Đề cương ôn tập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 1: Phạm trù vật chất của Lê Nin

"Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác."

Câu 2: Ý nghĩa phương pháp luận của vật chất Lenin

- Nó đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng.

- Khắc phục được tính siêu hình máy móc của chủ nghĩa duy vật cũ.

- Mở đường cho các ngành khoa học cụ thể có điều kiện nghiên cứu và đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận thức các dạng vật chất và đi cải tạo các dạng vật chất.

Câu 3: Phương thức tồn tại của vật chất.

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất nghĩa là vật chất muốn tồn tại phải vận động.

- Vật chất không vận động theo hình thức này, cũng vận động theo hình thức khác.

- Mọi vật chất khác nhau thì có cách vận động khác nhau.

- Vận động là sự thay đổi vị trí trong không gian từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện (Xu hướng của vận động là hình xoắn ốc)

Câu 4: Ý thức là gì?

Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo của thế giới quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Câu 5: Nguồn gốc của ý thức

Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

- Nguồn gốc tự nhiên:

+ Có bộ óc con người thì mới có sự ra đời của ý thức

+ Cùng với bộ óc của con người cần phải có thế giới quan, nghĩa là tồn tại bên ngoài con người. Là đối tượng để bộ óc con người phản ánh. Nói một cách khác nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự tương tác của con người và thế giới khách quan.

- Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ, mà trước hết là lao động, là hai yếu tố kích thích chủ yếu để tạo ra ý thức.

+ Lao động: nhờ lao động mà các giác quan của con người ngày càng phát triển, nhờ lao động mà cơ cấu thức ăn cũng thay đổi. Từ đó bọ óc con người có điều kiện phát triển, ý thức ra đời.

+ Ngôn ngữ: được hình thành trong quá trình giao tiếp cần truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, diễn đạt sự hiểu biết của mình đối với người khác.

Câu 6: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan, khách quan.

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng thế giới được hình thành cũng là từ ý thức nhưng lại xuất phát từ cảm giác, tiêu biểu là Hium: nếu xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật.

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cho rằng thế giới được hình thành là do yếu tố bên ngoài tác động vào tạo ra nó như thượng đế, thánh Ala, một lực lượng siêu nhiên nào đó.

Câu 7: Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm?

- Chủ nghĩa Duy Vật: Những quan đểm cho rằng thế giới được hình thành từ vật chất. Họ cho rằng thế giới được hình thành từ một sự vật cụ thể nào đó như Thales coi vật chất là nước, Anasimenes coi vật chất là không khí, Heraclitus coi vật chất là lửa, Democritus coi vật chất là nguyên tử v.v.. Tập hợp thành một trường phái gọi là trường phái Duy Vật.

- Chủ nghĩa Duy Tâm: Những người cho rằng thế giới được hình thành từ ý thức và họ tập hợp thành một trường phái Duy Tâm.

Tên gọi

Thế kỉ

Giai cấp đại diện

Triết gia đại diện

Chất phác

VI-III (TCN)

Chủ nô dân chủ

Talet, Heracrit, Đemocrit, Lão Tử...

Siêu hình

XVII-XVIII

Giai cấp tư sản mới

Xpinôda, Ph.Bêcơn, Đêcáctơ, Phơibắc...

Biện chứng

XIX-XX

Giai cấp công nhân

C.Mác, Ăngghen, Lenin







Câu 8: Chủ nghĩa duy tâm chất phác, sơ khai? Chủ nghĩa duy tâm siêu hình? Chủ nghĩa Duy Tâm biện chứng?

- CNDV chấc phác, sơ khai: từ thế kỉ VI-III (TCN) thừa nhận vật chất là chất đầu tiên tạo ra sự sống nhưng họ lại đồng nhất vật chất với 1 dạng vật thể, Người ta chưa phân biệt được vật chất và ý thức, chưa xác định mối quan hệ đúng giữa vật chất và ý thức.

- CNDV siêu hình: XVII-XVIII chủ yếu sử dụng phương pháp siêu hình (không vận động, không biến đổi, không phát triển, không liên hệ) họ quan niệm thế giới như 1 cổ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Nếu có biến đổi thì cũng chỉ là sự tăng lên hoặc giảm xuống về mặt một số lượng chứ không có sự thay đổi về mặt chất.

- CNDV biện chứng: là sự kết hợp chặt chẽ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng (chủ nghĩa duy vật biện chứng)

- Thế giới quan duy vật: là quan niệm cho rằng vật chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức, thế giới vật chất tồn tại 1 cách khách quan nghĩa là độc lập với ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức. Vật chất không ai sinh ra và không ai tiêu diệt nó.

Câu 9: Trình bày khái quát sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học?

Vấn đề triết học có hai mặt:

Thứ nhất: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

- CNDV: họ cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức.

- CNDT: họ cho rằng bản chất của thế giới là ý thức; ý thức có trước, vật chất có sau; vật chất quyết định ý thức.

Thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?

- CNDT: cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế giới (bất khả tri luận)

- CNDV: cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới (khả tri luận)

Câu 10: Chứng minh chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật?

Nói chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật vì :
Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học thực tiễn,chủ nghĩa duy vật đã hình thành và phát triển với 3 hình thức cơ bản là : chủ nghĩa duy vật chất phác , chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình đều có những mặt hạn chế , và chưa phản ánh đúng hiện thực.
Còn chủ nghĩa duy vật biện chứng do c.Mác và Ph.Ăng ghen sáng lập ,sau đó Lê nin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển.Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời , chủ nghĩa duy vật từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và siêu hình.Nó phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

Câu 11: Tại sao nói: "Không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất?

Vật chất và vật thể khác nhau và không thể đồng nhất
Vật chất - là phạm trù cơ bản rộng nhất để chỉ tất cả những gì tồn tại. Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, tồn tại vĩnh viễn, vô cùng, vô tận. Vật chất tồn tại ở vô số các dạng khác nhau, tuy nhiên, có hai dạng cơ bản đó là thực thể vật lý và thực thể ý thức. Thực thể vật lý là dạng tồn tại của vật chất có cấu trúc, còn những gì tồn tại không có cấu trúc gọi là thực thể ý thức hay nói ngắn gọn là ý thức
Vật thể là biểu hiện cuả vật chất theo thực thể vật lý. Nó có thể cầm nắm, nhìn thấy nó thông qua những dấu hiệu, hình dáng, kích thước màu sắc..

Câu 12: Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm theo chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức?

Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học. Về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc phục quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại về vật chất). Về mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận). Thế giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội; đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính v.v và tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt là các nhà vật lý vững tâm nghiên cứu thế giới vật chất.

Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vật của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Theo đó, vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc và quy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng thời cần thấy được tính năng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng động chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hóa vai trò, tác dụng của ý thức, cho rằng con người có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện vật chất cần thiết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro