triết kì 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                  Chương 5 :học thuyết giá trị thặng dư

Câu 1: Hàng hóa sức lao động

      -Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng để tạo ra một gía trị sử dụng nào đó. 

*Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

Người lao động được tự do về than thể

.Người lao động không đủ tư liệu sản xuất cần thiết và muốn sống và tồn tại thì họ phải bán sức lao động của mình.

*Hai thuộc tính của hành hóa sức lao động:

Giá trị sử đụng là hàng hóa sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của nó.Đó chính là bản chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động.

Giá trị của sức lao động là toàn bộ những  biểu hiện về tư liệu sinh hoạt của người công nhân và gia đình anh ta cũng như chi phí đẻ đào tạo ra họ và khi những giá trị đó được biểu hiện bằng tiền thì đó được gọi là tiền công.

Câu 2: Giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị làm dôi ra do người công nhân làm ra từ chính sức lao động của mình và bị nhà tư bản chiếm không.

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư thực chất là quá trình tạo ra giá trị kéo dài thời điểm mà ở đó sức lao động của người lao động được các nhà tư bản trả bằng vật ngang giá mới.

*Đặc điểm của quá trình sản xuất giá trị thặng dư :

+Tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhà tư bản. Người công nhân làm việc dưới sự tổ chức và quẩn lí của các nhà tư bản. Sản phẩm tạo ra thuộc về các nhà tư bản với mục đích tạo ra thật nhiều giá trị thặng dư.

- Nhận xét:

Giá trị thặng dư là giá trị dôi ra ngoài sức lao động của người công nhân bị nhà tư  bản chiếm không hoặc là lao động không công của người lao động.

Nguồn gốc  m là do sức lao động làm ra của người lao động thực chất là lao động không công.

Quá trình này đã  vạch rõ bản chất bóc lột của tư bản đối với giai cấp công nhân.

Câu 3:

Tư bản bất biến(c) là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất. Giá trị cuả nó được bảo tồn và đứa vào trong sản phẩm (không có sự biến đổi về lượng

Tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động trong quá trình sản xuất để tạo ra một lượng giá trị mới.

-việc phân chia tư bản thành bất biến và khẩ biến để chỉ rõ bộ phận nào tạo ra giá trị thặng dư.

Tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến:

m’=m/vX100%.

nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng lao động làm thuê của nhà tư bản. Giá trị m’ càng lớn thì hiệu quả lao động càng cao. khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỉ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến 

nó phản ánh quy mô khai thác và sử dụng lao động làm thuê của nhà tư bản.

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài thời gian lao động tất yếu trong ngày trong khi năng suất lao động tất yếu và cường độ lao động tất yếu là không thay đổi. Phương pháp này gặp phải một số hạn chế như việc biểu tình của công nhân lao động, làm giảm thể lực của người công nhân và giới hạn khoảng thời gian vât chất trong ngày 

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách giảm thời gian lao động tất yếu trong ngày mà vẫn tạo ra giá trị thặng dư.Để thực hiện được phương pháp này người tư bản phải cải tiến khoa học kĩ thuật, có công nhân có tay nghề.

Câu 4:

Mỗi một phương thức sản xuất đều có một quy luật king tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ bản chất của phương thức sản xuất đó. Quy luật về giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản vì:

Sản xuất giá trị thăng dư đã vạch rõ mục tích và đặc điểm của nền sản xuât tư bản là tạo ra giá trị thặng dư, là nhân lên giá trị thặng dư gấp nhiều lần. Mục đích và động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền sản xuất tư bản là tạo ra giá trị thặng dư tối đa.

Nó là quy luật quy định và chi phối các quy luật khác vì nó là quy luật tuyệt đối  của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Nó đã chỉ ra được mối quan hệ bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản- quan hệ tư bản óc lột công nhân lao động.

Nó đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn bóc lột mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục dích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách nâng cao năng suất lao động, tăng cường độ lao động, mở rộng quy mô sả

xuất.

Câu 5:

Tích lũy tư bản có nguồn gốc từ giá trị thặng dư tạo ra

Thực chất của quá trình tích lũy tư bản là quá trình biến 1 phần của giá trị thặng dư thành tư bản làm them vào quy mô sản xuất của những năm tiếp theo( tư sản hóa 1 phần giá trị)

Những nhân tố ảnh hưởng đến quấ trình tích lũy tư bản:

-Nếu khối lượng giá trị thăng dư không đổi thì phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích ũy và tiêu dùng.

-Nếu tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thaanhf quỹ tích lũy và tiêu dùng không thay đổi thì phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư

Khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vao:

-trình độ khai thác và sử dụng lao động làm thuê.

-Năng suất lao động

-Tỉ lệ phân chia thành tư bản  và tiêu dùng.

-Quy mô của những năm đứng trước.

Những nhân tố cơ bản của tích lũy cơ bản:

-Tư bản tích lũy làm cho quá trình tích tụ trong sản xuất ngày càng lớn.

-làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng.

-Làm bần cùng hóa giai cấp công nhân 

+Tư bản cố định (c1) là bộ phận tư bản mà giá trị của nó được chuyển từng phần vào giá trị hàng hóa dưới dạng cấu hao theo 1 vòng tuần hoàn.

+Tư bản lưu động là bộ phận tư bản mà toàn bộ giá tri của nó được chuyển 1 lần vào trong sản phẩm theo 1 vòng tuần hoàn , gồm c2 và v.

    Việc phân chia tư bản thành cố định và lưu đông dựa vào phương thức chu chuyển giá trị, việc chia này chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào mục đích trong việc sử dụng nó.

CHƯƠNG 6: CHỦ NGĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

CÂU 1:Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

a)Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền :

-Là quá trình hợp nhất các cơ sở sản xuất nhiều hình thức thành hình thức tư bản lớn hơn

*Có 2 hình thức cơ bản:

-Tổ chức độc quyền là liên minh các nhà tư bản nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó.Trên cơ sở đó quyết định giá cả độc quyền nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

-Hình thức:

+Các-ten: thể hiện liên minh các nhà tư bản nhưng các liên minh này chỉ thể hiện ở những hiệp định được kí kết trong việc lưu thong hàng hóa, khi đó liên minh của các nhà tư bản vẫn mang tính độc lập.

+Xanh-đi-ca:thể hiện sự liên minh của các xí nghiệp tham gia, lập ra 1 lượng giá trị đảm nhận quá trình tổ chức và thực hiện lưu thong hàng hóa và các xí nghiệp vẫn độc lập về sản xuất.

-Tờ rớt :thể hiện ở sự liên minh của các nhà tư bản nhưng cao hơn xanh-ti-ca ở chỗ thống nhất cả sản xuất và lưu thông của nhà tư bản khi ấy trở thành cổ đông và thu lơi nhuận theo cổ phần mà mình đóng góp.

èCác cac-ten,xanh-ti-ca,tờ-rớt mới chỉ thể hiện sự liên minh có trong 1 ngành thì tới công-xooc-xi-am bao gồm nhiều xanh-ti-ca,tờ-rớt, nhiều các tổ chức thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vưc khác nhau.

èSự liên kết thể hiện tính đa ngành.

b)Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

c)Xuất khẩu tư bảnèSự h/đ của quy luật giá trị và quy luật giá trị độc quyền

d)Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh

CÂU 2:Nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền nhà nước:

-Tích tụ và tập trung tư bản ngày cầng lớnè xuất hiện cơ cấu kinh tế các nước tư bản ngày càng lớn mà bản than các tổ chức độc quyền tư nhân không thể điều tiết nổi nên cần có sự chỉ huy của 1 trung tâm.

-Do sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động làm xuất hiện một số những ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể làm nổi hoặc không muốn làm nên nhà nước phải làm.

-Do sự thống trị độc quyền , do sự xuất hiện hệ thống các mâu thuẫn đặc biệt là các mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản với người lao động do đó nhà nước tư sản phải xoa dịu mâu thuẫn, trợ cấp, điều tiết thu nhập , đấp ứng nhu cầu xã hội.

-Do xu hướng quản lí hóa đời song các tổ chức kinh tế tư nhận , khi thực hiện quan hệ kinh tế tư nhân vấp phải dào cản của quốc gia, của dân tộc hoặc xung đột lợi ích với những đối thủ trên thị trường thế giớiè Nhà nước phải thay mặt để xóa bỏ những dào cản này.

Xét cho đến tận cùng thì sự can thiệp của các tổ chức độc quyền và ngược lại các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước là xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi các nước tư bản và lợi ích các tổ chức độc quyền

*Bản chất: Là sự dung hợp giữa nhà nước tư bản và tổ chức độc quyền tư bản tạo ra một thiết chế nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải là một phương thức sản xuất mới mà đó chỉ là quan hệ kinh tế chính trị, xã hội mới trong điều kiện, hoàn cảnh mới.

CÂU 3:

*Vai trò của chủ nghĩa tư bản:chủ nghĩa tư bản ngày nay- với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất những điền kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội.Dĩ nhiên cuộc cách mạng xã hội diễn ra bằng phương pháp nào-hòa bình hay bạo lực điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.

*Hạn chế của chủ nghĩa tư bản:

+Đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào hoạt động buôn bán , trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện sự bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu.

+Quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không tránh khỏi.

+Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường , thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề : hàng triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sẩn xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới kéo dài hàng chục năm.

+Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

*Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản:Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lới lên của nó.Đến một chừng mực nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đólà một quan hệ sở hữu mới- sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển củsa lực lượng sản xuất.Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thức sản xuất mới- phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuât tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay nói lên rằng chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến động, mâu thuẫn bên trong và ngòai nước. những điều chỉnh mới của chủ nghĩa tư bản ở trên đã cho chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản trước mắt vẫn còn tồn tại và phát triển, mặc dù sự phát triển này không phải là vĩnh hằng và không phải là vô hạn.Do vậy, đồng thời với việc vững tin rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản cuối cùng sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, cũng cần phải nhận thức đầy đủ về tính lâu dài của quá trình này.Cần chuẩn bị kỹ càng cho khả năng cùng chung sống, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh với chủ nghĩa tư bản đồng thời tham khảo kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

CHƯƠNG 7+8: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CÂU 1:

Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại ngày càng có trinh độ xã hội cao

Đặc trưng thứ hai của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động của ngà tư bản để kiếm sống, vì chính nó là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.

*Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cần phải qua hai bước:

-Bước thứ nhất: giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và  biến tư liệu sản xuất trước hết là của nhà nước

-Bước thứ hai: “… giai cấp vô sản mà nó cũng xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp”.nó lãnh đạo nhân dân lao động thông qua chính đảng của nó, tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới-xã hội chủ nghĩa.Hai bước naỳ quan hệ chặt chẽ với nhau :giai cấp công nhân không thực hiện bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là bước quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh của mình.Để hoàn thanh được sứ mênh lịch sử của mình, giai cấp công nhân nhất định phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ chế độ xã hôị cũ và xây dựng xa hội mới về mọi mặt kinh tế, chính trị và văn hóa,tư tưởng,đó là một quá trình lịch sử hết sức lâu dài và khó khăn.

*Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

-Địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa: theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê nin, lực lượng sản xuất là yếu tố đông nhất, luôn luôn vận động và phát triển.Trong lực lượng sản xuất ở bất kì xã hội nào,người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, với nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển thì Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, người lao động.Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội.

-Những đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân:

+Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phông cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để nhất vì họ là đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Đó là giai cấp được trang bị bởi một lí luận khoa học, cách mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó cos thể tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác trong phong trào cách mạng.Trong quá trình xây dựng chử nghĩa xã hội, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống chế độ áp bức, txây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức kỉ luật cao:Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ lao động khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luât lao động; cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tọa nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho giai cấp công nhân.Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng lớn mạnh, có tổ chức; được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng của nó-Đảng cộng sản.Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức kỉ luật cao thì không thể giành dược thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và xây dựng chế độ xã hội mới.

+Thứ ba, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế: chủ nghĩa Mac-lê nin cho rằng giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế.Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà bóc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa.Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính toàn cầu hóa..Tư bản của nước naỳ có thể dầu tư sang nước khác là một xu hướng khách quan.Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia.Vì thế phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơnlẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước.Có như vậy phong trào công nhân mới giành thắng lợi.

*Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cách mạng xhcn là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xhcn là một cuộc cánh mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền , thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản- nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Theo nghĩa rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ, cách mạng về chinh trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình và cải tạo xã hội cũ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng…xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi cua chủ nghĩa xã hội vá chủ nghĩa cộng sản.

b) Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội chủ nghĩa là từ mâu thuẫn gay găt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại và do đó, cách mạng xhcn vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loaị.

*Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cao cả nhất đó phải được thực hiện qua từng chặng đường, từng bước đi, thông qua quá trình lao đọng đầy nhiệt huyết và sang tạo của quần chúng nhân dân lao động, băng công tác tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực dưới lãnh đạo của Đảng cộng sản.Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao độngkhác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột; “phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”.Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ ngĩa là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức của xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc naỳ áp bức, bóc lột dân tộc khác. Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước, giai cấp vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.

*Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:Nội dung trước tiên của cách mạng xhcn là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động; đưa những người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là tiếp tục phát triển sâu rộng nền xã hội chủ nghĩa.Thực chất của quá trình đó là ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước.Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia các công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản và nhà nước xhcn phải thường xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi mặt cho người dân, đặc biệt là văn hóa chính trị.Bên cạnh đó Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải quan tâm tới việc xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế, có những biện pháp để nhân dân lao động tham gia hoạt động quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

+Trên lĩnh vực kinh tế: Những cuộc cách mạng trước đây, về thực chất là cuộc cách mạng chính trị, bởi vì nó đươc kết thúc bằng việc lật đổ cách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng sự thống trị của giai cấp khác. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất là có tính kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tấm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách  mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiệ đời sống nhân dân.

+Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa:Trong những xã hội áp bức bóc lột dưới đây, giai cấp thống trị nắm quyền lực về kinh tế, cũng đồng thời nắm luôn công cụ về mặt tinh thần. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân cùng quần chúng nhân dân lao dộngđã trở thanhf những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, do vậy họ cũng là người sang tạo ra những giá trị tinh thầnè trong điều kiện xã hội mới- xã hội xhcn, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là chủ thể sang tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội.

èNhư vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ, giữa cải tọa và xây dựng ,mà xây dựng là chủ yếu.

CHƯƠNG 8:NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CỐ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Khái niệm dân chủ: 

-Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người.Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại,áp bức, bóc lột, tấn công.

-Thứ hai dân chủ với tư cách là một phạm tù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có”dân chủ phi giai cấp”, dân chủ dùng chung.Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập đoàn này là đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác.Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị

-Thứ ba, dân chủ được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do bình đẳng. Rõ rang cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giành chính quyền bình đẳng có 1 ý nghĩa rất lớn. nghĩa là bình đẳng phải hiểu cho đúng, hiểu theo nghĩa xóa bỏ giai cấp.

Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cúng từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới một hình thức mới, hình thức nhà nước mới với tên gọi là chính thể dân chủ hay nền dân chủ.

                                                Chương 4 :học thuyết giá trị

Câu 1:Hàng hóa sức lao động và hai thuộc tính của hàng hóa

-Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người thong qua trao đổi mua bán.

*Phân loại:

   +Hàng hóa vật thể là hàng hóa có hình dạng cụ thể mà con người cản nhận được nó qua những giác quan

   +Hàng hóa phi vật thể là hàng hóa không có hình dạng cụ thể và biết được khi tiến hành sử dụng nó.

*Hai thuộc tính của hàng hóa: 

+Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng hay tính có ích của hàng hóa

Mỗi hàng hóa có 1 hay nhiều già trị sử dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng 

Giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, số lượng của nó ngày càng được phát hiện nhiều hơn tùy thuộc cào trình độ khoa học kĩ thuật và khả năng chinh phục tự nhiên của con người.Giá trị sử dụng của hàng hóa có tính chất vĩnh viễn.

+Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuât kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chẳng qua là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa

-Sở dĩ hai hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng, đơn vị đo lường, số lượng có thể trao đổi được cho nhau bởi vì chúng có cùng giá trị.

Câu 2: Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng.

-Lượng giá trị hàng hóa là lượng hao phí lao động xã hội của những người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó

-thông thường lượng giá trị hàng hóa biểu hiện thong qua thời gian lao động xã hội cần thiết , thong thường nó là lượng thời gian lao động trung bình của xã hội với cường độ trung bình và năng suất lao động trung bình.

*Công thức: W=C+V+M

*Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:

-Năng suất lao động là năng lực sản xuất cửa người lao động được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian tiêu hao để làm ra ột sản phẩm

-Khi tăng năng suất lao động thì lượng sản phẩm tăng làm cho thời gian hao phí giảm nên lương giá trị hàng hóa giảm.

-Tính chất phức tạp của lao động:

+Lao động giản đơn là những lao động không qua đào tạo hoặc có nhưng không đáng kể.

+Khi tiến hành trao đổi người ta lấy lao động giản đơn làm cơ sở còn lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.

Câu 3: Quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.

Nội dung của quy luật giá trị là:

Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất

Nhận xét:

 Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung bình. 

Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.

Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.

Đối với tổng hàng hóa

 Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.

Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.

Kết luận:

Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hộ

cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. 

* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông

Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi n

gang giá.

Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.

Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ. 

+ Khi cung > = <cầu 

giá cả < = >giá trị 

Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

2. Tác động của quy luật giá trị

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất : nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. 

           Mặt khác  những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

Thứ hai: nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro