Phần 3: Những Chi Tiết Đặc Sắc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung

"Chi Loạn Phách" có phần kịch bản rất rõ ràng, tập trung chủ yếu vào hai huynh đệ Nhiếp thị, đặc biệt là Nhiếp Hoài Tang. Có thể nói, Hoài Tang là nhân vật chính của phim khi mạch truyện chủ yếu xoay quanh nhân vật này. Ngoài ra Nhiếp Minh Quyết cũng là nhân vật có được nhiều đất diễn với nhiều cảnh đánh nhau và một số cảnh miêu tả nội tâm.

Trước tiên mình muốn nói về một số phân cảnh và chi tiết mà mình thích trong phim. E hèm, cũng tương đối nhiều và đa số nhắc tới Nhiếp nhị. Vì mình thích ẻm mà.

Cảnh quay lăng mộ lúc đầu phim: Mở đầu phim mình còn tưởng đang xem đạo mộ, có mấy chi tiết giật nảy người. Nhưng bên ngoài cái mộ quả thật giống hệt cái xuất hiện trong Trần Tình Lệnh, lúc mà Ngụy Anh với Lam Trạm vào ý. Vậy nên mình khá thích. Còn bên trong thì rộng quá, không giống lắm.

Cảnh trong Bất Tịnh Thế: Nghe đến cái tên là thấy thân quen lắm rồi. Mình đã có chút không kìm được mà hú hét khi Hoài Tang xuất hiện. Tạo hình đẹp vô cùng. Lúc ẻm vẽ tranh mình phải wow, không ngờ "Một hỏi ba không biết" của mình lại giỏi như vậy đó. Ngay sau đó là lúc ẻm giả vờ luyện võ. Buồn cười rớt hàm luôn.

Cảnh cãi nhau trên đại sảnh: Khúc này mình có thể thấy rõ được tâm trạng bất ổn của Nhiếp Minh Quyết cùng những vấn đề mà anh Quyết đang phải đối mặt. Bên cạnh đó chính là sự vô tư có đôi chút thờ ơ của Hoài Tang.

Hai anh em với hai tư tưởng khác nhau khiến cho bầu không khí trở nên khá căng thẳng. Nhất là khi anh Quyết nổi cơn thịnh nộ suýt ra tay đánh em trai. Nhưng cũng nhờ có việc này mà Kim Quang Dao đánh "Thanh Âm Tâm" bản gốc, giúp cho Hoài Tang nhận ra chân tướng về sau.

Ở phân đoạn này mình thích nhất câu nói "Đệ đâu có muốn làm gia chủ" của Nhiếp Hoài Tang và tâm trạng của ẻm lúc Nhiếp đại đánh tới. Không thể nói là Hoài Tang không sợ, vì ẻm có nhắm mắt lại, nhưng mọi người có thể thấy là ẻm không hề lùi lại hay lảng tránh (có thể là vì không kịp tránh). Mình muốn hiểu là Nhiếp Hoài Tang có lý luận của bản thân và ẻm cho đó là đúng, thiếu niên mà. Vậy nên dù người ra tay là Xích Phong Tôn – là vị đại ca đáng sợ này thì ẻm cũng vẫn giữ lập trường của mình.

Cảnh trong rừng: Nói đúng hơn là đoạn này có một chi tiết mình thích. Đó là khi cả đám đang gặp nguy hiểm, Hoài Tang lúc này không đao không kiếm. Vì sao? Vì ẻm không chịu cầm đao mà Nhiếp Tông Huy phải cầm hộ. Há há! Dù sao thì, khi vẫn có người vây quanh bảo vệ, ấy vậy mà Hoài Tang vẫn nhẹ nhàng lấy lại cây đao đang nằm trong tay Nhiếp Tông Huy (đang hai tay hai đao) kia.

Ôi trời! Đây là lần đầu tiên mình thấy Hoài Tang cầm đao đó. Soái muốn chớt! Trong Trần Tình Lệnh lúc nào ẻm cũng chỉ cầm cây quạt phe phẩy. Mặc dù cách cầm đao trong cảnh này hình như không bỏ mấy sức, chẳng hiểu lúc nguy hiểm có làm được gì không nữa.

Cảnh giải cơ quan trong mộ tổ: Cái cảm giác đang xem phim đạo mộ lại đến rồi. Nhiếp Hoài Tang trong phân đoạn này cực ngầu luôn. Mình rất vui vì phim thể hiện được năng lực của ẻm. Để người xem hiểu được rằng, Nhiếp nhị không phải là người vô dụng. Hoài Tang cũng giỏi về mặt nào đó, mà cụ thể là thiên văn bát quái. Điểm này càng làm toát lên tư chất thông minh của nhân vật.

Lúc này Nhiếp Tông Huy có nói một câu "Chí hướng mỗi người mỗi khác". Câu này quả thực rất đúng. Nhiếp Hoài Tang không hề thua kém các công tử thế gia cùng trang lứa, chỉ là cái tâm của cậu đặt vào một lĩnh vực không giống người khác mà thôi. Nhị công tử của Thanh Hà Nhiếp Thị chính là một nhân vật thâm tàng bất lộ. Thử hỏi Kim Quang Dao nổi tiếng thông minh khéo léo như vậy, vẫn là chịu thua dưới tay một kẻ "Hỏi một không biết ba", thì nhân vật này phải nguy hiểm đến mức độ nào.

Ngoài ra còn một phân cảnh nữa thể hiện sự thông minh của Nhiếp Hoài Tang là khi tìm cách thoát khỏi Tỏa Tiên Các, mình cũng rất thích.

Cảnh Nhiếp đại nhảy xuống cứu đệ đệ: Ai cũng biết Xích Phong Tôn thường ngày uy vũ, nghiêm nghị. Một số người thân tín với Nhiếp đại sẽ biết, hắn đối với đệ đệ là ba phần nghiêm khắc, bảy phần nuông chiều. Nhưng chắc ít ai tin rằng, Nhiếp Minh Quyết lựa chọn cứu người đệ đệ cùng cha khác mẹ mà không chút chần chừ nhảy xuống vực như vậy.

Có thể nhờ đao Bá Hạ mà hai người an toàn. Có thể nhờ Bá Hạ mà một người sống sót trở về. Nhưng nguy hiểm như vậy, vực sâu không thấy đáy như vậy, ai dám chắc?

Nhiếp Minh Quyết hét lên một tiếng "Hoài Tang!", nghe thấy một tiếng kêu "Đại ca, cứu đệ!", chỉ một giây sau đã lao xuống. Trách nghiệm với bách tính Thanh Hà, trách nghiệm với Nhiếp gia, trong giây phút ấy vẫn là không bằng tình huynh đệ máu mủ.

Mình chọn phân cảnh này thay vì cảnh Hoài Tang nhảy xuống cứu Nhiếp Minh Quyết là vì thế.

"Không sao, có đại ca ở đây."

Nhiếp Minh Quyết giờ đây không tạo cho người xem cảm giác uy nghi cứng ngắc nữa, mà mang đến cảm giác an toàn. Giống như Ngụy Vô Tiện từng nói, chỉ cần có Lam Vong Cơ bên cạnh, là sẽ thấy an tâm. Mình nghĩ rằng Hoài Tang cũng như vậy, chính là chỉ cần có vị ca ca này bên cạnh, cậu sẽ không phải lo lắng sợ hãi điều gì nữa.

Cảnh Nhiếp Minh Quyết khóc: Nhờ đoạn này mà mình mới hiểu rõ hơn tâm trạng của Nhiếp đại. Con người này từ bé đến lớn đã phải gồng mình mà gánh vác cả gia tộc, còn thay cha mẹ chăm sóc một người đệ đệ. Thật sự không dễ dàng gì. Có thể nói Nhiếp đại đã hy sinh cả một đời vì những thứ này. Mà tâm nguyện không gì khác là bảo vệ tiểu đệ cùng cơ nghiệp mà cha mẹ để lại. Phân đoạn này, quả thực rất đáng xem.

Cảnh Hoài Tang nói dối: Đây có thể gọi là "Lời nói dối ngọt ngào". Mình có đọc được bình luận của một bạn, nói rằng trong cảnh này, Hoài Tang đã cứu Nhiếp Minh Quyết. Bạn à, nói rất hay! Chi tiết này càng làm mình thích nhân vật Nhiếp Hoài Tang hơn.

Ánh mắt của Kỷ Lý thật sự bộc lộ được rõ tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật lúc đó. Sợ hãi có, bàng hoàng có, đau thương cũng có, nhưng rõ nhất chính là sự chịu đựng. Hoài Tang giữ cái bí mật kia cho riêng mình, là lựa chọn tốt nhất vào lúc này. Nhưng đối với cậu, chuyện tận mắt chứng kiến một cảnh tượng như thế, lại chỉ có thể giữ kín không nói với ai, ắt hẳn sẽ để lại vết thương lớn trong lòng.

Cảnh hai huynh đệ đứng trên núi: Chắc mọi người đều thích phân đoạn này, và cả câu nói của Nhiếp đại. Đây là cảnh mang màu sắc sáng nhất phim, cũng khiến cho người xem cảm nhận được sự yên bình, ấm áp, giống như tình cảm của Nhiếp Minh Quyết dành cho đệ đệ của mình. Dù là khi bé hay lúc đã trưởng thành, khung cảnh này vẫn luôn rất đẹp.

"Hoài Tang, bất luận sau này đệ muốn làm gì, đại ca đều sẽ bảo vệ đệ."

Chỉ một câu nói, lại có thể làm lay động lòng người đến vậy.

Cảnh đám tang Nhiếp Minh Quyết: Nhiếp Hoài Tang mất đi ca ca, tựa như mất đi tất cả, nghe có vẻ phi lý nhưng lại là thật. Người duy nhất thực sự, luôn luôn quan tâm đến hắn, chỉ có mình đại ca. Người duy nhất chảy chung dòng máu với hắn, chỉ có mình đại ca. Người cho hắn tất cả, cũng chính là đại ca. Thế mà nay cảnh còn người mất, hơn nữa, còn là chết theo một cách khủng khiếp.

Nỗi đau thương chảy xuống theo từng dòng nước mắt của Nhiếp Hoài Tang, ẩn hiện trong hình bóng Nhiếp Minh Quyết. Khi Hoài Tang ngồi cô độc một mình giữa không gian lạnh lẽo của Thanh Hà phủ, mình thương ẻm vô cùng.

Mình vốn dĩ khá thích nhân vật Kim Quang Dao, mình cũng luôn thương cảm cho A Dao, bây giờ vẫn vậy. Nhưng vào giây phút đó, mình đã phải thốt lên rằng "Trời ơi A Dao, em đã làm gì vậy!". Đây tất nhiên không phải một câu hỏi, mà là một câu cảm thán. Bởi vì Nhiếp Hoài Tang lúc đó, thực sự rất đáng thương.

Cảnh cuối phim: Ngay từ khi xem trailer "Chi Loạn Phách", mình đã biết đây sẽ là cảnh mình thích nhất. Đúng vậy, mình muốn Hoài Tang sẽ mãi mãi được che chở, là một thiếu niên tự do tự tại, vô lo vô nghĩ. Mình muốn Nhiếp đại có thể ở bên cạnh đệ đệ của mình, nhìn tiểu đệ từng bước trưởng thành. Mình không muốn A Dao tiếp tục phạm sai lầm, không muốn ẻm chết đau đớn như vậy.

NHƯNG!

Trời đất thiên địa ơi, cảnh Nhiếp Hoài Tang hắc hóa thật sự ngầu muốn chớt á!!!

Mình lại phải ca tụng sự thông minh trời đánh của Nhiếp Ảnh Đế. Chỉ bằng một lần nghe "Thanh Âm Tâm" bản gốc và cái khúc "Thanh Âm Tâm" bản lỗi – version Loạn Phách Sao mà ẻm đã nhận ra tất cả. Biểu cảm nhân vật lúc này phải nói là vô cùng phong phú. Ban đầu là nghi ngờ, sau khi nhận ra thì bàng hoàng. Khi A Dao gọi thì tuy giật mình như trên mặt đã có vẻ đề phòng, ngay lập tức chuyển sang tức giận. Tiếp theo là nín nhịn. Cuối cùng chính là tỏ vẻ bình thản, thực chất chính là một chữ "Hận". Mà chữ này, lại theo cậu ấy suốt một đời.

Ánh mắt của Nhiếp Hoài Tang lúc này nói cho mình biết. Trùm cuối, đã lên sàn rồi!!!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro