TPQT2 NNT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TPQT 2

Theo Điều 769 khoản 1 BLDS Việt Nam 2005: "Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác". Như vậy pháp luật Việt Nam có 2 trường hợp: 1) các bên không thỏa thuận chọn pháp luật cho hợp đồng. 2) Trường hợp các bên thỏa thuận chọn pháp luật cho hợp đồng, vậy dẫn chiếu hợp đồng cho hai trường hợp như thế nào :

1) Trường hợp các bên không thỏa thuận chọn pháp luật dẫn chiếu trong hợp đồng, theo Tư pháp quốc tế Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xây định theo pháp luật của nơi thực hiện hợp đồng. Còn theo tư pháp quốc tế của một số nước, quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo pháp luật của nước có quan hệ gắn bó nhiều nhất với hợp đồng. Theo Khoản 1 Điều 4 Công ước Roma ngày 19/06/1980, nếu pháp luật điều chỉnh hợp đồng không được các bên thỏa thuận lựa chọn, thì hợp đồng được pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhiều nhất chi phối; sự khác nhau về quy phạm xung đột điều chỉnh hợp đồng khi các bên không thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng ở Việt Nam và ở nước ngoài, có thể làm phát sinh hiện tượng dẫn chiếu ở Việt Nam. Ví dụ một công ty Việt Nam ký hợp đồng mua bán với một công ty Pháp, và hai bên thỏa thuận là pháp luật điều chỉnh là pháp luật Việt Nam; nhưng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán, phía công ty Việt Nam yêu cầu phải có một công ty thứ ba tại Pháp bảo lãnh. Theo hợp đồng bảo lãnh, nếu đến thời hạn thanh toán mà công ty Pháp không thanh toán cho phía công ty Việt Nam, thì công ty thứ ba bảo lãnh phải thanh toán cho phía công ty Việt Nam, khi ký hợp đồng bảo lãnh mà các bên lại không chọn pháp luật để điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh này.

Vì không được công ty Pháp thanh toán, nên phía công ty Việt Nam yêu cầu công ty đứng bảo lãnh thanh toán thay cho công ty Pháp theo hợp đồng bảo lãnh. Vì công ty bảo lãnh cho công ty Pháp không thanh toán, nên phía công ty Việt Nam khởi kiện công ty bảo lãnh tại tòa án Việt Nam, tại Tòa hai bên không thỏa thuận được với nhau về áp dụng pháp luật cho hợp đồng bảo lãnh, vì công ty đứng bảo lãnh cho rằng pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh là pháp luật của nước Pháp, viện dẫn Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: "Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác" thì nơi thực hiện hợp đồng bảo lãnh là ở nước Pháp. Phía công ty Việt Nam không phủ nhận quyền chi phối pháp luật của Pháp theo Khoản 1 Điều 769, nhưng lại lập luận rằng tuy rằng pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh không được các bên thỏa thuận lựa chọn, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chính, mà ở đây pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán giữa công ty Việt Nam và công ty Pháp là pháp luật Việt Nam. Do đó phía công ty Việt Nam kết luận rằng theo Tư pháp quốc tế Việt Nam cho phép pháp luật Pháp có thẩm quyền chi phối hợp đồng bảo lãnh, nhưng pháp luật nước này khước từ quyền chi phối dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam, vì vậy pháp luật Việt Nam có thẩm quyền điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh, và hiện tượng dẫn chiếu xảy ra khi hợp đồng các bên không thỏa thuận chọn pháp luật của một nước để điều chỉnh quan hệ giữa các bên. Theo tư pháp quốc tế Pháp: "Hợp đồng bảo lãnh điều chỉnh pháp luật của nước đã được áp dụng để chi phối hợp đồng chính được coi là pháp luật của nước mà hợp đồng bảo lãnh có quan hệ gắn bó nhất" (Tối cao Pháp viện Pháp ngày 03/12/1996 Tạp chí JCP 1997 bình luận của H. Muir Watt).

2) Các bên thỏa thuận chọn lựa pháp luật dẫn chiếu áp dụng trong hợp đồng, thì quy phạm xung đột có hai bộ phận cấu thành: phần phạm vi và phần hệ thuộc; phần phạm vi của một quy phạm xung đột là phần quy định quy phạm này được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra pháp luật nước nào được chọn hay ấn định để điều chỉnh, giải quyết các quan hệ trong phần phạm vi này; và các bên đã thỏa thuận chọn pháp luật cho hợp đồng. thì không nên chấp nhận dẫn chiếu; nếu chấp nhận dẫn chiếu sẽ làm đảo lộn các dự tính mà các bên đã thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

Trong Tư pháp quốc tế các nước, việc điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu một số nước không chấp nhận dẫn chiếu như Canada, Ý, Hy Lạp, Hà Lan, Brazin, Ai CẬp, Siry,..; nhưng một số nước khác lại chấp nhận dẫn chiếu như Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Nhật Bản, Thụy Điển... các nước chấp nhận dẫn chiếu của họ cũng tương đối và có những ngoại lệ, nhất là trong lãnh vực hợp đồng như Tòa án Tối cao Pháp, và theo tư pháp quốc tế của Đức, Ý, Anh, Thụy Sĩ, Na Uy thì dẫn chiếu không được chấp nhận trong lãnh vực hợp đồng; tương tự theo Điều 15 Công ước Roma ngày 19/06/1980 về quy phạm xung đột thống nhất trong lãnh vực hợp đồng với một số nước Châu Âu cũng như Điều 2 Công ước La Hay ngày 07/06/1995 về hợp đồng mua bán quốc tế bất động sản, thì dẫn chiếu không được chấp nhận (Tạp chí Dalloz 1998, bình luận của Agostini; khoản 2 Điều 3, Khoản 1 Điều 35 BLDS Cộng hòa liên bang Đức sửa đổi 1986; Tư pháp quốc tế Pháp, Nhà xuất bản Précis - Dalloz 2001).

Còn tư pháp quốc tế Việt Nam, dẫn chiếu được chấp nhận trong Điều 759 BLDS 2005 và Điều 4 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 qui định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài về áp dụng luật dân sự, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế. Tư pháp quốc tế Việt Nam đều thừa nhận dẫn chiếu, nhưng cũng không có khoản nào cho biết có nên phủ nhận dẫn chiếu trong lãnh vực hợp đồng hay không (Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học Hà Nội, Nhà xuất bản CAND 2001; Bình luận khoa học BLDS Việt Nam, NXB CTQG 2001, tập III, trang 377).

Như vậy hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra trong lãnh vực hợp đồng khi các bên có thỏa thuận cũng như không có thỏa thuận chọn pháp luật để điều chỉnh; vậy trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật để điều chỉnh hợp đồng, thì phải phủ nhận dẫn chiếu, để bảo đảm cho an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Luật sư Điền Đức Thành - phapluatvietnam

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mrnguyen