Chapter Eighteen - Hồi mười tám: Tử trận ở Somme

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vài ngày sau, tổng chỉ huy chiến trận, ngài Robert Nivelle trở lại bệnh viện đó và điều những kỵ binh còn lại của chuẩn tướng de Beaudelaire, dù không có tư lệnh, ra phòng thủ ở phòng tuyến Fleury. Quân Pháp được viện trợ từ Con đường Thần thánh sau mấy tháng thiếu thốn ở pháo đài Vaux. Tiểu đoàn không quân số 3 đến nhận tư lệnh và các đồng đội mới, họ cũng có phần ngạc nhiên dù biết trước chỉ huy mới là một nữ tư lệnh. Họ cùng với pháo binh của ngài Nivelle đến phòng thủ tại pháo đài Souville với vị trí là những phi công trinh sát và phi công tiêm kích. Có vẻ như cuộc giành giật pháo đài Souville và phòng tuyến Fleury sẽ chẳng có gì như những cuộc giành giật pháo đài trước, theo như anh chàng thượng sĩ Henri Moutin nói với bà thiếu tá Evalina Almstedt.

Ngày 22 tháng Sáu, ngài Philippe Pétain trở lại chiến trường Verdun. Quân Đức lại mở cuộc tấn công, nhằm vào phòng tuyến Fleury và pháo đài Souville với màn pháo kích dữ dội thường thấy và cả lựu đạn khí độc. Tuy nhiên có vẻ như nó không làm quân Pháp tổn thất là bao. Và thế là đến tận ngày 24, pháo đài Souville và phòng tuyến Fleury vẫn đứng vững đấy, và quân Đức chỉ chiếm được mỗi đồi cao điểm Thiaumont.

Tuy nói là vậy, nhưng mà do những trận trước như trận tái chiếm pháo đài Douaumont và trận đánh ở pháo đài Vaux làm quân Pháp rơi vào hoảng loạn, có nhiều người mắc chứng "sốc đạn pháo" và phải rời khỏi tiền tuyến. Tình hình trầm trọng dần đến mức ngài Pétain đã bàn đến chuyện rút khỏi Verdun. Nhưng mà, rút khỏi Verdun có lẽ còn làm cho tình hình lính Pháp càng tồi tệ hơn. Và như thế, họ quyết định phải bảo vệ Verdun bằng mọi giá, mất Verdun cũng như mất nước Pháp. Thêm một điều có vẻ không vui cho các anh pháo binh, khi mà vị tư lệnh có cùng chủ trương "tấn công là phòng thủ" với ngài Nivelle, Charles Mangin trở lại Verdun. Cũng khá là không hay, rằng các "đoá hồng chiến hào", đặc biệt là hai vị nữ tư lệnh chủ chốt - trung tá pháo binh Lumina Heartfilique và chuẩn tướng kỵ binh Annatoire de Beaudelaire - hiện nay không có mặt ở Verdun. Ở chiến trường dưới mặt đất giờ chỉ còn "thiên thần Douaumont", thiếu tá không quân Evalina Almstedt. Mà ai cũng biết lúc bấy giờ không quân vốn hạn chế trên chiến trường, không quân đánh với không quân, hoặc chỉ được dùng làm trinh sát. Vì vậy trận phòng thủ Fleury và pháo đài Souville này có lẽ chỉ còn có thể trông chờ vào ngài Pétain.

Quân Đức cũng có khá hơn bao nhiêu, khi mà vì trận Somme sắp tới làm cắt nguồn viện trợ về đạn dược và quân lính, khiến cho họ bị lệnh phải "tiết kiệm tối đa" những thứ cần thiết đó. Mà như thế thì những vùng bị chiếm khó mà giữ lâu, lại chẳng thể bỏ vì vai trò chiến lược của các vùng bị chiếm, điều này đẩy việc đánh chiếm pháo đài Souville vào thế cầm chừng.

Tầm hơn một tuần sau, ngày 1 tháng Bảy, trận Somme ở phía Bắc nổ ra, bắt đầu cho cuộc chiến tổn thất và tốn kém nhất cuộc Đại chiến. Trận Somme là cuộc đối đầu của quân Đức với liên quân Anh-Pháp, có mặt nhiều nhân vật tiếng tăm, đặc biệt là những trinh sát vốn là thanh tra chuyên án của Scotland Yard và tất nhiên không thể không kể đến người nhà Arrison - hai phe chiến, một gia đình. Trên chiến trường Somme bây giờ, có ba người, chiến đấu cho ba nước khác nhau, dù không mang cùng một họ nhưng vẫn mang cùng một dòng máu - vùng biên giới hoà bình giữa ba đất nước chiến tranh: Adolf Hersigt của Đức, Françoise de Beaudelaire của Pháp và Claramenthe Lestrade của Anh. Và cũng trên chiến trường Somme bây giờ, là địa ngục đẫm máu - tám nghìn lính Anh tử trận chỉ trong nửa giờ và gần hai mươi nghìn lính đã bỏ mạng ở vùng chết cùng bốn mươi nghìn lính Anh khác bị thương nặng chỉ trong ngày đầu tiên. Về phần bên Pháp, tầm tám nghìn lính có cả tư lệnh tử trận và thương nặng trong cái ngày đầu tiên đó. Tuy vậy, trận Somme đã làm giảm rất nhiều gánh nặng ở Verdun, khi mà phần lớn quân Đức được lệnh điều đến Somme khiến cho chiến sự tại Verdun có phần trở nên cân bằng hơn ( nhưng sự quyết liệt giữa hai phe vẫn không kém đi ).

Lại nói thêm một chút, trận Jutland ngoài khơi Đan Mạch đã kết thúc hơn một tháng, nhưng tin tức về trung tá Heartfilique và ba trung đoàn pháo binh Pháp vẫn biệt tăm. Họ còn sống, hay đã tử trận cùng những chiếc tàu chiến quân Đức đánh chìm, chẳng ai biết. Tuy nhiên, một cách khá nhanh chóng hai ngày sau đó, tin từ Somme được chuyển đến tay các lính Pháp ở Verdun, nhưng chẳng có ai vui, vì đó là tin báo tử. Một lính không quân trong tiểu đoàn của thiếu tá Almstedt có một người anh trai là lính pháo binh và một người em trai là lính bộ binh súng trường hôm nay nhận một lúc hai tin báo, cả anh và em trai của anh đều đã tử trận ở Somme. Nhiều lính pháo binh và bộ binh khác cũng nhận được tin như vậy, đến cả ngài Pétain cũng nhận được tin, và rõ là chẳng có gì là hay ho. Tin gửi đến cho ngài Pétain là tin báo tử của các tư lệnh, bảy người, và ngài chuyển một tin trong số đó cho thiếu tá Almstedt. Vừa nhận tin thì thiếu tá Almstedt cầm ngay lên và đọc, tờ tin báo bỗng dưng run rẩy trên tay thiếu tá. André Seigore và Henri Moutin, trung sĩ và thượng sĩ vẫn trung thành với thiếu tá Almstedt thấy tư lệnh như vậy thì lo lắng nên đến hỏi. Thiếu tá Almstedt im lặng một lúc rồi cũng đáp, giọng như tắc nghẹn:

- Dù chỉ quen nhau mới vài tháng, nhưng... chúng tôi như đã biết nhau từ lâu lắm rồi. Trung tá và Chuẩn tướng là những người bạn tốt nhất tôi từng có... Trung tá ra đi đã hơn một tháng mà vẫn bặt tin, trong khi đó Chuẩn tướng chỉ vừa rời khỏi Verdun cách đây hai tuần...

- Vậy thì có gì mà... trông các anh không quân và Madame hôm nay lạ thế? - Henri Moutin hỏi.

- Nói ra thì ngài Pétain trông cũng như thế... - Seigore tiếp lời.

Thiếu tá Almstedt đưa tờ tin ra và Moutin nhận lấy đọc. Tờ tin báo tử như tiếng sét đánh từ địa ngục vọng về.

- Không thể... Madame Annatoire tử trận ở Somme?

Thiếu tá Almstedt gật đầu.

- Ngài Pétain vừa cho tôi hay. Chuẩn tướng Annatoire tử trận rồi, và tôi không hề biết rằng Trung tá Lumina có còn sống hay không...

Nỗi lo lắng của thiếu tá Almstedt được phần nào vơi đi khi một tuần sau, trung tá Heartfilique trở về cùng hai trung đoàn pháo binh. Gặp lại nhau sau hơn một tháng vắng biệt tin nhau, hai vị nữ tư lệnh ôm chầm lấy nhau mừng rỡ. Trong thiếu tá Almstedt bây giờ là một niềm vui hỗn độn vừa hạnh phúc mà cũng vừa đau thương.

- Trong lúc tôi đi, các cậu ổn chứ? Mà sao các cậu lại ở đây, đáng lẽ mọi người phải đang ở pháo đài Vaux chứ...?

Thiếu tá Almstedt bỗng đổi giọng, kể lại:

- Cách đây gần tháng, pháo đài Vaux thất thủ, kỵ binh và phái binh tử trận gần hết, ngài Raynal với trung đoàn pháo binh số 43 của cậu thì bị bắt làm tù binh. Tôi với tiểu đội không quân, Chuẩn tướng cùng các kỵ binh sống sót và bác sĩ Helen thì cũng vừa thoát. Hơn nửa tháng trước, Chuẩn tướng Annatoire đi Somme...

- À phải, tôi có nghe tin ở Somme, quân Hiệp ước đang tổn thất...

- Có những anh em của các anh trong tiểu đoàn của tôi đã tử trận ở Somme. Cả Chuẩn tướng... ngài Pétain có cho tôi hay...

Trung tá Heartfilique bỗng bất ngờ tột độ, như không thể nào tin được những điều mình vừa nghe.

- Chuẩn tướng Annatoire... tử trận?

Thiếu tá Almstedt gật đầu. Tư lệnh Heartfilique gần như trở nên hoảng loạn khi nghe tin chuẩn tướng de Beaudelaire tử trận ở Somme.

- Chuẩn tướng đã hứa với chúng ta là cậu ấy sẽ về! Tôi đã hứa tôi sẽ về, và tôi đã về rồi đây, làm sao Chuẩn tướng lại không về được chứ!

Thiếu tá Almstedt chỉ còn biết an ủi rằng:

- Ra chiến trường, là đánh ván cược với Thần Chết. Có người thắng thì cũng phải có kẻ thua. Có người sống sót cũng phải có kẻ tử trận. Bao nhiêu lính Pháp đã tử trận vô danh, họ có muốn được nhớ đến không? Họ chỉ muốn giành lại Alsace-Lorraine. Tại sao chúng ta lại nghiêm trọng khi Chuẩn tướng tử trận cũng vì cái lẽ đó?

Nghĩ cũng phải, rồi thì tất cả cũng nguôi đi, và trận chiến ở pháo đài Souville tiếp tục vào ngày 12 tháng Bảy. Quân Đức tuy lực lượng ít chỉ với vài đại đội bộ binh chủ lực cũng chiếm được một phần pháo đài, nhưng do tương quan chênh lệch cho nên không giữ được lâu. Điều này với quân Pháp được cho là một thắng lợi đầu, thiếu tướng Nivelle đã có câu nói: "Chúng sẽ không thể vượt qua", khích lệ tinh thần lính Pháp tiếp tục chiến đấu. Do trận Somme mà quân Đức mất thêm một phần quân số và đạn dược để hỗ trợ chiến trường bên kia. Cứ ngỡ điều này mang lại lợi thế cho quân Pháp, nhưng sự thực thì khác hẳn. Tuy có sự chênh lệch về lực lượng, nhưng quân Đức vẫn giao tranh với quân Pháp, giành nhau từng thước đất, sự khốc liệt chẳng hề giảm đi. Thêm nữa là do sự liều lĩnh "ai cũng hiểu" của tướng Charles Mangin, ông mở một cuộc phản công vào quân Đức ở Fleury, với hầu hết là bộ binh và kỵ binh với vài trung đội pháo binh ít ỏi. Sự liều lĩnh cùng chủ trương nổi tiếng của tướng Mangin đã đẩy quân Pháp ở Fleury đến cái kết như cuộc tái chiếm pháo đài Douaumont trước kia đã làm tinh thần lính Pháp trở nên hoảng loạn và làm ông ( có vẻ như là tạm thời ) mất quân hàm thiếu tướng. Trong cuộc phản công tại Fleury, tổn thất nặng nề nhất về phe Pháp và quân Đức trong hầu như không hề hấn gì. Khi được lệnh "tấn công đến người cuối cùng", một số hạ sĩ quan kỵ binh đã phản lại lệnh rằng:

- Nếu là Chuẩn tướng Annatoire de Beaudelaire, sẽ không bao giờ có lệnh hy sinh tất cả chỉ để mất một trọng điểm vào tay Đức. 

Tướng Mangin không phải chuẩn tướng de Beaudelaire, tất nhiên. Hai vị tư lệnh quan điểm luôn đối đầu nhau vậy làm sao chấp nhận nhau? Với ngài Charles Mangin, Madame Françoise de Beaudelaire luôn là đối thủ hàng đầu ngoài thượng tướng Erich von Falkenhayn của Đức, và việc ông nghe lời lính của chuẩn tướng de Beaudelaire cũng là một chuyện lạ nhất cuộc chiến. Thế là, họ đành nghe lệnh với lý do:

- Lính không tướng thì vẫn đánh được, tướng không lính thì vô dụng. Chúng tôi theo Madame de Beaudelaire, thà trở thành kỵ binh ma, còn hơn chết giữa chiến trường chẳng vì gì cả.

Và phần lớn kỵ binh sau trận đó cũng vĩnh viễn nằm lại Fleury, chỉ còn vài kỵ binh trinh sát sống sót và trở về pháo đài Souville tiếp tục chiến đấu dưới trướng ngài Robert Nivelle và ngài Philippe Pétain.

Sau vài tuần chiến trường tạm yên, sang tháng Tám, quân Đức lại quyết chiếm Fleury. Chiến sự Fleury dữ dội, hai phe giằng co theo từng hồi pháo kích. Quân Đức mệt mỏi dần trong sự thiếu thốn từng ngày: đạn pháo phải tiết kiệm, lương thực thì tằn tiện từng khẩu phần... Tuy nhiên không phải vì thế mà chiến sự bớt phần ác liệt. Cứ đánh nhau thế đến ngay 17 tháng Tám, Hoàng thái Wilhelm và thượng tướng von Falkenhayn cho rằng chiến thắng của quân Đức ở Verdun lúc này là một hy vọng hết sức mong manh. Nhưng mà, hy vọng thì cứ trông, chiến tranh thì cứ đánh, Verdun trở nên thậm chí còn tệ hại hơn những tháng trước. Khắp nơi, cây cối đổ rạp, cỏ cháy thành than, các thị trấn bị xoá sổ, đâu đâu cũng là biển bùn. Không chỉ quân Đức mà cả quân Pháp cũng đang thiếu thốn. Khẩu phần tư lệnh hàng ngày của tư lệnh Heartfilique và thiếu tá Almstedt còn lại mỗi bánh quy, bơ lạc và kẹo cứng còn các anh chỉ được vài chiếc bánh quy mỗi bữa. Vì pháo kích dữ dội nên đường tiếp tế bị chặn, và cũng nhờ đó mà chiến sự tạm thời trở nên tĩnh lặng hơn.

Gọi là tĩnh lặng, tuy nhiên, trong thời gian "yên bình" đó, quân Pháp mở cuộc tấn công tái chiếm pháo đài Douaumont. Quân Đức chống chọi trong thiếu thốn và mệt mỏi. Đến ngày 24 tháng Tám, quân Đức rút lui, pháo đài Douaumont thất thủ về tay quân Pháp. Trước thắng lợi này, tướng Nivelle được thăng lên vị trí Thống chế, Tổng tư lệnh toàn quân thế cho ngài Joffre vừa bị huyền chức cách đó không lâu sau một loạt thất bại trước quân Đức. Còn tướng Charles Mangin được giao cho vị trí tổng chỉ huy chiến trận tại Verdun, toàn quyền với cả bộ binh, kỵ binh, pháo binh lẫn không quân.

Tầm hai tuần sau, ngày 4 tháng Chín, tại đường hầm Tavannes, nơi dự trữ đạn dược của quân Pháp xảy ra một tai hoạ. Do một tai nạn khiến lửa bắt vào kho đạn gây ra một vụ nổ khiến quân Pháp hoảng loạn. Đường hầm Tavannes biến thành địa ngục lửa. Thừa thế, ở đầu hầm quân Đức nổ súng liên tục vào. Sau làn mưa đạn đó, tầm năm trăm lính Pháp tử trận trong hầm Tavannes, không kể những người chết trong vụ nổ.

Đột ngột, bên Pháp hay tin trong nội bộ quân Đức có biến động. Tướng von Knobelsdorf bị Bộ Tổng chỉ huy cách chức còn thượng tướng Erich von Falkenhayn bị thuyên chuyển đến tận România. Điều này là một tin khá vui cho lính Pháp, nhưng với các chỉ huy, có nghĩa là sắp tới chẳng có gì hay ho. Đó tức là sẽ có một ai đó ghê gớm hơn cả tướng von Falkenhayn và tướng von Knobelsdorf đến, một đối thủ mới cho các vị chỉ huy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro