TQC 106+107+108

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Hồi 106

Tư Mã Ý vấn tội Tào Sảng

Khương Duy bại trận núi Ngưu Ðầu

Ngày ấy, Tư Mã Ý thấy Tào Sảng đem binh ra khỏi thành thì cả mừng, bèn dẫn một số tướng sĩ tâm phúc cùng hai con vào thành, lại sai Tư Ðồ Cao Nhu Cam Tiết Việt đến chiếm dinh Tào Sảng trước, sai Vương Quang chiếm dinh Tào Hy. Còn mình dẫn quân vào tâu với Quách thái hậu rằng : 

- Tào Sảng đã bội lời thác cô của tiên đế, gian tà loạn quốc, tội ấy đáng phế .

Quách thái hậu nói : 

- Thiên tử đang ở ngoài thành, liệu sao bây giờ ?

Ý thưa : 

- Tôi sẽ rước thiên tử vào thành và sẳn kế giết Tào Sảng đây .

Tư Mã Ý một mặt sai quan Thái úy là Tương Tế ra bảo tấu với Hậu chúa, còn mình dẫn quân thẳng đến Võ Khố.

Còn bộ hạ của Tào Sảng là Lỗ Chi, thấy trong thành binh biến thì đến thương lượng với Tân Xưởng : 

- Trọng Ðạt làm loạn , vậy phải thế nào ? 

Tân Xưởng đáp : 

- Phải tâu lên Thiên Tử . 

Lỗ Chi nghe theo.

Vào hậu đường, Tân Xưởng gặp chị là Tân Hiệu Anh hỏi : 

- Có việc chi mà em bối rối thế ? 

Tân Xưởng đáp : 

- Thiên tử ở ngoài thành, thái phó có ý muốn phản . 

Người chị nói : 

- Chắc Người muốn giết Tào tướng quân đó . 

Tân Xưởng nói : 

- Chưa biết thực hư thế nào ? 

Người chị nói : 

- Tào tướng quân không phải là địch thủ của Thái phó, chắc phải thua . 

Tân Xưởng hỏi : 

- Thái phó dụ tôi đi với y, nên chăng ? 

Người chị đáp : 

- Ta chỉ là kẻ tùng sự . 

Tân Xưởng nghe theo bèn hợp cùng Lỗ Chi, chém người giữ cửa thoát ra ngoài.

Tư Mã Ý được tin báo nên sợ Hườn Phạm chạy nữa, bèn sai người đến triệu .

Hườn Phạm thương nghị cùng người con. 

Người con đáp : 

- Thiên tử còn kẹt ở ngoài, chi bằng theo người thì hơn. 

Hườn Phạm nghe theo, bèn nạt Tư Phiền là tướng giữ cửa Bình Xương mà thoát ra ngoài.

Ra khỏi thành, Hườn Phạm nói với Tư Phiền :

- Thái phó làm phản, hãy mau theo ta ! 

Tư Phiền biết mình bị gạt, bèn báo cho Tư Mã Ý. 

Ý than : 

- Túi khôn đã vượt ra ngoài biết liệu sao ?

Ý lại sai Hứa Doãn và Trạn Thái đến nói với Tào Sảng là Thái phó không có ý muốn hại, chỉ muốn tước binh quyền anh em Tào Sảng thôi.

Còn Tào Sảng, trong lúc đi săn với Ngụy chúa, bỗng được tin trong thành có biến lại có biểu văn của quan Thái phó, Tào Sảng thất kinh. 

Rồi quan Huỳnh môn dâng trước mặt thiên tử biểu văn. 

Tào Sảng với lấy mở ra xem. 

Biểu rằng : 

Tôi là đại Ðô Ðốc Thái phó Tư Mã Ý dâng biểu này : 

- Lúc trước tiên đế có phú thác bệ hạ cho tôi. Nay Tào Sảng chuyên quyền, trên ép che thiên tử, dưới khinh rẻ quần thần, ý muốn soán ngôi cao. Nay tôi vâng lệnh Hoàng thái hậu mà trừ đứa phản, xin bệ hạ hãy giáng chỉ tước hết binh quyền của Tào Sảng ? 

Ngụy chúa xem xong hỏi Sảng : 

- Khanh nghĩ the nào ? 

Tào Sảng tay chân bủn rủn, quay lại hỏi hai em .

Tào Hy nói : 

- Tôi từng can anh chớ nên bỏ thành mà đi. Nay Tư Mã Ý đã cử sự như vậy còn biết làm sao, chi bằng trói tay chịu tội họa may . 

Lúc đang bối rối, bỗng Huờn Phạm đến thưa : 

- Thái phó đã chiếm Lạc Dương, sao tướng quân không thỉnh thiên tử về Hứa Xương, rồi dẹp Tư Mã Ý thì có khó gì ?

Tào Sảng nói : 

- Há ta bỏ xứ mà đi cứu viện . 

Hườn Phạm nói :

- Chúa công đã có Thiên tử, hiệu lịnh ra cho thiên hạ, ai mà chẳng nghe, há lại bó tay chịu chết ? 

Tào Sảng còn đang do dự, nước mắt ứa trào thì Hườn Phạm lại nói tiếp : 

- Ðây qua Hứa Ðô bất quá là nửa đêm, trong thành đủ binh mã, lương thảo. Còn ấn đai Tư Mã của chúa công tôi đã đem theo đây. Chớ chần chờ mà mang họa . 

Trong giây lát, Hứa Doãn và Trần Thái đến bàn : 

- Quan Thái phó thấy chúa công quyền cao chức trọng muốn tước bớt đó thôi, ắt không nỡ hại đâu.

Vậy cứ bõ hết binh quyền mà về chắc bình an .

Hườn phạm lại nói :

- Việc đã cấp bách, chớ nghe người ngoài mà chết ! 

Ðêm ấy Tào Sảng hết sức do dự, cứ chống gươm mà thở dài, Hườn Phạm lại nói nữa :

- Việc khấn cấp lắm còn suy Nghĩ gì lâu thế ?

Tào Sảng bèn quăng gươm mà nói : 

- Ta bỏ hết binh quyền, chỉ về làm ông nhà giàu thôi đừng nói nhiều ! 

Hườn Phạm ngước mắt lên trời than : 

- Xưa Tào Chơn mỗi việc đều dùng mưu lược, nay sanh ba đứa con như con bò, con heo . 

Tào Sảng bèn sai quân đem ấn mà nạp cho Tư Mã Ý. 

Tư Mã Ý bèn truyền ba anh em Tào sảng trở về nhà tư, còn kỳ dư giam lại hết .

Khi Sảng về đến nhà, Ý lại sai khóa cửa lại, rồi triệu Thiên Tử lâm trào. 

Tư Mã Ý trình hết lời khai của bộ hạ Sảng, rồi min tâu lên Ngụy chúa xuống chiếu giết hết bọn Tào Sảng đi. 

Chiếu vừa xuống quân sĩ liền dẫn bọn Tào Sảng ra chợ mà chém.

Sau đó, Ngụy Chúa phong Ý làm Thừa Tướng, lại khiến ba cha con cùng lãnh quốc sự. 

Tư Mã Ý lại nghĩ đến chuyện Hạ Hầu Bá bảo thủ Ung Châu cũng là thuộc hạ của Sảng, thảng như y làm loạn thì thật khó mà cản, bèn triệu Hạ Hầu Bá về. 

Bá biết thâm ý của Tư Mã Ý bèn dẫn quân làm phản. 

Quan Thái Thú Ung Châu là Quách Hoài nghe tin Hầu Bá làm phản bèn dẫn binh đi tiễu trừ mà rằng : 

- Ngươi là Hoàng tộc của đại Ngụy, sao lại tạo phản ? 

Bá nói : 

- Ông cha ta đã từng có công lớn với quốc gia, nay Tư Mã Ý là gì mà dám diệt họ Tào, lại còn muốn bắt ta nữa, thế thì sớm tối ắt nó soán ngôi, nay ta vì nghĩa mà trừ giặc, sao lại gọi là phản. 

Quách Hoài bèn hươi thương đánh Hầu Bá. 

Quách Hoài bại tẩu, Hầu Bá rượt theo. 

Bỗng phía sau có tiếng hét vang Bá quay ngựa lại thì thấy Trần Thới từ sau đánh tới.

Lúc ấy Quách Hoài cũng quay ngựa lại đánh nhau. Hai đầu ép lại, Bá cự không nổi phải bỏ chạy. 

Quách Hoài rượt theo. Hầu Bá túng thế chạy tuốt về Hớn Trung đầu Thục.

Khương Duy được tin cho mời vào, Hầu Bá khóc thưa rang : 

- Tôi thật chẳng ngờ xảy ra cơ sự này ? 

Khương Duy nói : 

- Xưa Vi Tử đầu Châu mà nên danh muôn thuở . 

Nói xong bày yến tiệc đãi Hầu Bá.

Trong lúc đang ăn uống, Khương Duy hỏi : 

- Nay cha con Tư Mã Y nắm giữ trọn quyền, hắn có dòm ngó nước Thục chăng ?

Bá đáp :

- Y đang mưu nghịch, ắt chưa nghĩ đến việc ngoài. Nhưng bên Ngụy hiện nay có hai người còn trẻ mà tài năng đáng sợ . 

Khương Duy hỏi ai, thì Bá nói : 

- Một tên Chung Hội (con Chung Do), trí dõng có thừa. Một tên Ðặng Ngãi, có đại chí . 

Khương Duy cười nói : 

- Hai thằng con nít ay đáng chi mà lo !

Nói đoạn Khương Duy dắt Hạ Hầu Bá ra mắt Hậu chúa để tâu hết mọi sự. 

Hậu chúa cả mừng bèn trọng dụng Hạ Hầu Bá. 

Khương Duy lại tâu : 

- Nay Tư Mã Ý chuyên quyền. Ngụy chúa nhu nhược, nước Ngụy gian nguy. Vậy xin bệ hạ giáng chỉ cho tôi đánh lấy Trung Nguyên, thực hiện trọn chí lớn của Thừa Tướng .

Phí Vĩ can rằng : 

- Mới đây Tưởng Uyển và Ðổng Doãn đều nối nhau qua đời hết, nội trị đã không người, Bá Uớc cũng nên đợi thời chớ có khinh động làm chi .

Khương Duy nói : 

- Nếu không cử sự thì bao giờ việc cả mới xong . 

Phí Vĩ nói : 

- Thừa Tướng là bậc thông suốt mọi sự mà còn phải theo thời cơ, huống chi bọn ta . 

Khương Duy nói : 

- Tôi rất rõ tánh tình người Khương, nếu được binh Khương tiếp ứng tuy chưa khắc phục được Trung Nguyên, chớ từ đất Lũng Tây đến phía Tây sẽ về ta dễ như chơi vậy .

Hậu Chúa nói : 

- Ờ ! Thì Trẫm cũng chiều theo . 

Khương Duy lãnh mạng rồi dắt Hạ Hầu Bá đến Hớn Trung nghị kế.

Duy nói với Bá : 

- Nay phải sai sứ sang nước Khương để kết giao, rồi kéo binh ra ngõ Tây Bình, gần Ung Châu, xây thành tại Cốc San

sai binh gửi nơi đó làm thế ỷ giục, còn bọn ta ra ngõ Xuyên Khâu, y theo cựu kế của Thừa Tướng mà làm . 

Nghị kế xong, Duy sai Châu An và Lý Hâm dẫn quân đến Cốc San đắp thành chống giữ.

Lúc ấy, quân do thám về báo Quách Hoài. 

Hoài đang giữ Ung Châu lập tức sai quân về Lạc Dương cấp báo, còn một phía khiến Trần Thới đến Cốc San giao chiến với quân Thục. 

Cẩn An và Lý Hâm ra cự địch nhưng không nổi bèn lui vào thành cố thủ. 

Trần Thới xua quân vây bốn mặt. 

Lý Hâm nói : 

- Ðợi binh Ðô Ðốc quá lâu tôi sợ hết lương, nếu cứ cố thủ hoài. Vậy để tôi liều chết xông ra khỏi vòng vây đi cầu cứu mới được . Nói xong, cố thoát khỏi vòng vây chạy riệt. 

Ði được vài ngày, gặp Khương Duy kéo quân đến. 

Lý Hâm thưa :

- Hai thành Cốc San đều bị binh Ngụy vây khốn, hiện nay rất đổi nguy ngập ! 

Khương Duy nói : 

- Chẳng phải ta cứu trễ, vì phải chờ binh Khương đến, nên mới hư việc vậy . 

Nói rồi, quay lại hỏi Hầu Bá :

- Binh Khương chưa đến, Cốc San bị vây, vậy phải làm sao ?

Hầu Bá thưa : 

- Nếu chờ binh Khương thì hai thành Cốc San sẽ mất. Tôi chắc Ung Châu kéo đến Cốc San thì Ung Châu bỏ trống. Vậy hãy đến đánh Ung Châu. Quách Hoài và Trần Thới thể nào cũng đem binh về cứu , vậy là ta giải nguy được Cốc san .

Khương Duy cả mừng, bèn dẫn binh nhắm Ung Châu mà tới.

Trần Thới thấy Lý Hâm thoát khỏi vòng vây thì hỏi Quách Hoài :

- Lý Hâm thoát rồi, ắt Khương Duy sẽ đến tiếp cứu. Vậy phải làm sao ? 

Quách Hoài nói : 

- Chắc chắn Khương Duy sẽ đến lấy Ung Châu. Vậy tướng quân hãy kéo ra Diện Thủy chận đường lương của nó, còn ta. kéo đến Ung Châu mà cự. Hễ binh nó nghe chận đường lương ắt phải chạy. Chừng ấy hai đầu ép lại đánh. 

Còn Khương Duy vùa đến Ngưu Ðầu San bị binh Ngụy chận đường, rồi lại nghe tiếng Trần Thới nạt lớn : 

- Ngươi lén đánh Ung Châu, kế ấy há gạt ta sao ? 

Khương Duy giục ngựa tới đánh chừng 3 hiệp .

Trần Thới cuốn gói chạy dài. Sau đó, xua quân đến Ngưu Ðầu San. Mỗi ngày đều ra khiêu chiến.

Thế rồi, trong ltíc đang bàn luận với Hạ Hầu Bá, bỗng được tin Quách Hoài sai Trần Thới đến lấy Diên Thủy, chận nghẹt đường lương rồi. 

Khương Duy cả kinh liền sai Hạ Hầu Bá lui binh trước, còn mình đi đoạn hậu.

Quách Hoài phân binh ra năm ngã rượt theo. 

Khương Duy phải lui binh lại. Vừa đến Diên Thủy lại gặp Trần Thới xông ra, hai đầu đánh ép lại, tên bắn xuống như mưa.

Khương Duy liều chết đánh nhầu, rồi chạy thẳng đến Dương Bình Quan. 

Phía trước mặt bỗng có một đạo quân ào tới, cầm đầu là Tư Mã Sư đại tướng, con trai lớn của Tư Mã Ý.

La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Hồi 107

Tôn Quyền hết số qui Thiên

Tôn Tuấn giữa tiệc bày kế

Khương Duy thấy Tư Mã Sư rượt tới thì mắng rằng :

- Mi là thằng con nít sao dám đến đây mà múa may . Bèn đốc ngựa đến đánh .

Tư Mã Sư chống cự một lát thua chạy dài. 

Khương Duy kéo quân vào thành đóng chặt cửa lại, rồi truyền cho quân sĩ bắn tứ phía binh Ngụy chết thôi vô kể.

Tư Mã Sư cả kinh vội trốn chạy. Tại thành Cốc San , Cẩn An thấy viện binh không tới dẫn binh ra đầu Ngụy, còn Khương Duy kéo về Hớn Trung đồn binh. 

Tư Mã Sư trở về Lạc Dương. Lúc này Tư Mã Ý càng ngày càng lâm trọng bệnh, liệu thế không sống được bèn kêu con mà trối rằng : 

- Cha phò Ngụy đã nhiều năm, làm đến Thái phó cũng đã tột cùng rồi. Người ta thường nghĩ cha có dị tâm. Vậy khi cha thác rồi , các con phải lo việc triều chánh. Phải cẩn thận răn dè . Nói được ít lời xong tắt thở.

Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu vội thượng tâu lên Ngụy chúa. 

Ngụy chúa truyền chôn cất Tư Mã Ý rất hậu, lại phong Tư Mã Sư làm Ðại Tướng thống lãnh Thượng Thơ cơ mật, phong Tư Mã Chiêu làm Phiêu Kỵ tướng quân.

Nói về Ðông Ngô, từ khi Tôn Quyền tức vị Ðế Vương, vì con chánh là Tôn Ðăng mất nên lập con thứ là Tôn Lượng lên làm Thái Tử. Tôn Lượng là con Nhan Phu Nhơn. Khi đó Gia Cát Cẩn và Lục Tốn đều chết cả, nên việc triều chính nằm trong tay Gia Cát Cách.

Năm ấy, gió thổi mạnh, nước dâng cao, ai nấy đều sợ hãi. Tôn Quyền cũng từ đó phát bệnh nặng, liệu thế không song được bèn gọi Gia Cát Cách và Lữ Ðại vào mà trối : 

- Trẫm không còn sống được nữa , vậy các khanh hãy ráng giúp thái tử giữ gìn sự nghiệp này . Nói xong thì qua đời, lên nối ngôi được hai mươi bốn năm, thọ 71 tuổi.

Khi Tôn Quyền chết rồi thì bọn Gia cát Cách tôn thái tử Tôn Lượng lên tức vị, cải niên hiệu là Ðại Hưng nguyên niên. Tôn hàm ân cho Tôn Quyền là lại hoàng đế . 

Tư Mã Sư nghe Tôn Quyền đã thác liền sửa soạn đánh Ngô. 

Lúc ấy Thượng thơ Phó Hà can rằng : 

- Nước Ngô nhờ có sông Trường Giang hiểm trở, tiên đế nhiều phen chinh phạt mà không được, chi bằng bờ cõi ai nấy giữ thì hay bơn . 

Nhưng Tư Mã Sư không nghe cứ kéo binh đi đánh, bèn sai Vương Vĩnh, Hồ Tuân, Võ Khâu Kiệm mà dặn : Bên Ðông Ngô có quận Ðông Hưng ra quan trọng. Hễ lấy được quận ấy ắt việc sẽ thành . Rồi lại khiến Tư Mã Chiêu làm Ðại Ðô Ðốc, Hồ Tuân làm tiên phuông kéo tới Ðông Hưng.

Gia Cát Cách hay tin bèn nhóm hết tướng lại luận bàn.

Ðinh Phụng nói : 

- Quận Ðông Hưng là chỗ hiểm yếu của nước ta, nếu chỗ ấy mất thì Nam quận và Võ Vương đều phải thất .

Gia Cát Cách nói : 

- Lời ấy rất hợp ý tôi , vậy ông phải dẫn một đạo thủy binh đến nơi ấy, còn tôi và Lữ Cừ, Dương Tu và Lưu Soán sẽ dẫn thủy binh và lục chiến đến sau tiếp ứng. Hễ nghe pháo lệnh thì cùng kéo ra đánh .

Nói về binh Ngụy kéo đóng tại Từ Châu, Hồ Tuân bèn nói chư tướng ăn tiệc với nhau. Lúc ấy tiết đông lạnh lẽo, Tuân không dám ra khỏi trại cứ ngồi mà uống rượu. Bỗng có tin báo có vài chục chiến thuyền của Ðông Ngô kéo đến. 

Hồ Tuân nói : 

- Sá gì ba chục chiếc ấy .

Bèn chẳng chịu đề phòng cứ ngồi mà uống rượu. 

Ðêm ấy Ðinh Phụng sai quân thám thính trại Ngụy, quân về phi báo : 

- Hồ Tuân cả ngày uống rượu, không đề phòng chi hết. 

Ðinh Phụng cả mừng, khiến quân sĩ dùng dao ngắn, lội qua sông, nửa đêm xông vào trại Ngụy đánh giết.

Quân Ngụy đại loạn đạp nhau mà chết. 

Hồ Tuân nghe bốn phía lửa dậy thì thất kinh vội lên ngựa thoát thân. Lúc ấy Tư Mã Chiêu, Vương Vinh, Vô Khâu Kiệm biết đạo binh đánh Ðông Hưng đại bại thì vội rút binh trở về . 

Trong khi biết rõ binh Ngụy đã rút, Gia Cát Cách bèn nói : 

- Tư Mã Chiêu đại bại, ta nên thừa kế đánh vào Trung Nguyên cho mau !

Nói rồi gửi thư sang Khương Duy yêu cầu đánh qua phía Bắc, hứa sẽ bình phân thiên hạ .

Ðinh Phụng thừa : 

- Nay binh Ngụy lấy Tân Thành làm căn cứ . Vậy phải chiếm cho được Tân Thành đã . 

Gia Cát Cách y kế .

Tướng giữ ải là Trương Ðặc, nghe binh Ngô đến đánh bèn khiến quân cố thủ chẳng chịu giao chiến.

Gia Cát Cách bèn khiến vây chặt bốn cửa thành, ngày đêm công phá , nhưng vì quân trên thành canh phòng quá ngặt nên qua một tháng mà vẫn không phá nổi . Khi ấy gặp tiết trời lạnh, binh Ngô bị bịnh rất nhiều . Các tướng thưa với Gia Cát Cách : 

- Thời tiết quá lạnh, nên lui binh tốt hơn .

Gia Cát Cách không nghe, cứ đốc quân công thành.

Nhưng quân sĩ chẳng còn ai muốn đánh giặc nữa .

Gia Cát Cánh túng thế phải lui binh.

Trương Ðắc được tin binh Ngô đã lui , bèn xua quân rượt theo đánh giết. 

Binh Ngô chết thôi vô kể .

Gia Cát Cách thu góp tàn quân về Ðông Ngô, trong lòng cả thẹn chẳng dám yết kiến Tôn Lượng. 

Ngô chúa thấy vậy ngự giá đến thăm. Bởi vậy triều thần rất sợ sệt .

Gia Cát Cách lại khiến Châu An và Trương Uớc chấp chưởng Ngự Lâm Quân để làm nha trảo . 

Lúc ấy Tôn Tuấn đang chấp chưởng Ngự Lâm Quân thấy Gia Cát Cách đoạt quyền thì sanh nghi bèn tâu với Tôn Lượng : 

- Tôi là Tôn tộc, nay Gia Cát Cách chiếm Ngự Lâm Quân e y có ý làm phản. Xin Bệ hạ hãy liệu thế trừ đi ! 

Tôn Lượng nói :

- Trẫm cũng sợ y lắm. Vậy phải trừ cách sao ? 

Tôn Tuấn tâu : 

- Hãy bày yến tiệc rồi mời Gia Cát Cách đến, tôi sẽ ra tay cho .

Tôn Lượng y kế .

Gia Cát Cách được triệu mời, lên xe vào cung, rồi tả hữu ai nấy vào tiệc. 

Rượu được vài tuần, Ngô chúa kiếm chuyện đi tướt, còn Tôn Tuấn bước xuống điện, cởi áo ngoài ra, tay cầm gươm bén hô lớn : 

- Có chiếu chỉ của Thiên Tử truyền phải giết đứa phản tặc ! 

Gia Cát Cách nghe nói thất kinh làm rớt chén rượu xuống đất.

Rồi vừa định cầm gươm thủ thế , đã bị chém bay đầu .

Tôn Tuấn một mặt khiến đến bắt gia quyến Gia cát Cách, một mặt khiến đem thây Gia cát Cách bỏ ra ngoài thành. 

Chẳng bao lâu quân sĩ bắt được hết gia quyến Gia Cát Cách, Tôn Tuấn khiến chém hết đem chôn.

Ngô chúa là Tôn Lượng phong Tôn Tuấn làm Thừa Tướng Ðại tướng quân, tổng đốc trong ngoài các việc quân cơ .

La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Hồi 108

Vây Tư Mã, Khương Duy dùng mưu cao

Phế Tào Phương, Ngụy gia mang quả báo

Khương Duy ở Thành Ðô được thư Gia Cát Cách muốn hiệp nhau đánh Ngụy, trong lòng cả mừng. Bèn sai Liêu Hóa làm Tả tiên chuông, Trương Dực làm Hữu tiên phong, Hạ Hầu Bá làm tham mưu, Trương Ngưng làm Vận lương sứ, kéo đến Dương Bình Quan phạt Ngụy.

Hạ Hầu Bá bàn : 

- Trước kia thất bại vì binh Khương không đến. Nay nên gửi thư ước hẹn chu đáo rồi hãy tấn binh lấy Nam An, vì đây lương thảo rất nhiều. 

Khương Duy y kế bèn sai Khước Chánh qua Khương quốc ước hẹn.

Khương Vương là Mê Ðương tiếp Khước Chánh xong, bèn dấy binh sai Nga Hà Thiên Qua làm Tiên Phong kéo thẳng tới Nam An.

Quách Hoài hay tin bèn về cấp báo cho Tư Mã Sư. 

Sư hỏi chư tướng ai muốn ra cự địch. 

Từ Chất tình nguyện ra đi.

Tư Mã Sư nói : 

- Nếu có Từ Chất làm Tiên phong còn lo gì nữa . 

Nói xong, phong Từ Chất làm Tiên phuông, Tư Mã Chiêu làm Ðô Ðốc nhắm Lũng Tây tấn phát. Khi đến Ðông Ðình, Từ Chất gặp Liêu Hóa, hai bên giao chiến. 

Hóa đỡ không nổi bỏ chạy. 

Trương Dực xông ra tiếp ứng ; nhưng cũng chỉ được vài hiệp cũng tháo chạy. 

Từ Chất rượt theo giết vô số. Quân Thục đại bại. 

Khương Duy nói với Hầu Bá : 

- Từ Chất dũng mãnh vô địch. Ta phải dụng mưu mới xong , nay ta thấy binh Ngụy thường chận nghẹt đường lương của binh ta. Vậy nên phải dụng kế mới thắng . 

Bèn kêu Liêu Hóa, Trương Dực vào dặn.

Sau đó, Duy còn sai quân rải chung quanh trại để đánh lừa Ngụy.

Còn Từ Chất đem binh khiêu chiến cả ngày nhưng không thấy tướng Thục ra đánh, lại được tin binh Thục dùng mộc ngưu lưu mã chuyện lương sau núi Thiết Lung, chờ Khương binh tiếp viện. 

Tư Mã Chiêu bèn nói với Từ Chất : 

- Binh phục trước kia thua cũng chỉ vì bị chặn đường lương. Nay ngươi lại dẫn quân đến chận nghẹt đường lương của nó, ắt nó phải lui . 

Từ Chất vâng lệnh ra đi, quả thấy binh Thục đang đẩy mộc ngưu và lưu mã. 

Binh Ngụy xông vào đánh. Binh Thục phải bỏ xe mà chạy. Binh Ngụy hùng hổ rượt theo.

Ði được một quãng , bỗng sau núi lửa dậy, quân Thục hô lớn rồi dùng tên bắn xong. Bên mặt Liêu Hóa, bên trái Trương Dực đánh dồn lại giết binh Ngụy vô số .

Từ Chất ôm đầu mà chạy, gặp Khương Duy đón đánh ; Từ Chất trở tay không kịp bị Khương Duy đâm một thương chết tốt. 

Binh Ngụy vừa chết vừa đầu. 

Hạ Hầu Bá khiến binh Thục lấy y giáp của Ngụy mặc vào rồi kéo thẳng tới trại Ngụy. 

Binh Ngụy tưởng thiệt bèn mở cửa thành cho vào. Binh Thục xông vào liền chém giết tơi bời. 

Tư Mã Chiêu hốt hoảng, lên ngựa chạy dài, bỗng gặp Liêu Hóa chận đánh, túng thế phải chạy lên núi Thiết Lung đóng trại .

Thiết Lung địa thế hiểm trở, lại không có nước uống. 

Khương Duy bèn đem quân đến vây chặt dưới chân núi. 

Tư Mã Chiêu thấy quân sĩ chết khát bèn ngửa mạt lên trời than : 

- Ắt là ta chết tại đây. 

Quan Chủ bộ Vương Thao thưa : 

- Xưa Cảnh Cung bị khổn lạy vái giếng mà có nước. Ðô Ðốc thử làm theo xem ? 

Tư Mã Chiêu nghe lời Vương Thao. Vái vừa dứt thì nước suối trào lên. Nhờ đó mà binh Ngụy khỏi chết. 

Khương Duy nói với Hầu Bá : 

- Phen này chắc Tư Mã Chiêu hết đường sống ! 

Còn Quách Hoài hay tin Tư Mã Chiêu bị vây nơi Thiết Lung, muốn đến tiếp cứu, Trần Thới can : 

- Ta đem binh đến chưa chắc đã giải vây được .

Khương binh kéo đến lấy Nam An thì sẽ nguy cấp ngay, chi bằng đem binh đó đánh Khương Duy đã. Nếu phá được

đạo binh của Khương Duy mới mong giải vây Thiết Lung. 

Quách Hoài nghe theo bèn nghĩ kế với Trần Thới rằng : 

- Nay ngươi hãy trá hàng Khương binh, xúi chúng về đây cướp trại, ta sẽ bắt chúng .

Trần Thới vâng lệnh đến xin ra mắt Khương vương. 

Khương vương cả mừng cho vào. 

Thới thưa : 

- Quách Hoài ỷ mình có công, không coi chư tướng ra gì, nên tôi đến xin đầu . 

Khương vương hỏi :

- Ngươi biết binh trại Quách Hoài thế nào không ? 

Thới thưa : 

- Biết hết. Ðêm nay tôi nguyện dẫn binh đến cướp trại y .

Khương vương bèn sai Nga Hà Thiên Qua cùng Trần Thới đến cướp trại Ngụy. 

Nga Hà sai Thới đi tiền bộ, kéo đến trại Ngụy. 

Thới bèn giục ngựa vào trước Nga Hà theo sau. 

Chẳng ngờ vừa xông vào, người ngựa liền sụp hết dưới hầm. 

Thới ở phía sau đánh tới. Hoài phía trước đánh ép về Khương binh chết như rạ. Nga Hà tự vận chết.

Quách Hoài, Trần Thới bèn dẫn binh đánh tới Khương trại.

Khương vương cả sợ lên ngựa chạy bị Quách Hoài bắt sống đem về trại.

Hoài nói với Mê Ðường : 

- Khương, Ngụy là đồng minh, sao lại giúp Thục ? Khi dẹp Thục xong tôi sẽ tâu cùng Ngụy chúa mà hậu tạ .

Khương Vương nghe xong thuận lời. 

Quách Hoài nói : 

- Vậy đêm ta đến Thiết Lung, ông sẽ ra mắt Khương Duy rồi thừa cơ mà giết hắn .

Quách Hoài sai Trần Thới theo Khương binh, còn mình kéo đại binh đi đến Thiết Lung. 

Ðêm ấy, Khương Vương sai người đến trước nói với Khương Duy. 

Duy cả mừng bèn đi với Hạ Hầu Bá ra rước vào.

Khương Vương vừa vào đến trướng chưa kịp nói thì một tùy tướng phía sau rút gươm chém Khương Duy. 

Duy cả kinh chạy ra sau, lên ngựa thẳng tới Nam Bình Phương, còn binh Ngụy xông vào chém giết, binh Thục cả loạn, chết đầy trại. .

Khương Duy trong tay không có khí giới lại gặp Quách Hoài rượt đuổi. 

Khương Duy giương cung bắn, Quách Hoài né vài lần biết cung không tên bèn bắn trả lại. 

Duy bắt được tên lắp vào cung bắn trúng trán, Quách Hoài té chết. 

Duy giục ngựa tới giật cây thương của Hoài rồi thu binh mà chạy về Hớn Trung.

Tư Mã Chiêu đem quân rượt theo, nhưng không kịp, đem thây Quách Hoài trở về Lạc Dương.

Trong khi đó Ngụy chúa Tào Phương càng ngày càng thấy Tư Mã Sư lộng quyền thì trong lòng cả sợ. 

Mỗi khi Tư Mã Sư vào triều thì run rẩy bước xuống điện mà rước. 

Tư Mã Sư nét mặt nghênh ngang, ngạo mạn, mọi việc quyết đoán một mình. 

Lúc ấy Tào Phương chỉ còn ba người tâm phúc là Hạ Hầu Huyên làm Thái Thượng kinh, Lý Phong làm Trung thơ lịnh , Trương Tập làm Quản lộc đại phu, người này là cha của Trương hoàng hậu, hoàng trượng của Tào Phương.

Lúc ấy Tào Phương nắm tay Trương Tập khóc lóc mà nói : 

- Tư Mã Sư quá lộng quyền, sớm muộn ắt nó sẽ tiếm ngôi .

Lý Phong tâu :

- Bệ hạ chớ lo ! Tôi sẽ lãnh chiếu của bệ hạ mà trừ đứa gian tặc ấy .

Tào Phương nói : 

- Sợ ba khanh làm không nổi ? 

Ba người đồng tâu : 

- Dầu có thác cũng xin báo đền .

Tào Phương bèn cởi long bào rồi trích huyết viết chiếu trao cho Trương Tập : 

- Lúc trước ông nội là Võ Hoàng đế giết Ðổng Thừa cũng vì để lộ việc y đái chiếu đó. Vậy các khanh hãy thận trọng ! Trương Tập tâu : 

- Chúng tôi đây há phải bọn Ðổng Thừa .

Nói rồi ba người từ giả. Ði đến cửa Ðông Ba thì gặp Tư Mã Sư xách gươm đi vào. 

Sư thấy ba người khép nép thì hỏi : 

- Sao các ngươi ở lại lâu vậy ?

Trương Tập đáp :

- Thiên Tử khiến chúng tôi đọc cách hầu ngài. 

Tư Mã Sư nạt lớn : 

- Chúng bay khóc lóc chi mắt còn ướt nhèm, giấu ta sao được. 

Nói xong, truyền tả hữu khám ba người đó, lục thấy trong mình Trương Tập có áo Long bào, với tờ mật chiếu viết bằng máu, chiếu rằng : Anh em Tư Mã Sư nắm giữ đại quyền trong chuyên chế vua ngoài áp bức quần thần, thiệt là bọn gian nịnh. Vậy ai trừ được thì trẫm mang ơn chẳng cùng. 

Tư Mã Sư nổi giận, nạt lớn : 

- Té ra tụi bây mưu hại ta ? 

Nói đoạn dẫn ba người ra chém quách.

Sau đó, Tư Mã Sư vào cung, nhằm lúc Tào Phương và Trương Hoàng Hậu đang đàm đạo, Tào Phương thấy Tư Mã Sư xách gươm vào thì cả sợ. 

Tư Mã Sư chống gươm nói : 

- Cha tôi lập bệ hạ lên ngôi cao, còn tôi phò bệ hạ chẳng khác Y Doãn, nay bệ hạ lấy ân làm oán, muốn đồng mưu với bọn gian thần hại tôi làm cớ chi vậy ? 

Tào Phương nghe nói thất kinh bèn quì xuống đất mà rằng : 

- Trẫm đâu dám làm điều ấy . 

Tư Mã Sư liền lấy áo Long Bào liệng xuống đất mà nói : 

- Chữ của ai viết đây ? 

Tào Phương đáp :

- Ấy cũng vì người ta ép Trẫm . 

Tư Mã Sư chỉ Trương Hoàng Hậu nói : 

- Ngươi này là con của Trương Tập phải chết ! 

Nói đoạn, bắt Trương Hoàng Hậu thắt cổ mà chết, lại khiến tru di tam tộc Trương Tập.

Hôm sau Tư Mã Sư nói với các quan văn võ : 

- Nay Chúa Thượng hoang dâm vô đạo. Lại nghe lời dua nịnh hại kẻ hiền thần. Vậy ta muốn noi theo Y Doãn và Hoắc Quan mà lập tân quân trị vì thiên hạ .

Các quan lớn nhỏ đều không dám cãi. 

Tư Mã Sư bèn dắt các quan vào ra mắt Thái Hậu. 

Thái Hậu cả kinh hỏi : 

- Vậy các khanh tính lập ai đây ? 

Tư Mã Sư tâu : 

- Nay có Cao Quí Hương Công là Tào Mạo (con Tào Lâm, cháu Tào Phi) đáng lập ngôi cả .

Hoàng Thái Hậu buộc phải nghe theo. 

Tư Mã Sư bèn khiến Tào Phương phải nhường ngôi cho Tào Mạo.

Tào Mạo từ chối ba phen nhưng rốt cuộc cũng phải chịu.

Tào Mạo lên ngôi cải niên hiệu là Chánh Nguyên niên, phong Tư Mã Sư làm Ðại Tướng quân, được phép vào chầu khỏi lạy, khỏi xưng tên, lại được mang gươm lên điện.

Còn Tào Phương trở lại chức Tề Vương, nội ngày phải lên đường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro