Triết học 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội

Saturday, 24 May 2008

1. Triết học là gì?

1.1. Triết học và đối t­ượng nghiên cứu của triết học

a. Khái niệm "Triết học", nguồn gốc của triết học

Triết học ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp.

Theo ng­ười Ấn Độ, triết học đọc là darshana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con ng­ời đến với lẽ phải. Còn ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ "triết". Đó không phải là sự miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản chất của đối tượng.

Ở ph­ương Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Philôsôphia", nghĩa là "yêu mến sự thông thái". Triết học đ­ợc xem là hình thái cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật.

Khái quát lại, triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con ng­ời về thế giới; về vị trí, vai trò của con ng­ời trong thế giới ấy.

Với quan niệm đó, triết học cổ đại không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà đ­ợc xem là "khoa học của mọi khoa học".

Từ thế kỷ XV - XVI đến thế kỷ XVIII, các bộ môn khoa học chuyên ngành, nhất là khoa học thực nghiệm phát triển mạnh mẽ, dần dần tách ra khỏi triết học, từng bước làm phá sản tham vọng muốn đóng vai trò "khoa học của mọi khoa học" của một số học thuyết triết học lúc bấy giờ, đặc biệt là triết học Hêghen.

Đầu thế kỷ XIX, triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt hoàn toàn với quan niệm trên và xác định đối t­ợng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trư­ờng duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan niệm macxit cho rằng:"Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con ng­ời đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và t­ư duy".

Khác với các khoa học cụ thể chỉ đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của thế giới, triết học xem xét thế giới nh­ một chỉnh thể và đem lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Mặc dù có sự khác nhau giữa các hệ thống triết học, nh­ưng điểm chung của chúng là đều nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ của con ng­ời nói chung, của tư duy nói riêng với thế giới.

Như­ vậy, với tư­ cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, khái quát nhất, triết học không thể ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội loài nư­ời. Triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau:

Thứ nhất, lao động đã phát triển đến mức có sự phân chia lao động xã hội thành lao động trí óc và lao động chân tay, tạo điều kiện và khả năng nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và trên cơ sở đó triết học đã ra đời. Đó là khi chế độ Công xã nguyên thuỷ đã bị thay thế bằng chế độ Chiếm hữu nô lệ - chế độ xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi mới ra đời, triết học tự nó đã mang trong mình tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của những giai cấp xã hội nhất định.

Thứ hai, con ng­ời đã có sự phát triển cả về thể lực và trí lực, có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng khái quát hóa, trừu t­ượng hóa để có thể rút ra đ­ợc cái chung từ vô số các sự vật và hiện t­ợng riêng lẻ, xây dựng nên các học thuyết, lý luận.

Điều đó khẳng định rằng, với t­ cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học đã ra đời từ thực tiễn và do nhu cầu của thực tiễn quy định.

1.2. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con ngư­ời về thế giới, về bản thân con ng­ười, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới đó.

Đặc tính của t­ư duy con ng­ời là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ; song tri thức mà con ng­ời đạt đ­ợc luôn luôn là có hạn. Quá trình tìm hiểu về quan hệ giữa con người với thế giới đã hình thành nên những quan niệm nhất định, trong đó có sự hoà quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm tin định h­ớng cho hoạt động của con người.

Khác với thế giới quan thần thoại và tôn giáo, thế giới quan triết học dựa vào tri thức, là sự diễn tả quan niệm của con nư­ời d­ưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù đóng vai trò là những nấc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa đó, triết học đ­ợc xem là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.

2. Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

2.1. Vấn đề cơ bản của triết học

Ngay từ thời cổ đại đã nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con ng­ời với thế giới bên ngoài. Triết học ra đời cũng giải quyết vấn đề đó, nh­ng ở tầm khái quát cao hơn là mối quan hệ giữa tw duy và tồn tại. Theo Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa t­ duy với tồn tại"( C. Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 1995, t.21, tr.403); bởi vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Đồng thời sẽ là tiêu chuẩn để xác định lập tr­ờng thế giới quan của các triết gia và các học thuyết của họ.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có tr­ớc, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

Mặt thứ hai: ý thức con ng­ời có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan hay không? Nghĩa là con ng­ời có khả năng nhận thức hay không?

Việc trả lời hai câu hỏi trên đã dẫn đến sự hình thành các tr­ờng phái và các học thuyết triết học khác nhau.

2.2. Các tr­ờng phái triết học

2.2.1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học gắn liền với việc phân chia các học thuyết triết học thành hai tr­ờng phái triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

a. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có tr­ớc, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con ng­ời và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con ng­ười; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất.

Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại d­ới nhiều hình thức khác nhau.

+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể. Ví dụ nh­ quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit...

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh h­ởng của Cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của ph­ơng pháp t­ duy siêu hình, máy móc - ph­ơng pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nh­ng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ nh­ quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó đ­ợc V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học tr­ớc đó và vận dụng các thành tựu của khoa học đ­ơng thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục đ­ợc những hạn chế của chủ nghĩa duy vật tr­ớc đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực l­ợng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

b. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có tr­ớc và quyết định giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.

Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con ng­ời, khẳng định mọi sự vật, hiện t­ợng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể. Ví dụ quan niệm của Beccơly.

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nh­ng đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có tr­ớc và tồn tại độc lập với con ng­ời, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và t­ duy. Nó th­ờng đ­ợc mang những tên gọi khác nhau nh­ ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới.Ví dụ quan niệm của Platon, Hêghen.

Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực l­ợng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa học. Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực l­ợng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất.

Trong lịch sử triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển của t­ duy triết học. Đồng thời, nó biểu hiện cuộc đấu tranh về hệ t­ t­ởng giữa các giai cấp đối lập trong xã hội.

c. Bên cạnh các nhà triết học nhất nguyên luận(duy vật hoặc duy tâm) giải thích thế giới từ một nguyên thể hoặc vật chất hoặc tinh thần, còn có các nhà triết học nhị nguyên luận. Họ xuất phát từ cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần để giải thích mọi hiện t­ợng của thế giới. Theo họ, thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần. Họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, nh­ng cuối cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó, không phụ thuộc vào vật chất.

2.2.2. Thuyết không thể biết

Khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, đại đa số các nhà triết học( cả duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con ng­ời, nh­ng với những cách lý giải trái ng­ợc nhau. Chủ nghĩa duy vật xuất phát từ chỗ coi vật chất có tr­ớc, ý thức có sau và là sự phản ánh thế giới vật chất đã thừa nhận con ng­ời có thể nhận thức đ­ợc thế giới khách quan và các quy luật của nó. Còn chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có tr­ớc và quyết định vật chất nên nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới, mà chỉ là sự tự nhận thức, tự ý thức về bản thân ý thức. Họ phủ nhận thế giới khách quan là nguồn gốc của nhận thức.

Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con ng­ời đ­ợc gọi là thuyết không thể biết. Họ cho rằng, con ng­ời không thể hiểu đ­ợc đối t­ợng hoặc nếu có hiểu thì chỉ là hình thức bên ngoài; bởi vì tính xác thực của các hình ảnh về đối t­ợng mà các giác quan của con ng­ời cung cấp trong quá trình nhận thức không đảm bảo tính chân thực. Tiêu biểu là quan niệm của Beccơly, Hium.

3. Phương pháp biện chứng và ph­ương pháp siêu hình

Một vấn đề rất quan trọng mà triết học phải làm sáng tỏ là: các sự vật, hiện t­ợng của thế giới xung quanh ta tồn tại nh­ thế nào?

Vấn đề này có nhiều cách trả lời khác nhau, nh­ng suy đến cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình.

3.1. Ph­ương pháp siêu hình

- Nhận thức đối t­ợng trong trạng thái cô lập, tách rời đối t­ợng khỏi các chỉnh thể khác; giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

- Nhận thức đối t­ợng trong trạng thái tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng và nguyên nhân biến đổi nằm ở bên ngoài sự vật.

Nh­ư vậy, phư­ơng pháp siêu hình là ph­ơng pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại với một t­ duy cứng nhắc, "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại..mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh.. mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng".(Sđd, t.20, tr.37).

3.2. Ph­ương pháp biện chứng

- Nhận thức đối tư­ợng trong trạng thái liên hệ với nhau, ảnh h­ởng lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau.

- Nhận thức đối t­ượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển; đó là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện t­ợng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn bên trong của chúng.

Như­ vậy, ph­ương pháp biện chứng là phư­ơng pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt, "không chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng, không chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật, không chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh..mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật, không chỉ thấy cây mà còn thấy cả rừng".

Phư­ơng pháp biện chứng đã phát triển trải qua ba giai đoạn và đ­ợc thể hiện qua ba hình thức lịch sử của phép biện chứng: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật.

- Trong phép biện chứng tự phát thời cổ đại, các nhà biện chứng cả ph­ơng Đông và phương Tây đã thấy các sự vật, hiện t­ợng trong vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Nh­ng đó mới chỉ là cái nhìn trực quan, ch­a phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

- Trong phép biện chứng duy tâm, mà đỉnh cao là triết học cổ điển Đức (ng­ời khởi x­ớng là Cantơ và ng­ời hoàn thiện là Hêghen), lần đầu tiên trong lịch sử t­ duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của ph­ơng pháp biện chứng. Nh­ng đó là phép biện chứng duy tâm, bởi nó bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần; thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối.

- Trong phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển d­ới hình thức hoàn bị nhất.

4. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội đ­ợc thể hiện qua chức năng của triết học như chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục, như­ng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phư­ơng pháp luận.

4.1. Chức năng thế giới quan và ph­ơng pháp luận của triết học

Trong cuộc sống của con ng­ời và xã hội loài ng­ời, thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng một hệ thống quan niệm về thế giới, con ng­ời tìm cách khám phá những bí mật của giới tự nhiên. Có thể ví thế giới quan nh­ một thấu kính, qua đó con ng­ời nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật, hiện t­ợng của thế giới xung quanh và tự xem xét chính mình. Từ đó, xác định thái độ, cách thức hoạt động, sinh sống của chính mình. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.

Triết học ra đời với t­ cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển nh­ một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.

Sự phát triển của thực tiễn và khoa học đã dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực đặc thù của khoa học lý thuyết và triết học - Đó là ph­ương pháp luận. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống những quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.

Xét theo phạm vi tác dụng, ph­ơng pháp luận có thể chia thành ba cấp độ:

+ Phương pháp luận ngành (hay ph­ơng pháp luận bộ môn) là ph­ơng pháp luận của một ngành khoa học cụ thể nào đó.

+ Phương pháp luận chung là ph­ơng pháp luận đ­ợc sử dụng cho một số ngành khoa học.

+ Phương pháp luận chung nhất là ph­ơng pháp luận đ­ợc dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định các ph­ơng pháp luận chung, các phương pháp luận ngành và các phương pháp hoạt động khác của con ng­ười.

Với tư­ cách là hệ thống tri thức chung nhất của con ngư­ời về thế giới và vai trò của con ng­ời trong thế giới đó; với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và t­ duy, triết học thực hiện chức năng ph­ơng pháp luận chung nhất. Mỗi quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định ph­ơng pháp, là một lý luận về ph­ơng pháp.

4.2. Vai trò của triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của t­ư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng nh­ đời sống xã hội và t­ư duy con ng­ời.

Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và ph­ơng pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và t­ư duy. Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về ph­ơng pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định h­ớng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của ph­ơng pháp luận.

Nh­ vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và ph­ơng pháp luận thống nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, một "công cụ nhận thức vĩ đại".

Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ng­ợc lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và ph­ơng pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học.

Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết học Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng. Lý luận triết học sẽ khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ng­ợc lại, nếu không đứng vững trên lập tr­ờng duy vật khoa học và thiếu t­ư duy biện chứng thì tr­ớc những phát hiện mới, ng­ời ta dễ mất ph­ơng h­ớng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học.

Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực t­ư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và ph­ơng pháp tư­ duy siêu hình gây ra.

Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tránh cả hai khuynh h­ớng sai lầm: hoặc xem th­ờng triết học hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của triết học. Nếu xem th­ờng triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất ph­ơng h­ớng, thiếu chủ động và sáng tạo. Còn nếu tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong những tr­ờng hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại.

(Giáo trình được Trường Đại học Mỏ - Địa chất in năm 2003 nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập của sinh viên tại chức)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro