tqvt2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi 1.1:

Nêu khái niệm cơ bản về thông tin, truyền thông và viễn thông.

Thông tin: là các tính chất xác định của vật chất được tiếp nhận bởi nhà quan sát từ thế giới vật chất xung quanh.

Truyền thông: là việc truyền thông tin từ một điểm tới một điểm khác, gồm có truyền thông cơ học (bưu chính) và truyền thông điện (viễn thông).

Viễn thông: bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin (trao đổi hay quảng bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa là bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết, dữ liệu, …) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp quang hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện từ khác).

Câu hỏi 1.2:

Nêu những khái niệm cơ bản về tín hiệu, mã hóa và điều chế trong viễn thông.

Tín hiệu: là một dạng năng lượng mang theo thông tin tách ra được và truyền từ nơi phát đến nơi nhận.

Mã hóa được chia làm hai loại : Mã hóa nguồn (source coding) để nén nguồnthông tin và mã hóa kênh (channel coding) để bảo vệ bản tin khi truyền trên kênh.   

Mã hóa nguồn là phương thức mã hóa tín hiệu thành các bít thông tin để có thể truyền đi, đồng thời cũng để làm tối đa dung lượng kênh truyền.    

Mã hóa kênh là phương pháp bổ sung thêm các bít vào bản tin truyền đi nhằm mục đích phát hiện và/hoặc sửa lỗi.

Điều chế: là quá trình trộn lẫn tần số sóng mang với thông tin cần truyền.

Câu hỏi 1.3:

Nêu ý nghĩa của vấn đề chuẩn hóa trong viễn thông.

Các mạng truyền thông được thiết kế để phục vụ cho nhiều người sử dụng khác nhau với các thiết bị được cung cấp từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Để thiết kế và xây dựng các mạng một cách hiệu quả thì các thiết bị mạng cần thống nhất về chuẩn, để chúng có thể liên kết và tương thích với nhau, cũng như đảm bảo hiệu quả về giá thành.

Các tiêu chuẩn giúp cho việc kết nối dễ dàng giữa các hệ thống, thiết bị và các mạng của các nhà sản xuất, các nhà cung cấp và khai thác khác nhau.

Câu hỏi 1.4:

Giới thiệu các đặc điểm cơ bản của việc truyền thông tin trong mạng truyền dữ liệu.

Truyền số liệu là 1 loại hình rất phổ biến trong thời đại thông tin hiện nay. Đó là 1 trong số các loại hình dịch vụ viễn thông và được thực hiện trên 1 số mạng khác nhau như : mạng số liệu chuyển mạch gói , mạng số liệu chuyển mạch kênh, mạng điện thoại công cộng, hay đơn giản là các mạng máy tính (LAN , WAN , MAN)   

Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh – CSPDN : đây là mạng hoàn toàn số và được thiết kế riêng cho kênh truyền thông số liệu , thường cso 4 tốc độ truyền cơ bản : 600 , 2400,4800,9600 bps . Kênh truyền sẽ được duy trì trong suốt thời gian truyền.

Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói – PSPDN :

mạng này cho phép các đầu cuối có tốc độ bit khác nhau và sử dụng có thể xâm nhập 1 số CSDL

lớn trên thế giới . Hầu hết các mạng truyền số liệu trên thế giới đều là các mạng chuyển gói       

Mạng điện thoại công cộng – PSTN : do các đường dây điện thoại chỉ dùng để truyền các tín hiệu âm thanh với dải tần 0.3 – 3,4 KHz nên muốn truyền số liệu thì phải sử dụng các modem là các thiết bị điều chế và giải điều chế tín hiệu thành tín hiệu tương tự có dải tần phù hợp với đường dây điện thoại và ngược lại .

Một số yêu cầu khi thực hiện truyền DL : chất lượng truyền , tốc độ, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin… Để đạt được điều này , dữ liệu truyền phải mã hóa và xử lý tuân theo các thể thức nhất định nào đó.

Câu hỏi 1.5:

Nêu khái niệm chất lượng dịch vụ viễn thông (QoS).

Chất lượng dịch vụ (QoS): là tổng hợp những tham số, ý kiến thể hiện sự hài lòng, không hài lòng của khách hàng đối với một dịch vụ viễn thông nào đó

Câu hỏi 1.6:

Nêu khái niệm hiệu năng mạng (NP)

Hiệu năng mạng (NP) là năng lực một mạng hoặc là phần mạng cung cấp các chức năng có liên quan đến khả năng truyền thông giữa những người sử dụng.

Câu hỏi 1.7:

Trình bày khái niệm về truyền dẫn đơn công, bán song công và song công. Lấy ví dụ cụ thể cho mỗi khái niệm.

Truyền dẫn đơn công là truyền dẫn thông tin theo một chiều.

Ví dụ, với phát thanh truyền hình, tín hiệu chỉ được gửi đi từ máy phát đến thiết bị đầu cuối là thiết bị thu vô tuyến.

Truyền dẫn bán song công là truyền dẫn thông tin theo hai chiều nhưng việc truyền tin trên mỗi chiều chỉ được thực hiện tại một thời điểm. Ví dụ như hệ thống thông tin vô tuyến di động (điện đàm), người nói phải xác nhận bằng nút chuyển sang chế độ nghe thì bên kia mới được nói.

Truyền dẫn song công (song công hoàn toàn) là truyền dẫn thông tin theo hai chiều trong cùng một thời gian. Ví dụ như thông tin thoại thông thường, hai người có thể nói chuyện đồng thời.

Câu hỏi 1.8:

Nêu ý nghĩa của việc ghép kênh. Phân loại các phương pháp ghép kênh.

Ý nghĩa của việc ghép kênh: Ghép kênh là quá trình kết hợp nhiều tín hiệu để truyền dẫn đồng thời trên cùng 1 đường truyền dẫn.Hầu hết các hệ thống truyền dẫn trong mạng viễn thông có dung lượng lớn hơn dung lượng yêu cầu bởi 1 người sử dụng đơn lẻ và nhỏ hơn tổng dung lượng yêu cầu tối đa của tất cả người sử dụng. Do đó, để nâng cao hiệu quả truyền dẫn và giảm chi phí, người ta thực hiện chia sẻ băng tần sẵn có của các hệ thống cáp đồng, cáp quang hay hệ thống vô tuyến(hê thống đơn lẻ dung lượng cao) cho nhiều người sử dụng.

Phân loại các phương pháp ghép kênh     

Ghép kênh theo tần số(FDM) biến tần số mỗi tín hiệu lên 1 tần số sóng mang khác nhau. Các tín hiệu đã điều chế được đi qua cũng 1 kênh truyền và bộ lọc đơn bằng sẽ phân chia các tín hiệu khi đến bên thu. Băng tần của hệ thống được chia thành nhiều các kênh hẹp khác nhau, mỗi kênh dành cho 1 nguwofi sử dụng trong toàn bộ thời gian truyền tin (thường s/d cho truyền tin thoại). Bằng việc thay đổi bộ lựa chọn tần số ở phía thu ta có thể thay đổi để nhận thông tin từ địa điểm phát khác.      

Ghép kênh theo thời gian(TDM) là phương pháp ghép kênh mới hơn FDM phương pháp này đưa các bản tin khác nhau     

Ghép kênh theo bước sóng(WDM) được dùng cho truyền dẫn cáp quang. Việc sử dụng ghép kênh phân chia thời gian có nhiều hạn chế đối với yêu cầu dung lượng truyền dẫn nên WDM đã được thay thế. Ghép kênh theo bước sóng cho phép kênh được truyền tại những bước sóng khác nhau cho cùng 1 hướng hay cả 2 hướng trên cùng 1 sợi quang.Là 1 biến dạng của ghép kênh tần số. Để đạt được tốc độ bit lớn hơn 10Gbit/s người ta đã kết hợp ghép kênh theo thời gian với ghép kênh theo bước sóng.

Câu hỏi 1.9:

Nêu ý nghĩa và chức năng của chuyển mạch.

Hiện tại thiết bị chuyển mạch phải có khả năng điều khiển các dịch vụ nhiều hơn trước đây boa gồm âm thanh cất lượng cao, Video theo các tiêu chuẩn khác nhau, thông tin LAN nối LAN, truyền tải các tệp dữ liệu lớn và các dịch vụ tương tác mới trên mạng truyền hình cáp. Đã có nhiều các thông tin chuyển mạch liên quan đến người sử dụng dịch vụ.

Tính phong phú về kỹ thuật chuyển mạch trong mạng nội hạt đã tăng. Ngày nay chúng ta dùng kỹ thuật chuyên tiếp khung và 2 kiểu chuyển mạch tế bào theo truyền tải không đồng bộ ATM và bus kép hàng đợi phân tán

Các phần tử chuyển mạch có thể điều khiển đã được đưa vào trong mạng truyền dẫn nhờ đó giúp cho việc truyền dẫn thực hiện với độ tin cậy cao hơn và độ trễ nhỏ hơn. Bộ đấu nối chéo số giờ đây thay thế các khung phân tán và các bộ ghép kênh số là các phần tử truyền dẫn truyền thống

Câu hỏi 1.10:

Trình bày ý nghĩa và chức năng của báo hiệu trong viễn thông.

Trong mạng viễn thông báo hiệu được coi là 1 phương tiện để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này có liên quan đến thiết lập, giám sát và giải phòng cuộc gọi. Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính:

Chức năng giám sát: giám sát đường thuê bao, đường trung kế…

Chức năng tìm chọn: chức năng điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ

Chức năng khai thác và vận hành mạng: phục vụ cho việc khai thác mạng 1 cách tối ưu nhất

Thông thường báo hiệu được chia làm 2 loại tùy thuộc vào phương thức xử lý tín hiệu báo hiệu và ứng dụng của nó là báo hiệu cho mạng chuyển mạch kênh và báo hiệu cho mạng chuyển mạch gói.

Câu hỏi 1.11:

Nêu ý nghĩa của đồng bộ trong mạng viễn thông.

Mạng đồng bộ là 1 mạng chức năng không thể thiếu được trong mạng viễn thông quốc gia số hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống chuyển mạch số, truyền dẫn số, công nghệ SDH, ATM…vai trò quan trọng của việc đồng bộ mạng viễn thông ngày càng gia tăng. Yêu cầu về đồng bộ mạng là điều kiện quan trọng cần thiết để triển khai và khai thác hiệu quả các công nghệ mới chất lượng cao trên mạng lưới.

Đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định và chất lượng dịch vụ của mạng thông tin. Việc mất đồng bộ hay kém đồng bộ gây nên rung pha, trôi pha, trượt…làm suy giảm chất lượng dịch vụ, mức độ ảnh hưởng.

Câu hỏi 2.1:

Phân tích và so sánh ưu nhược điểm của việc truyền thông sử dụng tín hiệu số so với tín hiệu tương tự

Tín hiệu số(Digital Signal): là tín hiệu có hữu hạn giá trị dòng điện có nghĩa về mặt mã hóa thông tin,những giá trị khác không có ý nghĩa mang thông tin.Dạng tín hiệu thông dụng là tín hiệu nhị phân chỉ có 2 giá trị là 0 và 1.Với các chức năng xử lý như :mã hóa,tái tạo,lưu trữ,điều chế,xáo trộn,nén giãn,sửa lỗi…

Tín hiệu tương tự(Analog Signal) là tín hiệu có vô số các giá trị trong khoảng i(max)-i(min) đều có nghĩa về mặt thông tin.Với các chức năng xử lý như:khuyếch đại tuyến tính,lọc,điều chế,nén,giãn…

Đặc trưng của xử lý số là thao tác trên linh kiện có chức năng nhớ, cụ thể là trên thanh ghi (register); dẫn đến cho phép thời gian xử lý có thể kéo rất dài, quá trình xử lý có thể rất phức tạp, chức năng xử lý rất phong phú nhưng bù lại là hệ thống có thể không có tính chất thời gian thực (real time - đáp ứng của hệ thống có rất nhanh, khi có tín hiệu ngõ vào thì gần như có liền tín hiệu ngõ ra). Trong khi đó, xử lý tương tự lại không có linh kiện nhớ (chỉ có thể làm delay trong thời gian ngắn) dẫn đến quá trình xử lý phải thật nhanh, đơn giản và do đó chức năng xử lý cũng đơn giản hơn so với xử lý số nhưng bù lại hệ thống có tính chất real time.

Ưu điểm của tín hiệu số: (1) tính ổn định. Với cùng một ngõ vào thì ngõ ra của một quá trình xử lý số luôn giống nhau. Nó không nhạy cảm đối với độ lệch (ofset) và sự trôi tín hiệu (drift). (2) Khả năng lưu trữ. (3) Tích hợp mật độ cao các cổng logic trên chip

Nhược điểm:

(1)Méo lượng tử khi chuyển từ số sang tương tự.(2)Tính trễ.

Ưu điểm của tín hiệu tương tự :mô phỏng chính xác cái thế giới thực sự bạn đang sống. nhưng mà trong đo lường thì thiết bị chế tạo khó có độ chính xác cao. Nghe âm thanh từ tín hiệu tương tự là trung thực nhất trong cái thế giới bạn đang sống Nhược điểm: Xử lý tín hiệu tương tự không dễ, không đạt kết quả cao như là xử lý tín hiệu số.

Câu hỏi 2.2:

Giới thiệu tên, lĩnh vực chuẩn hóa của các tổ chức chuẩn hóa ITU, IEEE, IETF, ISO.

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) là một cơ quan chuyên môn của liên hợp quốc chịu trách nhiệm về viễn thông. Nó bao gồm gần 200 nước thành viên và công tác chuẩn hoá của nó được chia thành các phần chính:    

ITU-T: xây dựng các tiêu chuẩn về các mạng viễn thông công cộng (ví dụ như ISDN)     

ITU-R: xây dựng các tiêu chuẩn về vô tuyến như việc sử dụng tần số trên thế giới và các đặc tính kỹ thuật của các hệ thống vô tuyến.

Viện nghiên cứu kỹ thuật điện và điện tử (IEEE) là một trong các cơ quan chuyên môn lớn nhất trên thế giới và đã tạo ra nhiều tiêu chuẩn quan trọng về viễn thông.

Lực lượng

đặc nhiệm về kỹ thuật Internet (IETF) quan tâm tới việc chuẩn hoá các giao thức TCP/IP cho Internet.

Tổ chức chuẩn hoá quốc tế (ISO) là một tổ chức chung chịu trách nhiệm về chuẩn hoá công nghệ thông tin.

Câu hỏi 2.3:

Giới thiệu các đặc điểm cơ bản của mạng điện thoại hoạt động trên phương thức chuyển mạch kênh.

Sử dụng hệ thống PCM(Pulse Code Modulation) có chức năng biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số thông qua việc mã hóa các xung biên độ tín hiệu và truyền dẫn theo khe thời gian có độ dài cố định.

Trên các liên kết ta chia thành các kênh thông tin tách biệt nhau ,vấn đề cơ bản của kiểu chuyển giao này là tạo ra 1 kết nối.Các nút mạng thực hiện chức năng chuyển mạch.Thiết bị chuyển mạch tại 1 nút sẽ chuyển tín hiệu từ kênh vào đến kênh ra.Trên các liên kết ,hệ thống được chia thành các kênh thông tin như các mạch trung kế trong mạng điện thoại.Các chung kế là tài nguyên của hệ thống phụ vụ chung.

Duy trì kết nối sử dụng báo hiệu(báo hiệu thuê bao và trung kế)

Không linh hoạt về băng thông

Không có phát hiện lỗi.

Thích hợp với Thoại,video và dữ liệu tốc độ thấp

Câu hỏi 2.4:

Nêu sự khác biệt của IPv4 và IPv6 theo các tiêu chí: không gian địa chỉ, định dạng tiêu đề, khả năng mở rộng, khả năng bảo mật.

IPv4

IPv6

Không gian địa chi

Địa chỉ dài 32 bit.

Địa chỉ dài 128 bit.

Định dạng tiêu đề

Sử dụng định dạng tiêu đề mới, trong đó các tùy chọn được tách khỏi phần tiêu đề cơ sở và nếu cần được thêm vào giữa phần tiêu đề cơ sở và dữ liệu. Do vậy, làm đơn giản và tăng tốc độ xử lý định tuyến vì hầu hết các tùy chọn đều không cần được router kiểm tra.

Khả năng mở rộng

Được thiết kế để cho phép mở rộng khi có yêu cầu

Khả năng bảo mật

Không hỗ trợ mật mã và chứng thực

Tùy chọn mật mã và chứng thực trong IPv6 cung cấp tính toàn vẹn và tính bảo mật của gói.

Câu hỏi 2.5:

Nêu khái niệm dịch vụ viễn thông. Nêu ví dụ về một dịch vụ cụ thể hiện nay ở Việt Nam (tên dịch vụ, mô hình kết nối, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ).

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông.

Nói cách khác , đó là dịch vụ cung cấp cho khác hàng khả năng trao đổi thông tin hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông.  

Ví dụ dịch vụ điện thoại VOIP là dịch vụ sử dụng công nghệ truyền thoại trên môi trường IP (mạng gói dựa trên giao thức internet )        

Mô hình kết nối : tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp thông qua môi trường mạng internet sau lại được chuyển thành tín hiệu âm đến thiết bị người nhận.   

Các yếu tố ảnh hưởng tới QoS :

+ độ trễ gói trong VoIP : do quá trình đóng gói hoặc do quá trình đợi và xử lý gọi trên mạng

+ Độ rung pha : làm thay đổi thời gian đến của gói tin , ảnh hưởng đến chất lượng thoại

+ Tỷ lệ mất gói : do sự cố ở thiết bị truyền dẫn, độ trễ gói vượt mức ngưỡng hoặc do nghẽn mạch

+Băng thông : mạng VoIP yêu cầu băng thông lớn hơn PSTN và tùy thuộc vào số cuộc gọi ở giờ cao điểm

Câu hỏi 2.6:

Nêu và phân tích xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông hiện nay.( trang 82… trong tài liệu)

Ngày nay , nhu cầu dịch vụ của người sử dụng ngày càng đa dạng và có yêu cầu cao về chất lượng.Bên cạnh đó , với sự phát triển của khoa học kỹ thật trong viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử đã làm mạng có khả năng truyền với tốc độ cao , có chất lượng truyền tin tốt với khả năng xửa lý thông minh và nhanh chóng. Vì thế cho phép mạng lưới thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và cả các nhà khai thác dịch vụ viễn thông trong tương lai . Thị trường viễn thông thế giới đang đứng trong xu thế cạnh tranh và phát triển hướng tới mạng viễn thông toàn cầu, tạo ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông, các dịch vụ viễn thông ngày càng phong phú và đang dạng.

Nhu cầu và xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông của khách hàng bao gồm :   

Nhu cầu tăng về số lượng/ loại hình dịch vụ , số lượng dịch vụ còn rất ít vào những năm đầu thế kỷ 20 . Từ khi ra đời mạng số đa dịch vụ (ISDN), mới có thêm 1 số lượng lớn các loại hình dịch vụ khác nhau. Mạng này không chỉ hỗ trợ cho các ứng dụng truyền thoại và số liệu có sẵn mà còn có khả năng cung cấp thêm nhiều loại dịch vụ mới . Một số ứng dụng của mạng đa dịch vụ băng hẹp là : dịch vụ fax , dịch vụ teletex , dịch vụ videotex (dịch vụ khôi phục thông tin tương tác). Các dịch vụ này nằm trong 1 nhóm các dịch vụ lớn sau :

dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền văn bản, truyền hình ảnh, phần lớn các dịch vụ này thực hiện ở tốc độ 64kb/s hoặc nhỏ hơn.

Nhu cầu dịch vụ băng rộng . Khi mạng có dung lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng thì phạm vi các loại hình dịch vụ mà nó có thể hỗ trợ cũng tăng lên. Băng thông yêu cầu cho các dịch vụ cũng lớn hơn nhiều so vs băng thông của các dịch vụ cơ bản như thoại, fax có tốc độ truyền thường ko quá 64 kbit/s

ITU-T phân tích các dịch vụ băng rộng làm 2 loại đó là các dịch vụ tương tác và các dịch vụ phần bố 

+ các dịch vụ tương tác là các dịch vụ cho phép truyền thông tin theo 2 chiều (không tính đến các thông tin báo hiệu điều khiển ) giữa các thuê bao với nhau hoặc giữa thuê bao vs nhà cung cấp dịch vụ .

+ Các dịch vụ phân bố là các dịch vụ mà thông tin chỉ truyền theo 1 chiều , từ nhà cung cấp dịch vụ băng rộng tới thuê bao.

Có 1 cách khác nữa để phân chia các loại dịch vụ băng rộng thành 2 loại : dịch vụ phục vụ cho việc kinh doanh và dịch vụ

thông thường phục vụ các hộ thuê bao  

Nhu cầu muốn có các dịch vụ phân bố và tương tác .

Ngoài ra, khách hàng còn có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ khác như phải đảm bảo thời gian thực , dịch vụ đa phương tiện được cung cấp với giá rẻ và với thời gian triển khai nhanh chóng , dịch vụ phải tiện lợi , dễ sử dụng

Hiện nay , xu hướng phát triển công nghệ đang hướng sang mạng IP do sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp khi triển khai dịch vụ trên mạng này so vs những mạng viễn thông truyền thống trước kia (PSTN , ISDN,...) nên những dịch vụ mới ra đời cũng thường dựa 1 phần hoặc toàn bộ trên nên mạng IP.

Câu hỏi 2.7:

Trình bày khái niệm định tuyến trong mạng gói. So sánh ưu nhược điểm của định tuyến tĩnh và động.

Định tuyến là một công việc quan trọng trong quá trình truyền tin qua mạng. Nó được thực hiện ở tầng mạng (tầng 3 theo mô hình tham chiếu OSI). Mục đích của định tuyến là chuyển thông tin của người sử dụng từ điểm nguồn đến điểm đích

Quá trình định tuyến (routing) bao gồm hai hoạt động chính, đó là:

xác định đường truyền (path determination) và chuyển tiếp thông tin (forwarding)

theo đường đó (còn được gọi là switching). Việc truyền thông tin đi theo con đường đã chọn có thể nói là khá đơn giản (về mặt thuật toán), trong khi đó, việc xác định đường truyền phức tạp hơn rất nhiều.

Trong các mạng thông tin khác nhau, việc xác định đường truyền cũng diễn ra khác nhau. Tuy nhiên, cách xác định đường truyền nào cũng bao gồm hai công việc cơ bản. Thứ nhất là thu thập và phân phát thông tin về tình trạng của mạng (ví dụ như trạng thái đường truyền, tình trạng tắc nghẽn...) và của thông tin cần truyền (ví dụ như lưu lượng, yêu cầu dịch vụ...). Các thông tin này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc xác định đường truyền. Thứ hai là chọn ra

đường truyền khả dụng (cũng có thể là đường truyền tối ưu) dựa trên các thông tin trạng thái trên. Đường truyền khả dụng là đường truyền thoả mãn mọi yêu cầu của thông tin cần truyền (ví dụ: tốc độ) và điều kiện của mạng (ví dụ: khả năng của đường truyền). Còn đường truyền tối ưu (theo một tiêu chuẩn nào đó) là đường truyền tốt nhất trong những đường truyền khả dụng.

So sánh ưu nhược điểm của định tuyến động và tĩnh 

Định tuyến tĩnh hay định tuyến không thích nghi là kĩ thuật định tuyến trong đó việc định tuyến chỉ phải thực hiện một lần khi xây dựng mạng. Sau đó, các thông tin về việc định tuyến được lưu trong các bảng định tuyến cho các nút. Sau này, khi mạng hoạt động, nếu giá trị của link thay đổi thì các bảng định tuyến này cũng không được cập nhật lại. Nếu muốn thay đổi các thông tin trong bảng định tuyến, người quản trị mạng phải trực tiếp ra lệnh thực hiện các thuật toán định tuyến để tạo ra thông tin định tuyến mới. Thông thường, với định tuyến không thích nghi, bảng định tuyến có thể

đưa ra một số tuyến

đường thay thế khi tuyến

đường chính gặp sự cố (quá tải, hỏng).    

Định tuyến động hay định tuyến thích nghi là kĩ thuật định tuyến trong đó việc tính toán đường truyền tối ưu được thực hiện nhiều lần trong khi mạng hoạt động. Cứ sau một khoảng thời gian quy định trước hoặc mỗi khi mạng có sự thay đổi về cấu hình, trạng thái thì thông tin về mạng lại được gửi tới những nơi có nhiệm vụ thực hiện định tuyến để tiến hành định tuyến lại. Có một loại thuật toán định tuyến được gọi là định tuyến thích nghi cách ly. Theo cách

định tuyến này, các nút không gửi, cũng không nhận thông tin thay đổi về tình trạng mạng. Các nút lựa chọn con đường tuỳ theo kết quả của những lần truyền trước được phản hồi lại.

Câu hỏi 3.1:

Vẽ mô hình hệ thống truyền thông và nêu chức năng các khối cơ bản. Lấy ví dụ thực tế và phân t

Câu hỏi 3.2:

So sánh phương thức chuyển giao kiểu gói với kênh trong quá trình truyền thông tin qua mạng, vẽ hình minh họa.

Các tiêu chí so sánh

Chuyển giao kiểu kênh

Chuyển giao kiểu gói

Định nghĩa

Hệ thống này

được thiết kế cho phương thức chuyển kênh CS (Circuit Switch) và truyền dẫn theo khe thời gian. Sự phân chia vào các khe thời gian yêu cầu thông tin được chia vào các khối có cùng độ dài bằng khe thời gian. Nếu một khối phát từ điện thoại, nó được biểu diễn bằng một mẫu, thì nó cũng có thể chứa lưu lượng dữ liệu, Telex, tín hiệu cảnh báo... Phương thức chuyển kênh không cần bit phụ nhồi vào thông tin. Khối được giám sát bởi phương tiện báo hiệu.

Chuyển giao kiểu gói có nghĩa là thông tin được chia thành các gói (độ dài gói có thể khác nhau) và gói được gán nhãn để truyền tải qua mạng. Nhãn là tiêu đề và có thể gồm cả đuôi gán thêm vào cuối gói (như đuôi gán ở các lớp 2-3 trong mô hình OSI). Nhãn được dùng cho việc chuyển mạch kênh và phát hiện lỗi... Mạng phải có trách nhiệm chuyển giao gói đến đúng đích và theo đúng thứ tự, đảm bảo thời gian trễ cho phép.

Đặc điểm

- Trên các liên kết ta chia thành các kênh thông tin tách biệt nhau và vấn đề cơ bản của kiểu chuyển giao này là tạo ra một kết nối. Các nút mạng thực hiện chức năng chuyển mạch. Thiết bị chuyển mạch tại một nút sẽ chuyển tín hiệu từ kênh vào đến kênh ra vì thế người ta gọi là chuyển mạch

kênh. Trên các liên kết, hệ thống được chia thành các kênh thông tin (trunk circuit) như các mạch trung kế trong mạng điện thoại. Các kênh trung kế là tài nguyên của hệ

thống phục vụ chung.

Tiết kiệm đường truyền (sử dụng băng thông của kênh hiệu quả).

- Các dịch vụ không cố định tốc độ.

-

Có cơ chế kiểm soát và sửa lỗi.

-

Cần có cơ chế điều khiển luồng.

-

Cần sử dụng nhiều bộ nhớ đệm.

Tốc độ chuyển giao thông tin hiệu dụng nhỏ hơn tốc độ kênh truyền do mạng đưa thêm các bit phụ tạo header và phải có cơ chế điều khiển luồng.

- Trễ truyền dẫn lớn -> khó đáp ứng các dịch vụ yêu cầu thời gian thực như thoại, video .. -> Thích hợp với truyền số liệu (không yêu cầu thời gian thực, các dịch vụ chuyển giao thông tin trong thời gian ngắn

Tốc độ chuyển giao

-

Tốc độ chuyển giao ở các liên kết đối với phương thức chuyển kênh luôn luôn bằng nhau

-

Tốc độ chuyển giao ở các liên kết đối với phương thức chuyển gói có thể khác nhau.

Ø

Sự khác nhau giữa phương thức chuyển kênh (CS) và phương thức chuyển gói (PS)

.

·

Tốc độ chuyển giao thông tin của phương thức gói bằng tốc độ chuyển kênh vì ở phương thức chuyển kênh mạng không đưa các bit phụ vào. Nhưng đối với phương thức chuyển gói, tốc độ chuyển giao thông tin nhỏ hơn tốc độ kênh truyền vì mạng đã đưa thêm các bít phụ để tạo tiêu đề và hoạt động theo cơ chế điều khiển luồng. Vì vậy để đánh giá tốc độ kênh người ta đưa ra khái niệm thông lượng (throughput), nó phụ thuộc vào chất lượng đường truyền và kích thước gói.

·

Tốc độ chuyển giao ở các liên kết đối với phương thức chuyển kênh luôn luôn bằng nhau, song đối với phương thức chuyển gói có thể khác nhau. Tuy nhiên, trong truyền số liệu phương thức chuyển gói có ưu điểm hơn so với phương thức chuyển

kênh nhờ tốc độ gửi và tốc độ phiên nhận có thể khác nhau và thời gian của phiên truyền thông ngắn.

·

Phương thức chuyển kênh thuận tiện cho thông tin thoại vì một cuộc gọi có con người tham gia thường diễn ra trong khoảng thời gian vài phút nhưng truyền dữ liệu là hai máy trao đổi tự động, thời gian chuyển giao thông tin thường rất ngắn (cỡ giây) do vậy nếu phải thiết lập kết nối bằng quay số thì hiệu quả không cao. Một nhược điểm của phương thức chuyển kênh đó là nó sử dụng kênh không hiệu quả bằng phương thức chuyển gói. Ví dụ, trong dịch vụ thoại, kể cả khi hai bên đầu cuối không có thông tin trao đổi thì kênh vẫn bị chiếm hoàn toàn (64kb/s) trong khi nếu là truyền theo kiểu gói thì trong khoảng thời gian không có thông tin trao đổi, người ta có thể sử dụng kênh kết nối đó để chuyển gói thông tin của các dịch vụ khác.

Câu hỏi 3.3:

Nêu và phân tích ý nghĩa của cơ chế phân tầng (layer) khi xây dựng mạng.

Ø

Ý nghĩa của cơ chế phân tầng(layer):

·

Để giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt các mạng trao đổi thông tin được xây dựng theo quan

điểm phân tầng (layering). Mỗi hệ thống thành phần của mạng được xem như một cấu trúc đa tầng (tầng nọ được xây trên tầng kia).

·

Số lượng các tầng cũng như tên và chức năng của từng tầng là tùy thuộc vào các nhà thiết kế. Nguyên tắc chung là mỗi tầng tiếp nhận các dịch vụ từ tầng dưới nó,đồng thời lại cung cấp một bộ các dịch vụ cho tầng phía trên. Việc các dịch vụ này được cung cấp như thế nào thì các tầng trên không được biết.

·

Cách phân tầng trong các mạng có thể khác nhau, song trong cùng một mạngthì các hệ thống thành phần phải có cấu trúc tầng (số lượng tầng, chức năng mỗi tầng)là như nhau.

·

Những tác dụng khác của các tầng được chuẩn hoá:

-

Thiết kế dễ dàng hơn (các hệ thống phức tạp

được chia thành nhiều hệ thông nhỏ dễ quản lý)

-

Hiệu quả hơn cho việc phát triển sau này (thay thế một tầng)

-

Việc định nghĩa trách nhiệm của mỗi tầng sẽ giúp cho việc chuẩn hoá các chức năng mới.

-

Những chức năng nhất định sẽ thuộc về một giao thức của một tầng nhất định.

Câu hỏi 3.4:

Nêu và so sánh phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao hướng kết nối (CO) với chuyển giao phi kết nối (CL), vẽ hình minh họa.

Ø

Phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao hướng kết nối:

·

Với phương thức này tất cả thông tin tín hiệu của một phiên truyền thông

được định tuyến trên cùng một đường trong mạng (mũi tên đen trong Hình ).

·

Quá trình chuyển giao được chia làm ba giai đoạn :

Thiết lập kết nối: đầu tiên là thông tin xác lập kết nối được gửi cùng với các bộ địa chỉ. Thông tin địa chỉ ở dạng số của kênh logic (LCN) được lưu trữ trong mỗi nút nó đi qua, khi đó một nối kết ảo (logic) được thiết lập.

Duy trì kết nối (Truyền dẫn dữ liệu): chỉ có địa chỉ dạng LCN được gửi kèm theo các gói dữ liệu. Khi nút mạng đọc LCN sẽ biết là ở đâu gửi gói tin.

Giải phóng kết nối: một gói giải phóng được gửi để yêu cầu xoá thông tin địa chỉ (LCN) ở các nút giải phóng kết nối.

Ø

Phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao phi kết nối

·

Khi chuyển giao phi kết nối được sử dụng thì các gói luôn luôn sử dụng đường đi phù hợp nhất thông qua mạng (mũi tên trắng trong Hình ). Chuyển giao trong trường hợp này chỉ có một giai đoạn là truyền dẫn dữ liệu. Do đó mỗi gói dữ liệu đều có bộ thông tin địa chỉ (địa chỉ cả nguồn và đích) đầy đủ.

·

Trong chuyển giao phi kết nối, các gói không nhất thiết phải đến nơi theo thứ tự, bởi vì chúng đi trên các đường khác nhau có độ trễ khác nhau. Bên thu phải theo dõi thứ tự của các gói nên sẽ phức tạp hơn nhiều.

Ø

Ví dụ để mô tả kiểu chuyển giao định hướng kết nối và phi kết nối đó là so sánh hai phương thức trong chạy đua định hướng. Giả sử rằng trong một đội người chạy đầu tiên sẽ đánh dấu con đường của anh ta xuyên quốc gia để đồng đội của anh ta chạy tới đích. Người chạy cuối cùng sẽ xoá các dấu (tương tự như chuyển giao hướng kết nối). Trong đội khác, mỗi người sẽ tự phải tìm con đường cho mình tới đích (tương đương với chuyển giao phi kết nối).

Ø

So sánh:

Hướng kết nối

-Quá trình chuyển giao được chia làm 3 giai đoạn: Thiết lập kết nối,duy trì kết nối (Truyền dẫn dữ liệu)

,

giải phóng kết nối

-Tất cả thông tin tín hiệu của một phiên truyền thông được định tuyến trên cùng một đường trong mạng

- Trong duy trì kết nối (Truyền dẫn dữ liệu): chỉ có địa chỉ dạng LCN được gửi kèm theo các gói dữ liệu

Phi kết nối

-Chuyển giao chỉ có một giai đoạn là truyền dẫn dữ liệu

- Các gói không nhất thiết phải đến nơi theo thứ tự

-Mỗi gói dữ liệu đều có bộ thông tin địa chỉ (địa chỉ cả nguồn và đích) đầy đủ.

Câu hỏi 3.5:

Phân tích những tham số hiệu năng mạng (NP) ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ viễn thông (QoS).

Ø

Độ khả dụng:

Độ sẵn sàng phục vụ của mạng. Một mạng lý tưởng luôn sẵn sàng phục vụ 100% thời gian. Những doanh nghiệp truyền thông uy tín luôn nỗ lực cho khả năng sẵn sàng tới 99,999%,

tương ứng khoảng 2,6 giây mạng không

hoạt động được trong vòng một tháng hay khoảng 5 phút mạng không hoạt động trong một năm.

Ø

Thông lượng (Throughput): Đây là tốc độ truyền tải dữ liệu thực tế được tính bằng bit/s, Kb/s hoặc Mb/s. Đại lượng này hoàn toàn khác với dung lượng cực đại hay tốc độ trên đường dây của mạng và thường bị nhầm lẫn với băng thông của mạng. Việc dùng chung một mạng sẽ làm giảm thông lượng do việc phải đưa thêm vào tiêu đề của tất cả gói các bit để nhận dạng và cho các mục đích khác. Nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo một tốc độ thông lượng tối thiểu cho khách hàng.

Ø

Tỷ lệ mất gói: Các thiết bị mạng, như các chuyển mạch và router, đôi khi phải giữ các gói dữ liệu trong các hàng đợi khi có một liên kết bị nghẽn, nếu liên kết này bị nghẽn trong một thời gian quá dài thì hàng đợi sẽ bị tràn và dữ liệu sẽ bị mất. Các gói bị mất cần được truyền lại và tất nhiên sẽ làm tăng thời gian truyền dẫn. Trong một mạng được quản lý tốt thì tỷ lệ mất gói thường nhỏ hơn 1%/tháng.

Ø

Trễ: Đó là thời gian để dữ liệu đi từ nguồn tới đích. Nếu không có tuyến truyền dẫn vệ tinh trong kết nối thì trễ của một cuộc gọi thoại có khoảng cách 5000Km qua mạng PSTN là khoảng 25ms. Với mạng Internet, ngoài trễ do khoảng cách truyền dẫn thì trễ của một cuộc gọi thoại có thể dễ dàng bị vượt quá 150ms do còn phải có thời gian để xử lý báo hiệu và thời gian xếp hàng của các gói truyền trên mạng.

Ø

Jitter (rung pha-biến thiên trễ): Jitter xảy ra do một số nguyên nhân như: những biến động về thời gian xếp trong hàng

đợi, các biến động trong thời gian xử lý cần thiết để sắp xếp lại các gói, các gói đến đích không theo đúng thứ tự do chúng đi theo những tuyến khác nhau và các biến động trong thời gian xử lý cần thiết để khôi phục các gói đã bị nguồn gửi phân mảnh.

Câu hỏi 3.6:

So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của môi trường truyền dẫn sử dụng cáp quang với vô tuyến trong viễn thông.

Truyền dẫn cáp quang

Truyền dẫn vô tuyến

Ưu điểm

Nhược điểm

Ứng dụng

- Dung lượng tải cao hơn, cho phép nhiều kênh đi qua cùng cáp

- suy hao tín hiệu ít

-

là tín hiệu ánh sáng nên không bị nhiễu, không dẫn điện chất lượng tín hiệu tốt hơn

- băng thông rộng, cự li dài không cần bộ lặp

-Truyền sóng trong môi trường cáp quang . Phải lắp đặt tuyến thông tin cáp quang, thiết bị công nghệ cao, linh phụ kiện cồng kềnh , chi phí lớn.

-Môi trường truyền thích hợp để triển khai các ứng dụng mạng số đa dịch vụ tích hợp băng thông rộng

-Đường trung kế khoảng cách xa

-Trung kế đô thị

-Trung kế tổng đài nông thôn

-Mạng cục bộ

-Không cần bất kỳ một đường dây dẫn nào. Các hệ thống vô tuyến được lắp đặt nhanh gọn, không cần đào xới, chi phí đầu tư ít.

-Trong mạng viễn thông ngày nay, các hệ thống vô tuyến chuyển tiếp thường sử dụng những tần số vô tuyến từ 1GHz đến 4GHz. Các tần số này được hội tụ bằng các anten parabol và áp dụng cho khoảng cách thông tin từ vài km đến 50 km tuỳ thuộc vào tần số sử dụng và

đặc tính của hệ thống.Sóng vô

tuyến tại những tần số này truyền thẳng, gọi là truyền dẫn tầm nhìn thẳng,dễ bị tác động bởi vật chắn.

-Tần số càng cao thì suy hao càng cao và khoảng cách truyền càng ngắn.

-Tại các tần số rất cao, các

điều kiện thời tiết tác động đến suy hao và chất lượng truyền dẫn gây hạn chế dải tần khả dụng phù hợp với truyền dẫn vô tuyến.

-Méo tín hiệu phát đi do hạn chế về phổ tần của nó(năng lượng tập trung ở dải tương đối hẹp)

-

sự cạn kiệt về tần số do ngày càng nhiều hệ thống vô tuyến xuất hiện

-Một ứng dụng của sóng vô tuyến đó là truyền dẫn vệ tinh.

Câu hỏi 3.7:

So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của môi trường truyền dẫn sử dụng cáp đồng với cáp quang trong viễn thông.

Ø

Giống nhau:Đều là môi trường truyền dẫn hữu tuyến

Ø

Khác nhau:

Truyền dẫn cáp đồng

Truyền dẫn cáp quang

Ưu điểm

Nhược điểm

Ứng dụng

-

Môi trường truyền tín hiệu

điện

-Rẻ

-Dễ dàng thao tác

-Tốc độ truyền dẫn

Không cân bằng (Bất đối xứng, Download > Upload). Tối đa 20 Mbps

-Khoảng cách giới hạn

-Bảo

mật

Thấp, do là cáp đồng tín hiệu điện nên có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Mặt khác có thể truyền dẫn sét, dễ ảnh hưởng đến máy chủ và hệ thống dữ liệu.

-Tốc độ thấp và chiều upload không thể vượt quá 01 Mbps.

-Độ ổn định

Bị ảnh hưởng nhiều của môi trường, điện từ…suy giảm theo thời gian.Tín hiệu suy giảm trong quá trình truyền dẫn nên chỉ đạt được 80% tốc độ cam kết.

-Cáp truyền hình

-kết nối với các thiết bị khoảng cách gần cần đường truyền tốc độ cao

-Mạng cục bộ

-Kết nối các hệ thống máy tính khoảng cách gần

-Thông tin quang đã được triển khai trong cả mạng đường dài (liên tỉnh và quốc tế) và mạng nội

hạt.

- So với các môi trường truyền dẫn khác, cáp quang có rất nhiều ưu điểm như: nhẹ và linh hoạt, có khả năng chống

ảnh hưởng

của

trường

điện từ,có dung lượng truyền dẫn lớn, suy hao ít và không dẫn điện,kích cỡ của cáp nhỏ, không bị xuyên kênh,khoảng cách giữa các bộ lặp xa,giảm khả năng lỗi

-Nối cáp khó khăn dây cáp dẫn càng thẳng càng tốt

-Chi phí hàn nối và thiết bị đầu cuối cao hơn so với cáp đồng

-Môi trường truyền thích hợp để triển khai các ứng dụng mạng số đa dịch vụ tích hợp băng thông rộng

-Đường trung kế khoảng cách xa

-Trung kế đô thị

-Trung kế tổng đài nông thôn

-Mạng cục bộ

IV.

CÂU HỎI LOẠI 4 ĐIỂM:

Câu hỏi 4.1:

Vẽ sơ đồ minh họa và giải thích quá trình truyền và xử lý thông tin qua các môi trường truyền dẫn trong viễn thông.

Thông tin truyền qua hệ thống có thể là 1 chiều – truyền đơn hướng or trao đổi nhiều chiều – truyền 2 hướng . Thông tin từ nguồn tin đi tới thiết bị đầu cuối phát để chuyển thành tín hiệu. Tín hiệu này được truyền qua môi trường truyền dẫn tới thiết bị đầu cuối thu . Tại đây , tín hiệu được biến đổi ngược lại thành thông tin và đưa tới nơi nhận tin.

Câu hỏi 4.2:

Nêu và phân loại các môi trường truyền dẫn trong viễn thông. Lấy ví dụ cụ thể về các môi trường này trong một số mạng viễn thông (như PSTN, GSM, Internet…).

Trang 99…nêu ví dụ phân đoạn nào trong mạng sử dụng cáp đồng, cáp quang,vô tuyến

Truyền dẫn là quá trình truyền tải thông tin giữa các điểm kết cuối trong 1 hệ thống hay trong mạng viễn thông . Có nhiều môi trường truyền dẫn khác nhau sử dụng cho truyền dẫn :

-

Cáp kim loại : sử dụng 2 kiểu chính : cáp đôi và cáp đồng trục

-

Cáp quang : sử dụng trong cáp sợi quang

-

Sóng vô tuyến : sử dụng trong các hệ thống thông tin mặt đất điểm tới điểm hoặc các hệ thống phủ sóng khu vực như điện thoại di động or cho thông tin phủ sóng khi vực thông qua vệ tinh.

1.

Truyền dẫn bằng môi trường cáp kim loại

Trong những ngày đầu của kỹ thuật viễn thông thì cáp kim loại là môi trường lý tưởng hình thành nên mạng viễn thông . Có 2 loại cáp chính là : cáp đôi và cáp đồng trục :

-

Cáp đôi : trước đây cáp đôi thường dùng cho truyền tín hiệu tương tự , tuy nhiên sau này sử dụng cả truyền tín hiệu số , đặc biệt ngày nay cáp đồng xoắn đôi được sử dụng phổ biến để truyền tín hiệu số trong việc ứng dụng công nghệ DSL.

-

Cáp đồng trục : cáp đồng trục được dùng cho cả hệ thống ghép kênh theo tần số FDM và hệ thống ghép kênh theo thời gian TDM . Chúng thường được lắp đặt theo từng đôi phục vụ thông tin trên 2 hướng giữa các tổng đài nơi có lưu lượng tải tập trung cao .

2.

Truyền dẫn bằng sợi cáp quang

-

Thông tin quang đã được sử dụng trong cả mạng đường dài (liên tỉnh và quốc tế) và cả mạng nội hạt

-

Môi trường truyền dẫn sợi quang và sợi cáp quang

-

Cáp quang có rất nhiều ưu điểm như nhẹ và linh hoạt , có khả năng chống ảnh hưởng của trường điện từ , có dung lượng truyền dẫn lớn , suy hao ít và không dẫn điện .

3.

Truyền dẫn bằng sóng vô tuyến

-

Ưu điểm : không cần đường dây , lắp đặt nhanh, dễ dàng

-

Thường dùng tần số từ 1 – 4 GHz , hội tụ bằng ăng ten parabol , khoảng cách từ vài km – 50 km tùy tần số và đặc tính hệ thống

-

Hiện nay sự cạn kiệt tần số vô tuyến ngày càng tăng so nhiều hệ thống vô tuyến xuất hiện, hầu hết các tần số thích hợp đã được sử dụng

-

Một số phương thức truyền dẫn khác cũng là 1 ứng dụng của sóng vô tuyến đó là truyền dẫn vệ tinh.

Câu hỏi 4.3:

Trình bày nguyên lý ghép kênh phân chia theo thời gian và theo tần số. Vẽ hình minh họa và lấy ví dụ cụ thể trong viễn thông.

Ø

Ghép kênh theo tần số:

·

Phía thu: các bộ lọc băng tại nhánh phát và nhánh thu của mỗi kênh có băng tần như nhau. Đầu vào nhánh thu có N bộ lọc băng nối song song và đóng vai trò tách kênh. Bộ điều chế tại nhánh phát sử dụng sóng mang nào thì bộ giải điều chế của kênh ấy cũng sử dụng sóng mang như vậy. Tín hiệu kênh được giải điều chế với sóng mang và đầu ra bộ giải điều chế ngoài băng âm tần còn có các thành phần tần số cao. Bộ lọc thấp loại bỏ các thành phần tần số cao, chỉ giữ lại băng âm tần. Ghép kênh theo tần số có ưu điểm là các bộ điều chế và giải điều chế có cấu tạo đơn giản (sử dụng các diode bán dẫn), băng tần mỗi kênh chỉ bằng 4 kHz nên có thể ghép được nhiều kênh. Chẳng hạn, máy ghép kênh cáp đồng trục có thể ghép tới 1920 kênh. Tuy nhiên do sử dụng điều biên nên khả năng chống nhiễu kém.

Ø

Ghép phân chia theo thời gian TDM

·

Khi có nhiều tín hiệu có tần số hoặc băng tần như nhau cùng truyền tại một thời điểm phải sử dụng ghép kênh theo thời gian. Có thể ghép kênh theo thời gian các tín hiệu analog hoặc các tín hiệu số. Dưới đây trình bày hai phương pháp ghép kênh này.

Câu hỏi 4.4:

Vẽ hình và mô tả hoạt động cơ bản của kỹ thuật chuyển mạch kênh và gói. So sánh các đặc điểm chính của hai loại kỹ thuật chuyển mạch này

.( trang 60-61 trong tài liệu và tham khảo them trong sách kỹ thuật chuyển mạch gửi kèm)

·

Kỹ thuật chuyển mạch kênh : 1 đặc trưng nổi bất của kỹ thuật này là 2 trạm muốn trao đổi thông tin vs nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập 1 kênh cố định , kênh kết nối này được duy trì và dành riêng cho 2 trạm cho tới khi cuộc truyền tin kết thúc.Thông tin cuộc gọi là trong suốt . Quá trình thiết lập cuộc gọi đến tiến hành gồm 3 bước :

-

Thiết lập kết nối : liên kết các tuyến giữa các trạm trên mạng thành 1 tuyến(kênh) duy nhất dành riêng cho cuộc gọi . Kênh này đối vs PSTN là 64kb/s .

-

Truyền tin : thông tin cuộc gọi là trong suốt . Sự trong suốt thể hiện qua 2 yếu tố :thông tin không bị thay đổi khi truyển qua mạng và đội trễ nhỏ .

-

Giải phóng kết nối : sau khi cuộc gọi kết thúc , kênh sẽ được giải phóng để phục vụ cho các cuộc gọi khác.

·

Kỹ thuật chuyển mạch gói : trong chuyển mạch gói , mỗi bản tin được chia thành các gói tin , có khuôn dạng được quy định trước . Trong mỗi gói cũng có chứa thông tin điều khiển: địa chỉ trạm nguồn , địa chỉ rạm đích và số thứ tự của gói tin… Các thông tin điều khiển được tối thiểu , chứa các thông tin mà mạng yêu cầu để có thể định tuyến được cho các gói tin qua mạng và đưa nó tới đích . Tại mỗi node trên tuyến gói tin được nhận , nhớ và sau đó thì chuyển tiếp tới trạm đích . Vì kỹ thuật chuyển mạch gói trong quá trình truyền tin có thể được định tuyến động để truyền tin . Điều khó khăn nhất đối với chuyển mạch gói là việc tập hợp các gói tin để tạo bản tin bản đầu đặc biệt là khi mà các gói tin được truyền theo nhiều con đường khác nhau tới trạm đích . Chính vì lý do trên mà các gói tin cần phải được đánh dấu thứ tự , điều này có tác dụng, chống lặp, sửa sai và có thể truyền lại khi hiện tượng mất gói xảy ra.

·

So sánh :

Chuyển mạch kênh

Chuyển mạch gói

Giống

Đều là những công nghệ chuyển mạch . dùng để truyền tải thông tin , cuộc gọi…

Khác

-Thông tin được truyền đi trong các khe thời gian có độ dài cố định.

- Tốc độ chuyển giao thông tin đúng bằng tốc độ cho phép của kênh.

- Tốc độ chuyển giao ở các link luôn luôn bằng nhau.

-

Không linh hoạt về băng thông.

-

Chuyển mạch dựa trên vị trí khe thời gian trong khung PCM.

- Không có phát hiện lỗi, không yêu cầu cơ chế điều khiển luồng.

- Thích hợp với thoại, video và dữ liệu tốc độ thấp.

- Tiết kiệm đường truyền (sử dụng băng thông của kênh hiệu quả).

- Các dịch vụ không cố định tốc độ.

-

Có cơ chế kiểm soát và sửa lỗi.

-

Cần có cơ chế điều khiển luồng.

-

Cần sử dụng nhiều bộ nhớ đệm.

-

Tốc độ chuyển giao thông tin hiệu dụng nhỏ hơn tốc độ kênh truyền do mạng đưa thêm các bit phụ tạo header và phải có cơ

chế điều khiển luồng.

- Trễ truyền dẫn lớn -> khó đáp ứng các dịch vụ yêu cầu thời gian thực như thoại, video .. -> Thích hợp với truyền số liệu (không yêu cầu thời gian thực, các dịch vụ chuyển giao thông tin trong thời gian ngắn.

·

Câu hỏi 4.5:

Phân loại báo hiệu trong mạng chuyển mạch kênh. Trình bày khái niệm báo hiệu liên đài trong mạng chuyển mạch kênh. So sánh báo hiệu kênh kết hợp (CAS) và kênh chung (CSS) trong mạng chuyển mạch kênh

( trang 126…..)

·

Phân loại báo hiệu trong chuyển mạch kênh

Báo hiệu được chia là 2 loại :

-

Báo hiệu đường dây thuê bao

-

Báo hiệu liên đài :

+

báo hiệu kênh kết hợp (CAS)

+ báo hiệu kênh chung(CSS)

·

Khái niệm báo hiệu liên đài trong mạng chuyển mạch kênh

: là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau.

·

So sánh báo hiệu kết hợp (CAS) và kênh chung (CSS) trong mạng chuyển mạch kênh

Báo hiệu kết hợp(CAS)

Báo hiệu kênh chung(CSS)

Định nghĩa :

Là hệ thống báo hiện trong đó có báo hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc trong 1 kênh có liên quan chặt chẽ với kênh tiếng

Là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong 1 kênh tách biệt với các kênh tiếng và kênh báo hiệu này được sử dụng chung cho 1 số lượng lớn các kênh tiếng.

Giống

Đều là báo hiệu liên đài

Khác

-

Mỗi kênh tiếng có 1 đường báo hiện riêng đã được ấn định

-

Các tín hiệu báo hiệu có thể được truyền theo nhiều cách khác nhau : trong băng, ngoài băng, or khe thời fian 16 trong tổ chức đa khung của hệ thông PCM.

-

Thông thường các tín hiệu được truyền dưới dạng xung or tone , hoặc tổ hợp của các tần số tone.

-

Nhược điểm : tốc độ tương đố thấp, dung lượng thông tin bị hạn chế.

-

Dựa trên nguyên tắc truyền thông tin giữa các máy tính nơi mà các khung thông tin được trao đổi giữa các máy tình theo yêu cầu.Các khung này bao gồm : thông tin về tuyến nối dưới dạng các bản tin báo hiệu về địa chỉ của tổng đài bị gọi, các con số địa chỉ và thông tin thuê bao B nhấc máy trả lời

-

Ưu điềm : thiết lập cuộc gọi nhanh , tin cậy và dung lượng cao.

Câu hỏi 4.6:

Trình bày và so sánh các phương thức đồng bộ mạng viễn thông (khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng). Vẽ hình minh họa cho mỗi phương thức

.( trang 131…. Trong tài liệu)

Phương pháp

Cận đồng bộ

Đồng bộ chủ tớ

Đồng bộ tương hỗ

Định nghĩa

Mạng sử dụng pp cận đồng bộ là mạng trong đó các đồng hồ tại các nút chuyển mạch độc lập với nhau.

Pp đồng bộ chủ tớ dựa trên nguyên tắc 1 đồng hồ có cấp chính xác cao nhất hoạt động như 1 đồng hồ chủ , các đồng hồ khác được hoạt động bám theo đồng hồ chủ

Là nguyên lý thực hiện đồng bộ trong 1 mạng số nhiều liên kết mà không có đồng hồ chủ .Trong đồng bộ tương hỗ mỗi nút lấy trung bình các nguồn tham chiếu vào và sử dụng nó cho đồng hồ truyền dẫn và cục bộ của nút.

Ưu điểm

Độ ổn định tần số cao

Tin cậy

Tin cậy

Giá thành thấp

Nhược điểm

Giá thành cao

Giá thành trung bình

Phức tạp

Cấu hình

Đơn giản

Phù hợp với cấu hình mạng hình sao

Phù hợp với cấu trúc mạng lưới

Độ phức tạp

Ít phức tạp

Độ phức tạp trung bình

Phạm vi ứng dụng

Mạng quốc tế

Mạng quốc tế

Mạng nội hạt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro