toyota

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I, GIỚI THIỆU VÊ CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM

·         Tên đầy đủ: Công ty ô tô Toyota Việt Nam

·         Tên viết tắt của DN: Toyota Việt Nam (TMV)

·         Ngày thành lập: 5/9/1995 (chính thức đi vào hoạt động 10/1996)

·         Loại hình DN: Công ty liên doanh

o    Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (70%)

o    Tổng công ty máy động lực & máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) (20%)

o    Công ty TNHH KUO Singapore (10%)

o    Tel: (0211)3.868.100-112

o    Fax: (0211)3.868117

o    Website: www.toyota.com.vn

o    Trụ sở chính: Phương Phúc Thắng-Thị Xã Phúc Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngành nghề kinh doanh của DN (Số giấy phép: 1367/GP)

Theo giấy đăng kí số 1367/GP ngày cấp 05/09/1995, nơi cấp sở KH-ĐT tỉnh vĩnh phúc, ngành nghề kinh doanh chính của DN là :

-         Sản xuất các sản phẩm xe : động cơ, thân xe, các bộ phận oto.

-         Lắp ráp hoàn thiện xe

-         Các dịch vụ : bảo trì, bảo dưỡng, sơn, sửa…

Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của DN (SBU) (chỉ rõ một số hoạt động kinh doanh chính mà DN đang triển khai)

SBU1: Hàng trong nước

SBU2: Hàng xuất nhập khẩu

Tầm nhìn chiến lươc, sứ mạng kinh doanh của DN:

·         Tầm nhìn chiến lược: Chiến lược trong 10 năm tới của Toyota( được đưa ra vào  ngày 9-3-2011):

+  Tập trung vào các thị trường đang phát triển.

+ Toyota lên kế hoạch cắt giảm nhân lực và rút gọn ban điều hành xuống còn 17 người hoặc ít hơn.

  + Mục đích: tăng trưởng doanh số sau cuộc khủng hoảng thu hồi lớn nhất mà Toyota phải hứng chịu trong thời gian vừa qua. Một phần trong kế hoạch là tập trung cho các thị trường mới nổi và bước đi đầu tiên bằng việc giới thiệu mẫu compact giá rẻ Etios tại Ấn Độ vào tháng 12 tới, sau đó lần lượt đến các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan và Brazil.

+Từng bước chiếm lĩnh thị trường và lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng,

·         Sứ mạng kinh doanh:

Toyota nổi tiếng với 14 nguyên tắc quản lý trong kinh doanh của mình. Giờ đây nó không chỉ là của riêng Toyota mà còn là những nguyên tắc quản lý nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp theo đổi. Và đó cũng là sứ mạng kinh doanh của Toyota:

1.      Ra các quyết định quản lý dựa trên triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn

2.      Tạo ra một chuỗi quy trình liên tục làm bộc lộ sai sót

3.      Sử dụng hệ thống kéo để tránh sản xuất quá mức

4.      Bình chuẩn hoá khối lượng công việc – hãy là việc như chú rùa, chứ đừng như chú thỏ

5.      Xây dựng thói quen biết dừng lại để giải quyết trục trặc, đạt chất lượng tốt ngay từ đầu

6.      Chuẩn hoá các nghiệp vụ là nền tảng của cải tiến liên tục và giao quyền cho nhân viên

7.      Quản lý trực quan để không có trục trặc nào bị che khuất

8.      Chỉ áp dụng các công nghệ tin cậy, đã được kiểm chứng toàn diện để phục vụ cho quy trình và con người của công ty

9.      Phát triển những nhà lãnh đạo, người hiểu thấu đáo công việc, sống cùng triết lý và truyền đạt lại cho người khác

10.   Phát triển các cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý của công ty

11.   Tôn trọng mạng lưới đối tác và các nhà cung cấp bằng cách thử thách họ và giúp họ cải tiến

12.   Đích thân đi đến và xem xét hiện trường để hiểu tường tận tình hình

13.   Ra quyết định không vội vã thông qua sự đồng thuận và xem xét kỹ lưỡng mọi khả năng, rồi nhanh chóng thực hiện

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản :

-         Vốn lưu động : 120 triệu USD

-         Vốn cố định : 43 triệu USD

-         Tổng số vốn : 163 triệu USD

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 :

Do khủng hoảng kinh tế cũng như các loại thuế và lệ phí ô tô mới đã được đưa vào thực thi, năm 2012 được coi lànăm hết sức khó khăn đối với thị trường ô tô Việt Nam nói chung và TMV nói riêng. Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ và hợp tác tích cực từ phía các cấp, đặc biệt là sự tin tưởng của khách hàng cũng như những nỗ lực không ngừng  của các thành viên TMV trong việc nâng cao kiểm soát chất lượng và quản lý sản xuấtvới nhiều hoạt động cải tiến được áp dụng tại dây chuyền sản xuất, TMV đã giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường ô tô và đạt được một số thành tựu đáng kể trong năm vừa qua. Cụ thể như sau:

 

Hoạt động bán hàng:

Doanh số bán hàng trong năm 2012 của TMV đạt 24,927 xe, chiếm 31% thị phần VAMA và nâng tổng doanh số bán tích lũy lên hơn 231,000 xe. Để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa và sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, TMV đã giới thiệu ra thị trườngcác mẫu xe mới nâng cấp với nhiều cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: Innova vàFortuner mới, Camry hoàn toàn mới, Toyota 86, Hiace, Land Cruiser Prado, Yaris RS, Altis 2.0RS mới. Đặc biệt, 5 mẫu xecủa TMV luôn đứng đầu trong danh sách TOP 10 chiếc xe bán chạy nhất tại Việt Nam trong năm 2012, bao gồm :




Hoạt động sau bán hàng:

Trong năm 2012, các trạm dịch vụ của Toyota đã đón nhận hơn 476,000 lượt xe vào làm dịch vụ. Bên cạnh đó, doanh thu phụ tùng chính hiệu Toyota đạt gần 744 tỷ đồng, tăng 26.1% so với năm2011 và tăng 3.3% so với mục tiêu đề ra.Cùng với những nỗ lực không ngừng theo đuổi sự hoàn thiện để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho khách hàng, dịch vụ sau bán hàng của TMV luôn được đánh giá ở vị trí cao nhất trong thị trường ô tô Việt Nam. Và điều này đã được minh chứng rõ ràng khi TMV giữ vị trí số 1 về chỉ số hài lòng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng theo xếp hạng của hãng nghiên cứu thị trường uy tín J.D.Power Asia Pacific .

Hơn nữa, trong năm qua, TMV cũng đã mở rộng thành công Dịch vụ Sửa chữa nhanh cho các đại lý mới và hiệncó22 đại lý của TMV đã thực hiện dịch vụ Sửa chữa nhanh cho khách hàng. Bên cạnh đó, Dịch vụ Sửa chữa Vết xước trong 4h - một trong những nỗ lực lớn nhất và đổi mới mang tính đột phá của Toyota Việt Nam để mang lại dịch vụsửa chữa sơn mới nhất cho khách  hàng, cũng đã được triển khai trong toàn bộ hệ thống đại lý của Toyota. Với phương châm "Khách hàng là trên hết", Dịch vụ Sửa chữa Vết xước trong 4 giờ và Dịch vụ Sửa chữa nhanh đãmang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất bởi dịch vụ nhanh chóng, đơn giản hóa thủ tục, kĩ năng tay nghề cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

 

Thành công trong lĩnh vực xuất khẩu:

Trong năm 2012, giá trị xuất khẩu phụ tùng của TMV đạt trên 38 triệu USD – con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng21,1% so với năm 2011 và góp phần nâng tổng giá trị kim nghạch xuất khẩu tích lũy lên hơn 207 triệu USD sau hơn 7 năm trung tâm xuất khẩu  phụ tùng Toyota đi vào hoạt động. Hiện nay, TMV đã xuất khẩu 3 loại phụ tùng ôtô, bao gồm: ăng ten, van khí thải và bàn đạp chân ga đến 13 khu vực của 10 nước trên thế giới bao gồm Thái Lan,Indonesia, Phillipines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Mỹ, Venezuela, Đài Loan và Pakistan. Bên cạnh việc sử dụng cho các sản phẩm IMV trên toàn cầu, những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace.

II,PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM

1, PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

 (Các) Ngành  kinh doanh  của doanh nghiệp :

Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian qua đạt 17,44%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2012 số lượng xe lắp ráp trong nước chỉ còn hơn 72 nghìn xe, giảm 31% so với năm 2011. Mặc dù vậy, theo dự báo, đến năm 2020, có thể đạt 2 triệu đến 3,5 triệu xe ô tô các loại.

Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :

Mới xuất hiện

Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô (Mô hình PESTEL) :

 

 

 

 

1.     Nhân tố chính trị.

Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định về chính trị. Quan điểm của Nhà Nước và Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Một doanh nghiệp khi kinh doanh quốc tế tại một thì trường nước ngoài cần quan tâm tới chính trị của quốc gia đó. Một quốc gia có chính trị ổn định thì doanh nghiệp mới có thể kinh doanh ổn định và lâu dài. Do vậy, nhân tố chính trị có tác động khá lớn tới doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

2.     Nhân tố luật pháp :

Từ năm 2001 thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô. Coi ngành này là một ngành cần được ưu tiên phát triển để phục vụ các ngành kinh tế khác. Hơn nữa cho phép các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được vào thị trường Việt Nam. Đây là yếu tố thuận lợi tác động lớn tới quyết định kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường Việt Nam

Tuy nhiên hệ thống luật pháp của Việt Nam còn lỏng lẻo và nhiều kẽ hở. Do vậy, là thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

3.     Nhân tố môi trường sinh thái.

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý khá thuận lơi, nằm trong khu vực Đông Nam Á, khối ASEAN là các quốc gia có nền kinh tế đang pháp triển. có đường bờ biển dài thuận lợi giao thông đường thủy giúp doanh nghiệp dễ dàng vận chuyển sản phẩm của mình đi các nước khác.

4.     Nhân tố kinh tế :

Việt Nam được coi là quốc gia thị trường mới nổi, nên kinh tế đang trên đà phát triển, do vậy rất hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Do vậy tạo cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh đó Việt Nam lại là nước có tỷ lệ lạm phát ở mức khá cao, hệ thống tiền tệ đang dần hoàn thiện. Do vậy, đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

5.     Nhân tố công nghệ :

Ở Việt Nam, khoa học công nhệ nói chung chưa phát triển, trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Do vậy là thách thức với doanh nghiệp.

6.     Nhân tố văn hóa – xã hội.

Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn. Là một thị trường trẻ đầy tiền năng. Lao động dồi dào. Là cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đầu tư vào.

 

Đánh giá cường độ cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) :

v    Tồn tại các rào cản ra nhập ngành :

Sau gần 10 năm thực hiện quy hoạch, theo đánh giá của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đến năm 2012, cả nước đã có 56 doanh nghiệp lắp ráp ô tô (18 doanh nghiệp FDI và 38 doanh nghiệp trong nước), mỗi năm đạt tổng công suất sản xuất lắp ráp xe khoảng 458.000 xe/năm, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, các doanh nghiệp trong nước chiếm 53%. Đóng góp thu ngân sách nhà nước khoảng hơn 1 tỷ USD/năm và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu xe trong nước.

Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách thuế vô cùng khắt khe với mặt hàng ô tô nhập khẩu để hạn chế việc nhập kkhẩu ô tô tại Việt Nam. Theo đó, về thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cần giữ nguyên ở mức thuế 50% cho tới năm 2018 và không giảm dần theo lộ trình cũ. Cùng với đó tăng thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện lên bằng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc đối với các loại xe không đạt tỷ lệ nội địa hóa 40%.

Đối với dòng xe chủ lực cần giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt và 50-70% lệ phí trước bạ để kích thích tiêu dùng. Việc sản xuất dòng xe chủ lực được hưởng thuế suất 0% hoặc mức sàn cho nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, nguyên, vật liệu (trong nước chưa sản xuất được) đến năm 2018. Mặt khác, kiến nghị Bộ Tài chính có cách tính phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cạnh tranh cho sản xuất trong nước

Việc thị trường ô tô nội địa còn quá nhỏ bé khiến cho nhiều doanh nghiệp tỏ ra không mặn mà khi tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ khiến cho việc kêu gọi đầu tư vào ngành gặp nhiều khó khăn cũng như phần nào làm mất đi lợi thế cạnh tranh. Thêm vào đó cơ chế chính sách thuế, phí không ổn định cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, chỉ đạt bình quân khoảng 7 – 10% đối với xe con và 35-40% đối với xe tải nhẹ. Hiện giá thành sản xuất ô tô trong nước cũng cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

v    Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng :

Có thể thấy, mặc dù đã bước đầu hình thành được ngành công nghiệp phụ trợ nhưng năng lực còn hạn chế. Đến nay mới chỉ có 210  doanh nghiệp tham gia vào ngành này và chủ yếu chỉ sản xuất được các phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia và chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Hầu hết các phụ tùng hoặc bộ phận máy móc quan trọng đều phải nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc…nên các nhà máy ô tô của Việt Nam phải phụ thuộc khác nhiều vào việc cung cấp thiết bị máy móc từ các nước khác trên thế giới!

v    Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng :

Vào thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam có rất nhiều mẫu xe đa dạng và phong phú. Từ các mẫu xe giá rẻ bình dân đến các xe hạng sang và siêu sang đều được có mặt tại Việt Nam. Khách hàng giờ đây khi mua xe đã có thêm rất nhiều lựa chọn mới cho mình. Việt Nam là nước đang phát triển, tốc độ tăng trường của khách hàng qua các năm là rất lớn nhưng vẫn không lớn bằng tốc đô tăng trưởng của các dòng xe ở Việt Nam. Vì thế, khách hàng có rất nhiều quyền lực trong việc tìm kiếm, chọn lựa những mẫu ô tô chất lượng và giá cả phù hợp nhất với mình. Các nhà sản xuất cũng dần tìm hiểu về sở thích riêng của người Việt và cho ra đời những dòng sản phẩm phù hợp hơn.

v    Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành :

Thị trường cạnh tranh quyết liệt: Cuộc so kè trên thị trường ôtô ngày càng nóng hơn 
với việc 11 liên doanh liên tiếp tung ra các dòng xe mới có nhiều tính năng phù hợp với 
môi trường Việt Nam. Thị trường ô tô Việt Nam đang nóng lên từng ngày.    

Trước tình hình xe ngoại nhập phải chịu thuế suất cao, các hãng ô tô trong nước đã nắm 
bắt cơ hội này để lấy lại vị thế, sau khi bị xe nhập vượt mặt một thời gian. Điều này đã 
được chứng minh qua doanh số bán hàng trong tháng 4-2008 với 13.271 chiếc xe nội địa 
đã được tiêu thụ. Cũng trong tháng 3, các mẫu xe nội đã lập nhiều kỷ lục mới, trong đó 
đáng kể nhất là Toyota. Hãng này đã xuất xưởng 1.521 chiếc Innova, vượt xa mẫu 
Captiva của Vidamco (GM-Daewoo) với doanh số 619 chiếc. Bên cạnh đó, tình trạng xếp hàng, đợi xe xuất hiện trở lại với các hãng ô tô lắp ráp trong nước. Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng tăng và để sở hữu một chiếc ô tô cũng không quá khó đối với nhiều người dân. Nhưng, vấn đề đặt ra là chỉ những chiếc ô tô tầm trung, mức giá vừa phải mới thu hút nhiều người sử dụng. Còn với xe ngoại nhập, các thượng đế phải trả một mức giá cao hơn mức thu nhập của nhiều người hiện nay. Đó là lý do xe nội được ưa thích hơn xe ngoại. Đơn cử, một chiếc Toyota Camry 2.4L nhập khẩu hiện có giá bán khoảng 56.000USD sẽ tăng thêm khoảng 3.000-5.000USD nữa tức là khoảng từ 59.000-61.000USD. So với xe cùng loại trong nước lắp ráp hiện nay cao hơn từ 8.000-10.000 USD/xe.  
Như vậy, sự chênh lệch giữa xe lắp ráp trong nước và xe nguyên chiếc nhập khẩu sẽ gia 
tăng và điều này sẽ đem lại nhiều ưu thế cho các hãng ô tô trong nước do giá mặt bằng 
tăng ở mức cao. 

