triet phan 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỌC PHẦN 2 ( KTCT )

Câu 1: PC LĐXH và PC LĐCB khác nhau ntn? Vì sao nói : PCLĐXH là cơ sở của nền KTHH ?

- Phân công LĐXH :

      + Mỗi người sẽ làm một công việc cụ thể tạo ra một vài sàn phẩm nhất định .

      + Bản thân mổi người có nhiều nhu cầu khác nhau, cần nhiều sp khác nhau  vì vậy họ cần trao đổi sản phẩm với nhau, thúc đẩy việc sx hàng hóa.

- Phân công LĐCB : Là phân công nội bộ, là sự tách biệt thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của mổi chủ thể kinh tế

- Nguyên nhân PCLĐXH là cơ sở cũa  nền KTHH :

      + PCLĐXH tạo nên sự chuyên môn hóa trong mổi ngành nghề, thúc đẩy ngành nghề pt tạo ra sản phẩm có chất lượng

      + PCLĐXH thúc đẩy việc SXHH lúc đó nhu cầu trao đổi giữa người sản xuất là điều tất yếu, điều này làm tăng tính cạnh tranh, tăng nslđ

Câu 2 : Dựa trên cơ sở nào mà HH trao đổi được với nhau?vd? phân tích các yếu tố cấu thành nên giá trị của HH?

- Tất cả hàng hóa đều là sp của lao động, đó là điểm chung để hh có thể trao đổi với nhau, việc xác định giá trị trao đổi dựa trên lao động xh kết tinh trong HH, thời gian xã hội cần thiết để tạo rah h.

      + GTSD

      + GTHH

- Giá trị của hh là do lao động xh, lao động trừu tượng của người sx kết tinh trong hh.

Muốn hiểu đc giá trị của hàng hóa ta phải đi từ giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một gtsd loại này được trao đổi với một gtsd loại khác.

Đặc điểm chung giữa các hh là sp của sức lao động.

Câu 4 : Phân tích nội dung và tác động của QLGT trong nền sản xuất hàng hóa? Giải thích vì sao quy luật giá trị lại có tác động kể trên?vd?

a) Nội Dung QLGT :

      Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Bất cứ ở đâu đã có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì đều có sự tồn tại và hoạt động của quy luật giá trị. Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

Cụ thể:

- Trong sản xuất:

      + Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH.

     + Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết.

- Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

       Giá cả vận động lên xuống xoay quanh giá trị. Do tác động của  quan hệ cung cầu về hàng hóa trên thị trường làm cho giá cả ở từng nơi, từng lúc, từng mặt hàng có thể (lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng) giá trị của nó. Nhưng trong một thời gian nhất định, xét trên góc độ cả toàn bộ nền  kinh tế thì:

              Tổng giá cả = Tổng giá trị

- Tác động của cung và cầu: làm cho giá cả vận động xoay quanh giá trị của hàng hóa:

      Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị

      Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị

      Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị

Đồng thời, giá cả cũng có tác động tới cung và cầu.

b) Tác Động QLGT :

      - Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa :

            + ĐTSX: Nếu như một mặt hàng nào đó có

                        Giá Cả > Giá Trị : thì hh đó bán chạy, người sx sẽ thu lãi cao và mở rộng sx, đầu tư thêm TLSX và sức LĐ, mặt khác người sx hh khác cũng có thể chuyển sang sx hh này giúp cho TLSX và sức LĐ của ngành này ngày càng được mở rộng.

                         Giá Cả < Giá Trị : HH sẽ ko bán được, ng sx thua lổ, thu hẹp sx, phá sản hoặc chuyển sang ngành sx khác làm cho TLSX và SLĐ ngành này giảm=> Quy mô giảm

                         Giá Cả = Giá Trị : Ng sx có thể tiếp tục sx

            + LTHH : Thu hút hàng hóa nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao và ngược lại, giúp cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng.

      - Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý  hóa sản xuất, tăng NSLĐ, hạ giá sp:

+ Trên thị trường HH trao đổi với nhau theo mức hao phí SLĐXHCT vì vậy ng sx phải nâng cao KT,HLHSX tăng NSLĐ để tạo ra nhiều sp có chất lượng, rút ngắn TGLĐCB làm cho giá sp hạ tăng sự cạnh tranh

      - Chọn lọc TN và phân hóa người sx thành giàu nghèo :

+ Những người sx hh có mức hao phí lđ cá biệt thấp hơn lđxh cần thiết thì sẽ bán được nhiều hàng hơn, thu nhiều lãi hơn, giàu lên. Lúc đó họ có thể đầu tư thêm TLSX, mở rộng SX, thuê lao động và trở thành ông chủ

+ Ngược lại những người có hao phí lđ cá biệt cao hơn lđxh cần thiết khi bán hàng sẽ thua lỗ, nghèo đi hoặc phá sản và trở thành lao động làm thuê.

=> Cơ sở hình thành nền KTTBCN

Câu 5 : Phân tích đặc điểm của hàng hóa SLĐ trong nền sx TBCN? Vì sao nói : hàng hóa SLĐ là chìa khóa giải tỏa mâu thuẩn ở công thức chung của TB? Nếu nhà tư bản mua hàng hóa SLĐ đúng giá trị thì công nhân làm thuê có bị bóc lột hay không ?

a) Đặc điểm của HH sức LĐ :

      - SLĐ là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực của con người dùng để làm cho hđ sx vật có ích.

      - ĐK để SLĐ trở thành HH :

+ Thứ nhất : Người lao động phải được hoàn toàn tự do về thân thể, có quyền bán slđ của mình như một hàng hóa

+ Thứ hai : Người lđ bị tước đoạt hết mọi tư liệu sx và tlsh buộc phải bán sức lđ để sống.

b) Hai Thuộc Tính Của HHSLĐ :

      - GTHH SLĐ : do thời gian lđxhct để sx và tái sx slđ quyết định, muốn tái sx slđ người công nhân phải tiêu thụ một lượng TLSH nhất định như : ăn, mặt, học nghề…

+ GTGGSLĐ được đo gián tiếp bằng gtrị cũa những TLSH để tái sx ra SLĐ

+ Lượng GTHH SLĐ do những yếu tố sau hợp thành :

1 . GT những TLSH về vc và tinh thần cần thiết để tái sx ra SLĐ

2 . Phí tổn đào tạo người CN

3. Những giá trị TLSH vc, tinh thần cần thiết cho con cái người CN

     -  GTSDHHSLĐ :

+ GTSDHHSLĐ chỉ thể hiện trong qt tiêu dùng SLĐ

+ QT SD HH SLĐ là qtsx ra một loại HH nào đó đồng thời là qt tạo ra một gtrị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân HH SLĐ. Như vậy GTSD của HHSLĐ có khả năng tạo ra gtrị mới đó chính là GTTD.

c) Nguyên Nhân Giải Tỏa Mâu Thuẩn :

      - GTHHSLĐ  mang tính chất tinh thần và lịch sử.

      - GTSD của HHSLĐ khi tiêu dùng nó lại thu được một lượng gtrị lớn hơn gtrị của bản thân nó.

      - HHSLĐ là đk để chuyển tiền tệ thành TB. Đây cũng chính là chì khóa để giải quyết mâu thuẫn chung của nhà tư bản. Như vậy, tiền chỉ trở thành TB khi nó được sử dụng làm phương tiện để mang lại giá trị thặng dư cho người có tiền. Điều đó chỉ thực hiện đc khi người có tiền tìm được một loại hàng hóa đặc biệt là HHSLĐ

d)  Nếu nhà TB mua HHSLĐ đúng giá trị, thì người công nhân trên thực tế vẫn có thể bị áp bức bóc lột, việc sử dụng SLĐ trở thành hh chỉ là sự kết hợp người lđ với người sở hữu tư sản. Nhưng trên thực tế bản chất của CNTB là chế độ được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kt giữa TB và LĐ, vì vậy, người công nhân bị bóc lột ko thể tránh khỏi

Câu 6 : Dựa trên cơ sở nào mà Mác phân chia tư bản bất biến; tư bản khả biến và phân chia tư bản cố định; tư bản lưu động? Ý nghĩa của sự phân chia đó ?

- Dựa vào mục đính sử dụng và bản chất của bộ phận TB mà C.Mác phân chia :

      + TBBB ( C ) : Bộ phận TB dùng mua TLSX

      Giá trị được bảo toàn và chuyễn hóa vào sp trong qtsx là đk cần thiết ko thể thiếu để sx ra  m (GTTD)       

      + TBKB (V) : Bộ phận dùng mus SLĐ

      Tăng lên trong qtsx thông qua lao động trừu tượng của CN làm thuê, TBKB đóng vai trò qđịnh để sx m

      + TBCĐ : là bộ phận chủ yếu của TBSX (máy móc, nhà xưỡng…) tham gia vào toàn bộ quá trình sx nhưng giá trị của nó không chuyển biến một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.Có hai loại hao mòn là hao mòn hửu hình (hao mòn về vc,gtsd do tác động tn) và hao mòn vô hình (hao mòn thuần túy về mặc giá trị do xuất hiện những máy móc hđ hơn, rẽ hơn hoặc có công xuất lớn hơn)

      + TBLĐ : là một bô phận của TBSX (nguyên liệu, slđ…) đc tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sx và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong qtsx. Giúp tiết kiệm đc TB ứng trước cũng như làm tăng tỷ suất GTTD trong năm.

- Ý Nghĩa :

      + Việc phân chia TB thành TBBB và TBKB phản ánh đc nguồn gốc sinh ra GTTD. Trong QTSX, TBBB chỉ là đk để sinh ra GTTD, còn TBKB mới là nguồn gốc tạo ra GTTD

      + Việc phân chia TBCĐ và TBLĐ ko phản ánh nguồn gốc sinh ra GTTD nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý kinh tế. Là cơ sở để quản lý và sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao.

Câu 7 : Tích lũy tư bản và tư bản tích lũy khác nhau ntn? Vì sao quá trình tích lũy tư bản đưa đến là tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản? Ý nghĩa của việc nghiêm cứu học thuyết tích lũy TB?

a) Sự khác nhau giữa tích lũy tư bản và tư bản tích lũy :

      - TLTB : Là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa gttd, động lực thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật gttd và cạnh tranh

      - TBTL : Chính là việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất TBCN tạo ra.

b) Vì sao TLTB làm tăng cấu tạo HH của TB:

      - Cấu tạo hữu cơ của TB là cấu tạo giá trị của TB do cấu tạo kĩ thuật của TB quyết định và phản ánh những sự biến đổi của CTKT của TB

            + Cấu Tạo Kĩ Thuật : là tỷ lệ giữa số lượng TLSX và số lượng SLĐ sử dụng những TLSX đó trong qtsx.   CTKTTB = TLSX/SLĐ = c/v

            + Cấu tạo giá trị : là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của TB bất biến ( c) và số lượng giá trị của TBKB (v) cần thiết để tiến hành sx cấu tạo giá trị TB = c/v

      - Những sự thay đổi trong CTKT của TB sẽ dẩn đến những sự thay đổi trong CTGT của TB.

      - TLTB làm chuyển đổi một phần GTTD thành TB, một phần (m) đó được chuyển thành TLSX (v) và SLĐ ( c) làm tăng CTKT và CTGT điều đó làm cho CTHH của TB tăng lên.

* Đọc Thêm : Trong qtpt của CNTB, CTKT của TB ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo GTTB nên CTHH của TB ngày càng tăng lên, sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của TB biểu hiện ở chổ TBBB tăng tuyệt đối và tương đối, còn TBKB thì có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm tương đối - > nhu cầu về sức lđ giảm tương đối -> thất nghiệp

c) Ý nghĩa :

      - Thứ Nhất : Nguồn gốc duy nhất của TBTL là GTTD và TBTL chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Trong quá trình tái sx, lãi(m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện bóc lột chính người công nhân.

      - Thứ Hai : quá trình TL đã làm cho quyền sở hửu trong nền KT hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt TBCN

Mặc khác : cạnh tranh buộc nhà TB ko ngừng làm cho TB của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy:

      - Một Là : Nếu khối lượng GTTD ko đổi thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng GTTD đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà TB

      - Hai Là : Nếu tỷ lệ phân chia đó đc xác định thì quy mô cũa tích lũy phụ thuộc vào khối lượng GTTD. Khối lượng GTTD phụ thuộc vào các nhân tố sau :

+ Trình độ bóc lột SLĐ bằng những biện pháp : tăng cường độ lđ kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương của CN

+ Trình độ năng suất lđxh

+ Sự chênh lệch giữa TB đc sử dụng và TB tiêu dùng.

      - Quy mô của TB ứng trước nhất là bộ phận TB khả biến càng lớn thì KL GTTD bóc lột càng lớn tạo đk tăng them quy mô của TLTB.

Câu 8 :  Phân tích bản chất và mối quan hệ của GTTD và Lợi nhuận; của tỷ suất GTTD và tỷ suất lợi nhuận? Nếu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận hằng năm của tư bản ? Ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản ?

Trả lời :

- GTTD (m) : là một số bộ phận của gtrị mới dôi ra ngoài gtrị SLĐ do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà TB chiếm đoạt

- Lợi nhuận : là số tiền mà nhà TB thu được do bán hàng hóa cao hơn so với TB ứng trước (k) thu về số lời ngang bằng với (m) gọi là lợi nhuận (p) :

W = c + v + m = k + m               W: chi phí thực tế

Sẽ chuyển thành :    W =  k + p

LN sẽ xóa nhòa sự khác biệt giữa GTTBBB ( c) và GTTBKB (v), che giấu nguồn gốc tạo ra GTTD, Che giấu quan hệ TBCN.

- Mối quan hệ của GTTD và LN :

      + LN và GTTD cùng  bản chất nhưng khác về lượng

      LN có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn GTTD vì LN đc tính gộp vào trong giá cả

Vd: Cung = cầu => Giá cả = Giá trị, Nếu doanh thu là 120, chi phí 100 => p= m =20

       Cung > Cầu => Giá Cả < Giá trị , Nếu doanh thu là 110, chi phí 100 => p=10 < m

       Cung < Cầu => Giá Cả > Giá trị, Nếu doanh thu là 130, chi phí 100 => p=30 > m

      LN che giấu m và là sự biến tướng của m. LN là sự biểu hiện của m, hay m mang hình thái chuyển hóa là LN.

- Mối quan hệ giữa Tỷ suất GTTD và Tỷ suất LN :

      + TSGTTD : là tỷ số giữa GTTD và TBKB :

                                    m’ = (m/v).100% = (t’/t).100%      (t’ : tglđ thặng dư   ; t : tglđ tất yếu )

      + TSLN : Tỷ số tính theo phần trăm giữa GTTD và toàn bộ TB ứng trước kí hiệu p’ :

p’ = (m/(c+v)).100%          m’ = (m/v).100%

      Thông thường tỷ lệ % giữa tất cả số lợi nhuận trong năm (P) và tổng tư bản ứng trước (K)

      + Mối quan hệ :

            * Về lượng : p’ luôn nhỏ hơn m’ vì : 

                                     p’=(m/(c+v)).100%

                                    Còn :  m’ = (m/v).100%

            * Về chất:        

            m’ : phản ánh trình độ bóc lột lđ của nhà TB

            p’ : phản ánh mức doanh lợi của nhà TB trong việc đầu tư

            m’ : cho biết nhà TB đầu tư vào nơi nào lợi nhất

            p’ : là độc lực của nhà TB

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận :

      + Tỷ suấy GTTD

            m’ : càng cao lợi nhuận càng lớn (p’ ) và ngược lại.

      + Cấu tạo hữu cơ TB :

            CTHH tăng -> p’ giảm và ngược lại

      + Tốc độ chu chuyển TB : càng lớn, TS sản sinh m của tư bản ứng trước (K) càng nhiều, m tăng làm cho p’ tăng

      + Tiết kiệm TBBB : m’ và v ko đổi nếu TBBB càng nhỏ, tỷ suất lợi nhuận càng lớn

                        P’ = (m/(c+v))/100%

- Ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển TB :

      + CCTB : là sự tuần hoàn của TB được lặp đi lặp lại định kỳ, đổi mới không ngừng.

      + TĐCCTB : là số vòng CC của TB trong một năm

      + Tăng tốc độ CCTBCĐ làm tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, lượng TBSD tăng lên tránh thiệt hại do hao mòn hữu hình và vô hình.

      + Tăng TĐCCTBLĐ sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong một năm, giúp tiết kiệm được TBUT (K), mặt khác do tăng TSTNKB mà TSGTTD trong năm sẽ tăng.

è Tăng TĐCCTBKB giúp các nhà đầu tư TK đc TBUT (K), nâng cao tỷ suất và khối lượng GTTD trong năm.

Câu 9 : Phân tích cơ sở hình thành lợi nhuận bình quân, tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá cả trong nên sx tư bản ?

Trả Lời :

- Trong xã hội có nhiều ngành sx khác nhau, lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận sẽ ko giống nhau è việc cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong những ngành khác nhau để tìm nơi đầu tư có lợi nhất è việc di chuyển của các nhà tư bản từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao, điều này làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận ngành và hình thành tỷ suất lợi nhuận ngành ngang nhau. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân.

- TSLNBQ là con số trung bình của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay là tỷ số phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng TBXH

p'_   = tổng m.100%  /   tổng ( c+v)

- LNBQ là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào những ngành khác nhau, không quan tâm đến cấu tạo hữu cơ của nó è biến quy luật GTTD trở thành lợi nhuận bình quân (Tổng lợi nhuận bình quân bằng tổng giá trị thặng dư)

p_  =  p'_ k

- Sự hình thành TSLNBQ đã làm giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở của giá cả trên thị trường. Giá cả sx tương đương với giá cả, là cơ sở của giá cả trên thị trường, điều tiết giá cả thị trường. Lúc này quy luật giá trị đã trở thành quy luật giá cả sx (tổng giá cả sản xuất bằng tổng giá trị)

GCSX = k + p_

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro