Trả lời câu hỏi chương 3 Tế Bào học

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Tại sao tính đặc hiệu của enzyme lại phụ thuộc vào cấu trúc không gian ba chiều của nó?

Xem phần 3 nhỏ trang 118 và 119.

Như chúng ta đã biết bản chất của enzim là protein và chính cấu trúc không gian ba chiều của proten đã xác dịnh tính chất cơ bản của enzim. Và mỗi loại sẽ co 1 kiểu hình học bề mặt khác nhau, vì thế mỗi loại enzim sẽ chỉ tương tác vói 1 loại cơ chất nhất định => tính đặc hiệu.

2. Một enzyme có thể xúc tác cho nhiều quá trình được không?

Bạn nên phân biệt rõ nhiều quá trình hay nhiều loại phản ứng! chúng ta sẽ xét cả 2 trường hợp:

+ Quá trình: 1 enzim có thể xúc tác cho nhiều quá trình cùng 1 loại phản ứng vì sau khi thục hiện xong 1 phản ứng thì enzim vẫn ko bị biến đổi và còn nguyên hoạt tính.

+ Nhiều loại phản ứng: enzim có tính đặt hiệu phản ứng, biểu hiện dới với 1 cơ chất mang 1 loại liên kết hóa học nhất định.(trang 119).

3. Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng với nồng độ enzyme và nồng độ cơ chất?

Cái này có trong sách đã ghi rất rõ! Bạn xem lai trang 122. Và cũng thuộc ý cuối trong câu hỏi số 6 của chương!

4. Enzyme khác gì so với protein? Cấu trúc và vai trò của enzyme? Vì sao nói enzyme có tính đặc hiệu?

_ Enzyme khác gì so với protein? Bạn hiểu đơn giản như sau: khi ta nói enzim là protein thì đúng, nhưng ta nói protein là enzim thì điều này chưa chắc chắn!

_ Cấu trúc và vai trò của enzyme? Vì sao nói enzyme có tính đặc hiệu? vấn đề này đã trình bày rất rõ bạn vui long xem lại sách!

5. Các cytochrom được phát hiện như thế nào? Do ai phát hiện và nó là những chất như thế nào?

6. Các cytochrom chia thành ba loại a, b, c dựa vào những đặc điểm nào?

7. Cytochrom, ubiquione, coenzyme Q là gì?

3 câu 5,6,7 phần II trả lời.

8. Tại sao đa phần enzyme là protein khối cầu mà không phải là hình dạng khác?

Tại vì bản chất enzim là protein mà cấu trúc ko gian bật 4 của protein đa phần là bật bốn. xem lại phần protein!

9. Cho ví dụ và giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH tới hoạt tính của enzyme?

Xem lại phần 5) các nhân tố ảnh hưởng trang 123, 124!

10. Enzyme bị ức chế như thế nào? Cơ chất được gắn vào enzyme theo cơ chế nào?

Xem lại phần 5) các nhân tố ảnh hưởng trang 123, 124, và tính đặc hiệu

11. Nếu enzyme không có tính đặc hiệu thì chuyện gì sẽ xảy ra? Phản ứng trong cơ thể sống như thế nào?

Theo mình nghĩ thì cái gì bình thường thì sẽ tốt hơn! Nếu enzim ko có tính đặc hiệu thì các loại enzim có thể tham gia bất cứ các phản ứng, đều này nhìn bề ngoài thì tốt nhưng chác chắn nếu việc bạn hỏi xảy ra thì hoạt động sống chác chắn sẽ ko diễn ra bình thương nữa! và tới lúc đó mới biết chính xác xảy ra việc gì!!!!

12. Với những đặc điểm cấu trúc của mình enzyme ảnh hưởng tới các tác nhân khác (môi trường...) như thế nào? Sự kiềm hãm hay ức chế ngược là gì? Điều hòa ngược là gì?

Với những đặc điểm cấu trúc của mình enzyme ảnh hưởng tới các tác nhân khác (môi trường...) như thế nào? Nó sẽ qui định loại tác nhân, cừơng độ, nồng độ, số lượng của các nhân tố tác động tới enzim.

Phần còn lại bạn xem sách giáo khoa! Trang 122, 123.

13. Giải thích sự khác nhau giữa các chất trong hình 4.7?

Khác nhau ở điểm gắn cơ chất: mà người ta chú thích là điểm gắn cơ chất là nơi lõm xuống => hình a) chổ lõm có -0 - C =0; hình b) ko có gì hết; hình c) có nhóm Val và Thi.

14. Trong quá trình thực hiện phản ứng enzyme không bị phá hủy vậy có phải enzyme tồn tại mãi mãi không? Tại sao?

Vấn đề này mình sẽ hỏi lại cô! Theo mình nghỉ thì bất kì dạng vật chất nào đều ko thể tồn tại mãi được và enzim cũng vậy.

15. Trong cơ thể cơ chế thây đổi nồng độ enzyme như thế nào? Khi nào nồng độ enzyme cực đại và khi nào nồng độ enzyme cực tiểu?

Cơ chế thay đổi nồng độ enzim phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nồng độ cơ chất, các tác động có hoặc vô điều kiện. ví dụ: khi cơ chất tăng thì enzim tăng và ngược lại.

Khi ở điều kiện bình thường ko có cơ chất thì nồng độ enzim là thấp nhất, và khi cơ chất tăng thì nồng độ enzim tăng và tăng đến 1 mức độ tối đa sẽ ngừng ko tăng nữa!

16. Trung tâm hoạt động là gì? Cấu trúc của trung tâm hoạt động như thế nào?

Xem sách giáo khoa trang 120.

17. Nồng độ cơ chất là gì?

Nồng độ cơ chất là số lượng ít hay nhiều các cơ chất mà enzim sẽ tham gia làm xúc tác.

18. Tại sao khi protein biến tính thì hoạt tính enzyme sẽ mất?

Ta biết enzim là 1 loại protein mà cấu trúc ko gian tự nhiên được xác định do nhiều lien kết yếu nên dễ bị biến tính làm thay đổi cấu trúc ko gian mà chính cấu trúc ko gian này qui định hoạt tính của enzim => mất hoạt tính.

19. Enzyme dễ bị biến tính bởi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH) và khi biến tính thì enzyme mất hoạt tính. Vậy có cách nào tăng sự chịu đựng của enzyme trước các yếu tố môi trường hay không? Đó là những cách nào?

20. Enzyme bị vô hiệu hóa trong những trường hợp cụ thể nào?

Chịu tác động của các yếu tố môi trường ( nhiệt độ,...) làm enzyme bất hoạt.

21. Enzyme có tác hại đối với con người và sinh vật không?

Đa số các enzyme không có hại cho người và sinh vật, tuy nhiên không có gì là tuyệt đối nếu ko có enzim có hại thì với 1 enzim có lợi thì với hoạt tính quá cao hoặc ko kiểm sót dược số lượng thì cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sống bình thường

22. Vì sao enzyme dễ nhạy cảm với những biến đổi của môi trường?

Vì bản chất của enzim là protein mà protein thì rất dễ bị biến tính.

23. Coenzyme = enzyme + cơ chất. Vậy cơ chất là gì? Đó là những cơ chất nào?

Cái này là do sai xót của nhóm thuyết trình! Enzim đơn giản chỉ gồm enzim, còn enzim phức tạp thì protein sẽ kết hợp thêm nhóm bổ sung như các ion kim loại hay các hợp chất hữu cơ phức tạp đó mới gọi là coenzim. Chứ ko phải là cơ chất.

24. Vì sao protein dễ biến tính hơn enzyme?

Bản chất enzim là protein nên protein và enzim thì mức độ biến tính là như nhau.!

25. Khi enzyme biến tính có thể phục hồi lại chức năng của enzyme đó không?

Đa số các loại enzim ko thể phục hồi lại chức năng! Nhưng mình nghĩ la2va6n4 có các loại enzim có thề phục hồi! cái này sẽ tham khảo ý kiến của cô.

26. So sánh sự giống và khác nhau giữa đặc hiệu phản ứng và đặc hiệu cơ chất của enzyme?

Xem sách giáo khoa trang 119.

27. Giải thích hình 4.10 và hình 4.11 trang 122?

Hình 4.10 Biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian và số lượng sản phẩm kèm theo vận tốc phản ứng, thời gian tăng thì thu được nhiều sản phẩm

Hình 4.11 Mối quan hệ nồng độ và tốc độ phản ứng, nồng độ tăng thì tốc độ tăng và tăng đến mức nhất định

28. Tai sao chất xúc tác (enzyme) thúc đẩy quá trình phản ứng xảy ra nhanh mà không biến đổi?

Đã gọi là chất xúc tác thì không bao giở biến đổi trong quá trình phản ứng

29. Tại sao enzyme có thể làm tăng tốc độ phản ứng?

SGK tr118,119 và 120.

30. Vì sao khi nhai cơm không thì ta lại thấy có vị ngọt?

Vì trong cơm có chứa tinh bột và trong khi nhai nước bọt chứa emzym amylase phân giải 1 phần tinh bột thành đường.

Câu 19.chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phản ứng?nếu không có chất xúc tác phản ứng có xảy ra không?

TL:chất xúc tác là một chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng tự nó sau khi biến đổi sau khi phản ứng thực hiện xong.

chất xúc tác chỉ tác động lên tốc độ phản ứng,nó chỉ đơn giản làm các phản ứng hóa học có khả năng xảy ra về mặt nhiệt động lực học.

Trong phản ứng hóa học có chất xúc tác, chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phảm ứng hóa học, có nghĩa là nó chỉ tham gia vào các phản ứng trung gian mà không đóng vai trò là chất tham gia quá trình phản ứng, chất xúc tác lại phục hồi về trang thái ban đầu để tiếp tục xúc tác.

Đó là khái niệm và ảnh hưởng chung của chất xúc tác.Nhưng đăc biệt là chất xúc tác sinh học(enzyme):

Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa cần cho phản ứng thực hiện.

Xúc tác vô cơkhông chọn lọc riêng enzyme thì có tính đặc hiệu cao.

Trong phản ứng có sự xúc tác của enzyme, nhờ sự tạo thành phức hợp trung gian enzyme -cơ chất mà cơ chất được hoạt hóa. Khi cơ chất kết hợp vào enzyme, do kết quả của sự cực hóa, sự chuyển dịch của các electron và sự biến dạng các liênkết tham gia trực tiếp vào phản ứng dẫn tới làm thay đổi động năng cũng như thế năng, két quả làm cho phân tử cơ chất trở nên hoạt động hơn, nhờ đó tham gia phản ứng dễ dàng.

Chất xúc tác không thể thay đổi hướng phản ứng ,trạng thái cân bằng hoặc năng lượng sử dụng trong phản ứng Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng và hoạt động với hiệu quả rất cao.

Nhờ có Enzyme phản ứng xảy ra gần như 100% và không kèm theo phụ phẩm thừa.phản ứng xảy ra độc lập.phản ứng dây chuyền(nghĩa là sản phẩm của phản ứng này có thể là nguyen liệu sơ khởi của phản ứng sau.phản ứng xảy ra điều hòa &tiết kiệm nhất.tiêu tốn năng lượng tối thiểu.

Nếu không có chất xúc tác có phản ứng có xảy ra không?

*chất xúc tác đơn thuần:

Có thể phân thành 3 nhóm như sau:

+phản ứng vẫn xảy ra bình thường:cónghĩa làkhi các chất tham gia phản ứng thì có thể cần có sự có mặt của chất xúc tác(cxt) phản ứng (pư)xảy rabình thường,nhưng nếu không có thì pư vẫn xảy rabình thường.thì lúc đó cxt là thiết yếu.

+pư không xảy ra:nghĩa là khi không có mặt cxt trong phản ứng thì không xảy ra pư.

+pư chậm lại:khi không có cxt pư xảy ra chậm lại.

*cxt sinh học la Enzyme(E):tấc cả cơ thể sống đều cần E để làm cxt pư.

Pư chỉ xảy ra khi có đúng Enzyme cần cho pư,nếu không có E thì không xảy ra pư,nhưng dù có E nhưng không phải cho đúng pư dó thì E đó cũng vô nghĩa.ngoài ra một số ít cũng không cần E làm cxt pư vẫn xảy ra nhưng pư rất chậm.không có E thì pư cơ thể sống bị kiệt quệ không thể theo kịp mức pư như hiện tại.các hoạt động trở nên khó khăn và rất chậm.

Trả lời câu hỏi chương 3 Tế Bào học

1. Mạng lưới nội chất đóng vai trò trung tâm tổng hợp của tế bào vì: protein và lipit là những đại phân tử rất quan trọng trong cấu trúc và thực hiện chức năng của tế bào. Mà phần lớn các loại protein, lớp màng kép lipid cùng những loại lipid phần lớn các bào quan bao gồm cả bộ máy Golgi, tiêu thể , nội thể, túi tiết và ngay cả bản thân mạng lưới nội chất đều được sản sinh từ lớp màng của hệ thống này.

2. Chức năng của bộ máy Golgi là: tham gia vào dây chuyền sản xuất nội bào như là phân xưởng tập trung và "đóng gói", qua đó các vật liệu tiết được chế biến thành hạt chất tiết. Tham gia tổng hợp các polisaccarit.

3. Về cấu trúc giữa tiên mao và tiêm mao không khác nhau, chúng chỉ khác nhau về kích thước và số lượng. Khi trên bề mặt tế bào có số lượng nhiều nhưng ngắn thì gọi là tiêm mao, khi có số lượng ít và dài thì gọi là tiên mao.

4. Ribosome 70S có nghĩa là ribosome đó có hệ số lắng khi ly tâm là 70S

5. Peroxisome là các túi cầu nhỏ đường kính 0,2-0,5µm và cũng được bao bởi một màng như lysosome.

Vai trò : tham gia các quá trình chuyển hóa các axit nucleic ở khâu oxy hóa axit uric. Nó tham gia điều chỉnh sự chuyển hóa glucozơ và phân giải peroxide hydro.

6. Vách tế bào gram dương lại dày vì gồm nhiều lớp peptidoglucan bao phía ngoài màng sinh chất tạo khung vững, cứng cho tế bào, duy trì hình dạng và nhất là để chống chịu các tác nhân bất lợi.

7. Môi trường sống của nhiều tế bào nhất là các dịch cơ thể thường đẳng trương vì: nếu tế bào rơi vào môi trường có nồng độ thẩm thấu cao hơn , được gọi là dung dịch ưu trương nước sẽ ra ngoài làm tế bào co lại ảnh hưởng tới hoạt động sống của tế bào. Nếu trong môi trường nhược trương thì nước từ môi trường vào trong tế bào làm tế bào căng lên và có thể bị vỡ ra. Chính vì vậy môi trường sống của nhiều tế bào nhất là các dịch cơ thể thường đẳng trương.

8. Chất đệm của tính lỏng nghĩa là khi ở nhiệt độ cao nó hạn chế sự vận động quá mức của các acid béo, khi nhiệt độ thấp tráng sự gắn kết thành tinh thể.

9. Các bọt tròn nhỏ trong bộ máy Golgi có vai trò: vận chuyển vật liệu giữa bộ Golgi và các thành phần khác của tế bào.

10.

Tế bào thực vật Tế bào động vật

- Có vách xenlulo bao ngoài MSC

- Các lỗ C (pits) và sợi liên bào (plasmodesmata) có trong vách tế bào.

- Các phiến mỏng giữa gắn kết vách tế bào của các tế bào cạnh nhau

- Có lục lạp => sống tự dưỡng

- Chất dự trữ là tinh bột

- Trung tử không có trong tế bào thực vật bậc cao.Phân bào không có sao, phân chia tế bào chất bằng hỡnh thành vách ngang ở trung tâm

- Tế bào trưởng thành thường có một không bào lớn ở giữa chứa đầy dịch

- Tế bào chất thường áp sát thành lớp mỏng vào mép tế bào

- Lyzoxôm thường không tồn tại

- Nhân tế bào nằm gần với màng tế bào

- Chỉ một số tế bào là có khả năng phân chia

- Lông hoặc roi không có ở TV bậc cao - Không có vách xenlulo bao ngoài MSC

- Các lỗ (pits) và sợi liên bào (plasmodesmata) không có.

- Các phiến mỏng không có. Các tế bào cạnh nhau gắn kết nhờ dịch gian bào

- Không có lục lạp => sống dị dưỡng

- Chất dự trữ là hạt glicogen

- Có trung tử (centriole). Phân bào có sao và phân chia tế bào chất bằng hình thành eo thắt ngang ở trung tâm

- ít khi có không bào, nếu có thỡ nhỏ và khắp tế bào

-Tế bào chất phân bố khắp tế bào

- Lyzoxôm luôn tồn tại.

- Nhân tế bào nằm bất cứ chổ nào trong tế bào chất, nhưng thường là giữa tế bào

- Hầu nh tất cả các tế bào đều có khả năng phân chia

- Thường có lông hoặc roi

11. Nhuộm màu violet(tím) dùng để phân biệt 2 loại vi khuẩn gram âm và gram dương.

Cơ chế: Gram-dương hấp thu và giữ lại màu còn gram-âm thì không nhuộm màu.

12. Thí nghiệm miễn nhiễm enzyme là phương pháp sử dụng các enzyme làm dấu giúp phát hiện nhiều loại kháng nguyên.

13. Nguyên tắc chung của sắc kí là đều dựa vào nguyên lí tách, phân ly, phân tách các chất phân bố khác nhau giữa hai pha động và tĩnh.

Khi tiếp xúc với pha tĩnh, các cấu tử của hỗn hợp sẽ phân bố giữa pha động và pha tĩnh tương ứng với tính chất của chúng (tính bị hấp phụ, tính tan, ...). Trong hệ thống sắc ký chỉ có các phân tử pha động mới chuyển động dọc theo hệ sắc ký. Các chất khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. Trong quá trình chuyển động dọc theo hệ sắc ký hết lớp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác, sẽ lặp đi lặp lại quá trình hấp phụ, phản hấp phụ. Hệ quả là các chất có ái lực lớn với pha tĩnh sẽ chuyện động chậm hơn qua hệ thống sắc ký so với các chất tương tác yếu hơn pha này. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể tách các chất qua quá trình sắc ký.

14. Vi khuẩn gram dương là những vi khuẩn có thể hấp thu và giữ lại màu do phản ứng nhuộm màu violet(tím). Vi khuẩn gram dương có vách dày, gồm polydoglucan.

Vi khuẩn gram âm gồm các vi khuẩn không nhuộm màu,vách của tế bào gram âm bao gồm 3 lớp: màng tế bào trong cùng, peptidoglucan và lớp dày ngoài cùng với lipoprotein và lipopolysaccharide tạo phức hợp lipid-polysaccharide

15. So sách điểm giống và khác giữa lục lạp và ti thể

Giống nhau :

- Đều là các loại bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực

- Có màng kép bao bọc và bên trong là chất nền

- Đều có nhiều loại enzim

- Trong chất nền đều có chứa phân tử AND dạng vòng

- Số lượng thay đổi tùy theo loại tế bào

Các điểm khác nhau :

Lục lạp Ti thể

Cấu tạo Chỉ có ở tế bào thực vật (đối với tế bào nhân thực) Có cả ở tế bào thực vật và động vật

Lớp màng kép bao bọc đều khắp bề mặt của lục lạp Màng trong ăn sâu vào chất nền tạo nhiều nếp gấp được gọi là mào

Có nhiều hình dạng khác nhau (bầu dục, bản, ...) Có dạng bầu dục

Có chứa sắc tố quang hợp (diệp lục và sắc tố vàng) Không chứa sắc tố

Chứa enzim xúc tác quá trình truyền điện tử trong quang hợp Chứa enzim xúc tác quá trình ôxi hóa trong hô hấp tế bào.

Chức năng Tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình quang hợp. Trong chất hữu cơ tạo ra, có tích lũy năng lượng dưới dạng hóa năng Phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP

Có chức năng đồng hóa Có chức năng dị hóa

16. Mạng lưới nhám là mạng lưới nội chất mà trên bề mặt có chứa nhiều ribosome.

17. Ý nghĩa của việc hiểu rõ cấu trúc của tế bào: tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. Các đặc tính của sự sống chỉ biểu hiện thống nhất, đồng bộ, hài hòa , đầy đủ ở mức tế bào và cao hơn. Việc hiểu rõ cấu trúc của tế bào là cơ sở để nắm vững các căn nguyên căn bản của sự sống.

18. Quá trình: chúng được tạo nên nhờ các cuôn DNA từ nhiều nhiễm sắc thể góp chung lại. các cuộn DNA này chứa các gen mã hóa cho rRNA của Ribosome. Các rRNA sau khi được tổng hợp lập tức gắn với các protein của ribosome tạo ra ribosome.

19. Nhân được giới hạn bởi màng nhân do hai lớp màng xếp đống tâm. Rải rác trên màng nhân có các lỗ thủng xuyên qua hai lớp màng gọi la lỗ của màng nhân.

Chức năng: các lỗ này tạo sự thông thương giữa bên trong nhân với tế bào chất bên ngoài nhân.

20. Tâm phospholipid 2 chiều rất mềm dẻo làm cho màng dễ thay đổi hình dạng mà không bị vỡ. Sự dung hợp màng là một hiện tượng quan trọng của tế bào. Các túi lipit có thể nhập vào nhau, khi đó các màng hai lớp nối liền nhau thành tấm liên tục chung của túi lớn. Nhờ đó, vật chất từ bộ phận này có thể di chuyển sang chỗ khác, như từ các túi tiết dịch đưa ra khỏi tế bào trong hiện tượng xuất bào. Tương tự nhự vậy, nhưng theo chiều ngược lại, có quá trình nhập bào đưa những phân tử lớn từ ngoài vao trong tế bào.

21. Cơ chế thang điện hóa quan trọng trong một tế bào (như tế bào thần kinh) vì: Ví dụ điển hình như bơm natri - kali. Bơm này giữ vai trò quan trọng trong quá trình trảo đổi chất như duy trùy dòng điện thần kinh, co cơ và sự hút nước ở rể cây. Bơm là 1 protein đặc biệt ỏ mang sinh chất, sử dụng ATP để đưa Na+ ra ngoài và bơm K+ vào bên trong tế bào. Điều đó tạo nên sự chênh lệch nông độ ion ở hai phía của màng. Nồng độ K+ bên trong cao hơn 10 lần bên ngoài, còn nồng độ ion Na+ bên ngoài cao hơn 10- 15 bên trong. Do đó giữa hai phía mang hình thành điện thế là cơ sở để chuyển các sung thần kinh.

22. Mô hình dòng khảm có sự sắp xếp của protein rất khác biệt. Thay vì protein phủ hai bên màng, có những phân tử protein chuyên biệt gắn vào màng, đảm nhận các chức năng đặc biệt. Hai lớp lipid trong đó phần lớn là phospholipid tạo ra phần chính liên tục của màng, ở màng của sinh vật bậc cao có thêm cholesterol. Protein với nhiều kiểu sắp xếp khác nhau: một số được gọi là protein ngoại vi nằm trên bề mặt của màng, nối với các lipid bằng cầu nối cộng hóa trị; một số khác được gọi là protein hội nhập, gắn một phần hay toàn phần vào màng lipid, một số khác xuyên màng.

23. Vỏ bọc bên ngoài của một tế bào eukaryotae gọi là màng sinh chất (plasma membrane). Màng này cũng có ở các tế bào prokaryote nhưng được gọi là màng tế bào (cell membrane). Màng có chức năng bao bọc và phân tách tế bào với môi trường xung quanh. Màng được cấu thành bởi một lớp lipit kép và các protein. Các phân tử protein hoạt động như các kênh vận chuyển và bơm được nằm khảm vào lớp lipit một cách linh động (có thể di chuyển tương đối). Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử côlestêrôn có tác dụng tăng cường sự ổn định. Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại. Màng sinh chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của tế bào như : vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào, là nơi định vị của nhiều loại enzim, các prôtêin màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô... Màng sinh chất có các "dâu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào lạ của cơ thể khác.

24. So sánh giữa gram am va gram duong:

tính chất Gram dương Gram âm

Phản ứng với chất nhuộm gram Tím hoặc tía Mất màu tím khi tẩy rửa,nhuộm màu phụ đỏ safranin(hoặc Fuchsin)

Lớp Peptidoglucan Dày, nhiều lớp Mỏng chỉ có một lớp

Axir teichioic Có Không có

Lớp thành ngoài Không có Có

Lớp lipopolisaccharit(LPS) ít,hoặc không có Nhiều,hàm lượng cao

HL lipit và lipoprotein Thấp(VK axit có lớp lipit mỏng LK với lớp peptidoglucan) Cao (tạo thành lớp ngoài thành)

Tạo độc tố Ngoại độc tố Nội độc tố

Tác nhân vật lý Chống chịu cao Chống chịu thấp

Cấu trúc gốc tiêm mao 2 vòng ổ đĩa gốc 4 vòng ổ đĩa gốc

Mẫn cảm với lizozim Mẫn cảm,dễ bị tan ít mẫn cảm

Mẫn cảm với Penicillin và Sulfonamid Cao Thấp

MẫncảmvớiStreptomycin,

Cloramphenicol,Tetracylin Thấp Cao

Chống chựu với muối natri cao Thấp

Chống chựu với khô,hạn cao Thấp

Kết hợp với thuốc nhuộm kiềm Cao,chặt chẽ Thấp,lỏng lẻo

25. Tế bào có cấu tạo phức tạp với đầy đủ các thành phần đảm nhiệm mọi chức năng và giữa chúng có mối liên quan với nhau. Vì có kích thước nhỏ bé nên tổng bề mặt của tế bào rất lớn thì quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh do đó dảm bảo quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường diễn ra nhanh hơn.

26. Hiện nay có nhiều phương pháp nghiên cứu tế bào, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng vì vậy tùy vào đối tượng và mục đích nghiên cứu mà kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau.

27. Cơ sở khoa học của phương pháp li tâm trong phân đoạn các thành phần tế bào:muốn tách các cấu trúc tế bào phải nghiền tế bào vỡ ra thành dịch đồng nhất (homogenat) sao cho các cấu trúc nhỏ càng ít bị phá vỡ, các thành phần khác nhau thì có khối lượng khác nhau nên khi quay li tâm các chất lắng theo thứ tự khối lượng (chất có khối lượng lớn thường lắng xuống dưới)

28. Nhiều trường hợp phải nghiên cứu từng loại tế bào với nhiều thí nghiệm cần số lượng lớn tế bào một loại riêng biệt thỉ bắc buộc phải tách và nuôi tế bào. Bên cạnh đó, khi tách và nuôi nhân tạo có thể cho thêm một số chất để khảo sát ảnh hưởng của chúng đến sự sinh trưởng và phát triển cùa tế bào. Các cách tách và nuôi tế bào : nuôi trong hộp Pettri hoặc bình chứa các môi trường nuôi dưỡng nhất định.

29. Cách đánh dấu phân tử bằng đồng vị phóng xạ: nhân của các đồng vị phóng xạ không bền và phân rã tạo ra các nguyên tử khác nhau đồng thời phát ra các hạt điện tử hay phóng xạ các chất đồng vị phóng xạ tham gia vào các thành phần tế bào tùy thuộc vào vị trí trong tế bào các chất này phát ra tia giúp phát hiện vị trí hoặc các quá trình mà chúng tham gia. Dấu phóng xạ có thể liên tục hoặc từng đợt ngắn rồi thay chất không phóng xạ vào có thể đo độ phóng xạ bằng ống đếm Geiger hay thường dùng là phóng xạ đồ tự ghi. Để làm phóng xạ đồ tự ghi giấy ảnh được úp lên mẫu, các hạt phát ra làm biến đổi giấy ảnh cho thấy rõ đồng vị phóng xạ

Dùng kháng thể: phản ứng đặc hiệu kháng nguyên kháng thể có thể dùng để phát hiện các chất đặc hiệu trong tế bào. Kháng thể thường gắn chất phát màu để dể quan sát mẫu xác định vị trí phản ứng dưới kính hiển vi. Có thể sử dụng các enzyme làm dấu giúp phát hiện các loại kháng nguyên các kĩ thuật hiện đại như: kháng thể đơn dòng hay kĩ thuật di truyền cũng có thể sử dụng để nghiên cứu tế bào.

30. Tùy theo từng loại tế bào mà có sự khác nhau về kích thước của nhân và không bào. Ví dụ như ở tế bào ở động vật bậc cao thì không bào nhỏ còn ở đa số thực vật và nguyên sinh động vật thì không bào lớn

31. . Histon là protein có cấu tạo đơn giản. Nó chứa số lượng aciđ quan ít hơn so với albumin và globulin. Trong histon không có cystein, cystin, tryptophan, mà chủ yếu là arginin và ly sin (20-30%). Histon được Koccel tìm thấy trong nhân tế bào, trong thành phần của nucleoprotein và các protein phức tạp khác. Điểm đẳng điện của histon nằm trong khoảng pH 9,0-11,0.

Một số bằng chứng cho thấy histon thành phần chủ yếu của thể nhân có thể tham gia vào sự biểu hiện gen nhưng vai trò của chúng có vẻ thụ động : với lõi là thể nhân, sự phiên mã không thể tiến hành vì sự duỗi xoắn là cần thiết để ARN polymeraz gắn vào ADN.

Những bằng chứng gần đây nhất cho thấy rằng các protein phi histon giữ vai trò quan trọng hơn nhiều, như là các tác nhân chọn lọc trong sự điều hòa gen. Một số protein này được gắn trực tiếp vào ADN trong khi một số khác được liên kết với lõi của thể nhân. Chúng biểu hiện rất đa dạng vì vậy chúng có tính chuyên biệt cần thiết của các yếu tố kiểm soát. Hơn nữa, các protein phi histon dường như tham gia rất ít trong cấu trúc của chất nhiễm sắc, nên có lẽ vai trò của chúng là điều hòa. Ít nhất một vài protein phi histon liên kết với những vùng kiểm soát chuyên biệt trong ADN làm nới lỏng các vòng (loop) của nhiễm sắc thể.

32. Protein G là protein đều hòa gắn với GTP ( Guanosin-Triphosphate).

33.

Tiêu chí so sánh Vi sợi Vi quan( vi ống)

Đường kính 8-10 nm 25nm

Cấu tạo Actin, myosin,... Tubulin, gồm 2 protein alpha, bêta

Chức năng

Là cơ sở của nhiều kiểu vận động như co cơ, sự di truyền kiểu amip sự thắt lại của tế bào khi phân chia, sự vận chuyển các túi nhỏ trong tế bào tạo nên sườn nội bào Tạo thoi vô sắc trong nhân tế bào giúp cho NST di chuyển về 2 cực của tế bào.

Tham gia vào sự di chuyển của tinh trùng, các lông, tiêm mao, sự chuyển chỗ giữa các tế bào và sự tiết hoocmone

Chất làm bất hoạt Cytochalasin B Colchicine

34. Tế bào khi bị mất nhân vẫn có thể tiếp tục sống (chỉ là sống sinh lí) trong một thời gian hạn định nhưng không thể thực hiện quá trình nhân đôi tăng số lượng do không có RNA, DNA (vật liệu di truyền) để thực hiện các chức năng di truyền, quá trình tổng hợp protein diễn ra bên ngoài nhân chứ không phải trong nhân vì thế tế bào vẫn có thể tổng hợp protein.

35. Vách tế bào tạo tạo khung vững, cứng cho tế bào, duy trì hình dạng và quan trọng nhất là giúp tế bào chống chịu các tác nhân bất lợi nhất là áp suất thẩm thấu của môi trường bên ngoài, do đó nếu không có vách tế bào thì tế bào vi khuẩn sẽ bị phá hủy. Protein tải (carrier, transporter): là protein xuyên màng có tâm gắn phân tử cần vận chuyển và sau khi gắn, chúng thay đổi cấu hình không gian sao cho tâm gắn này được quot;mởquot; về phía bên kia của màng. - Protein kênh (chanel): tạo thành một lỗ hổng xuyên qua màng làm phân tử phân cực hay ion có thể đi qua mà không cần phải tiếp xúc với lipid. Nhờ protein trung gian vận chuyển nên tốc độ khuếch tán xuôi chiều gradient có thể tăng vọt nhiều lần. Tuy nhiên, khi nồng độ chất cần vận chuyển quá lớn so với số lượng protein trung gian, ta có hiện tượng bão hoà, nghĩa là tốc độ không thể tăng thêm hơn nữa. a. Protein tải: - Trong vận chuyển thụ động: Ví dụ quá trình vận chuyển và trao đổi ion HCO3- và H+ ở hồng cầu: Trong mao mạch các mô, nồng độ CO2 cao, chất này khuếch tán tự do qua màng hồng cầu. Trong hồng cầu, nó kết hợp với nước tạo ra HCO3- và H+ (dưới tác dụng của enzym carbonic anhydraza). H+ liên kết với Hemoglobin (Hb)

36. Chức năng của túi nhờn là nơi thoát ra của Glycan sau khi được bộ máy golgi biến đối.

37. Lipid là một hợp chất phân cực là môi trường để các chất có thể tan trong đó từ đó di chuyển dễ dàng giữa tế bào với môi trường xung quanh do vậy các chất chuyển hóa trong tế bào đều phải phân cực mới có thể hòa tan được trong lipid.

38. Hình dạng và cấu trúc tế bào liên quan chặt chẽ với chức năng do chúng thực hiện chứ không phụ thuộc vào cơ thể lớn hay nhỏ. Một số rất ít tế bào có kích thước lớn ngoại lệ nhưng đều liên quan đến sự chuyên hóa chức năng ví dụ như tế bào trứng đà điểu được coi là lớn nhất nhưng ở trạng thái trao đổi chất yếu.

39. Lipofuscin là tên hạt mịn hạt sắc tố màu vàng nâu bao gồm lipid có chứa dư lượng lysosomal tiêu hóa . Nó được coi là một trong những sự lão hóa hoặc "mặc-và-giọt nước mắt" sắc tố, được tìm thấy trong gan, thận , cơ tim, tuyến thượng thận,thần kinh tế bào , và hạch tế bào. Nó đặc biệt là bố trí xung quanh hạt nhân, và là một loại lipochrom.

40. Ti thể là bào quan phổ biến ở các tế bào nhân chuẩn có lớp màng kép và hệ gen riêng. Ti thể được coi là trung tâm năng lượng của tế bào vì là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng tế bào có thể sử dụng được là ATP.

Ti thể được tìm thấy trong hầu hết các tế bào sinh vật nhân thực bao gồm thực vật, động vật, nấm vá nhóm đơn bào thông thường một tế bào có hàng trăm cho đến hàng ngàn ti thể con số chính xác của ti thể phụ thuộc vào mức độ hoạt động chuyển hóa của tế bào: càng nhiều hoạt động chuyển hóa thì càng có nhiều ti thể, ti thể có thể chiếm đến 25% thể tich của bào tương

41. Là một protein, hemoglobin còn có chức năng đệm kiềm-toan, đây cũng là một chức năng quan trọng của hồng cầu. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Tuy là một tế bào, hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể hay ribôxôm. Các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu được dùng để định nghĩa nhóm máu. Nhiều hệ thống nhóm máu đã được thiết lập, trong đó sớm nhất và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO.

42. Murein là thành phần sinh hóa cấu thành lên thành tế bào của các loài sinh vật nhân sơ chức năng cũa murein là làm thành tế bào trở nên rắn chắc để tế bào không bị áp suất thẩm thấu phá vỡ đồng thời cũng hình thành nên hình dạng đặc trưng của vi khuẩn thành phấn hóa học của murein là peptidoglycal.

43. Các tế bào thực vật chưa trưởng thành chứa nhiều không bào nhỏ trong quá trình lớn lên các không bào hút thêm nước to ra và nhập lại thành 1 không bào lớn đẩy tế bào chất ra vách tế bào. Bên trong chứa dung dịch ưu trương nên hút nước từ đó tạo áp lực căng lên vách tế bào thực vật. Mặt khác việc nhập lại thành một không bào lớn giúp tăng thể tích chứa các chất quan trọng cũng như chứa một số chất thải.

44. Cơ chế của sự vận chuyển glucose và na+ vào tế bào

Sự đồng chuyển (cotransport), chuyển hai chất cùng lúc vào tế bào. Trong khi Na+ có nồng độ bên ngoài cao gấp 11 lần, thuận tiện về áp suất thẩm thấu để đi vào bên trong, chúng có thể cùng kéo theo glucose qua kênh vào tế bào. Như vậy năng lượng tự do của na+ được sử dụng để vượt thang nồng độ nhỏ bất lợi của glucose.

45. Giải thích hiện tượng khi rửa rau sống bằng nước muối quá mặn rau sẽ bị úa?

Khi ta ngâm rau vào nước muối thì vì nồng độ muối trong nước nhiều hơn trong tế bào của rau lên nước từ trong tế bào biều bì của rau sẽ đi ra, nếu nồng độ muối quá cao thì rau sẽ bị rút hết nước và bị úa.

46. Khi chúng ta ngồi 1 chỗ trong thời gian dài, khi đứng dậy chân chúng ta có cảm giác tê, rất khó di chuyển. hiện tượng đó có liên quan đến tế bào hay ko? Giải thích vì sao?

Khi ngồi lâu 1 chỗ, trọng lượng cơ thể dồn ép các mạch máu, dây thần kinh, gây ra việc các cơ quan ở chân không được cung cấp máu trong 1 thời gian và giảm sự dẫn truyền thần kinh, gây cảm giác tê. Liên quan đến tế bào ở việc các tế bào không được cung cấp máu mang oxy để hoạt động.

47. Tại sao phải nghiên cứu tế bào? Vai trò của tế bào đối với sự sống?

Nghiên cứu sâu hoạt động sống của tế bào giúp hiểu rõ các cơ nguyên căn bản của sự sống. Vì tất cả các sinh vật đều tạo nên từ tế bào.

48. Vì sao tất cả các màng sinh học gồm màng sinh chất và màng bên trong của tế bào eukariotae được gắn kết phần lớn nhờ các tương tác không cộng hóa trị?

Màng này là một bộ lọc có tính lựa chọn cao thuận tiện cho sự vận chuyển tích cực các chất,kiểm tra sự ra vào của chất dinh dưỡng,sự thải ra chất bã và tạo nên sự khác biệt nồng độ ion giữa trong và ngoài tế bào.Màng sinh chất còn là nơi tiếp nhân tín hiệu bên ngoài,cho phép tín hiệu bên ngoài,cho phép tế bào có biến đổi tương ứng với môi trường xung quanh.Tất cả các màng sinh chất và các màng bên trong của tế bào này,đều có cấu trúc tổng thể chung:đó là tổng hợp của những phân tử protein và lipid được gắn kết phần lớn nhờ tương tác cộng hóa trị.

49. Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sinh giới?

Vì các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là đơn bào hay đa bào.

50. Vai trò của các khoảng trống trong mạng lưới nội chất?

Trả lời khoảng trống gọi là tia của lưới nôi chất hay túi chứa chiếm khoảng 10% thể tích của tế bào. tất cả các protein mới được tổng hợp mà kết thúc trong tia của lưới của bộ Golgi hay của Lysosome tất cả nhữnggi2 cần tiết ra ngoài tế bào đều trước tiên được phóng thích vào các tia.

51. tại sao phải nhuộm màu tế bào?

Trả lời: để phân biệt 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương và quan sát các bào quan.

52. các tín hiệu ưa nước, kị nước?

Trả lời:tín hiệu ưa nước là đầu chứa các hidrocacbon, ki nước là chuỗi các acid béo.

53. nuôi tế bào trong hộp petri vậy hộp petri là gì hoạt động ntn?

Trả lời:là dụng cụ sử dụng thích hợp với hầu hết các máy đo quang phổ trong việc phân tích mẫu nước hoặc hóa chất công nghiệp và được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học. Petri dishes : có nhiều loại đĩa petri như: đĩa màu, đĩa có phân ngăn, đĩa có phân điểm để đếm khuẩn lạc, đĩa lớn, đĩa nhỏ, đĩa chuẩn, đĩa đặc trưng nuôi cấy mô...Đĩa vô trùng, có chất lượng cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#haingoc