Trả Test

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trả test cho Bolide_Team
History

I. LÝ THUYẾT
Câu 1:
Theo tớ, History là lịch sử, môn lịch sử, là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 2 :
Nói là thích Lịch sử nhưng tớ chỉ hứng thú với Lịch sử Việt Nam thôi.

Câu 3 :
Tớ thường tìm hiểu Lịch sử qua sách, tư liệu mà bố tớ cho, phim ảnh dựng lên từ tư liệu Lịch sử, trên mạng Internet hay thỉnh thoảng, tớ thường nghe bố kể về Lịch sử.

Câu 4 :
Tớ chọn mảng này vì so với các mảng khác, tớ thích và khá ở môn Lịch sử hơn, hơn nữa nó rất hay và khá lạ lẫm nên tớ cũng muốn thử tham gia mảng như vậy. Và tình yêu Sử của tớ đã cắm rễ quá sâu vào máu rồi, tớ không thể ngồi trơ mắt ếch khi nhìn thấy Lịch sử.

Câu 5 :
Nếu chấm trên thang điểm 10, tớ nghĩ tớ chỉ có thể đạt điểm TB như dưới 5 thôi vì tớ lúc nào cũng chỉ chuyên tâm nghiên cứu Lịch sử Việt Nam và còn hằng hà sa số những câu chuyện Lịch sử thú vị trên thế giới mà tớ chưa kịp và có cơ hội tìm hiểu.

II. THỰC HÀNH

Tóm tắt sơ lược về chiến tranh thế giới lần thứ 2
1. Nguyên nhân
*Nguyên nhân sâu xa

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

*Nguyên nhân trực tiếp

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

2. Diễn biến
Từ 1939 đến 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:

A. Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến) đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô).

B. Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 (ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat).

C. Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).

D. Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu).

E. Giai đoạn thứ năm:từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt).

2. Kết quả
- Đức bị các lực lượng từ Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếm đóng.
- Áo bị chia cắt từ Đức và cũng bị chiếm đóng một cách tương tự.
- Nhật bị quân Mỹ chiếm đóng trong khi Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu.
- Làm suy yếu các nước và các nước thua cuộc bị ngăn chặn việc tái hội nhập cộng đồng quốc tế, các nước thua cuộc đã được cung cấp viện trợ để phục hồi và hội nhập cộng đồng thế giới như các quốc gia hoà bình khác.
- Tổn thất lớn về số người, kinh tế, tài sản của các đất nước trên thế giới.

1 vài nét chính về nền văn hoá của đất nước tớ thích
Việt Nam
Lịch sử : Tổ tiên người Việt từ rất xa xưa đã định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt định cư trên toàn dải lãnh thổ Việt Nam, là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động sản xuất : Nông nghiệp lúa nước đã được hình thành và phát triển ở người Việt từ rất sớm. Trải qua bao đời cày cấy, người Việt đã tổng kết kinh nghiệm làm ruộng thật sâu sắc : "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Hệ thống đê điều kì vĩ ngày nay là sự chứng minh hùng hồn tinh thần ngoan cường chế ngự tự nhiên để sống và sản xuất nông nghiệp của người Việt. Chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm, thả cá,... cũng rất phát triển. Đặc biệt con trâu trở thành "đầu cơ nghiệp" của nhà nông. Người Việt nổi tiếng "có hoa tay" về nghề thủ công, phát triển bách nghệ (trăm nghề) mà nghề nào dường như cũng đạt đến đỉnh cao của sự khéo léo tài hoa. Không ít làng thủ công đã tách khỏi nông nghiệp. Chợ làng, chợ phiên, chợ huyện,... rất sầm uất. Hiện nay, các đô thị và các khu công nghiệp đang ngày càng phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ăn : "Cơm tẻ, nước chè" là đồ ăn, thức uống cơ bản hằng ngày của người Việt. Đồ nếp chỉ gặp trong những ngày lễ tết. Trong bữa ăn thường có món canh rau hay canh cua, cá,... Đặc biệt, người Việt rất ưa dùng các loại mắm (mắm tôm, cá, tép, cáy...) và các loại dưa (cải, hành, cà, kiệu...). Tương và các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng,... cũng thường thấy trong các bữa ăn. Rượu được dùng trong các dịp lễ tết, liên hoan... Ăn trầu, hút thuốc lào trước kia chẳng những là nhu cầu, thói quen mà còn đi vào cả lễ nghi phong tục.

Mặc : Xưa kia, đàn ông thường mặc quần chân què, áo cánh nâu (Bắc Bộ), màu đen (Nam Bộ), đi chân đất ; ngày lễ tết mặc quần trắng, áo chùng lương đen, đội khăn xếp, đi guốc mộc. Đàn bà mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ). Phụ nữ ngày lễ, hội hè mặc áo dài. Mùa đông, cả nam và nữ thường mặc thêm áo kép bông. Y phục phân biệt giữa các lứa tuổi chỉ ở màu sắc và cỡ áo quần ; giữa kẻ giàu, người nghèo, y phục có sự phân biệt ở chất liệu vải lụa và chỉ có người giàu sang mới dùng đồ trang sức.
Từ đầu thế kỉ XX trở về trước, người ta còn thấy đàn ông thôn quê đóng khố, cởi trần.

Ở: Người Việt thường ở nhà trệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn - ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian và gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ gia tiên. Những gian bên là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình ; gian buồng được bố trí ở chái nhà làm chỗ ở của phụ nữ và cũng là nơi cất trữ lương thực, của cải của gia đình. Nhà bếp thường được làm liền với chuồng nuôi gia súc. ở nhiều tỉnh Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát kề hay nối kề với ngôi nhà chính. Sân để phoi và để sinh hoạt gia đình và cũng để tạo không gian thoáng mát rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.

_-_-_-_-_-_-_-_-_-_-_-_-_-_-_-
Tớ chỉ có thể nêu một vài nét về đất nước Việt Nam vậy thôi chứ không thì dài quá.
Mong team chấp nhận!!!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#team