Triet 61-69

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 61: Phân tích mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ trong sự phát triển lịch sử, ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học lấy dân làm gốc.

Trả lời: * Quần chúng nhân dân:

- Là những người sản xuất ra của cải vật chất, tuyệt đại bộ phận dân cư chống lại giai cấp phản động và tầng lớp thượng lưu đối kháng với nhân dân.

- Tất cả những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội như vậy trong những điều kiện nhất định quần chúng nhân dân bao gồm cả giai cấp không phải là nhân dân lao động. Có thể nói một cách chung nhất quần chúng nhân dân là những người sản xuất ra của cải vật chấ cho xã hội.

- Từ trong quần chúng nhân dân bao giờ cũng xuất hiện những mỹ nhân và cá nhân kiệt xuất đúng đắn phong trào cách mạng, định hướng và thống nhất quần chúng, người đó gọi là lãnh tụ.

* Mối quan hệ giữa các quần chúng nhân dân và các lãnh tụ trong sự phát triển lịch sử:

Thời đại nào quần chúng nhân dân cũng là người sáng tạo chân chính ra lịch sử cho nền quần chúng nhân dân có vai trò quyết định tiến trình lịch sử.

+ Quần chúng nhân dân tạo ra những giá trị vật chất.

+ Quần chúng nhân dân tạo ra những giá trị tinh thần.

+ Song sức mạnh của quần chúng muốn được phát huy thì phải có sự hướng dẫn có sự tổ chức của lãnh đạo. Vai trò ấy thuộc về cá nhân lãnh tụ.

+ Vai trò của lãnh tụ chỉ có thể thực hiện trong mối quan hẹe với vai trò của quần chúng nhân dân và được quần chúng ủng hộ. Các cá nhân lãnh tụ có vai trò rất quan trọng đối với lịch sử ở chỗ nắng được yêu cầu xu hướng phát triển của xã hội, sáng suốt đề ra những chủ trương đúng đắn và hướng dẫn quần chúng hoạt động họ có tác dụng động viên và tổ chức đông đảo quần chúng làm nên những sự nghiệp vĩ đại. Một nhân vật lãnh đạo sáng suốt hơn sẽ góp phần thúc đẩy phong trào nhanh hơn. Một nhân vật lãnh đạo phạm sai lầm sẽ làm cho phong trào bị tổn thất.

+ Vai trò của cá nhân nổi bật lên trong những bước ngoặt của lịch sử.

+ ý nghĩa:

Như trên đã nói quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ là mối quan hệ biện chứng. Cá nhân có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh quần chúng, quần chúng nhân dân quyết định mọi tiến trình phát triển trong lịch sử cho nên dù cá nhân lãnh tụ có vai trò quan trọng thì vai trò ấy không thể tách rời khỏi quần chúng, quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định. Nắm vững và hiểu sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử, Đảng ta đã đề ra bài học "Lấy dân làm gốc" thể hiện vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân mọi đường lối chủ trương đều phải xuất từ lợi ích của quần chúng nhân dân lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân tin tưởng vào quần chúng nhân dân tại điều kiện phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Bài học mà Đảng ta nêu ra thể hiện sự vận động đúng đắn quan điểm triết học Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Câu 62: Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng ạo chân chính ra lịch sử? Phê phán các quan điểm phi Mác xít về vấn đề này.

Trả lời: * Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử vì:

+ Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là người làm ra của cải vật chất, cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.

+ Bằng lao động sản xuất của mình quần chúng nhân dân sáng tạo ra những thứ cần thiết cho nhu cầu ăn mặc, ở không có hoạt động lao động sản xuất thì xã hội không thể tồn tại được.

+ Trong quá trình lao động, loài người ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất và chế tạo công cụ sản xuất ngày càng tinh xảo làm cho lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự thay đổi về quan hệ sản xuất làm cho toàn bộ KTTT của xã hội cũng thay đổi.

+ Hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, là cơ sở cho sự phát triển về mọi mặt của xã hội.

+ Thứ hai: quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Trong xã hội có giai cấp, nếu không có cách mạng xã hội thì xã hội không thể phát triển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn, quần chúng nhân dân là những người tham gia trực tiếp vào lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy, cách mạng xã hội đã làm lên cho đời sống kinh tế của xã hội phát triển (qua đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị).

Thứ ba: Quần chúng nhân dân còn là người sáng tạo những giá trị tinh thần.

- Nhưng ca dao, hò, vẻ... là do quần chúng lao động sáng tác nó phản ánh cuộc sống của họ.

- Nguyện vọng, tâm tư tình cảm và hoạt động lao động của họ là nguồn vô tận cho việc sáng tác của những người làm văn học nghệ thuật chuyên nghiệp.

- Lịch sử phát triển của khoa học kỹ thuật cũng chứng minh vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Nhân dân lao động là những người trực tiếp áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

Như vậy, ở 3 mặt của đời sống xã hội chúng ta đều thấy rõ quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử.

+ Phê phán cả quan điểm phi Mác xít về vấn đề này.

Qua những lý do trên ta thấy quan điểm của triết học Mác-Lênin (CNDVLS) khẳng định rằng quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử đó là một chân lý. Chân lý ấy đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Những quan điểm đối lập với khẳng định trên đều không đúng và phản khoa học.

+ Quan điểm của triết học duy tâm: phủ định vai trò sáng tạo tích cực của con người đối với tiến trình của lịch sử là theo ý muốn của Thượng đế thần linh.

+ Quan điểm triết học siêu hình cho rằng quần chúng nhân dân không có vai trò trong sự phát triển của lịch sử mà vai trò đó thuộc về những cá nhân anh hùng kiệt xuất. Không thấy được vai trò của quần chúng nhân dân, họ quan niệm quần chúng nhân dân như một bầy cừu ngoan ngoãn hoặc phương tiện mà các vĩ nhân cần đến cho mỗi ý đồ chính trị của họ. Lịch sử theo học là lịch sử của các vĩ nhân. Tất cả các quan điểm đó đều trái với thực tế và sai lầm.

Câu 63: Tồn tại xã hội là gì? Những yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và vai trò của nó trong đời sống xã hội.

Trả lời: * Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội như điều kiện địa lý điều kiện dân số và PTSX. Trong đó PTSX đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

+ Nhưng yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và vai trò của nó trong đời sống xã hội.

- 3 yếu tố cơ bản tạo nên tồn tại xã hội đó là:

+ Điều kiện địa lý đó là những điều kiện đất đai, khí hậu, sông ngòi, biển đông, thực vật, nguyên liệu, khoáng sản. Điều kiện địa lý là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc thuận lợi cho đời sống của con người và sản xuất xã hội.

+ Điều kiện dân số đó là số lượng dân cư, sự tăng về mật độ dân cư là điều kiện đối với đời sống xã hội vì nó có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn đối với đời sống và sản xuất.

(Phân tích vấn đè dân số hiện nay)

Hai yếu tố điều kiện dân số và điều kiện địa lý có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội nhưng chúng không đóng vai trò quyết định.

+ PTSX: là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ với nhau trong sản xuất. Phương thức đóng vai trò quyết định trong đời sống xã hội vì xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở của sản xuất mà sản xuất bao giờ cũng có cách thức nhất định. Chính sự thay đổi của PTSX làm cho đời sống xã hội cũng phát triển. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các PTSX thay thế kế tiếp nhau.

Câu 64: ý thức xã hội là gì? Cấu trúc và mối quan hệ của các yếu tố tạo hình ý thức xã hội.

Trả lời: a) ý thức xã hội:

ý thức xã hội là toàn bộ dời sống tinh thần của xã hội bao gồm tình cảm, tập quán truyền thống, quan điểm lý luận... phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội.

b) Cấu trúc của ý thức xã hội: bao gồm hai yếu tố:

+ Tâm lý xã hội: là toàn bộ tình cảm, tâm trạng truyền thống, xã hội được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hàng ngày của con người.

+ Hệ tư tưởng là quan niệm, tư tưởng đã được hệ thống hóa thành lý luận thành các học thuyết khác nhau về xã hội.

c) Mối quan hệ của các yếu tố tạo thành ý thức xã hội (mối quan hệ của tâm lý xã hội và hệ tư tưởng).

Giống nhau (thống nhất với nhau): Cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng đều được sinh ra từ tồn tại xã hội và đều phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội (tức tồn tại xã hội).

Thống nhất nhưng có sự khác biệt (khác nhau). Hệ tư tưởng và tâm lý xã hội là hai trình độ, hai phương tưức phản ánh tồn tại xã hội khác nhau trong đó.

+ Tâm lý xã hội là trình độ thấp, trực tiếp hình thành dưới ảnh hưởng của những điều kiện sinh sống hàng ngày của con người.

+ Hệ tư tưởng là trình độ cao, trình độ lý luận nó là kết quả phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội bằng sự khái quát trong lý luận trong cơ sở kế thừa những tài liệu tư tưởng đã có từ trước.

+ Quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Tâm lý xã hội,tình cảm giai cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tư tưởng, ngượclại hệ tư tưởng lại củng cố và phát triển tâm lý xã hội, tình cảm giai cấp./.

Câu 65: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này trong giai cấp hiện nay.

Trả lời: a) Định nghĩa khái niệm:

Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội bao gồm điều kiện địa lý điều kiện dân số và PTSX. Trong đó PTSX đóng vai trò quyết định sự tồn tại xã hội.

+ ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm lý luận, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triểnkhác nhau của lịch sử xã hội.

b) Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức.

Tóm lại xã hội quyết định ý thức xã hội.

- Đời sống tinh thần của xã hội ra đời dựa trên cơ sở của những điều kiện vật chất nhất định tồn tại xã hội.

- Khi tồn tại xã hội biến đổi nhất là khi phương thức sản xuất của xã hội biến đổi (hoặc sớm hoặc muộn).

- (Khi trả lời phần này cần lấy dẫn chứng trong những giai đoạn lịch sử của xã hội loài người để chứng minh).

- Như vậy ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, ý thức xã hội ra đời biến đổi và phát triểt là to tồn tại xã hội quyết định.

- Sự tác động trở lại của ý thức đối với tồn tại xã hội.

- Bên cạnh việc khẳng định sự tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chủ nghĩa duy vật lịch sử còn thừa nhận vai trò to lớn của ý thức xã hội đối với sự phát triển của tồn tại xã hội.

- Vai trò được thể hiện ở.

- ý thức xã hội có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội đó là những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tiên tiến trong xã hội, những tư tưởng này phản ánh đúng quy luật phát triển của xã hội đáp ứng được những quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.

- (Sở dĩ có vai trò trên vì có ý thức xã hội có tính độc lập với tồn tại xã hội. Khi trả lời có thể đưa thêm phần này).

- ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này trong giai đoạn hiện nay:

- Từ nguyên lý tồn tại quyết định ý thức xã hội suy ra rằng muốn nâng cao đời sống tinh thần của xã hội phải không ngừng phát triển đời sống vật chất của xã hội.

- ý thức xã hội có tác động tích cực to lớn đối với tồn tại xã hội nên cần quan tâm đích đáng đến việc giáo dục tinh thần cho quần chúng nhân dân.

- Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta vấn đề vận dụng đúng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Phát triển cơ sở vật chất xã hội trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chủ nghãi Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu 66: Khoa học là gì? Vai trò của khoa học đối với sự phát triển của xã hội.

Trả lời: Khoa học là hệ thống tri thức chân thực về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.

Đối tượng nhận thức của khoa học bao quát mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri tưức khoa học là phạm trù định luật và quy luật.

Tri thức khoa học thâm nhập vào các ý tưức xã hội khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó. Nhờ tri thức con người ngày càng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và bản thân mình.

Vai trò của khoa học đối với sự phát triển của xã hội.

Nguồn gốc sâu xa của sự hình thành khoa học là do nhu cầu phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừng phát triển. Trong quá trình đó vai trò của khoa học trong đời sống ngày càng tăng lên từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Đó là quy luật quan trọng nhất của sự phát triển khoa học. Vai trò ấy thể hiện qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn thứ nhất từ thời cổ đại đến thế kỷ 15.

+ Giai đoạn thứ hai từ cuối thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 gồm hai thời kỳ.

* Thời kỳ thứ nhất phát minh của Copec-nichvà Niu-tơn (Thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 khoa học đi sâu vào nghiên cứu từng mặt từng lĩnh vực cụ thể của hiện thưcj do đó phương pháp tư duy siêu hình giữ vai trò thống trị).

- Thời kỳ thứ hai: Mở đầu là lý thuyết thái dương hệ của Kant và kết thúc với học thuyết tế bào, thuyết tiêu hóa (từ nửa sau thế kỷ 18 đến thế kỷ 19) khoa học phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với sản xuất khoa học có vai trò to lớn, nó trở thành một tiêu đề của công nghiệp hóa, trở thành một nội dung tinh thần của lực lượng sản xuất (cơ sở lý luận đủ chế tạo công cụ máy móc).

* Giai đoạn thứ ba: Thế kỷ 20 là giai đoạn phát triển nhanh của khoa học và vai trò của nó ngày càng tăng nó trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp (tri thức khoa học kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất).

- Khoa học nghiên cứu xã hội cũng trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp giúp việc sử dụng vật lực và nhân lực một cách hợp lý nhất, chọn những phương hướng tiến bộ nhất của sự phát triển sản xúat và hoàn thiện tổ chức lao động.

Sở dĩ có vai trò vì nhiệm vụ của khoa học là phản ánh thế giới khách quan, tìm ra bản chất của thế giới đó nó giúp cho con người tác động tích cực vào thế giới khách quan, mang tới lợi ích cho mình./.

Câu 67: Văn hóa là gì? Phân tích bản chất, chức năng và đặc điểm của sự phát triển văn hóa.

Trả lời: Văn hóa là gì?

Cho đến nay chưa có một định nghĩa tổng hợp về văn hóa, văn hóa là một đối tượng nghiên cứu mà khách thể của nó thuộc loại rất rộng.

Văn hóa dùng để chỉ ra một thuộc tính có trong mọi sự vật, hiện tượng và mọi quá trình có liên quan đến con người (cái gì có liên quan đến con người đều có mỗi ngành khoa học hoặc chính là văn hóa về phương diện chính là tri thức của con người).

Do đó văn hóa là tổng hòa những giá trị về vật chất và tinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người cộng với sự truyền thu các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa được hình thành hai lĩnh vực này không tách rời nhau mà lại hòa quyện vào nhau tạo thành giá trị làm thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.

* Bản chất và chức năng của văn hóa:

Bản chất:

- Văn hóa có tính chất khách quan vì văn hóa tổng hòa những giá trị vật chất của loài người. Tóm lại những thành tựu văn hóa không phụ thuộc vào các cá nhân và nó không phụ thuộc vào thời gian. Văn hóa là một biểu hiện xã hội không chỉ bao quát quá khứ, hiện tại mà còn trải qua trong tương lai.

- Văn hóa đó là thuộc tính bản chất, thuộc tộc loại của con người tức là không thể có văn hóa ở ngoài con người hay trước khi có con người, cũng như không thể có con người ở bên ngoài văn hóa hay trước khi có văn hóa.

- Người sinh ra không phải đã có văn hóa. Mỗi cá nhân qua trường và sự giáo dục sẽ trở thành người có văn hóa.

- Trong xã hội có giai cấp, văn hóa tinh thần mang tính giai cấp, nó phục vụ lợi ích giai cấp nhất định. Tính giai cấp được biểu hiện ở chỗ văn hóa do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào, những cơ sở vật chất của văn hóa do ai làm chủ. Tính giai cấp của văn hóa còn biểu hiện ở chức năng của nó xây dựng một mẫu người có giai cấp nhất định.

- Do đó trong xã hội có giai cấp đối kháng, có hai nền văn hóa đối lập nhau (nền văn hóa của giai cấp thống trị và nền văn hóa của giai cấp bị áp bức bóc lột), trong đó nền văn hóa của giai cấp thống trị bao giờ cũng giữ vai trò thống trị, nó chi phối đời sống văn hóa của giai cấp bị áp bức, do đó đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị chống giai cấp thống trị không tách rời cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị về văn hóa, của giai cấp thống trị.

- Văn hóa có tính dân tộc vì mỗi dân tộc có lịch sử phát triển riêng, có điều kiện tự nhiên, cách sinh hoạt riêng, có phong tục tập quán những thói quen, tâm lý riêng. Những điều đó nói lên đặc điểm riêng của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc cũng không ngừng biến đổi vì điều kiện sinh hoạt vật chất của từng dân tộc không ngừng biền đổi.

- Chức năng của văn hóa.

- Văn hóa ngày càng phát triển và do kinh tế, do phương thức sản xuất quyết định.

- Sự phát triển của văn hóa mang tính chất kế thừa.

- Do có tính chất kế thừa, nên văn hóa có một đặc điểm quan trọng là tính liên tục trong quá trình phát triển.

- Giữa các yếu tố cấu thành của văn hóa có liên hệ tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển (sự liên hệ và tác động qua lại đó có thể gián tiếp hay trực tiếp, có thể diễn ra trong thời gian tương đối ngắn hoặc tương đối dài). Chính đặc điểm này làm cho văn hóa có tính chất độc lập tương đối so với chế độ kinh tế, phương thức sản xuất.

- Văn hóa xã hội chủ nghĩa là văn hóa của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn bộ hoạt động văn hóa lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất (liên hệ với Việt Nam).

Câu 68: Hệ tư tưởng chính trị là gì? Vì sao Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm tăng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam?

Trả lời: Hệ tư tưởng chính là một trong những hình thái ý thức xã hội.

Hệ tư tưởng chính là sự phản ánh quanhệ kinh tế xã hội, lợi ích giai cấp địa vị của các giai cấp xã hội.

- Chính trị là lĩnh vực thuộc quanhệ giữa các giai cấp các quốc gia, dân tộc xung quanh các vấn đề lợi ích trước hết là lợi ích kinh tế.

- Chính trị biểu hiện tập trung lợi ích kinh tế thực hiện để thực hiện mục đích chính trị các giai cấp tổ chức hệ thống tổ chức chính trị trong đó Đảng chính trị là bộ phận bên trong của các giai cấp.

- Hệ tư tưởng chính trị là cơ sở lý luận cho đường lối chiến lược, sách lược của Đảng chính trị tổ chức chính trị để thực hiện mục đích của giai cấp. Trong hiện thực xã hội, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thông tin chi phối toàn bộ hoạt động, đời sống chính trị, tinh thần của xã hội.

- Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam.

- Ta thấy rằng trong xã hội chủ nghĩa vai trò của chính trị và tư tưởng đặc biệt to lớn, nó có tác dụng chỉ đạo tư tưởng và hành động cho hàng triệu người nhằm mục đích cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của chính Đảng Mác-Lênin.

- Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng vì:

- Chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng là sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa tư tưởng chính trị với tiến trình lịch sử chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lýluận chung, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự cụ thể hóa, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy phù hợp với lợi ích của giai cấp vô sản và sự phát triển của lịch sử.

+ Nó chỉ ra cho Đảng cộng sản Việt Nam cơ sở lý luận đúng đắn từ đó định ra được đường lối, chiến lược cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam đi đúng quy luật và dẫn đến thành công./.

Câu 69: ý thức pháp quyền là gì? Tại sao phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Trả lời: ý thức pháp quyền:

- ý thức pháp quyền là một hình thái ý thức xã hội, ra đời và tồn tại cùng với sự phân chia xã hội thành giai cấp.

- ý thức pháp quyền là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và thái độ của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của con người, về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, ý thức pháp quyền của mỗi giai cấp khác nhau nhưng pháp luật chỉ có một.

+ Pháp luật là ý trí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ, mỗi xã hội chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền. Pháp luật có nhiệm vụ ngăn chặn những hành xâm phạm lợi ích và trật tự xã hội của giai cấp thống trị.

+ Pháp luật tư sản nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

+ Pháp luật và hệ tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa phản ánh lợi ích của toàn thể nhân dân lao động bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa. Những hành động tìm cách duy trì và phúc hội chế độ cũ, xâm phạm tài sản Nhà nước, của tập thể, của người lao động, vi phạm trật tự xã hội chủ nghĩa là trái với luật pháp và tư tưởng pháp luật xã hội chủ nghĩa. Những hành động đó bị pháp luật xã hội chủ nghĩa trừng trị, bị tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa kết án.

+ Phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật vì:

+ Hiến pháp và pháp luật chính là những quy định của Nhà nước mà mỗi con người phải tuân theo. Muốn xã hội có kỷ cương, có trật tự và xã hội phát triển được mọi người phải tuân theo những quy định ấy.

+ Giáo dục ý thức pháp quyền cần được chú trọng ở nước ta, chống việc coi thường kỷ cương, coi thường pháp luật./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#art