TRÁCH NHIỆM DSỰ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.3.2. BẢO HIỂM

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

2.3.2.1. Khái niệm và các loại sản phẩm bảo hiểm có đối tượng là trách nhiệm dân sự

Trong cuộc sống, bất kỳ lúc nào chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người khác những thiệt hại mà họ phải gánh chịu nếu họ chứng minh được rằng những thiệt hại đó xảy ra là do lỗi của chúng ta, thường là do bất cẩn (thiếu thận trọng khi làm việc gì đó). Trách nhiệm bồi thường đó gọi là trách nhiệm dân sự

Như vậy, trách nhiệm dân sự là phần trách nhiệm mà luật dân sự quy định người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường cho người bị hại phần thiệt hại do mình gây ra.

Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, do đó nó mang những đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý. Trước hết nó được coi là một biện pháp cưỡng chế, thể hiện dưới dạng là trách nhiệm phải thực hiện theo nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Thứ hai nó được áp dụng với người thực hiện hành vi trái pháp luật và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo những trình tự, thủ tục nhất định. Cuối cùng là qua việc áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ mang lại cho người thực hiện hành vi trái pháp luật những kết quả bất lợi.

Trong thực tế, trách nhiệm dân sự được thể hiện dưới hai dạng: Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng

-

 

Việc phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và việc xác định nó dựa trên cơ sở quy định chung của pháp luật.

- Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người này (hoặc bên này) với người khác (hoặc bên khác) trong hợp đồng.

Theo điều 52, mục 4, chương 2, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật

Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm đảm bảo cho trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng phổ biến nhất là các loại sau:

. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, thuyền khác

. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không; bảo hiểm trách nhiệm dân sự

 

của người khai thác máy bay

. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

. Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động

. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp dặt

. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động tư vấn đầu tư, xây dựng

. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi

. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghề nghiệp đặc biệt như là: môi giới bảo hiểm; môi giới chứng khoán; tư vấn pháp luật; tư vấn tài chính, kiểm toán; nghề y...

2.3.2.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Chịu ảnh hưởng bởi đặc tính của đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự - hậu quả pháp lý về trách nhiệm bồi thường mà pháp luật quy định đối với trường hợp chủ thể có nghĩa vụ dân sự không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự và vì thế gây thiệt hại cho chủ thể khác, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có những đặc trưng cơ bản sau:

1. Sự gắn kết và tính độc lập trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm và bên thứ ba.

Người thứ ba (hoặc bên thứ ba) là nạn nhân - người có tài sản và/ hoặc tính mạng, sức khoẻ trực tiếp bị thiệt hại trong sự kiện bảo hiểm.

Người được bảo hiểm là người phải chịu trách nhiệm dân sự trước thiệt hại của người thứ ba - đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.

Khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba theo quy định của pháp luật dân sự, còn người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Cũng có trường hợp theo pháp luật hoặc thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho người thứ ba. Mặc dù có sự gắn kết, trách nhiệm bồi thường dân sự của người được bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của người bảo hiểm vẫn mang tính độc lập nhất định về phạm vi và mức độ bồi thường.

Mối quan hệ giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm và bên thứ ba có thể được xem xét qua hai trường hợp sau:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng:

Trong trường hợp này, nhìn chung trên phương diện pháp lý, hợp đồng bảo hiểm có duy nhất và chỉ được thiết lập giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Nói cách khác, chỉ có người được bảo hiểm và người bảo hiểm là có quan hệ với nhau mà thôi. Người thứ ba với tư cách là “nạn nhân” trong các sự cố thiệt hại mà từ đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm phát sinh, người thứ ba cũng có thể là một người đại diện cho một quyền lợi nhưng cũng có thể là nhiều người đại diện cho nhiều quyền lợi, họ là những người có tính mạng, sức khỏe, tài sản trực tiếp bị thiệt hại trong các sự cố nói trên. Nếu không xét đến những trường hợp đặc biệt ngoài lĩnh vực bảo hiểm thì giữa người thứ ba và

 

người bảo hiểm hoàn toàn không có mối quan hệ gì về mặt hợp đồng. Tuy nhiên, đóng vai trò là nạn nhân, người thứ ba có quyền khiếu nại đòi người bảo hiểm bồi thường cho mình. Trong trường hợp này, người thứ ba

được coi là người được hưởng quyền lợi bảo hiểm không được xác định trước trong hợp đồng.

Trong thực tế, theo quy định của pháp luật, một người không những phải chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi của mình gây ra mà còn phải chịu trách nhiệm về những hậu quả gây ra bởi:

+ Những đứa con chưa đủ tuổi vị thành niên do họ đang phải nuôi dưỡng giáo dục

+ Những con vật mà họ nuôi, chăn thả hoặc đang sử dụng.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo hợp đồng.

Trong trường hợp này có hai loại hợp đồng được thiết lập: hợp đồng giữa người được bảo hiểm

 

và người thứ ba và hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong đó, hợp đồng bảo hiểm được xác định trên cơ sở trách nhiệm bồi thường có thể có của người được bảo hiểm trong hợp đồng mà họ đã ký với người thứ ba (hợp đồng giữa người được bảo hiểm với người thứ ba thường là hợp đồng cung cấp dịch vụ). Giống như trong bảo hiểm ngoài hợp đồng, trong trường hợp này người thứ ba cũng đóng vai trò là người có quyền lợi bị thiệt hại. Tuy nhiên, nếu so với trường hợp trước thì người thứ ba ở đây mang tính cụ thể hơn và trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm có thể xác định được trước mức độ tối đa trong đa số các hợp đồng. Trên phương diện pháp lý, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm phần trách nhiệm của họ đối với người thứ ba, tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp do yêu cầu của người bảo hiểm và do những quy định riêng của hợp đồng hoặc của pháp luật mà người thứ ba có quyền khiếu nại đòi bồi thường từ phía người bảo hiểm.

2. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng

Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi thường của

 

người được bảo hiểm với người thứ ba. Về nguyên tắc, hợp đồng bảo hiểm trách

 

nhiệm dân sự chỉ có thêểký kết khi chưa có sự cố làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Nói cách khác, khi thiết lập hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đối tượng bảo hiểm là rất trừu tượng, chưa xác định được giá trị bảo hiểm.

Không giống như bảo hiểm tài sản, đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự không thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người như cầm, nắm, sờ, ngửi... Tuy cùng là loại bảo hiểm thiệt hại như bảo

 

hiểm tài sản nhưng trong bảo hiểm tài sản người bảo hiểm có thể xác định được mức độ tổn thất tối đa có thể xảy ta khi ký kết hợp đồng bảo hiểm còn thông thường đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khi ký kết hợp đồng có nhiều trường hợp người ta không xác định được thiệt hại tối đa có thể xảy ra cho đối tượng bảo hiểm

Đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ thể hiện cụ thể và có thể tính toán được thiệt hại tối đa khi có sự cố bảo hiểm xảy ra và làm phát sinh nghĩa vụ phải bồi thường của người được bảo hiể đối với người thứ ba.

Vì không thể tính trước được thiệt hại tối đa của đối tượng bảo hiểm nên vẫn tồn tại hai phương thức bảo hiểm: bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm và bảo hiểm không giới hạn trách nhiệm

3. Phương thức bảo hiểm có giới hạn hoặc không có giới hạn

- Bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm:

như đã phân tích ở trên, do tính chất đặc thù của rủi ro này nên các nhà bảo hiểm thường tìm cách giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của mình. Trách nhiệm của nhà bảo hiểm là có giới hạn khi trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm được ấn định trước. Thông thường số tiền bảo hiểm trong trách nhiệm dân sự còn được gọi là hạn mức trách nhiệm (giới hạn trách nhiệm) vì thực tế trong mọi trường hợp, nhà bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm tối đa bằng số tiền này. Đại đa số các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bảo hiểm theo phương thức bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm. Giới hạn trách nhiệm thường được phân biệt đối với thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản của bên thứ ba

Đối với thiệt hại về người, mức trách nhiệm được tính cho mỗi người /1 sự cố và có thể đi kèm tổng mức trách nhiệm /1 sự cố. Đối với thiệt hại về tài sản, mức trách nhiệm thường được tính cho mỗi cũng như­ mọi thiệt hại về tài sản của một cũng như­ nhiều người thứ ba trong một sự cố.

Phương pháp xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

 

thông thường phải theo trình tự sau:

+ Xác định số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba – Trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm (ký hiệu là A) (căn cứ vào mức độ lỗi của người được bảo hiểm và thiệt hại của bên thứ ba)

+ Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm bằng cách: so sánh số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba (A) và mức trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm (ký hiệu là B):

è

  

Nếu A < B;

 

số tiền bồi thường của bảo hiểm = A

è

  

Nếu A

B;

 

số tiền bồi thường của bảo hiểm = B

Việc xác định giới hạn trách nhiệm có ưu điểm là làm cho nhà bảo hiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống phát sinh trách nhiệm bảo hiểm vì họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đa rơi vào từng hợp đồng nào. Bảo hiểm có giới hạn cũng có ưu điểm là yếu tố giảm mức phí bảo hiểm phải đóng. Đồng thời nhà bảo hiểm có thể chia sản phẩm của mình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau cho phù hợp với sự phân đoạn của thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, các hợp đồng bảo hiểm có giới hạn, người được bảo hiểm không được bảo vệ hoàn toàn rủi ro của mình và dĩ nhiên là họ phải tự bảo vệ phần trách nhiệm vượt quá số tiền bảo hiểm trong hợp đồng.

- Bảo hiểm không giới hạn trách nhiệm

: khác với bảo hiểm có giới hạn đã đề cập ở trên và khác với mọi nghiệp vụ bảo hiểm tài sản cũng như bảo hiểm con người, trong trường hợp này nhà bảo hiểm không thể đánh giá được mức độ tối đa của tổn thất rơi vào trách nhiệm của họ khi thiết lập hợp đồng, bởi vì bảo hiểm trách nhiệm không giới hạn, người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm không đề cập đến số tiền bảo hiểm và như vậy có nghĩa là trách nhiệm của người được bảo hiểm phát sinh bao nhiêu thì nghĩa vụ bồi thường của nhà bảo hiểm là bấy nhiêu.

Như vậy, phương thức bảo hiểm này có thể đẩy nhà bảo hiểm đến nguy cơ phá sản nếu tổn thất xảy ra liên tiếp cho nên có rất ít nghiệp vụ bảo hiểm theo phương thức không giới hạn. Và trên thực tế, khi nhận bảo hiểm theo phương thức bảo hiểm không giới hạn, các nhà bảo hiểm phải sử dụng triệt để mọi biện pháp có thể để phân tán rủi ro

.

4. Nguyên tắc xác định bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Cũng giống như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự được xếp vào loại bảo hiểm thiệt hại. Mặc dù việc bồi thường của nhà bảo hiểm không liên quan đến những thiệt hại trực tiếp về tài sản và tính mạng sức khoẻ của người được bảo hiểm nhưng lại liên quan đến thiệt hại gián tiếp, thiệt hại về mặt tài chính của người được bảo hiểm căn cứ vào những tổn thất mà họ đã gây ra cho bên thứ ba. Do đó khi xác định mức độ thanh toán bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm cũng áp dụng nguyên tắc bồi thường. Nguyên tắc bồi thường được đề cập trong phần bảo hiểm tài sản vì vậy phần này chỉ nhấn mạnh một điểm là theo nguyên tắc này, số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm cũng như­ người thứ ba có thể nhận được tối đa chỉ bằng thiệt hại của họ trong sự kiện bảo hiểm. Đương nhiên, người bảo hiểm chỉ bồi thường trên cơ sở, theo quy định của pháp luật hoặc quy định của hợp đồng, người được bảo hiểm thừa nhận nghĩa vụ bồi thường của mình. Việc bồi thường không phụ thuộc vào người được bảo hiểm đã bồi thường cho bên thứ ba hay chưa.

Thực hiện nguyên tắc bồi thường đòi hỏi phải áp dụng một số biệp pháp cần thiết trong những trường hợp đặc biệt.

+ Thứ nhất: Thế quyền.

Thế quyền được sử dụng trong trường hợp xác định được có người thứ ba phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của đối tượng bảo hiểm trong sự kiện bảo hiểm. Người bảo hiểm sau khi bồi thường sẽ thế quyền người được bảo hiểm để khiếu nại người có lỗi trong sự cố bảo hiểm. Chẳng hạn luật của Cộng hoà Pháp cho phép người bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sau khi đã bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba được quyền thay thế người được bảo hiểm khiếu nại người sử dụng xe mà không được phép của người được bảo hiểm gây ra tai nạn.

+ Thứ hai: Biện pháp chia sẻ trách nhiệm bồi thường được sử dụng trong trường hợp bảo hiểm trùng.

Bảo hiểm trùng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trường hợp trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm cho bên thứ ba được bảo hiểm đồng thời bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Nếu sự kiện bảo hiểm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhiều hợp đồng bảo hiểm, việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường được giải quyết như­ sau:

+ Xác định trách nhiệm bồi thường độc lập của từng hợp đồng bảo hiểm (số tiền mà từng hợp đồng bảo hiểm phải chi trả nếu không tồn tại hợp đồng bảo hiểm khác)

.

+ Xác định tổng trách nhiệm bồi thường độc lập của các hợp đồng bảo hiểm (A)

+ So sánh tổng trách nhiệm bồi thường độc lập của các hợp đồng bảo hiểm (A) và số tiền (trách nhiệm) bồi thường của người được bảo hiểm cho người thứ ba hoặc bên thứ ba (B).

a)

            

Trường hợp A

B : số tiền bồi thường của từng hợp đồng bảo hiểm bằng

 

trách nhiệm bồi thường độc lập của hợp đồng đó.

b)

           

Trường hợp A > B: thực hiện việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường.

Liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trách

 

nhiệm dân sự nói riêng và bảo hiểm thiệt hại nói chung có tình huống rất đáng chú ý: sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm đồng thời của cả hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lẫn hợp đồng bảo hiểm tài sản. Cụ thể, đó là trường hợp tài sản của người thứ ba của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lại đang được bảo hiểm bằng hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nói cách khác, người thứ ba có lỗi trong thiệt hại của đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản lại đang được bảo hiểm bằng hợp đồng trách nhiệm dân sự tương ứng. Trên thực tế, tình huống này không hiếm

 

và cần có sự phối hợp giải quyết bồi thường giữa các hợp đồng bảo hiểm. Thông thường hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ bồi thường và vận dụng thế quyền đòi người thứ ba có lỗi, sau đó hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Cũng có những cách phối hợp khác và dù cho có áp dụng cách nào đi chăng nữa cũng không ngoài mục đích thực hiện nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm thiệt hại.

2.3.2.3. Nội dung cơ bản của một số loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (theo

thông tư số 126/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chính )

Vì sao phải bắt buộc?

Người sử dụng xe cơ giới – nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ cho riêng người điều khiển xe cơ giới mà còn gây ra những thiệt hại về người và tài sản cho người thứ ba. Điều 623, Bộ luật Dân sự 2005 quy định, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân, nhiều gia đình nạn nhân không được bồi thường thiệt hại do chủ xe không đủ khả năng tài chính hoặc người gây tai nạn bị chết trong tai nạn.

Để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi thường thỏa đáng: Nhà nước quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới.

Như vậy, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trước hết nhằm mục đích nhân đạo – bảo vệ người dân: nếu không may bị tai nạn giao thông, họ được bồi thường thiệt hại.

Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới cũng có lợi cho chủ xe: nếu không may gây tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu họ đã bồi thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho họ số tiền hợp lý mà họ đã bồi thường.

Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới (kể cả chủ xe là người nước ngoài) sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ của Việt Nam.

Phạm vi áp dụng

 

bao gồm:

- Phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng do xe cơ giới gây ra đối với bên thứ ba; (Bên thứ ba: là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:

+ Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;

+ Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó;

+ Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó).

- Phần trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.

Loại trừ bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc của người bị thiệt hại;

- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe và/hoặc lái xe cơ giới;

- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe;

- Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;

- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Thời hạn, hiệu lực và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:

a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;

b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm;

c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm:

- Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;

- Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước;

- Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước);

- Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng;

- Ô tô sát hạch;

- Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam;

- Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng;

- Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an;

- Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.

Chủ xe cơ giới muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm muốn huỷ bỏ và các bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định

Hợp đồng bảo hiểm chỉ được hủy bỏ trong những trường hợp sau:

a) Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật;

b) Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

c) Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận;

d) Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông được cơ quan công an xác nhận.

Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phần phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.

Trường hợp chủ xe cơ giới không có thông báo về việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm có những bằng chứng cụ thể về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới để thực hiện các thủ tục huỷ bỏ hợp đồng. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà chủ xe cơ giới không thực hiện các thủ tục hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được hủy bỏ.

Phí bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm

Phí bảo hiểm

Theo biểu phí và mức trách nhiệm tối thiểu (mức tối thiểu bắt buộc phải tham gia) ban hành tại phụ lục 5 kèm them thông tư số 126/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chính (phụ lục 1 trong bài giảng). Ngoài ra chủ xe cơ giới có thể tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn tùy ý lựa chọn

Đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn dưới 01 năm theo quy định tại điểm 2.2 Phần II của Thông tư này, mức phí bảo hiểm sẽ được tính dựa trên mức phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này

 

và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau:

Phí bảo hiểm phải nộp

=

Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới

x

thời hạn được bảo hiểm (ngày)

365 (ngày)

Trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống thì phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng.

Mức trách nhiệm

là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả cho thiệt hại về người và/hoặc tài sản trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

* Đối với ô tô

- Về người: 50 triệu đồng / người/ vụ

- Về tài sản: 50 triệu đồng/ vụ.

* Đối với xe gắn máy

- Về người: 50 triệu đồng / người/ vụ

- Về tài sản: 30 triệu đồng/ vụ.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường, giám định tổn thất và thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường

Nguyên tắc bồi thường

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.

Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.

Mức bồi thường bảo hiểm:

* Đối với thiệt hại về người

Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 126/2008/ TT-BTC (phụ lục 3 trong bài giảng). Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước

* đối với thiệt hại về tài sản

Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp chủ xe cơ giới tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính trên một hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp hợp đồng bảo hiểm đầu tiên có trách nhiệm giải quyết bồi thường và thu hồi số tiền bồi thường chia đều cho các hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định và Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 126/2008 TT-BTC (phụ lục 3 trong bài giảng)

Hồ sơ bồi thường

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:

Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

a) Giấy đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe;

c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

a) Giấy chứng thương;

b) Giấy ra viện;

c) Giấy chứng nhận phẫu thuật;

d) Hồ sơ bệnh án;

đ) Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:

a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.

b) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;

b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có);

c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;

d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;

đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 126/2008/ TT-BTC cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện không còn giá trị.

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra Toà án tại Việt Nam giải quyết.

2.

 

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng

Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng còn được gọi là bảo hiểm trách nhiệm chung

Sản phẩm này bảo hiểm trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của bên thứ ba khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trên địa phận và từ hoạt động được bảo hiểm của người được bảo hiểm. (

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm cụng cộng bồi th­ờng cho ng­ời đ­ợc bảo hiểm về Trách nhiệm

 

đối với các bên thứ ba về sự tử vong, tổn thất hay th­ơng tật thân thể hay thiệt hại về tài sản xảy ra có liên quan đến việc điều hành hoạt động kinh doanh đ­ợc bảo hiểm trong khuôn khổ quy định của hợp đồng bảo hiểm)

.

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng hình thành dựa trên lập luận là hoạt động đặc thù của mỗi một cá nhân, tổ chức được tiến hành trên trên một địa bàn cụ thể và họ có trách nhiệm đối với những người đi vào địa phận của mình.

Ví dụ: chủ cửa hàng phải bồi thường cho thương tích của khách hàng khi bị hàng hóa trên giá rơi trúng người; cơ sở đào tạo phải bồi thường khi quạt trần rơi trúng đầu thí sinh dự thi,chủ khách sạn phải bồi thường thiệt hại trong sự cố thang máy, người trông coi bãi đỗ xe có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đèn xe vỡ , một cửa hàng có tấm biển treo, vì một lý do nào đó mà gây thương tích cho người đi đường và chủ cửa hàng bị buộc tội căn cứ vào các cơ sở: bất cẩn hay vi phạm pháp luật. Khi đó sẽ có phát sinh khiếu kiện trách nhiệm pháp lý từ người bị thương đối với chủ cửa hàng. Hoặc nếu quá trình sản xuất của một nhà máy gây ô nhiễm cho môi trường khu vực dân cư xung quanh thì trách nhiệm pháp lý của chủ nhà máy có thể bị phát sinh…Các loại trách nhiệm đó được gọi là trách nhiệm công cộng. Bảo hiểm trách nhiệm công cộng ra đời để đảm bảo cho những trách nhiệm phát sinh khi xảy ra những tai nạn này

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng thông thường bồi thường các khoản sau:

Các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường đối với

- Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau),

- Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng

bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm, được đòi lại người được bảo hiểm

Đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của người bảo hiểm liên quan đến các khiếu nại nào đòi người được bảo hiểm bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm

Loại trừ bảo hiểm

Các loại trừ thường xuất hiện trong đơn bảo hiểm trách nhiệm công cộng có thể được chia làm bốn nhóm.

Các rủi ro có thể bị loại

trừ:

·

 

Do kết quả của yếu tố chính trị

·

 

Vì các rủi ro này được bảo hiểm ở một đơn trách nhiệm chuyên môn hơn.

·

 

Vì các lý do khai thác

·

 

Vì bị coi là rủi ro cao

Các rủi ro bị loại trừ do kết quả của yếu tố ‘chính trị’

Các đơn bảo hiểm hầu hết đều loại trừ hậu quả chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch từ nước ngoài, hành vi thù địch, nội chiến, nổi loạn, nổi dậy, khởi nghĩa, lực lượng quân đội, sự chiếm đoạt bao gồm cả tịch thu hợp pháp, chiếm lại, sung công, quốc hữu hóa, phá hủy hoặc thiệt hại tài sản bởi hoặc theo lệnh của chính phủ hoặc chính quyền địa phương và các khiếu nại gây ra bởi hoặc đóng góp vào hoặc phát sinh từ bức xạ ion hóa hoặc phóng xạ từ năng lượng hạt nhân hoặc chất thải hạt nhân từ việc đốt cháy năng lượng hạt nhân hoặc vũ khí hạt nhân.

Các rủi ro được bảo hiểm bởi các đơn trách nhiệm cụ thể hơn

Đơn bảo hiểm thông thường loại trừ các khiếu nại bồi thường liên quan đến:

·

       

Việc sử dụng phương tiện đường bộ

·

       

Việc sử dụng phương tiện hàng không

·

       

Việc sử dụng phương tiện hàng hải

·

       

Công nhân làm việc

·

       

Tư vấn hoặc dịch vụ chuyên môn

Sử dụng phương tiện đường bộ-

 

Điểm này liên quan đến việc sử dụng phương tiện đường bộ được đăng ký hoặc được yêu cầu phải đăng ký để sử dụng trên đường bộ. Các khiếu nại này được bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm tài sản bên thứ ba và trách nhiệm bên thứ ba bắt buộc. Đơn này thông thường sẽ bảo hiểm các khiếu nại phát sinh từ việc sử dụng phương tiện cơ giới không được yêu cầu đăng ký hoặc không đăng ký.

Sử dụng phương tiện hàng không-

Các khiếu nại liên quan đến việc sử dụng phương tiện hàng không được bảo hiểm theo điều khoản trách nhiệm mở rộng trong các đơn bảo hiểm hàng không.

Các đơn trách nhiệm tiêu chuẩn thông thường cũng loại trừ các khiếu nại phát sinh từ việc sử dụng tài sản của người được bảo hiểm (hoặc tài sản bị chiếm dụng hoặc bị kiểm soát bởi người được bảo hiểm) ví dụ như khu vực hạ cánh của máy bay. Các khiếu nại này được bảo hiểm thích hợp hơn theo một sửa đổi bổ sung trong đơn bảo hiểm hàng không.

Sử dụng phương tiện hàng hải-

Các khiếu nại phát sinh từ việc người được bảo hiểm sở hữu hoặc sử dụng các phương tiện hàng hải hoặc tàu đệm không khí được bảo hiểm theo điều khoản trách nhiệm mở rộng của đơn bảo hiểm hàng hải.

Làm việc-

thương tật cá nhân đối với nhân viên của người được bảo hiểm phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình làm việc trong hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm

 

được bảo hiểm theo các đơn bảo hiểm tai nạn lao động.

Tư vấn hoặc dịch vụ chuyên môn-

Các khiếu nại phát sinh từ việc tư vấn hoặc dịch vụ chuyên môn kém hoặc không phù hợp được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, thông thường đơn bảo hiểm trách nhiệm công cộng cũng bảo hiểm cho những nhân viên y tế làm việc cho người được bảo hiểm để thực hiện công việc chăm sóc y tế tại khu vực của người được bảo hiểm.

Các rủi ro bị loại trừ vì những lý do khai thác

Hầu hết các điểm loại trừ này đều có thể được xóa bỏ theo yêu cầu cụ thể của người được bảo hiểm cùng với việc trả thêm một phần phụ phí. Các đơn thông thường có các điểm loại trừ liên quan đến:

·

       

Giới hạn lãnh thổ

·

       

Tài sản trong tầm kiểm soát vật chất hoặc pháp lý của người được bảo hiểm

·

       

Trách nhiệm hợp đồng

·

       

Ô nhiễm

Giới hạn lãnh thổ-

Có một điểm loại trừ các khiếu nại tại lãnh thổ Mỹ hoặc Canada hoặc bất kỳ lãnh thổ nào khác nhưng có phạm vi xét xử của tòa án Mỹ và Canada. Nếu như thị trường bảo hiểm Australia và New Zealand có mức phí bảo hiểm và tổn thất thấp hơn gần với thị trường Mỹ và Canada, thì bản thân một khiếu nại tại các thị trường này có khả năng đe dọa đến năng lực tài chính của một công ty bảo hiểm trong nước.

Tài sản trong tầm kiểm soát vật chất và pháp lý của người được bảo hiểm-

Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn thông thường bảo hiểm cho thiệt hại đối với khu nhà đất mà người được bảo hiểm thuê, có thể theo một số giới hạn. Một đơn bảo hiểm thông thường được sửa đổi bổ sung để bảo hiểm cho thiệt hại đối với hàng hóa trong tầm kiểm soát vật chất hoặc pháp lý của người được bảo hiểm. Tuy nhiên, sửa đổi bổ sung này thường sẽ có mức giới hạn bồi thường thấp hơn và/hoặc mức khấu trừ cao hơn như đối với các rủi ro khác được bảo hiểm trong đơn.

Trách nhiệm hợp đồng-

Các đơn bảo hiểm thông thường loại trừ trách nhiệm của người được bảo hiểm theo các hợp đồng hoặc thỏa thuận trừ những trách nhiệm do luật định- ví dụ như điều khoản chỉ áp dụng khi thỏa thuận mở rộng trách nhiệm của người được bảo hiểm ra vượt quá quy định của luật pháp. Ví dụ về trường hợp này khi người được bảo hiểm đồng ý bồi thường cho chủ hợp đồng về các khiếu nại phát sinh từ công việc do người được bảo hiểm thực hiện bao gồm cả lỗi sơ suất của chủ hợp đồng. Trách nhiệm của người được bảo hiểm trong việc bồi thường chủ hợp đồng đối với lỗi sơ suất của bản thân chủ hợp đồng thông thường không được bảo hiểm trong đơn.

Loại trừ trách nhiệm hợp đồng là một trong số những điểm khó áp dụng nhất trong thực tế. Trong trường hợp nêu trên, sẽ là bình thường nếu như một tổn thất gây ra bởi cả lỗi sơ suất của người được bảo hiểm và lỗi sơ suất của chủ hợp đồng. Trong bất kỳ khiếu nại liên quan đến các vấn đề về hợp đồng, chúng ta phải cần đến các tư vấn pháp lý chuyên môn. Tuy nhiên, các nhân viên giải quyết bồi thường cần phải làm quen với việc đơn bảo hiểm cho trách nhiệm hợp đồng.

Ô nhiễm-

Điều khoản loại trừ này áp dụng đối với thương tật cá nhân và thiệt hại tài sản phát sinh từ việc thoát chất ô nhiễm ra đất, vào không khí hoặc nguồn nước. Điều khoản loại trừ này không áp dụng nếu như việc thoát chất ô nhiễm là bất ngờ và ngẫu nhiên.

Các đơn thông thường loại trừ các chi phí phát sinh từ việc ngăn chặn, loại bỏ, phân hủy hoặc làm sạch các chất ô nhiễm này.

Các đơn bảo hiểm rộng hơn cho trách nhiệm ô nhiễm cũng đang được chào bán trên thị trường.

Các rủi ro bị loại trừ vì

 

bị coi là rủi ro cao

Các rủi

ro quá cao- Một số rủi ro bị loại trừ bởi vì chúng được coi là rủi ro quá cao và vì thế không thể được bảo hiểm.

Điều khoản quan trọng nhất trong nhóm này chính là điều khoản “lỗi tay nghề” loại trừ các khiếu nại đối với chi phí thực hiện, hoàn thành, sửa chữa hoặc cải tạo bất kỳ công việc của người được bảo hiểm.

Các đơn bảo hiểm trách nhiệm công cộng không được thiết kế nhằm đảm bảo chất lượng công việc của người được bảo hiểm- nếu như người được bảo hiểm tham gia sửa chữa động cơ của một chiếc xe cơ giới không thực hiện tốt công việc của mình, đơn bảo hiểm sẽ không bồi thường cho các chi phí khác cần để thực hiện việc sửa chữa lại động cơ. Tuy nhiên, đơn có thể bảo hiểm cho thương tật cá nhân hoặc thiệt hại vật chất gây ra do lỗi sơ suất của người được bảo hiểm.

Như đã đề cập trong phần giới thiệu về các loại điều kiện và loại trừ chung trong đơn bảo hiểm trách nhiệm công cộng, điều quan trọng là cần phải quen với các nội dung điều kiện bảo hiểm cụ thể mà công ty bạn sử dụng (cũng như các sửa đổi bổ sung hoặc các thay đổi khác). Bên cạnh đó, cũng có một số bản nội dung điều kiện bảo hiểm không tiêu chuẩn được sử dụng cho các khách hàng đặc biệt. Trong mọi trường hợp, bước đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là chắc chắn rằng nội dung điều kiện bảo hiểm được sử dụng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Các điều kiện của đơn bảo hiểm trách nhiệm công cộng mà nhân viên giải quyết bồi thường thường phải xem xét

·

       

Điều kiện về thay đổi rủi ro

·

       

Điều kiện về thông báo khiếu nại

·

       

Điều kiện về việc thừa nhận trách nhiệm

·

       

Điều kiện về chú ý và đề phòng hợp lý

Điều kiện về thay đổi rủi ro

Hầu hết các đơn bảo hiểm đều có một điều kiện chỉ ra rằng người được bảo hiểm phải thông báo cho công ty bảo hiểm trong thời gian sớm nhất sau khi người này biết về những thay đổi về hoàn cảnh hoặc thực tế so với thời điểm bắt đầu đơn bảo hiểm. Kiểm tra xem điều kiện thay đổi rủi ro đó có còn phù hợp với số phí đã đóng của người được bảo hiểm hay phải yêu cầu người được bảo hiểm đóng thêm phí nếu rủi ro thay đổi tăng lên hoặc hoàn lại phí cho người đuợc bảo hiểm nếu thấy rủi ro giảm đi.

Điều kiện về thông báo khiếu nại

Điều khoản bảo hiểm khác nhau tùy theo thực tế của từng công ty bảo hiểm. Một số công ty bảo hiểm yêu cầu thông báo ‘sớm nhất có thể’; một số công ty khác lại yêu cầu thông báo ‘ngay lập tức’, và một số khác lại yêu cầu trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ như trong vòng 7 ngày. (Bảo long quy định thời hạn thông báo khiếu nại đòi bồi thường là trong thời hạn 1 năm kể từ khi xảy ra sự cố bảo hiểm.)

Mục đích của điều kiện này chính là cho phép công ty bảo hiểm điều tra khiếu nại trong thời gian sớm nhất có thể.

Kết luận cuối cùng sẽ phụ thuộc vào các tình tiết của từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, sự thiên kiến có thể sẽ phát sinh khi công ty bảo hiểm phải đợi một khoảng thời gian và vì thế không điều tra cẩn thận về khiếu nại hoặc không thể thương lượng hiệu quả về cách giải quyết khiếu nại.

Điều kiện về thừa nhận trách nhiệm

Hầu hết các đơn bảo hiểm trách nhiệm công cộng đều có một điều kiện quy định người được bảo hiểm không được thừa nhận, cam kết hoặc thanh toán liên quan đến khiếu nại mà chưa có chấp thuận bằng văn bản của công ty bảo hiểm. Tránh trường hợp người được bảo hiểm liên kết với người bị hại trục lợi bảo hiểm hoặc phó mặc cho công ty bảo hiểm tất cả những rủi ro.

Đơn bảo hiểm thông thường chứa một điều kiện cho phép công ty bảo hiểm tham gia biện hộ và giải quyết khiếu nại thay mặt cho người được bảo hiểm.

Điều kiện về chú ý và đề phòng hợp lý

Đơn bảo hiểm không có ý định thay thế các nhân viên giỏi hoặc khả năng giám sát tốt. Người được bảo hiểm được coi là vẫn phải có nhiệm vụ chú ý như khi họ không mua bảo hiểm- đây chính là quy tắc cơ sở của lòng trung thực.

Tuy nhiên, việc có điều kiện này trong đơn bảo hiểm trách nhiệm, thường bị hiểu nhầm. Các khiếu nại thường phát sinh do các nhân viên không đủ khả năng hoặc do không thực hiện các biện pháp đề phòng hợp lý, ví dụ như hành động sơ suất. Người được bảo hiểm không được bồi thường theo đơn do họ đã không thực hiện nghĩa vụ chú ý hợp lý- trừ khi họ cố ý hoặc coi thường nguy hiểm.

Một điểm quan trọng cần chú ý là chính người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ thực hiện đề phòng hợp lý chứ không phải nhân viên của họ. ‘Đề phòng hợp lý’ có thể bao gồm cả việc chú ý đến khâu tuyển chọn và hướng dẫn nhân viên, kể cả nếu như hành động của nhân viên dẫn đến tổn thất không phải là hành động ‘hợp lý’.

Rõ ràng là công ty bảo hiểm rất khó có thể dựa hòa toàn vào điều kiện quy định người được bao hiểm phải thực hiện ‘đề phòng hợp lý’. Trong nỗ lực nhằm vượt qua những khó khăn này, các đơn bảo hiểm thông thường yêu cầu người được bảo hiểm phải đảm bảo rằng các nhân viên, người phục vụ và các đại lý phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ luật pháp, luật địa phương hoặc các quy định do các cơ quan chức năng liên quan đặt ra đối với an toàn của người và tài sản.

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm trách nhiệm công cộng nhìn chung rất khó xác định cụ thể và mức phí thay đổi một cách đáng kể tuỳ thuộc vào từng rủi ro. Do không có tài sản liên quan đến trách nhiệm khi ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng nên thông thường số tiền bảo hiểm (giới hạn bồi thường) được áp dụng chung cho mọi khiếu nại có cùng một sự cố. Phí bảo hiểm được xác định căn cứ vào số tiền bảo hiểm (mức trách nhiệm bồi thường)

Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí % x Mức trách nhiệm bồi thường

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào mức trách nhiệm được yêu cầu, nghề nghiệp của người được bảo hiểm, quy trình kinh doanh, khả năng xuất hiện bên thứ ba tại địa điểm xảy ra tai nạn, doanh thu của người được bảo hiểm, lịch sử của khiếu nại…Người bảo hiểm có thể xác định phí bảo hiểm dựa vào đơn đề nghị bảo hiểm và những hoạt động kiểm tra thực tế của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm

3. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm bồi thường cho phần trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm về những thiệt hại tài sản và thương tật thân thể của một bên thứ ba gây ra do hàng hoá, sản phẩm được bán, cung cấp, phục vụ bởi người được bảo hiểm trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

Không chỉ nhà sản xuất sản phẩm mới cần bảo hiểm trách nhiệm  sản phẩm. Nhà phân phối và những người bán lẻ trong kênh phân phối cũng có trách nhiệm đối với hàng hoá cung cấp cho khách hàng.

Khi một người nào đó bị tổn hại vì việc sử dụng hàng hóa do người khác cung cấp thì về mặt pháp lý, người đó có thể khiếu nại người cung cấp hàng hóa dựa vào các trách nhiệm đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán hoặc kiện trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng theo luật bảo vệ người tiêu dùng.

Ở Anh, luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1987 đã áp dụng những hình thức quy trách nhiệm nghiêm ngặt đối với sản phẩm bị khuyết tật. Luật bảo vệ người tiêu dùng Mỹ quy định theo từng bang khác nhau và phán quyết của toà án ở Mỹ thường rất cao. Các nhà cung cấp dễ bị khởi kiện và thường phải tốn hàng triệu đô la

Ở Việt Nam, năm 1999, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999). Ngày 02/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2001/ND-CP quy định chi tiết pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, theo đó, Bộ khoa học công nghệ và môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ năm 2004, tại nghị định 29/2004/NĐ-CP, chính phủ đã giao cho Bộ Thương mại thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam còn được đề cập tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:

+ Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa (2007)

+ Luật cạnh tranh (2004)

+ Luật thương mại (2005)

+ Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm (2003)

+ Pháp lệnh quảng cáo (2001)

+ Bộ luật dân sự (2005). Trong điều 630 Bộ luật Dân sự CHXHCN Việt Nam 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Người sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mà mình cung cấp ngay cả khi sản phẩm đó được cho, tặng trong chiến dịch khuyến mại của họ. Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng về cơ bản được xác định căn cứ vào lỗi, sai sót của họ trong thiết kế, trong chế tạo hoặc trong chú ý hay chỉ dẫn sử dụng và những khiếm khuyết này là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nhiều lý do, các khiếu nại có thể phát sinh ngay cả khi có những bằng chứng về sự đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

Hiếm một ai có thể đảm bảo một cách hoàn toàn rằng sản phẩm của họ là an toàn và không bị người tiêu dùng kiện. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm ra đời cung cấp sự đảm bảo cho người sản xuất, người cung ứng khi sản phẩm của họ khuyết tật hoặc bị quy cho là như vậy và gây hại cho người tiêu dùng. Như vậy, người được bảo hiểm trong loại bảo hiểm này sẽ là những nhà sản xuất (chế tạo, khai thác chiết xuất vật liệu, chế biến vật liệu chưa thành phẩm…), những người bán lẻ, bán buôn hoặc những nhà xuất nhập khẩu.

Trong thực tế những khiếu nại này có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩm như thực phẩm, đồ hộp, các loại thuốc chữa bệnh, các sản phẩm về điện và một số các sản phẩm khác như than công nghiệp, mũ bảo hiểm xe máy, lốp ô tô... Nhiều trường hợp, tác hại của sản phẩm

 

biểu hiện ngay tức thì trong hoặc sau khi sử dụng. Tuy vậy, cũng không loại trừ những trường hợp mà tác hại của việc sử dụng một sản phẩm nào đó chỉ xuất hiện sau nhiều năm sử dụng chẳng hạn như một số dược phẩm. Vì thế, thời hạn hiệu lực hợp đồng bảo hiểm thường được xác định trên cơ sở các khiếu nại phát sinh nhằm ổn định trách nhiệm của người bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm thông thường bồi thường các khoản sau:

Các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường đối với

- Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau),

- Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản phát sinh từ hoạt động bán hoặc cung cấp phục vụ hàng hoá trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng

bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm, được đòi lại người được bảo hiểm

Loại trừ bảo hiểm

Có bảy loại trừ thường được sử dụng phổ biến trong đơn bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm bao gồm:

1.

     

Thiết kế sai hoặc lỗi công thức hoặc đặc tính kỹ thuật

2.

     

Lỗi được phát hiện hoặc bị nghi ngờ

3.

     

Thiệt hại đối với sản phẩm được bảo hiểm

4.

     

Xuất khẩu sang Mỹ/Canada

5.

     

Sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm hoặc hoàn trả tiền mua hàng

6.

     

Thu hồi sản phẩm

7.

     

Từ chối quyền thu hồi

* Thiết kế, công thức hoặc đặc tính kỹ thuật

Một quy tắc đơn giản đối với việc áp dụng điều khoản loại trừ thiết kế và công thức đó là lỗi trong thiết kế hoặc công thức không được bảo hiểm theo đơn nhưng lỗi trong quá trình sản xuất và trình bày lại được bảo hiểm.

* Lỗi được phát hiện hoặc bị nghi ngờ

Đơn bảo hiểm không bồi thường cho các khiếu nại phát sinh từ lỗi sản phẩm mà người được bảo hiểm (hoặc nhân viên hoặc đại lý của người được bảo hiểm) đã biết (hoặc nghi ngờ) khi chuyển cho một người khác trông giữ. Ta có thể thấy rõ ràng là không hợp lý khi trông chờ công ty bảo hiểm bảo vệ cho người được bảo hiểm khi người này đã rao bán sản phẩm đã bị phát hiện hoặc bị nghi ngờ là không đủ tiêu chuẩn.

Điều khoản loại trừ này cũng áp dụng đối với lỗi được phát hiện hoặc bị nghi ngờ vào thời điểm mà sản phẩm này được chuyển từ sự trông giữ của một người bất kỳ trong tầm kiểm soát của người được bảo hiểm. Điều này miễn trách nhiệm của công ty bảo hiểm nếu người được bảo hiểm tiếp tục chào bán sản phẩm thông qua kênh bán buôn, bán lẻ hoặc các kênh khác. Người được bảo hiểm có trách nhiệm phải thu hồi hết các sản phẩm đã bị phát hiện hoặc bị ngờ là có lỗi hoặc không đủ chất lượng.

* Thiệt hại đối với sản phẩm của người được bảo hiểm

Đơn không bảo hiểm cho thiệt hại vật chất đối với sản phẩm của người được bảo hiểm nếu như thiệt hại này gây ra bởi lỗi sản phẩm. Thiệt hại đối với sản phẩm của người được bảo hiểm có thể được bảo hiểm theo phần bảo hiểm trách nhiệm công cộng nếu như thiệt hại này gây ra bởi việc lắp đặt hoặc bảo hành không đúng quy trình của người được bảo hiểm.

* Sửa chữa, thay thế hoặc hoàn trả tiền mua hàng

Có một điều khoản loại trừ khiếu nại đối với:

·

       

Chi phí sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ sản phẩm gây ra thương tật cá nhân hoặc thiệt hại vật chất

·

       

Hoàn trả tiền mua hàng

Điều khoản loại trừ này làm rõ về thương tật hoặc thiệt hại vật chất gây ra bởi việc sửa chữa thay thế sản phẩm chứ không phải chi phí của bản thân sản phẩm.

* Thu hồi sản phẩm

Các khiếu nại đối với chi phí thu hồi sản phẩm của người được bảo hiểm không được bảo hiểm theo đơn, nhưng có thể được bảo hiểm bằng sửa đổi bổ sung theo đơn trách nhiệm sản phẩm nếu người đựơc bảo hiểm đóng thêm phụ phí.

* Từ chối quyền thu hồi

Đơn loại trừ trách nhiệm nếu như người được bảo hiểm cam kết theo hợp đồng về quyền thu hồi từ một bên khác.

 

Một ví dụ đơn giản về trường hợp một nhà sản xuất có hợp đồng với một nhà sản xuất nhỏ và như vậy hợp đồng này khiến cho nhà sản xuất nhỏ thoát khỏi trách nhiệm đối với lỗi của thiết bị. Một hợp đồng như thế này tước đi thế quyền của công ty bảo hiểm.

Do người được bảo hiểm có thể có hợp đồng trách nhiệm hoặc ngoài quyền thu hồi, người bảo hiểm cần kiểm tra kỹ càng các điều kiện bán hàng mà người được bảo hiểm chào bán sản phẩm theo đó, hoặc nhận được nguyên liệu thô từ một nhà cung cấp hoặc thiết bị từ một nhà sản xuất phụ trước khi người bảo hiểm có thể xác định trách nhiệm của mình theo đơn trách nhiệm sản phẩm.

Hai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm công cộng và bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là hai nghiệp vụ khác nhau nhưng thường được các công ty bảo hiểm đưa vào trong cùng một hợp đồng bảo hiểm theo hai điều kiện A và B.

Các điều kiện của đơn bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm mà nhân viên giải quyết bồi thường thường phải xem xét

Các điều kiện đơn bảo hiểm tiêu chuẩn được áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là những điều kiện liên quan đến các điều kiện trong đơn bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Tuy vậy, phần trách nhiệm sản phẩm của một đơn thông thường cũng yêu cầu người được bảo hiểm phải:

·

     

Thực hiện tất cả các đề phòng hợp lý để hạn chế việc sản xuất, mua bán hoặc cung cấp các sản phẩm kém chất lượng

·

     

Tự bỏ chi phí để phát hiện, thu hồi và sửa chữa bất kỳ sản phẩm mà người được bảo hiểm biết.

Công ty bảo hiểm chỉ có thể dựa vào việc người được bảo hiểm vi phạm điều kiện này nếu như hành động không đề phòng hợp lý của người này có thể được coi là gây ra hoặc đóng góp vào việc gây ra tổn thất.

4. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Trách nhiệm nghề nghiệp là trách nhiệm của người được bảo hiểm hay những lao động của họ trong tiến trình cung cấp dịch vụ bao gồm cung cấp thông tin và

 

tư vấn có liên quan đến

 

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bồi thường cho người được bảo hiểm khi họ vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp của họ.

Những nghề nghiệp như là: tư vấn pháp luật, kiểm toán, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, cung cấp dịch vụ y tế, thiết kế xây dựng...,với yêu cầu chuyên môn cao và kỹ năng phức tạp nên vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra sai sót, gây tổn hại lớn cho người sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp này, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp là xuất phát từ mục đích bảo đảm nguồn tài chính để người cung cấp dịch vụ thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với khách hàng nếu chẳng may rủi ro phát sinh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro