TQ-TNDCXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trung Quốc

Diện tích : 9.573 triệu Km2

Dân số : 1.303,7 triệu người (năm 2005)

Thủ đô : Bắc Kinh

I-Vị trí địa lý và lãnh thổ.

- Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau LB Nga và Ca-na-đa. Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20o Bắc tới 53o Bắc, giáp 14 nước.

- Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao hoang mạc; phần phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương. Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 9.000 Km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động như Hàn Quốc, Đông Nam Á.

- Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Ven biển có hai đặc khu chính là Hồng Kong và Ma Cao, hình thành trên phần đất nhượng cho Anh, Bồ Đào Nha và được Trung Quốc thu hồi trong thập niên 90. Đảo Đài Loan, một phần lãnh thổ Trung Quốc đã tách khỏi nước này từ năm 1949. (Tuy nhiên, đảo này vẫn được coi là một bộ phận của Trung Quốc).

II-Tự nhiên.

- Lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc, thể hiện một phần qua sự khác biệt giữa miền Đông và Miền Tây.

1-Miền Đông.

- Miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền-đến kinh tuyến 105o Đông, chiếm gần 50% diện tích của cả nước.

- Đây là nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, phù sa màu mỡ và là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

- Từ Nam lên Bắc, khí hậu chuyển từ gió mùa cận nhiệt đới sang gió mùa ôn đới. Những cơn mưa mùa hạ cung cấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất, song cũng thường gây lụt lội ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng Hoa Nam.

- Miền Đông nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.

2-Miền Tây.

- Miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

- Khí hậu núi cao và khí hậu ôn đới lục địa (tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn).

- Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản là tài nguyên chính của miền này.

- Đây cũng là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.

III-Dân cư và xã hội.

1-Dân cư.

- Trung Quốc chiếm 1/5 số dân toàn cầu với trên 50 nhóm dân tộc khác nhau, đông nhất là người Hán (trên 90% số dân cả nước). Ngoài ra, còn có người Choang, Ui-gua (Duy Ngô Nhĩ), Tạng, Hồi, Mông Cổ,... sống tập trung tại các vùng núi và biên giới, trong các khu tự trị.

- Dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (năm 2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,...

- Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số triệt để : mỗi gia đình chỉ có một con. Kết quả tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 0,6%. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trọng nam đã tác động tới cơ cáu giới tính và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động của đất nước.

2-Xã hội.

- Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục. Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên (năm 2005) đạt gần 90%. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành cải cách giáo dục nhằm phát triển mọi khả năng (được gọi là tố chất) của người lao động. Sự đa dạng của các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,... góp phần đáng kể trong việc chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng là tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc.

Những phát minh nổi bật của Trung Quốc thời cổ :

-Lụa tơ tằm -Chữ viết -La bàn

-Giấy -Kỹ thuật in -Sứ -Thuốc súng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro