Câu 15: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng mối quan hệ này như thế nào trong thời kỳ đổi mới?

• Các khái niệm:

– Tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
– Các yếu tố của tồn tại xã hội:
+ Phương thức sản xuất vật chất (LLSX và QHSX)
+Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý
+Dân số và mật độ dân số, v.v...
Trong các yếu tố trên, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
– Ý thức xã hội: Ý thức xã hội là phương diện sinh hoạt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Ý thức XH được biểu hiện thông qua ý thức cá nhân.
– Kết cấu của ý thức xã hội:
+ Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh: YT chính trị, YT pháp quyền, YT đạo đức, YT tôn giáo, YT nghệ thuật, YT khoa học, YT triết học.
+ Căn cứ vào trình độ phản ánh: YTXH thông thường, YTXH lý luận.
+ Căn cứ vào tính tự giác, tự phát của quá trình phản ánh: Tâm lý xã hội, Hệ tư tưởng
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
– Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
+ Tồn tại xã hội là nguồn gốc, cơ sở cho sự hình thành, phát triển của YTXH. YTXH nảy sinh từ tồn tại xã hội, phát triển phụ thuộc vào tồn tại xã hội
+ Tồn tại xã hội là cái được phản ánh, YTXH là cái phản ánh, YTXH phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn YTXH cũng thay đổi theo
– Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, bởi vì:
> Do tồn tại xã hội phát triển nhanh cho nên ý thức xã hội chưa kịp phản ánh sự phát triển đó của tồn tại xã hội.
> Do sức mạnh của phong tục tập quán, thói quen truyền thống của một cộng đồng người trong xã hội, khi tồn tại xã hội thay đổi thì những PTTQ, thói quen này chưa kịp thay đổi.
> Do vấn đề lợi ích của một giai cấp, của một cộng đồng người trong xã hội. Họ muốn lưu giữ những quan điểm bảo thủ lạc hậu để duy trì lợi ích của họ. Cho nên những quan điểm lạc hậu này không phản ánh kịp sự phát triển và tồn tại của xã hội.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:
> Trong những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng của con người có thể vượt trước sự phát triển và tồn tại xã hội, có thể dự báo tương lai, có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Đó là các tư tưởng khoa học tiên tiến, các dự báo, giả thuyết khoa học,...
> Sự vượt trước của ý thức xã hội chỉ có tác dụng khi nó phản ánh đúng những mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan của tồn tại xã hội.
> Ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội là do ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có khả năng phát huy tính sáng tạo trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội cótính kế thừa: trong quá trình phát triển phương diện tinh thần của đời sống xãhội, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã cótừ các giai đoạn lịch sử trước đó.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội ở các lĩnh vực khác nhau có vai trò khác nhau nhưng chúng vẫn có những sự tác động qua lại lẫn nhau. VD: ý thức đạo đức thường tác động qua lại với ý thức pháp quyền, ý thức chính trị.
+ Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội theo 2 hướng: nếu YTXH phản ánh đúng tồn tại XH sẽ thúc đẩy tồn tại XH phát triển. Nếu YTXH phản ánh sai lệch tồn tại XH sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại XH.
Sự vận dụng của ĐCSVN:
– Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của xã hội
– Phát triển đời sống tinh thần xã hội (Giáo dục,khoa học, đạo đức, pháp quyền...)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#triết