do bản thân mạch điện ( phần cứng ) bị hỏng , cũng có thể do lỗi phần mềm gây ra

- Để kiểm tra phần nguồn , trước tiên phải nghiên cứu kỹ sơ đồ , để nhận diện được dâu là nguồn cấp trước , đâu là nguồn chỉ xuất hiện sau khi mở máy .

- Tùy tình huống cụ thể , thứ tự kiểm tra trên khối nguồn sẽ khác nhau

1 - Máy hoàn toàn không mở nguồn được

* Như đã trình bày ở trên , hiện tượng này xảy ra do phần mềm bị lỗi hoặc do phần cứng bị trục trặc .

- Để cô lập nguyên nhân , bạn kiểm tra sơ đồ bộ phần cứng xem các đường giao tiếp với máy tính , hai chân (+) , (-) của tiếp xúc pin xem có bị chạm hay không , rồi sau đó mới chạy phần mềm ( chạy flash ) lại thử , nếu không được kiểm tra phần cứng.

- Thứ tự kiểm tra phần cứng được mô tả như sau :

Kiểm tra 2 chân (+) và (-) của tiếp xúc pin trên máy : ở thang đo Rx1 của đồng hồ kim , một chiều lên lưng kim lưng chừng và một chiều không lên chứng tỏ mạch từ tiếp xúc pin vào IC nguồn , IC công xuất không bị chạm .

- Cấp nguồn bên ngoài để kiểm tra máy .

Bất kỳ tình huống nào , trước khi cấp nguồn cho máy bạn phải đo các ngõ ra của IC nguồn xem có đường nào bị chạm hay không

+ Dùng bộ cấp nguồn bên ngoài , điều chỉnh điện áp ra khoảng 3,7 V , quan sát đồng hồ chỉ dòng điện của bộ phận cấp nguồn , thường dòng điện khi chờ

+ Khi cấp nguồn bên ngoài cho board điện thoại bạn nên lưu ý

* Dây màu đen : thường là dây mass , bạn kẹp vào mass của board

* Dây màu đỏ : cấp vào chân (+) của pin , bạn kẹp mỏ kẹp sấu trực tiếp vào chấu (+) của tiếp xúc pin , nếu không , bạn tìm tụ lọc nguồn , hàn một đoạn dây đồng nhỏ tại chân dương của tụ lọc nguồn , tuyệt đối không hàn vào các điểm có mạ vàng trên board , cho dù đó chính là điểm nối trực tiếp chân (+) của pin

+ Đối với các máy NOKIA ngoài hai chân (+) và mass , bạn phải tác động vào chân "kick" BSI , tùy đời máy mà giá trị nối mass của chân BSI này sẽ khác nhau

* Kinh Nghiệm :

+ Với các máy NOKIA đời DTC3 như 3310 , 8210 , 8250 ,8855, ... giá trị R = 5,6 K

+Với các máy NOKIA đời DCT4 trở về sau , giá trị điện trở R = 10K

Khi không có điện trở chân BSI máy NOKIA không thể mở nguồn với bộ cấp nguồn bên ngoài được

- Các bộ nguồn ổn áp thường người ta dùng hai đầu kẹp màu vàng và màu xanh làm chân kích , bên trong có một chân đến một trạm gắn điện trở xuống mass , tuy nhiên bạn phải thay điện trở này cho đúng giá trị , chẳng hạn bạn đặt giây màu xanh lá nối với R = 5,6 K và dây màu vàng R = 10 K

+ Các máy MOTOROLA , SAMSUNG : khi cấp nguồn bằng bộ nguồn bên ngoài , không cần chân kick , có nghĩa là chỉ cấp nguồn bằng cách kẹp hai mỏ sấu 3,7 V là mở máy được

+ Kiểm tra các tụ lọc trên đường nguồn , bắt đầu từ ngõ vào Vbat ( nguồn pin) cho đến các tải ra của IC nguồn.

Kiểm tra các điều kiện hoạt động của IC nguồn :

- điện áp Vbat

- Dao động cấp cho IC nguồn hoạt động (nếu có )

- Kiểm tra các mối hàn chi tiếp xúc giữa IC nguồn với Board

- Thay IC nguồn đối với các máy NOKIA đời DCT4 trở lên

- Kiểm tra phím mở nguồn và đường liên lạc đến CPU , IC Nguồn

* KINH NGHIỆM

- khi sửa các máy NOKIA đời DCT4 , để tránh trường hợp sai IMEI do làm hỏng IC nguồn , bạn nên dùng hộp UFSx đọc số IMEI bằng cách kick vào mục Read UEM và lưu lại số IMEI này trước khi sửa chữa , dĩ nhiên là máy đang mở nguồn được .

- Khi IC nguồn đã tốt , nếu mở nguồn không được nguyên nhân gây ra thường do CPU , phần mềm có vấn đề

* Lưu đồ khối nguồn trên điện thoại di động

* Giải thích lưu đồ

- Điện áp vào cấp cho IC nguồn : thường là các điện áp từ pin cấp vào cho IC nguồn như Vbat , Vbat1 , Vbat2 ....

- Điện áp cấp trước: Thường là các điện áp cấp cho CPU FLASH , khối âm thanh dao động như : Vio Vcore , Vbb , Vcobba , Vcxo ...

- Khi máy bị chạm : Đối với pan này các bạn cần phải cẩn thận cô lập từng phần một để kiểm tra . Nên thực hiện theo các bước sau :

+ Kiểm tra tiếp xúc và các Jack kết nối của máy xem có chạm không , vệ sinh kỹ kết nối , LCD , kết nối bên ngoài , SIMCARD , tiếp xúc pin .... Nên rửa Board mạch bằng xăng sau đó sấy khô rồi kiểm tra lại giữa 2 đầu chấu âm dương của pin xem còn chạm không . Nếu còn chạm làm bước tiếp theo

+ Tháo các linh kiện liên lạc ở ngõ vào để kiểm tra ngõ vao IC nguồn bị chạm hay do chạm ở ngõ ra của IC nguồn

+ Kiểm tra các tụ lọc nguồn , diode bảo vệ , diode ghim áp ....

+ Tháo một số IC thường gây chạm mạch : antenswich , IC công suất , IC trung tần , IC âm thanh , IC nguồn , CPU và Flash là IC ngi vấn cuối cùng và chỉ thực hiện gỡ CPU , Flash khi thực sự không tìm ra nơi bị chạm mạch vì khi gỡ CPU , Flash là cần đòi hỏi các bạn thực sự phải có kinh nghiệm và rất dễ trả giá cho việc làm đó .

+ Chú ý : Khi gỡ một linh kiện nào đó khỏi mạch , các bạn phải kiểm tra xem còn chạm hay không . Nếu hết chạm thì linh kiện đó là nguyên nhân gây ra chạm mạch ...

2 - MÁY BỊ HAO PIN

Máy bị hao pin có thể xảy ra theo các mức độ sau :

- khi gọi , pin bị sụt áp

-khi mở nguồn mới hao pin

- Ngay cả lúc ở chế độ chờ , vẫn hao pin

+ Máy bị hao pin có nghĩa là dòng điện tiêu thụ của máy cao hơn bình thường .Tùy trường hợp cụ thể mà ta có phương pháp sửa chữa cho thích hợp.

* Với các trường hợp hao pin khi chưa mở nguồn : nguyên nhân gây ra trường hợp là do các tụ lọc nguồn trên đường Vbat . Hiện tượng này thường gặp nhiều nhất trên các máy NOKIA 8210 , 8250

* Với trường hợp mở nguồn mới hao pin : các tụ lọc ngõ ra của IC nguồn thường bị rỉ , chẳng hạn trên đường Vcore , Vflash , V vco ...

* Với trường hợp khi gọi mới hao pin : thường do IC công suất có vấn đề ....

3 - MÁY KHÔNG SẠC

- Hiện tượng này khá phổ biến trên các máy điện thoại di động , với kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động mạch sạc kết hợp với một chút kinh nghiệm , bạn có thể dễ dàng giải quyết được pan này .

* Điều kiện để mạch sạc hoạt động bình thường có thể tóm tắt như sau :

- Các linh kiện trên đường sạc phải liên thông

- Các linh kiện nối mass không bị chạm

- IC sạc phải tốt

- Mạch báo chế độ sạc bình thường

- Lệnh từ CPU điều khiển sạc phải có

Từ các suy luận trên ta có thể nêu ra thứ tự sửa chữa mạch sạc như sau :

a - kiểm tra đường liên lạc từ chân tiếp xúc sạc qua cầu chì bảo vệ tới chân Charge In ( CHRG IN )

b - Kiểm tra lệnh cho phép sạc từ CPU tới

c - Kiểm tra cảm biến sạc

d - Kiểm tra các đường liên lạc từ IC sạc tới IC nguồn , CPU

e - Thay IC sạc

4 - MÁY KHÔNG NHẬN SIMCARD

Khi xảy ra hiện tượng trên , trên màn hình hiển thị dòng chữ "Insert CIMCARD"

Bạn nên tiến hành kiểm tra :

- Giao tiếp giữa SIMCARD với IC nguồn ( Hoặc CPU ) thông qua các đường ..

+ SIM DAT : SIM data (dữ liệu sim)

+ SIM CLK : SIM clock (xung nhịp)

+SIM RST : SIM reset

+ SIM Vcc : Nguồn nuôi SIMCARD , tùy loại SIMCARD , nguồn nuôi có thể là 3v hoặc 5 v

- Kiểm tra điện trở giao tiếp hoặc bảo vệ trên đường SIMCARD đến IC nguồn , thường hở chân hoặc bị đứt

* Dưới đây là lưu đồ kiểm tra SIMCARD :

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro