Trach nhiem cac cap,nganh va to chuc CD trong BHLD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4.Trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động?

  Bài làm :

Công tác Bảo hộ lao động bao gồm nhiều mặt công tác, nhiều nội dung phải thực hiện. Mỗi mặt, mỗi nội dung công tác có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, từ ngành quản lý trực tiếp sản xuất đến các ngành chức năng của Nhà nước, kể cả các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, từ các cấp lãnh đạo ở trung ương đến lãnh đạo địa phương, lãnh đạo của cơ sở.

1- Trách nhiệm của tổ chức cơ sở:

Trong pháp lệnh Bảo hộ lao động đã quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong tất cả các thành phần kinh tế) trong công tác Bảo hộ lao động bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, quy phạm tiêu chuẩn về bảo hộ lao động. Đồng thời phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện người lao động trong đơn vị hiểu biết và chấp hành.

- Phải chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động, thực hiện đủ các chế độ bảo hộ lao động (Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ phụ cấp thêm giờ...)

- Phải thảo luận và ký thỏa thuận với tổ chức Công đoàn hoặc đại diện người lao động về lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động, kể cả kinh phí để hoàn thành.

- Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe cho người lao động. Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giải quyết mọi hậu quả gây ra. Phải tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định.

- Phải tổ chức tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đồng thời phải tôn trọng, chịu sự kiểm tra của cấp trên, sự thanh tra của thanh tra Nhà nước, sự kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của tổ chức Công Đoàn theo quy định của pháp luật.

2- Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên:

Điều 33 của pháp lệnh bảo hộ lao động đã quy định rõ các cấp trên cơ sở ngành, địa phương có những trách nhiệm chủ yếu sau đây trong công tác bảo hộ lao động.

- Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về bảo hộ lao động.

- Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn quy định về công tác bảo hộ lao động cho ngành và địa phương mình nhưng không được trái với pháp luật và quy định chung của Nhà nước. Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch biện pháp đầu tư, đào tạo huấn luyện, sơ tổng kết về bảo hộ lao động, khen thưởng thành tích, xử lý kỷ luật vi phạm về bảo hộ lao động trong phạm vi ngành, địa phương mình.

- Thực hiện trách nhiệm trong công tác điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động trong ngành và địa phương mình.

- Thực hiện các biện pháp về tổ chức, bố trí cán bộ và phân cấp trách nhiệm hợp lý cho các cấp dưới để bảo đảm tốt việc quản lý, chỉ đạo công tác bảo hộ lao động ở địa phương.

3- Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn:

Những nội dung chủ yếu về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động là:

- Thay mặt người lao động ở cơ sở ký thỏa thuận với người sử dụng lao động (trong tất cả các thành phần kinh tế) về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật về bảo hộ lao động, yêu cầu người có trách nhiệm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động.

- Tổ chức tốt phong trào quần chúng "bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động" tổ chức và quản lý chỉ đạo tốt mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ở cơ sở .

- Tham gia với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động đối với cơ sở.

- Cử đại diện tham gia vào các đoàn kiểm tra, điều tra tai nạn lao động.

- Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kỷ luật về bảo hộ lao động.

- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo hộ lao động. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro