tot nghiep

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bầy đặc điểm tiêu hóa ở lợn, ứng dụng trong CN?

TL: Đặc điểm tiêu hóa:

Tiêu hóa là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong TĂ từ dạng phức tạp đến dạng đơn giản để cơ thể GS hấp thu được.

VD: + Pr phân giải thành aa -> có thể hấp thu được

+ Tinh bột ------- đường gluco

+ Lipit -------- axit béo + glyxerin

+ Xơ ------axit lac tic + ax béo bay hơi

- Lợn là loài ăn tạp, nó có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn, nhiều dạng ta

Bộ máy T/H của lợn gồm 3 bộ phận chính:

1> Miệng: Ở miệng có 2 hình thức t/h, t/h cơ học và hóa học.

a> t/h cơ học: Lợn dùng răng để nhai và nghiền thức ăn:

ở lợn trưởng thành có 44 răng & có cấu trúc như sau:

3 1 4 3 (nửa hàm trên)= 12 răng cửa 4 răng nanh

3 1 4 3 (nửa hàm dưới) 16 răng hàm trước, 12 răng hàm sau

Do có bộ răng hàm rất p/t nên nó có thể nhai t/a dễ dàng. Nhưng ta vẫn phải chế biến t/ă tốt để giảm năng lượng trong việc nhai t/ă. (khi lợn nhai t/ă thì hàm vận động lên xuống)

b> tiêu hoá hoá học:

Ở miệng chỉ có quá trình tiêu hoá tinh bột nhưng chưa triệt để và t/ă dừng lại ở đây ko lâu, lượng men Amilaza, maltoza, maltotrioza. Đây là các loại đa đường có thể hấp thu được

2> Tiêu hoá ở dạ dày:

- dạ dày lợn thuọc dạ dày trung gian vì ngoài phần thượng vị, than vị, hạ vị nó còn có them túi mù (manh nang) ở trong túi mù có 1 số loại vsv có chức năng tiêu hoá như dạ dày kép

- tiêu hoá ở dạ dày có 3 hình thức:

+ t/h cơ học. do dạ dày co bóp để nhào trộn và nghiền t/ă

+ t/h hoá học nhờ trong dịch vị có 1 số men t/h từ nước bọt đưa xuống như

Men pepsin là men phân giải Pr khi mới tiết ra nó ở dạng không hoạt động gọi là pepsinnogen nhờ axit HCL ở dạng hoạt hoá tạo thành pepsin  men này chỉ phân giải Pr của t/ă để tạo thành dạng đơn giản.

Men catepsin : chủ yếu phân giải Pr trong sữa cho nên men này chỉ có nhiều ở lợn con

Men Kimozin là men làm đông vón sữa để cho men katépin dễ phan giải

Men Lipaza là men phân giải lipit men này ở trong dạ dày có hoạt tính yếu và chưa có axit mạt giúp đỡ cho nên lượng lipit phân giải được ít.

Tinh bột khi vào trong dạ dày cũng tiêu hoá đc rất ít và tinh bột sống hầu như ko được phân giải ở dạ dày

+ Tiêu hoá = vsv là q/t phân giải chất xơ = vsv cũng được xảy ra ở túi mù nhưng với lượng rất ít ko đáng kể. ngoài các men t/h thì trong dạ dày quan trọng còn có HCL nếu HCL ở dạng tự do còn có nhiều tác dụng như: hoạt hoá men Pepsinogen, làm trương nở Pr để cho men pepsin dễ phân giải, duy trì độ PH của dịch vị (2.5-3), diệt vk có hại trong đường t/h, kích thích tiết dịch tuỵ.

Nó có tác dụng tốt với đ/k nồng độ trong dịch vị thích hợp (0.35-0.4%) trong dạ dày có q/t hấp thu các chất dinh dưỡng nhưng ko nhiều. vì các chất dinh dưỡng chưa đc phân giải triệt để vì có sự tiết dịch vị ngược chiều với hấp thu.

3> TH ở ruột:

a> ở ruột non: ruột non of lợn có 3 fần: tá trnàg, ko tràng và hồi tràng. một con lợn nặng khoảng 100kg thì ruột non dài 16-18m

- t/h ở ruột non là q/t tiêu hoá quan trọng nhất vì ở đây các chất dinh dưỡng hầu như dã được phân giải triệt để. (.) ruột non chủ yếu là quá trình tiêu hoá hoá học nhờ các men trong dịch tuỵ và dịch ruột (ở ruột non có dịch tuỵ là do ruột non nằm sát với tá tràng, sát với tuyến tuỵ có dịch tuỵ tiết ra. Trong dịch tuỵ có chứa đầy đủ các men t/h) ở ruột non chỉ có quá trình t/h hoá học.

- Men tripsin là men p/g Pr đây là men of dịch tuỵ có hoạt tính rất mạnh nên Pr được p/g triệt để

- Men kimotripsin: có tác dụng như men trypsin nhưng hoạt tính yếu hơn.

- Lipaza: men của dịch tuỵ có hoạt tính mạnh hơn nhiều so với trong dạ dày hơn nữa có axit mật giúp đỡ cho nên lipit đã đc phân giải hầu như triệt để

- Amylaza và mantoza 2 men này có hoạt tính mạnh hơn nhiều so với 2 men trong nước (đây là men của dịch tuỵ) do đó tinh bột khi vào ruột non được phân giải hầu như triệt để kể cả tinh bột sống.

- Men sacaraza: phân giải đường sacaroza (đường đôi)

- Men lactoza: fân giải đường lactoza.

Quá trình hấp thu hợp chất dinh dưỡng ở ruột non rất mạnh vì các chất dinh dưỡng đã đc phân giải triệt đẻ và ở trên màng ruột non có nhiều nhung mao cho nên hấp thu dễ dàng

b> Ruột già: chia làm 3 phần; manh tràng, kết tràng và trực tràng

Lợn nặng 100kg ruột già dài khoảng 5-6m

ở ruột già chủ yếu là quá trình p/g chất xơ = vsv và có quá trình tieu hoá hoá học nhưng rất yếu ko đáng kể

- ở manh tràng có nhièu loại vk như vk phaâ giải chất xơ, vk lên men đường, vk gây thối rữa Pr, ở ruột già đường glucoza chỉ đc lên men  axitlactic và axit béo bay hơi

- Pr đc vk gây thối rữa 1 số chất độc như Scatol+indol+phenol những chất này đi về gan và được gan khủ đi. Nếu chất độc nhiều quá gan không khử hét thì sẽ gay độc cho cơ thể cho nên lợn nái ở g/đ mang thai nếu cho ăn nhiều Pr quá sẽ có hiện tượng chết phôi thai. Ở người ăn nhiều Pr quá sẽ gây chong già

- Mỗi loại t/ă từ khi vào miệng đến khi thải ra ngoài thường từ 15- 20h, ở ruột già có quá trình hấp thu nước đặc biệt ở kết tràng để tạo thành khuôn phân

(hết câu 1)

Câu 2: trình bầy đặc điểm thích nghi và đặc điểm di truyền ở lợn, ứng dụng trong CN?

TL: 1. Đặc diểm thích nghi ở lợn:

Thích nghi là q/t thay đổi sinh học trong cơ thể con vật nhờ đó nó mới thích nghi được với đ/k môi trường mới

- Lợn có khả năng thích nghi cao và thích nghi rộng thể hiện ở các giống lợn có các nguồn gốc khác nhau nhưng có thẻ sống ở hầu hết các nước, các khí hậu & đ/k cn khác nhau

VD: các giống lợn ngoại có nguồn gốc ở xứ lạnh nhưng hiện nay đã p/t tốt ở nước ta là vùng khí hậu nóng, mặc dù sức sản xuất có giảm hơn so với giống gộc nhưng ko nhiều và bị bệnh nhiều hơn lợn nội nhưng nếu đc chăm sóc nuôi dưỡng tốt vẫn cho hiệu quả kt cao.

Lơn thích nghi với đ/k môi trường mới nhanh hay chậm có nhiều yếu tố ảnh hưởng:

+ khi hậu: nếu khí hậu ở nơi mới gần giống với nơi cũ thì lợn nhanh và dễ thích nghi hơn

+ Thức ăn: nếu các loại t/ă và chất lượng t/ă tốt ở nơi mới gần giống nơi cũ thì lợn nhanh và dễ thích nghi hơn

+ Tuổi của lợn: nếu nhập lợn khi tuổi còn nhỏ và kl nhỏ thì dễ thích nghi với môi trường mới hơn

+ Tùy từng cá thể trong cùng 1 giống nhưng có những cá thẻ có khả năng thích nghi cao còn có 1 số có khả năng thích nghi kém hơn cho nên phải có thời gian nuôi thích nghi ban đầu để chọn lọc những cá thể có k/n thích nghi cao (ít nhất là qua 1 năm mới đánh giá đc) khi chuyển lợn từ xứ nóng sang xứ lạnh thì lợn dễ thích nghi hơn vì lợn là loài gs có k/n tích lũy mỡ cao & có tuyến mồ hôn kém pt nên nó chịu nóng kém

* những chỉ tiêu để đánh giá k/n thích nghi of lợn

- k/n tăng trọng

- tiêu tốn t/ă cho 1 kg tăng trọng

- k/n sinh sản

- k/n chống bệnh

2> đặc điểm di truyền of lợn: là k/n truyền đạt lại các tính trạng từ thế hệ trước sang thế hệ sau. k/n di truyền of lợn tùy từng tính trạng vì mỗi tính trạng có hệ số di truyền khác nhau tính trạng nào có hệ số cao thì k/n di truyền cho đời sau cao và ngược lại

- hệ số di truyền h2 là bao hàm sự sai khác giữa các cá thể mọi nhóm với cá thể trong cùng 1 đàn.

VD: h2 of độ dày mỡ lưng là 0.5 nghĩa là sự khác nhau về độ dầy mỡ lưng giữa các cá thể trong cùng 1 đàn thì 50% là do di truyền còn 50% là do ngoại cảnh tác động

Hệ số di truyền dao động từ 0-1

- từ 0.1 - 0.3 => h2 thấp

- từ 0.4-0.5 => h2 trung binh

- 0.55-1 h2 cao

ở lợn tính trạng về k/n sinh sản có h2 thap nhất nghĩa là k/n di truyền tính trạng sinh sản cho đời sau thong thường những tính trạng có h2 cao thì hiệu quả chọn lọc cao còn những tính trạng có h2 thấp thì trong lai giống sẽ có ưu thế lai cao

- Hệ số di truyền của 1 số tính trạng

+ khả năng sinh sản có h2 từ 0.1-0.2 nghĩa là k/n sinh sản giữa các cá thể trong cùng 1 đàn là khác nhau. Sự khác nhau đó chỉ có 10% là do DT còn 90% là do ngoại cảnh

+ k/n tiết sữa h2 0.15-0.17 =>h2 thấp

+ ngoại hình h2 0.2-0.3=> thấp

Bằng tác động ngoại cảnh có thể thay đổi được ngoại hình g/s

+ ngoại hình là những cái nhìn thấy

+ khả năng nuôi thịt: k/n tăng trọng h2 = 0.29, tieu tốn t/ă h2=0.31, độ dày mỡ lưng h2=0.5, tỷ lệ nạc h2=0.6 độ dài than thịt h2 =0.59.

2> ứng dụng trong cn

- Ứng dụng trong chọn giống và nhân going

+ Chọn giống: những tính trạng có h2 thấp thì fai chọn lọc cẩn thận để cho hiệu quả cao và những tính trạng đó nên dung trong lại giống vì có ưu thế lai cao

- Những tính trạng có h2 cao dung trong chọn lọc vì nó cho hiệu quả cao

- Những tính trạng có h2 cao giữa kiểu gen và kiểu hình có sự tương quan cao

Hết câu 2

Câu 3: nêu đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất và hướng sử dụng of 1 số lợn nội nuôi chính ở nước ta.

1> Giống lợn móng cái:

- Nguồn gốc: Lợn móng cái có nguồn gốc từ huyện MC of tỉnh quảng ninh giống lợn này có 3 dòng: xương nhỏ, xương nhỡ, xương to. Dòng xương nhỡ được nuôi nhiều nhất:

Tỷ lệ nạc của lợn MC là 35-36%

Đây là giống lợn lang đen trắng, màu trắng ở những vị trí sau:

½ cổ phía sau, vai, bụng và 4 chân mõm lợn màu trắng và ở trán có 1 điểm trắng. Màu đen ở đàu, lưng, mông & đuôi. Mảng đen ở lưng và mông kéo xuống phía bụng tạo thành hình yên ngựa. Giữa màu trắng & đen có 1 viền mờ rộng khoảng 2cm (vì ở đây long trắng da đen).

- Hình dáng: lợn MC có mõm nhỏ thẳng & tương đối dài, lưng ngắn hơi võng, bụng hơi xệ, 4 chân thấp & hơi yếu.

Lợn MC thường đứng bàn (cần cả 16 ngón chân mới nâng được k/lượng cơ thể

Lợn MC đuôi buông thẳng, tai nhỏ & hơi đưa ngang.

- Con đực trưởng thành (30-32 tháng tuổi) có k/l 95-100kg

- Lợn nái trưởng thành có k/l = 80kg.

Lợn MC thường có 12-14 vú, đẻ trung bình 12-14 con/lứa.

- k/l sơ sinh = 0.5-0.6 kg.

- Hướng sử dụng: chủ yếu dung để làm lợn nái nền cho lai với lợn ngoại nhằm sản xuất con lai nuôi thịt

2> Giống lợn Ỉ: thuộc loại hình mỡ

- Nguồn gốc: lợn Ỉ có ở miền bắc, nam định & có 2 loại hình là: ỉ pha và ỉ mỡ: Ỉ pha có nhiều ưu điểm hơn nên đc nuôi nhiều hơn

- Lợn Ỉ than màu đen, mõm ngắn & hơi cong, trán có nhiều nếp nhăn, mắt híp, tai nhỏ hơi đưa ngang, lưng ngắn, rộng và võng. Bụng to sệ chân thấp, yếu.

- Tính năng sản xuất: lợn đực trưởng thành: 85-90kg, lợn cái trưởng thành thường cho từ 10-12con/lứa, k/l sơ sinh: 0.45-0.5kg

- Tỷ lệ nạc là 33-34kg

- Hướng sử dụng: trước đây nước ta dung lợn Ỉ để tạo giống mới DB-81 nhưng hiện nay giống lợn này chủ yếu nuôi để giữ nguồn gen vì nước ta có chủ trương móng cái hóa đàn lợn nái nội.

3> Giống lợn mường khương:

- Nguồn gốc: Từ huyện Mương Khương tỉnh lào cai: có long đen tuyền, tầm vóc trung bình, mình lép

- Lợn mường khương thuộc loại hình mỡ, dễ nuôi, sức chống bệnh tốt, thích hợp với chăn thả, k/n sinh sản thấp, chỉ khoảng 6-7 con/ lứa và nuôi con vụng.

- Tính năng sản xuất: con đực trưởng thành nặng: 100-120kg, con cái thường đẻ 10-12con kl sơ sinh: 0.6kg

- Hướng sử dụng: theo chủ trương của nhà nước là để giữ nguồn gen còn người dân địa phương vẫn sử dụng làm lợn nái nền.

Ngoài ra ở các tỉnh phía bắc còn có 1 số loại lợ lai: Lợn lang Bắc Thái, Lợn lang Thái Bình, lợn mẹo, lợn cỏ, lợn Sơn Đông

4> ở các tình phía nam có giống lợn Ba Xuyên

- Nguồn gốc: được hình thành ở huyện Ba Xuyên của tỉnh hậu Giang (1930) khi cho lai lợn BerkShire & Bồ Xu

- Giống Ba Xuyên thuộc loại hình kiêm dụng mỡ - nạc tỷ lệ nạc 42 - 43%

- Đây là giong lợn loang đen trắng, lưng tương đối dài& thẳng, bụng to, gọn, lợn có tầm vóc trung bình, chân tương đối cao, chắc, khỏe, đứng bằng ngón, duôi hơi cong cuộn tròn lên.

- lợn đực trưởng thành: 130-140kg, con cái đẻ từ: 10-12con/lứa, lợn sơ sinh 0.6-0.7kg

- Hướng sử dụng: chủ yếu dung làm lợn nái nền để cho lai với lợn đực ngoại

5> Lợn thuộc nhiêu:

-nguồn gốc: được hình thành ở vùng thuộc nhiêu của tỉnh Tiền Giang (1930) khi cho lai giữa lợn York Shire & Bồ Xụ

- Lợn TN có màu trắng tuyền, tầm vóc tương đối to, lưng thẳng, bụng gọn, chân cao chắc khỏe.

- Lợn TN thuộc loại hình kiêm dụng nac-mỡ

Tỷ lẹ nạc 47-48%

- Con đực TT nặng :140-150kg, con cái đẻ 10-12con/lứa, klss: 0.7-0.8kg

- Hướng sử dụng: chủ yếu dùng làm lợn nái nền để lai với lợn đực ngoại, nhân dân địa phương có dung nuôi thịt nhưng với số lượng ít.

6> Lợn trắng Phú Khánh:

- giống này được hình thành ở 2 tỉnh Phú Yên - Khánh hòa (1988)

- Giống này thuộc loại hình kiêm dụng nạc - mỡ

- Tỷ lệ nạc khoảng 47-48%

Đây là giống đc hình thành gần đây nhất, có màu trắng, con đực nặng khoảng 140-150kg, con cái đẻ 10-12con/lứa, KLSS: 0.7-0.8kg .

Ngoài ra còn có một số giống lợn:

Lợn sóc ở Tây Nguyên, lợn vân Pa ở Quảng Trị - có màu đen - KLTT 30-35kg/con

* Những ưu điểm chính của lợn nội:

- thích nghi tốt với đk ở nước ta

- k/n chịu kham khổ tốt

- 1 số giống đẻ con & nuôi con khéo (mc)

* Nhược điểm:

- tầm vóc nhỏ

- 1 số giống lưng võng, bụng xệ, tỷ lệ mỡ cao

- tiêu tốn nhiều thức ăn.

Hết câu 3

Câu 4: Nêu đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuát & hướng sử dụng of một số giống lợn ngoại nuôi ở nước ta

1> giống York Shire:

- Có nguồn gốc từ vùng York Shire của nước Anh năm 1851

- Nó thuộc loại hình nạc, tỷ lệ nạc 52-53%.

- Toàn than màu trắng, lưng dài, thẳng hơi cong, bụng gọn tai tương đối to & thẳng đứng, con đực nặng: 340-350kg, con cái nặng 240-250kg số lượng vú khoảng 12 - 14 vú và thường đẻ từ 10 đến 12 con/ lứa, KLSS: 1.2-1.4kg

- Hướng sử dụng: nước ta dung giống thuần để làm giống và nuôi thịt nếu để cho lai với lợn cái nội thì chỉ dung con đực nếu cho lai với lợn ngoại khác thì dung cả lợn đực và cái.

2> Lợn Landrace:

-Có nguồn gốc từ Đan Mạch và được hình thành năm 1896

- Đây là giống lợn màu trắng và có dạng hình thủy lôi _nghĩa là phần sau phát triển hơn phần trước,nó nhỏ dần về phần trước. Lợn có tai to và rũ về phía trước che kín mắt. Lưng dài và thẳng , bụng thon, chân cao nhưng hơi mảnh

- Con đực nặng : 330-340 kg

Con cái trưởng thành nặng :230-240kg

Con cái đẻ 10 - 12 con/lứa _khối lượng sơ sinh : 1,3-1.4kg

-Nó thuộc loại hình nạc _ tỷ lệ nạc : 56-57%

-Lợn nuôi thịt : 6 tháng tuổi đạt 95-100kg

- Hướng sử dụng : nước ta dung giống thuần để làm giống và nuôi thịt

Dung con đực để cho lai với con cái nòi và dung cả đực lẫn cái để cho lai với lợn ngoại giống khác

3> GIỐNG LỢN DUROC :

-Tỷ lệ nạc :58-59%

- Có nguồn gốc từ Mỹ và được hình thành năm 1860

- Lợn DUROC có màu hung đỏ và màu nâu sẫm

- Là giống có tầm vóc to, lưng hơi cong , chân cao, chắc khỏe , lợn có khả năng chống chịu nắng nóng tốt .

Lợn tăng trọng nhanh nhưng khả năng sinh sẳn hơi thấp - trung bình khoảng 9,3-9,5 con/lứa khối lượng sinh sản : 1,3-1,4 kg

Con đực trưởng thành : 350-360kg

-Hướng sủ dụng :đùng con đực để làm giống và dung con lai nuôi thịt

-Khả năng sinh sản thấp,nuôi con không khéo.

4> GIỐNG LỢN PIETRAIN:

-Có nguồn gốc ở Bỉ và được hình thành năm 1920

- Tỷ lệ nạc 60-62%

-Giống lợn đốm đen trắng, màu sắc chưa ổn định nhưng năng suất rất ổn định

- Tầm vóc không to lắm , lưng ngắn, rộng,mông vai rất nở

Một số con có dáng hình số 8, chân chắc chắn ,khỏe nhưng hơi thấp, khả năng sinh sản trung bình

9-10 con/lứa, khối lượng sinh sản 1,2-1,4g/con : Hướng sử dụng : chủ yếu dung con đực làm giống

Hết câu 4

Câu 5 và 6 : Trình bày phương pháp kiểm tra năng suất cá thể lợn Đực - cái hậu bị

Phương pháp này được tiến hành ở các trạm k/tra năng suất hoặc đội kiểm tra, số lượng g/s đực k/tra ít hơn nhưng ít nhát cũng có 2 con đực được kiểm tra trở lên, nếu k/tra lợn cái thì ít nhất có 10 con trở lên.

P2 này được tiến hành như sau:

Chọn những lợn đực & lợn cái có ngoại hình, thể chất tốt lúc 2 tháng tuổi & được sinh ra từ cặp bố mẹ tốt. Những lợn này được nuôi trong điều kiện về chuồng nuôi và dinh dương (thường cho ăn tự do)

- Đ/với lợn đực nuôi 1 con/1 ô, lợn cái nuôi 5-6 con/ô. ở nước ta phương pháp này chủ yếu chỉ mới tiến hành ở lợn đực & cái giống ngoại chỉ kiểm tra ở giai đoạn hậu bị.

- (t) nuôi kiểm tra: tùy theo mức độ PT trọng lượng của lợn vì thường bắt đầu nuôi khi lợn đạt khoảng 25 +(-)2 kg và kết thúc nuôi k/tra khi 90+(-)2 kg

- Các chỉ tiêu k/tra:

+ k/n tăng trọng (g/ngày)

+ tiêu tốn t/ă/1kg tăng trọng (hiệu quả sử dụng t/ă )

+ Độ dày mỡ lưng: dùng máy siêu am để đo.

Có nhiều phương pháp đo nhưng hiện nay chỉ căn cứ vào số liệu đo ở vị trí xương sườn cuối cùng

- Khi đo nên đo về 2 phía cách đường sống lưng khoảng 4cm, đối với lợn cái thì chỉ cần k/tra 2 chỉ tiêu là k/n tăng trọng & độ dày mỡ lưng (tiêu tốn ta & k/n tăng trọng tỷ lệ nghịch với nhau)

- Đối với lợn đực cá thể nào đạt cả 3 chỉ tiêu trên thì k/tra lại ngoại hình thể chất rồi tập chon nhảy giá để k/tra phẩm chất tinh dịch của 3 lần khai thác đầu.

- Đối với lợn cái: cá thể nào đạt 2 chỉ tiêu trên thì k/tra lại ngoại hình thể chất & kiểm tra tuổi động dục lần đầu để có quyết định loại thải hoặc giữ lại làm giống

* Ưu điểm: - (t). k/tra ngắn nên sớm chọn được con giống

- độ chính xác cao vì hạn chế đc ảnh hưởng of ngoại cảnh (nuôi trong đk về chuồng nuôi và dinh dưỡng)

* Nhược điểm: phương pháp này tốn kém, chưa đánh giá được k/năng sử dụng, chưa đánh giá đc k/n di truyền cho đời sau.

Hết câu 5&6

Câu 7: Trình bày phương pháp nhân giống thuần ở lợn

* Phương pháp nhân giống thuàn chủng:

Là phương pháp cho lợn đực và lợn cái trong cùng một giống phối với nhau với các mục đích sau:

- Củng cố đặc điểm tốt của giống đó

- Làm tăng số lượng của giống đó

- Để giữ nguồn gen

a> Nhân thuần các giống lợn nội:

Có 3 giống lợn nội được nhân thuần nhiều: móng cái, ba xuyên, thuộc nhiêu 3 giống này nhân thuần với mục đích để chọn lợn cái làm giống. Do đó ko cần thiết phải tăng nhiều về s/lượng. khi nhân thuần các giống lợn nội cần chú ý chọn lọc cẩn thận để nâng cao phẩm chất giống.

b> nhân thuần các giống lợn ngoại:

có 2 giống đc nhân thuần nhiều nhất là: York Shire & Landrace mục đích là để chọn làm giống & để nuôi thịt

còn 3 giống: Duroc, Pietrain & Ham shire được nhân thuần ít hoan và với mục đích chọn lợn đực làm giống.

* Chú ý:

- Khi nhân thuần những giống lợn ngoại thì phải chọn lọc những cá thể có k/n thích nghi tốt.

C> nhân thuần các giống mới tạo thành:

ở nước ta chủ yếu là ĐBI-81 lợn trắng phú khánh, ở miền bắc nhân thuần giống ĐBI-81 với mục đích để giữ nguồn gen

hết câu 7

Câu 8: Trình bày phương pháp lai kinh tế & lai cải tiến ở lợn, nêu VD?

* Phương pháp lai giống:

Là phương pháp dung con đực X con cái khác giống khác dòng cho lai với nhau

 mục đích tạo ưu thế laic ho đời sau - nghĩa là đời sau có sức sống cao hơn chống đỡ bẹnh tật cao hơn và năng xuất cao hơn mức trung bình of bố mẹ, trong lai giống có nhiều phương pháp:

1> Lai kinh tế: là phương pháp dung lợn đực, lợn cái khác dòng, khác giống lai với nhau và đời sau dung với mục đích thương phẩm. Có 2 hình thức lai kinh tế

a> Lai kinh tế đơn giản là PP dung con đực và con cái of 2 giống khác nhau (2 dòng khác nhau) cho lai với nhau và sử dụng con lai F1 để nuôi thịt  ở nước ta PP này là phổ biến, thường dung lợn đực ngoại nhân với cái nội hoặc dung lợn đực ngoại nhân với cái giống ngoại khác giống

CT:

Công thức này theo định nghĩa là vẫn đúng nhưng ko đc áp dụng. Vì dung đực nội nhân với cái ngoại ko cho hiệu quả kt cao cong thức này ko đúng

b> lai KT phức tạp: là PP dung từ 3 giống lợn trở lên cho lai với nhau và dung đời sau để nuôi thịt, trong thực tế thường dung 3 hoặc 4 giống cho lai với nhau

- PP lai 3 giống (3 dòng) là PP dung con đực thuộc giống thứ 3 cho lai với con cái lai F1

CT:

- PP lai 4 giống ( 4 dòng) là P dung con đực lai F1 của cặp lai thứ nhất cho lai với cái lai F1 của cặp lai thứ 2 và dung con lai 4 máu để nuôi thịt

CT:

2> Lai cải tiến: <lai pha máu>

PP này được sử dụng khi mà về cơ bản đã tốt chỉ còn 1 nhược điểm nhỏ cần cải tiến với PP này thì giống đi cải tiến thường là giống lợn cao sản còn giống bị cải tiến có nhược diểm

Khi lai cải tiến thì giống đi cải tiến chỉ sử dụng 1 lần còn giống bị cải tiến đc sử dụng nhiều lần cho đến khi cải tiến được nhược điểm của giống bị cải tiến và thường được dừng lại ở đời F3 khi lượng máu của giống đi cải tiến chỉ còn 1/8 còn giống bị cải tiến chiếm 7/8

VD:

F3 cho tự giao phối để củng cố được đặc điểm của giống đó

- Lượng máu của giống đi cải tiến thì giảm dần qua các thế hệ

- lượng máu của giống bị cải tiến thì tăng dần qua các thế hệ. trước đây ta đã dung giống lợn DE (Đức) để cải tiến giống lợn móng cái để cải tiến thì tính trạng cần cải tiến phải có h2 cao

Câu 9: Trình bày phương pháp lai cải tạo và lai gây thành ở lợn? nêu VD

TL:

1> PP lai cải tạo: ngược với PP lai cải tiến khi lai cải tạo thì giống đi cải tạo được sử dụng lại nhiều lần còn giống ị cải tạo chỉ sử dụng 1 lần và thường dung lại ở đời F3, khi lượng máu của giống đi cải tạo chiếm 7/8 còn lượng máu của giống bị cải tạo chỉ còn 1/8

VD:

 PP này được sử dụng khi 1 giống lợn nào đó có nhiều nhược điểm cần cải tạo khi dừng lại ở F3 phải cho tự giao phối để củng cố đặc điểm của giống. trước đây ở nước ta đã dung giống M cái để cải tạo giống lợn có ở miền trung. Đối với lợn nước ta nên cho cải tạo đàn móng cái

2> Lai gây thành: là PP tạo giống mới từ đặc điểm tốt của các giống lợn khác nhau nếu lai gây thành từ 2 giống gọi là lai gay thành đơn giản, còn từ 3 giống trở lên gọi là lai gây thành phức tạp. ở nước ta đã dung 2 giống Đại bạch của Liên Xô x với lợn Ỉ tạo ra đại ĐBI-81

Hết câu 9

Câu 10: Các nguồn thức ăn chính cung cấp năng lượng cho lợn và mức sử dụng trong KP ăn của các loại lợn?

TL: Nguồn thức ăn cung cấp NL cho lợn là:

1> Ngô: ngô là thành phần thức ăn cung cấp cho lợn rất tốt vì nó rất giàu NL ( khoảng 3300kcalME) song ngô có hạn chế là chất lượng, số lượng Pr nghèo, thiếu 1 số aa ko thay thế đc như Lyzin, tryptophan và có nhiều axit beo ko no

- Ngô vàng và ngô trắng có thành phần tương tự như nhau song nồng độ Karoten ở ngô vàng cao hơn

- Ngô giàu VTM E nhưng nghèo VTM D và các VTM B, rất ít canxi, photpho cao nhưng ở dạng axitphitic. Khoáng vi lượng ít. Do thành phần ngô như vậy nển nếu lợn chỉ được ăn ngô trong 1 thời gian dài sẽ có triệu chứng bị thiếu hụt Pr => làm dạ dày, tá tràng, ko tràng bị teo, các xương sườn và xương dài ngừng PT, gan nhiềm mỡ và bị mủn.

Hàm lượng ngô trong KP được sử dụng với tỷ lệ như sau:

- Lợn bú sữa và cai sữa múc tối đa là 30%

- Lợn sinh trưởng từ 4-8 tháng tuổi 35%

- Lợn ở giai đơạn vỗ béo 35%

- Lợn vỗ béo hướng nạc 25%

- Lợn vỗ béo hướng mỡ 45%

- Lợn nái chửa kỳ 1 40%

- Lợn nái chửa kỳ 2, nuôi con, đực giống 20%

2> Thóc và sản phảm phụ of nó

a> Thóc: là sản phẩm đc sử dụng rộng rãi trong CN lợn

-Thóc có thành phần như sau: 8.2%Pr, 9.2 Xơ thóc, 6.5% khoáng, 64.2% dẫn xuất ko Nito còn lại là các sản phẩm khác.

Thóc có phần vỏ trần chứa hàm lượng xơ thô cao 40%. Nếu ta sử dụng thóc nghiền cho ăn thì sử dụng với tỷ lệ thấp nhất là ở lợn con vì nếu sử dụng cao sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng t/ă (do giảm tỷ lệ tiêu hóa) và có thể là tổn thương niêm mạc vùng tiêu hóa

b> Cám gạo: là sản phẩm phụ quan trọng hang đầu trong CN lợn, cám còn sử dụng ở dạng cám bánh tức là cám sau khi ép dầu, cám này có tỷ lệ Pr cao và thời gian bảo quản đc lâu hơn

mức độ sử dụng cám trong khẩu phần tùy theo loại lợn

- Lợn bú sữa tới 4 tháng tuổi mức tối đa là 15%

- Lợn sinh trưởng 30%

- Lợn hướng nạc 25%

- Lợn chửa kỳ 1 40%

- Lợn chửa kỳ 2, nuôi con, đực giống và hướng mỡ 35%

3> Sắn: là sản phẩm rát phổ biến ở vùng nhiệt đới, là nguồn cung cấp NL rất quan trọng trong CN lợn

Thành phần DD của sắn là: 65% nước, 35% VCK, 1.25% Pr, 1.45% chất xơ, 0.29% là khoáng, 30.84% dẫn xuát ko Nito

Sắn rất giàu NL xong tỷ lệ Pr thấp và thiếu metyolin trong sắn có độc tố axit HCN  qua sử lý nhiệt hoặc chế biến sẽ làm giảm được lượng độc tố này

Trong khẩu phần ăn nếu được bổ xung đây đủ Pr với axit Metyolin có thể sử dụng sắn với mức cao (50%)

4> Khoai lang: khoai lang tươi có độ ẩm cao, tỷ lệ nước là 1.8%, Pr thô thấp 1.3%, giá trị năng lượng thấp trên 600Kcal ME/kg. khoai lang có thể sử dụng ở dạng tươi, nấu, ử, dạng bột mức sử dụng khoai lang khô có thể tốt 30% trong KP

5> Khoai tây: là cây rất phổ biến trong vụ đông, khoai tây cho năng xuất co, Pr thấp, xơ ít

Khoai tây tươi độ ẩm 78%, Pr thô 2.6%, xơ 0.64%, khoáng 1.1%, dẫn xuất không Nito 17.6% & 0.06% các chất khác.

- Khoai tây có thể sử dụng ở dạng bột với lượng VCK là 89% Pr 8-10%

Mức sử dụng cho lợn sinh trưởng là 10-15% KP

Cho lợn vỗ béo là dưới 30%

- Khoai tây lát là sản phẩm được nghiền rồi nấu và được làm khô trên máy cán, loại này có tỷ lẹ tiêu hóa cao.

Mức sử dụng cho Lợn từ 20-100Kg là 30-40%

Hết câu 10

Câu 11: Các nguồn t/ă chính cung cấp Pr cho lợn và mức sử dụng trong Kp ăn của các loại lợn

TL: Các nguồn t/ă cung cấp Pr cho lợn có 2 nguồn chính Pr đ/v và Pr t/v ngoài ra trong Cn lợn còn sử dụng các nguồn khác với mức hạn chế như Pr vsv và Nitophiprotein.

1> nguồn Pr đ/v:

a> bột thịt xương: loại này được c/b từ thịt, phủ tạng, xương g/s loại bỏ từ lò sát sinh. Tỷ lệ Pr biến động từ 30-50%

- Bột xương thường đc sử dụng để đưa vào KP có mức Pr thấp, năng lượng cao, mức độ sử dụng trong KP như sau:

+ Lợn con theo mẹ, lợn hậu bị tới 8 tháng tuổi, nái chửa kỳ 2, nái nuôi con, đực giống 12%

+ Nái chửa kỳ 1, lợn thịt 8%

+ Lợn vỗ béo hướng nạc 10%

b> bột máu được chế biến từ máu, fibrin từ lò sát sinh. Bột máu có nồng độ Pr rất cao, loại 1 tới trên 80%, loại 2 trên 70% Pr, tỷ lệ sử dụng trong KP tối đa là 7-8%

C> bột cá, cá tươi chứa 68-85% là nước, 15-25% là Pr và dưới 25% là mỡ. Bột cá đc chế biến từ cá và phế phẩm từ cá làm t/ă cho g/s. có 2 loại bột cá

- Bột cá làm khô dưới ÁSMT

- Bột cá làm khô nhân tạo

Bột cá có tỷ lệ Pr cao từ 47-52%. Mức sử dụng từ 8-12% trong KP. Tuy nhiên với lợn thịt nên ngừng sử dụng trc khi giết thị vài tuần để tránh A/H đến chất lượng thịt (màu sắc, mùi vị, kết cấu thịt)

d> Bột sữa: có 2 dạng là sữa đc làm khô toàn bộ và sữa đã đc tách bơ. Bột sữa có tỷ lệ Pr khá cao >40% mức sử dụng từ 7-10% vào KP

2> Nguồn Pr thực vật

a> các loại khô dầu: khô dầu đc sử dụng rất rộng rãi như 1 nguồn bổ xung Pr vào KP cho lợn. Khô dầu rất giàu đạm (30-50%Pr) và giàu NL (>3000Kcal)

+ khô dầu đậu tương: là loại khô dầu tốt nhất bổ xung Pr vào KP lợn ty lệ Pr khoảng 40%

Mức độ sử dụng trong Kp lợn nái chửa khoảng 15%, còn lại các loại khác khoảng 10%

- Kho dầu lạc mức Pr tương đối cao tới 45.5%, có thể sử dụng 10-15% vào KP

- Khô dầu dứa: là sản phẩm phụ của quá trình ép cùi dúa lấy dầu. hàm lượng Pr thấp 21.2%. mức sử dụng trong KP khoảng 30%--> loại này sử dụng rất tốt cho lợn nái đang tiết sữa vì nó kích thích quá trình tiết sữa của lợn nái.

- Khô dầu hạt bong: là sản phẩm phụ của quá trình ép hạt bong láy dầu, trong khô dầu bong có độc tố gossypol. Tỷ lệ Pr trong khô dầu rất cao 50%, mức độ sử dụng trong KP khoảng 10%

b> các loại sản phẩm khác

- Bã Magi: chất lượng tùy thuộc vào nguồn NL sử dụng, thường tỷ lệ Pr đạt 14-15% và tương đối mặn. Mức sử dụng trong KP khoảng 30%

- Bã đậu: là Sp phụ của quá trình sản xuát đậu. bã đậu tươi nồng độc Pr từ 4-5%. Mức sử dụng khoảng 20% trong KP

3> nguồn Pr VSV: loại này thường sử dụng là nấm men (men rượu) dung cung cấp Pr và hỗn hợp VTM B cho lợn.tỷ lệ đưa vào Kp từ 2-5%

4> nguồn Pr khác những nguonf này thường ít đc sử dụng đối với lợn vì chất lượng Pr ko cao như bột long vũ tới 85-87% Pr thô ở dạng Keratin  loại nhày muốn sử dụng đc fai thong qua quá trình xử lý ( thủy phân) mức sử dụng từ 3-5% trong KP

(hết câu 11)

Câu 12: nêu vai trò & nguồn cung cấp 1 số loại Vitamin chính cho lợn

TL:

VTM than\m gia vào hấu hết quá trình TĐC & hoạt động của cơ thể, là một chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp, phân giải các chất dinh dưỡng. VTM còn có trong các tế bào cơ thể & giúp cho lợn sinh trưởng phát dục cũng như sinh sản bình thường. Cơ thể lợn thường xuyến nhận được nguồn VTM từ t/ă . Tuy nhiên với đối tượng lợn khác nhau sẽ có nhu cầu VTM khác nhau.

1> Nhóm Vitamin hòa tan trong nước:

a> VTM A: VTM A bền vững với nhiệt nhưng kém bền vững với ánh sang

- VTM A có tác dụng bảo vệ lớp TB biểu mô cũng như hình thành nên lớp ngoài của màng nhầy của nhiều hệ cơ quan như hệ hô hấp, cơ quan sinh sản & hệ TK. Đồng thời nó có chức năng rát quan trọng đối với hoạt động của thị giác nếu thiết có thể dẫn đến mù, năng xuất sản xuất thấp, tốc độ sinh trưởng giảm.

- Nguồn cung cấp VTM A: từ rau xanh hoặc hỗn hợp VTM

b> VTM D:

có nhiều loại VTM D song có 2 loại có giá trị đối với lợn đó là VTM D2 & VTM D3

+ VTM D2 có trong t/ă thực vật ở dạng tiền D2 khi những loại thức ăn này được phơi dưới ASMT ở điều kienj thích hợp thì tiền VTM D2 sẽ chuyển thành VTM D2

PT:

+ VTM D3: có trong các mô của đ/v cũng ở dạng tiền D3 khi có ASMT thích hợp thì tiền VTM D3 chuyển thành VTM D3

PT:

=> VTM D tham gia vào q/trình chuyển hóa Ca, P  tăng sự hấp thụ Ca, P ở vách ruột thông qua việc tạo PH thích hợp & tổng hợp nên vật mang. Ngoài ra nó còn tăng sự tích lũy Ca, P ở xương.

Nếu thiếu VTM D  chức năng của cơ không binh thường được, các khớp xương đang PT bị méo mó do sự rối loạn vật hóa của các mô xương đặc biệt các đặc điểm sinh trưởng của xương dài, rồi bị còi xương ở lợn con, huyễn xương ở lợn lớn.

Nếu thừa VTM D cũng dẫn đến sinh trưởng kém; vôi hóa tim, phổi, thận.

Nguồn cung cấp VTM D từ t/ă đ/v, t/v được phơi dưới ASMT ( cho lợn tắm nắng)

C> VTM E: là 1 trong những VTM quan trọng nhất đối với lợn. Thiếu VTM E thường lien quan chặt chẽ với các triệu chứng thiếu selen. Nếu thiếu VTM E ở giai đoạn có chửa có thể dẫn đến chết phôi, lợn đẻ ra ko hoàn thiện. Ở giai đoạn tiết sữa thiếu VTM E lợn con sẽ kém PT, hoạt động của cơ kém nhịp nhàng, nhạy cảm với sự đau đớn dễ bị sốc khi tiêm sắt gọi là "bệnh lợn trắng" dẫn đến hủy hoại cơ.

Nguồn cung cấp VTM E: trong mầm xanh của t/ă (mầm ngô, thóc, đậu...) và VTM công nghiệp

2> nhóm VTM hòa tan trong nước

Các VTM hòa tan trong nước gồm các VTM nhóm B và VTM C có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất trong cơ thể.

Nếu thiếu VTM nhóm này làm giảm toàn bộ h/động TĐC', giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa t/ă cũng như khả năng thu nhân t/ă

- VTM B1 <Thiamin>: VTM B1 tham gia vào quá trình TĐC, chống viêm dây TK, khử cara của axit Piruvic.

Lợn con bị thiếu sẽ bị phù, lợn trưởng thành cũng có thể bị phù& viêm dây TK, suy tim. Tuy nhiên, ít khi bị thiếu VTM B1 vì B1 rất giàu trong cám gạo.

- VTM B2 <Riboflavin>:

Than gia vào quá trình oxy hóa hoàn nguyên, vào sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro ngoài ra VTM B2 còn tham gia vào quá trình tạo Hemoglobin để phòng bệnh thiếu máu, tham gia vào sự hình thành axit HCL dịch vị & muối mật.

Có tới 67% lượng VTM B2 kết hợp với Protein để tổng hợp enzim. Thiếu VTM B2 làm giảm tốc độ sinh trưởng, viêm da, rụng long, ỉa chảy, nôn mửa... Nếu chỉ đáp ứng đc 1/3 nhu cầu VTM B2 lợn sẽ bị chết

- Axit Nicotinic: VTM này có trong hệ thống engym, thiếu hụt dẫn đến giảm sinh trưởng, viêm da, ỉa chảy. nguồn VTM này có giá trị với lợn là ở ngũ cốc ngoài ra lợn còn có k/n chuyển hóa từ Tryptophan  a.nicotinic

- Cobalamin (B12)

VTM này chứ coban  thiếu hoàn toàn coban sẽ thiếu B12 thiếu VTM B12 ko những làm giảm tốc độ sinh trưởng mà còn tăng tỉ lệ chết sau đẻ thức ăn có nguồn gốc đ/v có thể đáp ứng đc nhu cầu B12. Song với khả năng B12 được tổng ở ruột thì đã đáp ứng được nhu cầu.

Hết câu 12

Câu 13: Trình bầy những chỉ tiêu cơ bản đánh giá sức sản xuất của lợn đực giống

1> Phẩm chất tinh dịch:

Đánh giá qua 1 số chỉ tiêu sau:

+ Thể chất tinh dịch: (V) là lượng tinh dịch của lợn đực giống xuất ra trong 1 lần khai thác tinh (đã được lọc keo phèn)

Lợn là 1 loại g/s có k/n sản xuất TD nhiều nhất so với các loài g/s khác

VD: lợn đực nội 1 làn xuất tinh cho 100-120ml/lân, cũng có trường hợp cho từ 200-300ml/lần.

Lợn đực giống ngoại: cho khoảng 200-250ml/lần có trường hợp cho 700-800ml/lần

Lợn có thời gian nhảy giá lâu: khoảng từ 10-15phut & thời gian xuất tinh từ 5-10 phút.

+ Nồng độc tinh trùng (c)

Là số lượng tinh trùng trong 1ml TD

Đối với lợn nội đực giống có từ 80-100 triệu con tinh trùng/1ml TD

Đực giống ngoại có thể đạt 180 - 200 tr con tinh trùng/1ml TD

+ Hoạt lực của TT (A)

Nói lên số lượng TT tiến thảng trong tổng số TT đếm được và đc tính bằng tỷ lệ %: yêu cầu A>= 0.7%

+ Sức kháng của TT (R)

Nói lên sức chống chịu of TT đối với môi trường bất lợi & thường được đánh giá sức chống chịu với dung dịch NaCl 1% < dung dịch muối ăn> bằng phương pháp 2 lọ hoặc 3 lọ để xác định: R=V/v: V là lượng muối NaCl 1%, v là lượng tinh dịch

 yêu cầu R của lợn đực nội: R>= 1500 lần, lợn ngoại: R>=3000 lần

Qua công thức cho thấy: lượng dung dịch muối ăn phải gấp 1500 lần TD

+ Tỷ lệ TT kỳ hình <K>:

Nói lên tỷ lệ TT có hình dạng ko bình thường chiếm bao nhiêu % so với tổng số TT đã quan sát

1 con TT thường có đầu hình bàu dục, đuôi dài và thẳng những con TT ko bình thường: có đầu quá to hoặc quá nhỏ, có 2 đầu, đuôi cuộn xoắn, mất đuôi hoặc có 2 đuôi hoặc trên than TT có những hạt mỡ. Yêu cầu K=<10%.

- màu sắc TD: TD phải có màu trắng sữa

- Độ PH của TD: TD có PH: 6.8-7.8 là thích hợp

- Tình trạng Acrosome: Acrosome là 1 loại Pr trong đó có chứa men Hyaluruaza. Nếu Acrosome thiếu làm giảm k/n thụ thai

- Chỉ tiêu tổng hợp (VAC): chỉ tiêu này nói lên số lượng TT tiến thẳng trong 1 lần khai thác tinh.

Đối với lợn đực giống nội một lần khai thác tinh cho 6-10 tỷ TT/lần

Đực ngoại cho 25-30 tỷ TT/lần.

Trong TTNT dựa vào chỉ tiêu này để định ra tỷ lệ pha loãng & tính toán số lượng liều tinh.

Khi phối cho lợn cái nội thì cần 1 tỷ TT tiến thẳng/liều, thường 30-50ml tinh pha

Nếu phối cho lợn cái lai cần 1,5 tỷ TT/liều thường dung 50-60ml tinh pha, nếu phối cho lợn cái ngoại cần 2 tỷ TT/liều: thường dùng 90-100ml tinh pha.

2> khả năng đảm nhiệm của lợn đực giống.

Để đánh giá chỉ tiêu này thì căn cứ vào số lượng lợn cái mà lợn đực phối được trong 1 năm. Tùy theo phương pháp phối.

Nếu phối trực tiếp thì trung bình 1 năm 1 con đực phối 50 cái/năm nếu dùng phương pháp TTNT trung bình 1 lợn đực phối được 500 lợn cái/năm

3> Khả năng thụ thai.

Để đánh giá k/n đẻ con của lợn đực thì ta căn cứ vào đầu con của những lợn nái được phối với lợn đực đó.

Căn cứ vào 2 chỉ tiêu chính:

- Số con sống đến 24h/ổ

- Khối lượng sơ sinh trung bình của 1 lợn con.

Hết câu 13

Câu 14: những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn đực giống?

1> Giống và di truyền:

- Giống # nhau có sức sản xuất khác nhau, giống có ảnh hưởng nhiều nhất đến phẩm chất TD tốt hơn các giống lợn nội thể hiện rõ nhất là chỉ tiêu VAC.

VD: VAC của lợn đực giống ngoại: TB 25-30 tỷ/ lần khai thác tinh.

Lợn nội: TB 6-10 tỷ/ lần k/thác tinh

- Di truyền: có 1 số lợn đực giống có mang gen gây chết cho nên đã làm tăng tỷ lệ chết phôi, thai của lợn nái đc phối với nó.

2> Thức ăn và dinh dưỡng

Nếu cung cấp cho lợn đực thiếu năng lượng & Pr thì nồng độ TT giảm & giảm tính hăng, nếu thiếu VTM A, D. E thì nồng độ TT cũng giảm & sức kháng TT thấp, nếu thiếu với thời gian dài làm cho con đực mất phản xạ sinh dục trường hợp này gọi là liệt dục do ăn uống

Nếu thiếu Ca, P thì sức kháng of TT cũng thấp. Nhưng ngược lại nếu thừa năng lượng thì con đực cũng quá béo & ảnh hưởng đến sức sản xuất vì lợn đực sẽ giảm tính hăng, ngại phối giống, ngại nhảy giá và thời gian nhảy giá không được lâu (vì 2 chân sau phỉ chịu 1 khối lượng nặng). khi lợn đực giống béo quá thì phẩm chất tinh dịch giảm nhất là khi chất lượng Pr kém  gây ảnh hưởng nghĩa là các aa ko thay thế thiếu ko cân đối.

Ở lợn có các aa ko thay thế đó là: Methianin, lizin. Khi trong khẩu phần có tỷ lệ t/ă tinh cao thì nâng cao được nồng độ TT ngược lại nếu có tỷ lệ t/ă thô xanh cao thì nồng độ TT giảm mặc dù thể tích TD tăng do vậy lợn đực giống nên cho ăn nhiều t/ă tinh hơn

3> Mùa vụ:

Mùa vụ có ảnh hưởng đến t0 ,A0, ,thời gian chiếu sang trong ngày nhiệt độ thích hợp cho quá trình hình thành tinh trùng là từ 17-180C do đó mùa hè sức sản xuất của lợn đực giống kém hơn các mùa #.

VD: qua theo dõi lợn đực giống landrace nuôi ở Hà Nội thì ở các tháng nóng nhất mùa hè chỉ tiêu VAC đạt 16-20 tỷ TT trong những tháng mùa đông VAC đạt 50-55 tỷ.

Cho nên những lợn đực giống đc nuôi ở t0>200C cho tỷ lệ thụ thai thấp hơn so với lợn đực giống được nuôi ở t0 < 200C

- Thời gian chiếu sáng trong ngày đối với lợn đực giống thích hợp là 10h/ ngày, nếu thời gian chiếu sáng dài quá sẽ làm giảm nồng độ TT

4> Tuổi phối giống & cường độ phối giống.

Nếu bắt đầu cho lợn đực đi phối giống sớm quá khi chưa thành thục về thể vóc thì con đẻ ra yếu và lợn đực sớm giảm sức sản xuất nhưng ngược lại nếu bắt đầu cho lợn đực giống đi phối muộn quá thì ko kinh tế mà còn làm giảm tính hăng của lợn. Cho nên đối với lợn đực giống tuổi bắt đầu phối giống là 8 tháng nhưng còn tùy giống và tùy từng cá thể.

Đối với lợn đực đã nhiều năm tuổi thì cũng ko nên cho phối giống vì lợn đã quá già, chân yếu, giảm tính hăng, giảm phẩm chất TD cho nên khi lợn đực được 4 năm tuổi thì cần xem xét để loại thải.

Đối với lợn đực giống nội thời gian cho phẩm chất TD tốt nhất là 1-2 năm tuổi

- Cường độ sử dụng: Với lợn đực giống sử dụng nhiều quá hoặc ít quá đều ko tốt, qua theo dõi thấy rằng nếu sử dụng nhiều quá thì ko những làm giảm thể tích TD mà còn làm giảm nồng độ TT & sức kháng TT kém vì để hình thành 1 con TT thì phải mất 34 ngày nên nếu sử dụng nhiều quá thì con TT chưa được hình thành  TT có chất lượng thấp.

Theo kết quả của Hovorka thấy rằng:

+ Nếu cho lợn đực giống phối 4 lần/ ngày thì đến lần 4 hoàn toàn ko có khái niệm thụ thai nữa, thực tế cho thấy để tối đa hóa nồng dộ TT thì chỉ cho phối 3-4 ngày 1 lần  lúc này nồng độ TT nhiều nhất.

+ Nếu cho lợn đực giống nghỉ quá 10 ngày thì phẩm chất TD cũng kém do TT ở trong dịch hoàn phụ lâu tiêu hao nhiều năng lượng cho nên yếu  sức kháng TT thấp. Do đó khi cho lợn đực nghỉ lâu quá để khai thác trở lại thì phải bỏ 1-2 lần đầu, phải kiểm tra TT cẩn thận.

5> Kỹ thuật và phương pháp, phương thức phối giống

- Kỹ thuật:Nếu phối cho lợn cái ở thời điểm chưa thích hợp hoặc kỹ thuật dẫn tinh chưa tốt thì làm giảm tỷ lệ thụ thai

- Phương pháp phối giống: có 2 phương pháp; phối trực tiếp và TTNT

+ PP phối trực tiếp: Nếu cho phối trực tiếp thì làm giảm k/n đảm nhiệm của lợn đực nhưng có thể làm tăng tỷ lệ thụ thai (vì phối trực tiếp lợn được kích thích nhiều hơn đặc biệt là lợn cái nên tăng tỷ lệ thụ thai.

+ TTNT nâng cao được k/n đảm nhiệm nhưng làm giảm tỷ lệ thụ thai

- Phương thức phối giống:

Nếu phối nhiều lần cho lợn nái thì làm giảm k/n đảm nhận của lợn đực nhưng có thể tăng tỷ lệ thụ thai so với phối 1 lần

6> ghép đôi giao phối:

Nếu ghép con đực với con cái tuổi chênh lệch nhau quá nhiều cũng làm giảm tỷ lệ thụ thai nhất là khi ghép con đực non hoặc cái non với con cái trưởng thành hoặc con đực trưởng thành và ngược lại khi ghép đôi giao phối k/lượng con đực và cái chênh lệch nhau nhiều quá cũng ảnh hưởng nhất là lợn đực ngoại và lợn cái nội khi k/lượng chênh lệch nhau quá nhiều thì cần phải có giá đỡ nếu ghép con đực và cái ko thích hợp cũng làm giảm k/n thụ thai và số con đẻ ra.

7> chăm sóc:

Về mùa hè nếu ko thường xuyên tắm & làm mát cho lợn thì sức sản xuất của lợn đực kém. Nếu ko giữ chuồng nuôi sạch sẽ & ko tiêm phòng đầy đủ cho lợn thì lợn cũng dễ bị bệnh. Nếu cho lợn vận động ko thích hợp cũng làm giảm sức sản xuất.

8> Ảnh hưởng của lợn cái giống

Nếu lợn đực tốt mà cho phối với lợn cái ko tốt thì làm giảm tỷ lệ thụ thai

(Hết câu 14)

Câu 15: Trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng & sử dụng lợn đực giống

1> Kỹ thuật nuôi dưỡng:

Đối với lợn đực giống có 2 loại:

- Lợn đực giống hậu bị: là lợn từ khi chọn làm giống đến khi cho đi phối giống lần đầu & thường thì từ 2-8 tháng tuổi

- Lợn đực hậu bị nên cho ăn tự do để lợn phát huy hết tiềm năng tăng trọng của nó.

- Lợn dực làm việc nên cho ăn hạn chế để lợn ko quá béo có thể dung t/ă hỗn hợp hoàn chỉnh của lợn đực giống hoặc lợn nái chửa kỳ II cho lợn đực ăn hoặc có thể mua ng /liệu để tự phối trộn, khi tự phối trộn thì phải dung nhiều loại t/ă tinh trộn với nhau để làm tăng giá trị sinh vật học của khẩu phần.

Hệ số choán phải thích hợp

Hệ số choán = tổng VCK khẩu phần / tổng đơn vị t/ă của khẩu phần

Đối với đực giống hệ số choán thích hợp là 0.8 - 0.9.

Hệ số choán nói lên số lượng t/ă phải phù hợp với thể tích của bộ máy tiêu hóa, nếu hệ số choán quá cao sẽ làm đực giống có bụng to, xệ, nếu hệ số choán quá thấp  lợn đực thiếu chất, nên cho lợn đực giông ăn khô và cho uống đủ nước sạch, mõi lần cho ăn ko cho ăn quá no mà chỉ cho ăn 9/10 no bằng cách cho ăn nhiều bữa/ ngày và thức ăn chế biến tốt để có thẻ tích nhỏ.

2> Nhu cầu dinh dưỡng lợn đực giống.

Nhu cầu dinh dưỡng là tiêu chuẩn ăn of lợn: t/c ăn là lượng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho 1 đầu g/s trong 1 ngày đêm.

Dinh dưỡng chủ yếu là : NL, Pr, VTM, khoáng, aa.

+ Năng lượng: mức NL of đực giống tùy theo tuổi & tùy theo KL của lợn. Tuổi càng cao& KL càng cao thì nhu cầu NL càng nhiều. Nhưng nói chung cần đảm bảo 3100-3200 kcalME/1kg thức ăn hỗn hợp. (NL thô GE, NL tiêu hóa DE, NL trong nước tiểu ME, NL thuần NE).

Đối với lợn đực ngoại cho ăn 2.5-3kg thức ăn/ngày, các loại t/ă cung cấp NL nhiều nhất là bột ngô, sắn, khoai...

+ Pr: mức Pr cung cấp cho lợn đực giống tùy theo giống & tùy theo tuổi. Các giống lợn ngoại cung cấp ở mức cao hơn lợn nội, lợn đực giống con cung cấp ở mức cao hơn lợn đực giống trưởng thành.

Nhu cầu chung đối với lợn đực giống ngoại là 16-17% trong khẩu phần, lợn đực giống nội là 14-15% trong khẩu phần.

Loại t/ă cung cấp Pr cao nhất là: Bột cá, trứng, sữa, bột đậu tương... cho nên những ngày lợn đực giống làm việc thì phải bổ xung them 2 quả trứng hoặc 0.5 lít sữa.

Khi cung cấp Pr nên chú ý ưu tiên Pr động vật nhiều hơn Pr thực vật, quan trọng nhất là phải đầy đủ Lysin 0.6% trong K/phần Methionin 0.16%; tryptophan 0.17%

+ Vitamin: ở lợn đực giống quan trọng nhất là vitamin A.D.E

VTM A: 4000UI/1kg t/ă hỗn hợp

VTMA chỉ có trong sản phẩm động vật như: bột cá, sữa, trứng... nhưng cũng có thể cung cấp ở dạng β-caroten  tiền VTM A với liều 16-18mg carotene/con/ngày carotene có nhiều nhất ở trong t/ă củ, quả, có màu đỏ: cà chua, ớt, cà rốt, bí đỏ, bèo hoa dâu...

VTM D: nhu cầu 200UI/1kg/t/ă

VTM D có trong các sản phẩm động vật như: bột cá, sữa, trứng nó cũng có thể bổ sung cho lợn ở dạng tiền VTM D bằng cách cho lợn vận động, tắm nắng và cho cung cấp thức ăn thực vật được phơi ngoài trời. Vì ở dưới long da của lợn có tiền VTM D có tên 7-dehydrocholesterol. Dưới tác dụng của tia tử ngoại với bước sóng ʎ = 2600-3100 A0  thành VTM D3.

Cho lợn ăn t/ă phơi ngoài trời cũng bổ sung được VTM D là vì trong t/vật có Ergosterol (tiền VTM D)

CT:

Đối với lợn tác dụng của VTM D2 & D3 là như nhau

VTM E: nhu cầu 14UI/Kg t/ă .

VTM E có nhiều ở t/ă hạt mọc mầm như mầm thóc, giá đỗ. Đối với lợn đực giống ngày làm việc cho ăn them giá đỗ hoặc thóc mầm vì thế khi thấy phẩm chất TD của lợn đực giống giảm thì nên them hỗn hợp VTM A-D-E.

+ Khoáng: đối với lợn đực giống cần nhất là Ca - P, Ca: cần 0.8%, P: 0.6% trong khẩu phần

Tỷ lệ Ca/P là 1,2 - 1,8 là thích hợp nhất.

3> Sử dụng lợn đực giống:

a> tuổi bắt đầu sử dụng (phối giống): 8 tháng tuổi

b> thời hạn sử dụng: theo khoa học chỉ sử dụng đến 4 năm tuổi

c> Cường độ sử dụng: theo quy định của bộ NN & PTNT.

Đối với lợn đực nội: 1-5 ngày sử dụng 1 lần, Lợn đực ngoại:3-4 ngày sử dụng 1 lần.

Những lợn đực giống trưởng thành & khỏe có thể sử dụng 2 ngày 1 lần cũng ko nên để lâu đực giống nghỉ quá 10 ngày. Nếu không cần TD cũng tạo điều kiện cho lợn xuất tinh đều đặn.

d> kỹ thuật sử dụng:

- Nên cho lượn đực giống đi phối vào buổi sang sớm hoặc chiều mát, khi cho đi phối thì nên giữ yên tĩnh cho lợn và nên cố định người lấy tinh hoặc người hướng dẫn nhảy giá hướng dẫn trực tiếp.

- khi phối trực tiếp nên có phòng dành riêng cho việc phối giống hoặc cũng có thể cho lợn cái đến chuồng lợn đực.

- khi phối nên cho lợn cái đến chuồng lợn đực vì ở chuồng lợn đực yên tĩnh hơn & rộng hơn, lợn đực đỡ bị mệt còn nếu cho lợn đực đến chuồng loạn cái thì nó kích thích cho lợn cái chưa động dục động dục sớm hơn.

- Khi phối trực tiếp: nếu lợn đực có KL chênh lệch nhau nhiều thì nên có giá đỡ.

- Trước khi phối giống thì ko nên cho ăn quá no mà chỉ cho ăn nhẹ, sau khi phối ko nên cho lợn tắm ngay vì dễ bị cảm lạnh và không nên cho ăn ngay mà phải sau khoảng 30'.

(hết câu 15)

Câu 16: Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn đực giống

1> kỹ thuật nuôi dưỡng (giống câu 15)

2> chăm sóc lợn đực giống:

a> cho lợn vận động thích hợp: vì cho lợn đực giống vận động thích hợp có nhiều tác dụng.

- Tăng cường phát triển cơ bắp & tăng thể lực

- Hạn chế béo để tăng tính hăng

- Giúp quá trình tổng hợp VTM D3

- Được thở không khí trong lành nên lợn khỏe mạnh hơn & ó thể diệt một số nấm mốc ở trên da.

Có 2 phương pháp vận động

Vận động tự do

Vận động cưỡng bức

+ Vận động tự do: là hình thức cho lợn ra sân vận động & để tựu nó vận động, với phương pháp này một ngày cho vận động 2 làn, mỗi lần khoảng 1h.

+ Vận động cưỡng bức: là do người đuổi lợn trên sân vận động hoặc trên đường vận động với vận tốc 4km/h. mỗi ngày cho vận động 1 lần khoảng 30'.

-Kỹ thuật cho vận động: cần nhận xét mùa hè: buổi sáng cho vận động sớm, buổi chiều cho vận động muộn hơn và mùa đông thì ngược lại.

Nhân xet: trước hoặc sau khi phối giống khoảng 30' ko nên cho lợn vận động cưỡng bức tốt nhất là cho từng con vận động hoặc cho 2 đến 3 con vận động chung nhưng chú ý phải huấn luyện cho chúng quen nhau, tránh hiên tượng cắn nhau, ko cho nhảy lên lưng nhau.

b> Chuồng trại: chuồng trại của lợn đực nên ưu tiên đặt ở đàu hướng gió có lợi nhất để lợn được thở ko khí trong sạch và có tác dụng kích thích lợn cái động dục sớm hơn và tránh ko cho lợn đực thường xuyên ngửi mùi của lợi cái giảm tính hăng

- Chuồng lợn nen đặt theo hướng Nam hoặc đông nam để mát về mùa hè ấm về mùa đông

+ Đối với lợn đực ở giai đoạn hậu bị có thể nhốt từ 2 -3 con/ổ

+ Đối với lợn đực làm việc thì chỉ nên nhốt 1 con/ổ

- Chuồng lợn đực phải chắc chắn, cao từ 1,3m trở lên để lợn ko ra ngoài đc. Diện tích đảm bảo cho lợn hậu bị là 4-5m2/con

Đối với lợn đực làm việc thì cần 5-6m2/con.

- Độ dốc of nền chuồng khoảng 3% là thích hợp. theo khoa học thì ko nên đặt chuồng lợn đực gần chuồng lợn cái.

C> Tắm chải và làm mát cho lợn

- Về mùa hè: Thường xuyên tắm chải cho lợn để lợn sạch sẽ và hạn chế dc bệnh ngoài da. Mặt khác còn làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi, tăng lần tiếp xúc với người để lợn thuàn tính, thuận lợn cho sử dụng và nuôi dưỡng nó. Khi tắm nên vừa tắm vừa chải để lợn đc sạch hơn.

- Về mùa đông: những ngày lạnh quá ko tắm đc nên chải khô cho lợn

d> Tập cho lợn nhảy giá. Khi lợn đực đc 6-7 tháng tuổi thì nên bắt đầu tập cho nhảy giá sau 2 tuần tập nếu con nào ko biết nhảy thì tiêm hoocmon và tệp tiếp 1 tuần nữa, nếu ko biết nhảy thì loại thải

e> Kiểm tra phẩm chất tinh dịch: tốt nhất là 1 tháng nên kiểm tra 2 lần, nếu phẩm chất tinh dịch giảm thì xem xét để có thể điều chỉnh lại KP ăn và có chế độ sử dụng vận động thích hợp.

(Hết câu 16)

Câu 17: Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá sức sản xuất của lợn nái? Ý nghĩa của các chỉ tiêu đó.

TL:

1> Khả năng sinh sản.

- Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 12 tháng tuổi

- Số con đẻ ra / lứa (ổ) cộng cả số thai gỗ + thai chết + số con chết lúc đẻ ra + số con đẻ ra còn sống (thai gỗ là thai chết lúc 35 -90 ngày cứng lại) thai chết là từ 90 ngày trở đi, con chết là sau khi đẻ ra.

- Số con sống đến 24 giờ/ lứa (ổ): kể từ khi lợn nái đẻ con cuois cùng đến khi số con sống đc đến 24h

- Số con để nuôi/ lứa (ổ) thường để nuôi với số vú của lợn nái, cũng có thẻ số con nuôi. Số con sống đến 24h hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn số con sống đến 24h

- số con cai sữa/ lứa (ổ) nói lên khả năng nuôi con của lợn nái  từ những số liệu này người ta còn xác định thêm tỷ lệ sống của dàn con

PT:

- KLSS/con/ổ. Chỉ tiêu này được xác định trước khi lợn con bú lần đầu. trong nghiên cứu thì nên cân từng con, còn trong sản xuất thì cân cả ổ cũng được

- KLCS/con/ổ. Cai sữ ở thời điểm nào? Cân ở thời điểm nào? Để từ đó xác định them tỷ lệ đồng đều of đàn

PT

Nếu tỷ lệ này đạt 65% trở lên thì tương đối cao

PT:

Mà khoảng cách lứa đẻ = thời gian nuôi con + thời gian động dục + thời gian mang thai lứa 2.

- Tỷ lệ thụ thai of đàn lợn nái

PT:

Tỷ lệ hao hụt trung bình là 12-13%

2> khả năng tiết sữa: có 2 PP để đánh giá và XĐ khả năng tiết sữa of lợn nái

- căn cứ vào KL toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi: nếu KL lợn con cao thì khả năng tiết sữa cao vì dinh dưỡng cho lợn con 21 ngày đầu chủ yếu là sữa mẹ sau đó KL tăng cao đến 21 ngày sau đó thì giảm

- Căm cứ vào lượng sữa tiết ra trong cả kỳ cho sữa: 60 ngày (bò 305 ngày) bằng cách cân KL cả ổ lợn con lúc sơ sinh và lúc 30 ngày tuổi rồi áp dụng công thức để tính:

CT: M=m1+m2

Trong đó M là lượng sữa tiết ra ở cả thời kỳ tiết sữa, m1 là lượng sữa tiết ra ở tháng thứ 1, m2 là lượng sữa tiết ra ở tháng thứ 2, m1 = (KL 30 ngày tuổi - KLSS)x3 (x3 vì để tăng 1kg lợn con thì càn 3kg sữa mẹ), m2=4/5m1 (lượng sữa of tháng thứ 2 = 4/5 lượng sữa tháng 1)

- Để đánh giá tổng quát khả năng sinh sản of lợn nái = số con cai sữa/nái/năm.

(hết câu 17)

Câu 18: Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất of lợn nái

TL:

1> giống và phương pháp nhân giống

- Giống khác nhau thì số con đẻ ra và KL sơ sinh khác nhau

VD: giống móng cái số con đẻ ra nhiều hơn lợn Ba xuyên, thuộc Nhiêu, Mường Khương

Giống York Shie số con đẻ ra nhiều hơn DUROC, Peitran.

- KLSS of các giống lợn ngoại thường cao hơn các giống lợn nội.

VD: KLSS giống lợn móng cái 0.5-0.6kg/con

Lợn ngoại 1.2-1.3kg/con

- Tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau do khéo nuôi con hoặc vụng nuôi con của từng giống

VD: Khéo nuôi con như MC, Ỉ

Vụng nuôi con như: Mương khương, DUROC

- Các giống lợn ngoại thường cho sữa nhiều hơn các giống lợn nội

VD: Lợn nái ngoại cho 6kg sữa/ ngày

Lợn nái nội cho 3.5kg sữa /ngày

Nếu dung PP lai giống thì cho sức sản xuất cao hơn nhân thuần vì khi lai giống thì có ưu thế lai, hệ số di truyền thấp, các tính trạng of khả năng sinh sản có hệ số DT thấp càng cho ưu thế lai cao

2> thức ăn và DD

- Nếu cung cấp cho lợn nái giống thiếu NL và Pr thì lợn gầy yếu ko động dục hoặc động dục chậm, trứng rụng ít, thai kém PT, con đẻ ra còi cọc và lợn nái tiết sữa ít, tỷ lệ hao hụt cao trong giai đoạn nuôi con

- Nếu quá thừa NL thì lợn nái quá béo  ko động dục or động dục chậm, con đẻ ra ít và ở giai đoạn mang thai lợn béo quá thì đến giai đoạn nuôi con lợn ăn được ít  tiết sữa kém

- Giai đoạn mang thai mà thừa Pr và chất lượng Pr kém thì dẫn đến chết phôi và thai

- nếu thiếu or thừa VTM và khoáng đều ảnh hưởng: nếu thiếu VTM A  sảy thai, đẻ non, nếu thừa VTM A  giảm hấp thu VTM E  ảnh hưởng, Nếu thiếu VTM D, Ca, P thì đẻ con ra còi cọc, lợn nái bị liệt chân trước và sau khi đẻ.

Nếu thừa VTM D thì sẽ vôi hóa tim, thận, phổi, nếu thiếu VTM E sẽ chết phôi, thai và con đẻ ra ít có hienj tượng hoại tử gan, cơ

- Nếu KP có chất độc hoặc chất kích thích mạnh và thức ăn bị mốc thì có hiện tượng chết phôi, thai

Đối với lợn nái thức ăn thô xanh có tác dụng tốt cho sinh sản nhất là ở GĐ nuôi con

3> điều kiện khí hậu:

- Nhiệt độ thích hợp cho lợn nái là 18 - 21độ C, do đó về mùa hè thường năng xuất SS kém hơn các mùa khác. Vì nếu nhiệt đọ cao quá làm giảm tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ chết phôi, chết thai cao, thai PT kém do lợn mẹ ăn ít, nhiệt độ cao quá còn có thể làm cho lợn nái chết trước hoặc sau khi đẻ.

Ở giai đoạn nuôi con thiếu sữ do lợn mẹ ăn đc ít, nhiệt độ cao kết hợp với ẩm độ cao còn gây hiện tượng ko động dục hoặc động dục chậm. nhưng ngược lại nếu nhiệt độ thấp quá làm giảm tỷ lệ nuôi sống of lợn con do đó bị cảm lạnh, viêm phổi hay ỉa phân trắng  tỷ lệ chết cao.

4> tuổi of lợn cái và KL khi bắt đầu phối giống nếu cho lợn cái bắt đàu phối giống quá sớm khi cơ thể PT chưa hoàn thiện thì con đẻ ra bé và ảnh hưởng đến sự PT tầm vóc trong thời gian tiếp theo. Nhưng nếu bắt đầu cho đi phối giống muộn quá thì ko kinh tế và đôi khi còn gây nên sổi (béo quá ko đẻ đc) khi đến tuổi phối nhưng KL bé quá thì con đẻ ra bé cho nên đối với lợn nội MC 8 tháng tuoir phải đạt 45-50kg mới phối đc, còn lợn Ba xuyên, Thuộc nhiêu 8 tháng tuổi đạt 60-70kg mới phối. Lợn cái ngoại 8 tháng tuổi đạt 100-110kg mới phối

5> Kỹ thuật-PP-Phương thức phối giống.

a> kỹ thuật: Nếu phối cho lợn cái ở thời điểm chưa thích hợp hoặc kỹ thuật dẫn tinh ko tốt làm giảm tỷ lẹ thụ thai và số con đẻ ra

b> PP: có 2 PP, phối giống trực tiếp và TTNT

- Đối với lợn cái phối trực tiếp tốt hơn nâng cao dc tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra

- TTNT có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra do đó đối với lợn cái phối lần đầu và lợn cái khó thụ thai thì ko nên TTNT mà kết hợp lần đầu phối trực tiếp sau đó cho TTNT

c> Phương thức phối: có phương thức phối 1 lần và phối nhiều lần

Nếu phối nhiều lần cho lợn cái thì nâng cao đc tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra

6> lứa đẻ: thường lứa thứ nhất số con đẻ ra ít và KLSS thấp và sẽ tăng dần từ lứa thứ 2-6 sau đó bắt đầu giảm.

7> Thời gian nuôi con: thời gian nuôi con dài hoặc ngắn ảnh hưởng đến số lứa đẻ/ năm và ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/ năm

Qua nghiên cứu và quá thực tế thấy rằng thời gian nuôi con thích hợp nhất là từ 21-26 ngày

Nếu lợn con cai sữa trước 21 ngày thì tỷ lệ chết cao, chậm lớn dễ bị bệnh. Nếu cai sữa sau 26 ngày thì làm giảm số lứa đẻ/năm

8> số con để nuôi: số con tốt nhất là = số vú của lợn mẹ. nếu để lại nuôi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến KLCS và tỷ lệ hao hụt KL của lợn mẹ cao  ảnh hưởng đến số lứa đẻ/ năm. Ngược lại nếu để lại nuôi ít quá thì ko kinh tế đôi khi còn làm teo 1 số vú of lợn nái nếu ko dc cố định đầu vú

9> ghép đôi giao phối: nếu ghép đực và cái có sự dồng huyết thì con đẻ ra yếu và bị quái thai. Nếu ghép con đực và cái tuổi chênh lệch nhau quá nhiều cũng làm giảm tỷ lệ thụ thai nhất là khi ghép con đực non hoặc cái non với con đực trưởng thành hoặc cái trưởng thành và ngượi lại

Khi ghép đôi GP KL con đực và cái chenh lệch nhau quá nhiều cũng ảnh hưởng nhất là lợn đực ngoại và cái nội, khi KL chênh lệch nhau nhiều quá thì cần phải có giá đỡ, nếu ghép con đực và cái ko thích hợp cũng làm giảm khả năng thụ thai và số con đẻ ra

10> ảnh hưởng of lợn đực: nếu lợn cái giống tốt cho phối vói con đực có phẩm chất TD kém và dẫn tinh với liều tinh kém chất lượng làm giảm khả năng SS của lợn nái

11> chăm sóc:

Về mùa hè nếu ko thường xuyên tắm cho lợn và ko làm mát cho lợn thì sức SX giảm  năng xuất SS kém

Về mùa đông nếu ko sưởi ấm cho lợn con thì làm giảm tỷ lẹ nuôi sống. nếu ko vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh sạch sẽ, ko tiem phòng đầy đủ cho lợn thì lợn dễ bị bệnh  làm giảm k/n SS

(hết câu 18)

Câu 19: đặc điểm hoạt động sinh lý, sinh dục of lợn cái và các biện pháp kích thích động dục cho lợn cái

TL:

1> chu kỳ Đ D: khi lợn cái thành thục về tính thì có hiện tượng động dục và hiện tượng này đc lặp đi lặp lại sau 1 thời gian nhất định gọi là chu kỳ động dục. mỗi chu kỳ Đ D thường kéo dài từ 18 - 21 ngày và trải qua 4 giai doạn

* giai đoạn trước động dục: kéo dài 1-2 ngày

Nếu quan sát bên ngoài thấy âm hộ of lợn cái bắt đầu sưng lên hơi mở ra, có màu hồng tươi. Đến cuối giai đoạn có nước nhờn loãng chảy ra, lợn bắt đàu kêu rít và hơi lười ăn. Những ở giai đoạn này chưa cho con khác nhảy lên lưng nó  chưa chịu đực. nên ko ép phói giống ở GĐ này vì trứng rụng chưa nhiều

* GĐ động dục: kéo dài 2-3 ngày

GĐ này am hộ to hơn và dần dần chuyển sang màu mận chin, nước nhờn chảy ra keo đặc hon và cỏ tử cung tăng cường co bóp, lợn cái hưng phấn cao độ, lười ăn, thích nhẩy lên lưng con khác và đã chịu cho lợn đực nhẩy lên lưng. ở ben trong các bao noãn PT to lên và trứng chuẩn bị rụng

* GĐ sau dộng rụng: kéo dài trung bình là 2 ngày

GĐ này âm hộ bắt đầu teo dần và tái nhợt, lợn ăn uống tốt hơn, có thể vẫn có hiện tượng đi tìm lợn đực nhưng ko cho lợn đực nhẩy lên, trên buồng trứng bắt đầu có thể vàng PT

* GĐ yên lặng: kéo dài từ 12-14 ngày

GĐ này lợn cái hoàn toàn ko có phản xạ với lợn đực nữa, lợn ăn uống BT và âm hộ trở lại BT

Quan sát buồng trứng đến cuối GĐ thể vàng teo đi để chuẩn bị cho chu kỳ mới

2> biện pháp kích thích động dục cho lợn cái

a> cơ chế tác động: khi vỏ đại não bị kích thích dẫn đến tác động lên vùng dưới đồi, kích thích vùng dưới đồi tiết ra hoocmon giải phóng kích tố sinh dục Gn RH hoocmon này đổ và tuyến yên dẫn đến tuyến yên tiết ra FSH và LH hoocmon FBH đi theo dòng máu đến buồng trứng và có tác dụng kích thích trúng PT và kích thich noãn bào trứng PT và tiết oestrogen  tác dụng kích thích âm họ sưng lên nước nhờn chảy ra khi đó LH sẽ tăng cường kích thích trứng rụng. muốn trứng rụng thì lượng LH fai nhiều hoen FSH theo tỷ lệ 2:1 - 3:1

- Hiện tượng động dục giả: là hiện tượng dộng dục ra ben ngoài nhưng bên trong trứng ko rụng là do lượng FSH tiết ra nhiều hơn LH. Khi trứng rụng chỗ bao noãn hình thành thể vàng tiết Prosgesteron kích thích lại vùng dưới đồi  ức chế tuyế yên ko tiết ra FSH và LH nữa nên lợn ko động dục, sau 14-12 ngày thì tiết hoocmon PG-F2α kích thích thể vàng ngừng hoạt động và để cho chu kỳ sau động dục

b> bienj pháp kích thích động dục trở lại:

- dung kích thích dục tố:

+ Thường sử dụng huyết thanh ngựa chứa (PMSG) trong đó có cả FSH và LH nhưng lượng FSH nhiều hơn

Liều tiêm cho lợn cái là 20-25UI/kg P

Thường sau khi tiêm 4-5 ngày lợn cái có hiểu hiện động dục lâu nhất là sau 15 ngày

+ hoặc dùng kích tố nhau thai người (HCG) chất này chiết xuất từ nc tiểu phụ nữ có thai từ 8-12 ngày thì mang thai

Trong kích tố nhau thai có cải FSH và LH nhưng lượng LH nhiều hơn. Liều tiêm từ 15-20UI/kg P

Để có kết quả tốt hơn ta nên tiêm kết hợp PMSG và HCG

+ kích dục tố Prostaglandine hoocmon này gây thoái hóa thể vàng: liều tiêm 80mg/con hoặc gomesteron  loại này có cả FSH, LH và oestrogen

- Dùng lợn đực thí tình = cách hang ngày cho lợn cái tiết xúc lợn đực và lợn cái bị kích thích theo cơ chế động dục lợn cái sẽ bị động dục

Ngoài những biện pháp trên ta có thể cho lợn cái ngửi tinh dịch của lợn đực hoặc ghi âm tiếng kêu của lợn đực cho lợn cái nghe  nhưng ko tốt. hoặc dung dụng cụ pheromone có mù lợn đực cho lợn cai ngửi thì nó động dục sớm hơn. Hoặc cho lợn v/đ cưỡng bức  lợn động dục sớm hơn.

(hết câu 19)

Câu 20: trình bày những ưu nhược điểm của các phượng pháp và phương thức phối giống cho lợn cái

TL:

1> phương pháp PG

- Phối trực tiếp: khi lợn cái động dục đã phát hiện đc thời diểm phói giống thích hợp thì đưa lợn đực và cái đến chuồng phối giống và người hướng dẫn cho lợn đực nhảy lên

+ Ưu: có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai và số lượng con đẻ ra do lợn cái đc kích thích nhiều hơn nhất là đối với lợn cái phối giống lần đâu và lợn nái khó thụ thai (đặc biệt là lợn cái ngoại)

+Nhược: làm giảm khả năng đảm nhiemj của lợn đực giống và giảm hiêu quả KT trong CN lợn. vì phối trực tiếp thì số lượng lợn đực cần nuôi nhiều hơn phải tăng chuồng, thức ăn và tăng công người chăm sóc

Dễ bị lây lan bệnh nếu 1 trong 2 con bị bệnh.

Khó khắc phục khi Kl of lợn đực và cái chênh lệch nhau nhiều.

Khó khăn khi đưa lợn đực đi phối giống xa

Dễ bị rủi ro nếu PC tinh dịch of lợn đực kém mà ko đc k/tra

- TTNT: là PP lấy tinh tịch of lợn đực giống đã qua k/trap ha chế cho vào dụng cụ dẫn tinh và bơm vào tử cung of lợn cái động dục

+ Ưu: có thể khắc phục tất cả các nhược điểm of PP phối trực tiếp như làm tăng khả năng đảm nhiệm of lợn đực giống, tăng hiệu quả KT trong CN, tránh lây lan 1 số bệnh, có thể mang tinh dịch đi xa dễ dàng. Nếu TD sau khi khai thác đc bảo quản ở nhiệt độ 8-12 độc C thì tinh dịch lợn đực ngoại có thể để đc 2-3 ngày, nội để dc 18-24h.

Nếu sử dụng PP ướp lạnh đặc biệt ở nhiệt độ (-1960C) thì tinh dich có thể giữ đc đến >10 năm  PP này thường dung cho tinh dịch bò or tinh dịch lợn quý. Tránh đc rủi ro do TD kém và thuận tiện cho chăn nuôi gia đình

2> phương thức phối giống.

- Phương thức phối dơn: khi lợn cái động dục thì cho phối với 1 lợn giống và cho phối 1 lần

+ Ưu: tốn ít lợn đực giống và tốn ít liều tinh

+ Nhược: có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra. Vì trứng rụng rải rác nên phối 1 lần số lượng TT gặp trứng ít hơn

- Phương thức phối nhiều làn: trong thực tế phối từ 2-4 lần (đ/với nhưng con thời gian chịu đực kéo dài hoặc những con thụ thai lần đâu, khó thụ thai). Có 2 phương thức

+ Phối lặp: là khi lợn nái động dục thì cho phói với 1 đực giống và cho phối 2 lần cách nhau 10-12h

Ưu: có thể nâng cao đc tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra là do TD vào đường sinh dục con cái 2-3 lần cho nên số lượng trứng gặp đc TT nhiều hơn

Nhược: tốn nhiều tinh

Nếu phối trực tiếp thì ảnh hưởng đến cường độ sử dụng lợn đực giống

Có thể bị rủi ro nếu con đực đó có phẩm chất TD ko tốt

+ Phối kép: khi lợn cái động dục thì cho phối với 2 lợn đực giống (có thẻ 3 lợn đực giống) cách nhau 10-12h nhưng cũng có thể cách nhau 3-10' nếu cần nâng cao KL sơ sinh. Vì trong cùng 1 lúc TD vào trong đường SD cái nên trứng có điều kiện chọn đc những con TT khỏe để tạo hợp tử và PT thành phôi

Ưu: nâng cao đc tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra và cả KL sơ sinh có thể tránh đc nhũng rủi ro nếu 1 con lợn đực nào đó có phẩm chất TD kém

Nhược: tốn lợn đực giống, tốn nhiều tinh

Trong phối lặp, phối kép thường dung cho cả phối trực tiếp và TTNT

- Hỗn hợp tinh dịch: là dung TD of 2 or nhiều lợn đục trộn với nhau và dẫn tinh đơn hoặc dẫn tinh kép cho lợn cái đang động dục

Ưu: nang cao đc tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, KLSS

Nhược: PP này ko dung đc cho phối trực tiếp

Hết câu 20

Câu 21: Cơ sở khoa học của việc phối giống thích hợp cho lợn cái

TL:

Mục đích của việc phối giống là tạo điều kiện cho trúng và TT gặp nhau ở 1/3 phía trên óng dẫn trứng với số lượng cần thiets và chất lượng tốt. muốn vậy cần phối ở thời điểm thích hợp nhât.

Qua nghiên cứu cho thấy TT sau khi phối phải mất 2-3h mới lên đến 1/3 phía trên ống dẫn trứng sau đó TT có thể sống đến 40h. nhưng chỉ có khả năng thụ thai tốt nhất trong khoảng 15-20h.

TB trứng: thường sau khi có hiện tượng đứng yên 25-34h mới bắt đầu có hiện tượng trứng rụng, mỗi lần động dục có khoảng 15-20 trứng rụng. trứng ko rụng tập trung mà rụng rải rác có khi kéo dài 10-15h. sau khi rụng trứng có thể sống đên 30h nhưng chỉ có khả năng thụ thai tốt nhất trong khoanngr 10h đầu. từ những biện pháp trên mà đa số các nhà CN đề nghị: nếu phối 1 lần thì nên phối trong khoảng 24-30h kể từ khi lợn cái bắt đầu đứng yên, còn nếu phối 2 lần thì lần 1 phối trong khoảng 15-24h, lần 2 là 24-36h ( lợn cái bắt đầu đứng yên). Nếu phối 3 lần thì lần 1 phối ngay khi lợn cái bắt đầu đứng yên và cách khoảng 8-12h phối tiếp

Lợn cái nội phối ngày thứ 2 đầu ngày thứ 3

Cái ngoại phối ngày thứ 3 và đầu ngày thứ 4.

Trong thực tế CN để cho thuận lợi nên áp dụng quy tắc sang- chiều: nếu phát hiện lợn cái đứng yên vào buổi sang thì chiều hôm đó phối lần 1, sang hôm sau phối lần 2. trường hợp phói 1 lần thì sang hôm sau phối. trường hợp phối 3 lần thì sang phói 1 lần chiều phối lần 2, sang hôm sau phối lần 3

Để phối đúng thời điểm chúng ta cần dung 1 số phương pháp xác định thời điểm lợn cái bắt đau đứng yên. Có 2 phương pháp thường đc sử dụng và có độ chính các tương đối cao.

- dung tay: ấn lên lưng, mông lợn cái (cưỡi lợn). áp dụng cho CN gia đình và quy mô nhỏ

- dung lợn đực thí tình: thường dùng con lợn đã bị thắt ống dẫn tinh (ở những cơ sở lớn)

Hang ngày cho lợn đực đến chuồng lợn cái chờ phối, lợn đực có thẻ tự phát hiện ra hoặc quan sát lợn cái vì đến thời điểm chịu đực  lợn cái chạy đến gần lợn đực và tỏ ra quyến luyến.

- Ngoài ra có thể quan sát màu sắc của âm hộ hoặc nước nhờn, hoặc đo điện trở âm đạo, nhưng ít đc vận dụng.

Hàng ngày nên k/tra 2 làn vào sang và chiều, vì người ta cho thấy hơn 80% lợn cái đứng yên vào sang và chiều, khoảng 15-20% đứng yên vào buổi tối và ban đêm

(hết câu 21)

Câu 22: Quy luật tiết sữa của lợn nái? ứng dụng trong CN?

TL:

Có 2 quy luật tiết sữa chính

a> quy luật tiết sữa đầu và sữa thường

thời gian tiết sữa đầu là 1 tuần kể từ khi đẻ, trong sữa đầu hàm lượng lượng Pr, VTM cao hơn sữa thường, đặc biệt trong sữa thường có nhiều gama-globulin đó là chất kháng thể rất quan trọng cho lợn con & có nhiều MgSO4 là chất tẩy chất cặn bã trong cơ quan tiêu hóa của lợn con.

Từ tuàn thứ 2 thì lợn tiết sữa thường, trong sữa thường hàm lượng lipit, khoáng và đường lactoza cao hơn trong sữa đầu

Trong sữa đầu: Pr gấp 2 lần sữ thường, VTM A gấp 5-6 lần, VTM C gấp 2,5 lần, VTM B1 gấp 1,5 lần

b> Quy luật tiết sữa ko đều

- ko đều theo thời gian từ 1-15 ngày lượng sữa của lợn nái tiết ra tăng dần từ ngày 15-21 và tương đối ổn định, thời kỳ này sữa tiết ra nhiều nhất. sau 21 ngày lượng sữa bắt đầu giảm và sau 28 ngày giảm nhanh và chất lượng sữa cũng giảm. do đó đồ thị tiết sữa của lợn nái thường có đỉnh cao ở tuần thứ 2 và 3 tùy theo giống và tùy theo cá thể

VD: đò thị tiết sữa of lợn nái York Shire

- ko đều theo vị trí, cặp vú phía trước ngục lượng sữa tiết ra nhiều hơn vú phía sau. Nếu co 7 đôi vú thì dôi vú trước nhiều sữa hơn 3 đôi phía sau. Nếu có 6 đôi thì 3 đôi trc nhiều hơn 3 đôi sau tại vì các vú phía trc đc 2 hệ thống mạch cung cấp máu đó là mạch ngục và mạch gian sườn. còn các vú phía sau chỉ có mạch thẹn cung cấp máu

Có ý kiến cho rằng: do lượng oxytocin đến các vú phía trc sớm hơn và nhiều hơn nên nó kích thích thải sữa nhiều, còn hoocmon prolactic kích thích tạo sữa

- ko đều theo lứa đẻ: thường ở lứa 1 lượng sữa of lợn nái tiết ra ít và tăng dần từ lứa thứ 2-6 sau lứa 6 lượng sữa bắt đầu giảm và sau lứa 8 giảm nhanh  từ quy luật này ứng dụng trong CN

- tận dụng cho lợn con bú sữa đầu càng nhiều càng sớm càng tốt

+ tập cho lợn con ăn càng sớm càng tốt

+ cố định đàu vú cho lợn con

+ xem xét con nái nào kém quá thì nên loại thải

(hết câu 22)

Câu 23: biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao số lượng và KL lợn con lúc đẻ ra

TL:

1> Kỹ thuật nuôi dưỡng

a> tùy từng giai đoạn đều có kỹ thuật nuôi khác nhau:

- đối với lợn cái hậu bị: từ 2-5 tháng tuổi cho ăn tự do - nghĩa là cho thức ăn vào máng cả ngày lúc nào thích ăn thì ăn hoặc cho ăn theo bữa nhưng ăn no thì thôi

- Từ 6 tháng tuổi trở lên cho ăn hạn ché tránh béo quá

* chú ý: trc khi phối giống lần đầu từ 10-14 ngày thì nên tăng KP ăn để trứng rụng nhiều hơn  PP này đc gọi là PP Plushing (PP bồi dưỡng t/ă cho lợn nái)

b> đối với lợn nái chờ phối: 2 ngày đầu sau khi cai sữa con nên cho ăn ít và sau đó cho ăn tăng dần, mức ăn tùy theo thể trạng of lợn. ở GĐ này nếu có đ/k thì cho ăn them t/ă thô xanh để tiết kiệm t/ă tinh

c> đối với lợn nái có thai: nuôi theo 2 giai đoạn: cửa kỳ 1 và chửa kỳ 2.

Mức dinh dưỡng ở g/đ chửa kỳ 2 nên cao hơn g/đ kỳ 1 nhưng cần chú ý nhất là ở 3 tuần đầu và 3 tuần cuối

- ở 3 tuần đầu cần chú ý đến c/l thức ăn vì sự kết hợp giữa mẹ và con chưa chắc chắn nên dễ bị sảy thai, chết phôi nếu như c/l t/ă ko tốt. về số lượng t/ă ko cần cung cấp nhiều vì vừa lãng phí t/ă lại gây cho lợn quá béo

- GĐ 3 tuần cuối: cần chú ý cả chất lượng và số lượng t/ă vì lợn dễ bị đẻ non, chết non nếu c/l t/ă ko tốt và thai p/t rất mạnh, k/l thai đã lớn lên cần nhiều dinh dưỡng. nên cho lợn nái ăn nhiều bữa trong ngày vì thể tích và bộ máy tiêu hóa bị bé lại do thai chèn ép. Cần chế biến ta tốt để lợn ăn đc nhiều vì g/đ này tính them ăn giảm

d> lợn nái nuôi con: lợn nái cần rất nhiều dinh dưỡng để tạo sữa nhất là ở 21 ngày đầu nhưng trong ngày lợn nái đẻ chỉ nên ăn ít bằng cách nấu cháo cho lợn nái ăn. Trong ngày đẻ chỉ cho ăn 0.5kg. sau khi đẻ cho ăn ít và tăng dần đến 7 ngày sau đó mới cho ăn tự do, có thể dung khẩu phần cao năng lượng để cho lợn nái nuôi con = cách bổ xung them mỡ động vật

2> nhu cầu dinh dưỡng

a> năng lượng: đói với lợn cái hậu bị, lợn chờ phối, lợn chửa kỳ 1 nhu cầu năng lượng là 2800-2900kcal ME/kg thức ăn.

- đối với lợn ngoại hậu bị: ăn từ 1-2kg thức ăn/ ngày

- đối với lợn ngoại chờ phối: ăn từ 1.8-2.2kg thức ăn/ngày

- đối với lợn chửa kỳ 2 ăn từ 1.8-2.2kg/ngày

- đối với lợn cái nội ăn khoảng 60-70% thức ăn of lợn ngoại

đối với lợn chửa kỳ 2 nhu cầu nặng lượng là 3000kcal ME/kg thức ăn, lợn ngoại cần cung cấp 2.2-2.5kg thức ăn/ngày

đối với lợn nuôi con nhu cầu nặng là 3200-3300kcal ME/kg thức ăn. Cơ thể cung cấp ở mức 3500-3600 kcal ME/kg thức ăn

Lợn ngoại cung cấp 5-6kg thức ăn/ngày

b> Protein mức Pr cung cấp tùy theo tuổi, giống và tùy theo từng giai đoạn. nếu tuổi càng nhỏ thì cung câp càng cao và lợn ngoại thường cung cấp cao hơn lợn nội

- Lợn hậu bị: cần cung cấp 14-18 Pr thô trong khẩu phần

Lợn chò phối + chửa kỳ 1 khoảng 13-14%

Lợn chửa kỳ 2 14-15%

Lợn nuôi con 17-18%

Còn đối với lợn nội thì cung cấp ở mức thấp hơn khoảng 2%

Đối với lợn ngoại nhu cầu Pr là 115-120g Pr tiêu hóa/1 đơn vị thức ăn

Lợn nội 100-110g Pr tiêu hóa/1 đơn vị thứ ăn

C> VTM ADE B1

- VTM A: lợn chờ phối hoặc hậu bị cần 2300UI/1kg thức ăn

Lợn nái có thai, cả chửa kỳ 1 + kỳ 2 cần 4000UI/kg thức ăn

Lợn nái nuôi con cần 2000UI/1kg thức ăn

- VTM D: nói chung là cần 2000UI/1kg thức ăn

- VTM B1 cần 1.2mg/kg t/ă

d> khoáng: Ca-P

- Ca: cần 0.8-0.9%

- P: 0.6-0.7%

Giai đoạn chửa và nuôi con thì hàm lượng Ca cao hơn

ở giai đoạn nuôi con cần cho lợn ăn them rau xanh để tăng tính tiết sữa và chống táo bón

(hết câu 23)

Câu 24: Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm soc lợn nái có thai?

TL:

1> Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái có thai:

Đối với lợn nái có thai nuôi theo 2 giai đoạn: chửa kỳ 1 và chửa kỳ 2

Mức dinh dững ở giai doạn chửa kỳ 2 lên cao hơn chửa kỳ 1 nhưng cần chú ý nhất là ở g/đ 3 tuần đầu và 3 tuàn cuối.

- ở 3 tuần đâu cần chú ý đến chất lượng t/ă. Vì sụ kết hợp giữa mẹ và con chưa chắc chắn nên dễ bị xảy thai, chết phôi nếu như c/l t/ă ko tốt. về số lượng thức ăn ko cần cung cấp nhiều vì vừa lãng phí t/ă lại gây cho lợn béo quá

- Ở giai doạn 3 tuần cuối cần chú ý cả số lượng và chất lượng t/ă vì lợn dễ bị đẻ con chết thai, nếu chất lượng t/ă ko tốt và thai p/t mạnh k/l thai đã lớn lên cần nhiều dinh dưỡng. nên cho lợn nái ăn nhiều bữa trong ngày vì thể tích bộ máy tiêu hóa bị bé lại do thai chèn cần chế biến t/ă tốt để lợn ăn đc nhiều vì giai đoạn này tính them ăn của lợn giảm

2> chăm sóc lợn nái có thai:

- đối với các loại lợn thì mùa hè phải thường xuyên tắm và làm mát cho lợn

- nên thường xuyên tiêm phòng cho lợn và tiêm theo định kỳ 1 năm 2 lần và thường tiêm vào tháng 4 và tháng 10. ngoài ra có thể tiêm bổ sung đối với lợn nái mang thai trước khi đẻ 20 ngày nên tiêm vacxin ecoli để phòng bệnh lợn con ỉa phân trắng sau khi đẻ ra.

- nếu có đ/k nên cho lợn vận động để lợn khỏe mạnh và tránh táo bón và lợn dễ đẻ

(hết câu 24)

Câu 25 kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái nuôi con

TL:

1> kỹ thuật nuôi dưỡng:

Lợn nái cần rất nhiều dinh dưỡng để tạo sữa nhất là ở 21 ngày đầu nhưng trong ngày lợn nái đẻ chỉ nên cho ăn ít bằng cách nấu cháo cho lợn nái ăn. Trong ngày đẻ chỉ cho ăn 0.5kg. sau khi đẻ cho ăn ít và tăng dần đến 7 ngày sau đó mới cho ăn tự do. Có thể dung k/p cao năng lượng để cho lợn nái nuôi con bằng cách bổ xung them mỡ động vật.

- lợn nuôi con cần nhu cầu năng lượng 3300kcal ME/kg thức ăn

- có thể cung cấp ở mức 3500-3600kcal ME/kg thức ăn

Lợn ngoại cần cung cấp 5-6kg thức ăn/ngày

- Pr: 17-18% đối với lợn ngoại, đối với lợn nội thì cung cấp ở mức thấp hơn 2%. Đối với lợn ngoại nhu cầu Pr là 115-120g Pr tiêu hóa/1đơn vị thức ăn, lợn nội 100-110g Pr tiêu hóa/ 1 đv thức ăn

- VTM A, D, E, B1 đối với lợn nái nuôi con VTM A 2000UI/1kg thức ăn, VTM D 260UI/kg t/ă , VTM E 44UI/kg t/ă , VTM B1 1.2mg/kg t/ă

Đối với lợn nái cần bổ sung nhiều VTM B1 ở giai đoạn chửa cuối và nuôi con để tăng tính thèm ăn

- Khoáng Ca, P

Ca 0.8 - 0.9%

P: 0.6 - 0.7%

Giai đoạn chửa và nuôi con thì hàm lượng Ca cần cao hơn

- Ở giai đoạn nuôi con cần cho lợn ăn them rau xanh để tăng tính tiết sữa và chống táo bón

(hết câu 25)

Câu 26: kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ

TL:

Trong ngày lợn nái đẻ chỉ nên cho ăn ít bằng cách nấu cháo cho lợn nái ăn, trong ngày đẻ chỉ cho ăn 0.5 kg. sau khi đẻ cho an ít và tăng dần đến ngày thứ 7 sau đó mới cho ăn tự do

- làm tốt công tác trợ sản cho lợn nái đẻ để làm tốt việc này ta nên làm trước một tuần

+ Chuẩn bị chuồng: bằng cách rửa sạch và khử trùng ô chuồng và làm ổ đẻ cho lợn = cách lót rơm or bao tải

+ Chuẩn bị 1 số dụng cụ: thúng, khăn lau, kéo, chỉ, kim, bấm nanh, thuốc sát trùng, thuốc kích thích đẻ ổ mới lợn con

+ phân côn trực: vì lợn hay đẻ vào ban đêm, yên tĩnh và hormone oxytocin tiết ra nhiều.

Khi lợn nái đẻ: được 5-10 phút đc 1 con và lúc đẻ đầu ra trước hoặc 2 chân sau ra trước. Khi lợn con đẻ ra thì người làm công tác trọ sản nên cầm ngày lợn con lên để lau. Đầu tiên lau mồm miệng để lợn khỏi ngạt, sau đó lau đến than để lợn ko bị lạnh.  cắt rốn cho lợn con: thường cắt ngay sau khi lau, trước khi cắt rốn thì nên vuốt trở vài và lấy chỉ buộc lại cách rốn 3cm để cắt bỏ phần ngoài và cắt xong nên dung côn iode để sát trùng

Mục đích cắt rốn: để lợn con ko dẫm lên khi đi và tránh đứt rốn gây nhiễm trùng. Khi cắt rốn xong có thể tiến hành bấm răng nanh luôn. Khi bấm chú ý ko để lợn con kêu nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lợn mẹ và ko bấm sát quá tránh chảy máu lợi

Bắt buộc phải bấm nanh vì răng nanh nhọn khi bú làm đau vú mẹ nên mẹ ko cho bú.

- nếu để làm giống thì nên bấm số tai rồi cân lên và ghi vào sổ theo dõi.

- Cần cho lợn con bú sữa đầu muộn nhất là 2h sau khi đẻ

- Đối với lợn mẹ thường sau khi đẻ 30' nhau thai sẽ ra và người làm cong tác trợ sản cần lấy ngay ra khỏi ổ đẻ để lợn mẹ ko ăn nếu để nó ăn sẽ gây rối loạn tiêu hóa và lợn dễ quen dẫn đến ăn con.

- Đối với nái sau khi đẻ hay bị viêm tử cung cho nên cần pha nước muối loãng để rửa và phun kháng sinh vào (hoặc tiêm luôn KS vào)

- Nếu lợn đẻ ko bình thường thì phải can thiệp.

+ nếu đẻ cả bọc thì phải bóc ra ngay  tránh con bị ngạt

+ lợn đẻ đứng: sức rặn kém  khó đẻ nên xoa vào bụng để lợn nằm xuống

+ lợn đẻ khó thời gian đẻ kéo dài, neus quá 5h mà lợn chưa đẻ xong thì phải can thiệp = các biện pháp sau:

- cho uống nước muối pha loãng  có tác dụng tăng sức rặn cho lợn

- Xoa dầu hoặc các lá nóng vào bụng lợn nái  kích thích rặn đẻ

- Tiêm oxytocin: trước lúc tiêm phải theo dõi lợn mẹ

- Cho tay vào để xoay thai hoặc kéo thai ra, có trường hợp cổ tử cung ko mở thì ko cho tay vào được ta phải mổ để lấy thai ra.

+ trường hợp lợn đẻ khô: cơn rặn nhiều nhưng con ko ra và ko có nước ối chảy ra hoặc đã ra từ trước. nếu gặp trường hợp này ta nên bơm dầu ăn vào cổ tử cung để đảm bảo ta nên trộn thêm một ít kháng sinh

+ trường hợp thai chết trong bụng: chỉ có 1 số thai chết hoặc chết tát cả: Thường nếu thai chết ít nó xảy ra trong khi lợn đẻ cùng với những con sống nhưng cũng có trường hợp khi lợn đẻ nó ko ra. Nếu gặp trường hợp này thì đầu tiên ta nên tiêm oxytocin, neus tiêm chưa ra đc thì cho tay vào để kéo ra.

Trường hợp thai chêt lâu  gây thối thai mà thò tay vào móc ra ko hét thì phải tiêm kháng sinh vào bụng & tử cung lợn mẹ. trường hợp cần thiết thì phải mổ để lấy thai ra.

+ Lợn con đẻ ra bị ngạt: ng/nhân chủ yếu là do lợn đẻ cả bọc hoặc đẻ khó

dùng biện pháp hà hơi thổi ngạt để giữ vẹ sinh thì nên có vải để che mõm lợn con.

Hô hấp nhân tạo: cầm cả 4 chân lợn đưa lên đưa xuống 1 cách nhịp nhàng, sau 1 thời gian lợn thở lại được.

> Ngâm lợn con vào nước ấm khoảng 30-350C trong 10-15' sau đó hô hấp nhân tạo tiếp.

(hết câu 26)

Câu 27: trình bày một số đặc điểm chính của lợn con, ứng dụng trong CN?

TL:

1> Đặc điểm sinh trưởng:

Lợn con có tốc độ sinh trưởng rất nhanh nhưng ko đều qua các giai đoạn, nhanh nhất là ở 21 ngày đầu và sau đó tốc độ có phần giảm xuống và hiện tượng này có khi kéo dài đến 2 tuần.

N/Nhân:

Do sữa lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng Hb trong máu lợn con bắt đầu giảm xuống. nhưng ta có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách tập cho lợn con ăn sớm và bổ sung Fe cho lợn con. Lợn con sinh trưởng nhanh thể hiện ở khối lượng tăng nhanh qua các tuần tuổi.

VD: k/lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với k/lượng sơ sinh

20 nt --------- 4 lần

30 nt ----------6 lần

40 nt ----------8 lần

50 nt --------- 10 lần

60 nt --------- 14 lần

Đối với lợn ngoại lúc đẻ nặng 1.3kg đến 60nt nó đạt 18.2kg.

- Do lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh nên khả năng tích lũy Pr mạnh

VD: đối với lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày tích lũy được 9-14g Pr/kg P.

Lúc đó lợn lớn mỗi ngày chỉ tính được 0.3-0.4g Pr/kg P

Nhưng ngược lại để tăng 1kg k/lượng cơ thể thì lợn con tiêu tốn thức ăn ít hơn. Vì lúc nhỏ lợn con chủ yếu tăng nạc, mà để sản xuất ra 1kg nạc thì cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg mỡ.

2> đặc điểm PT của cơ quan tiêu hóa lợn con.

Cơ quan tiêu hóa lợn con PT nhanh về dung tích, kích thước, khối lượng nhưng về chức năng thì chưa hoàn thiện.

VD: Dung tích of dạ dày, ruột non, ruột già phát triển nhanh qua các giai đoạn. Dung tích of dạ dày lợn lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh (đơn vị đo là "l" hoặc "ml". lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần lúc sơ sinh

Lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần lúc sơ sinh

- Dung tích lúc sơ sinh dạ dày chứa được 0.03 l nên đến lúc 60 nt chứa được 1.8 lít

- Dung tích of ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 nt gấp 6 lần, lúc 60nt gấp 50 lần

- Lúc sơ sinh ruột non có dung tích 0.11lit lúc 60nt chứa 5.5lit

- Dung tích của ruột già lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1.5 lần lúc sơ sinh, 20nt tăng gấp 2.5 lần, 60nt gấp 50 lần

Ruột già lúc sơ sinh có dung tích 0.04lit , lúc 60nt chứ 2lit

- Chức năng cơ quan tiêu hóa: chưa hoàn thiện được 1 số men tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh.

+ Men pepsin: chứa ở dạ dày ở 3 tuần đầu men này chưa tiêu hóa được Pr của thức ăn vì trong dịch vị chưa có HCL tự do. Khi men pepsin tiết ra ở dạng ko hoạt động nó là pepsinogen và khi kết hợp với HCL tự do thì nó tạo thành Pepsin hoạt động. Vì thiếu HCL tự do nên lợn con dễ bị ỉa chảy và ỉa phân trắng. nhưng có thể tập cho lợn ăn sớm để HCL ở dạng tự do tiết ra sớm hơn.

Qua nghiên cứu cho thấy nếu tập lúc 7 ngày tuổi thì đến 14 ngày trong dịch vị đã có HCL tự do. Đối với men pepsin thì đến 5 tuần tuổi mới có hoạt tính tương đối mạnh

+ Men Amilaza và Maltaza:

2 men này tiêu hóa tinh bột, 2 men này có trong nước bọt và trong dịch tụy từ khi lợn con mới đẻ ra nhưng ở 3 tuần tuoir đầu hoạt tính rất yếu thường chỉ tiêu hóa được khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. Đối với tinh bột sống thì hầu như lợn con chưa tiêu hóa được nên t/ă cho lợn con cần cung cấp ở dạng chin

+ Men Saceara là men tiêu hóa đường saccaroza.

Men này ở 2 tuần tuổi đầu có hoạt tính yếu cho nên nếu cho lợn con ăn đường saccaroza dễ bị ỉa chảy. ở 3 tuần tuổi đầu lợn con chỉ tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa lợn mẹ nhờ men catepsin, kimozin, lipaza, lactaza có hoạt tính mạnh

Man catepsin, kimozin tiêu hóa Pr trong sữa

Lipaza tiêu hóa mỡ trong sữa, lactaza tiêu hóa đường trong sữa.

3> đặc điểm về khả năng điều tiết nhiệt:

k/n điều tiết nhiệt của lợn con ở 3 tuần tuổi đầu còn kém cho nên than nhiệt của lợn con chưa được ổn định do những nguyên nhân sau.

- Do trung khu điều tiết nhiệt của lợn con PT chưa hoàn chỉnh vì não của g/s là cơ quan chậm PT nhất.

- Do mỡ tích lũy ở dưới da còn ít và lượng mỡ cũng như lượng đường dự trữ còn ít nên khả năng cung cấp nhiệt còn kém. Mặt khác long của lợn còn thưa nên khả năng giữ nhiệt kém.

- Do k/n điều tiết nhiệt kém cho nên nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp thì than nhiệt của lợn con giảm nhanh và dễ bị cảm lạnh.

Thường sau khi đẻ ra khoảng 30' than nhiệt lợn con bắt đầu giảm xuống, mức độ giảm than nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm thì phụ thuộc và nhiệt độ chuồng nuôi. Do đó cần phải sưởi án cho lợn con. Sau 3 tuần tuổi thì than nhiệt lợn con ở mức tương đối ổn định (39-39.50C)

4> Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con:

k/n miễn dịch của lợn con ở 3 tuần tuổi đầu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa mẹ đặc biệt là sữa đầu của lợn mẹ. vì trong máu của lợn con sơ sinh hâu như chưa có kháng thể. Nếu được bú sữa đầu thì đến 24h trong máu lợn con đạt được 20.3mg gama-globulin/100ml máu (gama-globulin là chất k/thể). Đến 3 tuần tuổi thì đạt được 24mg gama-globulin/100ml máu.

Sữa đầu quan trọng nhất đối với lợn con là 24h đầu. vì phân tử gama-globulin chỉ tốt trong sữa đầu ở 24h đầu trong sữa có Antitrypsin là chất kháng man. Chất này ức chế ko cho men trypsin phân giải gamaglobulin cho nên hấp thụ được nguyên vẹn và khoảng cách các tế bào vách ruột lợn còn đang rộng nên PT gama-globulin đc hấp thụ vào mấu dễ dàng hơn.

Nếu ko đc bú sữa đầu thì sau 3 tuần tuổi lợn con mới tự tổng hợp được kháng thể.

(hết câu 27)

Câu 28: Biện pháp KT nhằm nâng cao năng suất CN lợn con?

Để nâng cao năng suất CN lợn con thì trong nuôi dưỡng cần kết hợp nhiều biện pháp.

1> cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con: lợn con sau khi đẻ ra chậm nhất là 2h phải cho bú sữa đầu để lợn con vừa tận dụng đc sữa đầu vừa ko bị cứng hàm, vì sữa đàu có giá trị dinh dưỡng cao

VD: Pr gấp 2 lần sữa thường, VTM A gấp 5-6 lần, VTMC gấp 2,5 lần, VTM B1 và sắt gấp 1,5 lần. rieng khoáng trong sữa thường lại nhiều hơn sữa đầu đặc biệt trong sữa đàu có kháng thể gama-globulin và MgSO4 là chat tẩy cứt xu cho lợn con nên lợn con ko được bú sữa đầu sức đè kháng sẽ kém MgSO4 là chất tẩy cứt xu là những chất cặn bã trong quá trình PT của bào thai

Lợn mẹ đẻ xong thì nên bắt đầu cố định đầu vú cho lợn con vì lợn con đẻ ra thường có con to con bé và sữa của lợn nái tiết ra ko đều nhau ở các vú cho nên nếu ko cố định thì tỷ lệ đồng đều của lợn sẽ thấp có trường hợp ko tranh đc vú lợn con sẽ dói và chết, khi cố định thì nên uu tiên những con nhỏ, yếu bú ở cặp vú trước ngực có nhiều sữa hơn

Nếu số con để lại nuôi ít hơn số vú thì những con bú đằng sau nên cho bú 2 vú liền, nếu số con đề lại nuôi nhiều hơn số vú thì nên cho bú = cách phân giờ và phân lô, muốn lam tốt việc này thì nên đánh dấu lợn con và phải ngăn lợn con và lợn mẹ ra.

2> Tập cho lợn con ăn sớm vói mục đích chính là

- Để sau 21 ngày lợn con đã biết ăn tốt khi sữa lợn mẹ bắt đầu giảm thì ko ảnh hưởng đến lợn con

- Để thúc đẩy cơ quan tiêu hóa lợn con PT nhanh và sớm hoàn thiện vì khi có thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích dạ dày tiết HCL tự do sớm và kích thích sự tiết dịch vị tốt hơn

Ngoài ra còn có 1 số tác dụng nữa như

+ giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái để tăng lứa đẻ/ năm

+ giúp lợn con sớn biết ăn tốt để cạn sữa tốt hơn

Nên bắt đầu tập cho lợn con ăn từ 7 ngày tuổi vì lúc này lợn con đã bú được sữa đầu hoàn chỉnh. Tốt nhất là dung t/ă hỗn hợp hoàn chỉnh dành rieng cho lợn con tạp ăn của các cty sản xuất t/ă g/s loại thức ăn này thường thơm ngon dễ tiêu, ko gay ỉa chảy và có giá trị dinh dưỡng cao, (thức ăn dạng viên)

Tập cho lợn con ăn bằng cách ngày đầu có thẻ hòa vào nước cho có dạng sền sệt bôi vào vú lợn mẹ và mõm lợn con nhưng cũng có thể ngay từ đầu cho ở dạng viên khô để lợn con tự làm quen nhưng cũng có thể rang vàng các thức ăn hạt lên rồi nghiện thành bột và cho vào máng để lợn con tự làm quen như ngô, tấm, đỗ tương... hơn nữa khi rang lên tinh bột chyển thành dạng dextrim có mùi thơm sẽ kích thích lợn con ăn

Để lợn con biết ăn nanh ta có thể trộm them 1 ít đường và hỗn hợp khoáng , VTM cho lợn con. Đến 20 ngày tuổi nên bổ sung them 1 ít rau xanh băm nhỏ để kích thích nhu động ruotj. Nếu tập đều đặn thì đến 20 ngày tuổi nó đã biết ăn tốt, nếu tập ko tốt thì 30 ngày mới ăn đc nhiều

3> Bổ xung và cung cấp các chất dinh dưỡng cho lợn con

- Bổ sung: khi lợn con đang bú mẹ càn bổ sung các chất dinh dưỡng chưa đáp ứng đc cho nhu cầu của lợn con

- sau khi cai sữa sớm cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn con

Năng lượng: ở 2 tuần tuổi đầu sữa mẹ hầu như cung cấp đày đủ NL cho lợn con ở tuần thứ 3 bắt đầu thiếu nhưng chưa đáng kể, sau 3 tuần đã bắt đầu thiếu nhiều nên nếu chưa cai sữa cần bổ sung thêm .

Nhu cầu chung cần đảm bảo 3200-3300kcal ME/kg t/ă

Nguồn t/ă giàu NL cho lợn con chỉ ưu tiên những loại dễ tiêu và có K/LƯỢNG sơ thấp như bộ ngô, tấm, cám loại 1 và có thể bổ sung cả mỡ động vật

Protein: sau 3 tuần tuổi sữa mẹ đã cung cấp thiếu so với nhu cầu of lợn con cho nên chưa cai sữa cần bổ sung thêm nhu cầu chung cần cung cấp 20-22% Pr thô trong KP nếu lợn nội thì cần 15020% Pr trong KP, cần ưu tiên cho lợn con những loại t/ă giàu Pr có chất lượng cao như bột sữa, bột thị, bột cá loại 1, bột máu, bột huyết tương đối với Pr thực vật chỉ nên dung bột đậu tương đã rang, chất lượng Pr cần cung cấp cho lợn con đầy đủ các aa, quan trọng nhất là Lysin, tryptophan, methyolin...nếu có đ/kiện thì cung cấp cho lợn con những aa có nguồn công nghiệp vì loại này có thể tiêu hóa 100%

VTM A, D, B1, B6, B12,

VTM A nhu càu cho lợn con là 2200Ui/kg t/ă

VTM D --------- 220UI/kg t/ă

VTM B1 -------- 2mg/kg t/ă

Khoáng quan trọng nhất là Ca, P, Fe, Cu.

Ca cần cung cấp 0.9% trong KP

P càn cung câp 0.7 % trong KP

Fe : lợn con rất hay thiếu Fe nếu ko đc bổ sung kịp thời vì trong cơ thể lợn con sơ sinh chỉ có khoảng 50mg Fe mà lợn con cần 70mg để duy trì sinh trưởng 1 ngày trước khi đo sữa lợn mẹ hoặc ngoài chỉ cung cấp đc khoảng 1mg nên sau 7-8 ngày lợn con sẽ bị thiếu Fe nếu ko đc bổ sung để hạn chế lợn con bị thiếu Fe ta phải bổ sung kịp thời vì thiếu Fe sẽ thiếu máu. Tốt nhât là bổ sung =PP tiêm Fe, thường dùng Dextrin-Fe tiêm cho lợn con từ ngày 3-5 sau khi đẻ tốt nhất là tiêm vào ngày thứ 3 và ko nên tiêm muộn sau 5 ngày tuổi

Tiêm Dextrin-Fe liều 1-2ml/con tùy theo nồng độ of thuốc vì nồng độ của Dextrin-Fe thường là 100-130mg Fe/1ml để tránh lượn con bị ngộ độc Fe thì trước khi tiêm 1 ngày nên bổ sung vào KP VTM E cho lợn mẹ. Nếu tháy cần thiết có thẻ tiêm nhắc lại cho lợn con sau 7-8 ngày. Ngoài ra có thể bổ sung Fe = cách cho uống dung FeSO4 hòa vào nước cho uống lấy 2.5g FeSo4+1lit nước hay ngày uống 10ml/con cho uống 10=15 ngày hoặc dung đất sét phơi khô cho vào chuồng để lợn con gặm

Cu: nếu thiếu Cu  thiếu máu vì Cu có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu Fe do đó thiếu Cu thiếu Fe nhưng thiếu Fe chưa chắc đã thiếu Cu. Để bổ sung cho lợn con dung CuSo4, CuO hòa vào nước hoặc cho vào t/ă cho lợn con 10mg CuSO4/1kg t/ă đối với lợn con nếu cung cấp Cu ở liều cao sẽ kích thích sinh trưởng đối với g/s khác nếu cho Cu nhiều sẽ gây ngộ độc. qua nghiên cứu cho thấy cung câp cho lợn con 250mgCu/Kg t/ă thì tăng trưởng nhanh hơn ở trứng 8.1% và giảm tiêu tốn t/ă 5.4% nhu cầu bình thường of lợn con là 78mgCu/kg thức ăn

Trong nuôi dưỡng lợn con cần chú ý bổ sung kháng sinh ko phải là chất dinh dưỡng nhưng quan trọng với lợn con vì khi bổ sung vào KP thì có nhiều tác dụng nhát là diệt VK có hại trong đường tiêu hóa, nên giảm được bệnh ỉa chảy và ỉa phân trắng và có tacs dụng kích thích tiết dịch vị và kích thích sinh trưởng. tốt nhất là bổ sung ở dạng Premix kháng sinh-VTM nhưng trước đây ta hay dùng Biovit của lien xô, Vitton, tetrin của Hungari là những premix -ks.

+ Cung cấp đầy đủ nước sạch cho lợn con tốt nhất là nên có vòi uống tự động, thường khoảng 10 con/vòi  nước là 1 thành phần dinh dưỡng cho lợn

* Kỹ thuật nuôi: đói với lợn con ở giai đoạn bú sữa thì cho ăn tự do. Sau cai sữa thì 3 ngày đầu cần cho ăn hạn chế và đén ngày thứ 4 mới được ăn tự do vì neus cho ăn tự do ngay sau khi cai sữa dể gây ỉa chảy hoặc bội thực. ở giai doạn lợn con nên chia thành 2-3 giai đoạn để có kp ăn khác nhau nhằm phù hợp nhu cầu dinh dưỡng theo tuần tuổi và giảm giá thành trong CN, khi thay đỏi KP thì cần thay đổi từ từ = cách trộng KP mới vào KP cũ trong 3-4 ngày và sau đó mới dung hoàn toàn KP mới.

(hết câu 28)

Câu 29: Cơ sở khoa học và PP tập cho lợn con ăn sớm và bổ sung sắt cho lợn

TL:

1> Tập cho lợn con ăn sớm với 2 mục đích chính

- để sau 21 ngày lợn con đã biết ăn tót khi sữa lợn mẹ bắt đầu giảm thì ko ảnh hưởng đến lợn con

- để thúc đẩy cơ quan tiêu hóa of lợn con PT nhanh và sớm hoàn thiện vì khi có t/ă vào dạ dày sẽ kích thích dạ dày tiết HCL tự do sớm và kích thích sự tiết dịch vị tốt hơn, giảm tỷ lệ hoa hụt của lợn nái để tăng lứa đẻ/năm nên bắt đầu cho lợn con tập ăn từ 7 ngày tuổi vì lúc này lợn con đã bú đc sữa đầu hoàn chỉnh, tốt nhất là dung t/ă hỗ hợp hoàn chỉnh dành riêng cho lợn con of các Cty SX t/ă g/s loại t/ă này thường thơm ngon dễ tiêu hóa, khẩu phần ko gây ỉa chảy và có giá trị dinh dưỡng cao  t/ă ở dạng viên

* tập cho ăn = cách ngày đầu có thẻ hòa vào nước cho có dạng sền sệt bôi vào vú lợn mẹ và mõm lợn con nhưng cũng có thể ngay từ đầu cho ở dạng viên khô để lợn con tự làm quen nhưng cũng có thể rang vàng các thức ăn hạt lên rồi nghiện thành bột và cho vào máng để lợn con tự làm quen như ngô, tấm, đỗ tương... hơn nữa khi rang lên tinh bột chyển thành dạng dextrim có mùi thơm sẽ kích thích lợn con ăn

Để lợn con biết ăn nanh ta có thể trộm them 1 ít đường và hỗn hợp khoáng , VTM cho lợn con. Đến 20 ngày tuổi nên bổ sung them 1 ít rau xanh băm nhỏ để kích thích nhu động ruotj. Nếu tập đều đặn thì đến 20 ngày tuổi nó đã biết ăn tốt, nếu tập ko tốt thì 30 ngày mới ăn đc nhiều

2> bổ sung Fe cho lợn con: lợn con rất hay thiếu Fe nếu ko đc bổ sung kịp thời vì trong cơ thể lợn con sơ sinh chỉ có khoảng 50mg Fe mà lợn con cần 70mg để duy trì sinh trưởng 1 ngày trước khi đo sữa lợn mẹ hoặc ngoài chỉ cung cấp đc khoảng 1mg nên sau 7-8 ngày lợn con sẽ bị thiếu Fe nếu ko đc bổ sung để hạn chế lợn con bị thiếu Fe ta phải bổ sung kịp thời vì thiếu Fe sẽ thiếu máu. Tốt nhât là bổ sung =PP tiêm Fe, thường dùng Dextrin-Fe tiêm cho lợn con từ ngày 3-5 sau khi đẻ tốt nhất là tiêm vào ngày thứ 3 và ko nên tiêm muộn sau 5 ngày tuổi

Tiêm Dextrin-Fe liều 1-2ml/con tùy theo nồng độ of thuốc vì nồng độ của Dextrin-Fe thường là 100-130mg Fe/1ml để tránh lượn con bị ngộ độc Fe thì trước khi tiêm 1 ngày nên bổ sung vào KP VTM E cho lợn mẹ. Nếu tháy cần thiết có thẻ tiêm nhắc lại cho lợn con sau 7-8 ngày. Ngoài ra có thể bổ sung Fe = cách cho uống dung FeSO4 hòa vào nước cho uống lấy 2.5g FeSo4+1lit nước hay ngày uống 10ml/con cho uống 10=15 ngày hoặc dung đất sét phơi khô cho vào chuồng để lợn con gặm

Câu 30: Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con

1> Kỹ thuạt nuôi dưỡng lợn con

a> cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con

b> tập cho lợn con ăn sớm

C> bổ sung và cung cấp các chấp dinh dưỡng cho lợn con

2> chăm sóc lợn con

a> Giữ ấm cho lợn con

nếu lợn con ko được giữ ấm thì tỷ lệ chết cao do cảm lạnh, ỉa chay, viem phổi, ỉa phan trắng nhất là về mua đông. ở tuần đầu nếu ko sưởi ấm còn làm cho tỷ lệ chết cao do bị lợn mẹ đè và lợn con sẽ quá lười ăn, bú nên chậm lớn, để giữ ấm cho lợn con thì biên pháp tốt nhât là sưởi ấm= cách lót rơm hoặc bao tải dưới nền chuồng hoặc treo bong điện or đèn hồng ngoại ở phía trên để cả phần bụng và lưng của lợn con đều đc ấm để sưởi ấm tốt thì ta nên có lồng úm.

Nhiệt độ cho lợn con 1 tuần tuổi thích hợp là 32-340C, 2 tuần tuổi 30-320C, 3 tuần tuổi 28-300C sau đó cứ tăng 1 tuàn thì giảm 1 độ nếu thấy lợn con nằm chồng len nhau thì nó vẫn rét phải điều chỉnh lại nhiệt độ còn nếu nó nằm xa nhat thì nhiệt độ cao

ẩm độ thích hợp 65-70%.

b> tiêm phòng cho lợn con: đối với lợn con các bệnh càn phải tiêm phòng là suyễn, phó thương hàn, sưng phù đầu

Lịch tiêm: bệnh suyễn tiêm 2 lần, lần 1 là 7 ngày tuổi, làn 2 là 21 ngày tuổi

Bệnh phó thương hàn tiêm sau bệnh suyễn 1 tuần, ngoài ra có thể tiêm thêm bệnh dịch tả

c> Thiến lợn con: những lợn đực con ko để làm giống thì nên tiến hành thiến khi được 7 ngày tuổi, cũng có thể thiến sớm hơn. Các chuyên gia mỹ khuyên nên thiến lợn lúc 2 đến 3 ngày tuoir vì lúc đó vết mổ mau lành và ít chảy máu hơn

d> Cắt đuôi: Phần lớn lợn ngoại nuôi thj và lợn cái làm giống đc cắt đuôi mục đich để lợn ko cắn nhau dễ gây nhiễm trùng, với lợn cái giống có thể cắc đuôi để thuận lợi hon cho việc dân tinh. Có thể cắt lúc 2-3 ngày tuổi

e> Vận động: có tác dụng giúp cho lợn con thích nghi dần với điều kienj ngoại cảnh để tăng sức đề kháng cho lợn con mặt khác để tăng nguồn VTM D3 cho lợn con, sau khi đẻ 1 tuần nếu thời tiết tốt nên cho lợn con ra sân vận động

3> Kỹ thuật cai sữa

Thời gian cai swuax lợn con sớm hay muộn tùy điều kiện của cơ sở chăn nuôi nhưng để cai sữa sớm cho lợn con yêu càu phải đảm bảo những vấn đề sau: có đủ thức ăn tốt có hàm lượng dinh dưỡng cao, có chuồng nuôi phù hợp với lợn con (chuồng cũi), lợn con phải khỏe mạnh, lớn nhanh đối với lợn ngoại K/LƯỢNG lợn con fai đạt >5kg mới cai sữa lợn con đã biết ăn tốt việc cai sữa cho lợn con cần tiến hành từ từ để ko ảnh hưởng đến lợn con và lợn mẹ bằng cách khoảng 3 ngày trước khi cai sữa nên giảm số lần cho lợn con bú và đến ngày thứ 4 mới tách hẳn. khi tách hẳn tốt nhat nên chuyển lợn con đi với mục đích càng xa càng tốt để tránh sự lây truyền bệnh of lợn mẹ và các lợn # sang lợn con. Nếu cai sữa tốt nhất ko nên cai đột ngột làm lợn mẹ căng sữa, viêm vú đối với lợn mẹ trc khi cai sữa 3 ngày nên giảm KP ăn.

(hết câu 30)

Câu 31: những chỉ tiêu cơ bản đánh giá sức SX của lợn thịt

TL:

1> tốc độ sinh trưởng

Để đánh giá tốc độ sinh trưởng of lợn thịt nhanh hoặc chậm thì căn cứ vào tốc dộ tăng trọng trong ngày, tháng đây là 1 chỉ tieu quan trọng vì lợn tăng trọng nhanh thì sớm đạt đc K/LƯỢNG giết thịt và thời gia nuôi thịt ngắn, tăng quay vòng trong năm

2> Hiệu quả sử dụng t/ă :

Để đánh giá chỉ tiêu này thì căn cứ vào mức tiêu tốn t/ă/kg tăng trọng

Mức tiêu tốn t/ă /kg tăng trọng= tổng k/lượng thức ăn thu nhận/ tổng kg k/lượng tăng.

Hoặc tiêu tốn t/ă/kg tăng trọng = tổng đơn vị t/ă/tổng k/lượng tăng

Đây là 1 chỉ tiêu KT kỹ thuật. vì nếu mức tiêu tốn t/ă thấp thì sẽ giảm đc giá thành trong CN.

3> Năng suất và chất lượng thân thịt

* Tỷ lệ móc hàm để đánh giá năng suất chat lượng than thịt thì ta đánh giá khi mổ khảo sát.

- Tỷ lệ móc hàm = k/lượng móc hàm/kl sống x 100

- k/lượng móc hàm = k/lượng sống-(tiết+lông+nội tạng)

* Tỷ lệ thịt sẻ = k/lượng thịt sẻ/k/lượng sống x 100

Mà k/lượng thịt sẻ = k/lượng móc hàm -(đầu+4 chân+đuôi)

* tỷ lệ thịt tinh = k/lượng thịt sẻ - ( xương & da)/k/lượng thịt sẻ x 100

* tỷ lệ nac, mỡ, xương, da

Tỷ lệ nạc = k/lượng nạc/k/lượng thịt sẻ x 100

 năng xuất và chất lượng than thịt còn đc đánh giá qua các chiều đo

- độ dài thân thịt

- độ rộng thân thịt

- độ dầy mỡ lưng

 chat lượng than thịt còn đc đánh giá qua các chỉ tiêu như

- màu sắc thịt mỡ có màu trắng, thtj nạc có màu hồng đậm

-độ min của thịt nhìn và sờ vào mặt cắt của thịt để đánh giá

- độ chắc và độ nhão của thịt

- độ sạch của thịt

(hết câu 31)

Câu 32: những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuât của lợn thịt

TL:

1> giống và PP nhân giống

- giống # nhau thì sức sản xuất thịt khác nhau và rõ rệt nhât là giữ lợn nội và lợn ngoại

+ lợn nội thường tăng trọng 300-350g/ngày

lợn ngoại ----- 750-800g/ngày

+ tiêu tốn t/ă lợn nội khoảng 5-5.5kg t/ă/1kg tăng trọng, lợn ngoại khoảng 2.5-3kg ta /1kg tăng trọng

+ tỷ lệ móc hàm: lợn nội 70-72%, lợn ngoại là 80-82%

+ tỷ lệ nạc: lợn nội 34-47%, lợn ngoại 52-62%

- PP phối giống: nếu dùng PP lai giống để SX con lai nuôi thịt thì cho sức SX thịt cao hơn so với giống thuần (trừ con lai giữa lợn ngoại và lợn nội thì sức SX thịt cao hơn lợn nội thuần nhưng thấp hơn lợn ngoại thuần)

2> t/ă dinh dưỡng và kỹ thuật nuôi dưỡng: nếu cung cấp cho lợn thịt thiếu dinh dưỡng thì lợn chậm lớn khi giết thịt tỷ lẹ xương cao. Nếu cho lợn ăn Kp có tỷ lệ t/ă tinh cao thì lợn tăng trọng nhanh thì tỷ lệ mỡ cao.

Nếu cho ăn KP có hàm lượng Pr cao thì sẽ nâng cao đc tỷ lệ nạc nhát là khi đủ Lysin

ở tháng cuối nuôi thị nếu cho lợn ăn nhiều t/ă có hàm lượng mỡ cao thì thịt mỡ sẽ mềm và nều cho ăn nhiều t/ă có mùi vị đặc biệt thì sẽ ảnh hưởng đến mùi vị of thịt mỡ

- PP chế biến t/ă cũng ảnh hưởng: nếu dung t/ă ở dạng viên thì lợn tăng trọng nhanh hơn và tiêu tốn ta ít hơn, do t/ă viên dừng lại ở miệng lâu hơn  lợn nhai lâu hơn  tiết nhiều men tiêu hóa hơn  t/ă háp thu tốt hơn và lượng rơi vãi ít hơn nếu dùng t/ă ủ men thì lợn tăng trọng nhanh hoen là ko ủ mẹn

Vì ủ men tăng tính ngon miệng làm lợn ăn nhiều hơn và Pr t/vật sẽ chuyển thành Pr đ/vật

- trong chuẩn bị t/ă: nếu cho ăn chin hoặc sống tùy loại t/ă nếu t/ă có chất lượng tốt thì cho ăn sống tốt hơn

- PP cho ăn cũng ảnh hưởng: nếu cho ăn tự do thì lợn tăng trọng nhanh hơn và tỷ lệ mỡ cao hơn

- PP cho ăn ướt tôt hơn khô

3> nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi: nếu nhiệt độ quá cao thì lợn fai thở nhiều để hạ than nhiệt  nên giảm tính them ăn lợn ăn được ít  tăng trọng chậm nhất là lợn ở tháng cuối nuôi thịt khi mỡ tích nhiều. Hơn nữa lợn là loài g/s có tuyến mồ hôi PT kém nên chịu nóng kém. Ngược lại nếu nuôi ở nhiệt độ thấp quá thì lợn tốn nhiều năng lượng để chống rét nên tăng trọng chậm hơn nhất là ở tháng đầu nuôi thịt, nhiệt độ chuồng nuôi còn ảnh hưởng đến tỷ lệ nạc-mỡ. nếu nuôi lợn ở ẩm độ cao thì lợn hay bị bệnh nhất là suyễn

4> tính biệt và thiến

Ở giai đoạn chưa thành thục về tính thì nhiều con ko thiến sẽ tăng trọng nhanh hơn (vì hoocmon sinh dục là hoocmon kích thích sinh trưởng) khi đã thành thục về tính thì ngược lại những con đc thiến sẽ tăng trọng nhanh hơn. Cho nên đối với lợn cái ngoại và lợn cái nhiều máu ngoại khi nuôi thịt ko cần thiến (vì thời gian nuôi thịt ngắn và lợn thành thục về tính muôn) còn lợn thịt tất cả nen thiến để ko ảnh hưởng đến mùi vị thịt

5> k/lượng lúc 60 ngày tuổi: vì lợn thịt bắt đầu đc nuôi lúc 60 ngày tuổi cho nên k/lượng lúc 60 ngày tuoir cao thì trong quá trình nuôi thịt sẽ tăng trọng nhanh và ngược lại k/lượng lúc 60 ngày tuoir thấp thì quá trình nuôi thịt chậm. Tùy từng giống và từng loại lai mà yêu cầu về k/lượng lúc 60 ngày tuổi khác nhau.

Ở nước ta lợn nuôi thịt thường ½ máu ngoại: 60 ngày tuổi đạt 12kg trở lên. Lợn ¾ máu ngoại 60 ngày tuoir đạt 15kg trở lên

Lợn ngoại và lợn lai ngoại x ngoại 60 ngày tuổi đạt 18kg trở lên. Lợn lai 7/8 máu ngoại 60 ngày tuổi đạt 18kg

6> Thời gian nuôi thịt: nếu thời gian nuôi thị ngắn quá, k/lượng còn nhỏ thì tỷ lệ nước và xương cao. Ngược lại nếu thời gian nuoi thịt dài quá khi k/lượng đạt trên 100kg thì ko kinh tế vì tiêu tốn t/ă/1kg tăng trọng cao và tỷ lệ mỡ cao.

Do đó thời gian nuoi thịt thường là

Lợn ½ máu ngoại đạt 90-100kg nuôi 5-5.5 tháng

Lợn ¾ máu ngoại nuôi 4-4.5 tháng

Lợn ngoại, ngoại x ngoại nuôi 3-3.5 tháng

7> chăm sóc:

-Đối với lợn thịt: nếu chuồng ko dc thoáng mát về mùa hè ấm áp về màu đông thì lợn tăng trọng chậm và hay bị bệnh

Mùa hè cầm làm mát chuồng, thong thoáng chuồng = quạt gió và hệ thồng phun mữa nhan tạo

- Cần tiêm phòng cho lợn

- Nếu dung t/ă quá liều và t/ă ko sạch thì ảnh hưởng đến độ sạch của thịt.

(hết câu 32)

Câu 33: Biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng tỷ lệ nạc của lợn thịt?

TL:

Để làm tăng tỷ lẹ nạc cho lợn nuôi thịt thì cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

- giống lợn: chọn giống lợn có tỷ lệ nạc cao như; lợn ¾ máu ngoại, lơn lai, ngoại x ngoại

- Thức ăn - dinh dưỡng: cho ăn KP có hàm lượng Pr cao thì sẽ nang cao đc tỷ lệ nạc, nhất là khi có đủ lysine.

- giữ nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho từng giai đoạn lợn: có thể chia theo lợn nuôi thành 3 giai đoạn sau để phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và tiêu hóa của lợn

a> giai đoạn 1: tính từ lúc nuôi đến 30kg giai đoạn này tế bào cơ và xương đang PT mạnh nên cần cung cấp nhieuf Pr, VTM, khoáng. Giai đoạn này khả năng tiêu hóa t/ă thô xanh kém nên ưu tiên cho lợn có tỷ lệ t/ă tinh cao trong KP, các thức ăn dễ tiêu, chất lượng tốt.

b> Giai đoạn 2 từ 31-60kg: g/đ này TB cơ và xương đang PT mạnh ở g/đ này nên nuôi tạo khung, ko nên để lợn béo sớm để giai đoạn sau lợn tăng trọng nhanh hơn

c> giai đoạn 3 từ 61-100kg: g/đ này hệ cơ và xương PT chậm lại sự tích lũy mỡ bắt đầu mạnh, tính them ăn của lợn giảm, ở giai đoạn này nên giảm t/ă thô xanh, tăng tỷ lệ t/ă tinh, nên hạn chế t/ă giàu Pr để ko lãng phí. Hạn chế t/ă giàu năng lượng để khi giết lợn có tỷ lệ nạc cao hơn.

g/đ này có thể bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng nhưng chư ý chọn những loại tốt ko ảnh hưởng đến chất lượng thịt và ko ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung.

 giai đoạn 1 và g/đ 2 có thể cho ăn tự do còn g/đ 3 nên cho ăn hạn chế để giảm mỡ

- cho lợn uống nước đầy đủ

- phải thường xuyên tắm mát cho lợn và làm mát về mùa hè nhất là giai đoạn cuối và chú ý giữ ấm cho lợn vào mùa đông nhất là giai đoạn 1

- giữ vệ sinh chuồng trại, thường xuyên quét dọn và phun thuốc khử trùng. Càn tiêm phòng đầy đủ cho lợn các bệnh tụ huyết trùng, LMLM, PTH, đóng dấu

- nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho lợn là

GĐ 1: 20-220C

GĐ 2: 18-200C

GĐ 3: 16-180C

(hết câu 33)

Câu 34: Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt.

1- Nuôi dưỡng lợn thịt

Ở Miền Bắc nuôi nhiều giống lợn ½ máu ngoại goi là lợn hướng kiêm dụng.Lợn ¾ máu ngoại gọi là lợn lai hướng nạc.lợn ngoại,lai ngoại nhân ngoại,gọi là lợn nạc,siêu nạc,nuôi muôi lợn thịt thuộc hướng nào cũng lên nuôi theo 3 giai đoạn để phù hợp vơi đạc điểm sinh trưởng và tiêu hóa của lợn.

a) g/đ 1: tính từ núc nuôi đến 30 kg.

ở giai đoạn này tb cơ và tế bào xương đang phát triển mạnh nên cần cung cấp nhiều pro.., vitamin,khoáng.khả năng tiêu hóa thức ăn xanh thô,kém nên cần ưu tiên cho lợn có thức ăn tinh cao trong khẩu phần, các loại thức ăn rễ tiêu,chất lượng tốt.

b): từ 31-60 kg.

Ở giai đoạn này tế bào cơ và tế bào xương đang phát triển mạnh.ở tháng cuối mới có khả năng tích mỡ mạnh lợm có khả nang tiêu hóa và gấp thu các chất dinh dưỡng cao,lợn phàm ăn.dễ nuooicho lên đối với lợn ½ máu ngoại có thể nuôi tận dụng để dành thức ăn tốt cho giai đoạn 1.

ở giai đoạh này nên nuôi tạo khung,k lên để lợn béo sớm để giai đoạn sau lợn tăng trọng nhanh hơn.

C) g/đ 3: từ 61 -100kg giai đoạn này hệ cơ và hệ xương đã phát triển chậm lại sự tích lũy mỡ bắt đầu mạnh,tính them ăn của lợn giảm.

ở giai đoạn này nên giảm thức ăn xanh, tăng tỷ lệ thức ăn tinh, nên hạn chế thức ăn giàu Pr để ko lãng phí.

Trong nuôi dưỡng có thể tăng thức ăn giàu năng lượng để lợn tích lũy mạnh, tăng trọng nhanh hoặc có thể hạn chết t/ă giàu năng lượng để khi giết thịt có tỷ lệ nạc cao hơn.

GĐ này đối với lợn thịt có thể bổ sung các chất kích thích sinh trưởng nhưng chú ý chọn loại tốt ko ảnh hưởng đến chat lượng thịt và ko có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung

- GĐ 1 và GĐ 2 có thể cho ăn tự do còn GĐ 3 nên cho ăn hạn chế để giảm mỡ

- chú ý cho lợn uống nước đầy đủ

- Nhu cầu dinh dưỡng cung cấp theo giống và theo giai đoạn:

2> Chăm sóc lợn thịt

- Giữ vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh sạch sẽ, nêu nuôi nhiều nên xây bể Bioga

- phải thưởng xuyên tắm cho lợn và làm mát về mùa hè, nhât là giai đoạn cuối và chú ý giữ ấm cho lợn con vào mùa đông, nhất là ở giai đoạn 1 khi sức đề kháng of lợn kém. ở giai đoạn này ko cần sưởi ấm nhưng phải che chuồng

- giữ vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên quét dọn chuồng và phun nước khử trùng nên áp dụng phương thức cùng vào cùng ra để có thời gian trống chuồng thuần lợi cho việc khủ trùng  theo phương thức này thì hạn chế đc dịch bệnh và cần tiêm phòng đầy đủ cho lợn các bệnh tụ huyết trùng, LMLM, phó T/H, đóng dấu

- nên phân lô hợp lý: khi ghép đàn nên ghép ngày tuổi và k/lượng tương đương nhau

Giai đoạn 1 nên ghép 15-16con/ô và diện tích càn đảm bảo là 0.3-0.4m2/con

Giai đoạn 2 ghép khoảng 13-14con/ô và S cần đảm bảo là 0.5-0.6m2/con

Giai đoạn 3 ghép khoảng 8-10 con/ô S đảm bảo là 0.8-1m2/con

- Nhiệt độ nuôi thích hợp cho từng g/đ là

Gđ 1 là 20-220C

Gđ 2 là 18-200C

Gđ 3 là 16-180C.

(hết câu 34)

Câu 35:Trình bày P2 lai trở ngược và lai cải tạo ở lợn? VD.

1- Lai trở ngược( lai phản giao)

Là p2 dùng con cái lai F1 cho pối ngược lại với con đực của giống bố hoặc mẹ.VD: con đực Y x con cái F1 ( Yoreshire x Móng cái)

Y

Đây cũng là phương phap lai kinh tế đơn giản

2- Lai cải tạo.

Ngược với lai cải tiến; khi lai cải tạo thì giống đi cải tạo được sử dụng nhiều lần .Còn giống bị cải tạo chỉ sử dụng 1 lần hoăc thường được dừng lại ở đời F3, khi lượng máu của giống đi cải tạo chiếm 7/8 còn lượng máu của giống bị cải tạo chỉ còn 1/8

VD: A

P2 này được sử dụng khi 1 giống lợn nào đó có nhiều nhược điểm cần cải tạo.Khi dừng lại ở F3 pải cho tự giao để củng cố đặc điểm của giống

-Trước đây ở nước ta đã sử dung giống MC để cải tạo giống lợn cỏ ở miền trung

- Đối với lợn nước ta nên cho cải tạo đàn lợn móng cái.

(hết câu 35)

Câu 37 kỹ thuật cai sữa lợn con và kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con cai sữa sớm.

1-Kỹ thuật cai sữa cho lợn con| .

+Cai sữa cho lợn con sớm hay muộn phụ thuộc vào từng cơ sở của từng giai đoạn.

Để cai sữa sớm cho lợn con cần đảm bảo những ĐK sau:

-Cung cấp đầy đủ thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao

-Có chuồng nuôi tốt

-Lợn con pải khỏe mạnh, ko bị bệnh

-Lợn con đã biết ăn tốt và nhanh lớn

-Đối với lợm con giống lợn ngoại thì pải đạt 5kg trở lên

-Cai sữa sớm cho lợn con có nhiều tác dụng:

+Giảm hao hụt cho lợn mẹ,tăng lứa đẻ trên 1 năm

+Giảm chi phí cho sx khối lượng lợn con cai sữa

* Kỹ thuật cai sữa: Trước khi cai sữa khoảng 3 ngày thì nên ngăn lợn con ra, giảm rần số lần cho bú và đến ngay tách hẳn thì nên chuyển lợn con đi xa chuồng lợn mẹ và các lợn khác càng tốt để hạn chế lợn con bị lây bệnh.

2- Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con cai sữa sớm.

-Đối với lợn con ở giai đoạn đang bú sữa thì nên cho ăn tự do

-Pải thường xuyên tắm mát cho lợn và làm mát về màu hè, nhất là giai đoạn cuối.Chú ý nên giữ ấm cho lợn về mùa đông nhất là ở giai đoạn 1 khi sức đề kháng của còn kém .Ở giai đoạn này ko cần sưởi ấm nhưng pải che chuồng.

-Giữ vệ sinh chuồng nuôi, thường xuyên quets dọn chuồng, pun thuốc khử trùng.Nên áp dụng phương thức cùng vào cùng ra để có thời gian chống chuồng thuận lợi cho việc khử trùng.Theo PT này thì hạn chế được dịch bệnh

-Cần tiêm phòng đầy đủ cho lợn các bệnh như:THT; LMLM; PTH; DDL

-Nên phân lô hợp lý: khi ghép đàn nên ghép ngày tuổi và KL tương đương nhau.

gđ 1: nên ghép 15-16 con/ổ.Diện tích đảm bảo 0,3-0,4m2/con

gđ 2: ghép khoảng 13-14con/ổ.S đảm bảo 0,5-0,6m2/con

gđ 3: ghép khoảng 8-10con/ổ.S đảm bảo 0,8-1m2/con

-Mât độ nuôi thích hợp cho từng giai đoạn là:

Gđ 1: khoảng 20-220c

Gđ 2: k 18-200c

Gđ 3; k 16-180c

(hết câu 37)

Câu 38: những giống lợn - những loại lợn thường được sử dụng trong CN lợn nạc ở nước ta.

1- những giống lợn ngoại:

a - lợn Landrace - hướng nạc

nuôi tại xn giống tam đảo, đông á ... suất sứ từ đan mạch

-toàn thân có lông da trắng tuyền, tầm vóc to , dài mình ngực nông, thể chất ko vững chắc, tai to dài che phủ xuống mặt lưng thẳng sườn tròn bụng gọn ,phần sau phát triển hơn phần trước, mông xuôi

-lơn Landrace được dung trong lai kt với các giống lợn nội để tăng cao kl, tỷ lệ nạc cho lợn nuôi nạc.

b- lợn Duroc - hướng nạc - nuôi tại tam đảo.

lông da có màu vàng nhạt và sẫm. ngoại hình cân đối mõm thẳng, tai to ngắn cúp che mắt, thích ứng cao , đẻ con ít 8-9con/ổ, sữa kém, phẩm chất thịt tốt

- lợn dược dùng trong lai kt để tạo con lai nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh

c- lợn Hampshire - hướng nạc

tầm vóc tb lông đen, có khoang trắng quanh vai và phần trước thân: tai nhỏ dựng đứng, mặt thẳng và dài, chân trước khỏe và thấp lợn dễ nuôi, sức chịu đựng cao , sinh sản từ 8-10con/lứa, mắn đẻ, tỷ lệ nạc cao.

- trong lai kt lợn Hampshire chọn làm dòng bố chủ yếu ở các cơ sở giống để cung cấp con đực cho lai kt nuôi thịt hướng nạc.

d- lợn Yorkshire large white hướng nạc

giống lợn này được pha máu giữa giống lợn châu á và lợn châu âu được chọn lọc nhân giống ở vùng york shire nước Anh thế kỷ 19

- Lơn York Shire LW dòng đực có tỷ lệ nạc cao, dòng nái sinh sản cao, lợn có hình chữa nhật mắn đẻ, sai con nuôi con khéo, chịu được gian khổ, chất lượng thịt tốt. dung trong lai kinh tế với lợn nội để tạo con lai nuôi thịt đạt khối lượng giết thịt cao hoặc chọn 1 số con lai đạt chỉ tiêu kinh tế cao để tiếp tục cho lai theo hướng nạc cao

e- Lợn DE (Edel ở Đức) - hướng nạc

Lợn DE được nuôi ở các trại đông á , suối dầu, tiền giang, tây ninh, an khánh và nam hà. Lợn DE sinh đẻ cao, đẻ 10-12con/ lứa

Dòng DE cho lai với lợn nái móng cái tao con lai nuôi thịt tỷ lệ cao 35-45%

2- các giống lợn nội

a- lợn trắng phú khánh

lợn trắng long thưa, da mỏng có 12 vú trở lên. Lợn có hình thức hướng nạc mỡ nuôi theo hướng nạc

b- lợn Ba xuyên - thuộc nhiêu: hướng mỡ - nạc

- Lợn ba xuyên dung làm nái nền cho lai với lợn ngoại đạt tỷ lệ nạc cao

- Lợn thuộc nhiêu da trắng tuyền trên da có bớt đen nhỏ đẻ 8-9 con/lứa. tỷ lệ nạc đạt 47-49%

c> Móng cái: dùng làm nái nền cho lai với lợn ngoại đạt tỷ lệ nạc cao

3- lợn lai thương phẩm

- lợn lai thương phẩm là những con lai đê nuôi giết thịt, ko nuôi làm giống. Tùy công thức lai, phương thức nuôi cho tỷ lệ nạc khác nhau

* Tại TPHCM

- Lấy lợn york Shier miền nam làm nái nền cho lai với đực Landrace tạo con lai F1

+ lai F1 (Ys + LD)x đực DUROC, HS, DE để tạo con lai 3 máu nuôi thịt

+ F1 (YS+LD)x F1(LD bỉ x DR)  tạo con lai 4 máu nuôi thịt

* các tỉnh Nam bộ

-Dùng lợn thuộc nhiêu, Ba xuyên làm nái cho lai với lợn đực Ladrace  F1 (TNxLD)

Cho cái F1 (TNxLD)x DR, Hampshire, DE  tạo lợn lai 3 máu hoặc cho náu YSxLD F1 cho lai tiếp với đực DR, HS, DE 3 máu

* Phú khánh trở vào lấy lợn trắng phú khánh làm nái nền lai với đực LD tạo ra  F1 (PKxLD) lấy cái F1 (PKxLD)x DR, HS,DE  con lai 3 máu

Hoặc sử dụng công thức YSxLD  F1x DR,HS,DE.

* từ khánh hòa đến quảng ngãi

Dùng móng cái làm nái nền, một số dung lợn ỉ lai với YS, DE  F1

F1(MCxYS), F1(IxYS), F1(MCxDE), F1(IxDE)

Lấy F1x LD, DR, HS  tạo con lai 3 máu

* Các tỉnh phía bắc

- Chủ yếu dung lợn MC làm nái nền, một số ít nơi dung lợn ỉ cho lai với đực YS, DE  F1 tiếp tục cho lai đực LD, DR, HS.

- Một số thành phố sử dụng công thức lai của xí nghiệp CN tam đảo nuôi lợn 3 máu

YS x LD F1(YS x LD) x DR

F1(YS x LD) x HS

Trong cả nước đang phấn đấu trong thời gian ngắn nhất, cả nước chỉ nuôi lợn lai 3 máu (nội x ngoại x ngoại) và (ngoại x ngoại x ngoại) theo sơ đồ trên ở các vùng thì mới tạo được lợn thịt nhiều nạc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Tạo thức ăn giàu NL đủ Pr cho các giai đoạn nuôi lợn nac, đủ Lysin cần thiết cho tạo nạc.

(hết câu 38)

Câu 39: Những điều kiện để phát triển chăn nuôi lợn nạc.

-Để pt và cn lợn nạc thì đk cần thiết pải là:Di truyền và dinh dưỡng.

1-Giống: Chọn những con lợn hướng nạc: Landrace, Duroc...

-Những giống lợn cao sản hướng nạcđược đăc trưng bởi;

+Dạng hình dài, pía mông phát triển hơn pía đầu

+Tỷ lệ nạc cao trong thành pần thitf sẻ

+Tiêu tốn TĂ/1Kg tăng trọng thấp hơn co với các giống hướng #

+Hệ số di truyền và tỷ lệ nạc cao, khá ổn định.

+Hoặc dung lợn lai: cho Ỉ, Móng cái x Landrace hoặc Yorkshire cho con lai nuôi thịt tỷ lệ nạc cao.

2- Thức ăn: Neeis nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao thì chất đạm( protein) có ý nghĩa rất lớn vì nó là nguồn tạo ra thịt nạc.Cho lợn ăn đủ chất, đủ lượng và ổn định cho từng giai đoạn pt của lợn.

- muốn nuôi lợn đạt năng suất cao phải cho lợn ăn theo khẩu phần TĂ đã được phối hợp trước, ko nên cho lợn ăn nhiều tă có sẵn trong gđ, những sản phẩm tận thu hoặc những phế phụ phẩm.

3- KT nuôi dưỡng

Nuôi lợn hướng nạc cần đạt những yc sau: lợn lớn nhanh từ lúc sơ sinh, sau cai sữa đến giết thịt, ko có thời gian vỗ béo. Thời gian nuôi ngắn mà đạt khối lượng cao, đảm bảo tăng trọng bình quân 600-650g /ngày.

4- chuồng trại

- chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

- nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi phù hợ từng giai đoạn. gd1:20-220C;gdd2: 18-200C: gdd3: 16-180C

5- vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ

- tiêm phòng THT; LMLM; PTH.

Hết câu.39

Câu 40:Nêu chế độ sử dụng và chăm sóc lợn đực giống

TL: 1-Chế độ sử dụng lợn đực giống.

-Tuổi bắt đầu sử dụng: 8 tháng tuổi

-thời gian sử dụng: theo KH chỉ sử dụng đến 4 năm tuổi

-Cường độ sử dụng:theo quy định của bộ NN và PTNN

Lợn đực nội: 4-5 ngày sử dụng 1 lần

Lợn đực ngoại: 3-4 ngay sử dụng 1 lần

Những lợn đực khỏe và trưởng thành có thể sử dụng 2 ngày 1 lần, cũng ko nên để lợn đực giống nghỉ quá 10 ngày.Nếu ko cần tinh dịch cũng tạo điều kiện cho lợn xuất tinh đều đặn

-Nên cho lợn đực giống đi pối vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát, nên giữ yên tĩnh cho lợn, nên cố định người lấy tinh và người hướng dẫn nhảy giá, hướng dẫn pối trực tiếp

2- Chăm sóc lợn đực giống.

a- Cho vận động thích hợp.

Vì cho lợn đực vận động thích hợp sẽ có nhiều tinh dịch

-Tăng cường phát triển cơ bắp, tăng thể lực

-Hạn chế beis để tăng tính hăng

-Giup cho quá trình tổng hợp VTM D3

-Được thở ko khí trong sạch nên lợn khỏe m,ạnh hơn, có thể diệt 1 số nấm mốc ở trên da.

-Có 2 phương pháp vận động: vận động tự do và vận động cưỡng bức.

+Vận động tự do: là hình cscho lợn ra sân vận động và để tự do vận động.Với PP này thì mỗi ngày cho vận động 2 lần và mỗi lần khoảng 1h

+Vận động cưỡng bức:Là cho người đuổi lợn trên sân vận động và trên sân vận động với vận tốc khoảng 4km/h.Mỗi ngày cho vận động 1 lần khoảng 30 phút

-Kỹ thuật vận động: cần note mùa hè vao buổi sáng cho vận động sớm hơn, chiều cho vận động muộn hơn và ngược lại vào màu đông.

Note: Trước hoặc sau khi pối giống khoảng 30' ko cho vận động cưỡng bức .Tốt nhát là cho từng con vận động hoặc cho 2-3 con vận động chung , nhưng chú ý phải huấn luyện cho chúng quen nhau tránh cắn nhau, ko cho nhảy lên lưng nhau

b- Chuồng trại

Chuồng của lợn đực nên ưu tiên đạt trước hướng gió vì ngoài được thở KK trong lành mà còn kích thích lợn cái động dục sớm hơn

-Chuồng lợn nên đặt theo hướng Nam hoặc Đông nam ddeeeer mát về màu hè và ấm về màu đông.

-Đối với lợn đực ở giai đoạn hậu bị có thể nhất 2-3 con/ổ

-Đối với lợn đực làm việc thì nên nhốt 1con/ổ

_Chuồng lợn đực pải cao giáo, chắc chắn, cao từ 1,3m trở lên để lợn ko ra ngoài được

-Diện tích bảo đảm cho lợn hậu bị:4-5m2/con, còn đối với lợn đực làm việc thi: 5-6m2/con

-Độ dốc của nền chuồng khoảng 3% là thích hợp.Theo KH thì ko nên đặt chuồng lợn đực ở gần chuồng lợn cái

Hết câu.40

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lớn