trần quang thái bảo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ ĐẦU TƯ

 

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Phân tích luận điểm: “đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển và là chìa khóa của sự tăng trưởng của mọi quốc gia”

 

- Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế

+Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố cấu thành tổng cầu vì, đầu tư một mặt tạo sản phẩm mới cho nền kinh tế mặt khác tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, xét về mặt ngắn hạn đầu tư tác động trực tiếp tới tổng cầu theo một tỉ lệ thuận.

+Đối với tổng cung: khi các thành quả I phát huy tác dụng-> sản lượng của nền kinh tế tăng => đầu tư có tính chất lâu dài và nó sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn của nền kinh tế tăng.

Xét mặt cầu, đầu tư tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế nhưng  về mặt cung thì nó làm cho sản xuất gia tăng, giả cả giảm, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập từ đó kích thích tiêu dùng. Mà sản xuất phát triển chính là nguồn gốc của phát triển kinh tế xã hội=> đầu tư là nhân tố cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế.

- Ảnh hưởng 2 mặt tới sự ổn định nền kinh tế

Đầu tư luôn có một độ trễ nhất định. Ngoài ra do đầu tư có ảnh hưởng tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về thời gian -> có thể phá vỡ sự ổn định của một nền kinh tế. đầu tư tốt-> nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. tuy nhiên nếu đầu tư không  đúng hướng -> nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ.

- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế

Biển hiện mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR

ICOR=(tỷ lệ vốn đầu tư tăng thêm/GDP)/tốc độ tăng trưởng kinh tế

ICOR không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư ó đầu tư quyết định sự tăng truởng của nền kinh tế.

Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế.

- Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế(tự chém)

- Đầu tư góp phần nâng cao trình độ KHCN

đầu tư còn có một vài vai trò khác như làm tăng ngân sách cho chính phủ, góp phần làm ổn định đất nước, mở rộng ảnh hưởng của quốc gia...

2. đặc điểm của đầu tư phát triển, công tác quản lý đầu tư quán triệt đặc điểm này ntn?

Đặc điểm:

- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết thường rất lớn. vốn đầu tư năm khê đọng, không sinh lời trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.

- Thời kì đầu tư, thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài

- Quá trình thực hiện đầu tư cũng như trong thời kỳ vận hành kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố kinh tế, tự nhiên, xã hội.

- Rủi ro cao

Công tác quản lý đầu tư phải quán triệt những đặc điểm này ntn:

Quy mô vốn đầu tư lớn, phải có các biện pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, các kết hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng số vốn, bố trí vốn theo tiến độ kế hoạch, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Lao động cần sử dụng cho đầu tư lớn nên công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân theo 1 kế hoạch định trước

Do thời kì đầu tư kéo dài, vốn lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên cần phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ đầu tư.

Do thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài nên cần chú ý:

+ xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo kế hoạch nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vốn đời dự án

+ quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình

+ chú ý độ trễ thời gian trong đầu tư

Do quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố kinh tế, tự nhiên, xã hội nên tư cần chú ý:

+ chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng đắn

+ lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý.

Do đầu tư phát triển có độ rủi ro cao nên:

+ nhận diện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro.

+ xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro

3. Phân biệt nôi dung cơ bản của đầu tư phát triển ở phạm vi vĩ mô và vi mô:

Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển phải làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế chứ không phải là hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các đơn vị như trên góc độ doanh nghiệp. ví dụ, việc mua bán tài sản cố định giữa các đơn vị, vẫn được xem là hoạt động đầu tư của đơn vị nay, nhưng trên phương diện nền kinh tế đó không phải là đầu tư tăng thêm mà chỉ là chuyển quyền sở hữu từ đơn vị này sang đơn vị khác

CHƯƠNG III: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

4.   Bản chất nguồn hình thành vốn đầu tư là gì? Hãy chứng minh.

Bản chất của nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy của nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.

-theo Keynes: đầu tư chính là phần thu nhập không chuyển vào tiêu dùng và tiết kiệm là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng.

        Thu nhập=tiêu dùng + đầu tư

        Tiết kiệm=thu nhập – tiêu dùng

ð  Đầu tư = tiết kiệm    (*)

-trong nền kinh tế mở,(*) không phải bao h cũng được thiết lập

  +tích lũy của nền kt>nhu cầu trong nước=>đầu tư ra nước ngoài

  +tích lũy của nền kt<nhu cầu trong nước=>huy động tiết kiệm từ nước ngoài

Khi đó: mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư thể hiện trên TK vãng lai: CA=S-I

5.   Các nguồn vốn đâu tư cơ bản của nền kinh tế, nguồn vốn nào là quan trọng nhất? (tập photo ngoài quán đã có)

a.   Nguồn vốn đầu tư trong nước

ØNguồn vốn nhà nước

·   NV NSNN: là nguồn chi of NSNN cho đầu tư. Thường sử dụng cho dự án: kết cấu hạ tầng KT-XH, QP-AN, chi cho công tác lập+thực hiện dự án quy hoạch tổng thể pt KTXH vùng, lãnh thổ…

·   NV tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: hình thức quá độ cấp phát vốn NS->tín dụng đvs dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

§Phục vụ công tác quản lý, điều tiết vĩ mô NN: kk phát triển KT ngành, vùng theo định hướng chiến lược. góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH

·   NV đầu tư của DNNN: gồm KH TSCĐ, thu nhập giữ lại tại DNNN sử dụng để: đầu tư chiều sâu, mở rộng sx, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sx.

ØNguồn vốn của dân cư và tư nhân: gồm tiết kiệm của dân cư, tích lũy của Dn dân doanh, HTX

·   Vai trò quan trọng pt nông nghiệp và kt nông thôn, mở mang ngành nghề, pt CN, tiểu thủ CN.

·   Phụ thuộc thu nhập, chi tiêu of các hộ gđ, trình độ pt đất nước, tập quán tiêu dùng, chính sách thuế thu nhập và khoản đóng góp XH.

b.   NV đầu tư nước ngoài

ØODA: là NV do tổ chức quốc tế và CP nước ngoài cấp với mục tiêu tài trợ nước đang pt. ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn cho vay lớn, tỷ lệ không hoàn lại >=25%.

ØNV tín dụng từ NHTM quốc tế: không ràng buộc về chính trị xã hội nhưng thủ tục khắt khe, thời hạn nghiêm ngặt, lãi suất cao.

·   Chủ yếu để đáp ứng nhu cầu XNK, một phần để đầu tư phát triển

vNV đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI):

·   Không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận K.

·   Nhà đầu tư nhận được LN nếu dự án hiệu quả.

·   Nước nhận FDI có thể tiếp cận công nghệ, trình độ quản lý, thúc đẩy phát triển ngành nghề mới đặc biệt là ngành có CN cao, vốn lớn -> chuyển dịch cơ cấu, CNH-HĐH

…(nhiều ý lắm, có time thì các bạn chém nhé)

vThị trường vốn quốc tế: gồm thị trường cổ phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế

VN phát hành TP ra thị trường quốc tế:

·   Thuận lợi:

§Huy động vốn lớn, không bị ràng buộc bởi các đk tín dụng

§Tạo đk VN tiếp cận TT vốn quốc tế, đặc biệt là TTCK

§Thanh khoản cao do có thể mua bán trên thị trường thứ cấp

§Kích thích người mua: chuyển đổi TP->CP, mua đợt này được ưu tiên mua đợt sau

·   Hạn chế:

§Hệ số tín nhiệm của VN thấp->lãi suất cao

§Ít kinh nghiệm

*)Đối với VN, nguồn vốn trong nước là quan trọng nhất vì:

6.   Các điều kiện huy động có hiệu quả vốn đầu tư là gì?

vTạo lập, duy trì năng lực tăng trưởng nhanh, bền vững cho nền kinh tế

-vì

+năng lực tăng trưởng đảm bảo ->năng lực tích lũy nền kinh tế tăng->quy mô vồn trong    nước huy động được cải thiện

  +tín hiệu tốt thu hút vốn nước ngoài

-cần phải:

  +tăng cường pt sxkd, thực hành tiết kiệm trong sx và tiêu dùng

  +với NV đầu tư: xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng  của huy động vốn lâu dài

  +dự án sử dụng vốn cay phải có pán trả nợ vững chắc

  +đảm bảo công bằng cho tất cả NV  đầu tư

vĐảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

·   ổn định giá trị tiền tệ: duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức phù hợp với tình hình trong nước, đảm bảo hài hòa giữ ổn định kinh tế với tăng trưởng kinh tế.

·   lãi suất, tỷ giá hối đoái: lãi suất cao->tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, tránh chảy máu vốn nhưng lại khiến cho phí vốn tăng->giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Tỷ giá cao(đồng nội tệ giá trị thấp)-> kích thích XK, hạn chế nhập khẩu, khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, nó lại làm giá trị khoản nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng….(mang kiến thức TCQT vào chém gió các cậu nhé).

·   chính sách tài khóa: ngân sách thâm hụt triền miên->lạm phát =>kiểm soát thâm hụt NS. Tăng thu, giảm chi, nâng cao tính hiệu quả của dự án đầu tư bằng vốn NS.

vXây dựng chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả

·   CS huy động vốn gắn chiến lược phát triển KT-XH từng thời kỳ.

·   Đảm bảo tương quan hợp lý vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

·   Đa dạng hóa, hiện đại hóa hình thức, phương tiện huy động vốn: mở rộng huy động tín dụng đầu tư phát triển từ dân cư, thành lập hệ thống quỹ đầu tư.

7.   Tại sao nói vốn đầu tư sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút càng lớn?

Vốn đầu tư được sư dụng hiệu quả ->năng lực tích lũy của nền kinh tế tăng->quy mô vốn đầu tư được cải thiện.

Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả thì uy tín của nước tiếp nhận vốn đầu tư tăng->nâng cao cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư, hấp dẫn và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn.

Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả tạo tiền đề cho các dự án đầu tư phát triển thông qua hiệu ứng lan tỏa(một ngành phát triển thì các ngành khác cũng phát triển kèm theo như công nghiệp phụ trợ, dịch vụ), cơ sở hạ tầng được nâng cấp, môi trường đầu tư linh hoạt, hấp dẫn hơn.

Vốn đầu tư sử dụng hiệu quả->yếu tố chính trị, tâm lý sẽ dần được loại bỏ vốn đầu tư lưu thông dễ dàng hơn

CHƯƠNG IV:  QUẢN LÝ VÀ KẾ HOẠCH HÓA ĐẦU TƯ

Câu 8: Các nguyên tắc quản lý hoạt động ĐT:

1.   Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa mặt kinh tế và xã hội.

- Là đòi hỏi khách quan vì:

 + Kinh tế quyết định chính trị

+Chính trị có tác dụng trở lại đối với sự phát triển kinh tế

(KT và CT có mqh biện chứng)

- Vĩ mô: thể hiện ở vai trò quản lý NN, cơ chế quản lý ĐT, cơ cấu ĐT, chính sách đối với NLĐ hoạt động trong lĩnh vực ĐT, chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

- Cơ sở: đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, doanh lợi cho cơ sở đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với NN và XH.

2.   Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Tập trung: công tác quản lý ĐT cần tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm, đồng thời phát huy cao tính chủ động sáng tạo của địa phương, các ngành và cơ sở.

- Dân chủ: khi giải quyết bất kì một vấn đề phát sinh trong quản lý ĐT, phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng và lực lượng của các đối tượng quản lý.

(Trong nền kinh tế thị trường XHCN nước ta, sự can thiệp của NN nhằm điều chỉnh tính tự phát của thị trường, đảm bảo tính định hướng XHCN. NN tập trung thống nhất quản lý một số lĩnh vực kinh tế then chốt nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu KT-XH mà đại hội Đảng X đề ra. Mặt khác, quan tâm đến lợi ích NLĐ là những động lực quan trọng đảm bảo cho sự thành công của các hoạt động KT-XH.)

3.   Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ.

Yêu cầu: Chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ.

=> Tiết kiệm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả ĐT.

4.   Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư.

ĐT tạo ra lợi ích. Tuy nhiên lợi ích KT của các đối tượng khác nhau vừa có tính thống nhất, vừa có tính mâu thuẫn.

=> Kết hợp hài hòa lợi ích của mọi đối tượng trong hoạt động KT và ĐT sẽ tạo động lực phát triển nền KT vững chắc, ổn định.

Nhà nước ta đã và đang đóng vai trò là người tạo ra và giải quyết sự hài hòa các loại lợi ích để khuyến khích, động viên mọi nguồn lực cho phát triển.

5.   Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Với một lượng vốn ĐT nhất định phải đem lại hiệu quả KT-XH với chi phí ĐT thấp nhất:

- Cơ sở: đạt được lợi nhuận cao.

- XH: gia tăng sản phẩm quốc nội và giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho NLĐ, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môt trường, phát triển VH-GD và gia tăng phúc lợi công cộng.

Ở VN tình trạng thất thoát và lãng phí xảy ra trầm trọng, đầu tư không trọng tâm trọng điểm, tài nguyên thiên nhiên khai thác không hiệu quả…

Câu 9: Các phương pháp quản lý hoạt động ĐT:

1.   PP kinh tế

Thông qua các chính sách và đòn bẩy KT ( tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, thuế...) để hướng dẫn, kích thích và điều chỉnh các hành vi đối tượng tham gia ĐT theo một mục tiêu nhất định của nền KT-XH.

- ƯĐ:         

+ Khi NLĐ hăng hái sx thì đồng thời nhiệm vụ chung cũng được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả.

  + Mở rộng quyền hoạt động cho các cá nhân và các DN, làm tăng trách nhiệm KT cho họ => giúp NN giảm thiểu việc quản lý, điều hành.

- NĐ: Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt để đưa ra các biện pháp KT phù hợp.

2.   PP hành chính

Là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý (NN) đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, quy định về tổ chức... nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định.

- ƯĐ: + Xác lập trật tự, kỉ cương làm việc trong hệ thống một cách nhanh chóng.

+ Có thể giấu được ý đồ hoạt động.

- NĐ: Dẫn đến tình trạng quan liêu, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán.

3.   PP giáo dục

Giáo dục và hướng các cá nhân phát triển theo hướng có lợi cho sự phát triển chung của toàn XH.

- ƯĐ: + Làm cho NLĐ phân biệt được đúng – sai.

 + Xây dựng con người mới XHCN VN.

- NĐ: Do đặc điểm của hoạt động ĐT là sử dụng vốn lớn, kĩ thuật phức tạp và liên quan đến nhiều ngành nghề,  khó kiểm soát => đòi hỏi tính tự giác cao của NLĐ.

4.   PP toán và thống kê

Áp dụng cả các phương pháp định lượng: thống kê, mô hình toán kinh tế, vận trù học...

- ƯĐ: Áp dụng được lý thuyết các mô hình, các phương pháp thống kê vào thực tiến hoạt động ĐT, mang lại những kết quả chính xác nâng cao hiệu quả ĐT.

- NĐ: Nếu không tiến hành cẩn thận sẽ dễ dàng gặp phải những sai sót trong các khâu phân tích, xử lý số liệu, hoạt động ĐT sẽ không có hiệu quả.

Câu 10: Nội dung quản lý hoạt động ĐT trên giác độ vĩ mô:

- NN xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động ĐT.

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ĐT.

- Ban hành kịp thời các chính sách, chủ trương ĐT nhằm cải thiện môi trường và thủ tục ĐT.

- Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, chuẩn mực ĐT.

- Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực ĐT.

- Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác ĐT với nước ngoài.

- Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát hoạt động ĐT.

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn của NN.

Sự giống và khác nhau giữa quản lý hoạt động ĐT trên giác độ vĩ mô và cơ sở:

- Giống nhau: Đều áp dụng những nguyên tắc của quản lý kinh tế nói chung vào các hoạt động ĐT thông qua các phương pháp quản lý ĐT cụ thể ->đem lại hiệu quả ĐT cao cho nền KTXH.

- Khác nhau:

Nội dung

Vĩ mô

Cơ sở

Thể chế quản lý     (chủ thể):

NN là chủ thể quản lý chung nhất hoạt động ĐT

các cơ sở sx kinh doanh

Phạm vi và quy mô:

hoạt động tầm vĩ mô, bao quát chung

bó hẹp ở phạm vi từng DN riêng lẻ

Mục tiêu quản lý:

bảo vệ quyền lợi quốc gia, lợi ích chung nhất cho cả cộng đồng

xuất phát chủ yếu từ lợi ích trực tiếp của mình

Phương pháp quản lý:

NN quản lý chủ yếu bằng pp gián tiếp, định hướng, đề ra các chiến lược và kế hoạch, đưa ra các dự báo, thông tin về tình hình thị trường chứ không quản lý quá chi tiết (trừ các hoạt động ĐT liên quan nguồn vốn ngân sách)

Các DN và cơ sở tự lập dự án, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả ĐT, và chịu sự điều tiết lợi ích của NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Câu 11 (GT tr 113): Các kết quả của hoạt động đầu tư và các phương pháp tính kết quả đó

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

ØKhái niệm

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.

ØPhương pháp tính

·   Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đàu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành.

·   Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc.

·   Đối với những công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ, tổng số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau đây

üĐối với công tác xây dựng

vVốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp  được tính theo công thức:

Trong đó:

: khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ i

: đơn giá dự toán bao gồm các chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng i

: chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công trong dự toán xây dựng. Khoản chi phí chung này do nhà nước quy định theo từng loại công trình.

W: lãi định mức được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá thành dự toán công tác xây lắp do nhà nc quy định theo từng loại hình công trình.

VAT: tổng thuế giá trị gia tăng đầu ra

vVốn đầu tư thực hiện đối với công tác lắp đặt thiết bị và thực nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị công nghệ trong các loại công trình xây dựng  được tính theo công thức:

Trong đó:

: khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành tính theo toàn bộ từng chiếc máy i hoặc số tấn máy lắp xong của từng giai đoạn, từng bộ phận phải lắp của thiết bị

: đơn giá dự toán cho 1 đơn vị khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành

: chi phí chung đc tính bằng 65% chi phí nhân công trong dự toán

: lãi định mức được tính bằng tỷ lẹ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán.

üĐối với công tác mua sắm trang thiết bị

Vốn đầu tư  thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị

Trong đó:

: trọng lượng (tấn), số lượng từng bộ phận, cái, nhóm thiệt bị thứ i.

: giá tính cho một tấn hoặc từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i.

VAT: tổng thuế giá trị gia tăng đối với công tác lắp đặt thiệt bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có).

: chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có).

ü  Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác: đc tính vào vốn đầu tư thực hiện theo phương pháp thực thanh thực chi.

Phương pháp tính vốn đầu tư thực hiện của các khoản chi phí quản lý và chi phí khác như sau:

Trong đó:

: chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ %

: chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự toán

: tổng số thuế giá trị gia tăng của các chi phí là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

ØTài sản cố định huy động

·   Khái niệm: là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vảo sử dụng đc ngay.

Cần phân biệt huy động bộ phận và huy động toàn bộ.

Các tài sản cố định được huy động là kết quả đạt đc trực tiếp của quá trình thi công xây dựng công trình, chúng có thể đc biểu hiện bằng hiện vật hoặc giá trị.

·   Phương pháp tính:

Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định đc huy động đc tính theo công thức:

F =  +  - C -

Trong đó:

F: giá trị các tài sản cố định đc huy động trong kỳ

: vốn đầu tư đc thực hiện ở các kỳ trc chưa đc huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dag đầu kỳ)

: vốn đầu tư đc thực hiện trong kỳ nghiên cứu

: chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định

: vốn đầu tư thực hiện chưa đc huy động chuyển sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ)

Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động. Công thức tính giá trị các tài sản cố định đc huy động trong trg hợp này như sau:

F =  – C

Trong đó:

: vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã đc huy động

: các chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định

ØNăng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng như cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã đc huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định đc ghi trong dự án đầu tư.

 

Câu 12 (GT tr 168): So sánh giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư

Mặc dù phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội đều dựa trên so sánh các lợi ích thu đc với các chi phí phải bỏ ra. Song chúng vẫn khác nhau ở nhiều điểm

Phân tích hiệu quả tài chính

Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội

ØVề góc độ và mục tiêu phân tích

-    Chỉ đứng trên góc độ của nhà đầu tư

ðChỉ xem xét những khoản lợi ích và chi phí trực tiếp mà chủ đầu tư nhận đc hay phải bỏ ra và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do chính hoạt động đầu tư đó mang lại

-    Mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận

ðGiúp cho chủ đầu tư lựa chọn đc dự án có lợi nhuận cao nhất

ØVề mặt tính toán

-Phân tích hiệu quả tài chính đc tiến hành trc làm cơ sở cho phân tích KT-XH

-          -Khi tính thu nhập thuần trong phân tích tài chính đã trừ đi các khoản thuế

-          -Coi tiền lương và tiền công trả cho người lao động là chi phí

-          -Trừ đi các khoản vay nợ như là 1 khoản chi phí

-          -Giá đầu ra và đầu vào đc lấy thwo giá thị trg làm cơ sở

ØVề tỷ suất đc sử dụng để tính chuyển các khoản tiền về cùng một mặt bằng thời gian

-    Sử dụng tỷ suất r đc xác định căn cứ theo chi phí sử dụng vốn của các nguồn huy động

ØVề các chỉ tiêu phân tích hiệu quả

-    Sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu: lợi nhuận thuần, thu nhập thuần, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, hệ số hoàn vốn nội bộ, điểm hòa vốn

-Đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế và xã hội

ðLợi ích và chi phí đc xem xét trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế- xã hội, k chỉ xem xét các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do chính hoạt động đầu tư đó đem lại mà còn xem xét cả hiệu quả gián tiếp của các hoạt động đầu tư có quan hệ với hoạt động đầu tư xem xét

-    Mục tiêu là tối đa hóa lợi ích kt-xh

ðGiúp cho các nhà quản lý vĩ mô lựa chọn đc những dự án đầu tư tối đa hóa phúc lợi xh

-    Phải cộng khoản này vào để xác định giá trị gia tăng cho xh mà dự án đem lại

-    Khi tính các chỉ tiêu kt-xh phải trừ đi các khoản trợ giá hay bù giá nếu có

-    Coi các khoản này là thu nhập

-    Không đc tính là một chi phí hay lợi ích xã hội

-    Cần loại bỏ những méo mó, sai lệch của giá cả đầu ra và đầu vào

-    Sử dụng tỷ suất rs đc xác định dựa trên chi phí xh của việc sử dụng vốn đầu tư

-    Thường sử dụng các chỉ tiêu: giá trị gia tăng thuần túy, số lao động có việc làm từ dự án, mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ, mức tiết kiệm ngoại tệ, khả năng cạnh tranh quốc tế và những tác động khác

Câu13 : So sánh sự giống và khác nhau giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư(câu 12 với câu 13 như nhau)

 giống nhau: đều dựa trên so sánh các lợi ích thu được với chi phí phải bỏ qua

 khác nhau:

Hiệu quả tài chính

Hiệu quả kinh tế-xã hội

Về góc độ mục tiêu phân tích

+) đứng trên góc độ của nhà đầu tư-> chỉ xem xét những khoản lợi ích và chi phí trực tiếp mà chủ đầu tư nhận được hay bỏ ra

+) mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận

+) đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế và xã hội -> xem xét cả hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp mà hoạt động đầu tư đó mang lại

+) mục tiêu: phát triển đất nước

Về mặt tính toán

+)Được tiến hành trước làm cơ sở cho phân tích kinh tế xã hội

+) khi tính thu nhập thuần thì trừ đi các khoản thuế

+) coi tiền lương tiền công là chi phí

+) trừ đi khoản trả nợ như một khoản chi phí

+) giá cả đầu ra đầu vào được lấy theo giá thị trường làm cơ sở

+) khi tính thu nhập thuần thì cộng các khoản thuế để xác định giá trị gia tăng cho XH mà dự án mang lại

+) phải trừ đi khoản trợ giá hay bù giá nếu có

+) coi tiền lương tiền công là thu nhập

+) cộng các khoản trả nợ khi tính các chỉ tiêu có liên quan

+) cần loại bỏ những méo mó sai lệch của giá cả

Về mặt tỷ suất được sử dụng để tính chuyên các khoản tiền về cũng một mặt bằng thời gian

Sử dụng tỷ suất r

Sử dụng tỷ suất r­­s

Về các chỉ tiêu phân tích hiệu quả

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu: lợi nhuận thuần, thu nhập thuần,tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, hệ số hoàn vốn nội bộ, điểm hào vốn

Sử dụng các chỉ tiêu:giá trị gia tăng thuần túy, số lao động có việc làm từ dự án,mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ, mức tiết kiệm ngoại tệ, khả năng cạnh tranh quốc tế và nhừn tác động khác

Câu 14: Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế XH của hoạt động đầu tư

Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư

Phương pháp được áp dụng là dựa trực tiếp vào số liệu của báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện xem xét mang tính chất định tính sau đây:

-          mức đóng góp cho ngân sách từng năm và cả đời dự án

-          số làm việc tăng thêm và cả đời dự án

-          số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án

-          tổng chi tiền nộ tệ tính trên một đơn vị ngoại tệ thực thu

-          mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư từng năm và cả đời dự án

-          mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động: thể hiện ở chỉ tiêu bậc thợ bình quân thay đổi sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên một đơn vị vốn đầu tư

-          tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường

-          nâng cao trình độ kĩ thuật của sản xuất: thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên một đơn vị vốn đầu tư

-          nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý: thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư

-          các tác động đến môi trường sinh thái

-          đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì

Xuất phát từ góc độ quản lí vĩ mô của nhà nước, của địa phương và của ngành

Khi tính toán hiệu quả kinh tế xã hội của những công cuộc đầu tư có tầm cỡ lớn bao quát một vùng, một ngành rộng lớn hay quan trọng đối với nền kinh tế thì phải điều chỉnh lại giá này theo giá xã hội, phải lưu ý đến các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến dự án và ngược lại

-          đối với sản phẩm đầu ra

·         sản phẩm đầu ra để sán xuất để xuất khẩu dùng giá FOB thực tế

·         sản phẩm đầu ra để tiêu thụ nội địa thay thế nhập khẩu dùng giá CIF

·         sản phẩm đầu ra để tiêu thụ nội địa:

o   Nếu là hàng thiết yếu, dùng giá thị trường trong nước điều chỉnh

o   Nếu là hàng không thiết yếu dùng giá thị trường trong nước thực tế

-          đối với đầu vào

·         _ đối với đầu vào nhập khẩu dùng giá CIF điều chỉnh

·         _ đối với đầu vào được sản xuất nội địa

·         _ các loại đầu vào khác: dùng giá thị trường trong nước điều chỉnh

·         _ đối với dịch vụ hạ tầng tạo ra trong nước dùng giá thị trường trong nước thực tế hoặc chi phí   sản xuất tùy theo mức nào cao hơn

Câu 15: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp.

1.1.Lợi nhuận thuần, thu nhập thuần

-lợi nhuận thuần

 +lợi nhuận thuần từng năm Wi = Oi - Ci

          Oi :doanh thu năm i

        Ci :chi phí năm i

 +lợi nhuận thuần bình quân:

-thu nhập thuần quy về thời điểm hiện tại(đầu thời lỳ phân tích)

        Bi:khoản thu của năm i

        Ci:khoản chi năm i(khôn gồm khấu hao và lãi vay)

        n: số năm hoạt động của đời dự án

        r: tỷ suất chiết khấu được chọn

 dự án có hiệu quả tài chính khi NPV>0, không có hiệu quả tài chính khi NPV<0

1.2.Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: phản ánh mức lợi nhuận thuần(cho từng năm) or thu nhập thuần(cho cả đời dự án)

Tính cho cả đời dự án: npv=NPV/Ivo

     Npv: mức thu nhập thuần trên một đơn vị vốn đầu tư

     NPV: thu nhập thuần tính chuyển về thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động

1.3.Tỷ suất sinh lời vốn tự có: xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành đầu tư

tính cho vả đời dự án:

     npv:mức thu nhập thuần tính trên 1 đơn vị vốn tự có

     Epv:vốn tự có bình quân năm của đời dự án tính ở thời điểm dán đi vào hoạt động

Phản ánh mức thu nhập thuần của cả đời dự án tính trên một đơn vị vốn tự có bình quân năm của cả đời dự án

1.4.Số lần quay vòng của vốn lưu động

Bình quân của đời dự án

(CT)


: số lần quay vòng bình quân năm của vốn lưu động

: Doanh thu thuần bình quân năm của đời dự án tính theo thời điểm hiện tại(dự án bắt đầu đi vào hoạt động).

: Vốn lưu động bình quân năm của cả đời dự án tính theo thời điểm hiện tại

1.5.Tỷ số lợi ích-chi phí. KH: B/C

B/C=PV(B)/PV(C)  

: Doanh thu (hay lợi ích) ở năm i

: Chi phí năm i

PV(B): giá trị hiện tại của các khoản thu

     PV(C): giá trị hiện tại các khoản chi phí

1.6.Thời gian thu hồi vốn đầu tư. KH: T

T: số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi số vốn đầu tư ban đầu

Tính theo tình hình hoạt động bình quân cả đời dự án

(CT)    

1.7.Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu=tổng chi

(CT)

IRR>r: dự án có hiệu quả tài chính

IRR<r: dự án ko có hiệu quả tái chính

1.8.Điểm hòa vốn: là điểm ma tại đó doanh thu vừa đủ trang trải khoản chi phí bỏ ra

Số sản phẩm tại điểm hòa vốn: x=

Doanh thu hòa vốn: Oh=Px= p=

     X: số sản phẩm sản xuất và bán được ở điểm hòa vốn

     P: giá bán 1 sảm phẩm

     v: biến phí

     f:tổng định phí cả đời dự án nếu tính điểm hòa vốn cho cả đơi dự án hoặc định phí của 1 năm nếu tính điểm hòa vốn cho một năm của cả đời dự án

Câu 16: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngành, địa phương, vùng, toàn bộ nền kinh tế.

a.Hiệu quả kinh tế

(1)   mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

(CT)

Cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu tạo được bao nhiêu đơn vị mức tăng giá trị sx trog kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế

(2)   mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phat huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

(CT)

Cho biết 1 đv vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu tạo được bao nhiêu đv mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu cho các địa phương, vùng và toàn bô nền kt.

(3)   Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

(CT)

Cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu tạo ra bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu trong từng ngành

(4)   Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu.

(CT)

Phản ánh 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ tạo ra bao nhiêu mức tăng tổng sản phẩm quốc nội cho ddiwj phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế

(5)   Mức tăng giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu

(CT)

Phản ánh 1 đv TSCĐ huy động trong kỳ tạo được bao nhiêu mức tăng của giá trị tăng thêm

(6)   Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đv tỏng sản phẩm quốc nội (tính cho từng địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế) hoặc 1 đv giá  trị tăng thêm(tính cho từng ngành)

(CT)

Cho biết 1 đv tổng san phẩm quốc nội tăng thêm or 1 đv giá trị tăng thêm cần bao nhiêu vốn đầu tư

(7)   Hệ số huy động TSCĐ(HTSCĐ)

(CT)

Trị số này càng cao=>thi công càng dưt điểm xây dựng công trình, cac công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong từng ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kt.

(8)   Mức đóng góp cho NS tăng thêm tính trên 1 đv vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kt.

(9)   Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm tính trên 1 đv vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng, toàn bộ nền kt.

b.   Hiệu quả về mặt xã hội(SGT)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro