trang phục việt nam qua các thời kì

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

trang phục thời dựng nước: qua các di vật đc tìm thấy ta hình dung phụ nữ thời kì này mặc váy trần, người giàu có thì trang phục đa dạng và hoàn chỉnh hơn.chiếc váy hình ống bó sát là váy mảnh ko khâu với những đường trang trí chấm, những vòng tròn, những đường gạch song song, áo cánh xẻ ngực mặc ngoài, ko cài khuy, để hở thấp thoáng chiếc yếm cổ tròn có thêu thùa ở bên trong, kiểu ăn mặc này ko khác với kiểu ăn mặc của phụ nư kinh mường gần đây. ngoài ra ta còn thấy phụ nữ mặc áo dài tay hay ngắn tay, khoét cổ, mặc theo kiểu chui đầu của dân tộc tây nguyên ngày nay, loại áo vạt chéo và cài khuy bên trái giống như áo của phụ nữ vùng việt bắc (tày, nùng hoa) còn xuất hiện hình ảnh phụ nữ mặc khố, mình trần hay mặc áo như một vài dân tộc tây nguyên (xtieng) gần đây. trang sức của phụ nữ thời kì này đa dạng phong phú, phổ biến các kiểu chải tóc, các loại hoa tai, vòng đá, vòng đồng bao chân, bao tay có gắn quả nhạc, thời này đã phổ biến tục nhuộm răng ăn trầu thể hiện tiêu chuẩn cái đẹp và chuẩn mực của giao tiếp xã hội đã hình thành và định hình ở người việt

trang phục thời phong kiến: thời kì này nước ta đã trải qua hàng ngàn năm bắc thuộc , suốt gần 20tk văn hóa dân tộc nói chung, trong đó trang phục chịu những tác động mà trên cơ sở đó những vốn ban đầu thời dựng nước nhập vào dòng biến đổi ko ngừng, trước nhất đó là sự phát triển của nên kinh tế nông nghiệp. liên quan trực tiếp đến việc ăn mặc của thời kì này là sự phát triển và hoàn thiện ko ngừng của ngề dệt truyền thống,người ta dệt những loại vải sợi như đay, gai,tơ chuối, bông, kĩ thuật nhuộm cũng đạt đc tiến bộ. nhà nước từng triều đại cũng có những quy định cụ thể về màu sắc và các loại phẩm phục,trong dân gian màu chàm và màu nâu là 2 màu chính đc ưu dùng.bên cạnh những tiến bộ kinh tế nói chung và ngề dệt cổ truyền nói riêng, còn phải kể tới những nhân tố xã hội những ảnh hưởng giao lưu giữa nước ta với bên ngoài đã ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo, phong cách ăn mặc của nước ta như ảnh hưởng của phong kiến hán tộc phía bắc

thời lý-trần:những bộ phận cơ bản của y phục như khố, váy , áo cánh ngắn, yếm...ko khác mấy so với thời hùng vương. phụ nữ mặc áo tứ thân màu đen, cổ viền vải trắng, cắt tóc buộc túm trên đỉnh đầu ko để tóc mai, ko búi tóc. ko dùng khuyên, vòng nhưng người giàu thì cài trâm đồi mồi, bằng xương, sừng, phụ nữ nhuộm răng ăn trầu còn đàn ông thì ưa xăm mình

trang phục thời lê: thời lê đánh dấu bước phát triển cao của nhà nước phong kiến tập quyền đại việt,thời lê phụ nữ vẫn mặc váy khâu, cạp váy chiết hẹp quen gọi là váy thúng, yếm cổ xây, ko mặc áo ngoài, hai cánh tay để trần, thắt lưng thả múi phía trước... màu sắc thường là xanh đậm, phụ nữ cũng đội nhiều loại nón: nón liên hiệp, nón toàn bì, phù hợp với từng nơi như thành thị thôn qê, lứa tuổi và địa vị xã hội, phụ nữ quý tộc thì cách ăn mặc và trang trí có khác hơn như thêu thùa đẹp hơn, màu sắc đa dạng hơn

trang phục thời nguyễn: bộ y phục kinh thời nguyễn đã phát triển tới mức hoàn chỉnh với các loại váy, yếm, áo cánh ngắn, áo kiểu 4 thân, 5 thân, thắt lưng, nón. các kiểu bới tóc, các kiểu trang sức, màu sắc trang phục phong phú, đa dạng phù hợp với mỗi địa phương và tằng lớp xã hội, sự ăn mặc khác biệt giữa đàng trong và đàng ngoài rất rõ rệt, vua lê đàng ngoài ra chiếu cấm ăn mặc quần áo kiểu phương bắc, giữ lại tục mặc váy xưa trong khi chúa nguyễn đàng trong lại khuyến khích phụ nữ mặc quần. phụ nữ mặc bộ yếm, áo cánh ngắn ko cài khuy, khi cần còn mặc ngoài tấm áo tứ thân đơn hay mớ ba mớ bảy, phụ nữ miền nam mặc đơn giản hơn với áo bà ba tương tự áo cánh ở miền bắc, khi trang trọng thì mặc áo dài màu xanh kiểu năm thân- tiền thân của chiếc áo dài tân thời sau này, miền bắc ưa chuộng dùng màu nâu đậm còn miền nam thích dùng màu đen

trang phục thời thuộc pháp: ăn mặc nước ta thời kì này thể hiện 2 xu hướng mà chừng mực nào đó ko tách biệt nhau, đó là cải biến cái vốn có của mình và tiếp nhận những nhân tố mới của phương tây vào ăn mặc của một số tầng lớp xã hội nước ta nhất là thành thị, phụ nữ cải biến cái truyền thống để cách tân nó phù hợp với điều kiện mới, hiện tượng khá điển hình cho xu hướng cải biến nữ phục thời kì này là việc cải biên và sáng tạo chiếc áo dài tân thời mà sau này là đặc trưng của nữ phục việt nam

trang phục từ 1954 đến nay: ở miền bắ, phụ nữ đã chuyển sang mặc quần, kiểu may chân què, báng súng. ở thành thị, dần dàn nữ thanh niên đã chuyển sang mặc quần âu thay cho quần đen, tiếp thu các loại áo sơ mi với cải tiến nhiều kiểu dáng, cải tiến áo cánh truyền thoongsnhuw cắt sát eo hơn, vạt áo lượn vòng, hạ thấp tà hông, chiết lynguwcj và sau lưng, tạo ra các kiểu cổ: vuông, tròn, trái tim với màu sắc đa dạng. cùng với kiểu áo cánh cải tiến là kiểu áo lót nịt ngực tiếp thu từ châu âu thay thế chiếc yếm cổ truyền làm tôn thêm vẻ đẹp phụ nữ

thời kì này hà nội và các thành phố miền bắc, với chiếc áo dài tân thời vẫn đc ưu thích và cải tiến, mang phong cách áo dài hà nội, các loại áo mùa đông đã phong phú hơn với các áo len bằng dạ, kaki ngoài các loại áo bông, áo kép

ở miền nam hơn 20 năm sống dưới chế độ thực dân mới của mỹ ngụy về cơ bản y phục dân tộc vẫn đc bảo lưu và cải tiến theo chiều hướng kết hợp dân tộc với hiện đại. người nông dân vẫn giản dị với chiếc quần đen, khăn rằn, áo bà ba.ở thành thị chiếc áo dài đc cải tiến theo phong cách địa phương độc đáo: áo dài tím huế, áo dài trắng.. qua nhiều sự cải tiến mãi tới cuối năm 60 ra đời kiểu áo dài mi ni với dáng vẻ ko khác nhiều so với áo dài thời nay, tà áo hẹp, vạt ngắn tới gối, cổ cao,vai nối chéo kiểu raglan, cánh tay ngắn cửa tay rộng với nhiều loại hoa văn trang trí khác nhau, ở sài gòn những năm 60, 70 dấy lên phong trào ăn mặc các kiểu quần áo âu như váy mini quần âu quần bò jeanvowis các mootys ống tuýp, ống loe, áo thun, áo phông... các hình thức trang trí ảnh hưởng của châu âu cũng du nhập ồ ạt vào miền nam với các loại trang sức, son phấn, tô môi,mắt đeo mi giả, đánh móng chân tay, các loại guốc dép

từ năm 1975 đến nay, nước ta hoàn toàn thống nhất, bình diện ăn mặc tương đối giữa các miền nhưng vẫn ko mất đi sắc thái riêng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro