tqvt1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 2 : 17%   __Cau 3 : 27% __ Cau 4 : 57% ___ Cau 5 :  67% ___ Cau 6 :  73 %

Câu 1: Phân tích và so sánh ưu nhược điểm của việc truyền thông sử dụng tín hiệu số so với tín hiệu tượng tự.

_ Tín hiệu số(Digital Signal): là tín hiệu có hữu hạn giá trị dòng điện có nghĩa về mặt mã hóa thông tin,những giá trị khác không có ý nghĩa mang thông tin.Dạng tín hiệu thông dụng là tín hiệu nhị phân chỉ có 2 giá trị là 0 và 1.Với các chức năng xử lý như :mã hóa,tái tạo,lưu trữ,điều chế,xáo trộn,nén giãn,sửa lỗi…

_ Tín hiệu tương tự(Analog Signal) là tín hiệu có vô số các giá trị trong khoảng i(max)-i(min) đều có nghĩa về mặt thông tin.Với các chức năng xử lý như:khuyếch đại tuyến tính,lọc,điều chế,nén,giãn…

_ Đặc trưng của xử lý số là thao tác trên linh kiện có chức năng nhớ, cụ thể là trên thanh ghi (register); dẫn đến cho phép thời gian xử lý có thể kéo  rất dài, quá trình xử lý có thể rất phức tạp, chức năng xử lý rất phong phú nhưng bù lại là hệ thống có thể không có tính chất thời gian thực (real time - đáp ứng của hệ thống có rất nhanh, khi có tín hiệu ngõ vào thì gần như có liền tín hiệu ngõ ra). Trong khi đó, xử lý tương tự lại không có linh kiện nhớ (chỉ có thể làm delay trong thời gian ngắn) dẫn đến quá trình xử lý phải thật nhanh, đơn giản và do đó chức năng xử lý cũng đơn giản hơn so với xử lý số nhưng bù lại hệ thống có tính chất real time.

_ Ưu điểm của tín hiệu số: (1) tính ổn định. Với cùng một ngõ vào thì ngõ ra của một quá trình xử lý số luôn giống nhau. Nó không nhạy cảm đối với độ lệch (ofset) và sự trôi tín hiệu (drift). (2) Khả năng lưu trữ. (3) Tích hợp mật độ cao các cổng logic trên chip

_ Nhược điểm:  (1)Méo lượng tử khi chuyển từ số sang tương tự.(2)Tính trễ.

_ Ưu điểm của tín hiệu tương tự :mô phỏng chính xác cái thế giới thực sự bạn đang sống. nhưng mà trong đo lường thì thiết bị chế tạo khó có độ chính xác cao. Nghe âm thanh từ tín hiệu tương tự là trung thực nhất trong cái thế giới bạn đang sống Nhược điểm: Xử lý tín hiệu tương tự không dễ, không đạt kết quả cao như là xử  lý tín hiệu số.

Câu 2: Cho biết ý nghĩa của vấn đề chuẩn hóa trong viễn thông. Giới thiệu tên, lĩnh vực chuẩn hóa của các tổ chức chuẩn hóa ITU, IEEE, IETF, ISO.

_ Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) là một cơ quan chuyên môn của liên hợp quốc chịu trách nhiệm về viễn thông. Nó bao gồm gần 200 nước thành viên và công tác chuẩn hoá của nó được chia thành các phần chính:

                + ITU-T: xây dựng các tiêu chuẩn về các mạng viễn thông công cộng (ví dụ như ISDN).

                + ITU-R: xây dựng các tiêu chuẩn về vô tuyến như việc sử dụng tần số trên thế giới và các đặc tính kỹ thuật của các hệ thống vô tuyến.

_ Viện nghiên cứu kỹ thuật  điện và  điện tử (IEEE) là một trong các cơ quan chuyên môn lớn nhất trên thế giới và đã tạo ra nhiều tiêu chuẩn quan trọng về viễn thông.

_ Lực lượng  đặc nhiệm về kỹ thuật Internet (IETF) quan tâm tới việc chuẩn hoá các giao thức TCP/IP cho Internet.

_ Tổ chức chuẩn hoá quốc tế (ISO) là một tổ chức chung chịu trách nhiệm về chuẩn hoá công nghệ thông tin.

Câu 3: So sánh phương thức chuyển giao kiểu gói với chuyển giao kiểu kênh, vẽ hình minh họa.

Các tiêu chí so sánh

Định nghĩa

Chuyển giao kiểu kênh :Hệ thống này  được thiết kế cho phương thức chuyển kênh CS (Circuit Switch) và truyền dẫn theo khe thời gian. Sự phân chia vào các khe thời gian yêu cầu thông tin được chia vào các khối có cùng độ dài bằng khe thời gian. Nếu một khối phát từ điện thoại, nó được biểu diễn bằng một mẫu, thì nó cũng có thể chứa lưu lượng dữ liệu, Telex, tín hiệu cảnh báo... Phương thức chuyển kênh không cần bit phụ nhồi vào thông tin. Khối được giám sát bởi phương tiện báo hiệu.

Chuyển giao kiểu gói có nghĩa là thông tin được chia thành các gói (độ dài gói có thể khác nhau) và gói được gán nhãn để truyền tải qua mạng. Nhãn là tiêu đề và có thể gồm cả đuôi gán thêm vào cuối gói (như đuôi gán ở các lớp 2-3 trong mô hình OSI). Nhãn được dùng cho việc chuyển mạch kênh và phát hiện lỗi... Mạng phải có trách nhiệm chuyển giao gói đến đúng đích và theo đúng thứ tự, đảm bảo thời gian trễ cho phép.

Đặc điểm

Chuyển giao kiểu kênh : Trên các liên kết ta chia thành các kênh thông tin tách biệt nhau và vấn đề cơ bản của kiểu chuyển giao này là tạo ra một kết nối. Các nút mạng thực hiện chức năng chuyển mạch. Thiết bị chuyển mạch tại một nút sẽ chuyển tín hiệu từ kênh vào đến kênh ra vì thế người ta gọi là chuyển mạch kênh. Trên các liên kết, hệ thống được chia thành các kênh thông tin (trunk circuit) như các mạch trung kế trong mạng điện thoại. Các kênh trung kế là tài nguyên của hệ

thống phục vụ chung.

Tốc độ chuyển giao

Chuyển giao kiểu kênh:Tốc độ chuyển giao ở các liên kết đối với phương thức chuyển kênh luôn luôn bằng nhau

Chuyển giao kiểu goi :Tốc độ chuyển giao ở các liên kết đối với phương thức chuyển gói có thể khác nhau.

Sự khác nhau giữa phương thức chuyển kênh (CS) và phương thức chuyển gói (PS) .

- Tốc độ chuyển giao thông tin của phương thức gói bằng tốc độ chuyển kênh vì ở phương thức chuyển kênh mạng không đưa các bit phụ vào. Nhưng đối với phương thức chuyển gói, tốc độ chuyển giao thông tin nhỏ hơn tốc độ kênh truyền vì mạng đã đưa thêm các bít phụ để tạo tiêu đề và hoạt động theo cơ chế điều khiển luồng. Vì vậy để đánh giá tốc độ kênh người ta đưa ra khái niệm thông lượng (throughput), nó phụ thuộc vào chất lượng đường truyền và kích thước gói. 

- Tốc độ chuyển giao ở các liên kết đối với phương thức chuyển kênh luôn luôn bằng nhau, song đối với phương thức chuyển gói có thể khác nhau. Tuy nhiên,trong truyền số liệu phương thức chuyển gói có ưu điểm hơn so với phương  thức chuyển kênh nhờ tốc độ gửi và tốc độ phiên nhận có thể khác nhau và thời gian của phiên truyền thông ngắn.

Phương thức chuyển kênh thuận tiện cho thông tin thoại vì một cuộc gọi có con người tham gia thường diễn ra trong khoảng thời gian vài phút nhưng truyền dữ liệu là hai máy trao đổi tự động, thời gian chuyển giao thông tin thường rất ngắn (cỡ giây) do vậy nếu phải thiết lập kết nối bằng quay số thì hiệu quả không cao. Một nhược điểm của phương thức chuyển kênh đó là nó sử dụng kênh không hiệu quả bằng phương thức chuyển gói. Ví dụ, trong dịch vụ thoại, kể cả khi hai bên đầu cuối không có thông tin trao đổi thì kênh vẫn bị chiếm hoàn toàn (64kb/s) trong khi nếu là truyền theo kiểu gói thì trong khoảng thời gian không có thông tin trao đổi, người ta có thể sử dụng kênh kết nối đó để chuyển gói thông tin của các dịch vụ khác.

Câu 4:Nêu và phân tích ý nghĩa của cơ chế phân tầng(layer) khi xây dựng mạng.

Ý nghĩa của cơ chế phân tầng(layer):

Để giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt các mạng trao đổi thông tin được xây dựng theo quan  điểm phân tầng (layering). Mỗi hệ thống thành phần của mạng được xem như một cấu trúc đa tầng (tầng nọ được xây trên tầng kia).

Số lượng các tầng cũng như tên và chức năng của từng tầng là tùy thuộc vào các nhà thiết kế. Nguyên tắc chung là mỗi tầng tiếp nhận các dịch vụ từ tầng dưới nó,đồng thời lại cung cấp một bộ các dịch vụ cho tầng phía trên. Việc các dịch vụ này được cung cấp như thế nào thì các tầng trên không được biết.

Cách phân tầng trong các mạng có thể khác nhau, song trong cùng một mạngthì các hệ thống thành phần phải có cấu trúc tầng (số lượng tầng, chức năng mỗi tầng)là như nhau.

Những tác dụng khác của các tầng được chuẩn hoá:

Thiết kế dễ dàng hơn (các hệ thống phức tạp  được chia thành nhiều hệ thông nhỏ dễ quản lý)

Hiệu quả hơn cho việc phát triển sau này (thay thế một tầng)

Việc định nghĩa trách nhiệm của mỗi tầng sẽ giúp cho việc chuẩn hoá các chức năng mới.

Những chức năng nhất định sẽ thuộc về một giao thức của một tầng nhất định.

Câu 5:Cho biết sự khác biệt của IPv4 và IPv6

Không gian địa chỉ

IPv4 :Địa chỉ dài 32 bit.

IPv6 :Địa chỉ dài 128 bit.

Định dạng tiêu đề

IPv6 :Sử dụng định dạng tiêu đề mới, trong đó các tùy chọn được tách khỏi phần tiêu đề cơ sở và nếu cần được thêm vào giữa phần tiêu đề cơ sở và dữ liệu. Do vậy, làm đơn giản và tăng tốc độ xử lý định tuyến vì hầu hết các tùy chọn đều không cần được router kiểm tra.

Khả năng mở rộng

IPv6 :Được thiết kế để cho phép mở rộng khi có yêu cầu

Khả năng bảo mật

IPv4 :Không hỗ trợ mật mã và chứng thực

IPv6 :Tùy chọn mật mã và chứng thực trong IPv6 cung cấp tính toàn vẹn và tính bảo mật của gói.

Câu 6:Nêu và phân tích xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông hiện nay

Ngày nay, nhu cầu dịch vụ của người sử dụng ngày càng đa dạng và có yêu cầu cao về chất lượng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử đã làm mạng có khả năng truyền với tốc độ cao, có chất lượng truyền tin tốt với khả năng xử lý thông minh và nhanh chóng. Vì thế cho phép mạng lưới thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và cả các nhà khai thác dịch vụ viễn thông trong tương lai. Thị trường viễn thông thế giới đang đứng trong xu thế cạnh tranh và phát triển hướng tới mạng viễn thông toàn cầu, tạo ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông, các dịch vụ viễn thông ngày càng phong phú và đa dạng. 

Nhu cầu và xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông của khách hàng bao gồm: 

-  Nhu cầu tăng về số lượng/loại hình dịch vụ. số lượng dịch vụ còn rất ít vào những năm đầu thế kỷ 20. Từ khi ra đời mạng số đa dịch vụ (ISDN), mới có thêm một số lượng lớn các loại hình dịch vụ khác nhau. Mạng này không chỉ hỗ trợ cho các ứng dụng truyền thoại và số liệu có sẵn mà còn có khả năng cung cấp thêm nhiều loại dịch vụ mới. Một số ứng dụng của mạng đa dịch vụ băng hẹp (N-ISDN) là : Dịch vụ Fax, dịch vụ Teletex, dịch vụ Videotex (dịch vụ khôi phục thông tin tương tác). Các dịch vụ này nằm trong một nhóm các dịch vụ lớn sau:

dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền văn bản, truyền hình ảnh, phần lớn các dịch vụ này thực hiện ở tốc độ 64kb/s hoặc nhỏ hơn. 

Nhu cầu dịch vụ băng rộng. Khi mạng có dung lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng thì phạm vi các loại hình dịch vụ mà nó có thể hỗ trợ cũng tăng lên. Băng thông yêu cầu cho các dịch vụ cũng lớn hơn nhiều so với băng thông của các dịch vụ cơ bản như thoại, fax có tốc độ truyền thường không quá 64kbit/s

ITU-T phân tích các dịch vụ băng rộng làm hai loại đó là các dịch vụ tương tác và các dịch vụ phân bố. 

+  Các dịch vụ tương tác là các dịch vụ cho phép truyền thông tin theo hai chiều (không tính đến các thông tin báo hiệu điều khiển) giữa các thuê bao với nhau hoặc giữa thuê bao với nhà cung cấp dịch vụ.

+  Các dịch vụ phân bố là các dịch vụ mà thông tin chỉ truyền theo một chiều, từ nhà cung cấp dịch vụ băng rộng tới thuê bao.

Có một cách khác nữa để phân chia các loại dịch vụ băng rộng thành hai loại: loại dịch vụ phục vụ cho việc kinh doanh và dịch vụ thông thường phục vụ các hộ thuê bao 

-  Nhu cầu muốn có các dịch vụ phân bố và tương tác. 

Ngoài ra, khách hàng còn có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ khác như phải đảm bảo thời gian thực, dịch vụ đa phương tiện được cung cấp với giá rẻ và với thời gian triển khai nhanh chóng, dịch vụ phải tiện lợi, dễ sử dụng. 

Hiện nay, xu hướng phát triển công nghệ đang hướng sang mạng IP (internet protocol) do sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp khi triển khai dịch vụ trên mạng này so với những mạng viễn thông truyền thống trước kia (PSTN, ISDN,…) nên những dịch vụ mới ra đời cũng thường dựa một phần hoặc toàn bộ trên nền mạng IP.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro