12 câu đầu trích đoạn Trao Duyên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Du là một thiên tài,một doanh nhân văn hóa,và là một nhà nhân đạo chủ nghĩa.Cuộc đời ông là sự bất ổn về thời thế,là chán ghét với xã hội bất công,là đói nghèo,là chết chóc.Những năm vật lộn với cuộc sông,ông đã học học và rút ra những chiêm nghiệm đáng quý,cũng như sáng tác ra rất nhiều tác phẩm để đời,để lại dấu ấn trong lòng người đọc.Và điểm sánh trong sự nghiệp sáng tác của vị đại thi hào dân tộc ấy,không thể không nhắc đến "Đoạn trường tân thanh" hay còn gọi nôm na với cái tên "Truyện Kiều".Và có lẽ,để lại ấn tượng nhất trong lòng mỗi người đọc,là trích đoạn Trao Duyên với nỗi niềm của một người con gái,đặc biệt nhất là 12 câu đầu,là hiếu là tình,là trọng trách,là cả chấp nhận số phận bi đát,là mối tình chua xót,là cả tình thương máu mủ.

Kiệt tác là tiếng lòng,sự chua xót cho kiếp người tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều- người đại diện cho những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đàn áp."Trao Duyên" tuy chỉ là một trích đoạn ngắn,xong có lẽ,nó để lại những dư âm trong mỗi chúng ta.12 câu đầu đoạn trích,ngắn,nhưng nó lại vẽ lên hình ảnh một kiếp người con gái tuổi xuân,mà phải chịu sự bất công của thế thời,đến mức gạt bỏ cả hạnh phúc cá nhân.Là cả sự chua xót,không nỡ của người chị,xong cũng là cả trọng trách với người em.

"Cậy em em có chịu lời
...........................................
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm
lây"

Mở đầu đoạn trích,Nguyễn Du đã tái hiện khung cảnh nã nề,buồn lặng và cả cuộc nói chuyện của Kiều và Vân.Đó là sự kính trọng,khiêm nhường của một người chị đối với đứa em gái.
" Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Đối với quan niệm người xưa,đặc biệt rất quan trong tôn ti trật tự.Xong Nguyễn Du đã dùng những động từ mạnh,đặc biệt ấn tượng :"lạy","thưa".Người làm chị như Thúy Kiều,nay lại hạ mình xuống,rồi "lạy" rồi "thưa",thứ đáng lí ra người nhận phải là bậc cha mẹ,thầy,hay trên vai trên vế .Nhưng đặt vào hoàn cảnh của nàng,một giai nhân xinh đẹp,tài hoa,lại bị số phận hắt hủi,đến mức phải hèn mọn,nhờ cậy đứa em còn đương tuổi son của mình.Mối tình duyên của Kiều với Kim Trọng thật đẹp,song sóng gió lại vùi dập cuộc đời nàng,như trăng dưới nước,mãi không chạm đến.Lựa chọn đạo hiếu hay duyên cả đời,quả là quá đỗi khó khăn với Kiều.Thế nhưng,có lẽ đối với Thúy Vân,sự nhờ cậy của Kiều,cũng là cả sự bắt ép chấp nhận mối duyên thừa của chị.Và ở đây,Nguyễn Du lại càng khắc họa tài tình một nàng Kiều thông minh mà sắc sảo,khi đưa ra những lí lẽ,khiến Vân không thể không chấp nhận.

"Giữa đường đứt gánh tương tư
...........................................................
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

Giữa tình cảnh éo le,việc trọn đạo hiếu hay duyên tình với chàng Kim,Thúy Kiều đã khó khăn chọn làm tròn đạo hiếu,xong lại không nỡ để Kim Trọng chờ đợi mình trong vô vọng đến vậy.Như mường tượng ra,nàng đã nhờ cậy em gái của mình,với lí lẽ ngôn từ sắc sảo, càng thể hiện sự tài trí của kiếp người bạc mệnh. "Keo loan",một thứ keo được làm từ huyết chim loan,như đại diện một tình yêu,một kỉ vật mà nàng trân quý,lại càng đau hơn khi bây giờ lại phải trao cho Thúy Vân.Nhờ cậy Vân là thế,nhưng có lẽ một phần nào đó trong Kiều,lại không lỡ trao đi tất cả duyên tình,thứ đáng nhẽ nàng được nhận,được sống trong hạnh phúc. Nhưng những giấc mơ hèn mọn về hạnh phúc đôi lứa,đâu bao giờ lại như gáo nước lạnh,khiến con người Kiều cảm thấy buồn,thấy tiếc.Trao Vân,"mặc" Vân tùy í quyết đoạn,chỉ hi vọng Vân có thể thay mình làm tròn lời hứa thề đêm trcha thanh với chàng Kim.

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề"

"Trao duyên",cậy nhờ Vân,sau vẫn là tiếc nuối cho mối tình đẹp mà dang dở.Điệp từ khi được lặp 3 lần,càng minh chứng việc Thúy Kiều yêu đậm sâu chàng Kim bao nhiêu.Từng kỉ niệm từng khoảnh khắc,nàng đều nhớ như in,từng chút một.Xong có lẽ,những hồi ức ấy lại là thứ nàng chỉ có thể nhớ về,bởi mai thôi,nàng không còn là cô gái tuổi đôi mươi ngày nào,cũng chẳng còn hi vọng về hạnh phúc lứa đôi,bởi mai đây,chẳng biết con sóng nào sẽ nhấn chìm nàng,đem nàng đến tận cùng đau khổ,nhục nhã.Hoặc có lẽ,sẽ là trầm mình trong giấc mơ hạnh phúc viên mãn,để rồi bị nhấn chìm trong cơn ác mộng hiện thực

12 câu đầu khép lại bằng bốn dòng thơ,xong lại khiến chúng ta cảm thấy thương cho số phận người con gái tài sắc như Kiều.Và có lẽ,với 4 dòng thơ,cũng là cả sự chấp nhận số phận mà Nguyễn Du thể hiện
"

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

Nhờ cậy em,phải,nhờ cậy đứa em vẫn đương tuổi đôi son đẹp nhất.Nhưng em ơi,hãy thương xót cho chị mà chấp nhận mối lương duyên này.Sau cùng vẫn là chị em,của chị cũng là của em,dù trước dù sau,tuyệt nhiên vẫn vậy.Có lẽ,Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng những từ ngữ: ngày xuân,máu mủ,..lại càng khắc họa hình ảnh một Thúy Kiều tài trí thông minh.Nhưng có lẽ,ngay bản thân người đọc,cũng sẽ cảm thấy sự ích kỉ của nàng Kiều trong đó.Hoặc cũng có lẽ,đâu ai nói dứt tình là dứt được.Thúy Vân còn trẻ,cũng chưa từng được trải nghiệm cái gọi là yêu,xong vẫn phải tiếp nhận mối tình còn dang dở của Thúy Kiều.Âu vẫn là số kiếp người con gái,lênh đênh mà vận lộn.Và giờ đây,tôi lại nhớ đến " bánh trôi nước",một tác phẩm mà người ta nói có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau,xong với tôi vẫn là khác họa,ẩn dụ cho số phận của những người phụ nữ

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ năn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những con người sống trong xã hội phong kiến,nơi mà cả việc sống sao cho đúng nghĩa kiếp người còn khó khăn,và còn tồi tệ hơn khi chính họ lại là những người phụ nữ,và phải sống trong một xã hội bất công bác phạt.Thân là một người chị,Thúy Kiều đã nhận lấy phần trách nhiệm to lớn-bán mình chuộc cha,bán đi cả tương lai với giấc mơ hạnh phúc.Và có lẽ,hơn ai hết,chính nàng cũng hiểu,có lẽ mai này,khi không còn là cô gái đôi mươi,chỉ mai này nàng sẽ thuộc về Mã Giám Sinh,cuộc đời nàng,có lẽ sẽ chấm dứt theo nghĩa đen.Trao lại Vân mối tình còn dang dở,âu cũng là làm tròn chữ duyên chữ tình,cũng là thương xót cho giọt máu còn đang chảy trong huyết quản.Cho dù ngày mai ra sao,có lẽ cũng không hối tiếc.Mối lương duyên dù đẹp,xong cũng nên kết thúc.Để cho dù có nhắm mắt,cũng có thể mỉm cười mà hưởng tiếng thơm,cũng là có thể nhắm mắt an yên nơi cửu tuyền

12 câu thơ,tuy không mang nhiều biện pháp tu từ nổi trội,xong chỉ vài nét nhấn nhá,tô điểm bằng điệp ngữ,những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc,điển cố điển tích lại càng thể hiện tài năng cùng trí tuệ của Nguyễn Du.Qua đó,khắc họa hoàn hảo hình ảnh Thúy Kiều thông minh tài sắc,xong lại phải chịu những bất công đày đọa của xã hội,cũng là tiếc thương cho Thúy Vân,khi phải chấp nhận mối lương duyên này.Cũng là lên án xã hội bất công,tuyệt nhiên đẩy con người ta vào đường cùng,lại cành tiếc thương cho số phận người phụ nữ,như những cánh hoa mặc chà đạp.

Khép lại 12 câu thơ,Trao Duyên vẫn là một đoạn trích đặc biệt ấn tượng.Nó đơn giản chỉ là kể lại diễn biến cuộc trao duyên giữa Thúy Kiều và Thúy Vân, xong hơi thở buồn cũng nỗi đau như thực như thật khiến mỗi chúng ta phải suy nghĩ.Qua đoạn trích,Nguyễn Du càng khẳng định tài năng cũng như sự nhân đạo của mình trong từng dòng thơ,để cho đến tận bây giờ,tác phẩm vẫn trường tồn với dòng chảy của thời gian,đặc biệt in sâu vào mỗi tâm hồn người đọc một loại cảm xúc.Cảm ơn tác giả đã sáng tác ra tác phẩm Truyện Kiều, cũng như trích đoạn Trao Duyên, để mỗi độc giả được trải nghiệm,cũng như cảm nhận rõ hơn về thời thế của người xưa.Qua đó,em tự cảm thấy bản thân thật may mắn,khi đã được sinh ra trong thời bình,được sống và yêu thương.
#05/05/2022

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro