Trắc nghiệm kiểm toán

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRẤC NGHIỆM ÔN TẬP

Nhận định đúng hay sai, giải thích ngắn gọn

Chương 1.

1. Kiểm tra Dự án cầu vượt Ngã tư sở, theo hợp đồng kiểm toán đã ký với Chủ đầu tư Dự án, nhằm đánh giá hiệu quả và khả năng hoàn thành tiến độ Dự án, là loại hình kiểm toán hoạt động do các kiểm toán viên độc lập thực hiện.

2. Kiểm toán dùng để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của dây chuyền sản xuất mới lắp đặt là kiểm toán hoạt động.

2. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, kiểm toán viên độc lập A phụ trách cuộc kiểm toán đã nhận quà tặng là cuốn lịch của ngân hàng, đồng thời nhận lời mời đi ăn cơm trưa với kế toán trưởng ngân hàng là vi phạm tính độc lập trong kiểm toán.

3. Kiểm toán viên (độc lập) A nắm giữ 2% cổ phiếu trong công ty Z, do đó A không được phép kiểm toán công ty Z do không bảo đảm tính độc lập.(đúng)

4. Bản chất của kiểm toán là kiểm tra số liệu kế toán.

5. Tính độc lập của các kiểm toán viên nội bộ chỉ được bảo đảm một cách tương đối.

6. Tính độc lập của các kiểm toán viên nội bộ hoàn toàn không được bảo đảm do đây là một bộ phận thuộc đơn vị và chịu sự quản lý của ban lãnh đạo đơn vị.

7. Tiêu chuẩn kiểm toán viên theo IFAC, tiêu chuẩn quan trọng mang nét đặc thù nghề kiểm toán là tính độc lập.

Chương 2.

1.     Mục đích của ICS là ngăn chặn các gian lận.(mục đích của ICS là quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đơn vị).

2.     Môi trường kiểm soát chung của một đơn vị mạnh, có thể khẳng định hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đó là hoàn toàn có thể tin cậy được.

3.     Một hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là mạnh nếu doanh nghiệp thiết kế và duy trì một hệ thống kế toán tốt, bảo đảm các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán.

4.     Khi tiến hành bất kỳ một doanh nghiệp nào, kiểm toán viên không cần phải xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

5.     Bộ phận kiểm toán nội bộ là một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát của doanh nghiệp.Đ

6.     Để đạt hiệu quả kiểm soát, nhân viên chịu trách nhiệm giám sát, bảo đảm an toàn của tài sản nên là người thực hiện việc ghi chép và theo dõi tài sản đó trên sổ sách.(SAI vì vi phạm nguyên tắc phân công phân nhiệm =>tạo điều kiện động cơ cho cán bộ có thể lợi dụng tham ô có thể làm sai mà không phát hiện được).

7.     Vì năng lực và quan điểm của nhà quản lý là nhân tố quan trọng nhất (nhân tố nền tảng) của môi trường kiểm soát chung => KTV chỉ cần đánh giá nhân tố này là có thể đưa ra kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ của DN.

8.     KTV phải có trách nhiệm thiết kế và vận hành một hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả nhằm ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian lận, sai sót.

9.     Nguyên tắc bất kiêm nhiệm là nguyên tắc không thể vi phạm trong quá trình thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ.(SAI vì đây là nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong quá trình thiết kế hệ thống KSNB .Tuy nhiên trong đk cụ thể vẫn có thể thay thế bằng các thủ tục khác khi đó nguyên tắc này ko áp dụng. VD:mô hình giao dịch của các NHTM hiện nay( 1 nhân viên vừa là kế toán vừa là thủ quỹ)=>ngtắc bất kiêm nhiệm đã bị thay thế bởi các thủ tục khác như: ko để tiền qua đêm ,áp dụng đk tt KT đc nối mạng ,kiểm tra thường xuyên…)

10. Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị vô hiệu trong việc phát hiện những gian lận của các nhà quản lý cấp cao.(ĐÚNG vì HTKSNB là các chính sách và thủ tục do Giám đốc đơn vị thiết lập.nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và hiệu quả hoạt động trong  khả năng có thể)

Chương 3.

1.     Việc ghi chép các nghiệp vụ không có thật là vi phạm yêu cầu về tính đầy đủ của hệ thống kế toán.(vi phạm yêu cầu về tính có thực,Các giao dịch đc ghi chép trên BCTC thì phải thực tế tồn tại và đã sảy ra)

2.     Việc giấu giếm (không ghi chép, phản ánh trên BCTC) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới BCTC của đơn vị là vi phạm nội dung về tính đầy đủ của cơ sở dẫn liệu.(vi phạm tính đầy đủ, theo đó tất cả các NV sảy ra có liên quan đến BCTC đều phải đc ghi chép và thể hiện trên BCTC)

3.     Việc kiểm kê tài sản cố định cung cấp cho kiểm toán viên sự đảm bảo về quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản cố định phản ánh trên bảng cân đối kế toán.(theo yêu cầu về quyền và nghĩa vụ )

4.     Thực hiện kiểm toán tại một doanh nghiệp, KTV có trách nhiệm thiết lập và duy trì hoạt động của các thủ tục kiểm soát cần thiết để bảo đảm cơ sở dẫn liệu của các khoản mục trên báo cáo tài chính của DN đó.

5.     Mục tiêu/bản chất của Kiểm toán báo cáo tài chính là tìm kiếm các gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính.( mục tiêu của KT BCTC là việc KTV bày tỏ ý kiến về tính trung thực hợp lý của các BCTC của đơn vị.)

6.     KTV thực hiện kiểm toán BCTC của DN là nhằm làm giảm trách nhiệm (chia sẻ rủi ro) với ban lãnh đạo DN được kiểm toán về các sai phạm trên BCTC của DN.

7.     KTV phải chịu trách nhiệm ngăn ngừa các gian lận và sai sót đã xảy ra tại đơn vị được kiểm toán BCTC.

8.     Sai phạm xảy ra do gian lận cần được coi là sai phạm trọng yếu.

9.     KTV đã thu thập đầy đủ các BCKT thích hợp về các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của DN, nhưng BLĐ doanh nghiệp không đồng ý sửa đổi các sai phạm này=> KTV “từ chối đưa ra ý kiến” về BCTC của DN là phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp?KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần

10.KTV chỉ có trách nhiệm thông báo cho DN về những gian lận và sai sót trọng yếu phát hiện được trong quá trình kiểm toán.

11. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, nghĩa là KTV đảm bảo rằng trong các báo cáo tài chính đó không chứa đựng bất cứ một sai phạm nào.khi KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với BCTC của 1 DN :KTV chấp nhận toàn bộ thông tin được kiểm toán trên tất cả các khía cạnh trọng yếu.nghĩa là KTV thừa nhận các thông tin trên BCTC là trung thực hợp lý không có sai phạm trong yếu hoặc các thông tin sai phạm trọng yếu đã được điều chỉnh theo ý kiến của KTV.Tuy nhiên có những sai phạm trọng yếu mà KTV ko thể phát hiện ra do có sự gian lận tinh vi cũng có thể do năng lực của KTV mà ko phát hiện ra . BCKT chỉ mang tính chính xác tương đối.

12. Trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, đã được kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ, còn chứa đựng các sai phạm trọng yếu do sự gian lận, nghĩa là kiểm toán viên đã sao nhãng trách nhiệm của mình. Có thể thấy gian lận là hành vi cố tình làm sai lệnh thông tin, đây là hành vi có chủ ý được che đậy một cách tinh vi nên việc phát hiện có thể là khó khăn đối với KTV. Gian lận có hệ thống của BGĐ

13. Khi kiểm toán một NHTM, nếu tổng sai phạm trên báo cáo tài chính đến 2 tỷ đồng sẽ được coi là sai phạm trọng yếu.

Trọng yếu là ngưỡng (giới hạn )mà theo đó KTV nếu trên BCTC có sai phạm lớn hơn giới hạn đó thì SP đó bóp méo bản chất của BCTC.Trọng yếu phụ thuộc vào từng mức độ của khoản mục ,xem xét trên các khía cạnh về cả định lượng và định tính ,trong từng môi trường cụ thể. 

14. Vì rủi ro kiểm toán tỉ lệ nghịch với mức trọng yếu, nên để giảm rủi ro kiểm toán thì kiểm toán viên nên đặt mức trọng yếu cao.

15. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán nên xác định mức trọng yếu càng thấp càng tốt, để nâng cao uy tín trong việc có khả năng tìm kiếm các sai phạm rất nhỏ, dù chỉ 1000 đồng trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

16. Khi KTV đặt mức trọng yếu cao hơn thì nhiều sai phạm hơn sẽ được bỏ qua.

17. Các cuộc kiểm toán được thiết kế và thực hiện không phải để phát hiện các gian lận, nên KTV không bao giờ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà khách hàng phải chịu do những gian lận không được phát hiện.

18. Theo mô hình rủi ro kiểm toán, để có được rủi ro kiểm toán (RRKT) thấp ở mức mong muốn, KTV nên tìm cách giảm rủi ro tiềm tàng (RRTT) và rủi ro kiểm soát (RRKS) xuống mức thấp nhất có thể.

19. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không phụ thuộc vào hoạt động kiểm toán.

RR tiềm tàng là rr khả năng  những thông tin có chứa đựng những sai phạm khi đứng riêng biệt hoặc khi tính gộp các sai phạm khác,dù rằng có hay ko có KSNB

RR kiểm soát là rr các thông tin kiểm toán có sai phạm trong yếu khi đứng riêng lẻ hoặc gộp các thông tin khác mà ko được HTKSNB ngăn ngừa phát hiện sửa chữa

Các rủi ro này phụ thuộc chủ yếu vào môi trường kinh doanh ,môi trường quản lý của DN chúng vẫn tồn tại cho dù có hay không có công việc kiểm toán.

Vì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là những rủi ro thuộc bản thân đơn vị nó gắn liền với quá trình hoạt động của DN

20. Vì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là những rủi ro thuộc bản thân đơn vị mà kiểm toán viên không thể tác động tới, nên để có được rủi ro kiểm toán thấp ở mức mong muốn, KTV chỉ có cách duy nhất là giảm rủi ro phát hiện xuống mức thấp nhất.

Ta có RR KT = RRtiềm tàng *RR kiểm soát*RR phát hiện

21. Khi kiểm toán một NHTM, nếu ngân hàng đó có một môi trường kiểm soát mạnh thì chắc chắn rủi ro kiểm toán sẽ thấp.

Môi trường KS là toàn bộ các nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế vận hành và tính  hiệu quả của KSNB.

MTKS là nền tảng và Đk cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng và hiệu quả

MTKS Tốt thủ tục ks phát huy hiệu quả hạn chế thiếu sót.

22. Vì mục tiêu của việc thu thập các bằng chứng kiểm toán là không nhằm tìm kiếm sự khẳng định mang tính chính xác tuyệt đối, nên để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và bảo đảm chi phí kiểm toán thấp nhất, KTV nên thu thập càng ít bằng chứng kiểm toán càng tốt.

23. Để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và bảo đảm hiệu quả của cuộc kiểm toán, KTV cần thu thập càng nhiều bằng chứng kiểm toán càng tốt.

Chương 4.

1.     Đối với đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ đáng tin cậy, kiểm toán viên chỉ cần dừng ở kiểm toán hệ thống và áp dụng các thủ tục phân tích mà không cần kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.

TL:nếu chỉ dừng ở kiểm toán hệ thống và thủ tục phân tích =>không bao giờ qua được ngưỡng giới hạn về độ chính xác và rủi ro.như khi thử nghiệm số liệu liên quan đến chi phí kiểm toán. Đi và kt cơ bản để đưa ra ý kiến một cách chính xác.

2.     Khi rủi ro kiểm soát thấp, KTV có thể bỏ qua việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản của khoản mục tương ứng trên báo cáo tài chính.

TL: RR kiểm soát là rr mà các sai phạm trong các thông tin được kiểm toán khi tính riêng lẻ hay gộp các sai phạm khác mà không được HTKSNB phát hiện và ngăn ngừa sửa chữa….HTKSNB do các BQL thiết lập nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và hiệu quả hoạt động của đơn vị trong khả năng có tthể =>htksnb dễ bị cấp trên chi phối vì vậy việc thực hiện kiểm….là rất quan trong và không thể bỏ.

3.     Mục tiêu của kiểm toán hệ thống là để đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực (hữu hiệu) của hệ thống kiểm soát nội bộ.

TL: KT hệ thống là phương pháp trong đó các thủ tục và kỹ thuật kt thực hiện nhằm thu thập những bằng chứng về tính hiệu quả( tính thích hợp) của HTKSNB của đơn vị được kiểm toán.

4.     Kỹ thuật chọn mẫu luôn gắn với rủi ro chọn mẫu, vì thế kiểm toán viên nên hạn chế áp dụng kỹ thuật này.(SAI: vì rủi ro mẫu là việc kiêm tra số phần tử ít hơn 100% số phần tử .mẫu chọn lớn RR nhỏ.Tuy nhiên sự cần thiết phải chọn mẫu là:

ü     Tính kinh tế của kiểm toán

ü     Sai phạm là gian lận

ü     chỉ là một trong số bằng chứng kt

ü     BCKT mang tính thuyết phục không phải là chính xác tuyệt đối

5.     Qui mô của mẫu chọn (cơ mẫu) phụ thuộc vào độ thỏa mãn của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán

Chương 5.

1.     Tất cả các cuộc kiểm toán đều đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với thông tin tài chính được kiểm toán.

2.      Việc lập kế hoạch được thực hiện sau thời điểm lập báo cáo tài chính, khi tổ chức kiểm toán chuẩn bị vào kiểm toán tại đơn vị.

3.     Ý kiến chấp nhận toàn bộ BCTC của đơn vị được đưa ra kể cả trong trường hợp: “trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của đơn vị”.

4.     Kiểm toán viên không được đưa ra ý kiến “từ chối đưa ra ý kiến” trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý sửa chữa các sai phạm trọng yếu trên BCTC mà KTV đã phát hiện được trong quá trình kiểm toán.

... và các câu hỏi ôn tập trong Giáo trình Lý thuyết kiểm toán và khác…

 

=> Lưu ý: Nội dung ôn tập và các câu hỏi trắc nghiệm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, do giảng viên tự soạn thảo và tập hợp trên cơ sở các tài liệu liên quan; sinh viên nên tham khảo thêm câu hỏi ôn tập trong Giáo trình Lý thuyết kiểm toán (Học viện Tài chính) và các tài liệu liên quan khác đã được giới thiệu.

=> Giảng viên không chịu trách nhiệm về việc nội dung ôn tập và câu hỏi thi hết môn Lý thuyết kiểm toán nằm ngoài các gợi ý ở trên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#linh