v    Đe dọa từ các sản phẩm thay thế :

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, sản phẩm thay thế xe ô tô chính là các xe máy, và các phương tiện công cộng như xe bus. Xe máy được nhiều người Việt Nam ưa chuộng vì giá cả hợp lý, dễ sử dụng. Do vậy, đe dọa từ sản phẩm thay thế là khá lớn làm cho cường độ cạnh tranh trong ngành tăng.

v    Đe dọa từ các ra nhập mới :

Đặc điểm lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là thị trường nội địa quá nhỏ, mức sống thấp, sức mua hạn hẹp, trong khi có quá nhiều nhà lắp ráp, gồm 12 liên doanh (kể cả Honda Việt Nam mới được cấp phép) và hơn 160 doanh nghiệp trong nước. Nên trong thời gian tới sẽ không có hoặc có rất ít các doanh nghiệp ô tô ra đời tại Việt Nam. Nhất là nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Đánh giá :

Cường độ cạnh tranh trung bình

Ngành không hấp dẫn

Xác định các nhân tố thành công chủ yểu trong ngành (KFS) :

1-    Thương hiệu sản phẩm

2-    Quy mô sản xuất

3-    Khả năng Marketting

 

Xây dựng mô thức EFAS

Các nhân tố bên ngoài

Độ quan trọng

Điểm xếp loại

Điểm quan trọng

Giải thích

Cơ hội

Nhu cầu tăng do cơ sở hạ tầng phát triển

0,2

4

0,8

Nhu cầu phương tiện đi lại tăng cao

Nền kinh tế dần phục hồi

0,15

3

0,45

Nền kinh tế có dấu hiệu bàng quang

Dân số tăng nhanh

0,15

3

0,45

Khuyến khích phát triển kinh tế

Đe dọa

Cạnh tranh

0,2

4

0,8

Cạnh trang khốc liệt giữa các hãng oto nổi tiếng trên thế giới

Các dịch vụ marketing

0.1

3

0,3

đa dạng hóa dịch vụ và các hình thức Mar ngày càng phát triển

Giá nhiên liệu

0,15

4

0,6

Giá xăng dầu liên tục leo thang

Yêu cầu cao về chất lượng

0,05

2

0,1

Yêu cầu khắt khe về chất lượng

Tổng

1

3,5

2,PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

*Sản phẩm chủ yếu:

- Sản xuất và lắp rắp tại VN: Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner
- Kinh doanh xe nhập khẩu: Land Cruiser, Hilux, Yaris, Land Cruiser Prado, Hiace và Toyota 86.

- Sản xuất phụ tùng xuất khẩu chủ yếu là: ăng ten, van điều hòa khí xả và bàn đập chân ga.

*Thị trường:

          Toyota Việt Nam chủ yếu lắp ráp và nhập khẩu xe để phục vụ cho khách hàng nội địa. Tuy nhiên,với việc thành lập Trung tâm xuất khẩu Toyota, TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu là ăng ten, van điều hòa khí xả và bàn đạp chân ga. Các sản phẩm này được xuất sang những nước nằm trong dự án IMV toàn cầu của Toyota. Bên cạnh việc sử dụng cho các sản phẩm IMV trên toàn cầu, những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace. Hiện nay, các sản phẩm của trung tâm được xuất khẩu sang 13 vùng trong tổng số 10 nước bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan.

*Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của Doanh Nghiệp.

Ø Hoạt động cơ bản:

·        Hậu cần nhập: ở nước ta hiện nay nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên hầu hết những bộ phận quan trọng để lắp ráp xe như động cơ máy đều phải nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, Toyota Việt Nam cũng phối hợp sản xuất linh kiện với các nhà cung ứng trong nước. Hiện nay, Toyota Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới, dây chuyền sản xuất với nhiều nhà cung ứng chính như:

1.     Công ty TNHH TOYOTA BOSUKU  HÀ NỘI

Cung cấp bộ ghế, nắp khoang phụ tùng trong xe, tấm ốp cửa, giá đỡ bánh xe dự phòng, thanh ngăn cách.

2.     SHWS/ Công ty hệ thống dây Sumi-Hanel

Cung cấp bộ dây điện

3.     EMTC/ Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu

Cung cấp bộ dung cụ , tay quay kích

4.     YHV/ Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam

Cung cấp bộ dây điện

5.     TD- Tech/ Công ty Phát triển Kỹ thuật Tân Đức

Cung cấp đài

6.     HVL/Công ty TNHH Công Nghiệp Harada

Cung cấp angten

7.     GSV/ Công ty TNHH Ăcquy GS Việt Nam

Cung cấp ắcquy

8.     TMV/ Công ty Toyota Việt Nam

Cung cấp ống xả, tấm sườn xe phải/ trái, tấm trần xe phải/ trái, tấm khoang bánh xe trong/ngoài, phải/trái, sàn xe, ống nhiên liệu, ống phanh, thanh đỡ bảng điều khiển.

9.     DMVN/ Công ty TNHH Denso Việt NamCung cấp bàn đạp,

10.                        và 1 số các nhà cung cấp khác.

·        Sản xuất: Với số vốn đầu tư ban đầu trên 49 triệu USD, trong giai đoạn đầu TMV đã xây dựng dây chuyền sản xuất và lắp ráp với 3 trong 4 công đoạn chính của quy trình sản xuất ô tô là: hàn, sơn và lắp ráp.Đến tháng 3/ 2003, TMV đưa xưởng dập chi tiết thân xe vào hoạt động và trở thành liên doanh đầu tiên tại Việt Nam có cả 4 công đoạn chính: Dập, Hàn, Sơn và Lắp ráp.

Năm 2004, với tổng vốn đầu tư là 5,2 triệu USD Toyota Việt Nam cho xây dựng Trung tâm Xuất khẩu Toyota, Toyota sẽ đặt hàng gia công và mua từ các doanh nghiệp trong nước tất cả các lạo phụ tùng xe hơi, sau đó tiến hành đóng gói, ghi nhãn. Hơn 80% số sản phẩm sẽ được dành cho xuất khẩu sang 1 số quốc gia Châu Á và Nam Mỹ, những nơi chịu trách nhiệm sản xuất 1 loại xe đa dụng hoàn toàn mới của Toyota.

·        Hậu cần xuất

          Các sản phẩm ô tô được lắp ráp tại công ty Toyota Việt Nam sẽ được phân phối cho các đại lý và chi nhánh trên toàn quốc để phân phối đến người tiêu dùng.

          Còn các sản phẩm linh kiện xuất khẩu cho các nhà máy của Toyota trong hệ thống của dự án IMV gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Đài 
Loan, Venezuela và Pakistan

·        Marketing và bán hàng:

          Toyota thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm. Tại các kỳ triễn lãm, thiết kế gian hàng của Toyota đều mang những thông điệp mới mẻ. Toyota VN – DN luôn dẫn đầu thị trường VN trong nhiều năm qua tại Motoshow các thông điệp đều đề cao“Chất lượng, độ bền, độ tin cậy của sản phẩm, sự an toàn và thân thiện với môi trường”.

·        Dịch vụ: Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam thời gian gần đây đã tạo nên nhu cầu rất lớn về dịch vụ sau bán hàng, đặc biệt dịch vụ về sửa chữa thân xe và sơn với mức tăng trưởng trên 35% hàng năm, đã tạo động lực cho TMV và các đại lý luôn không ngừng nỗ lực nâng cao và phát triển các dịch vụ sau bán hàng. 

Ø Hoạt động hỗ trợ:

·        Quản trị thu mua: để tiết kiệm trong việc nhập khẩu các nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất Toyota Việt Nam đã thành lập các công ty phụ trợ:

+ Năm 2003, TMV khánh thành dây chuyền dập vỏ xe tại nhà máy ở Vĩnh phúc.

+ TMV cũng đã mời gọi thành công 1 số nhà cung cấp thuộc Tập đoàn Toyota Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư sản xuất như Denso, Toyota Boshoku, Toyota Gosei…

·        Phát triển công nghệ: công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại cho trung tâm sản xuất linh kiện xuất khẩu theo tiêu chuẩn của tập đoàn Toyota. TMV đưa xưởng dập chi tiết thân xe vào hoạt động và trở thành liên doanh đầu tiên tại Việt Nam có cả 4 công đoạn chính: Dập, Hàn, Sơn và Lắp ráp. Với công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn, TMV đã  cho ra đời không chỉ các dòng xe đạt chuẩn cung cấp cho thị trường nội địa mà còn nhiều linh kiện được xuất khẩu ra nước ngoài.

·        Quản trị nguồn nhân lực: TMV đã thành lập trung tâm đào tạo ngay tại trụ sở chính là Mê Linh để tổ chức các hoạt động đào tạo nội bộ. Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức các trung tâm đào tạo khác tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm, có rất nhiều khóa đào tạo được mở ra và tổ chức  đạo tạo cho khoảng trên 1000 học viên.

·        Cơ sở hạ tầng tổ chức: Bên cạnh trụ sở chính tại Mê Linh, Vĩnh Phúc, công ty Toyota Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng địa điểm cho dự án trung tâm xuất khẩu linh kiện. Với tổng số vốn đầu tư 5,2 triệu USD, Trung tâm sẽ đạt công suất chừng hơn 1 triệu linh kiện mỗi năm. Hơn 80% số sản phẩm sẽ được dành cho xuất khẩu sang 1 số quốc gia Châu Á và Nam Mỹ, những nơi chịu trách nhiệm sản xuất 1 loại xe đa dụng hoàn toàn mới của Toyota.

*Xác định các lợi thế cạnh tranh

- Nguồn nhân lực: chính sách tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực mang tính dài hạn luôn được TMV đặt lên hàng đầu, các nhân viên của Toyota Việt Nam không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các khóa học trong và ngoài nước.

- Công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn theo nền tảng công nghệ sản xuất vượt trội của Toyota toàn cầu, TMV cũng chú trọng tới việc giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất có thể, từ đó hạ giá thành sản phẩm, từ đó các linh kiện của TMV xuất khẩu sẽ có giá rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

- Có mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với các đối tác cung cấp linh kiện trong và ngoài nước ví dụ như TMV đã nỗ lực mời gọi thành công các công ty cung cấp phụ tùng thuộc tập đoàn Toyota đầu tư vào Việt Nam như Denso, Toyota Boshoku Hải Phòng, Toyota Gosei Hải Phòng…để sản xuất phụ tùng đồng thời xuất khẩu các phụ tùng ra toàn cầu.

* Đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

          Ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện ô tô của Việt Nam nói chung và của công ty Toyota Việt Nam nói riêng  vẫn còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Mặc dù cơ sở vật chất được đầu tư rất lớn và đạt tiêu chuẩn theo nền tảng công nghệ của tập đoàn Toyota nhưng khó khăn trong kêu gọi đầu tư từ các công ty cung cấp phụ tùng ngoài nước và việc các công ty sản xuất phụ tùng trong nước lại không đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng mà Toyota đề ra. Do đó, việc xuất khẩu linh kiện ô tô của Toyota Việt Nam gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với những ưu đãi của chính phủ trong công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới hứa hẹn những bước tiến mới cho xuất khẩu linh kiện của TMV.

          Có thể nói, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với các đối thủ trong khu vực. Đặc biệt khi tham gia vào thị trường có nền công nghiệp ô tô phát triển vượt bậc như  Thái Lan thì việc cạnh tranh với các đối thủ sản xuất linh kiện nội địa là vô cùng khó khăn. Do đó, có thế thấy việc xuất khẩu của TMV mới chỉ giới hạn ở việc xuất khẩu các linh kiện đơn giản, phục vụ cho 1 vài dòng xe đặc chủng trong dự án của Toyota toàn cầu.

Thiết lập mô thức IFAS

Các nhân tố bên trong

Độ quan trọng

Điểm xếp loại

Điểm quan trọng

Giải thích

Điểm mạnh

Thị trường

0,2

3

0,6

Chiếm vị trí dẫn đầu ở Việt Nam

Nguồn nhân lực,văn hóa công ty

0,1

4

0,4

Chất lượng,giá rẻ.

Văn hóa tốt

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

0,1

4

0,4

Tốt, đảm bảo

Mẫu xe

0,1

4

0,4

Đa dạng

Tận dụng chi phí

0,2

2

0,4

Giảm chi phí

Điểm yếu

Chất lượng

0,1

4

0,4

Có sự giảm dần

Chuyên gia

0,1

4

0,4

Thiếu

Tốc độ tăng trưởng

0,1

5

0,5

Quá nhanh

Tổng

1

30

3,5

Mô thức tows

Cơ hội

Đe dọa

1,Nhu cầu tăng (O1)

2, cơ hội mở rộng do nền kinh tế dần phục hồi(O2)

3, dân số đông tạo nên khách hàng tiềm năng(O3)

1, cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trên thế giới(T1)

2,đa dạng hóa các dịch vụ, các hình thức marketing ngày càng cao (T2)

3, giá nhiên liệu ngày càng tăng(T3)

4, yêu cầu cao về chất lượng, thân thiện với môi trường(T4)

Điểm mạnh

1, chếm vị trí dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam và xuất khẩu ô tô và linh kiệt lớn nhất Việt Nam (S1)

2,nguồn lực chất lượng và yếu tố văn hóa công ty (S2)

3, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt (S3)

4, có nhiều mẫu xe đa dạng, gây ấn tượng với khách hàng (S4)

Các chiến lược
- Sử dụng các điểm mạnh S2, S3, S4 để tận dụng cơ hội O1.
-Sử dụng các điểm mạnh S1, S2, S3, S4 để tận dụng cơ hội O2.
-Sử dụng các điểm mạnh các điểm mạnh S2, S3 để tận dụng cơ hội O3.

Các chiến lược
-Tận dụng điểm mạnh S1, S2, S3, S4 để vượt qua đe dọa T1.
-Tận dụng điểm mạnh S1 để vượt qua đe dọa T2.
-Tận dụng cơ hội S4 để vượt qua đe dọa T4.

Điểm yếu

1,đang giảm dần về chất lượng(W1)

2, thiếu chuyên gia(W2)

3, tốc độ ăng trưởng quá nhanh (W3)

Các chiến lược
-Hạn chế các điểm yếu W1, W2 để lợi dụng cơ hội O1,O3.
-Hạn chế điểm yếu W3 để lợi dụng cơ hội O2.

Các chiến lược
-Tối thiểu hóa các điểm yếu W1, W2, W3 để tránh đe dọa T4.
- Tối thiểu hóa điểm yếu W1 để tránh đe dọa T1

III,LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP:

1,Chiến lược kinh doanh quốc tế + Phương thức triển khai quốc tế của doanh nghiệp

□ Chiến lược xuất khẩu

Với hoạt động của Trung tâm Xuất khẩu Toyota, TMV đã mở rộng sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu bằng các sản phẩm chủ yếu là ăng ten, van điều hòa khí xả, bàn đạp chân ga. Bên cạnh việc sử dụng cho các sản phẩm thuộc dự án IMV toàn cầu (gồm 10 nước tham gia: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan), những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace. 

Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của TMV đạt trung bình 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cộng dồn lên 67,3 triệu USD (đến hết tháng 10/2007). Theo kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu của TMV sẽ tiếp tục tăng: trên 25 triệu USD trong năm 2008 và gần 30 triệu USD trong năm 2009. 

□ Chiến lược toàn cầu hóa

Với chiến lược toàn cầu, công ty đang tìm cách kiểm soát đáng kể đối với hoạt động trên mỗi quốc gia của nó trong một nỗ lực để giảm thiểu sự dư thừa, và đạt được hiệu quả tối đatrong sản xuất, học tập, và hội nhập trên toàn thế giới.Đứng trên một khía cạnh khác, chiến lược toàn cầu đặt ra câu hỏi tại sao không làm 'cùng một điều, cùng một cách, ở khắp mọi nơi? ". Nó ủng hộ việc phối hợp tập trung hơn và tăng cường hơn việc kiểm soát, với nhiều sản phẩm hoặc với triết lý quản lý kinh doanh áp dụng và chia sẻ trên toàn thế giới.

Xuất phát từ những nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu của khách hàng cho thấy nhiều yêu cầu cơ bản mà Toyota phải đáp ứng là tiếp tục cải tiến độ tin cậy và độ bền, tạo sự tiện nghi và an toàn cho chiếc xe trong dự án TMV với dự án tiết kiệm nhiên liệu. Toyota phát triển chiếc xe mang tính toàn cầu, sử dụng chung càng nhiều linh kiện càng tốt, bất kể nó được sử dụng ở đâu, ở quốc gia nào_ một chiếc xe đem lại cho khách hàng của Toyota trên khắp thế giới giá trị tốt nhất và hài lòng khi sở hữu xe của hãng.

IMV đa dạng mang tính toàn cầu là tên gọi của dòng xe gồm các mẫu được thay đổi hoàn toàn Hilux, TUV, SUV.

□ Chiến lược đa quốc gia

Trụ sở giao quyền tự chủ đáng kể cho từng quản lý đất nước để hoạt động độc lập và theo đuổi sự đáp ứng của địa phương.

Với chiến lược này, các nhà quản lý đã nhận ra tầm quan trọng của sự khác biệt giữa các thị trường quốc gia. Kết quả là, các công ty con được phép thay đổi sản phẩm và tiến hành các hoạt động quản lý trên từng quốc gia. Quản lý ở mỗi quốc gia thường là các nhà kinh doanh các cá nhân có tính độc lập cao trong hoạt động, thông thường họ là nhân dân của chínhnuớc sở tại. Họ thường hoạt động độc lập và có ít khuyến khích để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các nhà quản lý ở nơi khác.Trong khi đó, sản phẩm và dịch vụ dần thích nghi cho phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi nước       

□ Chiến lược xuyên quốc gia

          Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong thế giới hiện nay các công ty đang thực hiện các chiến lược khác sẽ dần di chuyển đến việc thực hiện và ứng dụng chiến lược xuyênquốc gia trong kinh doanh. Vậy câu hỏi đặt ra là chiến lược xuyên quốc gia là gì và hiệu quả của nó như thế nào.Chiến lược này cực kỳ có ý nghĩa khi công ty phải đối diện với áp lực giảm chi phí và áp lực cao trong việc đáp ứng nhu cầu địa phương. Các công ty theo đuổi

chiến lược này sẽ cố gắng giảm chi phí cũng như đáp ứng nhu cầu khác biệt của các vùng để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Thị trường mà Toyota hướng tới với một số loại xe đa dụng giá rẻ là những thị trường đang phát triển như ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh : dự án sản xuất các loại xe đa dụng quốc tế được khởi động trong mùa hè năm 2004 tại Thái Lan, tiếp đó hãng sản xuất hãng IMV tại Indonexia trong tháng 9/2004, ở Nam Phi và Achentina vào năm 2005.

Hiện nay thị trường Bắc Mỹ là thị phần đem lại lợi nhuận tương đối lớn cho hãng, với chương trình này Toyota dự kiến sẽ tạo ra mô hình sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khu vực nhằm nắm vững vị thế là một trong những hãng sản xuất oto hàng đầu trên thế giới.

2,Phương thức xâm nhập

□ Xuất khẩu

Không chỉ tập trung vào sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, từ tháng 7 năm 2004, với việc khai trương Trung tâm xuất khẩu Toyota, TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: ăng ten, van điều hòa khí xả và bàn đạp chân ga. Các sản phẩm này được xuất sang những nước nằm trong dự án IMV toàn cầu của Toyota. Bên cạnh việc sử dụng cho các sản phẩm IMV trên toàn cầu, những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace. Hiện nay, các sản phẩm của Trung tâm được xuất khẩu sang 13 vùng trong tổng số 10 nước bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Maylaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan.

□ Liên minh, liên kết

Để thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ, TMV đã nỗ lực mời gọi thành công các công ty cung cấp phụ tùng thuộc tập đoàn Toyota đầu tư vào Việt Nam như Denso, Toyota Boshoku Hải Phòng, Toyota Gosei Hải Phòng… để sản xuất phụ tùng, đồng thời xuất khẩu các phụ tùng ô tô ra toàn cầu.

□ Mua lại

Toyota đặt hàng gia công và mua từ các doanh nghiệp trong nước tất cả các loại phụ tùng xe hơi, sau đó tiến hành đóng gói, ghi nhãn. Hơn 80% số sản phẩm sẽ được dành cho xuất khẩu sang một số quốc gia châu Á và Nam Mỹ, những nơi chịu trách nhiệm sản xuất một loại xe đa dụng hoàn toàn mới của Toyota. Phần còn lại nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của chính hãng tại Việt Nam.

3,Chiến lược điển hình + Các chính sách triển khai

□ Chiến lược đa dạng hóa

Từ tháng 7-2004, khi Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, đến nay kim ngạch XK phụ tùng ô tô của Toyota Việt Nam đã đạt trung bình trên 25 triệu USD/năm. Các sản phẩm XK gồm: ăng ten, van điều hòa khí xả và bàn đạp chân ga...

Bên cạnh đó, TMV còn thực hiện sản xuất, chế tạo nhiều linh kiện, phụ tùng khác ngay tại nhà máy như: Khung xe, Ống dầu, Ống xả…

□ Chiến lược tích hợp

Tấn công thọc sườn: Đây là chiến lược được Công ty TOYOTA áp dụng khi lần đầu xâm nhập thị trường Châu Á và Hoa Kỳ nhằm tránh sự đối đầu trực diện trong cạnh tranh và tìm kẽ hở của đối thủ cạnh tranh. Với chiến lược này, Công ty TOYOTA đã dùng sản phẩm hàng hóa của mình để xâm nhập vào hai thị trường này. Cốt lõi của việc Công ty TOYOTA thực hiện chiến lược này là lấy thế mạnh của mình để lấn áp yếu điểm của đối phương, vượt lên, lấy đà cho bước tổng tiến công tiếp theo.

Trước tiên, để thực hiện biện pháp này thì Công ty TOYOTA đánh thọc sườn bằng cách tiến hành phân loại thị trường thế giới thành nhiều khu vực khác nhau.Mục tiêu của việc làm này là để tìm kiếm những thị trường không có đối thủ cạnh tranh hoặc nếu có thì cũng là những đối thủ yếu với tầm cỡ không đáng kể. Những đối thủ này để hở "mạn sườn" quá lớn để các "tay thiện xạ" của Công ty TOYOTA nắm gọn. Chiến thuật nhấn mạnh yếu tố địa lý khu vực, là đặc điểm nổi bật mà Công ty TOYOTA áp dụng triệt để trong giai đoạn bắt đầu khai phá thị trường thế giới.

□ Chiến lược cường độ

Toyota kết hợp 2 phương thức sản xuất đại trà và tinh xảo, loại bỏ các yếu điểm về giá thành và chặt chẽ công nghiệp, cho ra đời phương thức sản xuất mới có tay nghề cao, được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng có khả năng sản xuất nhiều mức công suất khác nhau để nhằm đạt được mục tiêu tăng năng suất và giảm và giảm chi phí :

-         Kiểm soát chất lượng

-         Bảo đảm chất lượng

-         Tôn trọng con người

□ Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A,…

Hiện TMV đã kết hợp với 5 trường là Đại học Công nghệ giao thông - vận tải, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM), Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Phú Lâm (TP.HCM) để đào tạo kỹ thuật cho các nhân lực và sau đó, nhận vào làm việc trong hệ thống của TMV.

□ Chiến lược khác

* Chiến lược tiếp thị : Công ty Toyota Việt Nam luôn coi tiếp thị sản phẩm, tư vấn chăm sóc khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược kinh doanh của mình về thị trường trong nước và quốc tế. Trong chiến lược phát triển của mình Toyota Việt Nam đã xác định rõ: Đường lối phát triển quan trọng nhất của Toyota Việt Nam là chia sẻ thành công với xă hội Việt Nam thông qua hệ thống mục tiêu:

- Nỗ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

- Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp cho xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam

- Bổ xung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế đồng thời xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên làm việc cho Toyota Việt Nam

- Phát triển hài hoà nhân tố con người, xã hội và môi trường.

Với phương châm: “ Khách hàng là trên hết ” tập đoàn Toyota trên thế giới cũng như công ty Toyota Việt Nam trong định hướng phát triển của mình luôn đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng là lý do tại sao sản phẩm thương hiệu đã và đang chiếm được niềm tin và là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trên thị trường Việt Nam.

VI,ĐÁNH GIÁ  TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP :

1,Loại hình cấu trúc tổ chức Chức năng

Toyaota việt nam  được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ V thông qua ngày 29/11/2005, tuân thủ các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công tyC21 được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cấu trúc tổ chức của Công ty được xây dựng theo cấu trúc chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty.

Mô hình :

Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 6 thành viên, bao gồm một 1 Chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 4 thành viên. Nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm kỳ hiện nay chấm dứt vào năm 2018.

Ban kiểm soát: có 3 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm kỳ hiện nay chấm dứt vào năm 2018.Ban kiểm soát hiện nay đều có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học.

Ban Tổng Giám đốc: gồm có 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc, đều có trình độ đại học và trên đại học

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro