Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thời gian 3 tháng 9, 1939 - 7 tháng 5, 1945

Địa điểm Đại Tây Dương, Biển Bắc, Biển Ireland, Biển Labrador, Vịnh St. Lawrence, Biển Caribbean, Vịnh Mexico, Outer Banks, Bắc cực

Kết quả Quân Đồng Minh chiến thắng

Tham chiến

Anh Quốc

Newfoundland

Canada

Na Uy

Ba Lan

Lực lượng Pháp tự do

Bỉ

Hà Lan

Hoa Kỳ(1941-45)

Brasil (1942-45)

Pháp(1939-40)

Đức Quốc Xã

Ý (1940-43)

Chỉ huy

Percy Noble

Max K. Horton

Percy W. Nelles

Leonard W. Murray

Ernest J. King

Erich Raeder

Karl Dönitz

Martin Harlinghausen (Fliegerführer Atlantik)

Tổn thất

30.264 thủy thủ dân sự

3,500 tàu buôn

175 chiến hạm

119 máy bay[1]

28.000 thủy thủ

783 tàu ngầm

.

Trận chiến Đại Tây Dương được xem là trận chiến kéo dài nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai[2][3][4] mặc dù có sử gia cho rằng đây không phải là một trận duy nhất mà là gồm một chuỗi nhiều trận hải chiến hay cuộc hành quân trên biển.[5] Cuộc chiến bắt đầu ngày 3 tháng 9 năm 1939 cho đến khi Đức Quốc Xã đầu hàng năm 1945. Cao điểm của trận chiến là những năm 1940 - 1943 khi tàu ngầm (U-Boat) và các chiến hạm của hải quân Đức (Kriegsmarine) tấn công và đánh chìm nhiều đoàn tàu buôn và chiến hạm của Đồng Minh.Những đoàn tàu này thường là từ Hoa Kỳ theo phía nam Đại Tây Dương chở tiếp vận và vũ khí đến Anh Quốc và Liên Xô, được hộ tống bởi hải quân và không quân Anh và Canada. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 9 năm 1941 có thêm chiến hạm Hoa Kỳ tham gia hộ tống các đoàn tàu này.[6] Hải quân Ý theo phe Đức tham gia trận đánh từ ngày 10 tháng 6 năm 1940.Trận chiến này (từ tiếng Anh "Battle of the Atlantic" do thủ tướng Anh Winston Churchill nêu lên năm 1941) lan rộng khắp một vùng hải dương rộng lớn, kéo dài 6 năm, với hàng nghìn thuyền bè tham gia, hơn 100 đoàn tàu bị tấn công và đến cả ngàn trận đánh một chọi một giữa hai chiến hạm. Chiến thuật trên biển thay đổi liên tục, lúc bên này thắng thế, lúc bên kia thắng thế. Đồng Minh dần dần chiếm được thế thượng phong và đánh đuổi được chiến hạm địch ra khỏi chiến trường vào cuối năm 1942, và phá được chiến lược tàu ngầm và tháng 3 - 5 năm 1943. Hải quân Đức cố gắng trang bị thêm tàu ngầm hiện đại hơn vào năm 1945 nhưng đã quá trễ, không phục hồi được cục diện của chiến trường Đại Tây Dương.

Mục tiêu chiến lược

Anh Quốc là một đảo đế quốc phụ thuộc nhều vào tài nguyên từ thuộc địa bên ngoài. Để tiếp tục chiến đấu chống Đức, mỗi tuần Anh cần một triệu tấn nguyên vật liệu. Trận đánh trên Đại Tây Dương thật ra đơn giản chỉ vì Anh cần tiếp vận và Đức ra sức đánh chìm tàu bè để cắt tiếp vận này.Từ năm 1942, Đức dự đoán Đồng Minh sẽ từ bờ biển Anh đổ bộ vào Pháp nên cố gắng đánh phá các tầu tiếp vận không cho Anh củng cố lực lượng. Quân Đồng Minh thì cho rằng muốn đạt được mục tiêu tấn công vào xứ Đức, trước tiên phải đánh gục hải quân Đức.

Đụng độ lúc ban đầu (tháng 9 1939 - tháng 5 1940)

Năm 1939, hải quân Đức không đủ sức đánh lại lực lượng phối hợp hải quân Anh và hải quân Pháp. Đức phải dùng chiến lược tấn công tầu buôn của đối phương bằng tầu chiến, tầu buôn vũ trang, tầu ngầm và máy bay oanh tạc. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ hải quân Đức đã có mặt trên Đại Tây Dương với nhiều tầu ngầm, tầu tác chiến nhỏ với hỏa lực cao (Panzerschiff), như chiến hạm Deutschland và chiếc tuần dương nổi tiếng Admiral Graf Spee.Trong vòng vài tiếng sau khi Anh-Pháp tuyên chiến với Đức, hải quân Đức ra tay tấn công thuyền bè của đối phương. Tầu ngầm U-30 của Đức bắn chìm chiếc tầu du lịch SS Athenia mặc dầu có lệnh không được đánh chìm tầu chở khách. Trong thời gian đầu hạm đội tầu ngầm của Đức chỉ có 57 chiếc, phần lớn là loại nhỏ, tầm hoạt động ngắn, thường chỉ dùng vào việc thả thủy lôi và hành quân dọc bờ biển Anh. Đa số các cuộc tấn công tầu buôn lúc này dùng mìn do tầu khu trục gài đặt, máy bay oanh tạc và tầu ngầm đánh phá bên ngoài hải phận các hải cảng của Anh.Quân Anh-Pháp cũng ra sức dùng hải quân bao vây Đức, nhưng trên thực tế không gây ảnh hưởng gì đáng kể đến kỹ nghệ Đức. Hải quân Anh đồng thời thiết kế hệ thống hộ tống tầu buôn, nhiều đoàn đến từ những nơi xa như Panama, Bombay và Singapore - luôn luôn canh phòng chờ đợi tầu ngầm địch đến đánh phá. Winston Churchill lúc này đang là bộ trưởng hải quân Anh, muốn các đoàn tầu phải chủ động tác chiến với hải quân Đức hơn là tình trạng chờ đến mới chống trả. Hải quân Anh thành lập các phi đội từ các hàng không mẫu hạm trinh sát dọc hành lang của các tuyến tầu buôn, truy lùng và phá hủy tầu ngầm Đức - nhưng kế hoạch này thất bại vì tầu ngầm của Đức quá nhỏ và lặn quá nhanh, không thể phát hiện được từ máy bay, và cho dù có phát hiện được vũ khí trang bị trên máy bay lúc này không đủ sức bắn hủy được tầu ngậm. Ngày 14 tháng 9 năm 1939, hàng không mẫu hạm HMS Ark Royal suýt bị đánh chìm khi bị tầu ngầm U-39 bắn. May mắn là ngư lôi nổ sớm trước khi đến gần chiến hạm. Chiếc U-39 ngay sau đó bị các chiến hạm hộ tống đánh chìm. Đây là chiếc U-Boat đầu tiên bị tiêu diệt. Ba ngày sau hải quân Anh mới thấu hiểu thất bại của kế hoạch truy lùng khi hàng không mẫu hạm HMS Courageous bị U-Boat U-29 đánh chìm.Tại phía nam của Đại Tây Dương, chỉ trong ba tháng chiến hạm Admiral Graf Spee của Đức phá hủy hơn 50.000 tấn tàu bè, gây rất nhiều tổn thất cho Đồng Minh. Hải quân Anh-Pháp mở cuộc truy lùng ráo riết chiến hạm này. Trong khi đó chiếc Deutschland cũng đạt nhiều thành tích trên mạng bắc đại dương. Đến giữa tháng 12 năm 1939 thì chiếc Admiral Graf Spee bị một lực lượng nhỏ của hải quân Anh phát hiện đang đánh phá tàu bè tại cửa sông biên giới Argentina-Uruguay (Río de la Plata). Sau khi bị thương trầm trọng, Admiral Graf Spee trốn về cảng trung lập Montevideo rồi tự đánh đắm ngay sau đó.Sau một loạt đụng độ đầu tiên, chiến trường Đại Tây Dương lắng xuống một thời gian. Đại đô đốc Đức Karl Dönitz tăng cường lực lượng tầu ngầm, dồn hết các U-Boat ra biển. Kế hoạch này gặp khó khăn vì tàu ngầm cứ phải về căn cứ lấy thêm nhiên liệu và tiếp tế vũ khí. Ngoài ra thời tiết lạnh giá mùa đông cuối năm 1939 làm nhiều tàu ngầm bị kẹt trong băng đá.Đến mùa xuân năm 1940, Hitler đặt kế hoạch cuộc tấn công các nước Bắc Âu, triệu tập các chiến thuyền và tầu ngầm đang hoạt động tại tây-nam Đại Tây Dương về biển Bắc để bắt đầu chiến dịch Weserübung.Ngư lôi từ trường của U-Boat thường nổ quá sớm trước khi chạm được đến tàu địch hoặc chạy bên dưới gầm tàu. Suốt một thời gian, quân Đức không bắn phá được chiến hạm địch vì lỗi này. Bộ kỹ nghệ thiết kế vũ khí thì cho rằng lỗi là do thuỷ thủ không biết sử dụng. Nhưng sau đó họ khám phá ra trục trặc về từ trường do thay đổi theo vĩ tuyến xứ lạnh và độ sâu của tàu ngầm. Hải quân Đức sau đó phải dựa theo thiết kế ngư lôi của Đồng Minh.Trong trận chiến Đại Tây Dương cảng Gibraltar là một căn cứ chiến lược trọng yếu của quân Anh, kiểm soát lưu thông giữa Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cảng này được xây dựng và củng cố quân sự rất vững chắc.

Chiến tranh tàu ngầm

Ngày 1 tháng 9 1939, trong lúc lục quân Đức mở cuộc tấn công Ba Lan, đô đốc Karl Dönitz đệ trình dự án hải quân lên cấp trên là Erich Raeder - ông cho rằng 300 chiếc U-Boat hạng tốt (U-boot VIII) sẽ đủ sức hạ gục Anh Quốc bằng cách tiêu hủy hệ thống thương mại đường biển của xứ này.[7] Dönitz đề xuất chiến thuật bầy sói (Rudeltaktik) với một toán nhỏ U-Boat tấn công ồ ạt nhưng nhanh gọn vào các chiến thuyền Đồng Minh. Trong khi các chiến thuyền chậm chạp loay hoay truy đuổi một hai chiếc, những tàu ngầm còn lại sẽ lặn vào phá hủy các tàu buôn không còn được hộ tống. Đây là một chiến thuật tàu ngầm hoàn toàn mới. Trước đó, tàu ngầm thường được xử dụng để nằm đơn độc chờ phục kích tàu bè qua lại bên ngoài hải phận của đối phương. Đa số các sĩ quan hải quân lúc bấy giờ vẫn thường khinh bỉ tàu ngầm là "thiếu phong cách chiến tranh" - so với những chiếc chiến thuyền đồ sộ hùng vĩ trong hạm đội. Erich Raeder cũng có suy nghĩ thiển cận như thế nên chỉ xin chính phủ Hitler cung cấp tài khoản cho thiết kế những tàu chiến lớn.Hải quân Hoàng gia Anh trong thời kỳ này chống tàu ngầm bằng ghe tuần tiểu, dùng ống nghe dưới nước, súng nhỏ và thủy lội tự nổ khi thả xuống tới độ sâu định sẵn. Trong thời kỳ năm 1920 - 1930, hải quân Anh không chú trọng phát triển chiến thuật chống tàu ngầm vì chiến tranh tàu ngầm bị Hiệp định Versailles cấm. Sĩ quan hải quân xem việc chống tàu ngầm tương đương như các công tác đơn thuần như rà thủy lội và mìn. Khu trục hạm có thể thả thùy lội chống tàu ngầm, nhưng trên thực tế, chỉ có ít đơn vị nào được huấn luyện công tác này.

'Thời kỳ sung sướng' (Tháng 6 1940 - Tháng 2 1941)

Đức Quốc Xã xâm chiếm Na Uy vào tháng 4 năm 1940 rồi hai tháng sau nhanh chóng chiếm luôn Hà Lan, Bỉ, Pháp. Phát xít Ý gia nhập phe Trục vào tháng 6. Những thay đổi này ảnh hưởng đến cục diện chiến trường Đại Tây Dương như sau:Anh Quốc mất một đồng minh hùng mạnh là hải quân Pháp. Chỉ một số nhỏ chiến thuyền của Pháp chạy thoát và theo Lực lượng Pháp tự do. Hải quân Anh phải phân tán để chống chọi hải quân Ý tại Địa Trung Hải. Từ các căn cứ Brest, Lorient, La Pallice và La Rochelle ở Pháp, U-boot có thể dễ dàng tấn công Đại Tây Dương và chu vi hoạt động tăng cao hơn (trước đó tàu ngầm phải về lấy nhiên liệu và tiếp tế từ các căn cứ của Đức tại biển Bắc). Đức xây dựng nhiều hầm xi măng để sửa chữa U-boot tại nhiều căn cứ hải quân ở Pháp. Quân Đồng Minh không thể oanh tạc bắn phá được những hầm kiên cố này cho đến khi bom tallboy được phát minh. Lực lượng tàu chiến của Anh dần dần bị hao mòn. Tàu bè bị kéo đến kéo đi khắp các chiến trường Na Uy, Hà Lan, Pháp, nhất là cuộc tháo chạy từ Dunkerque. Khi quân Đức hăm dọa tấn công Anh, các chiến thuyền Anh nằm phòng thủ tại biển Manche bị không quân Đức bắn hủy rất nhiều. Bảy khu trục hạm bị chìm trong trận Na Uy, 6 chiếc trong trận Dunkerque và 10 chiếc trong cuộc oanh tạc của Luftwaffe trên biển Manche. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1940, hải quân Anh mất 24 khu trục hạm, Canada mất 1 chiếc. Nhiều chiếc khác bị hư hại. Sau khi hoàn thành chiến dịch xâm chiếm các nước phía tây châu Âu, bộ tư lệnh của Hitler thả các U-bóot trở về công tác cũ là bắn phá các đoàn tàu buôn chở tiếp tế của Anh. Cũng may cho Anh Quốc là các đội tàu buôn của Na Uy và Hà Lan nằm dưới kiểm soát của Anh (mặc dầu các nước này đã bị Đức chiếm). Anh đồng thời thôn tính Iceland và các đảo Faeroe để tránh không cho Đức chiếm lấy làm căn cứ hải quân.Tháng 5 năm 1940 Winston Churchill nhậm chức thủ tướng Anh. Ông viết thư cầu viện tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt xin 50 chiếc khu trục hạm phế thải của Mỹ. Hoa Kỳ cho mượn (trên thực tế là bán) 50 chiếc chiến thuyền với điều kiện Anh phải cho Hoa Kỳ thuê trong 99 năm các căn cứ tại Newfoundland, Bermuda và West Indies. Giao kèo bán thuyền này rất có lợi cho Mỹ. Dân Mỹ lúc này không muốn Hoa Kỳ tham gia Thế chiến II, ngay cả các cố vấn chính phủ còn cho rằng Anh sẽ thua Đức. Đến tháng 9 các khu trục hạm phế thải này bắt đầu được tu sửa và gắn thêm dụng cụ rà lòng biển sonar. Nhiều tháng sau đó, các chiến thuyền này mới đủ sức ra trận.Trong lúc hải quân Anh lâm vào thế khó khăn, hải quân Đức trải qua thời kỳ sung sướng (tiếng Đức:"Die Glückliche Zeit").[8] Các thuyền trưởng của tàu ngầm U-boot được vinh danh anh hùng chiến đấu, thay phiên nhau lập chiến công bắn phá tàu bè của Đồng Minh. Từ tháng 6 đến tháng 10 1940, có tất cả 270 tàu lớn nhỏ của Đồng Minh bị bắn chìm.Để phát hiện các đoàn tàu buôn có hộ tống của Anh trên biển rộng, hải quân Đức phải dùng máy bay trinh sát tầm xa Focke-Wulf Fw 200, bay từ Bordeaux (Pháp) và Stavanger (Na Uy). Tuy nhiên vì có nhiều xích mích giữa hải và không quân Đức, các thuyền trưởng U-boot thường phải tự săn tìm mục tiêu.Bộ chỉ huy Anh lúc bấy giờ phát hiện được một điểm quan trọng trong công tác hành quân hộ tống tàu buôn. Đoàn tàu buôn lớn với ít hộ tống dễ tránh phát hiện hơn là đoàn tàu nhỏ nhưng có hộ tống lớn.Quân Đức giải mã được nhiều tín hiệu mật của hàng hải Anh nên có thể dự đoán hành trình của đoàn tầu buôn và nằm sẵn trước chờ phục kích. Tàu ngầm Đức thường tấn công theo chiến thuật bầy sói, năm sáu chiếc hoạt động điều hợp bằng liên lạc vô tuyến. Khi nhận được từ tín hiệu từ tàu chỉ huy, các tàu khác đồng loạt trồi lên mặt nước bắn phá tàu địch - thường là vào ban đêm. Các tàu hộ tống hải quân Anh lúc này rơi vào thế thụ động vì hệ thống rà sóng lòng biển ASDIC khó nhận được tàu ngầm khi đã trồi lên mặt nước. Radar thời này cũng còn yếu kém và thiếu chính xác. Do đó khi đội canh phòng trên tàu Anh phát hiện được tàu ngầm Đức thì đã quá trễ, khó xoay sở và dễ bị bắn chìm.Chiến thuật tấn công theo kiểu bầy sói đạt nhiều thắng lợi nhất vào tháng 9 - 10 năm 1940, phá hủy rất nhiều các đoàn tàu tiếp vận của Anh. Ngày 21 tháng 9, đoàn tàu HX 72 gồm 42 thủy thủ bị 4 chiếc U-boot tấn công. Trong hai ngày đánh nhau, 11 tàu buôn bị chìm, 2 tàu bị phá hỏng. Tháng 10, đoàn tàu SC 7 bị tổn thất 59% hàng tiếp vận. Trận tấn công đoàn tàu HX 79 trong những ngày sau đó là chứng minh hiệu lực của tàu ngầm Đức trên xa khả năng phòng thủ của hải quân Anh. Hạm đội Đồng Minh gồm 2 khu trục hạm, 4 tàu hộ vệ, 3 tàu kéo và 1 tàu rà mìn bị tấn công và tổn thất 1/4 lực lượng trong khi không một chiếc U-Boat nào bị thương. Ngày 1 tháng 12, 7 chiếc U-boot và 3 chiếc tàu ngầm Ý tấn công đoàn tàu HX 90, bắn chìm 10 tàu chiến của Đồng Minh và phá hỏng 3 chiếc khác. Dönitz theo đó tăng cường và phát huy chiến thuật tấn công bầy sói.Ngoài U-Boat, quân Đức còn sử dụng máy bay oanh tạc tấn công các tàu tiếp vận của Anh. Với kinh nghiệm từ chiến dịch Weserübung, một số phi đội thám thính và ném bom với tầm hoạt động xa như Focke-Wulf Fw 200 và Junkers Ju 290 được điều động ra biển và đánh chìm được gần 365.000 tấn tàu tiếp vận.

Tầu ngầm Ý tại Đại Tây Dương

Từ tháng 8 năm 1940, hải quân Ý đưa tàu ngầm đến căn cứ Bordeaux tăng cường lực lượng phe Trục tấn công hải quân Anh. Loại tàu ngầm Ý được thiết kế cho hải chiến tại Địa Trung Hải, không thích hợp với chiến trường Đại Tây Dương và yếu kém hơn loại của Đức. Tuy vậy, tàu ngầm Ý cũng đạt đựoc thành tích đáng kể: 37 tàu ngầm Ý bắn chìm 109 chiến thuyền và tàu buôn của Đồng Minh (tổng cộng 593.864 tấn tàu bè và hàng tiếp vận).[9] Hải quân Ý còn sử dụng loại tàu lặn nhỏ (ngư lôi người) làm lung lay lực lượng hải quân Anh tại Gibralta.Mặc dầu hải quân Ý đạt nhiều chiến tích, Đô đốc Đức vẫn coi thường lực lượng này. Ông cho rằng lính Ý thiếu kỷ luật và dễ nao núng khi chạm địch, không hoạt động theo chiến thuật bầy sói săn mồi, không giữ liên lạc chặc chẽ với hải quân Đức. Chẳng bao lâu, lực lượng tàu ngầm Ý ngừng hoạt động chung với lực lượng của Đức.[10]

Kỹ thuật dò tìm sonar

Kỹ thuật dùng tín hiệu sóng phát đi và ghi nhận phản hồi để phát hiện vật cứng trong nước đã có từ thời thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên các khoa học gia Anh đi đầu trong phát minh phối hợp kỹ thuật này với bàn vẽ tọa độ để xác định vị trí của vật với mức chính xác khá cao. Khi kỹ thuật này được hoàn chỉnh và đem sử dụng tại chiến trường, quân đội Anh dần chiếm được thế thượng phong trong các cuộc săn đuổi trên biển.

Những tàu chiến nổi tiếng của chiến trường Đại Tây Dương

Chỉ có Dönitz mới hãnh diện về những thành tựu nói trên của U-boot. Sĩ quan hải quân Đức vẫn cho rằng chỉ có những chiến thuyền lớn mới đem lại chiến thắng thực sự trên mặt biển.Trong những tháng đầu năm 1940, các tàu chiến lớn của hải quân Đức được tập trung vào chiến trường Bắc Âu và không chiếc nào có mặt tại Đại tây Dương, ngoài chiếc tuần dương nhỏ Admiral Graf Spee lập nhiều thành tích nhưng đã bị bắn hỏng. Sau chiến thắng tại Na Uy, hải quân Đức liên tục đưa các chiến thuyền lớn ra Đại Tây Dương, bắt đầu cuộc công kích tàu buôn của Đồng Minh.Ngày 5 tháng 11 1940, đoàn tàu tiếp vận HX 84 của Anh bị tàu Admiral Scheer chận bắn - 5 chiếc chìm tại chỗ và nhiều chiếc khác bị phá hủy làm tán loạn đội hình. Quân Anh phải thí mạng chiếc HMS Jervis Bay và nhờ màn đêm kéo xuống, số tàu còn lại mới chạy thoát. Sau tổn thất này, tư lệnh hải quân Anh phải tạm ngưng các đoàn tàu tiếp vận và điều động chiến thuyền ra săn đuổi tàu Scheer nhưng không thấy đâu nữa. Tháng sau, chiếc Scheer lại lộ diện tại Ấn Độ Dương.Ngày 25 tháng 12 1940, chiếc tuần dương Admiral Hipper của Đức chận đánh đoàn tiếp vận WS 5A nhưng bị các chiếc hộ tống đẩy lùi.[11] Ngày 12 tháng 2 năm 1941, Hipper chận đánh đoàn SLS 64 gồm 19 tàu và bắn chìm được 7 chiếc.[12]Tháng 1 năm 1941, hai chiến thuyền hạng nặng là Scharnhorst và Gneisenau mở chiến dịch Berlin ra vùng biển phía bắc Đại tây Dương chận đánh các đoàn tàu từ Canada sang Anh. Các đoàn tàu HX 106, HX 111 và SL 67 bị chận đánh nhưng may nhờ có tàu hộ tống đến kịp nên chỉ bị tổn thất nhỏ. Trong hai tháng, hai chiếc Scharnhorst và Gneisenau chạy ngang dọc 18.000 dặm đường biển, bắn chìm 22 tàu của Anh.Tháng 5, quân Đức táo bạo mở chiến dịch Rheinübung đưa chiếc Bismarck mới xây xong và chiếc tuần dương Prinz Eugen ra tấn công các đoàn tàu tiếp vận. Quân Anh bắt được thông tin này liền đem một lữ đoàn tàu chiến ra ngoài hải phận Iceland chận đánh. Hai bên bắn nhau tại eo biển Đan Mạch. Hải quân Anh thua to. Tàu chiến HMS Hood của Anh bị bắn chìm. Trong số 1.418 thủy thủ chỉ có 3 sống sốt.[13] Bên kia, chiếc Bismark bị ngư lôi của Anh bắn trúng làm hỏng bánh lái không chạy nhanh được. Ba ngày sau, Bismark bị hạm đội trung ương hải quân Anh bắt kịp và bắn chìm. Chỉ 110 trong số 2.300 thủy thủ của tàu Bismark sống sót.[14] Sau mất mát quá lớn này, hải quân Đức ngưng chiến lược chận đánh tàu buôn bằng chiến thuyền trên mặt biển.Tháng 2 năm 1942, hải quân Anh vô cùng xấu hổ vì không bắt được kịp các chiến thuyền của Đức (Scharnhorst, Gneisenau và Prinz Eugen) trên tuyến đường chạy thoát về Đức. Sau khi mất chiếc Bismark, cộng thêm lo ngại cuộc tấn công của Đồng Minh theo ngã Na Uy, Hitler quyết định rút ra khỏi chiến trường Đại Tây Dương.Kế hoạch Z của hải quân Đức trong chiến trường Đại Tây Dương gồm thiết bị lực lượng hải quân mạnh đủ để tiêu diệt tàu hộ tống đồng thời phá hủy mọi tiếp vận đến Anh. Kế hoạch không thành công vì Đức chưa kịp xây dựng đủ hỏa lực hải quân thì chiến tranh đã bùng nổ. Kết quả là số tàu Anh bị Đức phá hủy không cao so với hao tổn của U-boot, mìn và máy bay. Tuy vậy cuộc chận đánh các đoàn tàu buôn trên Đại Tây Dương cũng gây nhiều chật vật khó khăn cho Anh, và làm mức nhập cảng vào Anh giảm xuống rất nhiều.

Đồng Minh phản công (tháng 3 - 5 năm 1941)

Sau những tổn thất thảm hại trong năm 1940, hải quân Anh buộc phải chấn chỉnh lại chiến lược chống quân Đức. Một trong những thay đổi quan trọng là thiết lập những đội tàu chiến hộ tống thường xuyên cho các đoàn tàu hàng tiếp vận, điều hợp đội hình vững chắc hiệu quả hơn và cố gắng bảo vệ tính mạng của thủy thủ. Những chiếc khu trục hạm phế thải của Mỹ lúc này cũng bắt đầu tham gia tàu chiến của Anh và Canada trong các cuộc hộ tống. Ngoài ra còn có hỗ trợ từ các đoàn chiến thuyền nhỏ của Lực lượng Pháp tự do, Hà Lan, Na Uy. Dân chúng Hoa Kỳ vào đầu năm 1941 cũng bắt đầu lên tiếng ủng hộ Anh trong công cuộc đấu tranh chống lại Đức Quốc Xã.Những đội hộ tống đầu tiên gồm 2 hay 3 chiếc khu trục hạm và 6 hay 7 chiếc tàu hộ tống nhỏ (corvette), đi kèm hộ tống một đoàn thương thuyền thường với khoảng 6 tàu buôn. Các cuộc thao diễn hành quân được dàn dựng để tạo kinh nghiệm chiến đấu từ cấp chỉ huy đến binh lính. Căn cứ hải quân được thiết lập tại Tobermory dưới chỉ huy của Đô đốc Gilbert O. Stephenson.[15]Tháng 2 năm 1941, bộ tư lệnh hải quân Anh dời căn cứ từ Plymouth đến Liverpool để tiện liên lạc với các cuộc hành quân trên Đại Tây Dương. Không quân Anh cũng bắt đầu được sử dụng trong công tác hộ tống và tấn công phản kích quân lực Đức. Từ tháng 4, hải quân Anh được quyền chỉ huy các phi đội tuần phòng bờ biển. Về mặt kỹ thuật, các đài radar trên tàu chiến và máy bay Anh được phát triển để có thể phát hiện khi tàu ngầm địch đã trồi lên mặt nước.Những cải tiến của hải quân Anh đem lại thành quả vào mùa xuân năm 1941. Trong đầu tháng 3, thuyền trưởng nổi tiếng Prien của Đức và chiếc U-boot U-47 của ông bị mất tích. Hai tuần sau, một toán U-boot đột kích đoàn tàu hàng HX 112 nhưng bị đội hộ tống đánh lui. Chiếc U-100 bị radar của tàu Anh HMS Vanoc phát hiện và lập tức bị chiến thuyền này ủi chìm. Không bao lâu sau thì chiếc U-99 cũng bị bắn hỏng và đoàn thủy thủ bị bắt. Hải quân Đức thiệt mất ba thuyền trưởng lừng danh Kretschmer, Prien và Schepke.Dönitz trước tình thế này ra lệnh đưa tàu ngầm xa hơn về phía tây, chận đánh các đoàn tàu buôn trước khi đoàn hộ tống từ Anh kịp ra đón để hộ tống. Chiến lược này đạt hiệu quả đầu tiên khi đoàn tàu buôn SC 26 bị đánh úp với 10 chiếc tàu bị bắn chìm. Khi đoàn hộ tống ra đến nơi thì chỉ hạ được 1 chiếc U-bootNgày 9 tháng 5, khu trục hạm HMS Bulldog bắt được tàu ngầm U-110 và tịch thu được máy mật mã Enigma và các tập ghi mật hiệu. Nhờ đó mà công cuộc giải mã của máy Enigma tiến thêm được một bước khá quan trọng. Hải quân và tình báo Anh dần dần đoán được nhiều kế hoạch hành quân bí mật của quân Đức.

Chiến cuộc lan rộng (Tháng 6 - 12 năm 1941)

Giữa năm 1941, hải quân Anh quyết định kế hoạch hộ tống dọc suốt cả tuyến đường biển ngang phía bắc Đại Tây Dương. Lực lượng hải quân Canada do đề đốc Leonard W. Murray chỉ huy được giao trọng trách hộ tống phần phía tây của tuyền đường, từ bắc Mỹ cho đến Newfoundland và ra điểm hẹn gần Iceland, từ cứ điểm này hải quân Anh từ Liverpool sẽ kéo ra thay phiên tiếp tục hộ tống tuyến đường còn lại về Anh.

Hoa Kỳ tham chiến

Tuy trên danh nghĩa vẫn còn trung lập, Hoa Kỳ càng ngày càng tham gia nhiều hơn vào cuộc tranh chấp giữa Anh và Đức. Tháng 4 năm 1941, tổng thống Roosevelt cho nới dài Khu vực an ninh xuyên Mỹ đến tận Iceland. Hòn đảo này trước đó đã bị Anh lấn chiếm để tạo căn cứ phòng vệ trước tình hình Đức chiếm Đan mạch. Quân Hoa Kỳ được Anh khuyến khích ra đóng quân trên đảo này để hỗ trợ quân đội Anh. Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu tham gia hộ tống tàu hàng của Anh và cũng nhiều lần đụng độ với U-boot của Đức. Khi Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với Đức, hải quân của ba nước Anh-Cannada-Hoa Kỳ phối hợp tạo thành Lực luợng Hộ tống Đại dương.Tháng 6 năm 1941, ngoài công vụ hộ tống phía bắc Đại tây Dương, Hoa Kỳ cũng lo ngại về các đoàn tàu không hộ tống từ Nam Mỹ đến Anh Quốc. Ngày 21 tháng 5, tàu Hoa Kỳ SS Robin Moor bị tàu ngầm U-69 chận lại. Sau khi cho phép thủy thủ và hành khách Hoa Kỳ 30 phút để leo hết lên các xuồng ghe cứu đắm, quân Đức bắn chìm tàu chở hàng này. Những người ngồi trên các chiếc ghe nhỏ trôi dạt 18 ngày mới được tìm thấy và cứu vớt. Tin kinh hoàng này gây xáo trộn trong giới hàng hải Hoa Kỳ - nỗi lo sợ bị tàu ngầm Đức đánh chìm tăng vọt. Báo Times viết "nếu để những vụ đánh đắm này tiếp diễn, tàu hàng Hoa Kỳ đi đến những xứ xa chiến tranh cũng sẽ bị nguy hiểm. Do vậy, Hoa Kỳ hoặc phải kêu gọi thuyền bè về lại bến, hoặc phải ra sức nhấn mạnh quyền tự do sử dụng đường biển."[16]Một số các nghiên cứu và phát minh của khoa học Anh trong kỹ thuật chống tàu ngầm lúc này được đem sang phát triển và cải tiến tại Hoa Kỳ. Do đó nhiều phát minh của Anh có khi bị hiểu lầm là phát minh của Mỹ.

"Tàu buôn phóng máy bay"

Kỹ thuật máy bay thời này phát triển mạnh mẽ nhưng diện tích Đại Tây Dương quá lớn không thể dùng máy bay kiểm soát hết được. Một giải pháp tạm thời là trang bị trên tàu buôn những bệ phóng hỏa tiễn phía trên có gắn một chiếc máy bay chiến đấu loại nhẹ Hawker Hurricane. Tàu buôn có khả năng phóng máy bay này được gọi là tàu CAM (tiếng Anh: Catapult Aircraft Merchantmen). Khi thấy máy bay Đức đến tấn công, máy bay theo đà hỏa tiễn được phóng lên nghênh chiến. Sau khi hoàn thành không vụ, nếu quá xa đất liền và không có chỗ đáp, phi công phải nhảy dù và cho máy bay rơi. Kỹ thuật phóng máy bay này được sử dụng 9 lần, bắn hạ 8 máy bay Đức và 1 phi công Đồng Minh thiệt mạng. Không quân Đức từ từ bị Không quân hoàng gia Anh và tàu buôn phóng máy bay đẩy ra ngoài vòng chiến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro