Trân Châu Cảng - Walter Lord P1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TRÂN CHÂU CẢNG

Sự kiện đó đến vào Chủ Nhật, ngày 7 tháng Chạp năm 1941. Một bộ phận của nước Mỹ biết tin này trong lúc đang nghe máy thu thanh buổi tường thuật trận bóng đá giữa 2 đội "Dodgers" và "Giants" đang diễn ra ở New York. Thủ môn Ward Cuff vừa chặn được một quả phạt trực tiếp, lúc đó là 14h26 (giờ địa phương), đài phát thanh W.O.R bỗng cho ngừng chương trình lại để đọc bản thông báo đầu tiên: Nhật Bản vừa mở cuộc tấn công và Trân Châu Cảng.Bộ phận kia của nước Mỹ biết tin này nửa giờ sau đó, khi các thính giả đang chuẩn bị nghe một buổi hòa nhạc được thu thanh của dàn nhạc giao hưởng thành phố New York tổ chức ở khán phòng Carnegie Hall. Các nhạc công, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Arthur Rodzinski, đang chuẩn bị trình diễn bản giao hưởng số 1 của Chostakovitch, thfi đài CBS cho đọc lại bản tin thông báo về trận tập kích bất ngờ của Hải quân Nhật vào Trân Châu Cảng.Trong phòng hòa nhạc, các thính giả còn được biết tin đó trễ hơn nữa, khi mà người dẫn chương trình Warren Sweeney báo cho họ biết sự kiện trên vào cuối chương trình. Người MC này mời toàn thể khán phòng cùng hòa giọng với ban nhạc bản quốc ca của nước Mỹ, bài "Lá cờ sao" . Vào lúc đầu chương trình, bản nhạc đó đã được tấu lên, nhưng một số thính giả chỉ lẩm nhẩm hát theo. Lần này, toàn thể khán phòng đều đứng lên và hát vang lồng ngực bài ca thiêng liêng đó.Rất nhiều người khác nữa biết tin này từ nhiều nguồn tin khác nhau, nhưng có lẽ không một ai có thể quên cái ngày hôm đó. Hầu hết những người Mỹ sống vào thời kỳ đó đều nhớ lại cách thức mà họ nghe được tin đó. Họ đều khắc ghi một cách trân trọng vào tâm khảm giây phút đó, nhớ mãi kỷ niệm về ngày hôm đó, bởi vì họ hiểu rõ, theo bản năng là từ giờ phút này cuộc sống của họ sẽ bị xáo trộn biết bao bởi tất cả những gì đã xảy ra ở Hawai.

CHƯƠNG I

Trước 3h30

Monica Conter, nữ ý tá quân đội và thiếu úy Barney Benning của đơn vị pháo binh miền Duyên hải cùng rời khỏi câu lạc bộ sĩ quan Trân Châu Cảng. Họ cùng sánh bước dọc theo con phố có những hàng cây gỗ cẩm lai trồng hai bên, và cùng dừng lại gần bến tàu của câu lạc bộ để ngắm đoàn thuyền máy đi đi về về trên mặt biển, chúng có nhiệm vụ đưa các lính thủy về chiến hạm của họ neo đậu trong vịnh, sau khi những người này vui chơi ở các câu lạc bộ trên cảng.Hai người đã đính hôn với nhau - khung cảnh trước mặt họ thật tuyệt vời. Bóng đèn che dấu đi trước mắt họ những nhà máy, những chiếc cần cẩu và tất cả những công cụ ký nghệ của cái căn cứ hải quân lớn của đảo Hawai này. Chỉ còn lại vẻ đẹp của biển cả, ánh trăng dịu dàng...Và tiếng Hạ uy cầm du dương vẳng ra từ câu lạc bộ, những ánh đèn nhấp nháy như sao sa trên những con tàu neo đậu ngoài vịnh.Có lẽ chưa bao giờ lại có nhiều ánh sáng như thế. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 4 tháng 7, tất cả các chiến hạm lại về tụ tập tại cảng. Bình thường ra, chúng thay phiên nhau vào neo đậu ở đây. Thường bao giờ cũng có 6 tàu trên biển với hạm đội các thiết giáp hạm của đô đốc Pye, hay 3 chiếc cùng hạm đội các tàu sân bay của đô đốc Haslsey.Ngày hôm nay, đến lượt đoàn tàu của Pye có mặt tại cảng, nhưng Halsey lại vừa nhận lệnh đi thi hành một nhiệm vụ đặc biệt khiến cũng phải để các chiến hạm của mình ở lại cảng. Washington vừa gửi tới 1 bức thông điệp mật về "nguy cơ chiến tranh", qua đó, bộ tư lệnh cảnh báo Nhật Bản có thể sắp mở cuộc tấn công vào "Philippin, Thái Lan, Malaysia và có thể cả Bruney". Do đó, tàu sân bay Enterprise phải mang tới đảo Wake một phi đội máy bay khu trục của binh chủng "Lính thủy đánh bộ" (1) với mục đích tăng cường sự phòng vệ.(1): Các binh đoàn lính thủy đánh bộ có máy bay riêng của mình. Còn các binh chủng không quân cũng có máy bay của họ, nhưng khi đó lại gắn liền với bộ binh. Những chiếc thiết giáp hạm chậm chạp đã khiến cho tốc độ của các tàu sân bay giảm từ 30 xuống 17 hải lý / giờ và chúng được coi như dễ bị tấn công, khó được che chở bởi các tàu sân bay. Chiếc tàu sân bay duy nhất của căn cứ, chiếc Lexington, thì đang có nhiệm vụ đưa các máy bay tới đảo Midway. Vì vậy, hầu hết các thiết giáp hạm của hạm đội Thái Bình Dương đều ở lại Trân Châu Cảng, mà theo mọi người nghĩ, nó sẽ được an toàn.Hạm đội thì đang ở trong cảng, vì vậy cái câu lạc bộ sĩ quan, nới mà Monica Conter và Thiếu úy Barney Banning có mặt đang rất đông đảo. Có ai đó còn đề nghị điện thoại cho trung úy Bill Sylvester, một người bạn chung của cả hội, tối đó ông này đang dùng bữa tại Honolulu, cách câu lạc bộ khoảng 12 cây số. Monica đi thực hiện cuộc gọi đó, cô còn trách đùa trung úy là thích đi lẻ, bở rơi bạn bè. Đúng ra đây cũng chỉ là một cuộc điện đàm bìnhthườngg giữa đám bạn bè trẻ tuổi. Nhưng với Bill Sylvester thì đây lại là buổi tối cuối cũng của anh.Trong phòng khiêu vũ, một số khách đang trả tiền theo cách, ai trả phần người nấy. Ở 1 số bàn khác, các sĩ quan lại trả tiền cho đám bạn mời. Trong trang đăng hiếu hỷ của một số báo "Honolulu Advertiser" ra sáng chủ nhật hôm sau đó, ngưòi ta có thể đọc dòng sau đây: ông đại tá hải quân cùng phu nhân Montgomery E. Higguis đã mở tiệc chiêu đãi ở câu lạc bộ sỹ quan của Trân Châu Cảng...Ông Thiếu tá Hải quân Harold Pullen cùng phu nhân chiêu đãi bữa tối ở câu lạc bộ sỹ quan...Bầu không khí của câu lạc bộ rất vui vẻ, tuy nhiên vẫn rất đúng mực. Quầy rượu nghỉ bán vào lúc nửa đêm. Ban nhạc còn nán lại thêm ít lâu. Bản nhạc "Douce Leilani" rất ăn khách từ 4 năm về trước, vẫn dìu dặt vang lên. Câu lạc bộ này vẫn giữ lối trang trí cổ điển với những quầy bar mạ kềm loáng bóng, bàn ghế bằng gỗ bọc simili giả da...như bao câu lạc bộ sĩ quan khác ở Mỹ. Gía cả ở đây rất phải chăng; với 1 đô la, bạn có thể ăn tối ở đây., với khung cảnh dễ chịu. Vào ngày 6 tháng Chạp năm 1941 ấy, có vẻ như mọi người trong Hải quân Hoa Kỳ đều quen biết nhau. Vào một nơi ở cách đó 30 cây số về phía Tây Bắc, viên Thiếu tướng Durward S. Wilson, chỉ huy sư đoàn 24 bộ binh cũng đang trải qua một buổi tối cùng bạn bè ở câu lạc bộ sĩ quan của căn cứ Shofield. Ở đó, buổi tối khiêu vũ hàng tuần tổ chức vào tối thứ 7 tỏ ra nhộn nhịp hơn thường lệ, rất nhiều người ở 2 sư đoàn 24 và 25 bộ binh vừa mới trải qua 1 tuần lễ tập luyện dã ngoại vất vả, và người ta đang vỗ tay hoan hô "Buổi trình diễn Ann Etzler", một dạ hội từ thiện tổ chức hàng năm bởi "một trong những người đàn bà tài ba nhất của nơi đồn trú" như cách nói nịnh đầm của tướng Wilson. Buổi trình diễn, có thể hơi khao trương, bao gồm những bài hát và những điệu vũ do đám nghệ sĩ nghiệp dư biểu diễn. Nhưng dù sao nó cũng mang mục đích từ thiện, ở đó các nhà trwucs trách địa phương, bao gồm cả vị Đại tướng Walter C.Short, chỉ huy trưởng quân khu Hawai, toàn tâm toàn ý động viên khuyến khích.Đúng ra thì Đại tướng Short đã đến trễ. Ông bị một cú điện thoại bất ngờ gọi đến đúng vào lúc ông định rời tư dinh ở Fort Shafter, nơi đóng tổng hành dinh của các lực lượng mặt đất ở ngoại vi Honolulu, để tới câu lạc bộ. Cùng có mặt ở đó với ông lúc bấy giờ là Trung tá Kendall Fielder, là sĩ quan quân báo của ông. Ở đầu dây đằng kia lúc đó là Trung tá George Bicknell, trưởng ban phản gián của Short. Ông đề nghị 2 người nán lại một lát vì ông ta có một câu chuyện thú vị muốn báo cáo. Ông Đại tướng đồng ý nhưng ông đề nghị Trung tá phản gián nên đến ngay.Bicknell tới nơi lúc 18h30. Và trong lúc hai phu nhân, bà Short và bà Fielder nôn nóng chờ đợi trong xe hơi thì 3 người đàn ông ngồi trao đổi ngay trên bậc thềm của tư dinh đại tướng. Trung tá Bicknell đưa trình thử trưởng của mình bản ghi lại một cuộc nói chuyện điện thoại mà FBI thu được hôm trước.Cuộc gọi đó xuất phát từ Tokyo, do một phóng viên của tờ nhật báo Nhật Bản "Yomiuro Shinbun", gửi tới bác sĩ Motakazu Mori, một nha sĩ người Nhật cư dân Honolulu đã kết hôn với phóng viên thường trú của báo đó.Tokyo đặt ra tất cả những câu hỏi về số máy bay, số đèn chiếu và số lính thủy hiện nay có mặt ở đó và còn hỏi về các loài hoa: "Hiện ở đây, vào thời điểm này có ít hoa hơn bất kì lúc nào trong năm. Tuy nhiên cây dâm bụt và cây đậu hương đang nở hoa"Ba sĩ quan tỏ ra lúng túng: "Tại sao phải bỏ ra số tiền cước điện thoại xuyên đại dương chỉ để nói về hoa?. Tuy nhiên, nếu là thứ ngôn ngữ đã mã hóa, thì tại sao lại nói công khai về số máy bay, số đèn chiếu?. Và lẽ nào một tên gián điệp lại đi trao đổi bằng điện thoại? Bên ngoài tất cả những cái đó, thực chất của cuộc điện đàm nói lại điều gì?. Liệu có sự trùng hợp nào giữa cuộc điện đám đáng ngờ đó với bức điện mới nhận được từ Washington trong đó có câu "hành động thù đich có thể xảy ra bất cứ lúc nào"? Mười lăm phút, nửa giờ rồi 1 giờ trôi qua mà họ chưa đi đến một lời giải thích nào thỏa đáng. Sau cùng, đại tướng Short tế nhị đưa ra nhạn xét là Trung tá Bicknell bị ám ảnh bởi "hội chứng gián điệp". Dù sao thì cũng chẳng thể làm gì tối nay và tót hơn hết là tạm gác vấn đề, về suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ trở lại để xem xét.Phải tới gần 19h30 thì ông Đại tướng và Trung tá Fielder mới ra xe để gặp lại các quý phu nhân mà lúc này đang ở trong trạng thái vô cùng tức giận. Họ sẽ còn phải vượt qua 25 cây số nữa để tới câu lạc bộ sĩ quan ở Shofield. Lúc hai vị sĩ quan cao cấp này bước vào phòng khiêu vũ, họ đã khó khăn lắm mới nhận ra những nét trang haòng lộng lấy của buổi dạ hôi từ thiện. Jọ còn đang quá bận tâm về cuộc điện đàm của nha sĩ Mori.Đại tướng Short uống 2 ly cốctai - Thường ông không bao giờ uống sau bữa tối, và sau đó ông đã trải qua 2 tiếng đồng hồ mệt nhọc tiếp theo có lẽ cũng do cái vụ Mori này. Cũng có thể là những yếu kém trong công tác luyện tập cùng sự nghèo nàn trang thiết bị trong khu vực mà ông chịu trách nhiệm - những lổ hổng này quá lớn.. Mà cũng có thể do những nguy cơ phá hoại. Với Đại tướng Short, lời cảnh báo của Washington được thể hiện bởi một nguy cơ chủ yếu: đó là sự nổi dậy của 157.905 cư dân gốc Nhật Bản sinh sống ở Hawai, có thể đến cùng lúc với những động thái của Tpkyo ở khu vực Viễn Đông. Ông đã lập tức cho các thuộc cấp của mình cảnh giác với những nguy cơ phá hoại, thí dụ ông đã cho bố trí các máy bay thẳng hàng trên những đường dẫn tới phi đạo, nơi đó chũng sẽ dễ dàng được canh giữ cẩn thận. Sau đó ông đã báo cáo về việc này về vụ chiến tranh ở Washington, người ta cảm thấy hài lòng. Nhưng nỗi sợ hãi về một đạo quân thứ 5 của Nhật Bản vẫn luôn tiếp tục ám ảnh mọi người. Phải chăng phe Trục vẫn áp dụng phương cách đó để tấn công.?Vào lúc 21h30, ông Đại tướng đã không thể ở lại lâu hơn. Đại tướng Short và Trung tá Fielder cùng với 2 quay phu nhân rời khỏi câu lạc bộ và họ cũng đáp xe trở về Fort Shafter. Lúc họ vừa ra khỏi thành phố, Trân Châu Cảng trải rộng ra dưới chân họ ở phía xa xa. Trên hạm đội Thái Bình Dương, đèn thắp sáng như sao sa, đôi lúc một chùm tia sáng từ một chiếc đèn chiếu lại rọi chiếu lên bầu trời như muốn tìm tòi một vật gì. Đây là một trong những giây phút mà người ta quên đi những lo lắng của ban ngày, để hòa nhập vào trong vẻ đẹp của đêm. "Cảnh tượng mới ngoạn mục làm sao!", Đại tướng Short thở dài nói. Đoạn ông nói tiếp, vẻ suy nghĩ: "và cái mục tiêu cũng ngon lành quá!" Người đồng cấp của Đại tướng Short trong hải quân là đô đốc Husband E .Kimmel, chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương, đang trải qua một buổi tối kém sôi động hơn ở Honolulu. Ông dùng bữa tối một cách lặng lẽ ở khách sạn Halekulani, một nơi gặp gỡ thú vị ở Waikiki, nơi này ấm áp nhưng hơi cầu kì. Một số sĩ quan cao cấp của binh chủng Hải quân sống ở đây với vợ con họ và buổi tối hôm đó, đô đốc Fairfax Leary và phu nhân mở tiệc khoản đãi ông chỉ huy trưởng của Hạm đội. Bữa cơm tối đó không mấy ồn ào. Nó hơi lặng lẽ, đo đó 2 quý phu nhân mới lui vào một căn phòng ở lầu trên để cùng nhấm nháp những đồ uống đậm đà hơn.Nhưng ta cần nói ngay là đô đốc Kimmel không có chút gì của giới thượng lưu. Ông là một con người cứng rắn, thông minh và rất mực thẳng thắn, một người làm việc không mệt mỏi. Thư giản đối với ông chỉ là cùng đi bộ nhanh nhẹn cùng vài thuộc cấp, ông không thích giải trí bằng các cuộc chè chén. Qúa nhiều tiện nghi có thể làm ông khó chịu. Ông còn đi đến nhận định là những bộ quân phục bằng kaki mới du nhập ít lâu nay vào Hải quân Hoa Kì đã làm mất vẻ trang nghiêm và tính cách quân nhân của những kẻ mang nó trên người.Đô đốc Kimmel không phải là một con người mà ta dễ dàng hiểu biết, và cái cương vị mà ông đang giữ đã không làm cho mọi việc trở nên dễ dàng. Ông đã được đề bạt vượt qua mặt của 32 đô đốc. Nếu như mối quan hệ của ông với các thuộc cấp, mà trước đây đã từng là những cấp trên của ông, đã luôn luôn đúng mực, thì dĩ nhiên là chúng thiếu đi tính tự nhiên và trên hết cả, với cương vị là tổng chỉ huy, ông luôn bị đè nặng dưới sức ép của biết bao nhiêu trách nhiệm nặng nề: phải cung cấp cho hạm đội những trang thiết bị mới, phải huấn luyện tân binh, phải tiên liệu những trận tác chiến chống Nhật Bản một khi có chiến tranh.Ngày hôm đó, Đô đốc đã phải dành ra lúc đầu buổi chiều để cùng bộ Tham mưu của ông nghiên cứu tình hình. Người Nhật hiện đang thay đổi mật mã truyền thống, hạm đội của họ cũng đã thay đổi tín hiệu gọi 2 lần trong một tháng, các tàu sân bay Nhật cũng đã biến mất. Tuy nhiên phải coi là chuyện bình thường đối với những động thái trên của người Nhật, bởi vì đó là những điều thận trọng của một giai đoạn quá căng thẳng. Và ta chưa có thể tiên nghiệm gán cho các tàu sân bay của họ biến mất, một ý nghĩa nào đặc biệt. Cơ quan tình báo Mỹ chả từng mất dấu vết của chúng những mười hai lần trong vòng 6 tháng là gì?. Mọi sự cố quan trọng lúc này chỉ có thể xảy ra trong vùng Đông Nam châu Á. Các nhà chuyên môn ở Washington và Hawai, rồi giới báo chí Thế giới đều nhất trí như vậy. Không một ai chờ đợi điều gì sẽ xảy ra nơi đây, trên quần đảo Hawai này. Nhằm mục đích đỡ gánh nặng cho Kimmel, nhưng đô đốc Claud C. Block mới thực tế là người chịu trách nhiệm. Dù sao chăng nữa, việc phòng thủ quần đảo Hawai, có thể mang tính chất kinh viện hơn là thực tế. Chỉ một tuần lễ trước đây thôi, viên đại tá hải quân Charles Mac Moris, trưởng phòng tác chiến, khi được Đô đốc Kimmel hỏi là liệu có khả năng xảy ra một cuộc tập kích bất ngờ vào Honolulu không, đã trả lời một cách chắc nịch: "Sẽ hoàn toàn loại trừ khả năng đó" Cuộc họp ban tham mưu đã kết thúc lúc 3 giờ chiều. Đến 7h 45 thì đô đốc đến dự bữa cơm tối ở nhà đô đốc Leary, sau đó ông trở về nhà lúc 21h30 để sau đó đi ngủ lúc 22h. Tuần lễ vừa qua quá kéo dài và mệt nhọc mà sáng hôm sau đô đốc phải thức giấc để cùng đi chơi gôn với Đại tướng Short.Đa số các sĩ quan đều lên giường muộn hơn, vì những buổi tối trước đó của họ không mấy hấp dẫn. Phó Đô đốc Robert A. Theobald, chỉ huy đội tàu diệt ngư lôi số 1 đã khiêu vũ tới nửa đêm ở câu lạc bộ Thái Bình Dương. Viên thiếu tá hải quân S.S Isquith, sĩ quan chế tạo máy ở con tàu mục tiêu Utal chơi bài ở câu lạc bộ bài Brit. Và viên Trung úy Hải quân trẻ tuổi Victor Delano, vừa tốt nghiệp ở Học viện hải quân Annapolis ra, vừa trải qua một tối đã hẹn trước tại nhà phó đề đốc Walter Anderson, chỉ huy hạm đội thiết giáp thứ 4.Các hạ sĩ quan và các thủy thủ khác phân tán đi tứ tung. Họ có đến vài ngàn người kéo tới Honolulu, từ các doanh trại và các căn cứ đóng rải rác trên đảo Oahu, trên các chuyến xe buýt và những xe taxi cỗ lỗ sĩ khác.Phần đông họ, trước tiên đều ghé qua "YMCA" (1) để cùng nhâm nhi một ly rượu "Con mèo đen" có pha café, sau đó họ tẩu tán ra khắp mọi nơi trong thành phố. Một số lính thủy kéo đến các quán bar ở bãi biển Waikiki, trong khi một số khác đi xem một vở nhạc kịch, nhưng số đông hơn cả thì cùng kéo nhau tới phố "Hotel street" một nơi có nhiều sân bắn bia, những máy đánh bạc và những quán bán đồ lưu niệm. Đội quân cảnh trong lúc đi tuần tra đã phải can thiệp để 2 lính thủy của Tuần dương hạm Honolulu thôi đánh nhau. Họ cũng bắt giữ một lính thủy của tàu California đi phép bằng giấy tờ của bạn anh ta và một lính thủy khác thuộc căn cứ Hải quân Kaneohe do có "những lời lẽ mang tính phản lọan". Tuy nhiên nhìn chung thì đây là một buổi tối yên tĩnh một cách đặc biệt vì người ta chỉ ghi nhận có 5 trường hợp phạm pháp nghiêm trọng. Trong khi đó, tuần lễ từ mùng 1 đến mùng 6 tháng Chạp, số vi phạm là 43.Đội quân cảnh của binh chủng bộ binh cũng chẳng có nhiều việc phải làm: khoảng 25 binh sĩ trong tổng số 42592 binh sĩ đang đồn trú tại căn cứ, đã được thu nhặt về trong tình trạng say khướt ngoài phố. Bọn họ được đưa về đồn cảnh sát For Shafter để ngủ cho dã rượu. Ngoài những vụ đó có lẽ không còn chuyện gì đáng nêu lên.(1): Hiệp hội Công giáo của các thanh niên. Sở dĩ có được sự yên tĩnh nói trên là vì đa số binh sĩ và thủy binh đều đã qua cái đêm thứ 7 đó tại doanh trại hay trên hạm đội của họ. Ở Trân Châu Cảng, anh lính thủy Robert E. Jones đã cũng số đông bạn bè của mình tới dự buổi thi chung kết dàn nhạc kèn đồng tổ chức giữa những giàn nhạc kèn của các tàu trong hạm đội. Và dàn nhạc kèn của tàu Pensylvania đã đoạt giải. Sau đó toàn thể khán giả cùng đồng thanh bài "Cầu Chúa phù hộ cho nước Mỹ", và buổi liên hoan được kết thúc bằng một đêm khiêu vũ.Mọi người thong thả trở về tàu của mình. Các quán bar ở phố "Hotel Street" cũng đóng cửa đúng giờ giấc được quy định ở Honolulu, các ban nhạc khiêu vũ cũng ngừng chơi nhay sau đó. Rải rác chỗ này, chỗ kia còn lại vài cặp đi chơi muộn. Thiếu úy Fred Freeg thuộc căn cứ Dwyer mời cô và cô nàng đã gật đầu. Đại úy thủy quân William Hasler của tàu West Virginia ;ại không hạnh phúc bằng Fred. Nhưng may mắn thay cho anh, bởi sau đó anh được biết là phụ nữ hay thay đổi ý kiến. Thiếu úy Benning đưa Monica Conter về Hickam, nơi cô cư trú. Ở đó họ quyết định dành ngày chủ nhật hôm sau vào 3 việc: tắm biển, coi chiếu phim và picnic.Vào lúc 3h sáng Chủ nhật ngày mùng 7 tháng Chạp, thì chỉ còn những quân nhân trực hay những kẻ chưa tìm được chỗ qua đêm, mới còn ở bên ngoài. Như trường hợp của nhân viên vô tuyến điện Fred Glaeser, vì không tìm đâu ra chỗ ngủ ở Y.M.C.A , nên anh đã chui vào xe hơi của mình để chợp mắt qua đêm. Trung úy Kermil Tyler, một phi công trẻ của căn cứ Wheeler, lúc này còn đang thức và đang chuẩn bị ra chỗ trực. Anh phụ trách ac trực từ 4 đến 8h sáng tại trung tâm đánh chặn của căn cứ Fort Shafter. Trên đường đi anh mở máy thu thanh trên xe hơi của anh ra để nghe một số đĩa nhạc Hạ uy cầm của đài KG.M.B, đài phát thanh địa phương của Honolulu. Cách đó 320 hải lý về phiá Bắc, trên chiếc tàu sân bay Nhật Bản Akagi, cũng có 1 người chăm chú nghe buổi phát thanh trên. Đó là Trung tá Hải quân Kagiro Ono, sĩ quan liên lạc của Đô đốc Chuigi Nagumo, chỉ huy một hạm đội lớn của Hải quân Nhật Bản, bao gồm 6 tùa sân bay, hai thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm và 9 khu trục hạm. Lúc này hạm đội đang mở hết tốc lực tiến về phía Nam trong đêm tối. Đô đốc Nagumo đang chuẩn bị mở cuộc tập kích vào Hạm đội Hoa Kì neo đậu tại Trân Châu Cảng, và yếu tố bất ngờ ở đây sẽ đóng vai trò chủ yếu. Ông nghĩ rằng nếu người Mỹ mà có lờ mờ đoán ra điều gì đang chờ đợi họ thì những chương trình phát thanh của họ phải đưa ra được những thông tin nào đó.Nhưng từ chiếc loa của máy radio chỉ vang lên những âm thanh du dương của dàn Hạ uy cầm. Đô đốc Nagumo cảm thấy hài lòng. Có vẻ như những chuẩn bị tỉ mỉ của quân đội Nhật Bản đã không uổng công vô ích.

CHƯƠNG 2

Mười tháng trôi qua kể từ khi Đô đốc Isoriku Yamamoto, tổng chỉ huy các lực lượng Hải quân Nhật Bản bình thản đưa ra nhận xét sau đây với phó Đô đốc Takajiro Onishi, tham mưu trưởng của Phi đoàn 11: Nếu chúng ta phải tuyên chiến với Hoa Kì, thì cơ máy duy nhất để chiến thắng là phải tiêu diệt được hạm đội Mỹ ngay tại Hawai.Ngay sau đó ông đã ra lệnh cho Đô đốc Onishi bắt đầu nghiên cứu về khả năng mở một cuộc tập kích bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Onishi bèn cho gọi Trung tá Hải quân Minoru Genda, một trong những chuyên gia hàng đầu về Không lực tới. Mười ngày sau đó, ông Trung tá này đưa ra kế hoạch của mình: mạo hiểm nhưng khả thi.Yamamoto không yêu cầu gì hơn thế. Thế rồi một vài sĩ quan, sau khi đã được sàng lọc kĩ càng, đã bắt tay vào việc. Và cho đến tháng 5 thì ông phó Đô đốc Shigeru Fukudome, người của Bộ Tổng tham mưu Hải quân cho mời phó Đô đốc Ryonosuke Kusaka đến cùng tham khảo một tập hồ sơ dày cộm. Kusaka đã tìm thấy ở đó, những trang chỉ nói thuần túy về các thống kê về Trân Châu Cảng, mà không hề có kế hoạch tác chiến. "Chính là về những trang này, Fukudome nói, mà tôi muốn ông nghiên cứu"Mới thoạt nhìn thì đây là một công trình kếch sù. Hải quân Hoa Kỳ tỏ ra vĩ đại, mà Hawai lại cách xa Nhật Bản hàng ngàn cây số. Đảo Oahu thì chi chít những sân bay. Vũng đậu tàu của Trân Châu Cảng lại hẹp và không sâu lắm. Điều này làm cho việc tiếp cận các con tàu neo đậu trong đó trở nên khó khăn. Và thêm vào đó, ông phó Đô đốc Nagumo, chỉ huy trưởng Phi đoàn 1, người đươc chỉ định chỉ huy cuộc tập kích trong trường hợp nó xảy ra, tỏ ra không mấy nhiệt tình. Và trong trường hợp như thế, lẽ đương nhiên là ông Kusaka, tham mưu trưởng của Nagumo cũng cảm thấy nản lòng. "Tôi đề nghị ngưng ngay", Yamamoto nói với Kusaka, "những câu nói quá mạo hiểm, dựa vào lý do tôi là một con bạc nổi tiếng. Những lời phản đối của ông, ông Kusaka ạ, tôi đã biết quá rõ. Nhưng chính tôi là người đề xuất ra kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng, và tôi cần đến sự giúp đỡ của ông"Và thế là, dần dần kế hoạch tấn công hình thành. Thiếu tá Genda đã dành cả mùa hè để thực hiện những thí nghiệm phóng ngư lôi trong vùng biển nội địa với mực nước không quá sâu. Tất cả những công việc đó hoàn toàn giữ bí mật. Vào cuối tháng 8, một phi công trẻ của lực lượng Không quân, thuộc Hải quân, Thiếu tá Hải quân Toskio Hashimoto, khi mang giấy tờ đến văn phòng của một thủ trưởng của mình, đã rất ngạc nhiên khi bắt gặp một toán sĩ quan cao cấp đang chúi đầu vào những bản đồ Trân Châu Cảng mang dấu "Tuyệt mật". Không ai quở trách anh ta, nhưng anh ta không ngớt sững sờ về điều bí mật mà anh ta vô tình bắt gặp.Cuối tháng 8, Đô đốc Yamamoto đã có thể trình bày kế hoạch của mình, với một sỗ sĩ quan cấp Tướng, trong đó có Đô đốc Osami Nagumo, tham mưu trưởng. Kế hoạch này đã được nghiên cứu chi tiết trên sa bàn của học viện thủy chiến. Lực lượng tấn công đã "mất đi" hai tàu sân bay. Đô đốc Nagano phản đối vì tháng Chạp là tháng nhiều mưa bão. Đô đốc Nagumo, chỉ huy phi đoàn không quân số 1, người sẽ phải đóng vai trò trong chiến dịch vẫn tiếp tục nêu lên những lý lẽ bác bỏ. Một số sĩ quan khác ủng hộ ý kiến cho rằng, Nhật Bản có thể chiếm cứ Đông Nam Á, mà Mỹ không can thiệp. Và vạn nhất nếu họ có can thiệp, thì ta nên tấn công hạm đội của Mỹ ở gần Trân Châu Cảng hơn.Nhưng Yamamoto vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Theo ông, nếu chiến tranh xảy ra, Hoa Kì tất nhiên sẽ tham chiến. Hạm đội Mỹ sẽ là trở lực chính và ta cần nghiền nát nó ngay từ đầu. Và rồi, trong khoảng thời gian mà Hoa Kì cần thiết để đứng lên được, Nhật Bản đã có thể chiếm cứ mọi lãnh thổ cần thiết cho nó, và không ai có thể đánh bật nó đi.Quan điểm của ông đã thắng thế và ngày 13 tháng 9, Bộ chỉ huy Hải quân chấp nhận một kế hoạch tổng quát tiên liệu một cuộc tập kích phối hợp vào Trân Châu Cảng, Malaysia, Philippin và quần đảo Nam Dương. Kể từ đó, những cuộc tập dượt bắt đầu. Từng bước một, người ta chỉ định nhân sự vào các vị trí then chốt. Một Trung tá Hải quân trẻ, xuất sắc có tên là Mitsuo Fuchida đã cảm thấy hơi ngạc nhiên khi bất ngờ được thuyên chuyển tới tàu sân bay Akagi, mà anh đã từ đó ra đi năm trước. Anh lại còn sửng sốt hơn nữa khi thấy mình được chỉ định đứng đầu tốp các đơn vị Không quân của Phi đoàn 1. Ông chỉ huy trưởng Genda đã giải thích cho anh bằng câu nói sau: "Anh đừng thắc mắc, lo lắng gì cả Fuchida ạ, chúng tôi muốn anh chỉ huy phi đội của ta, trong trường hợp Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng"Đích thân Đốc Yamamoto đã cho Trung úy Yishio Shiga và hàng trăm phi công khác rõ về nhiệm vụ mới của họ ngày 5 tháng 10. Ông đề nghị họ tuyên thệ giữ bí mật, rồi ông trình bày kế hoạch cho họ rõ và cố gắng thuyết phục họ nhận lời.Mọi người đã luyện tập vất vả hơn bao giờ hết, nhất là công tác phóng ngư lôi ở độ cao thấp, vào một mục tiêu ở gần. Những quả ngư lôi cũng liên tục nêu lên những vấn đề: ở chỗ nước không sâu, nso thường rơi thẳng đứng hay chúi vào bùn. Chỉ huy trưởng Fuchida đã nhiều lúc tự hỏi, liệu ngưòi ta có còn điều khiển được chúng không. Nhưng Genda vẫn luôn lạc quan và khẳng định rằng, những quả ngư lôi, một khi đã được hiệu chỉnh sẽ tỏ ra là một vũ khí hoàn hảo. Và cho đến đầu tháng 11, Genda đã thành công. Người ta chỉ việc gắn lên cánh ngư lôi những bộ cánh ổn định bằng gỗ, nhằm mục đích ngăn không cho ngư lôi chạm đáy biển có độ sâu dưới 14m của Trân Châu Cảng. Cũng trong thời gian đó, nhiều phi công khác lại tập luyện cách thả bom, bởi vì chỉ có riêng Genda là giữ quan điểm cho rằng chỉ cần ngư lôi không thôi là chiến dịch cũng đủ thành công rồi. Hơn nữa, những thông tin chi tiết mà viên lãnh sự Nhật Bản ở Honolulu là Nagao Kita, gửi về cho biết là những chiến hạm ở đó thường neo đậu từng cặp một. Mà một quả ngư lôi thì không thể cùng lúc bắn trúng hai con tàu được. Muốn khoan thủng lớp thép bọc boong tàu, những công nhân các xưởng quân giới phải gắn thêm những cánh nhỏ vào những viên trái phá 15 và 16 bộ.Về phía mình, Đô đốc Kusaka luôn đấu tranh chống bệnh quan liêu, giấy tờ thường thấy ở các binh chủng Hải quân trên Thế giới. Vào tháng 10, đích thân ông đã tới Tokyo để thuyết phục Bộ Tổng tham mưu cung cấp cho ông 8 tàu chở dầu. Điều này cho phép ông có thể mang theo 6 tàu sân bay, thay vì 4 tàu. Mặc dù lợi ích cụ thể của một sự tăng cường sức mạnh như thế là quá rõ nét, ông cũng phải mất nhiều tuần lễ mới có thể lay chuyển nổi sức ì của các cơ quan Bộ, để có được số tàu chở dầu theo yêu cầu.Thiếu tá hải quân trẻ nhất của hải quân Hoàng gia, Suguru Suzuki, một người mới có 33 tuổi đời, được trao một nhiệm vụ còn thú vị hơn nhiều. Vào khoảng cuối tháng 10, ông này bước lên chiếc tàu chở khách Taiyo Maru của Nhật Bản để làm một chuyến du lịch thú vị đến Honolulu. Thay vì đi theo hải trình thường lệ, con tàu lại ngược lên phía Bắc, đi qua vùng biển giữa quần đảo Aleoutiennes và đảo Midway, sau đó mới quay mũi về phía Nam trực chỉ Honolulu. Hải trình giống hệt con đường mà Hải quân Nhật Bản sẽ đi để tránh nguy cơ bị phát hiện. Thiếu tá Suzuki đã thực hiện cả một kho ghi chép trong chuyến đi này. Ông đo sức gió, đo áp suất khí quyển, cả đến những sự tròng trành của tàu theo chiều dọc và chiều ngang...Một thủy phi cơ làm nhiệm vụ trinh sát liệu có cần thiết?. Có chứ - Rồi việc tiếp nhiên liệu trên biển cũng đặt ra nhiều vấn đề. Đúng thế !. Ông còn có nhận xét là trong suốt hải trình nói trên, chiếc Taio Maru không hề bắt gặp một con tàu nào.Thiếu tá Suzuki đã trải qua một tuần lễ bận rộn ở Honolulu. Qua vài người khách lên thăm tàu, ông được biết là Hạm đội Mỹ không còn tập trung ở vũng đậu tàu Lahaina như trước đây nữa. Ông còn biết thêm là, đối với Hạm đội Mỹ, ngày nghỉ cuối tuần luôn là một thể chế được tôn trọng tuyệt đối. Và ông còn thu nhặt được một vài tin tức đặc biệt lý thú khác, nhất là độ chính xác về cấu trúc của các nhà chứa máy bay ở căn cứ Hickam. Ông còn có được những ảnh chụp Trân Châu Cảng vào ngày 21 tháng 10. Chúng được chụp từ một máy bay du lịch tư nhân mà bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó.Ở Tokyo, mọi sự kiện cứ nối tiếp nhau theo nhịp điệu hối hả. Ngày 13 tháng 11, Đô đốc Nagano đưa ra sự phê chuẩn sau cùng. Ngày mùng 5 tháng 11, nhật lệnh tuyệt mật số 1 của hạm đội phối hợp đã xác định chính xác kế hoạch tấn công. Ngày mùng 7 tháng 11, Đô đốc Nagumo được chính thức chỉ định là Tư lệnh của lực lượng tấn công vào Trân Châu Cảng. Cùng ngày đó, Yamamoto ấn định trên nguyên tắc về thời gian của chiến dịch: ngày 8 tháng Chạp theo lịch Nhật Bản, tức ngày 7 tháng Chạp theo lịch Hawai nằm ở phía Đông của múi giờ quốc tế. Lựa chọn này có được những lợi thế ở mức tối đa: Trăng tròn, phối hợp một cách hoàn hảo với chiến dịch tấn công Malaysia...và những cơ may có nhiều tàu neo đậu tại cảng, các sĩ quan và binh lính thì lại đang nghỉ cuối tuần. Có một số ngưòi khác nữa thì phải dấu kín mọi chuyện. Đô đốc Kusaka có đặt vấn đề sau đây với Thiếu tá Shin Ishi Shimizu, một sĩ quan hậu cần: làm thế nào để mang lên tàu, mà không làm ai chú ý, một số quân phục mùa đông, trong khi mọi người lại đang chuẩn bị đến một chiến dịch ở vùng nhiệt đới?. Thiếu tá Shizumi tìm ra giải pháp là cứ đem trưng dụng cùng lúc cả 2 loại quân trang thu đông và xuân hè. Với sự bình tĩnh phi thường, ông ta đã nói với viên thủ kho. Ông này có ngạc nhiên đôi chút, là trong chiến tranh không ai biết trước được là mình sẽ đi đâu. Sau đó ông cho chất chỗ quân trang nói trên vào khoang tàu chỏ hàng Hoko Maru. Con tàu này sau đó, vào ngày 15 tháng 11, đã nhổ neo, trực chỉ vịnh Tankan, nằm trong quần đảo Kuriles xa xôi và lạnh giá. Nơi đó chính là điểm gặp gỡ bí mật của lực lượng tấn công Trân Châu Cảng.Bản thân đô đốc Nagumo cũng không chịu ở phía sau. Chiếc kỳ hạm, tàu sân bay Akagi đã rời Sacki vào tối ngày 17 tháng 11. Tham mưu trưởng của ông, đô đốc Kusaka giờ đây tràn đầy lạc quan. Hôm trước ông vừa nhận được một lá thư từ bà người làm cũ, trong thư bà này báo cho ông về một giấc chiêm bao: Phân đội tàu ngầm Nhật Bản vừa lập chiến công trong một cuộc tập kích bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Đô đốc Kusaka coi đó là một điều tốt lành.Ngày 19 tháng 11, Thiếu tá Suzuki vừa trở về từ chuyến du lịch thú vị ở Honolulu, đã trèo lên boong chiếc thiết giáp hạm Hiei, mang theo chiếc cặp da dầy cộm đựng đầy những điều ghi chép dọc đường. Sau đó chiếc thiết giáp hạm Hiei nhổ neo trực chỉ Tankan. Lần lưọt từng chiếc một, các chiến hạm ra khơi riêng rẽ, bên ngoài hình như không có liên lạc gì với nhau. Một khi chúng đã khuất dạng ngoài chân trời, thì biển cả hình như dấu luôn chúng vào lòng. Tại Kuze, một căn cứ hải quân lớn của Nhật, suốt ngày vang lên những chương trình phát thanh xuất phát từ những con tàu Nhật Bản, cho người ta cảm tưởng là những con tàu đó chưa đi đâu xa, vẫn còn trong hải phận Nhật Bản. Những sĩ quan vô tuyến điện của các tàu sân bay vẫn ở lại cảng, họ có nhiệm vụ đem lại cho những bức thông điệp đã mã hóa những "dấu ấn" của riêng họ. Những dấu ấn này cũng dễ nhận ra như chữ viết tay vậy. Động tác giả này hiệu quả tới mức nó đã đánh lừa được cả Đô đốc Kusaka. Đô đốc đã quở trách viên sĩ quan truyền tin của ông là đã không tôn trọng sự im lặng của mọi người. Ông quên mất rằng những "buổi phát thanh" kia chỉ nhằm đánh lạc hướng quân địch mà thôi.Theo một thứ tự rải rác, cả hạm đội lặng lẽ vào neo đậu trong vịnh Tankan. Nó bao gồm những tàu sân bay oai vệ Akagi, Kaga và chiếc hàng không mẫu hạm khổng lồ Zuikaku vừa mới xuất xưởng, 2 tàu sân bay hạng nhẹ khác là Hiryu và Krishima, 2 tuần dương hạm tối tân Tone và Chikuma, tất cả được hộ tống bởi 9 diệt ngư lôi hạm, ba tàu ngầm bảo ệ và 8 tàu chở dầu dành giật vất vả từ tay Bộ Hải quân. Chiếc tàu sau cùng đến nơi tập kết vào tối 21 tháng 11 là chiếc hàng không mẫu hạm loại lớn Shokaku. Chính con tàu này đã vờ tạo ra những hỏng hóc về máy y như thật để có thể đến trễ.Bây giờ thì tất cả những coin tàu đó đều có mặt ở đây, tất cả 32 chiếc về tập kết trong cái vịnh biển xa xôi băng giá này, bờ vịnh được che bở những ngọn núi quanh năm tuyết phủ. . Ba cột ăngten máy thu thanh, vài túp lều của ngư dân và một con đê chắn sóng trần trụi, đó là những dấu vết của văn minh tồn tại duy nhất nơi đây. Tuy nhiên, Đô đốc Nagumo vẫn không muốn đánh nhất cảnh giác. Không một ai có quyền lên trên bờ, không một cọng rác nào được quăng xuống biển. Anh lính thủy Sigeki Yokota, phụ trách công việc hốt rác luôn phải đốt rác ngay trên đê chắn sóng. Thiếu ta Shimizu và các sĩ quan hậu cần khác phục trách việc chất lên các chiến hạm nào là lương thực, áo quần và hàng ngàn can đựng xăng. Những thứ này chiếm dụng hết các khoảng trống trên các tàu. Sau khi mọi thứ nói trên đã được đưa lên tàu, Shimizu bèn ra lệnh cho lính trong thủy thủ đoàn của ông không được xê dịch đi đâu trước ngày 10 tháng Chạp. "Các anh cứ việc đi câu cá hay làm gì thì làm, miễn là không ra khỏi khu vực", ông ra lệnh cho lính như vậy. Rồi bản thân ông thì chở về tàu Akagi, ông muốn bằng bất cứ giá nào, được tham gia vào chiến dịch.Trên chiếc kỳ hạm Akagi, Đô đốc Nagumo chủ tạo trong đêm 23 tháng 11 một buổi họp cuối cùng của ban tham mưu. Thiếu ta Suzuki đã trình bày trong buổi họp này những thông tin mà ông đã thu lượm được trong chuyến du lịch thú vị đến Honolulu. Trung tá Fuchida, ngưòi sẽ chỉ huy cuộc không kích, việt vội vài dòng vào sổ tay. Trước khi chia tay, các sĩ quan cùng nâng ly rượu sake để cụng ly. Họ hô đồng thanh 3 lần: "Thiên hoàng vạn tuế"Ngày 25, Yamamoto ra lệnh cho Hạm đội chuẩn bị nhổ neo ngày hôm sau, và điều đó lẽ đương nhiên là đô đốc Nagumo phải trải qua 1 đêm trằn trọc mất ngủ. Sau cùng vào lúc 2h sáng, ông cho ngưòi đi mời Thiếu ta Suzuki. Sau lời xin lỗi Thiếu ta vĩ đã làm ông này mất ngủ, Đô đốc chỉ muốn ông ta trả lời một lần cuối cùng câu hỏi:"Thiếu tá có chắc chắn là hạm đội Mỹ không còn neo đậu tại vịnh Lahaina nữa không?""Thưa Đôc đốc, chắn chắn là như vậy""Và không có khả năng hạm đội đó sẽ lại quay về Lahaina nữa chứ?"Suzuki đoán chắc với Đô đốc như vậy và trở về giường ngủ lại. Ông vô cùng xúc động trước cảnh tượng ông Đô đốc già, một mình đối mặt với các trọng trách, đang đi đi lại trong cabin, trong bộ kimono. Suzuki đã rời kỳ hạm Akagi lúc rạng đông. Ông trở lại bờ và đứng chào các con tàu đang kéo neo. Trên cầu tàu của chiếc Akagi, Đô đốc Kusaka kéo cao cổ áo măng tô lên để tự che chở chống lại những luồng gió lạnh buốt đang thổi quét qua vịnh.Vào phút chót, lại có một trục trặc nhỏ xảy đến: Có một sợi dây chão đã vướng vào kỳ hạm Akagi. Sau nửa tiếng đồng hồ cố gắng khắc phục, cuối cùng một thợ lặn đã phải lặn xuống để gỡ sợi thừng đó ra. Đúng 8h sáng, toàn bộ hạm đội đã rời cảng. Đúng vào lúc kỳ hạm Akagi rời bến, một chiếc tàu tuần tra đã dùng đèn hiệu, gửi qua sương mù cho nó bức thông điệp sau: "Chúc thượng lộ bình an và chiến thắng trở về".Trung tá hải quân Gishiro Miura, sĩ quan phụ trách hải trình trên chiếc Akagi rất cần những bức thông điệp như vậy. Công tác do ông đảm trách không mấy dễ dàng: biển động, sương mù dày đặc. Ông luôn được mọi người trong hải quân hoàng gia biết đến như 1 người vui tính. Giờ đây ông đăm chiêu đứng trên con tàu, đầu óc căng thẳng. Đặc biệt nhất là hôm nay chân ông mang giày thay cho đôi Păng túp ông vẫn mang thường lệ.Trong hầu hết thời gian hành quân, các chiến hạm đều đi theo đội hình: Các tàu sân bay đi theo hàng 2, mỗi hàng 3 chiếc. Tiếp theo sau là 8 tàu chở dầu. Các thiết giáp hạm và tuần dương hạm đi bọc 2 bên sườn. Còn các diệt ngư lôi hạm thì cảnh giới cả hạm đội. Các tàu ngầm thì tuần tra rất xa phía trước. Nhưng về ban đêm, các tàu chở dầu ít tôn trọng trật tự chung, chúng thường luôn tách ra để vui vẻ riêng lẻ. Và sáng hôm sau các diệt ngư lôi hạm lại phải đi tìm chúng để đưa trở lại đội hình. Ngày hành quân thứ nhì, hai Đô đốc Nagumo và Kusaka đang đứng trên chiếc cầu tàu chao đảo của kỳ hạm Akagi. Như thường lệ họ đảo mắt tìm kiếm những chiếc tàu chở dầu vỡ tan hàng lúc đêm. Đột nhiên Đô đốc Nagumo thân mật hỏi thuộc cấp của mình: "Này ông tham mưu trưởng, ông có ý kiến gì không?. Riêng tôi thì tôi có cảm tưởng là mình phải đảm trách một công việc quá nặng. Phải chi lúc đầu tôi cương quyết hơn để có thể từ chối trọng trách đó. Giờ đây khi chúng ta đã rời xa lãnh hải Nhật Bản, tôi bắt đầu tự hỏi mình: liệu chiến dịch có thể thành công không?"Đô đốc Kusaka đã trả lời cấp trên của mình bằng câu hỏi mà Nagumo đang chờ đợi: "Xin tướng quân cứ yên tâm, chúng ta sẽ thành công".Nagumo mỉm cười: "Tôi ưa tính lạc quan của ông, Đô đốc Kusaka ạ".Đô đốc Nagumo suýt nữa đã ngã lòng khi vào đêm 28 tháng 11, hạm đội thực hiện việc tiếp nhiên liệu trong khi tàu vẫn chạy. Do tàu bị tròng trành và nghiêng ngả, nên những ống tiếp dầu đã bị tuột ra và quét ngang boong tàu. Nhiều thủy thủ đã bị hất tung xuống biển, mà không thể làm gì để vớt họ lên.Đến ngày 30 tháng 11, việc tiếp thêm dầu được tiến hành trong những điều kiện tốt hơn. Nhưng có một vấn đề mới nảy sinh: cơn bão đã dữ dội hơn và những thùng xăng trên chiếc tàu sân bay Hiryu đã bị đổ nghiêng đi, biến boong tàu thành một sân trượt patin thực sự. Ông thiếu tá Takakisa Amagai, sĩ quan phụ trách boong tàu đã phải lấy rơm buộc vào đế giày mà vẫn bị té trày cả ống quyển. Và cuộc hải trình cứ thế tiếp diễn với những ngày mệt nhọc và những đêm không ngủ. Đô đốc Kusaka phải ngủ gật lên cả chiếc ghế làm bằng liễu giỏ mà ông đặt trên cầu tàu của chiếc Akagi. Thiếu tá Yoshibumi Tanbo, kỹ sư trưởng trên hàng không mẫu hạm cũng ngủ gà ngủ gật trong buồng máy. Cũng như 350 người khác đặt dưới quyền ông, ông ít khi ra khỏi buồng máy. Và các nhân viên cấp dưỡng phải mang bữa ăn đến phục vụ họ tại chỗ. Khẩu phần của họ thường là cơm ăn với sườn heo và củ cải.Mọi người đều ngày càng cáu gắt hơn. Từ trên cầu tàu, Đô đốc Kusaka nhìn thấy các phi công kiểm tra động cơ không mệt mỏi và giữ cho mình luôn mạnh khỏe nhờ vào cách tập thể dục hằng ngày. Trên chiếc chiến hạm Hiryu, mọi người luôn tự hỏi tại sao trung úy phi công Haita Matsumura luôn mang mặt nạ phòng hơi độc trên mặt. Anh này giải thích là vì anh ta sợ khí hậu không trong lành của vùng biển này. Và từ đó anh được các chiến hữu của mình cho anh là người điển hình mắc bệnh tưởng.Nhưng đa số thủy thủ trên hạm tàu luôn tự hỏi: mục tiêu chính của chiến dịch này là đâu?. Phi công lái máy bay khu trục Yoshio Shiga thì đoán là họ sẽ tấn công lên phía Bắc. Bởi vì trong các máy bay, ngưòi ta đa thay dầu mùa hè bằng dầu mùa đông. Trung úy Suikao Eniba, bác sĩ trên chiến hạm Shokaku thì nghĩ là mục tiêu tấn công lần này là cảng Dutch Harbour, một căn cứ lớn của Hoa Kỳ nằm trong quần đảo Aléoutiennes. Còn trong buồng máy của kỳ hạm Akagi, đại úy Taubo còn hiểu biết nhiều hơn các bạn mình. Anh biết rõ số lương thực và nhiên liệu mang theo có thể cho phép hạm đội đi đến tận đâu. Vfa theo anh ta, chỉ duy nhất một nơi có thể tới: quần đảo Philippin.Rất ít người rõ mục tiêu đích thực của chiến dịch. Ở Washington, các nhà ngoại giao Nhật Bản còn đang tiến hành các cuộc đàm phán cuối cùng vơi Chính phủ Mỹ nhằm đặt được những hành động tự do ở Châu Á.Nếu như có phép màu, mà những cuộc đàm phán đó đạt được kết quả tốt, thì Nagumo sẽ nhận được lệnh quay về, trở lại Nhật Bản. Và trong trường hợp đó, sẽ không có ai có thể biết sự kiện sắp xảy ra này. Do đó Nagumo cũng không muốn nói lộ ra điều cơ mật này. Nhưng đã có nhiều khả năng để cuộc tấn công này trở thành hiện thực. Vấn đề chính yếu lúc này cố giữ sao cho hạm đội không bị phát hiện. Không một thứ đồ phế thải nào được vứt ra bên ngoài tàu. Ban đêm mọi thứ ánh sáng đều phải được tắt đi và không một đài thu thanh nào được mở để nghe. Trên chiến hạm Hiei, Thiếu ta Kazuyoshi Kochi, sĩ quan truyền tin ,đã cho tháo ra một trong những bộ phận quan trọng trong chiếc máy thu thanh của ông, đem bỏ vào một cái hòm gỗ nhỏ mà ông để ngay đầu giường của mình để gối đầu.Cũng có nhiều lần báo động được ghi nhận: Một lần Tokyo thông báo qua vô tuyến điện về sự có mặt của một tàu ngầm lạ ở gần hạm đội. Hạm đội liền tức thời thay đổi hướng tiến, sau đó mới biết là nhầm lẫn. Một đêm khác, đô đốc Kusaka chợt thấy có ánh sáng xuất hiện trên bầu trời và ngỡ là nó được phát ra từ một máy bay địch. Thực ra nó do ống khói của tàu Kaga phát ra. Chỉ huy trưởng chiến hạm này đã bị phê bình sau đó.Một buổi sáng, có tin điện là có một con tàu Liên Xô đi từ San Francisco về một cảng ở Siberie, đang đi qua vùng biển này. Lệnh báo động được ban bố trên taòn hạm đội, nhưng sau lại chẳng có gì xảy ra. và cũng chẳng có phương tiện nào có thể kiếm chứng tin đồn loại đó. Bởi Đô đốc Nagumo đã ra lệnh cấm tuyệt đối các cuộc thám thính bằng không quân, có thể làm lộ ra sự hiện diện của hạm đội.Nhiều cuộc tranh luận kéo dài được nổ ra xem có thể làm gì khi gặp trên đường đi một con tàu trung lập. Đã có ít nhất một vị trong ban tham mưu của Nagumo phát biểu là : "Khi đó chỉ việc đánh chìm nó và đừng nghĩ gì đến chuyện ấy nữa".Nhưng tới ngày 2 tháng 12 thì những kiểu suy luận một cách trừu tượng như trên đã chấm dứt. Ngày hôm trước, nội các hoàng gia đã tuyên bó chiến tranh và đô đốc Yamamoto đã cho gửi tới bức thông điệp: "Hãy cùng leo lên đỉnh Nitaka". Điều đó có nghĩa là: "Hãy thực hiện cuộc tập kích đã dự kiến". Thời gian cũng được chỉ rõ: Cái ngày X sẽ là ngày 8 tháng 12 theo lịch Nhật Bản, tức ngày 7 tháng 12 theo lịch Hawai, đến cùng bức thông điệp thứ 2 cùng ngày. (Nitaka là đỉnh núi cao nhất Đài Loan, cao 1208m, ám chỉ ngày 8 tháng 12). Sau đó, người ta đã cho tập hợp mọi người lại để nghe quyết định trên. Trong cái nóng bức và trong tiếng ồn ào của buồng máy của kỳ hạm Akagi, thiếu tá Tanbo cùng các nhân viên của ông cùng cụng ly mà không nói một lời. Không ai uống quá một ly rượu Sake. Nhưng hầu hết thủy thủ đều hét lên 2 tiếng: "Vạn tuế" để cùng chia sẻ nỗi vui cuồng nhiệt của thủy thủ Iki Kusamoti, lúc này đang reo lên: "Một cuộc không kích nhằm vào Hawai, đó là một giấc mơ đang trở thành hiện thực".Ngay sáng hôm sau, mỗi người như đã tìm lại được niềm vui sống. Người ta cho các phi công biết về những mục tiêu đặc biệt của họ: Đó là những bãi đậu máy bay của quân đội Mỹ ở HicKam và Wheeler...., những trại lính ở Shofield..., những căn cứ hàng không, hàng hải ở Kaneohe và của đảo Ford, căn cứ thủy quân lục chiến ở Eva, hạm đội Mỹ...Trên kỳ hạm Akagi, đô đốc Kusaka để lộ ra một sa bàn của Trân Châu Cảng bằng thạch cao. Từ trước đến giờ, ông vẫn giấu kín sa bàn này trong cabin của ông. Chỉ có một số rất ít sĩ quan, sau khi đã được sàng lọc kỹ càng, là được tiếp cận nó. Giờ đây ông cho mang nó ra đặt trên boong để mọi người cùng chiêm ngưỡng.Trên chiến hạm Kaga, các phi công đang học cách nhận diện các con tàu Mỹ. Một sĩ quan giấu sau lưng mình các hình bóng của con tàu Mỹ cắt từ giấy bìa ra, sau đó giơ ra trước mắt phi công trong chớp mắt, đủ thời gian để họ nhận diện con tàu.Lúc này, còn gì có thể tốt hơn cho các phi công nữa. Tập xong, tắm rửa hàng ngày và ăn suất ăn đặc biệt với sữa tươi, trứng gà.Nhưng trên chiếc kỳ hạm, hơn lúc nào hết, Nagumo lo sợ bị phát hiện.Thực vậy, ông đang ở trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Nếu hạm đội bị địch phát hiện trước ngày mùng 6 tháng 12, Nagumo sẽ phải cho hạm đội quay về Nhật Bản. Nếu hạm đội bị phát hiện vào ngày 6 tháng 12, bản thân Nagumo phải tự quyết định có tiếp tục tiến hành chiến dịch hay không. Chỉ có bắt đầu từ ngày 7 trở đi là ông được lệnh phải tấn công, dù có bất cứ truyện gì xảy ra.Trong cabin vô tuyến điện của chiến hạm Hiei, thiếu ta Kochi liên tục bắt đài Honolulu để xem người Mỹ có nghi ngờ điều gì không. Nhưng những bản tin nhận được đã làm mọi người yên lòng. Bỗng dưng, một đợt các thông điệp cực kỳ quan trọng dồn dập đến từ Nhật Bản. Yamamôt cho chuyển đến những thông tin cuối cùng thu thập được từ hạm đội Mỹ ở Honolulu. Ngày 3 tháng 12, ông gửi cho Nagumo bức thông điệp sau:"Tình hình ngày 28 tháng 11, lúc 8h (giờ địa phương) tại Trân Châu Cảng: Hai thiết giáp hạm Oklahoma và Nevada, một tàu sân bay Enterprise, 2 tuần dương hạm loại A. 12 diệt ngư lôi hạm ra khơi. 5 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm loại A, 12 diệt ngư lôi hạm, 1 tàu tiếp tế co thủy phi cơ vào bến."Ngày mùng 3 tháng 12, theo lịch Mỹ, hạm đội Nhật Bản còn cách Midway 900 hải lý về phía Bắc, cách Ohau 1300 km về phía Tây Bắc. Đô đốc tư lệnh cho hạm đội chuyển hướng xuống phía Nam. Trên chiến hạm Hiryu, thiếu ta Kochi lại nhận được một bức thông điệp tới từ Honolulu do Tokyo chuyển lại:"Tình hình ngày 29 tháng 11, vào buổi chiều (giờ địa phương) : Khu A (giữa công binh xưởng và đảo Ford), KT (kho Tây bắc công xưởng): thiết giáp hạm Pensylvania, Arizona, FV (phao tiêu buộc thuyền): thiết giáp hạm California, Tennessee, Maryland, West Virginia, KS (kho sửa chữa): tuần dương hạm loại A Portland."Ngày mùng 4, Nagumo cho đổ đầy nhiên liệu vào các tàu, và lại 1 thông điệp mới từ Honolulu: "Không thể chỉ rõ lệnh báo động trong Không quân đã được ban bố hay chưa. Không có báo động Hải quân" Ngày mùng 5, 1 phần hạm đội đổ thêm dầu trong suốt cả ngày và ban đêm. Đô đốc Kusaka ra lệnh cho 3 tàu chở dầu lánh ra xa để chờ đợi chuyến trở về. Đây là một trong những phút giây cảm động mà người Nhật vẫn nhớ mãi. trong khi những chiếc tàu chở dầu dần xa khuất, thì các thủy thủ trên các chiến hạm dùng mũ bê rê vẫy chào mãi. Trong cabin của mình, thiếu ta Shimizu, sĩ quan hậu cần, người kiên quyết tham gia chiến dịch bằng mọi giá, đang mở máy nghe một chương trình phát thanh của Nhật "Những ngày thơ ấu" của bà Hanoko Muraoka. Những âm thanh nghe không được rõ, nên sau cùng ông phải chuyển băng tần để nghe một chương trình âm nhạc Mỹ mà âm thanh nghe rất rõ ràng. Vào lúc rạng đông ngày mùng 6, Đô đốc Kusaka lại cho tiếp đầy dầu vào chiến hạm. Bởi vì ông muốn lúc cuộc tấn công bắt đầu thì các tàu chiến phải đầy dầu. Vào cuối buổi sáng thì công việc này kết thúc. Và đến lượt 5 chiếc tàu chở dầu sau cùng rút ra khỏi đội hình trong tiếng vẫy chào của các thủy thủ đoàn.Giữa lúc đó, Yamamoto đã gửi tới một bức thông điệp khích lệ sau cùng: "Thời cơ đã tới. Thiên Hoàng và Đế quốc Nhật đang ở trong tay các chiến hữu". Tất cả những người rảnh rỗi trên các chiến hạm đều tập trung trên các boong tàu để được nghe bức thông điệp của vị Tổng tư lệnh chiến dịch đang được phát qua các loa phóng thanh. Các sĩ quan lên phát biểu cảm tưởng và những tiếng hoan hô cứ thế mà vang dội trên biển cả. Rồi trên cột buồm của kỳ hạm Akagi, lá cờ "Z" nổi tiếng được kéo lên. Lá cờ này được Đô đốc Togo phất lên vào ngày đại thắng quân Nga năm 1905. Trong buồng máy của chiếc Akagi, thiếu tá Tanbo không được tham dự vào giây phút đó, nhưng ông nghe được âm thanh qua ống nghe. Ông thấy tim mình đập rộn ràng trong lồng ngực, và trên đôi má ông, những giọt lệ đang tuân trào. Cho tới mãi sau này, khi chiến tranh đã qua đi, ông vẫn còn nhớ mãi giây phút hào hùng nhất của cuộc chiến. Vào lúc này, hạm đội còn cách Oahu 640 hải lý về hướng Bắc. Giũ bỏ được đám tàu chở dầu nặng nề và chậm chạp, lúc này hạm đội có thể thẳng tiến về hướng Nam với tốc độ cao. Trước buổi trưa một chút, Đô đốc Kusaka cho chuyển hướng tiến và ra lệnh: "Toàn hạm đội tiến lên với vận tốc 24 hải lý/giờ".Vào lúc 3h chiều, hạm đội chỉ còn cách mục tiêu 500 hải lý. Trong cabin tàu Hiei, thiếu tá Kochi vừa nhận được bức thông điệp mới từ Honolulu vẫn do Tokyo chuyển về. Vào lúc 18h ngày mùng 5 tháng 12, tại Trân Châu Cảng có: "Tám thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm loại B. 16 diệt ngư lôi hạm, bốn tuần dương hạm loại B và 5 diệt ngư lôi hạm đi vào cảng".Vào lúc 16h55, chiếc tàu ngầm Nhật I-72 đã có mặt trước đảo Oahu, gửi về những thông tin giờ chót: Hạm đội Hoa Kỳ không neo đậu ở Laihaina. Như vậy tất cả các chiếm hạm Mỹ, hoặc vẫn còn ở trong Trân Châu Cảng, hoặc đã ra khơi. Thiếu tá hải quân Ono, sĩ quan quân báo của Đô đốc, nhắc lại là 5 chiếc thiết giáp hạm đã ở trong cảng 5 ngày. Ông e rằng 5 chiếc tàu đó đã ra khơi. Nhưng tham mưu trưởng Kusaka, người luôn luôn mê phương pháp thống kê, cho rằng rất ít khả năng các chiến hạm đó làm trái với thói quen của người Mỹ, là ra không ra khơi vào ngày nghỉ cuối tuần.Thiếu tá Genda, một chuyên gia cự phách về ngư lôi cứ tiếc rẻ về chuyện vắng mặt của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Nhưng Ono an ủi ông rằng vào phút chót có thể có một vài cái sẽ trở về cảng. Qúa phấn khích bởi viễn cảnh đó, Genda reo lên: "Nếu điều đó xảy ra, thì sự vắng mặt của 8 thiết giáp hạm, đối với tôi cũng chẳng có nghĩa lý gì".Muộn hơn chút nữa của tối hôm đó thì lại có 1 thông điệp đến từ Honolulu, nó giải tỏa cho mọi người một số quan ngại khác: "Không có hàng rào khí cầu nào được ghi nhận. Không hề có dấu hiệu nào chứng tỏ có báo động ở hải quân và không quân gửi các đảo lân cận".Như vậy là các biện pháp mà Nhật Bản áp dụng để ngụy trang công tác chuẩn bị cho chiến dịch đã thành công mỹ mãn. Các nhà chức trách Nhật, thậm chí còn cho hàng trăm lính thủy đi dạo trên các đường phố của Tokyo. Những lính thủy này nằm trong số lính ở lại hậu phương.Lúc 1h20 sáng ngày mùng 7 tháng 12, Tokyo gửi cho Nagumo bức thông điệp cuối cùng:"Mùng 6 tháng 12 (giờ địa phương), những con tàu neo đậu tại Trân Châu Cảng gồm: 9 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm loại B, 3 tàu thủy phi cơ, 17 diệt ngư lôi hạm. 4 tuần dương hạm loại B và 3 diệt ngư lôi hạm vào cảng. Tất cả các hàng không mẫu hạm và tuần dương hạm hạng nặng đã rời Trân Châu Cảng. Không có dấu hiệu gì về sự thay đổi cách bố trí của hạm đội Hoa Kỳ, cũng không có gì bất thường."Sự vắng mặt của các hàng không mẫu hạm lại gây nên những lời phàn nàn tiếc rẻ trên các chiến hạm Nhật Bản. Một số sĩ quan nêu câu hỏi là trong điều kiện này, liệu có nên tạm hoãn cuộc tấn công như dự định hay không. Nhưng Đô đốc Nagumo cho rằng lúc này không phải là lúc bàn lùi. Người ta đã biết chắc chắn có ít nhất 8 thiết giáp hạm trong cảng, vậy thì có thể đừng bận tâm gì đến các hàng không mẫu hạm vắng mặt nữa. Vào cái đêm hòa bình cuối cùng nóng bỏng này, mọi con tàu, đèn đóm tắt hết, đều trực chỉ đảo Oahu, mà lúc này chỉ còn cách hạm đội không đầy 400 hải lý nữa. Trên chiến hạm Kaga, viên phi công lái máy bay khu trục Shiga bèn bèn đi tắm rửa, sau đó chuẩn bị một bộ đồ sạch đẹp để mang vào người sáng hôm sau, rồi anh mới lên giường ngủ. Phi công Ippei Goto, vừa được đề bạt chuẩn úy, để bộ quân phục mới tinh của mình lên một chiếc ghế dựa. Trên chiến hạm Hiryu, phi công ném bom Hashimoto, sau khi sắp dọn lại quần áo, lên giường nằm nhưng trằn trọc mãi không sao ngủ được. Cuối cùng anh phải đi gặp viên y sĩ của tàu để xin một viên thuốc an thần.Viên thuốc tỏ ra hiệu nghiệm, vì thế nên lúc thiếu tá Amgai, sĩ quan phụ trách bay của tàu Hiryu xuống kiểm tra xem các phi công ngủ ngáy ra sao trong cái đêm hòa bình cuối cùng này, thì ông thấy mọi người đều yên giấc.Ông bèn đi vào những khoang máy bay để kiểm tra cẩn thận những máy phát vô tuyến điện, vì động tác đó sẽ vô tình gây báo động, ông bèn đi cài những mảnh giấy ngỏ vào những chốt tắt mở.Trên chiếc kỳ hạm Akagi, thiếu tá Ono đang chúi đầu vào chiếc máy thu thanh để bắt các chương trình của đài Honolulu. Vào lúc 2h, 2h30, 3h, đài K.G.M.B vẫn chỉ phát các đĩa nhạc Hạ uy cầm.Cách đó 300 hải lý về phía Nam, trung tá hải quân Mochitsura Hashimoto, sĩ quan phụ trách việc phóng ngư lôi của tàu ngầm I-24 cũng đang nghe chương trình đó. Chiếc I-24 là 1 trong số 28 tàu ngầm tuần tra Nhật Bản đang tuần tra ngoài khơi đảo Oahu. Hạm đội tàu ngầm này có nhiệm vụ chặn đánh những chiến hạm của Mỹ chạy thoát ra biển. Bên cạnh Hashimoto lúc này có thiếu úy hải quân Kazuo Sakamaki. Viên sĩ quan này vừa kỉ niệm sinh nhật lần thứ 23 của mình vào ngày anh ta rời Nhật Bản. Sakamaki đang say sưa trong giấc mơ đời chiến sĩ. Nhưng trong lúc này anh ta chỉ là khách của con tàu. Anh chịu trách nhiệm "chỉ huy" một tàu ngầm bỏ túi, mà thủy thử đoàn chỉ có 2 người, gồm cả anh. Chiếc I-24 sẽ cõng nó trên lưng như mẹ cõng con vậy. Ý tưởng cách mạng của kế hoạch này không mấy làm hài long Đô đốc Yamamoto, ông vốn là người có đầu óc thực tế. Nhưng trong vấn đề này ta có thể tìm lại được cái tinh thần "quyết tử" của các võ sĩ đạo ngày trước. Tinh thần này vốn rất được coi trong trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Vì thế sau cùng thì Thiếu tá Naoji Iwasa cũng đã thuyết phục được Bộ tư lệnh tối cao cho du nhập các tàu ngầm bỏ túi vào một "đơn vị đặc biệt của hải quân". Đơn vị này sẽ tham dự vào hành động kế hoạch chung.Thoạt đầu, Yamamoto đưa ra một hạn chế quan trọng: các tàu ngầm bỏ túi không được vào trong Trân Châu Cảng. Sự có mặt của chúng có thể gây báo động trước lúc chiến dịch thật sự bắt đầu.Nhưng thiếu tá Iwasa khẳng định các tàu ngầm bỏ túi đó có thể lẻn vào vịnh mà không bị phát hiện. Cuối cùng, Yamamoto cũng phải nghe theo.Năm chiếc tàu ngầm tuần tra mà người ta đã cho tháo ra những giàn phóng máy bay và đươc trang bị lại để cõng trên lưng nó những chiếc tàu ngầm con mà sự chế tạo của nó hoàn toàn được giữ bí mật. Các tàu ngầm con được gắn vào tàu ngầm mẹ bởi 4 móc chính và 1 móc phụ. Mỗi chiếc tàu con dài chừng 13m và mang theo 2 quả ngư lôi. Động cơ tàu con được hoạt động bởi một bình ắc quy và được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn gồm 2 người.Các thủy thủ đoàn này được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng và được huấn luyện kỹ trong hơn 1 năm. Sau đó tập trung ở sở chỉ huy trung tâm hải quân Kure từ ngày 16 tháng 11. Tại đó, họ được cho biết là cuộc tập kích đã được quyết định và ngày 18 cùng tháng họ sẽ lên tàu đi Hawai.Chiều tối hôm 17 tháng 12, Thiếu úy Sakamaki đi dạo chơi lần cuối cùng trong những con phố xá của căn cứ Kure. Cùng đi với anh có người bạn đồng khóa Abira Hirowo, cũng được chỉ định lái tàu ngầm bỏ túi như anh. Trong một cửa hang, họ mua mỗi người 1 lọ nước hoa nhỏ. Họ có ý định, theo truyền thống thuần túy của võ sĩ đạo, sức dầu thơm trước khi ra trận. Sau đó họ có thể chết một cách vinh quang. Hay nói như Sakamaki bằng ngôn ngữ văn chương là "sẽ rụng xuống như những cánh hoa anh đào" Các tàu ngầm tuần dương sẽ chuẩn bị ra khơi sang hôm sau và sẽ vượt Thái Bình Dương từ Tây sang Đông. Chúng sẽ chỉ trồi lên mặt biển vào ban đêm. Sakamaki và người bạn cũng thủy thủ đoàn với anh là thủy binh Kyoji Inagaki lợi dụng ban đêm để trèo lên boong kiểm tra máy móc của chiếc tàu ngầm con. Trong niềm hứng khởi, Sakamaki đã 2 lần rớt xuống biển. May mắn cho anh là đã tự cột mình vào con tàu mẹ, nên cả 2 lần anh đều được vớt lên, người ướt sũng nhưng nét mặt vẫn vui vẻ, sẵn sang tiếp tục công việc.Ngày 6 tháng 12, họ đã đến vùng biển Oahu. Ngay khi đêm vừa xuống, các tàu ngầm đã trồi lên mặt nước và đi vào gần bờ. Sau cùng, đoàn tàu ngầm dừng lại trong ánh trăng, tại 1 điểm cách Trân Châu Cảng khoảng 10 hải lý. Từ trên tháp canh của tàu, thiếu tá Hashimoto thích thú nghiên cứu các ánh đèn xanh, đỏ của cảng, cái quầng sang hắt lên từ thành phố Honolulu xa xa, rồi 2 tòa tháp sinh đôi chan hòa ánh sang của "Khách sạn hoàng gia Hawai", và về phía tay phải là câu lạc bộ Elk rực sang ở chân đồi "Diamond Head".Cuối cùng họ cũng đã đến gần mục đích đề ra. Sakamaki và Inagoki thực hiện nốt những kiểm tra sau cùng. Đột nhiên, họ nhận ra chiếc la bàn con quay không hoạt động nữa. Không có dụng cụ đó, tàu ngầm không thể nào hoạt động dưới nước được. Sakamaki cho gọi chuyên viên kỹ thuật đến và cho gọi Inogaki giúp anh ta cùng sửa chữa, sau đó anh tranh thủ đi nghỉ chốc lát.Vào khoảng 12h30 đêm, anh rời chỗ ngủ và lên boong tàu hóng mát. Bờ biển lúc này ít sang hơn, một màn sương mù bao trùm cảnh vật. Các ngôi sao đã biến mất, chỉ còn mặt trăng chiếu rọi mặt biển có song lừng. Anh xuống dưới để xem chiếc la bàn sửa đến đâu rồi. Nhưng anh đã băn khoăn biết bao khi thấy Inagaki và anh thợ cơ khí chưa sửa xong. Anh tựu hỏi sự cố này không may xảy ra, hay do anh đã thiếu trách nhiệm?. Dù sao đi nữa, anh sẽ thi hành nhiệm vụ như không có chuyện gì xảy ra.Anh đi gói gém cẩn thận đồ đạc cá nhân của mình. Đoạn anh viết lá thư tiễn biệt gia đình, và không quên đặt vào trong phong bì một lọn tóc và ít vụn móng tay. Anh đi tắm rửa rồi mặt vào người bộ đồ ra trận, bên ngoài khoác 1 chiếc áo blouson da. Anh xức chai dầu thơm mua ở Kure, và quấn lên đầu một tấm khăn trắng, thứ khăn đội đầu của các tráng sĩ Nhật Bản. Sau đó anh đi một vòng chiếc tàu ngầm mẹ, ôm hôn mọi người trong thủy thủ đoàn. Lúc đó là hơn 3h30 sáng, giờ xuất phát dự kiến cho các tàu ngầm bỏ túi có trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng.

CHƯƠNG 3

Từ 0h30 đến 5h30

Vào lúc 3h42 sáng, chiếc tàu vớt mìn Condor đang đi tuần tra trong vịnh mãi đến vùng biển bên ngoài vũng đậu tàu của Trân Châu Cảng. Bỗng trung úy hải quân R.C Macloy, sĩ quan trực bắt gặp bên mạn trái tàu một vệt sóng màu trắng. Vệt sóng đó cách tàu 100m và tiến dần về phía chiếc Condor theo hướng đi vào cảng. Anh vội chỉ nó cho hạ sĩ B.C Uttrick, và cả 2 người lần lượt dung chiếc ống nhòm của Macloy để quan sát. Họ đi đến kết luận đó là kính tiềm vọng của tàu ngầm.Chính đại úy hải quân Oscar Goeoner, 1 sĩ quan vừa tốt nghiệp Đại học miền Tây - Bắc Hòa Kì đã nhận được bức thông điệp đó. Anh cho đánh thức sĩ quan chỉ huy, viên đại úy hải quân William Outerbridge. Và đây có lẽ không những là cuộc báo động tàu ngầm đầu tiên mà còn là cuộc tuần tra đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của anh.Viên chỉ huy lập tức ban bố tình trạng chiến đấu trên tàu và suốt trong nửa giờ tiếp theo sau đó, chiếc tàu Ward cứ tìm hoài mà không thấy dấu vết chiếc tàu ngầm hoặc bằng mắt, hoặc bằng các máy dò âm thanh. Việc tìm kiếm không có kết quả. Và lúc 4h43, tình trạng chiến đấu đã bị bãi bỏ, và đa số các binh sĩ trên tàu đã trở về đi ngủ. Tuy nhiên, viên sĩ quan trực ban vẫn tiếp tục tìm kiếm nơi chân trời.Bốn phút sau đó, tấm lưới chống ngư lôi ở cửa vào cảng được mở ra. Công tác này đòi hỏi từ 8 đến 10 phút. Và đến 4h58 thì một thủy thủ đã ghi vào sổ trực ban của chiếc Ward: "Cửa mở, ánh sáng trắng" Vào lúc 5h08, chiếc tàu vớt mìn Gossbill cũng đi tuần tra với chiếc Condor, cũng đi vào trong cảng. Bình thường thì chiếc lưới chống ngư lôi phải đóng lại ngay tức thì. Nhưng vì còn chiếc Condor sẽ về sau 1 lát, vì thế người ta chưa nhọc lòng về việc đó. Thực tế ra, chiếc Condor vào cảng lúc 5h32, nhưng lưới cũng chưa được đóng lại ngay, vì còn chiếc tàu lai dắt Keosanqua dự kiến vào cảng lúc 6h15, và việc đóng mở lưới chống ngư lôi một cách lắt nhắt như vậy được xem là không hợp lý.Trước lúc mọi người có thể chợp mắt trên tàu Condor thì tàu Ward đặt câu hỏi qua vô tuyến điện vấn đề phụ sau đây: "Có thể cho biết một cách gần đúng về khoảng cách cũng như hướng đi của chiếc tàu ngầm được không?""Hướng đi của tàu ngầm", chiếc Condor trả lời, "cũng gần đúng hướng đi của chúng ta, vào khoảng 20 độ, còn khoảng cách xấp xỉ 100m"Như vậy là hơi lệch về phía Đông của khu vực kiểm tra lúc đầu, và Outerbridge có cảm tưởng là nó đã đi kiếm sai hướng. Thực ra thì chiếc Condor đề cập đến 2 vật khác nhau: Trong bức thông điệp đầu, nó nói đến hướng đi của chiếc tàu ngầm vào lúc bắt gặp lần sau cùng. Còn trong bức điện thứ 2, nó đề cập đến hướng đi của con tàu đó vào lần bắt gặp đầu tiên. Nhưng chiếc Condor đã quên thông báo là trong thời gian đó, chiếc tàu ngầm đã thay đổi hoàn toàn hướng đi. Và kết quả là chiếc Ward đã lao về hướng Đông, lùng sục tứ tung mà không hề tìm thấy chiếc tàu lạ mặt. Tuy nhiên chiếc Ward cũng không quên gửi lời cảm ơn chiếc Condor. Vào lúc 5h35, bức điện cám ơn được viết nhưu sau: "Cám ơn sự giúp đỡ của các bạn, chúng tôi vẫn tiếp tục lùng sục"Trung tâm vô tuyến điện ở mũi Bishopspoint, cách đó không xa, cũng nghe được những bức điện đó, nhưng họ không nghĩ gì về việc chia sẻ những nhận định, Thực ra những gì trao đổi giữa 2 con tàu đang làm phận sự chẳng mấy lien quan đến họ. Về phía mình, chiếc Ward không báo cáo gì lên trên cả, vì thực ra chiếc Condor nghĩ là đã trông thấy một vật gì, do đó họ giữ im lặng. Chung quy lại, theo họ, đây có thể là một vụ nhìn lầm. Dù sao thì chiếc tàu ngầm đó cũng không phải là chiếc do thiếu úy hải quân Sakamaki lái. Phải tới 5h30, trễ 2 tiếng so với giờ dự kiến, Sakamaki mới khởi hành được. Trong thời gian đó, người ta hoài công sửa chữa chiếc la bàn hồi chuyển nhưng không được, và đã 2 lần tàu ngầm này làm thủ tục tiễn biệt khi thiếu tá hải quân Hiroshi Hanabusa, chỉ huy con tàu ngầm mẹ I-24 hỏi liệu việc hỏng la bàn có làm thay đổi kế hoạch không thì Sakamaki kiêu hãnh trả lời: " Báo cáo thiếu tá, tôi vẫn thi hành nhiệm vụ như dự kiến". Sau đó cả 2 viên sĩ quan cùng hô lớn, với niềm phấn khích khơi dậy bởi lòng ái quốc: "Tiến lên, xông thẳng đến Trân Châu Cảng".Bình minh lên vào lúc mà Sakamaki và Inagaki cũng từ boong chiếc I-24 để bước vào chiếc tàu ngầm bỏ túi. Họ cùng nắm lấy bàn tay phải của nhau, còn trong bàn tay kia của mỗi người là chai rượu Sake cùng đồ ăn. Cách nới đó không xa, thiếu úy Hải quân Hirowo cũng hô lớn lúc từ tàu ngầm mẹ I-20 vào chiếc tàu ngầm bỏ túi: "Chúng ta lên đường vui vẻ như những học sinh trung học đi nghỉ hè vậy".Chiếc I-24 từ từ biến vào long biển, thủy thủ đoàn im lặng chờ đợi phút giây tháo chốt móc chiếc tàu ngầm bỏ túi ra. Bên trong chiếc tàu ngầm con, Sakamaki và Inagaki cũng chờ đợi trong lúc động cơ điện của chiếc tàu ngầm nổ giòn. Họ cảm thấy như chiếc tàu ngầm mẹ đang tăng tốc để công việc phóng chiếc tàu ngầm con được dễ dàng.Nhưng đột nhiên có một sự va chạm khủng khiếp xảy ra vào lúc phóng và tất cả đã đi lệch hướng. Thay vì lao đi theo chiều ngang, chiếc tàu ngầm bỏ túi đã chúi mũi xuống và toan lao xuống đáy biển. Sakamaki cho tắt động cơ và cố gắng cho con tàu trồi lên.

CHƯƠNG 4

Từ 5h30 đến 7h

Trung úy Harauo Takeda, quan sát viên từ trên không của chiếc tuần dương hạm Tone đã không dấu nổi sự thất vọng khi thấy Hải quân Nhật lúc này còn cách Oahu 250 hải lý mà vẫn cứ tiếp tục lao về phía Nam.Thực ra, vào phút chót, một mệnh lệnh đã ngăn không cho anh được lái chiếc thủy phi cơ của tàu Chikuma, đi làm 1 cuộc thám thính Hải quân Mỹ cuối cùng vào lúc 5h30. Hơn nữa, anh cảm thấy lo ngại, là vì với trách nhiệm của người thực hiện việc phóng máy bay, anh sợ sẽ có sự va chạm giữa 2 thủy phi cơ. Đúng ra 2 con tàu cách nhau đúng 8 hải lý, nhưng lúc đó trời vẫn còn tối. Vả lại, khi mọi sự đều đã nhập cuộc, người ta đều có những duyên cớ để lo ngại.Sau cùng thì mọi việc đã diễn ra thật tốt đẹp. Hai chiếc thủy phi cơ, những anh lính tiên phong của binh chủng không quân, đã được phóng lên an toàn và đang biến dần vào bóng tối. Đô đốc Nagumo đã dự kiến ném vào chiến dịch 353 phi cơ xuất kích làm 2 đợt liền nhau. Đợt đầu gồm 40 phi cơ phóng ngư lôi, 51 phi cơ phóng pháo bổ nhào, 49 phi cơ phóng pháo thường và 43 phi cơ khu trục hộ tống được xuất kích vào lúc 6h sáng. Đợt sau gồm 80 phi cơ phóng pháo bổ nhào, 54 phi cơ phóng pháo ở đọ cao và 36 khu trục bảo vệ, xuất kích lúc 7h15, Còn lại 39 chiếc khác sẽ ở lại để bảo vệ hạm đội Nhật chống lại cuộc không kích trả thù của Mỹ có thể xảy ra. Trên các hàng không mẫu hạm, người ta đang hoàn tất những chuẩn bị sau cùng. Các thợ máy đã phải đứng hàng giờ trong các khoang chứa máy bay để kiểm tra máy móc, sau đó các máy nâng sẽ đưa máy bay lên boong xuất phát. Tiếng động cơ nổ giòn trong khi các công việc kiểm tra được tiến hành. Trên mẫu hạm Hiryu, thiếu tá Amagai đi rút những mẩu giấy mà ông đã cài vào chốt những máy vô tuyến trước đây để phòng các phi công lỡ tay mở đài, có thể gây báo động.Ở bên dưới, các phi công mặc vào người những bộ quần áo sạch sẽ và những bộ quân phục được ủi thẳng tắp. Nhiều người trong số họ còn đội vào đầu chiếc khăn truyền thống, chiếc "Hashamaki" nổi tiếng. Từng nhóm nhỏ một còn tụ tập xung quanh những bàn thờ nhỏ của nghi lễ "Đại thần" mà các chiến hạm của Nhật đều có mang theo. Ở đó, họ còn uống rượu sake và cầu nguyện cho chiến dịch được thắng lợi.Họ đều có tiêu chuẩn được dùng một bữa điểm tâm đặc biệt. Thay cho các món thông thường như cá thu kho ăn với cơm nấu bằng lúa mạch, hôm nay họ được phục vụ món "Schikan" gồm có cơm nấu với hạt đậu đỏ, món này chỉ dùng trong những ngày hội lớn. Sau đó mỗi người đi lãnh khẩu phần bay bao gồm cơm nắm có những trái mận ngâm dấm, socola đặc và các viên nhộng đặc biệt giúp họ luôn tỉnh táo.Sau đó các phi công cùng hội họp trong phòng tác chiến cho buổi "hội ý" sau cùng trước khi cất cánh. Trên kỳ hạm Akagi, Thiếu tá Mitsuo Fuchida chỉ huy cuộc không tập, đi đến trình diện trước Đô đốc Nagumo. Ông báo cáo: "Tôi sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ mà tướng quân giao phó"."Tôi hoàn toàn tin tưởng ở thiếu tá". Ông Đô đốc đáp lại và siết chặt tay Fuchida. Cũng cảnh tượng đó diễn ra trên mọi con tàu sân bay: một phòng tác chiến ánh sáng vừa đủ, ở đó tụ họp các phi công trước giờ lên đường chiến đấu. Một vài người trong số họ còn không tìm được chỗ, phải ngồi bên ngoài lối đi. Một chiếc bảng đen có chỉ rõ vị trí các chiến hạm Mỹ vào lúc 10h30 sáng ngày 6 tháng 12. Một cái nhìn cuối cùng về cách bố trí của quân địch trên bảng đồ. Sau cùng là những thông số về hướng gió, tốc độ gió, khoảng cách tới Hawai, thời gian bay tới đó rồi trở về.Tiếp đến là một mệnh lệnh: không ai, trừ thiếu tá Fuchida, được sờ mó vào máy vô tuyến điện trước giờ khởi sự chiến dịch. Và sau cùng là những lời động viên khích lệ của các sĩ quan phụ trách bay, các chỉ huy trưởng của các tàu sân bay và trên kỳ hạm Akagi, đích thân Đô đốc Nagumo đọc lời động viên đó.Trong buổi bình minh trong lành, các phi công lên cả trên boong tàu. Một vài người trong số họ còn mang trên cổ bảng chỉ dẫn bay mà người ta vừa trao cho họ. Từng người một, họ lần lượt ngồi vào khoang lái, tay vẫy chào những đồng đội còn lại trên tàu...Phi công trẻ Ippei Goto trong bộ quân phục thiếu úy không quân mới tinh trên tàu Kaga, anh chàng Fusada Iida của tàu Sorgu vốn ít nói và rất mê môn bóng chày, thiếu úy Haita Madsumura lấy tay giật mạnh chiếc mặt nạ vốn hay gây cười cho mọi người, để lộ một bộ ria mép rất đẹp mà anh đã bí mật nuôi từ mấy ngày nay.Thiếu tá Fuchida ngồi vào chiếc phi cơ đầu đàn được đánh dấu bằng một dải lụa màu đỏ và vàng buộc ở đuôi. Trước khi khởi động động cơ, thợ máy trưởng còn đưa cho thiếu ta một chiếc khăn "hashamaki" đặt biệt. Đây là một tặng phẩm của những nhân viên mặt đất", anh nói: "Liệu tôi có thể đề nghị thiếu tá mang nó trên bầu trời Trân Châu Cảng được không?". Tambo, sĩ quan cơ khí trên kỳ hạm Akagi, sau khi được phép rời buồng máy đã chạy vội lên boong tàu để chứng kiến khoảnh khắc trọng đại. Thực ra thì lần này cũng là cơ hội duy nhất mà anh rời buồng máy trên chuyến hải trình này. Trên boong xuất phát, mọi người cũng tậplại, reo to những lời động viên khi phi công vẫy tay chào.Mọi ánh mắt đều hướng về phía kỳ hạm Akagi, là nơi sẽ ra lệnh xuất phát. Những lá cờ nhỏ được kéo lên đến lưng chừng cột buồm ra lệnh cho các phi công sẵn sàng. Khi những lá cờ đó lên đến đỉnh cột rồi lại từ từ đi xuống thì các phi cơ sẽ cất cánh.Sáu chiếc hàng không mấu hạm từ từ quay mũi để cùng quay ra nằm dọc theo chiều gió. Những mặt biển hôm nay động, từng đợt sóng lớn đến vỡ ra ở mũi tàu. Tình trạng biển lúc này không đảm bảo lắm cho 1 cuộc cất cánh, đô đốc Kusaka nghĩ thầm trong đầu. Nhưng ông không còn cách lựa chọn nào khác. Lực lượng tấn công Trân Châu Cảng lcus này còn cách Oahu 230 hải lý về phía Đông Bắc. Lúc này là 6h sáng.Những lá cờ nhỏ đã lên đến đỉnh rồi đi xuống. Từng chiếc một, các phi cơ rời khỏi boong xuất phát. Tiếng động cơ nổ vang trời làm át cả những tiếng hoan hô nổi lên khắp nơi. Trên tàu sân bay Shokaku, thiếu tá Isakamoto cho rằng bản thân ông đang được sống những giờ phút trọng đại nhất đời mình. Sĩ quan quân khí Tambo hét lên như một đứa trẻ. Ông lao xuống cầu thang, bốn bậc một, để chạy vào buồng máy kể cho mọi người nghe về những quang cảnh diễn ra trên boong.Giờ đã đến lượt các phi cơ phóng ngư lôi và những phóng pháo cơ bổ nhào xuất phát dưới sự bảo vệ của các khu trục cơ. Chẳng bao lâu mà 183 chiếc phi cơ đã xoay tròn trên hạm đội trong ánh ban mai. Chúng nhanh chóng sắp xếp theo đội hình hành quân chiến đấu. Anh lính thủy Iki Kuramoti, nước mắt ràn rụa, chắp tay cầu nguyện.Sau lúc căng thẳng ghê gớm lúc phi đội cất cánh lúc biển động, đô đốc Kusaka đột nhiên cảm thấy kiệt sức. Mặc dù thường ngày ông vẫn tựu hào mình luôn vững vàng nhờ thường xuyên tập luyện võ đạo và kiếm đạo, nhưng hôm nay ông run rẩy như một chiếc lá và phải ngồi bệt xuống boong tàu, hay trên một chiếc ghế mà chính ông cũng không nhớ nữa. Ông cứ ngồi trầm ngâm như thế một lúc mới lấy lại thần sắc trong lúc những chiếc phi cơ cứ bay xa dần về phía Nam. Ở nơi gần với mục tiêu chính của cuộc tấn công sắp diễn ra, dấu vết duy nhất của cuộc sống lại là một chiếc xe hơi. Trong đó người lái xe là một phụ nữ trung niên đang đưa chồng đến nơi làm việc. Bà William Blackmore đang cho xe tiến đến chiếc cổng chính, lối vào Trân Châu Cảng. Ở đó có một lính gác thuộc đơn vị "Thủy quân lục chiến" đang kiểm tra giấy phép ra vào cài trên cái gạt nước. Sau thủ tục giấy tờ, bà cho xe tiến đến bến đỗ các tàu nhỏ. Ông Blackmore, một quân nhân đã hồi hưu sau 16 năm phục vụ trong binh chủng thủy quân lục chiến. Giờ đây ông là thợ máy trưởng trên chiếc tàu lai dắt Keosanqua. Con tàu này phải ra khơi lúc 6h sang để gặp chiếc tàu tiếp tế Antares.Vào lúc người phụ nữ từ giã chồng bà thì những tia nắng mặt trời đầu tiên đang chiếu vào những chiến hạm neo đậu trong cảng bằng những tia sang có vẻ ma quái. "Đây có lẽ là nơi yên tĩnh nhất mà tôi được biết", bà nhận xét như vậy."Nếu em biết được những chuyện gì đang xảy ra trong kia thì em còn kinh ngạc hơn", ông Blackmore đáp lại nhận xét của vợ trong lúc bước lên con tàu lai dắt.Chiếc lưới chống ngư lôi ở lối ra cửa cảng đã được mở ra lấy lối cho chiếc Keosaqua ra khơi, và người ta cứ để mở như vậy chờ lúc tàu trở về. Lúc đó là 6h30 sáng và chiếc Antares đã được nhìn thấy rõ. Một chiếc thủy phi cơ lớn loại PBY của hải quân đang bay vòng tròn phía trên cảng, có lẽ nó đã phát hiện ra điều gì thú vị.Trên chiến hạm Ward, anh lính thủy Raenbig đứng trên đài quan sát cũng đang nhận thấy điều gì đó. Vào lúc chiếc Antares tiến đến từ phía Tây Nam, đến gần mạn trái trước tàu Ward, đột nhiên Raenbig trông thấy một vật kỳ lạ màu đen có vẻ như được gắn vào sợi dây cáp nối tàu Antares với một chiếc xà lan được chiếc tàu lai dắt. Hai tàu còn cách nhau khoảng 1 hải lý, do đó Raenbig đề nghị với hạ sĩ Gearin dung ống nhòm để quan sát. Gearin quan sát và ngay lập tức anh thấy vệt đen đó không phải được gắn vào sợi dây cáp mà là nằm trên đường kéo dài của dây. Như vậy vật đo nằm ở mặt ngoài của chiếc Antares so với chiếc Ward. Gearin vội chỉ cho trung úy Goepner cùng xem thì ông này nói đó là chiếc cọc tiêu, nhưng ông khuyên Gearin đừng rời mắt khỏi vật đó.Một phút sau đó, Gearin tuyên bố vật lạ có thể là nắp đậy của một chiếc tàu ngầm đang lại gần tàu Antares như thể nó muốn nấp đằng sau chiếc xà lan. Vào lúc đó, chiếc thủy phi cơ của hải quân đang bắt đầu lượn vòng tròn trên đầu họ và Goepner lúc này mới tin là có tàu ngầm. "Xin mời thiếu tá lên đài quan sát" , anh kêu lên. Outerbridge vội vàng chạy vào phòng bản đồ, khoác vội chiếc áo lên mình và chạy tới nơi.Chỉ thoáng nhìn thấy chiếc tàu ngầm ông đã ban bố tình trạng báo động chiến đấu vào đúng 6h40 sáng.Trước khi chạy lên boong tàu, anh pháo thủ còn kịp đóng chiếc cửa dẫn tới gian chứa máy kéo neo. Trong lúc anh chạy về vị trí chiến đấu của mình ở boong trước thì Outerbridge ra hiệu cho anh không được lại gần tháp pháo số 1 lúc này đang quay về hướng tàu ngầm.Trên boong sau, thiếu úy Haunie chạy vội đến tháp pháp số 3 và số 4 ra lệnh cho mang đạn dược từu trong khoang tàu ra.Outerbridge ra lệnh "Tất cả tiến lên" và chiếc tàu Ward gìa nua vội tăng tốc và trong 5 phút đẩy tốc độ từ 5 lên đến 25 hải lý /giờ.Một cách mệt nhọc, chiếc tàu cỗ lỗ sĩ được đóng từ năm 1918 chuyển hướng sang mạn trái, lao tới chỗ có nắp chiếc tàu ngầm, lúc này còn cách chiếc Ward 400m về mạn phải. ]Vào lúc này, trên con tàu Antares, người ta đã hiểu ra chuyện gì đang đến và chiếc "đèn tín hiệu" đang báo hiệu tàu đang bị theo dõi. Từ trên cao, bộ phận báo hiệu của chiếc PBI cho ném 2 trái lựu đạn khói để đánh dấu vị trí tàu ngầm. Thiếu úy phi công William Tanner, người lái chiếc thủy phi cơ sẽ thực hiện "điều thiện" của mình trong ngày theo cách sau. Phản ứng đầu tiên của anh khi trông thấy chiếc tàu ngầm rõ nét ở ngoài vùng những tàu ngầm bạn là lời nói: "Trời ơi, có một chiếc tàu ngầm đang lâm nạn".Sau đó anh trông thấy chiếc Ward đang mở hết tốc độ chạy về hướng đó. Tức thì anh hạ độ cao nhanh chóng để liệng 2 trái lựu đạn khói giúp cho chiếc Ward cứu nạn chiếc tàu ngầm đó một cách dễ dàng.Nhưng con tàu Ward không cần sự giúp đỡ nào cả. Chiếc tàu ngầm đang ở bên mạn phải và đang xông thẳng vào chiếc Ward . Nó đi là là mặt nước, chiếc nắp tàu cách mặt biển chừng 30cm.Giữa song nước, các lính thủy Mỹ chợt trông thấy một chiếc tàu có thân dài, hình giống điếu xì gà. Sự xuất hiện này làm họ hoảng sợ. Đa số thủy thủ thấy chiếc tàu như bị han rỉ. Họ đều nhất trí rằng trên nắp tàu không có dấu hiệu nào trông thấy rõ.Điều lạ lùng hơn cả là có vẻ như chiếc tàu ngầm không trông thấy chiếc Ward và theo chiếc Ward nó xông thẳng về phía trước với tốc độ khoảng từ 8 đến 9 hải lý/ giờ. "Sẵn sang khai hỏa". Outerbridge hạ lệnh. Lúc này họ chỉ còn cách tàu ngầm khoảng 100m, một cự ly quá gần để có thể dung máy ngắm. Và thế là viên trung sĩ pháo thủ Mate Art, phụ trách khẩu pháo số 1 cứ việc chĩa thẳng đại bác vào mục tiêu như một khẩu sung săn, đoạn anh giật cò. Lúc đó là 6h46 và viên trái phá đầu tiên đã đi trên mục tiêu, bắn thẳng xuống biển. Nhân viên phụ trách khẩu pháo số 3 là Russel Knapp hạ lệnh bắn 30s sau đó, lúc mục tiêu chỉ còn cách tàu có 50m, lần này anh ta gặp may. Viên đạn đã bắn trúng nắp tàu ngầm, làm nó chao đảo đi một chút, nhưng vẫn tiếp tục chạy tiếp. Giờ đây tàu ngầm đã ở sát bên sườn chiếc Ward. Pháo thủ Luis Gerner còn đủ thì giờ nhìn thấy chiếc thấu kính của kính tiềm vọng. Nhưng nó đã kịp vòng ra phía sau, lượn một vòng tròn xung quanh con tàu Mỹ.Bốn tiếng còi ngắn vang lên, báo hiệu cho trưởng tàu phóng ngư lôi Maskawilz, anh này kịp thời phóng ra 4 ngư lôi diệt tàu ngầm. Chiếc tàu ngầm biến mất ngay trong núi bọt nước bốc cao. Maskawilz đã điều chỉnh đầu đạn để nso nổ trong phạm vi 30m, và anh tở ra hài lòng khi chiếc tàu ngầm có vẻ như đã đi đời nhà ma.Trên chiếc thủy phi cơ của mình, thiếu úy phi công Tanner đang tự hỏi sẽ phải làm gì. Cá nhân anh, anh rất muốn đến giúp đỡ chiếc tàu ngầm lâm nạn, nhưng những mệnh lệnh ban bố ra rất chặt chẽ: phải tấn công và đánh đắm mọi tàu ngầm lởn vởn trong khu vực phòng thủ mà không được phép. Anh thấy đó là điều mà chiế Ward đang thực hiện. Sau giây phút lưỡng lự, Tanner lại lượn một vòng, và anh thả xuống những quả đạn chống tàu ngầm. Trên chiến hạm Ward, trung úy Goepner nghi ngờ chiếc tàu ngầm này là của Mỹ?. Thực ra thì nó chẳng có phận sự gì ở chỗ này cả, mà hình dạng cũng chẳng giống những tàu ngầm mà anh đã biết, nhưng liệu anh có thể mắc sai lầm chăng?. Nỗi lo lắng đó, thực ra, cũng đã được thiếu úy Tanner chia sẻ. Tanner và người bạn cùng bay, thiếu úy Clark Greevey cứ tìm cách trấn an lẫn nhau bằng cách cả 2 cùng nói với mình là chỉ biết thi hành mệnh lệnh cấp trên. Nhưng liệu Tanner có nhầm lẫn...Anh hình dung ra cảnh khi ra tòa án binh, anh bị liệt vào hạng người đã đánh đắm tàu Mỹ. Và trong những ngày còn lại của cuộc đời, anh hình dung cảnh mình bị đuổi khỏi hải quân và vất vưởng đi tìm một việc làm. Qúa buồn bã, anh đánh điện về văn cứ hải quân Kaneohe để báo cáo việc mình tấn công tàu ngầm, và chờ đợi ngày kết thúc binh nghiệp của mình.Chỉ có Outerbridge là luôn hoàn toàn tin tưởng. Thực ra, anh chỉ tiếc là mình đã không thảo bức điện của mình gửi lúc 6h51 một cách rõ rang hơn. Anh đã viết như sau: "Đã tấn công bằng thủy lôi chống tàu ngầm một tiềm thủy đỉnh đang hoạt động trong khu vực phòng thủ". Nhưng cấp trên, trong khi đọc, có thể tưởng là anh chỉ mới phát hiện chiếc kính tiềm vọng của tàu, hoặc bộ phận định vị bằng âm thanh đã phát hiện ra điều gì khác thường. Trong những năm gần đât, đã có quá nhiều vụ "tấn công" vào các phao tiêu, vào cả cá voi. Khiên cho ở đại bản doanh, người ta có thể bực bội khi đọc một bức thong điệp kiểu đó. Lần này đây, chiếc tàu Ward đã nhìn thấy chính chiếc tàu ngầm, và đó chính là chi tiết cần thiết để nhấn mạnh, để cho bộ chỉ huy làm điều gì đó khác hơn là cứ trả lời như thường lệ: "Hãy kiểm tra lại và báo cáo"Do đó, Outerbridge lại vội vàng thảo một bức thông điệp mới, mà ông gửi tới bộ chỉ huy vùng 14 hải quân lúc 6h53. Nội dung như sau: "Chúng tôi đã tấn công bằng đại bác và thủy lôi chống tàu ngầm và đã đánh chìm chiếc tiềm thủy đỉnh hoạt động trong vùng phòng thủ". Nhưng như vậy, chính Outerbridge cũng cảm thấy chưa đủ. Lẽ ra anh có thể thông báo cái sự kiện đặc biệt đó qua một bức điện viết rõ ràng bằng chữ, không cần mã hóa, như thế sẽ nhanh hơn một vài phút. Anh cũng có thể thông báo bằng tín hiệu quang học cho đài quan sát của cảng. Anh có thể phải gửi ngay bức điện đi, thay vì ném vào ngăn kéo. Anh đã mở đầu nó như sau: "Phát hiện nắp một chiếc tàu ngầm kiểu dáng lạ, đã nã súng bắn 2 phát ở tầm gần...". Nhưng ít ra thì anh cũng đã làm được một điều gì đó. Trong khi những người khác còn đang bị huyễn hoặc bởi một viễn cảnh hòa bình, thì anh đã tỏ ra là người đã có gan thông báo là mình đã trực tiếp tấn công vào một kẻ nào đó.Dù sao chăng nữa thì cái "kẻ nào đó" không phải là thiếu úy hải quân Sakamaki. Vào lúc 6h30, anh vẫn cùng Inagaki tìm cách cho chiếc tàu ngầm thăng bằng trở lại. Điều này không mấy dễ dàng. Khoang tàu chỉ đủ cho một người bò sấp người từ đầu này sang đầu kia của tàu. Họ thay nhau làm như vậy, tay luôn điều chỉnh các ngăn nước dằn, sờ soạng các thanh điều khiển sự lưu thông của không khí và nước bên trong các bình chứa. Loay hoay mãi trong một tiếng đồng hồ, họ đã làm cho tàu ngầm nằm ngang trở lại.Sau cùng, họ lại có thể cho tàu chạy và còn có thời gian ăn vội chút gì vào bụng. Họ ngồi đối diện nhau trong vị trí kiểm soát tàu bé nhỏ, cùng ăn cơm nắm và uống rượu sake. Sau đó họ siết tay nhau và hứa với nhau lần nữa là họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ.Mười phút sau đó, Sakamaki nhìn qua kính tiềm vọng và anh vô cùng hoảng hốt khi thấy tàu đi chệch hướng đến 90 độ. Anh cố sức để lấy lại hướng đi abn đầu nhưng không mấy kết quả. Chiếc tàu ngầm, thiếu la bàn hồi chuyển, cứ phải tự mò mẫm mà đi và hình nhưu nó vẫn đi sai hướng. Lúc đó đã gần 7h rồi mà thiếu úy Sakamaki, với đôi bàn tay run rẩy và nhớp nháp mồ hôi, vẫn còn thấy mình ở quá xa cửa vào Trân Châu Cảng.

Phụ lục 1:

Kế hoạch sử dụng binh lực của Hải quân Nhật Bản

Không lực của Hải quân của các tàu sân bay Nhật Bản tham gia vào các cuộc tấn công Trân Châu Cảng sử dụng ba loại máy bay chủ yếu, thường được biết đến với tên mã cho chúng trong Hải quân Hoa Kỳ: máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M Kiểu 11 ("Zero"), máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N Kiểu 97/12 ("Kate") và máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A Kiểu 99 ("Val"). Đặc điểm của các phương tiện này như sau:• Máy bay chiến đấu Mitsubishi A6M kiểu 11 ("Zero") do một phi công điều khiển; tốc độ tối đa 545 km/h; tầm hoạt động tối đa 1.870 km; được trang bị một súng máy 20 mm và hai bom 60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 10 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 78 lần chiếc.• Máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A kiểu 99 ("Val") do hai phi công điều khiển; tốc độ tối đa 450 km/h; tầm hoạt động tối đa 1.400 km; đuợc trang bị bom 250 kg dưới thân và 2 bom 60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 6 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 129 lần chiếc.• Máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N kiểu 97/12 ("Kate") do 2 đến 3 phi công điều khiển; tốc độ tối đa 360 km; tầm hoạt động tối đa 1.100 km; được trang bị một ngư lôi MK-91 457 mm hoặc một quả bom 800 kg dưới thân. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 11 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 143 lần chiếc, trong đó có 49 lần chiếc mang bom 800 kg và 94 lần chiếc mang ngư lôi MK-91.Các tàu sân bay được hộ tống bởi một hạm đội tàu nổi mạnh gồm các thiết giáp hạm nhanh Hiei và Kirishima, tàu tuần dương hạng nặng Chikuma, 9 tàu khu trục. Soái hạm của hạm đội Nhật Bản là chiếc tàu sân bay Akagi.1. Phân hạm đội liên hợp số 1 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng do đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy, có 2 tàu sân bay Akagi và Kaga với sự phân công nhiệm vụ như sau:1.1 Tàu sân bay Akagi do hạm trưởng Kiichi Hasegawa chỉ huy, chỉ huy không quân Masuda Shogo; được giao nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Maryland (BB-46), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37) và USS California (BB-44); tàu chở dầu USS Neosho (AO-23), căn cứ không quân Hickam, căn cứ thủy phi cơ Ford, khu vực Eva. Trong biên chế có:1.1.1 Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima B5N do thiếu tá Fuchida Mitsuo chỉ huy, gồm phi đội 1 của thiếu tá Fuchida, phi đội 2 của trung úy Goro Iwasaki và phi đội 3 của trung úy Izumi Furukawa.1.1.2 Liên đội phóng lôi có 15 chiếc Nakajima B5N do trung tá Murata Shigeharu chỉ huy, gồm các phi đội 1 và 2 do trung tá Shigeharu chỉ huy, phi đội 3 và 4 do trung úy Asao Negishi chỉ huy.1.1.3 Phi đoàn ném bom có 18 chiếc Aichi D3A do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy gồm các phi đội 21, 22, 23 do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy, các phi đội 25, 26, 27 do trung úy Zenji Abe chỉ huy.1.1.4 Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung tá Shigeru Itaya chỉ huy, gồm phi đội 1 của trung tá Itaya, phi đội 2 của trung úy Saburo Shindo. Liên đội này còn có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.1.2 Tàu sân bay Kaga do hạm trưởng Okada Jisaku chỉ huy, không quân do thiếu tá Sata Naohito chỉ huy; được giao nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Arizona (BB-39), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37), USS Nevada (BB-36), căn cứ không quân Hickam và căn cứ thủy phi cơ Ford. Trong biên chế có:1.2.1 Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima B5N do trung tá Kakuichi Hashiguchi chỉ huy, gồm phi đội 1 của trung tá Kakuichi Hashiguchi, phi đội 2 của trung úy Hideo Maki, phi đội 3 của trung uý Yoshitaka Mikami.1.2.2 Liên đội phóng lôi có 12 chiếc Nakajima B5N do trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, gồm các phi đội 1 và 2 của trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, các phi đội 3 và 4 của trung úy Mimori Suzuki.1.2.3 Liên đội ném bom có 27 chiếc Aichi D3A do trung úy Saburo Makino chỉ huy, gồm các phi đội 21, 22, 23 do đích thân Makino chỉ huy, các phi đội 24, 25, 26 do trung úy Shoichi Ogawa chỉ huy, các phi đội 27, 28, 29 do trung úy Shoichi Ibuki chỉ huy.1.2.4 Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, gồm phi đội 1 do đích thân trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, phi đội 2 do trung úy Yaushi Nikaido chỉ huy. Liên đội này có có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.2. Phân hạm đội liên hợp số 2 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng do phó đô đốc Yamaguchi Tamon chỉ huy, có 2 tàu sân bay Sōryū và Hiryū với sự phân công nhiệm vụ như sau:2.1 Tàu sân bay Sōryū do hạm trưởng Yanagimoto Ryusaku chỉ huy; không quân do thiếu tá Kusumoto Ikuto chỉ huy được giao nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Nevada (BB-36), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Utah (BB-31), USS Helena (CL-50), USS California (BB-44) và USS Raleigh (CL-7); sân bay Wheeler và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:2.1.1 Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima B5N do trung úy Heijiro Abe chỉ huy, gồm phi đội 1 do trong úy Abe chỉ huy và phi đội 2 do trung úy Sadao Yamamoto chỉ huy.2.1.2 Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima B5N do trung úy Tsuyoshi Nagai chỉ huy, gồm phi đội 1 và phi đội 2 do trung úy Nagai chỉ huy, phi đội 3 và phi dội 4 do trung úy Tatsumi Nakajima chỉ huy.2.1.3 Liên đội ném bom có 18 chiếc Aichi D3A do thiếu tá Egusa Takeshige chỉ huy, gồm các phi đội phi đội 21, 22, 23 của thiếu tá Egusa Takeshige và các phi đội 24, 25, 26 của trung úy Masatake Ikeda.2.1.4 Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Masaji Suganami chỉ huy gồm phi đội 1 của trung úy Masaji Suganami và phi đội 2 của trung úy Fusata Iida. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.2.2 Tàu sân bay Hiryū do hạm trưởng Kaku Tomeo chỉ huy, Amagai Takahisa chỉ huy không quân, đuợc giao nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Arizona (BB-39), USS California (BB-44), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37) và USS Helena (CL-50); các công trình ngầm và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:2.2.1 Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima B5N do trung tá Tadashi Kosumi chỉ huy gồm phi đội 1 của trung tá Kosumi và phi đội 2 của trung úy Toshio Hashimoto.2.2.1 Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima B5N do trung úy Heita Matsumura gồm các phi đội 1 và 2 của trung úy Heita Matsumura, các phi đội 3 và 4 của trung úy Hiroharu Sumino.2.2.1 Liên đội ném bom có 10 chiếc Aichi D3A do trung tá Michio Kobayashi chỉ huy gồm các phi đội 21, 22, 23 của trung tá Michio Kobayashi, các phi đội 24, 25, 26 của trung úy Shun Nakagawa.2.2.1 Liên đội tiêm kích đánh chặn có 15 chiếc A6M Zero do trung úy Kiyokima Okajima gồm phi đội 1 của trung úy Kiyokima Okajima và phi đội 2 của trung úy Sumio Nono. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.3. Phân hạm đội liên hợp số 5 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng do phó đô đốc Chūichi Hara chỉ huy có 2 tàu sân bay Shōkaku và Zuikaku với sự phân công nhiệm vụ như sau:3.1 Tàu sân bay Shōkaku do hạm trưởng Jojima Takatsugu chỉ huy, Wada Tetsujiro chỉ huy không quân đuợc giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane''ohe và các trận địa cao xạ. Trong biên chế có:3.1.1 Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 chiếc Nakajima B5N do trung úy Tatsuo Ichihara chỉ huy gồm phi đội 1 của trung úy Tatsuo Ichihara, phi đội 2 của trung úy Tsutomu Hagiwara và phi đội 3 của trung úy Yoshiaki Ikuin.3.1.2 Liên đội ném bom do có 27 chiếc Aichi D3A do trung tá Takahashi Kakuichi chỉ huy gồm phi đội 1 của trung tá Takahashi Kakuichi, phi đội 2 của trung úy Masao Yamaguchi và phi đội 3 của trung úy Hisayoshi Fujita.3.1.3 Liên đội tiêm kích đánh chặn có 5 chiếc A6M Zero do trung úy Tadashi Kaneko chỉ huy, liên đội này có 9 chiếc A6M Zero trong lực luợng dự trữ.3.2 Tàu sân bay Zuikaku do hạm trưởng Yokokawa Ichibei chỉ huy, Shimoda Hisao chỉ huy không quân, được giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane''ohe và các trận địa cao xạ. Trong biên chế có:3.2.1 Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 chiếc Nakajima B5N do trung tá Shigekazu Shimazaki chỉ huy gồm phi đội 1 của Shigekazu Shimazaki, phi đội 2 của trung úy Takemi Iwami và phi đội 3 của trung úy Yoshiaki Tsubota.3.2.2 Liên đội ném bom có 27 chiếc Aichi D3A do trung tá Sakamoto Akira chỉ huy gồm phi đội 1 của Sakamoto Akira, phi đội 2 của trung úy Tomatsu Ema và phi đội 3 của trung úy Hayashi.3.2.3 Liên đội tiêm kích đánh chặn có 6 chiếc A6M Zero do trung úy Masao Sato chỉ huy và 9 chiếc trong lực lượng dự trữ.Tàu khu trục Akigumo thuộc lớp Yugumo hoạt động độc lập.4. Phân hạm đội thiết giáp hạm số 3 do phó đô đốc Gunichi Mikawa chỉ huy gồm hai thiết giáp hạm Hiei và Kirishima.5. Phân hạm đội tuần dương số 8 do đô đốc Hiroaki Abe chỉ huy gồm các tuần dương hạm Tone và Chikuma.6. Phân hạm đội khu trục số 1 do phó đô đốc Sentarō Ōmori chỉ huy chỉ có khu trục hạm Abukuma thuộc lớp Nagara.7. Phân hạm đội khu trục số 17'' gồm các tàu khu trục Urakaze, Isokaze, Tanikaze và Hamakaze đều thuộc lớp Kagerō.8. Phân hạm đội khu trục số 18'' gồm các tàu khu trục Kagerō và Shiranuhi thuộc lớp Kagerō, các tàu khu trục Arare và Kasumi thuộc lớp Asashio.9. Đơn vị khu trục Midway do hạm trưởng Ohishi Kaname gồm các tàu khu trục Akebono (1930) và Ushio (1930) đều thuộc lớp Fubuki.10. Phân hạm đội tàu ngầm số 2 do hạm trưởng Imaizumi Kijiro chỉ huy gồm tàu ngầm I-10 thuộc lớp Kiểu A, các tàu ngầm I-21 và I-23 thuộc phân lớp I-15, Kiểu B1.11. Đoàn tàu vận tải số 1 gồm tàu chở dầu Kyokuto Maru, các tàu vận tải Kenyo Maru, Kokuyo Maru, Shinkiku Maru và Akebono Maru.12. Đoàn tàu vận tải số 2 gồm tàu chở dầu Tōhō Maru, các tàu vận tải Toei Maru và Nippon Maru.13. Hạm đội tàu ngầm số 6 do phó đô đốc Shimizu Mitsumi chỉ huy trong biên chế có:14. Phân hạm đội tàu ngầm số 1 do phó đô đốc Sato Tsutomu chỉ huy gồm tàu ngầm I-9 thuộc lớp I-9, kiểu A1, các tàu ngầm I-15, I-17 và I-25 đều thuộc lớp I-15 kiểu B1.15. Phân hạm đội tàu ngầm số 2 do phó đô đốc Yamazaki Shigeaki chỉ huy gồm tàu ngầm I-7 thuộc lớp I-7, kiểu J3, các tàu ngầm I-1, I-2, I-3, I-4 đều thuộc lớp I-1, kiểu J1, tàu ngầm I-5 thuộc lớp I-5, kiểu J1M và tàu ngầm I-6 thuộc lớp I-6, kiểu J2.16. Phân hạm đội tàu ngầm số 3 do đô đốc Shigeyoshi Miwa chỉ huy gồm các tàu ngầm I-8 lớp I-7 kiểu J3, I-68, I-69, I-70, I-71, I-72, I-73 đều thuộc lớp I-68 kiểu KD6A, các tàu ngầm I-74 và I-75 thuộc lớp I-74 kiểu KD6B.17. Phân hạm công kích đặc biệt do hạm truởng Sasaki Hanku chỉ huy tàu ngầm "mẹ" gồm các tàu ngầm "bỏ túi" I-22 và I-22A do thuyền trưởng Naoji Iwasa chỉ huy, I-16 do thuyền truởng Hiroshi Hanabusa chỉ huy, I-16A, I-18, I-18A, I-20, I-20A, I-21 và I-21A.18. Đơn vị tàu ngầm trinh sát do hạm trưởng Kashihara Yasuchika chỉ huy gồm các tàu ngầm I-10 và I-26 do Minoru Yokota chỉ huy.

CHƯƠNG 5

Từ 7h đến 7h45

Đó là một buổi sang như mọi buổi sang khác ở trạm radar quân sự Opana, bên cạnh mũi Kahuku nằm ở đầu bắc đảo Oahu. Bình thường ra, 2 anh lính Lockard và Elliott có thể ghi nhận 25 lần có máy bay xuất hiện trong phiên trực gác của họ kéo dài 3 tiếng từ 4h đến 7h sang. Nhưng buổi sang nay, chủ nhật, họ không ghi nhận được điều gì cả.Opana là một trong 5 trạm radar lưu động nằm rải rác theo chu vi của đảo Oahu. Cả 5 trạm này đều được nối với trung tâm thông tin của Fort Shater, có nhiệm vụ theo dõi các đường bay phát hiện bởi các trạm. Hệ thống này, một khi đã hoạt động bình thường, sẽ cho phép định vị bất kỳ một máy bay nào trong đường kính 150 hải lý. Nhưng nó cũng mới chỉ đưa vào hoạt động vào cuối tháng 11, và vẫn chưa được coi là hoàn hảo. Lockard, Elliot và các chiến hữu của họ đều dành phần lớn thời gian công tác để tập luyện và sửa chữa máy móc.Ban đầu, các trạm chỉ hoạt động từ 7h sang đến 4h chiều. Nhưng sau vụ cảnh báo của Whashington ngày 27 tháng 11, tướng Short mới quyết định cho trậm làm việc từ 4h sang, bởi theo ông buổi sang sớm là thời điểm nguy hiểm nhất. Mọi người tiếp tục tập luyện từ 7h đến 11h trưa, sau đó về nghỉ. Các ngày Chủ nhật, họ chỉ làm việc từ 4h đến 7h.Tất cả đều diễn ra một cách đơn giản ở Opana, nơi xa nhất của 3 trạm và 6 con người làm việc ở đó đều ít hay nhiều phó mặc cho chính mình. Căn cứ của họ nằm ở Kawaida, cách trạm khoảng 12km dọc bờ biển. Họ đều làm việc ở trạm rồi trở về căn cứ trên những chiếc xe vận tải. Theo nguyên tắc, họ làm việc theo từng êkip gồm 3 người. Nhưng hôm nay là chủ nhật, họ tựu cho là chỉ cần 2 người trực là đủ. Do đó, Lockard lãnh trách nhiệm thao tác viên, còn Elliot vừa phụ trách động cơ, vừa theo dõi đánh dấu vị trí máy bay. Còn nhân vật thứ 3 của êkip này còn tranh thủ ngủ nướng them một lát.Họ nhận công tác bàn giao vào trưa ngày mùng 6 tháng 12. Họ vừa có nhiệm vụ bảo vệ trạm với khẩu sung lục với 7 viên đạn, vừa cho trạm hoạt động từ 4h đến 7h sang hôm sau. Họ để đồng hồ báo thức lúc 3h45, sau đó để radar hoạt động từ 4h như thường lệ, rồi trong 3h tiếp theo, họ chờ xem có điều gì xảy ra không. Hôm nay chỉ có một lần có báo máy bay lúc 6h45, có thể có 2 máy bay đến từ hướng Đông Bắc, cách khoảng 130 hải lý, sau đó không còn tín hiệu gì nữa.Vì thế, họ không chút ngạc nhiên khi trung tâm thông tin Shafer điện thoại lúc 6h45 để nói họ cho đóng cửa trạm lại. Tại trung tâm thông tin, trung úy Kermit Tyler, vị sĩ quan duy nhất công tác ở đây cũng vừa trải qua 1 đêm yên tĩnh. Theo thường lệ, cả 5 trạm thường điện thoại về báo khi có "xuất hiện" máy bay. Và mọi người ở đây sẽ dung những mũi tên gỗ đánh dấu vị trí máy bay trên một cái bàn tìm kiếm lớn. Công việc nói chung mang tính chất một bài tập, bởi vì chưa có sĩ quan phụ trách việc phân biệt các máy bay "ta" và "địch", nhưng công việc này cũng khá hiện thực. Vị sĩ quan kiểm tra sẽ chuẩn bị việc "chặn" địch lại. Người phụ việc cho ông ta, một sĩ quan rượt đuổi sẽ truyền mệnh lệnh của ông ta về các phi đội khu trục cơ mẫu. Cũng đôi khi họ thực tập với máy bay thật.Nhưng vào cái ngày Chủ nhật này thì không có động thái gì. Ít có "xuất hiện" máy bay, cũng chẳng có người nào ghi lại số máy bay được ghi nhận. Không có sĩ quan nào kiểm tra để tổ chức việc đánh chặn máy bay địch. Ngoài số binh lính đứng chung quanh chiếc bàn, chỉ có trung úy Tyler, sĩ quan phụ trách việc theo dõi. Những cũng chẳng còn ai để ra lệnh cho Tyler, cũng không có máy bay nào để theo dõi, vì vậy anh cũng chẳng còn gì để làm, đây mới là lần thứ 2 anh đảm nhiệm công việc này.Thực ra, người ta điều Tyler về đây chỉ với mục đích tập huấn. Ông thiếu tá Kenneth Berghuist, chỉ huy mạng lưới radar, muốn tất cả các phi công trẻ phải càng quen với kỹ thuật này càng tốt. Mà hôm nay là đến phiên Tyler, và anh cố gắng để đừng ngủ gật.Trong 2 tiếng đồng hồ ban đầu, không có chuyện gì xảy ra. Lúc 6h10, một trong các trạm radar báo có một mục tiêu "xuất hiện" và các nhân viên phụ trách "đánh dấu" bắt đầu cho chiếc mũi tên chuyển động trên chiếc bàn. Vào lúc 6h45, đã có một số mũi tên chĩa vào Oahu với khoảng cách 130 hải lý về phía Bắc. Vào lúc dồng hồ chỉ 7h, tất cả mọi người bỏ công việc lại để đi dung bữa điểm tâm. Chỉ còn lại 1 mình Tyler ở lại trong phòng. Do đó một trong những điều bí mật mà các quân nhân không tiết lộ ra, công việc của anh kéo dài đến 8h, 1h kéo dài hơn các người khác. Xung quanh anh không còn ai để ra lệnh, để nhận lệnh và cũng chẳng có ai để nói chuyện.Ở Opana, ca trực của Lockard và Elliot cũng chính thức chấm dứt mà cũng chẳng có điều gì lớn đối với 2 anh, bởi vì các anh phải chờ xe tải mang bữa điểm tâm tới. Thường ngày, xe tới lúc 7h, nhưng đôi khi xe đến trễ. Hôm nay họ quyết định tiếp tục công việc cho đến khi xe tải đến. Vì là lính mới của đơn vị này nên Elliot cũng muốn luyện tập thêm chút nữa. Anh bắt đầu khai thác các tay quay trong khi Lockard giải thích cho anh nhận biết các tiếng "bíp, bíp" khác nhau. Bỗng nhiên có 1 tiếng "bíp" rất lớn, lớn hơn những lần khác mà Lockard được biết, vạch trên màn hình radar 1 đường sang ngoằn nghèo. Đường sang lướn ngang với xung điện chính mà máy có thể phát ra. Thoạt nhiên Lockard nghĩ là có chập mạch gì đây, anh vội đẩy Elliot sang một bên và đích thân anh cầm lấy cần tay quay. Rất nhanh chóng, anh hiểu là máy móc vẫn bình thường, tiếng "bíp" lớn này là do sự xuất hiện của một số lượng máy bay quá lớn gây ra. Chỉ trong vài giây, hai người có thể định vị được vị trí các máy bay: khoảng cách là 137 hải lý về hướng Bắc, lệch 3 độ sang Đông. Lúc 7h06, Elliot loay hoay mãi mà không sao nối điện thoại với một trong những nhân viên "đánh dấu" bằng đường dây trực tiếp. Sau, nhờ đường dây quân sự, anh mới tiếp xúc được với Joseph Mac Donald, một hiệu thính viên của trung tâm thong tin. Mac Donald lúc này đang làm việc tại một căn phòng nhỏ, ngay kế bên phòng tác chiến, anh nghỉ luôn tại phòng này ngay khi hết giờ làm việc.Liền ngay một mạch, Elliot báo tin: "Một số lớn máy bay đang tiến về phái chúng ta từ hướng Bắc, lệch 3 độ Đông".Nghĩ rằng không còn ai khác ở lại trung tâm vào lúc này, Mac Donald ngước nhìn chiếc đồng hồ trong phòng tác chiến để ghi lại giờ nhận điện. Chợt anh trông thấy Trung úy Tyler đang đứng một mình bên chiếc bàn. Anh liền đưa bức điện cho trung úy xem và nói them là chưa bao giờ anh nhận được bức điện giống thế. "Trung úy có nghĩ là mình phải làm điều gì bây giờ không?", anh hỏi. Rồi anh đề nghị cho gọi ngay những nhân viên "đánh dấu" lại, lúc này họ đang dung bữa điểm tâm. Những nhân viên này cũng chẳng có nhiều cơ hội để tập luyện, và hình như hôm nay họ sẽ có "rất nhiều máy bay" để "đánh dấu".Tyler có vẻ không mấy chú ý. Mac Donald quay về chỗ làm việc và gọi điện thoại cho trạm Opana. Lúc này ở đầu dây bên kia lại là Lockard, bản thân anh ta lúc này cũng đang rất bối rối. Những tiếng "bíp" cứ mỗi hồi mỗi lớn và nhích lại gần dần dần: 7h08: 113 hải lý, 7h15: 92 hải lý...Ít nhất có 50 phi cơ đang tiến về Hawai với vận tốc 180 hải lý/giờ."Cậu đừng có đùa", Lockard phản đối lại Mac Donald khi anh này nói với trung úy Tyler rằng đừng lo lắng gì cả. Lockard đề nghị được nói chuyện trực tiếp với Tyler, vì chưa bao giờ radar lại phát hiện được nhiều máy bay đến thế.Mac Donald ra hiệu cho Tyler: "Thưa trung úy, trạm radar Opana xin phép nói chuyện với ông". Tyler cầm lấy máy điện thoại, chăm chú nghe và suy nghĩ hồi lâu. Anh chợt nhớ là các tàu sân bay đều đã ra khơi cả. Có thể đây là các máy bay từ các mẫu hạm Mỹ bay lên chăng. Anh cũng chợt nhớ lại là có nghe đài nói trong lúc lái xe hơi rời chỗ làm. Đài này thường thong báo mỗi khi có các pháo đài bay đi từ California đến Hawai, với mục đích giúp các máy bay đó định hướng. Vậy không còn nghi ngờ gì nữa, đây là các "máy bay ta". Cắt ngang mọi cuộc tranh luận, anh nói với Lockard: "Này anh, đừng có bận tâm điều gì nữa".Lockard nghĩ thầm, nếu vậy thì chẳng còn lý do gì để radar hoạt động nữa, những Elliot còn muốn tranh thủ tập luyện thêm 1 lát. Họ tiếp tục theo dõi đường bay của toán phi cơ. 7h30: cách Oahu 47 hải lý, 7h39 còn cách 22 hải lý...Sau đó họ mất dấu vết của các phi cơ bởi chúng đã bay vào vùng "chết" hình thành bởi các quả đồi ở bờ biển.Đúng lúc đó, chiếc xe tải tới để đưa họ đi dùng bữa điểm tâm ở Kawaiola. Họ cùng khóa cửa chiếc xe radar lại và ra đi vào lúc 7h45. Tuy nhiên, lúc này ở trung tâm thong tin Shafter, anh lính Mac Donald vẫn cảm thấy bận tâm. Anh hỏi trung úy Tyler xem ông này nghĩ gì về câu chuyện lúc nãy, và anh yên tâm khi nghe câu trả lời: "Chả có chuyện gì đâu". Sau 7h30 một chút thì có hiệu thính viên khác đến thay cho anh. Nhưng trước khi rời trung tâm, Mac Donald đột nhiên nảy ra ý định lấy bức điện đầu tiên nhận từ Opana để nhét vào túi. Từ trước đến giờ anh chưa từng làm thế, nhưng lần này anh muốn mang về cho các bạn anh xem.Giờ đây chỉ còn lại một mình trung úy Tyler trong phòng tác chiến, anh đang chờ cho hết ca trực của mình. Bức điện từ Opana gửi đến không làm anh mảy may bận tâm, và ít nhất về một điểm nào đó, anh đã có lý. Sự việc đài vô tuyến điện làm việc cả đêm đã nói lên chuyện có các pháo đài bay B-17 bay đến từ California. Chính xác là vào lúc này đây, 12 cái đang tiếp cận Oahu theo hướng Đông Bắc.Nhưng lũ phi cơ do đài Opana phát hiện lại ở hơi chệch về phía Tây, chúng có số lượng lớn hơn gấp nhiều lần và lại ở gần hơn. Thiếu tá Mitsuo Fuchida hiểu rằng lúc này ông đang phải đến gần mục tiêu. Phi đội của ông đã ở trên không gần một giờ rưỡi rồi. Nhưng một đám mây trắng dày đặc đang trải ra mọi phía ở bên dưới các phi cơ Nhật Bản. Và ông không tài nào thấy được mặt biển để tính độ trôi dạt của mình căn cứ vào hướng của sóng biển. Ông bật radio lên và tìm cách bắt chương trình buổi sang của đài Honolulu. Bằng cách xoay hướng anten, ông bắt chính xác đài này và định hướng được nó. Ông nhận thấy hướng bay của phi đội bị lệch 5 độ. Lập tức ông cho điều chỉnh hướng bay cần thiết để các phi cơ khác làm theo.Các phi cơ của phi đội lúc này đang quay quần xung quanh ông ở mọi phía. Ngay sau ông là 48 phóng pháo cơ đang bay ngang. Bên trái ông và hơi cao lên một chút là 51 chiếc phóng pháo cơ bổ nhào của Đại úy Kakwichi Takahashi. Bên phải ông và hơi thấp hơn một chút là 40 phi cơ phóng ngư lôi của đại úy Murata. Rất cao ở phía trên là 43 khu trục cơ hộ tống của đại úy Itaya. Các phóng pháo cơ bay ở độ cao 2700m, còn các khu trục cơ bay ở độ cao 4000m.Bên dưới ông, chân trời có vẻ u ám, và ông bắt đầu lo ngại: Trời thế này liệu có thể thấy rõ Trân Châu Cảng không?. Ông sốt ruột chờ báo cáo của lũ máy bay thám thính, chúng không được chậm trễ việc này. Và đột nhiên, qua mấy hợp âm du dương, ông nghe báo sắp có bản tin thời tiết. Ông vội vặn mức chỉnh âm để nghe rõ hơn: "Trời nhiều mây ở từng khu vực...nhất là ở những nơi có núi...Trần mây 1500m...tầm nhìn xa tốt..."Bây giờ ông đã hiểu là mình có thể tính đến việc các đám mây sẽ tan đi khi phi đội bay tới Oahu. Và nếu thế thì tốt hơn cả là tiếp cận đảo từ 2 hướng Tây và Tây Nam hơn là bay qua các dãy núi ở phía Đông. Và đúng như ông mong đợi, các vết rách bắt đầu xuất hiện trên các đám mây. Và ngay bên dưới ông, ông đã có thể nhìn thấy các đợt sóng biển đạp vào bờ biển hiểm trở và xanh ngát rừng cây, làm bắn lên những cột nước trắng xóa, đó là mũi Kahuku trên đảo Oahu.Một trong những phic ông lái máy bay phóng pháo, trung úy Hashimoto, cũng đang ở trong tình trạng ngất ngây. Việc nhìn thấy hòn đảo cây cối xum xuê, nước trong xanh ngắt với những ngôi nhà nhỏ có mái đỏ đã cho anh cảm giác như được đến một thế giới khác. Anh muốn ghi lại hình ảnh đó, nên cầm máy chụp hình và chụp liền mấy tấm.Với anh phi công lái máy bay khu trục Shiga, phong cảnh này làm anh nhớ lại những kỉ niệm tuyệt vời của một chuyến đi huấn luyện thực hiện năm 1934. Và được thấy lại đảo Oahu vẫn luôn luôn xanh, vẫn mãi mãi đẹp, anh thấy long tràn ngập nhớ nhung. Anh nghĩ đến điều đó trong giây lát, sau đó anh lại tập trung vào công việc trước mắt. Đã đến lúc các máy bay phải bay theo đội hình chiến đấu và là lúc mà thiếu tá Fuchida phải đi đến một quyết định quan trọng. Trong kế hoạch tấn công có dự kiến 2 phương án khác nhau, một là phương án "bất ngờ", và 2 là phương án "không còn bất ngờ". Nếu theo phương án đầu thì các máy bay phóng ngư lôi phải tấn công trước, tiếp theo là cuộc không kích của phóng pháo cơ bay và cuối cùng là các phóng pháo cơ bổ nhào. Các khu trục cơ chỉ quần ở trên cao để làm công tác bảo vệ. Người Nhật hi vọng sẽ phóng ra tối đa số ngư lôi trước khi khói của bom che khuất mục tiêu. Còn trong phương án 2, các phóng pháo cơ bổ nhào và khu trục cơ sẽ tiến hành tấn công và "dọn dẹp" các sân bay cũng như các ụ súng phòng không. Các phi cơ phòng ngư lôi sẽ ra tay sau khi các ổ đề kháng đã bị làm cho tê liệt. Thiếu ta Fuchida sẽ bắn một quả pháo sáng cho phương án "bất ngờ" và 2 quả cho phương án "không còn bất ngờ".Nhưng hiện ông chưa rõ người Mỹ có đề phòng hay không. Các máy bay thám thính pahir cho ông rõ điều đó, nhưng hiện chưa thấy tin tức gì. Lúc này đã 7h40 và ông không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Ông nghe theo trực giác của mình và quyết định dùng phương án "bất ngờ" để nhập cuộc.Ông bèn cho bắn 1 quả pháo hiệu đen. Các phóng pháo cơ bổ nhào bắt đầu vẽ nên những vòng tròn ở độ cao 3500m, các máy bay phóng lôi bay ngang và hạ độ cao xuống còn 1000m. Những phi cơ phóng lôi có vinh dự được khai hỏa trước tên nên hạ độ cao xuống để bay là là mặt sóng.Trong lúc các máy bay xếp theo đội hình chiến đấu nói trên thì Fuchida nhận thấy dường như các khu trục cơ chưa nhận ra hiệu lệnh. Ông bèn cho bắn thêm 1 quả pháo hiệu nữa, lần này các khu trục cơ đã trông thấy, nhưng đồng thời các phóng pháo cơ cũng trông thấy, và họ tưởng nhầm là 2 quả pháo hiệu đã được sử dụng. Cho nên trong khi các khu trục cơ tiến hành theo phương án 1, thfi các phóng pháo cơ lại tiến hành theo phương án 2. Và thế là cả một kế hoạch tấn công đã được soạn thảo tỉ mỉ bởi bộ tư lệnh tối cao Nhật Bản, cho một cuộc tập kích từng đợt tiếp theo nhau đã bị rơi vào trong sự hỗn loạn. Các phòng pháo cơ bổ nhào, các phi cơ phóng lôi và cả các khu trục cơ đều cùng ý định tấn công Trân Châu Cảng cùng một lúc.Bây giờ thì họ đã nhìn thấy rõ mục tiêu ở bên trái. Màu sơn xám không phổ biến của các chiến hạm Mỹ làm trung úy Shiga ngạc nhiên. Còn thiếu ta Ytaya thì bất ngờ bởi cách các con tàu neo đậu lại từng đôi, thành tàu giáp liền nhau, rất có trật tự. Nhưng chính số lượng tàu mới là điều mà thiếu tá Fuchida quan tâm: hai, bốn, tám...không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả chúng đều có mặt ở đây.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro