Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội , do tồn tại xã hội quyết định :
Quan niệm duy tâm coi tinh thần , tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định tiến trình phát triển của mọi xã hội .
Chủ nghĩa duy vật thì khẳng định rằng:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội.
- Tồn tại xã hội như thế nào ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật ... sớm muộn sẽ biến đổi theo.
Vì vậy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội không hoàn toàn thụ động, nó có tính năng động, có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình .
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây :
* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội . Do sức mạnh của thói quen, tập quán truyền thống, do những lực lượng xã hội, đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm mọi cách duy trì ý thức cũ, chống lại ý thức xã hội mới tiến bộ hơn.
* Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học .
Tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng triết học, khoa học, nghệ thuật có thể đóng vai trò dự báo tương lai, tìm ra được khuynh hướng phát triển chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
* Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. Những quan điểm và lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không, mà được tạo nên trên cơ sở những tài liệu lý luận của các thời đại trước, tức là có quan hệ kế thừa với ý thức tư tưởng của thời đại trước.
* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội, nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau .
Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những tính chất và những mặt không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất .
* Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội :
Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ý thức tiến bộ - cách mạng : Thúc đẩy xã hội phát triển
Ý thức lạc hậu : ngăn cản sự phát triển của xã hội .
Tóm lại : Ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng nó có tính độc lập tương đối của nó. Vì vậy nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách máy móc, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, không thấy vai trò của tồn tại xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm .
Ý nghĩa phương pháp luận :
1. Khi nghiên cưú các hiện tượng ý thức, không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu phát hiện những mâu thuẫn của đời sống xã hội là nảy sinh các hiện tượng ý thức ấy .
2. Muốn khắc phục các hiện tượng ý thức cũ – xây dựng ý thức mới phải chú ý tạo lập được hiện thực đời sống, nó là mảnh đất tốt nảy sinh, tồn tại phát triển các hiện tượng ý thức .
3. Coi trọng cuộc cách mạng văn hóa-tư tưởng, có tác động rất mạnh trở lại hiện thực cuộc sống. Có ý nghĩa đối với quá trình hình thành nền văn hóa mới con người mới .   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#triết