trach nhiem HS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 12.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT

12.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 12.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội dung của nó là hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự.

Từ khái niệm trên có thể rút ra trách nhiệm hình sự có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm. Xuất phát từ nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Nguyên tắc này bảo đảm sự công bằng và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

Thứ hai: Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.

Thứ ba: Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.

Thứ tư: Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với nhà nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.

Thứ năm: Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu

lực pháp luật của toà án.

12.1.2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS (Khoản 1, Điều 23 BLHS).

Theo quy định tại khoản 2, Điều 23 BLHS, thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính như sau: Nếu tính từ thời điểm tội phạm được thực hiện hoặc từ thời điểm người phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù hoặc thời điểm người phạm tội ra tự thú hoặc bị bắt giữ nếu cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã. Nếu qua những thời hạn sau sẽ không bị truy cứu THHS.

-  5 năm đối với các tội ít nghiêm trọng.

-  10 năm đối với các tội nghiêm trọng.

-  15 năm đối với các tội rất nghiêm trọng.

-  20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội quy định tại chương XI - các tội xâm phạm ANQG và các tội được quy định tại chương XXIV - các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Điều 24 BLHS).

12.1.3.  Miễn trách nhiệm hình sự

 

Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người

đó đã thực hiện.

Theo QĐ tại Điều 25 BLHS người phạm tội được miễn TNHS trong các trường hợp sau: 1/ Nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà

hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (là người không có khả năng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội).

2/ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.

3/ Khi có quyết định đại xá. Việc đại xá do Quốc Hội quyết định đối với những tội phạm


52


nhất định. Văn bản đại xá chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản và đã xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá. Đối với những tội phạm được đại xá xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án.

Về thẩm quyền miễn TNHS do Viện kiểm sát hoặc Toà án áp dụng.

Hậu quả pháp lý của miễn TNHS là người phạm tội không bị coi là đã can án.

12.2. HÌNH PHẠT

12.2.1.  Khái niệm hình phạt

 

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc

hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội được quy định trong BLHS và do toà án áp dụng đối với người phạm tội (Điều 26 BLHS).

Từ khái niệm trên cho thấy, hình phạt có những đặc điểm sau:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bởi vì hình phạt tước bỏ người bị kết án những quyền và lợi ích thiết thân của họ. Đó là quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền tự do về thân thể, thậm chí cả quyền sống của người phạm tội.

Mặt khác, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án một hậu quả pháp lý - đó là án tích trong một thời gian nhất định.

Hình phạt được quy định trong BLHS ở phần chung và các phần các tội phạm cụ thể. Hình phạt chỉ do Toà án nhân danh Nhà nước áp dụng trên cơ sở của bản án.

Tuy nhiên, đối với bị cáo bị kết án tử hình thì trong vòng 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nếu được chấp thuận (tức là Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm thì người bị kết án tử hình được chuyển xuống tù chung thân), thì quyết định ân giảm của Chủ tịch nước như một bản án thậm chí có giá trị pháp lý cao nhất. Như vậy, trường hợp này có thể hiểu ngoài Toà án thì Chủ tịch nước có quyền ra bản án đối với người phạm tội- Tạp chí TAND số 11/2003 trang 22.

Nếu như vậy thì khái niệm hình phạt tại Điều 26 BLHS phải có sự sửa đổi cho phù hợp. Hình phạt chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.

Nếu so sánh TNHS và hình phạt thì giữa chúng đều là trách nhiệm pháp lý- là một trong các biện pháp cưỡng chế hình sự áp dụng đối với người phạm tội. TNHS có thể được áp dụng từ giai đoạn khởi tố, truy tố bởi các cơ quan có thẩm quyền là cơ quan điều tra, cơ quan Viện kiểm sát, cơ quan Toà án, nội dung rộng hơn bao gồm cả các hình phạt, các biện pháp tư pháp, án treo... Hình phạt chỉ do Toà án áp dụng ở giai đoạn xét xử.

12.2.2. Mục đích của hình phạt

Theo quy định tại Điều 27 BLHS thì việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội nhằm hướng tới 2 đối tượng đạt các mục đích khác nhau.

Mục đích phòng ngừa riêng hướng tới đối tượng là người phạm tội.

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, đồng thời ngăn ngừa khả năng họ phạm tội mới.

Điều kiện tiên quyết để đạt được mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt, đòi hỏi các cơ quan chức năng quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện..

Mục đích phòng ngừa chung hướng tới đối tượng khác không phải là người phạm tội. Thông qua việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội nhằm giáo dục người khác ý

thức tôn trọng pháp luật. Đồng thời giáo dục người khác có ý thức tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Để đạt được hiệu quả của mục đích phòng ngừa chung, các cơ quan chức năng cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp: kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hoá....Trong đó đặc biệt chú trọng biện pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật.


53


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro