Triet (Vo The Dung)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  CÂU 1: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

Khái niệm triết học

Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III (TrCN).

- Ở phương Đông:

+ Trung Quốc: Người Trung quốc cổ đại quan niệm “ triết” chính là “ trí”, là cách thức và nghệ thuật diễn giải, bắt bẻ có tính lý luận trong học... thuật nhằm đạt tới chân lý tối cao. + +Theo người Ấn Độ: triết học được đọc là darshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

- Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp được la tinh hoá là Philôsôphia - nghĩa là yêu mến, ngưỡng mộ sự thông thái. Như vậy Philôsôphia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. 

Triết học là một khái niệm xã hội nghiên cứu những qui luật chung nhất của thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1.1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận

1.1.1. Vai trò thế giới quan của triết học : nhận thức thế giới một cách khoa học

- thế giới quan là sự nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình, nó như một “thấu kính” qua đó con người xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó.

 Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng nhất định.

* Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.

+ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau.

Do vậy: + Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho con người sáng tạo trong hoạt động.

+ Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động. + Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan. 1.1.2. Vai trò phương pháp luận của triết học Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.

* Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất

+ Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và vai trò con người trong thế giới, nghiên cứu các qui luật chung nhất chi phối cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp.

Việc nghiên cứu triết học giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nên năng động sáng tạo trong hoạt động phù hợp với xu thế phát triển chung.

1.2. Vai trò của triết học Mác - Lê nin

-  Triết học Mác - Lênnin là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người. Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp: triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị” và “là một công cụ nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận. Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Sự thống nhất này làm phép biện chứng trở thành lý luận khoa học; nhờ đó triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người. các khoa học cụ thể là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Đến lượt mình, triết học Mác- Lênin cung cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng sự phát triển của các khoa học cụ thể. Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, đẩy mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa học khác là hết sức cần thiết, đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ. Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức biểu hiện mới. Nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học. .

Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm:

+ Xem thường triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công tác;

+ Tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy móc những nguyên lý, những quy luật vào từng trường hợp riêng mà không tính đến tình hình cụ thể trong từng trường hợp riêng và kết quả là dễ bị vấp váp, thất bại.

-  Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng và chống chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa là mục đích trực tiếp của việc nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng

.

LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM

   - Chủ nghĩa Mac-Lenin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản ViệtNamvà Chính phủ ViệtNamđể đưa ViệtNamtiến lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thẻ vạch rõ được hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do con người Việt Nam điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác không thể áp dụng được, và chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam.

- Chủ nghĩa mac-lenin là cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Trong đời sống xã hội, hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội" Đó là "con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Bởi lẽ, người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chất lượng của người lao động là nhân tố quyết định. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất nước". Thực tiễn đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của mỗi cá nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà về đạo đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã hộivà lịch sử của chính mình.

 

CÂU 2: Quan điểm triết học nho giáo về đạo đức và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam

Quan điểm của nho giáo về vấn đề đạo đức: 

Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI tr.CN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 tr.CN - 479 tr.CN). Sau khi Khổng Tử chết, nho gia chia làm tám phái, nhưng quan trọng nhất là phái Mạnh Tử và Tuân Tử với hai xu hướng khác nhau: duy tâm và duy vật, trong đó dòng nho gia Khổng - Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận.

Quan điểm về xã hội, về chính trị - đạo đức của Nho gia được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau:

Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những nền tảng của con người và xã hội, trong đó quan hệ quan trọng nhất là quan hệ vua - tôi, cha - con và chồng - vợ (gọi là Tam cương). Nếu xếp theo “tôn ty trên - dưới” thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua - cha - chồng xếp ở hàng làm chủ. Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. Từ đó đi đến quan điểm nêu gương, vua quan làm gương cho dân. “thượng bất chính- hạ thác loạn”

Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh, nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên - dưới, có vua sáng – tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm - ngoài êm; trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Đó chính là thuyết chính danh.

Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương tiện chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại đồng”. Nền giáo dục Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người, mà chuẩn mực gốc là “Nhân”. Con người phải thông qua giáo dục và rèn luyện,  đặc biệt là trong giáo dục để đi đến giác ngộ và tự giác. Khi có đạo đức thì con người sẽ có ý thức tự giác. Những chuẩn mực khác như: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu, v.v.. đều là những biểu hiện của Nhân. Nho giáo chủ trương xây dựng một xã hội có đạo đức, 1 nến chính trị có đạo đức, coi đạo đức là nền tảng của xã hội chứ không phải kinh tế. nho giáo cho rằng ngta hoàn toàn yên ổn và vui sướng nếu có đạo đức.

Thứ tư, Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn đề bản chất con người.

Ví dụ:

+ Mạnh Tử: Theo ông “bản tính người vốn là thiện”. Thiện là tổng hợp những đức tính của con người từ khi mới sinh: Nhân, Nghĩa, Lễ…Do đó, ông đề cao sự giáo dục để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo đức có sẵn.

+ Tuân Tử lại coi bản tính người vốn là ác. Mặc dù bản tính con người là ác, nhưng có thể giáo hóa thành thiện (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín…).Do đó, Tuân Tử chủ trương đường lối trị nước là kết hợp Nho gia với Pháp gia.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN VIỆT NAM

Việt nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nho giáo từ xưa đến nay.Nho giáo vào nước ta từ những năm cuối trước Công nguyên. Từ cuối thế kỷ XIII trở đi, Nho giáo dần dần lấn át Phật giáo và trở thành quốc giáo. Nó được phát triển trong sự ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống ViệtNam và Phật giáo. Tư tưởng của Nho giáo có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực:

tích cực:

+ Nho giáo góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nho giáo đã có công trong việc đào tạo tầng lớp nho sỹ ViệtNam, trong đó có nhiều nhân tài kiệt xuất như: Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm... Nho giáo hướng nhân dân vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, ham học hỏi để phò vua giúp nước. Ảnh hưởng chính của Nho giáo là thiết lập được kỷ cương và trật tự của xã hội phong kiến ViệtNam.

+ bác hồ là người đã nhận thức ra mặt tích cực của nho giáo nên người đã sáng tạo vận dụng vào tư tưởng của mình để vận dụng cho tình hình thực tế ở nước ta.

+ Mặt tiêu cực: những quan điểm và chuẩn mực hóa những quan điểm triết học của Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thống trị của giai cấp phong kiến , do đó, Nho giáo góp phần không nhỏ vào việc duy trì quá lâu chế độ phong kiến, kìm hãm quan hệ kinh tế tư bản phát triển ở nước ta. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thể đã biến thành chủ nghĩa gia trưởng chuyên quyền độc đoán. Nho giáo không khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên... Những mặt tiêu cực đó phản ánh tính chất bảo thủ và lạc hậu của nho giáo ở nước ta.

Mặc dù nho giáo đã ra đời từ rất lâu nhưng ông cha ta vẫn tiếp thu những mặt tích cực để duy trì và phát triển xã hội hiện đại.

 

CÂU 3: Quan điểm đạo đức làm người của việt nam

Một trong những vấn đề được các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử đặc biệt quan tâm là “đạo” (có khi gọi là “đạo trời”, “đạo người”). Họ phải quan tâm đến “đạo” bởi nó là cơ sở tư tưởng để hành động chính trị, để đối nhân xử thế. Trong ba đạo truyền thống: Nho, Phật, Đạo thì sau thời kỳ Lý - Trần, người ta thường hướng về đạo Nho trước hết.

-  thương người: Kẻ sĩ Việt Nam đều chọn con đường của đạo Nho và luôn đề cao đạo làm người của Nho, nhưng ở mỗi người một khác, các nhà yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm… thì thường phát huy những khái niệm nào đó của nhà Nho có sức diễn đạt được nội dung yêu nước, yêu dân, yêu con người và tin ở năng lực con người. Nhân dân ta có câu: “thương người như  thể thương thân”nhằm đề cao tính nhân đạo và đề cao con người. Các nhà Nho khác thì chỉ chú trọng các khái niệm, các nguyên lý nói lên tính chất tôn ti trật tự và đẳng cấp khắc nghiệt trong Nho giáo. Do vậy, cũng đều là nhà Nho nhưng giữa họ có những lập trường triết học và chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

- tư tưởng và lòng biết ơn sâu sắc đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người anh hung có công với đất nước, biết ơn người đã giúp đỡ, tạo dựng cho chúng ta có được nền hòa bình hiện nay, đây là tư tưởng đền ơn đáp nghĩa- một tư tưởng tốt đẹp của cha ông ta từ bao đời nay.

* Phật giáo là chỗ dựa tinh thần cho con người, và khi thất thế trên đường danh lợi, người ta lại tìm đến đạo của Lão - Trang. Do đó, thế giới quan Nho - Phật - Đạo thường là thế giới quan chung của ViệtNamnói chung và kẻ sĩ nói riêng.

-đề cao tính cộng đồng- dân tộc: Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta “Đạo” được biến thành biểu tượng của truyền thống yêu nước, thương nòi. con người gắn bó, hòa hợp với cộng đồng. từ tình yêu gia đình, làng xóm, yêu quê hương dẫn đến tình yêu lớn hơn là yêu đất nước, bè bạn thế giới. Đã có biết bao tấm gương hy sinh để bảo vệ độc lập cho đất nước. Vấn đề đặt ra cho thời kỳ này là phải có một “đạo” ngang tầm với thời đại. Đó là một trong những điều kiện để chủ nghĩa Mác - Lênin du nhập vào ViệtNam.

Ngày nay, chúng ta đã được trang bị triết học Mác - Lênin - một triết học khoa học và cách mạng của loài người, nhờ đó nhiều vấn đề thực tiễn của đất nước đã được nhận thức trên bình diện lý luận, và lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc Việt Nam đã có điều kiện chuyển sang một bước ngoặt mới.

 

CÂU 4: TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC VỚI NGƯỜI CÁCH MẠNG

4A. các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản:

a)  Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất , quan trọng nhất và giữ vai trò chi phối các phẩm chất đạo đức khác.

Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân. Vì vậy, "trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước.

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết, trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nc’ của dân, do dân làm chủ.- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng. - Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là: - Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân, lấy dân làm gốc, tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hiểu rõ dân tâm, dân tính, nâng cao dân trí, “là  người đày tớ trung thành và là công bộc của nhân dân”.

b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân".

Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. “Phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”

 Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không  hoang phí tiền, thời gian của dân, của nước, không phô trương hình thức.

Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.  “luôn tôn trọng của công và của dân” “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham lam sung sướng, không ham người tang bốc mình, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.

Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. với mình: không tự cao tự đại, chịu khó học tập tiến bộ. đối với người: không nịnh hót người trên, không dối trá.

Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn chỉnh. Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc, là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.

Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. HCM khẳng định :” chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ko thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.

Bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư sẽ làm cho con người ta vững vàng trước mọi thử thách “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

c. tinh thần quốc tế trong sáng

đó là tinh thần “ bốn phương vô sản đều là anh em”.  Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội xã hội chủ nghĩa .

-           Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức. với nhân dân lao động các nước,  với những người tiến bộ chân chính.

Nhằm hướng đến mục tiêu : hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.

4B. các nguyên tắc rèn luyện:

a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức:

HCM để lại nhiều bài viết, bài nói về đạo đức và quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy.

Nói đi đôi với làm luôn gắn với thực tiễn, mọi lúc, mọi nơi là thực hiện hành động làm gương của người cách mạng. Người nào nói ít làm nhiều thì mới có tác dụng giáo dục người khác. Đạo làm gương phải đc thực hiện trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực. HCM nói “ muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho ngta bắt chước,  hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”.

b.  Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

-           Xây: + xây dựng đạo đức mới phải tiến hành bằng việc giáo dục từ nhà trường, tập thể, cụ thể hóa sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. + phải khơi dậy ý thức lành mạnh từ mỗi người,  để mỗi cá nhân có ý thức tự giác mà thực hiện. 

- Chống:  + chống cái sai, vô đạo đức, chiến thắng tà trong lòng mình. HCM coi tham ô, lãng phí… là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, muốn chống nó phải bằng giáo dục, xử phạt công minh.

-           Chống luôn đi đôi với xây và lấy xây làm chính.

c.  Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng

-           theo HCM, đạo đức cách mạng phải do quá trình rèn luyện mà có,”nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố”. Người viết: “hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Người yêu cầu tu dưỡng đạo đức phải dựa trên tinh thần tự giác, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận quần chúng.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo quan điểm Hồ Chí Minh

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân".

Cần tức là siêng năng làm việc công, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.

Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí tiền bạc của nhà nước.

Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, không tham của công làm tư lợi cho mình.

Chính là không tà, là xử lí việc công thẳng thắn, đứng đắn, không vụ lợi. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. 

Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.

Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Mối quan hệ cần- kiệm- liêm- chính:  Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn chỉnh. Một người cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính nữa thì mới là người hoàn toàn.”, “thiếu một đức thì không thành người”, những người trong công sở đều có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở thành người hủ bại, thành sâu mọt của dân”.” Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần.”

Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

6.  Vì sao phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

- Đạo đức là giá trị tinh thần, có thể đến và có thể đi: Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là "vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân". Quan điểm của Khổng Tử là "chính tâm, tu thân". Có "tu thân" mới làm được những việc lớn khác như "trị quốc, bình thiên hạ". Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị quốc bình thiên hạ". Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng... Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn giấu bên trong con người, thậm chí đội lốt ngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội xâm"", là kẻ thù bên trong nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hằng ngày.

-  điều kiện cá nhân thay đổi đẫn đến đạo đức có thể thay đổi: Trong cuộc sống hôm nay, đã có nhiều bài học về sự mất mát do thiếu tu dưỡng đạo đức. Có những cán bộ, đảng viên, trong gian khổ, tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ hy sinh, cực khổ, quyết chiến đấu đến cùng, nghĩa là có công với cách mạng. Nhưng khi có ít quyền hạn trong tay thì kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí, quan liêu, tự biến mình thành những ""ông quan cách mạng"". Những người này thậm chí đã kiên trì phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời đã không giữ được tấm lòng trong sáng, nên sự nghiệp đã đổ vỡ, thậm chí đã phải vào vòng lao lí. Đó chính là những người đã không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sớm bằng lòng, tự mãn với bản thân và dần dần biến chất. Họ bị chính kẻ thù bên trong quật ngã./

- Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người". Vì vậy, Người đòi hỏi "gian nan rèn luyện mới thành công". "Kiên trì và nhẫn nại... Không nao núng tinh thần".

Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng, mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi con người đã có ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa, biến chất. Hồ Chí Minh so sánh: "Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ"2. Nếu không chú ý điều này, sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội với nhân dân.

Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của a)a)mỗi người. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.

 - Trong tình hình hiện nay, sự biến động phức tạp của thế giới và diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, chúng lợi dụng cả về kinh tế- chính trị- văn hóa nhằm chia rẽ, mua chuộc các cán bộ đảng viên gây mất uy tín của đảng với nhân dân và tìm mọi cách chống phá chế độ. Do đó, mỗi cán bộ đảng viên cần phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nếu không sẽ rất dễ bị mua chuộc. tình hình phức tạp hiện nay vô cùng thuận lợi cho đạo đức xấu phát triển.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro